Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM THANH HẢI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU
TỈNH HỊA BÌNH
CHUN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ 8310110

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ TÂN

Hà Nội, 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được bảo vệ một học vị nào trước đây.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Mai Châu, ngày 16 tháng 4 năm 2021
Người cam đoan



Phạm Thanh Hải


ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành bày
tỏ lịng biết ơn của mình tới TS. Phạm Thị Tân đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm
nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Cơ quan Huyện ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban Nhân dân, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, phịng
Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng Dân tộc và Chi cục Thống kê
huyện Mai Châu đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù, luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cơ, đó chính là sự giúp đỡ
q báu mà tơi mong muốn nhất để cố gắng hồn thiện hơn trong q trình
nghiên cứu và cơng tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Mai Châu, ngày 16 tháng 4 năm 2021
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Hải



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO THU
NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN ...........................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 5
1.1.2. Vai trò của việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................................. 17
1.1.3. Nội dung nâng cao thu nhập của hộ nông dân .............................. 18
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập của hộ trên địa bàn
huyện Mai Châu tỉnh Hịa Bình ............................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao thu nhập của hộ nông dân ...................... 27
1.2.1. Kinh nghiệm triển khai các hình thức sinh kế của một số địa
phương ..................................................................................................... 27
1.2.2. Kinh nghiệm cho huyện Mai Châu về nâng cao thu nhập cho hộ
nông dân................................................................................................... 29
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đặc điểm huyện Mai Châu tỉnh Hịa Bình ........................................... 31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................. 32
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

huyện ........................................................................................................ 36


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp tiếp cận .................................................................... 38
2.2.2. Phương pháp chọn xã nghiên cứu ................................................. 39
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ....................................... 39
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ........................................ 40
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................ 42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................44
3.1. Thực trạng nâng cao thu nhập hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai
Châu............................................................................................................. 44
3.1.1. Thực trạng thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai
Châu ......................................................................................................... 44
3.1.2. Thực trạng thu nhập của các hộ nông dân khảo sát tại huyện Mai
Châu ......................................................................................................... 49
3.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế hộ nông
dân của huyện Mai Châu ............................................................................. 75
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập của hộ nông dân .......... 77
3.3.1. Yếu tố nguồn lực sản xuất .............................................................. 78
3.3.2. Tác động của các dự án hỗ trợ hộ dân .......................................... 80
3.3.3. Thể chế, chính sách........................................................................ 80
3.3.4. Phong tục tập quán ........................................................................ 81
3.3.5. Các chương trình dự án hỗ trợ phát triển kinh tế hộ của huyện ... 82
3.4. Giải pháp nâng cao thu nhập của hộ dân ở huyện Mai Châu, Hịa Bình . 88
3.4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân ............... 88
3.4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
huyện Mai Châu ....................................................................................... 90

3.5. Kiến nghị .............................................................................................. 97
KẾT LUẬN.........................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................101


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ viết tắt
BQ

Bình qn

CN

Chăn ni

CNH

Cơng nghiệp hóa

CNXD

Cơng nghiệp xây dựng

DT

Diện tích


HĐH

Hiện đại hóa

HND

Hộ Nông dân

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LN

Lâm nghiệp

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

ND


Nơng dân

NLTS

Nơng lâm thủy sản

NN

Nơng nghiệp

SX

Sản xuất


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Mai Châu đến thời
điểm 31/12/2020.............................................................................................. 32
Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Mai Châu giai đoạn 2018-2020 ........... 33
Bảng 2.3. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện giai đoạn
2018-2020........................................................................................................ 35
Bảng 2.4. Số mẫu phỏng vấn hộ ..................................................................... 41
Bảng 3.1 Phân loại nông hộ huyện Mai Châu năm 2020 ............................... 45
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của huyện Mai Châu .. 47
Bảng 3.3. Số lượng gia súc - gia cầm huyện Mai Châu .................................. 48
Bảng 3.4. Thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra ............................................... 50
Bảng 3.5. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của các hộ năm 2020

(BQ/hộ khảo sát) ............................................................................................. 52
Bảng 3.6. Thực trạng chăn nuôi của các hộ năm 2020 ................................... 54
Bảng 3.7. Tình hình lao động bình quân/ hộ của nhóm hộ điều tra năm 2020 .. 57
Bảng 3.8. Tình hình đất đai bình qn/ hộ của nhóm hộ điều tra ................... 60
Bảng 3.9. Tình hình vốn bình quân của các nhóm hộ điều tra năm 2020 ...... 61
Bảng 3.10. Thực trạng tổng thu của hộ điều tra năm 2020 ............................. 63
(tính bình qn 1 hộ)-1000đ............................................................................ 63
Bảng 3.11. Thu và cơ cấu khoản thu từ nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra 65
Bảng 3.12. Tầm quan trọng của các cây trồng đối với hộ dân huyện Mai Châu 66
Bảng 3.13. Tầm quan trọng của con nuôi đối với hộ dân huyện Mai Châu ... 67
Bảng 3.14. Thu và cơ cấu khoản thu từ lâm nghiệp của các nhóm hộ điều tra .. 68
Bảng 3.15. Thực trạng chi của hộ điều tra năm 2020 (tính bình qn 1 hộ)1000đ ............................................................................................................... 72
Bảng 3.16. Thực trạng chi tiêu của hộ điều tra năm 2020 .............................. 73
Bảng 3.17. Thực trạng tiết kiệm của hộ dân huyện Mai Châu ....................... 74


vii
Bảng 3.18. Kết quả thực hiện chương trình đầu tư CSHT giai đoạn 2017 2020 ................................................................................................................. 83
Bảng 3.19. Kết quả thực hiện chương hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển
ngành nghề (2018 -2020) ................................................................................ 85


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cấu thành thu nhập của nơng hộ ..................................................... 11
Hình 3.1: Mơ hình trồng chanh leo của hộ nông dân...................................... 84

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ giá trị sản xuất của huyện Mai Châu giai đoạn 20182020 ................................................................................................................. 34

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động và nhân khẩu của nhóm hộ khảo sát-% ........... 59
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của hộ, 2020 -% .................... 61
Biểu đồ 3.3. Tầm quan trọng của các hoạt động phi nông nghiệp.................. 70


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế,
nơng nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành
tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế
quốc dân. Sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân không ngừng
được nâng cao, bộ mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc. Vì vậy, từ chỗ là một nước
thường xuyên thiếu lương thực, hơn thập niên qua Việt Nam đã trở thành nước
xuất khẩu gạo lớn đứng thứ 2 trên thế giới. Ngoài gạo, Việt Nam còn chiếm vị
thế cao trong số các nước xuất khẩu về cà phê, cao su, hạt điều. Giá trị xuất
khẩu những mặt hàng nông sản khác như thủy sản, chế biến gỗ cũng ngày càng
cao và trở thành các sản phẩm chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu của đất nước. Cơ
cấu nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, gia tăng sản phẩm có
giá trị kinh tế, có lợi thế cạnh tranh. Trong nơng nghiệp đã hình thành được
một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng trong
nơng nghiệp và nông thôn được đầu tư xây dựng; công nghệ sinh học được ứng
dụng góp phần tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, việc
ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như phát triển công nghiệp chế biến nông
sản chưa cao nên khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm
nông nghiệp thấp; sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường trong nơng nghiệp
cịn rất yếu. Vì vậy thu nhập của người nơng dân quá thấp so với thu nhập
chung trong xã hội, chênh lệch thu nhập giữa nơng thơn và thành thị có xu
hướng ngày càng tăng.

Là một nước có gần 70% dân số ở nơng thơn và nơng nghiệp có vai trị
rất lớn trong cung cấp thực phẩm, lương thực chủ yếu cho cuộc sống, bảo
đảm an ninh lương thực. Bên cạnh đó, nơng nghiệp cung cấp ngun liệu cho


2
công nghiệp. Nông nghiệp và nông thôn cũng là thị trường lớn cho việc tiêu
thụ hàng hóa cơng nghiệp, hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa tư liệu sản xuất.
Nơng nghiệp mang lại nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Vì vậy, nâng cao thu nhập cho nơng dân, phát triển kinh tế nơng thơn sẽ
góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu đảm bảo cho tiến
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mai Châu là huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hịa Bình. Phía
Đơng giáp huyện Tân Lạc, phía Bắc giáp huyện Đà Bắc, phía Nam giáp
huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn
La. Huyện gồm 15 xã và 01 thị trấn, trung tâm huyện cách trung tâm tỉnh lỵ
khoảng 65 km về phía Tây Bắc. Huyện Mai Châu có nhiều dân tộc cùng sinh
sống trong đó dân tộc Thái chiếm 60%; dân tộc Mường chiếm 18,05%; dân
tộc Kinh chiếm 10,01%; dân tộc Mơng chiếm 9,6%; dân tộc Dao chiếm
2,02%; cịn lại là các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,32%. Các dân tộc
thường sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm nghiệp và nghề thủ công
truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan. Đời sống người dân được cải
thiện từ khi du lịch huyện phát triển.
Trong tổng số 16 xã Huyện Mai Châu, (theo Quyết định 582/QĐ-TTg
ngày 28/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ) thì có 10 xã khu vực III và 4 xã
khu vực II, với 95 bản đặc biệt khó khăn. Là huyện mới được thành lập, xuất
phát điểm của nền kinh tế thấp; các xã cơ bản thuộc vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn (vùng sâu, vùng xa); phương thức sản xuất chủ
yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp thuần túy, sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ
cơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, manh mún chưa hình thành các cơ sở sản xuất công

nghiệp; hoạt động thương mại, dịch vụ chậm phát triển, kết cấu hạ tầng thấp
kém; trình độ dân trí khơng đồng đều. Bên cạnh đó, do nguồn lực đầu tư từ
tỉnh còn hạn chế (Phòng Dân tộc huyện Mai Châu). Ngày 07 tháng 03 năm
2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 275/QĐ-TTg phê duyệt


3
danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 – 2020, trong đó,
huyện Mai Châu được bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 –
2020 được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của
Nghị quyết số 30a/2008/NQ – CP.
Đời sống nơng dân trên địa bàn huyện cịn nhiều khó khăn do tình trạng
thiếu vốn sản suất, ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được rộng rãi, đa dạng
các ngành nghề nơng thơn chưa cao, các chính sách khuyến nông chưa phát
huy, việc xây dựng cánh đồng lớn chưa được hình thành; cơng tác quản lý sản
xuất nơng nghiệp, phối hợp thực hiện của các ban ngành còn nhiều hạn chế,
chưa hỗ trợ tốt cho sự phát triển của nơng dân. Về phía nơng dân tình trạng
tiếp cận giáo dục, đào tạo thấp, nguồn lực để phát triển kinh tế cịn hạn chế.
Tất cả những điều đó hạn chế đến tăng thu nhập cũng như đa dạng hóa nguồn
thu của nơng dân. Vì vậy tơi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ
nông dân trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hịa Bình” để làm để tài nghiên
cứu tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thu nhập của hộ nơng dân, tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho
hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hộ nơng dân, thu nhập của
hộ nơng dân.

- Phân tích thực trạng thu nhập của hộ nông dân, các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nông dân.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho
hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


4
Các vấn đề liên quan đến thu nhập của hộ nơng dân trên địa bàn huyện
Mai Châu, tỉnh Hịa Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Phân tích, đánh giá tình hình kinh tế hộ nơng dân, các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.
Thu nhập của hộ nông dân tập trung vào sản xuất nông nghiệp (Chủ
yếu là trồng trọt (lúa) và chăn nuôi).
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Mai Châu trong đó chọn mẫu
điều tra tại 3 đơn vị hành chính cấp xã: Thị trấn Mai Châu, xã Xăm Khòe và
xã Sơn Thủy đại diện cho 3 khu vực khác nhau.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu, dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2018 - 2020 và đề xuất
giải pháp đến 2025.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông dân.
- Thực trạng thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai Châu.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Mai Châu.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao thu nhập, cải

thiện đời sống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình
trong thời gian tới.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Hộ nơng dân
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển. Trải qua
mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau, song vẫn có bản chất chung là: “Sự hoạt động sản xuất
kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của
cải vật chất để nuôi sống và gia tăng thêm tích lũy cho gia đình và xã hội”
(Chu Tiến Quang, 2012).
Theo nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm về hộ:
- Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về quản lý nông trại tại Hà Lan
năm 1980, đưa khái niệm: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan
đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các loại hoạt động xã hội khác”.
- Theo Harris (1981) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo ra nguồn
lao động” và trên góc độ này, nhóm các đại biểu thuộc trường phái “Hệ thống
Thế giới” (Mỹ) là Smith (1985) Martin và Beitell (1987) có bổ sung thêm

“Hộ là một đơn vị đảm bảo q trình tái sản xuất nguồn lao động thơng qua
việc tổ chức nguồn thu nhập chung”.
Đây mới chủ yếu nêu lên những khía cạnh về khái niệm hộ tiêu biểu nhất,
mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp khái qt chung nhưng
vẫn cịn có chỗ chưa đồng nhất. Tuy nhiên, từ các quan niệm trên cho thấy hộ
được hiểu:
- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên
có chung huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của hộ


6
khơng phải người huyết thống (con ni, người tình nguyện, được sự đồng ý
của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài)
Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động
và phân cơng lao động chung; có vốn và chương trình, kế hoạch sản suất kinh
doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và
được phân phối lợi ích theo thỏa thuận có tính chất gia đình. Hộ khơng phải là
một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá
thể, tư nhân, tập thể, Nhà nước...
Hộ khơng đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống bởi
vì hộ là một đơn vị kinh tế riêng, cịn gia đình có thể khơng phải là một đơn vị
kinh tế (ví dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một
mái nhà nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau...) (Đỗ Văn
Viện và cộng sự, 2000).
Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa
học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của nông hộ
(Đỗ Văn Viện và cộng sự, 2000).
Theo Frank Ellis (1993) định nghĩa: “HND là hộ có phương tiện kiếm
sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, ln nằm

trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự
tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hồn hảo khơng cao”.
Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm HND, Lê Đình
Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức kinh
tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
Phạm Minh Đức (2015) cho rằng: “HND là những hộ chủ yếu hoạt
động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn”.
- Đặc điểm của hộ nông dân: Nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa


7
là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là một đơn vị kinh doanh, vừa
là một đơn vị xã hội.
- Mối quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển
của hộ, từ tự cấp, tự túc hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hồn tồn. Từ đó
quyết định nơng hộ và thị trường.
- Các nơng hộ ngồi hoạt động nơng nghiệp cịn tham gia vào các hoạt
động phi nơng nghiệp với các mức độ khác nhau.
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả
và theo nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:
Hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất
chính là nơng nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng.
Ngồi hoạt động nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi
nơng nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ở các mức độ
khác nhau.
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị
kinh tế độc lập tuyệt đối và tồn năng, mà cịn phải phụ thuộc vào các hệ
thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên

mức cao của cơng nghiệp hố, hiện đại hố, thị trường, xã hội càng mở rộng
và đi vào chiều sâu, thì các hộ nơng dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ
thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều
này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay.
1.1.1.2. Nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
Thu nhập là một trong những phương tiện giúp con người định
hướng giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi nghiên
cứu về hộ nơng dân, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm đến thu
nhập của hộ nông dân. Song do được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau
cho nên thu nhập hộ nơng dân cũng được nhìn nhận và khái niệm khác
nhau (Đào Thị Hải, 2005).


8
Dưới tác động của cơng nghiệp, hóa hiện hóa, của kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế, nông dân trong điều kiện mới không chỉ thực hiện
các hoạt động nơng nghiệp mà cịn tiến hành các hoạt động kinh tế phi nông
nghiệp. Thực tế chứng minh các hoạt động phi nơng nghiệp đóng góp từ 20%
-70% thu nhập của nơng dân đối với các gia đình nơng dân ở các quốc gia có
nền kinh tế chuyển đổi. Nói cách khác, để có được thu nhập đảm bảo chỉ tiêu
cho đời sống thì nơng dân ngồi thời gian làm nơng nghiệp, cịn tham gia vào
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khác. (Đào Thị Hải, 2005).
Ngồi những khoản tiền có được từ sự tham gia vào thị trường lao động
thì nơng hộ cịn nhận được thu nhập từ các khoản cho thuê tài sản, các khoản
chuyển khoản (trợ giúp) hỗ trợ từ gia đình, người thân, từ Chính phủ và các tổ
chức xã hội khác. Nguồn gốc bản chất của các khoản này cũng có sự khác nhau.
Đối với khoản thu nhập cho thuê tài sản, về bản chất là sự sinh lời của
lao động q khứ của hộ gia đình, do tích lũy của các hộ gia đình mang lại.
Đối với các khoản hỗ trợ từ gia đình, từ người thân cũng là thu nhập có lao
động của các thành viên trong gia đình đi làm trong các khu công nghiệp, đi

làm ăn xa hoặc lao động xuất khẩu mang lại. Như thế, các khoản thu nhập này
cũng là thu nhập có lao động của gia đình hộ nơng dân. Riêng khoản trợ giúp
từ Chính phủ, từ các tổ chức xã hội khoản khơng trực tiếp do lao động của hộ
gia đình (Đồng Văn Tuấn, 2011).
Từ đó, thu nhập của nơng dân được hình thành trên hai nguồn cơ bản:
Nguồn do người dân sử dụng sức lao động kiếm được thu nhập thị trường lao
động và nguồn có được nhưng khơng phải thơng qua trao đổi từ sức lao động
của họ trên thị trường. Vậy thu nhập của nơng dân có thể được hiểu là tổng
các khoản tiền mà họ thu được trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm
các khoản tiền nhận được từ các hoạt động nơng nghiệp của gia đình, các
khoản tiền từ các hoạt động phi nông nghiệp và các khoản tiền khác như trợ
cấp, hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội khác khác (Chu Tiến Quang và
Nguyễn Hữu Thọ, 2012).


9
Nói cách khác thu nhập của nơng dân được hình thành từ hai nguồn.
Thứ nhất từ việc làm của hộ trên thị trường lao động và thứ hai, là từ sự trợ
giúp từ chính phủ và các tổ chức xã hội. Trong đó, nguồn thứ nhất là chủ yếu,
nó đảm bảo để ni sống người nơng dân và gia đình họ. Nguồn thứ hai, hỗ
trợ cho người dân khi gặp phải những biến đổi không lường trước như thiên
tai, dịch bệnh…
Nâng cao thu nhập là làm cho lượng thu nhập ngày càng tăng và ổn
định trong một thời gian tương đối dài của hộ gia đình và cộng đồng dân cư
mà không làm suy giảm (ảnh hưởng) đến việc bảo tồn và phát triển tài
nguyên. Khái niệm này đặt ra mấy vấn đề chủ yếu sau:
- Lượng thu nhập ngày càng tăng, phù hợp với mặt bằng phát triển thu
nhập của dân cư ở vùng miền núi và cả nước.
- Lượng thu nhập này giữ ổn định trong một thời gian từ 3 đến 5 năm
trở lên.

- Nâng cao thu nhập tính cho từng hộ gia đình nói riêng và cả cộng
đồng dân cư nói chung nghĩa là khơng cịn hộ đói, giảm hộ nghèo và tiến tới
đạt mức sống trung bình trở lên của tất cả các hộ dân cư.
Điều kiện để nâng cao thu nhập:
- Sử dụng đất đai bền vững, phát triển thâm canh đa ngành;
- Sử dụng hợp lý các tài nguyên rừng (chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ);
- Phát triển các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thủ công truyền thống;
- Thúc đẩy các hoạt động dịch vụ (tập trung vào các dịch vụ đầu vào và
đầu ra của sản xuất nông nghiệp);
- Phát triển hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ mới và bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề cho dân cư tạo ra nguồn nhân lực dồi dào có
chất lượng cao.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc địa phương.


10

1.1.1.3. Các bộ phận cấu thành thu nhập của hộ nông dân
Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay, lao động phải làm
nhiều nghề một lúc để duy trì cuộc sống, quan điểm về việc làm của nơng dân
hiện nay, có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện hiện tại. Do đặc trưng
của lao động nông nghiệp theo mùa vụ, nên trong những lúc không phải mùa
vụ, nông dân tham gia vào một số hoạt động kinh tế khác để tìm kiếm thu
nhập duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình. Đồng thời thực hiện các
chính sách xã hội, Nhà nước cũng đã sử dụng nguồn ngân sách để trợ giúp
nông dân khi gặp thiên tai, mất mùa, dịch bệnh… vì thế thu nhập của nơng
dân được hình thành từ các nguồn sau đây: (Chu Tiến Quang và Nguyễn Hữu
Thọ, 2012)
Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ. Thu
nhập từ nông nghiệp của hộ được hiểu là những khoản thu nhập có được khi

nơng dân thực hiện những công việc tạo ra sản phẩm nông nghiệp từ sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Trong
nghiên cứu này, thu nhập từ nông nghiệp được tính trên cơ sở giá trị từ trồng
trọt, chăn ni được tạo ra trừ đi chi phí sản xuất để có sản phẩm đó.
Thứ hai, thu nhập phi nông nghiệp bao gồm những khoản thu bằng tiền
mà người nơng dân có được thơng qua việc tham gia vào các hoạt động kinh
tế ngồi nơng nghiệp ở nơng thơn. Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của
nông dân liên quan đến các công việc như làm công nhân ở các cụm công
nghiệp, gia công thêm một số mặt hàng thủ công; lao động làm thuê trong
nông thôn như chuyên chở vật liệu xây dựng, nhổ cỏ thuê, phun thuốc trừ sâu.
Thứ ba, các khoản thu nhập từ trợ giúp của chính phủ và cộng đồng.
Các chương trình trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất là biểu hiện rõ
rệt nhất từ sự hỗ trợ của nhà nước đến nguồn thu nhập ngoại sinh của nông
dân. Nguồn thu nhập này có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật tính ra tiền.


11
Thứ tư, các khoản thu nhập khác. Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hóa,
sự trợ giúp trực tiếp về tài chính từ các tổ chức quốc tế ngày càng diễn ra phổ
biến và trên quy mô ngày càng sâu rộng. Sự hỗ trợ này được thể hiện thông
qua các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ và thể hiện rõ nhất
thông qua hoạt động hỗ trợ bằng tiền mặt có điều kiện hoặc khơng có điều
kiện cho các đối tượng nông dân yếu thế ở những nơi ảnh hương từ thiên tai,
dịch bệnh, các vùng khó khăn.
• Các khoản thu nhập từ nơng nghiệp như thu nhập từ bán sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, gia súc gia cầm và ni trồng thủy sản.
• Các khoản tiền thu được từ các hoạt động phi nông nghiệp như làm th,
từ sản xuất ngành nghề phi nơng nghiệp.
• Các khoản thu nhập từ phục vụ khu vực công nghiệp, từ người thân ra
thành phố lớn làm việc trong khu vực chính thức, phi chính thức và xuất khẩu

lao động gửi về.
• Các khoản tiền khác trợ giúp từ chính phủ hoặc cộng đồng.
• Các khoản thu khác.
Hình 1.1: Cấu thành thu nhập của nông hộ
(Nguồn: Chu Tiến Quang và cs, 2012)
1.1.1.4. Phương pháp tính tổng thu nhập của hộ nông dân
Tổng thu của hộ nông dân được tạo nên từ sự đóng góp bằng tiền hoặc
hiện vật của các bộ phận riêng lẻ nhưng được kết hợp ăn ý với nhau từ các
thành viên trong nơng hộ. Có nghĩa rằng tổng thu của hộ nơng dân có được từ
hoạt đông sản xuất khác nhau trong nông hộ do các thành viên cùng chung
gánh vác tạo ra. Một số khác cho rằng việc kiếm được từ các công việc khác
ngồi nơng hộ như làm th, lương hưu, trợ cấp... cũng làm tăng nguồn thu
nhập cho hộ. Như vậy, tổng thu nhập của hộ có được từ ba nguồn chính là thu
từ hoạt động SXNN, thu từ hoạt động phi nông nghiệp và thu từ các khoản
thu nhập khác (Đỗ Văn Viện & cs, 2000).


12
Sản xuất nông nghiệp trong nông hộ là các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp,
hoạt động phi nông nghiệp là các hoạt động như tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Thu nhập của hai hoạt động này
bao gồm số tiền bán được của các sản phẩm và giá trị của những sản phẩm mà
nông hộ tự sản xuất tự tiêu dùng.
Phần bán được: Đó là khoản tiền thu được hay sẽ thu được từ việc bán
sản phẩm. Sản phẩm đó gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ của các ngành
sản xuất trong nơng hộ.
Sản phẩm chính là tồn bộ sản xuất ra để phục vụ trực tiếp đến đời
sống của con người, nó là tồn bộ sản phẩm thu được thuộc sản xuất chính
của q trình sản xuất kinh doanh như thóc. Cịn sản phẩm phụ là tồn bộ sản

phẩm thu được thuộc mục đích phụ của q trình sản xuất như rơm, rạ...
Thu ngoài hoạt động SXNN là các khoản thu thực tế của nơng hộ có
thể bằng tiền có thể bằng hiện vật. Phần thu này có được từ các thành viên
trong hộ tham gia vào các hoạt động sản xuất khác ngồi nơng hộ như làm
trong các nhà máy, xí nghiệp, đi xuất khẩu lao động hay làm cho các hộ nơng
dân khác có tiền đóng góp vào ngân quỹ chung của hộ nông dân. Nguồn thu
này cịn có được từ các tổ chức hay cá nhân như quà biếu, cho tặng, lương
hưu, trợ cấp, lãi suất cho vay, ...
Phương pháp tính tổng thu nhập cho hộ nơng dân:
- Tính tổng thu: Thu từ hoạt động sản xuất nông hộ bằng tổng thu
ngành nông nghiệp và ngành phi nơng nghiệp, song mỗi hoạt động khác nhau
có cách tính khác nhau.
Đối với hoạt động NN, trước hết là sản xuất trồng trọt, do sản xuất
trồng trọt mang tính thời vụ nên tổng thu được tính theo thời vụ. Tổng thu từ
sản xuất mùa vụ bao gồm thóc, ngơ, khoai, sắn... Đó là tồn bộ giá trị sản
phẩm được bán, giá trị sản phẩm mà hộ tiêu dùng trong gia đình, làm thức ăn


13
chăn ni giống, cây trồng, vật ni, phân bón cụ thể được tính như sau:
Thu từ SXNN = Số lượng sản phẩm chính (phụ) x Giá bán
Thu từ chăn ni = Số lượng sản phẩm chính (phụ) x Giá bán
Thu từ hoạt động phi nông nghiệp = Số lượng hàng hóa x Giá bán
Thu nhập khác = Tổng các khoản thu thực tế khác trong năm
- Tính tổng chi phí sản xuất: Chi phí (CP) sản xuất thể hiện bằng tiền
hoặc bằng hiện vật các yếu tố sản xuất được đưa vào một hoặc nhiều quá trình
sản xuất. Thực chất, chi phí sản xuất bao gồm phần chi phí tự có của hộ (phần
khơng phải trả) và tồn bộ phần phải chi khác (phần phải trả) để có thể tạo ra
một lượng sản phẩm tương ứng với một thời kỳ một năm.
Tổng chi phí SX = CP biến đổi + CP cố định

- Tính thu nhập: Thu nhập (TN) của hộ nơng dân là phần cịn lại sau
khi đã trừ đi hết chi phí sản xuất. Như vậy, thu nhập của hộ nông dân bao
gồm lợi nhuận kinh doanh, tiền công của chủ hộ và các thành viên trong hộ,
phần chi phí tự sản xuất khơng trao đổi trên thị trường và các khoản thu từ
hoạt động ngồi nơng hộ. Một phần thu nhập sẽ được hộ sử dụng vào chi tiêu
đời sống, sinh hoạt, một phần dùng để đầu tư cho quá trình SX tiếp theo hay
gửi tiết kiệm.
Phương pháp tính thu nhập:
TN của hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí
Tổng TN của hộ = TN từ hoạt động SXNN + TN từ phi NN + TN khác
1.1.1.5. Đặc trưng văn hóa và kinh tế của hộ nơng dân huyện Mai Châu tỉnh
Hịa Bình
Huyện Mai Châu có nhiều dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc
Thái chiếm 60%; dân tộc Mường chiếm 18,05%; dân tộc Kinh chiếm 10,01%;
dân tộc Mông chiếm 9,6%; dân tộc Dao chiếm 2,02%; còn lại là các dân tộc
khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,32%.


14
- Đặc trưng văn hóa, kinh tế của người dân tộc Thái
Dân tộc Thái có nguồn gốc lâu đời gắn bó với quê hương Mai Châu với
60% trong số các dân tộc thiểu số của huyện, bao gồm Thái trắng và Thái đen.
Về văn học nghệ thuật, do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng
văn học dân gian như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca...
đồng bào Thái rất thích ca hát. Về văn hóa ẩm thực người Thái ưa cái hương
vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của món nướng: Thịt trâu hoặc bị, cá, gà
nướng được tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Xơi nếp là món ăn truyền thống của
dân tộc Thái. Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử dụng vào
dịp lễ, tết hay đãi khách.
Về nhà cửa, trang phục có những nét riêng của nhóm Thái đen và Thái

trắng. Nhà của đồng bào Thái đen - nóc hình mái rùa; đầu nóc có khau cút với
nhiều kiểu khác nhau. Trên mặt sàn nhà ở được chia làm 2 phần. Một dành
riêng làm nơi ngủ cho người trong gia đình; nửa cịn lại dành cho khách và
cơng việc bếp núc.
Trong hơn nhân gia đình, hiện vẫn cịn duy trì tục ở rể, vài năm sau, khi
đơi vợ chồng có con mới về nhà chồng sinh sống rồi sau đó tách hộ ra ở riêng.
Trong trang phục truyền thống, nam giới mặc quần áo thổ cẩm màu chàm
xanh hoặc chàm đen. Phụ nữ Thái hiện nay vẫn gắn bó với trang phục truyền
thống: Áo cỏn màu trắng, xanh hoặc đen bó sát thân với hàng khuy bạc trắng,
váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu.
- Đặc trưng kinh tế của người Thái:
+ Trồng trọt: Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của người
Thái, lúa gạo là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Lúa nương cũng
được đồng bào dân tộc Thái trồng nhiều trên các sườn đồi, ruộng bậc thang.
Ngồi việc trồng lúa, đồng Thái cũng trồng ngơ, khoai, sắn, rau màu các
loại... và nhiều thứ cây khác.


15
+ Chăn ni: Hình thức chủ yếu là thả rơng trên đồi, trong rừng. Các
hộ cịn chăn ni gia súc gia cầm như: Lợn, dê, gà, ngan, vịt, ... Nuôi lợn cỏ
(còn gọi là lợn cắp) là nét nổi bật trong chăn ni của người Thái, gia đình
nào cũng ni lợn, hình thức ni chủ yếu là thả rơng và bán chăn thả.
+ Ngành nghề thủ công: Dân tộc Thái ở đây có nhiều ngành nghề thủ
cơng đặc sắc như nghề dệt, nghề đan lát. Phụ nữ Thái tinh tế, văn hoa trong
công việc dệt thổ cẩm truyền thống; người đàn ông Thái tinh xảo trong đan lát
mây tre, nghề mộc.
+ Kinh tế lâm nghiệp: Bao gồm các nguồn thu nhập từ khai thác lâm
sản và lâm sản ngoài gỗ như gỗ, củi, tre, măng, ... và một số cây thuốc quý.
Tuy nhiên, hiện nay họ đã biết cách trồng măng và một số cây lâm nghiệp

như: Keo, quế, luồng, ... để thu hoạch mang lại thu nhập cho hộ chứ khơng
hồn tồn mong đợi vào thiên nhiên.
- Đặc trưng văn hóa, kinh tế của người dân tộc Mường
Tồn tỉnh Hồ Bình và 6 huyện miền núi của tỉnh vẫn là nơi tập trung
người Mường đông nhất và nơi đây chính là q hương của văn hố Mường.
Người Mường có tên tự gọi là Mol, Mual, Mon, Moan, ... có nghĩa là người.
Tiếng Mường thuộc nhóm ngơn ngữ Việt - Mường. Người Mường chưa có
chữ viết riêng. Người Mường thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo. Người
Mường thích ăn xơi đồ, cơm tẻ, rau, cá. Rượu cần nổi tiếng bởi cách chế biến
và hương vị.
Nhà ở, làng, bản: Người Mường sống thành bản, có nơi ở xen kẽ với
người Việt (Kinh), Thái, ở nhà sàn gỗ 4 mái. Phần trên nhà người ở, dưới gầm
đặt cối giã gạo, chứa cơng cụ sản xuất, cũng có hộ ni gia súc, gia cầm.
Phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng gùi, gánh.
Tổ chức gia đình nhỏ phụ hệ, người chồng có vai trị quyết định trong
gia đình. Người Mường có chế độ nhà lang thế tập. Mỗi dịng họ có tục lệ
riêng để quản lý các bản Mường.


16
Đồng bào Mường sống định canh, định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất
sản xuất, gần đường giao thơng, thuận tiện cho việc làm ăn, tuy có một phần
nhỏ thu nhập từ nương rẫy, nhưng về cơ bản kinh tế của người Mường là kinh
tế nông nghiệp lúa nước. Trước đây, đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ
và gạo nếp là nương thực ăn hàng ngày.
Cũng như các cư dân nông nghiệp lúa nước khác, người Mường, trong
các lễ tiết hàng năm tơn thờ những gì có liên quan đến nước và coi nước như
một vật thiêng liêng.
- Đặc trưng kinh tế của người Mường:
+ Trồng trọt: Người Mường cũng như nhiều dân tộc khác trên vùng

Tây Bắc nước ta nguồn sống chủ yếu bằng nông nghiệp nhưng canh tác nông
nghiệp của đồng bào được chia thành 2 loại hình khác nhau: Nương rẫy và
ruộng nước. Tuỳ từng nhóm, từng vùng mà người ta áp dụng các hình thức
canh tác khác nhau.
Ở các tộc người Mường, dù làm nương hay làm ruộng, họ thường làm
theo nông lịch, tuy nhiên cũng có một số trường hợp do hồn cảnh, điều kiện
mà tiến hành sớm hay muộn hơn.
Ngoài cây lúa và các cây trồng truyền thống như ngô, đậu tương, hiện
nay Mai Châu còn phát triển 2 loại cây trồng chính mang lại thu nhập tương
đối ổn định cho các nơng hộ đó là cam và mía, nhưng khó khăn nhất của các
nơng hộ ở đây đó là khâu tiêu thụ sản phẩm.
+ Chăn ni: Nhìn chung quy mơ chăn ni đến nay vẫn đóng khung
trong phạm vi gia đình. Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng
người Mường chọn ni trâu hoặc bị. Hình thức chủ yếu là thả rơng trong các
thung lũng, có khi cả tháng chỉ lùa về 1 đến 2 lần. Do vậy, mà có khi mất cả
đàn từ khi nào mà gia đình khơng biết, cũng có khi nó đẻ thêm một vài con
gia đình cũng chăng hay. Do đó, vấn đề quản lý đàn rất khó.


×