Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đề tài những vấn đề pháp lý và thực tiễn đối với miễn trách do hành vi của người thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.49 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
************

NGUYỄN THỊ THÚY AN
MSSV: 1253801012002

ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ĐỐI
VỚI MIỄN TRÁCH DO HÀNH VI CỦA NGƯỜI THỨ BA
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2012 – 2016
Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

TP – HCM 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
cô Nguyễn Thị Lan Hương, người đã tận tình hướng dẫn và động viên em trong
suốt q trình viết khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời em cũng xin được tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo những người đã dạy dỗ, theo sát em trong chặng
đường 4 năm tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em trong thời gian
vừa qua và được sự hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Thị Lan Hương. Các
nội dung nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được cơng bố dưới
bất kì hình thức nào trước đây. Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà


trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Thúy An


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CISG: Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
2. ICC: Phòng thương mại quốc tế.
3. PECL: Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu.
4. PICC: Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT.
5. ULIS: Công ước liên quan đến Luật thống nhất về mua bán hàng hóa
quốc tế.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MIỄN
TRÁCH DO HÀNH VI CỦA NGƯỜI THỨ BA TRONG HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CISG ............................................ 8
1.1. Khái quát về vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế ........................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 8
1.1.2. Các trường hợp được miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế ............................................................................................................. 8
1.1.2.1.

Các trường hợp được miễn trách trong hợp đồng mua bán


quốc tế theo quy định của pháp luật quốc tế ........................................................... 9
1.1.2.2.

Quy định về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán

hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia .......................................... 11
1.1.3. Ý nghĩa của điều khoản miễn trách trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế ..................................................................................................... 19
1.2. Miễn trách do hành vi của người thứ ba được nhờ thực hiện
hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG ................... 20
1.2.1. Lịch sử hình thành điều khoản miễn trách do hành vi của
người thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG ..................... 20
1.2.2. Sự cần thiết của điều khoản miễn trách do hành vi của người
thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................................. 23


CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI MIỄN
TRÁCH DO HÀNH VI CỦA NGƯỜI THỨ BA TRONG HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ................................................................... 26
2.1. Điều kiện để được miễn trách do hành vi của người thứ ba
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ....................................................... 26
2.1.1. Điều kiện để được miễn trách do hành vi của người thứ ba
theo quy định của CISG .......................................................................................... 26
2.1.2. Đánh giá khả năng thỏa mãn các điều kiện để được miễn trách
do hành vi của người thứ ba được nhờ thực hiện hợp đồng ................................... 32
2.2. Người thứ ba được nhờ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp
đồng trong trường hợp miễn trách do hành vi của người thứ ba trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................................................. 34
2.2.1. Người thứ ba được nhờ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp

đồng theo tinh thần của CISG ................................................................................. 34
2.2.2. Thực tiễn giải thích về tư cách người thứ ba được nhờ thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại một số quốc gia thành viên ............. 40
2.3. Một số đề xuất ...................................................................................... 48
2.3.1. Đề xuất liên quan đến lý luận và thực tiễn áp dụng của khoản 2
Điều 79 Công ước Viên 1980 ................................................................................. 49
2.3.2. Đề xuất liên quan đến pháp luật Việt Nam ......................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Hợp đồng là nền tảng pháp lý quan trọng của các bên trong quan hệ mua
bán hàng hóa, đó là sự tự do thỏa thuận, sự cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ
của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế không thiếu các trường hợp một trong các
bên không thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết. Đối với các trường hợp
này pháp luật sẽ quy định các chế tài xử lý, mỗi hình thức chế tài mang lại cho
bên vi phạm hợp đồng các hậu quả bất lợi khác nhau, từ đó đảm bảo cho việc
thỏa thuận và thực hiện hợp đồng của các bên diễn ra một cách tốt nhất. Nhưng
không phải lúc nào bên không thực hiện nghĩa vụ của mình cũng đều phải chịu
các chế tài. Trên thực tế sẽ khơng thiếu các tình huống xảy ra một cách khách
quan ngồi tầm kiểm sốt khiến cho một trong các bên không thể nào thực hiện
được nghĩa vụ của mình, vì vậy pháp luật mới quy định về vấn đề miễn trách
nhiệm để dự trù những trường hợp như vậy. Trong đó trường hợp miễn trách do
hành vi của người thứ ba là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Vấn đề này được

quy định tại khoản 2 Điều 79 CISG một cách không rõ ràng trong khi khả năng
xảy ra trên thực tế của trường hợp này là khá cao. Thêm vào đó, theo sự tìm hiểu
của tác giả, hầu như khơng có bài viết hay cơng trình nghiên cứu trong nước về
trường hợp miễn trách do hành vi của người thứ ba. Các bài viết, cơng trình
nghiên cứu nước ngồi là khơng ít, tuy nhiên đa số được nghiên cứu cách đây
khá lâu. Chính vì những điều trên việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
Mặt khác, với phạm vi áp dụng của Công ước Viên 1980, các quy định của
Cơng ước hồn tồn có thể được áp dụng đối với Việt Nam. Trên thực tế, trước
khi Việt Nam là thành viên của Công ước, một số Tòa án, Trung tâm Trọng tài
cũng đã sử dụng các quy định của Công ước để giải quyết một vài tranh chấp có


2

một bên là người Việt Nam, chẳng hạn: Bản án số 74/VPPT ngày 5/4/1996 của
Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, phán quyết số 8502 của ICC
tháng 11/1996,…. Gần đây khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 84 của Cơng
ước Viên 1980 thì các quy định của Công ước chắc chắn sẽ được áp dụng rộng
rãi, thường xun hơn. Chính vì vậy việc nghiên cứu về các quy định của Công
ước là cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong khn khổ khóa luận tốt
nghiệp cấp bậc cử nhân, việc nghiên cứu tất cả các vấn đề của Công ước Viên
1980 là không thể. Chính vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu về vấn đề miễn
trách do hành vi của người thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hy
vọng với những kiến thức mà tác giả cung cấp có thể thỏa mãn được các đối
tượng quan tâm đề tài cũng như góp phần vào việc nghiên cứu trong lĩnh vực
này.
2.

Tình hình nghiên cứu


Theo sự tìm hiểu của tác giả, số lượng các cơng trình nghiên cứu, bài viết
trong nước về vấn đề miễn trách trong hợp đồng là khá nhiều, trong đó có thể kể
đến một số tác phẩm như:
- Bùi Hưng Nguyên - Bình luận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
theo Điều 249 Luật thương mại, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2006.
- Khúc Thị Trang Nhung - Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật
học 2014, Đại học quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thanh Huyền - Vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam, Khóa luận
tốt nghiệp 2013, Đại học Luật Hà Nội.


3

- Võ Cao Thắng - Những vấn đề cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa
trong thương mại, Luận văn cử nhân Luật 2004, Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh.
Tuy nhiên các bài viết, cơng trình khoa học này nghiên cứu về tất cả các
trường hợp miễn trách mà không tập trung khai thác một trường hợp cụ thể nào.
Trong đó chỉ có cơng trình của tác giả Võ Cao Thắng là có đề cập đến vấn đề
miễn trách do hành vi của người thứ ba được quy định trong CISG, cũng như có
đưa ra một số kiến nghị có liên quan. Tuy nhiên, tương tự các cơng trình kể trên,
khóa luận tốt nghiệp của tác giả này cũng không tập trung khai thác một vấn đề
cụ thể mà nghiên cứu ở tất cả các trường hợp miễn trách. Chính vì điều này,
cơng trình khơng có sự khai thác sâu đối với trường hợp miễn trách do hành vi
của người thứ ba được quy định trong CISG.
Đối với việc tìm hiểu các bài viết, cơng trình nước ngồi. Theo sự tìm hiểu
của tác giả, số lượng các bài viết về vấn đề miễn trách là tương đối nhiều. Trong
đó trường hợp miễn trách đối với hành vi của người thứ ba được một số tác giả

nghiên cứu như:
- Carla Spivack - Of Shirinking Sweatsuits and Poison Vine Wax: A
Comparison of basis for Excuse under U.C.C. § 2-615. Trong bài viết này, tác
giả Carla Spivack có sự so sánh quy định về vấn đề miễn trách giữa CISG và
U.C.C. Bài viết có chỉ ra được các vấn đề khơng rõ ràng còn tồn tại trong khoản
2 Điều 79 CISG cũng như có đưa ra các trường hợp tranh chấp có liên quan.
- Exemption of Liability for Damages Under Article 79 of the CISG trong
Hội đồng tư vấn CISG số 7. Bài viết phân tích cả 5 khoản của Điều 79 Cơng ước
Viên. Trong đó khoản 2 Điều 79 được phân tích khá kĩ, có đề cập đến tư cách
người thứ ba được nhờ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.


4

- Sophia Berry - Third Party Defaults and Exemption from Liability in
Damages under the CISG: Is Article 79(2) Necessary for Modern Internaional
Commerce to Function Effectively?, Luận văn Thạc sỹ Đại học King, 2012.
Luận văn này khai thác các vấn đề như: lịch sử, mục đích của khoản 2 Điều 79,
sự cần thiết của điều khoản này,… Trong đó có trả lời cho câu hỏi “Ai là người
thứ ba theo khoản 2 Điều 79 CISG” bằng cách liệt kê một số người có thể là
người thứ ba như vậy.
Nhìn chung, các bài viết, cơng trình nghiên cứu nước ngồi khai thác vấn đề
ở rất nhiều mặt, nhưng đa số các bài viết được nghiên cứu cách đây khá lâu;
trong khi đó nền kinh tế ngày càng phát triển nên sẽ có những vấn đề chưa hẳn là
phù hợp với tình hình hiện tại. Còn một số bài viết thời gian gần đây như Luận
văn Thạc sỹ của tác giả Sophia Berry khi phân tích về vấn đề miễn trách do hành
vi của người thứ ba lại nghiên cứu tất cả vấn đề có liên quan đến nó mà khơng có
sự tập trung cho một chủ đề nhất định.
3.


Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

a.

Ý nghĩa khoa học

Với giới hạn của một khóa luận cấp bậc cử nhân, tác giả khơng thể khai
thác vấn đề một cách sâu rộng toàn diện; tuy nhiên khóa luận vẫn có ý nghĩa
khoa học nhất định, nó mang tính chất gợi mở vấn đề, làm nền tảng cho các cơng
trình nghiên cứu ở cấp bậc cao hơn.
b.

Ý nghĩa thực tiễn

- Đối với các bên trong hợp đồng: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
miễn trách do hành vi của người thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế giúp các bên trong hợp đồng biết được khi nào được miễn trách do hành vi của
người thứ ba làm một bên trong hợp đồng không thể thực hiện được nghĩa vụ


5

của mình, từ đó hạn chế được các trường hợp lợi dụng quy định này để trốn tránh
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm; đảm bảo được quyền lợi của các bên trong
hợp đồng.
- Đối với các cơ quan giải quyết tranh chấp: Việc nghiên cứu đề tài giúp các
cơ quan giải quyết tranh chấp tiếp cận vấn đề một cách đúng đắn, tạo sự thống
nhất trong việc giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến miễn trách đối với
hành vi của người thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
4.


Đối tượng nghiên cứu

- Khóa luận làm rõ một số vấn đề lý luận chung liên quan đến trường hợp
miễn trách do hành vi của người thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế.
- Tập trung nghiên cứu về người thứ ba được nhờ thực hiện một phần hoặc
toàn bộ hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Công ước Viên 1980.
- Nghiên cứu cách tiếp cận của một số quốc gia thành viên về tư cách người
thứ ba được nhờ thực hiện một phần hoặc tồn bộ hợp đồng thơng qua việc giải
quyết một số tranh chấp có liên quan.
- Qua việc tìm hiểu tư cách người thứ ba được nhờ thực hiện hợp đồng qua
hai mặt lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra các đề xuất cho việc hoàn thiện pháp
luật Việt Nam.
5.

Phạm vi nghiên cứu

Liên quan đến vấn đề miễn trách do hành vi của người thứ ba trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có rất nhiều vấn đề để khai thác. Tuy nhiên,
trong khn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cử nhân, tác giả tập trung khai
thác tư cách người thứ ba được nhờ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng
trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó hiểu rõ được vấn đề cũng như những
vấn đề còn tồn đọng và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện pháp luật Việt Nam.


6

6.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận phải làm rõ được các vấn đề lý luận chung liên quan đến khoản 2
Điều 79 Cơng ước Viên 1980 trong đó tập trung phân tích tư cách của người thứ
ba được nhờ thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng theo cách tiếp cận một
số quốc gia thành viên thông qua việc áp dụng các quy định này ở các vụ việc cụ
thể; từ đó rút kinh nghiệm cho Việt Nam – quốc gia vừa trở thành thành viên
chính thức của Cơng ước Viên 1980.
Việc phân tích vấn đề ở hai khía cạnh pháp lý và thực tiễn giúp có cách hiểu
đúng đắn về vấn đề miễn trách do hành vi của người thứ ba trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế theo đúng tinh thần của Cơng ước; đảm bảo được tính
thống nhất của Cơng ước.
7.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp.
Trong đó tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các vấn đề
cần nghiên cứu. Ngồi ra tác giả cịn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu
giữa quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số quốc gia; giữa pháp
luật Việt Nam và Công ước Viên 1980. Tác giả còn sử dụng phương pháp liệt kê
các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề hoặc khi cần nêu ví dụ. Cuối cùng
là phương pháp tổng hợp, sau khi phân tích các vấn đề, tác giả tổng hợp lại để có
cái nhìn tổng qt khẳng định các phần đã nghiên cứu.
8.

Kết cấu khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo và mục lục, khóa luận có kết cấu gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về miễn trách do hành vi của người
thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG.


7

Chương 2: Những vấn đề pháp lý đối với miễn trách do hành vi của người
thứ ba trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


8

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MIỄN
TRÁCH DO HÀNH VI CỦA NGƯỜI THỨ BA TRONG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CISG
1.1.

Khái quát về vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc khi xảy
ra các trường hợp miễn trách bên vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng thỏa
thuận của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cơ sở của việc miễn
trách là bên vi phạm khơng có lỗi trong việc khơng thể hồn thành nghĩa vụ của
mình theo quy định của hợp đồng. Để được miễn trách thì bên vi phạm phải
chứng minh được việc khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng rơi
vào một trong các trường hợp mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
1.1.2. Các trường hợp được miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế
Với xu hướng tồn cầu hóa, các hợp đồng mua bán hàng hóa khơng cịn gói
gọn giữa các bên trong cùng quốc gia mà mở rộng ra là các bên thuộc các quốc
gia khác nhau. Chính vì vậy nguồn luật điều chỉnh các hợp đồng này cũng phong
phú hơn rất nhiều. Thứ nhất là nguồn luật quốc gia, đây được khẳng định là
nguồn luật cơ bản, chủ yếu của Tư pháp quốc tế nói chung. Nguồn luật này sẽ
được áp dụng khi các bên thỏa thuận chọn pháp luật quốc gia làm luật điều chỉnh
hoặc khi được cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng pháp luật quốc gia để giải
quyết khi các bên khơng có thỏa thuận. Thứ hai là tập quán thương mại quốc tế,
đây là những thói quen, phong tục về thương mại được nhiều người áp dụng một


9

cách thường xuyên với nội dung rõ ràng để dựa vào đó xác định quyền và nghĩa
vụ của các bên với nhau. Những tập quán này được áp dụng lâu dài, lặp đi lặp lại
trong một quá trình liên tục, được nhiều người thừa nhận nên khi các bên áp
dụng tập qn đó tin rằng mình xử sự như vậy là đúng. Vì vậy các tập quán này
thường được các bên lựa chọn điều chỉnh quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
thương mại quốc tế. Một số tập quán được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi
trong thương mại quốc tế như ICC, UCP, UUC,… Hoặc các “soft law” có thể có
giá trị như một tập quán thương mại quốc tế như: PECL, PICC,… Cuối cùng một
nguồn luật quan trọng, khơng thể thiếu của thương mại quốc tế đó chính là điều
ước quốc tế. So với pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế có nhiều ưu điểm hơn
trong việc điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế vì điều ước quốc tế được
hình thành trên sự thỏa thuận của các quốc gia nên đã xây dựng được những quy
phạm thực chất thống nhất và quy phạm xung đột thống nhất. Về nguyên tắc, các
quốc gia phải thực hiện đúng các cam kết được ghi nhận trong các điều ước quốc
tế mà quốc gia là thành viên. Vì vậy trong pháp luật của quốc gia có quy định
nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà nước mình là thành viên hơn so

với pháp luật của quốc gia. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng
của quan hệ thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực này
cũng khơng ngừng tăng lên. Có thể kể đến các điều ước như: Công ước Rome
1980 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ hợp đồng, CISG, Quy tắc La Hay ngày
15/6/1955 về Luật áp dụng vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, … Trong
lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế CISG đóng vai trị quan trọng. CISG chính là
kết quả của sự nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
1.1.2.1. Các trường hợp được miễn trách trong hợp đồng mua bán quốc tế
theo quy định của pháp luật quốc tế


10

Về vấn đề miễn trách, CISG quy định tại hai điều luật là Điều 79 và Điều
80. Theo đó tại khoản 1 Điều 79 CISG đưa ra các điều kiện để được miễn trách.
Khoản 2 Điều 79 CISG quy định về trường hợp miễn trách do hành vi của người
thứ ba và Điều 80 quy định về vấn đề miễn trách trong trường hợp hành vi vi
phạm của một bên hồn tồn do lỗi của bên kia. Vì đây là điều ước đa phương,
mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khơng giống
nhau nên các quy định của Cơng ước phải mang tính tổng quát, định hướng để
các quốc gia thành viên thuận lợi trong việc áp dụng trên thực tế.
Ngồi ra có thể tìm thấy các văn bản thường được tham khảo trong q
trình kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đề cập đến vấn đề miễn
trách như Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC)
năm 2004 tại Điều 7.1.7, Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu (PECL) tại
Điều 8:108, Điều khoản mẫu về “bất khả kháng” trong ấn phẩm số 421 của
ICC,… Về mặt pháp lý, các dạng văn bản này chỉ mang tính chất tham khảo,
khơng có giá trị pháp lý bắt buộc tuy nhiên các bên thường sử dụng các điều
khoản này vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì các văn bản kể trên là một

dạng “soft law”, nó có thể có giá trị như các tập quán thương mại quốc tế điều
chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Mà như đã phân tích trên,
tập quán thương mại này được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá
trình liên tục vì thế chúng như một chuẩn mực mà khi áp dụng các bên tin chắc
rằng mình xử sự như vậy là đúng. Thêm việc áp dụng hai nguồn luật còn lại cũng
có những hạn chế nhất định. Đối với luật quốc gia, như chúng ta đã biết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể có các bên thuộc các quốc gia khác nhau,
nên việc lựa chọn luật của một quốc gia khác mà mình khơng hiểu rõ sẽ được các
bên trong hợp đồng cân nhắc. Còn đối với điều ước quốc tế, mặc dù có nhiều ưu
điểm vì chứa đựng những quy phạm thực chất thống nhất và những quy phạm


11

xung đột thống nhất. Tuy nhiên, số lượng các điều ước quốc tế là không nhiều
nên không phải quan hệ nào cũng được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế. Chính
vì các lẽ trên mà các văn bản này được sử dụng một cách phổ biến trong thương
mại quốc tế. Tương tự các quy định của Công ước Viên 1980, PICC 2004 và
PECL quy định các điều kiện để được miễn trừ trách nhiệm chứ không liệt kê
các trường cụ thể. Cũng quy định về vấn đề này điều khoản mẫu về “bất khả
kháng” trong ấn phẩm số 421 của ICC ngoài việc đưa ra các điều kiện cho các
trở ngại là căn cứ miễn trách, còn liệt kê ra một số sự kiện phát sinh ra các trở
ngại. Quy định như vậy là hợp lý bởi nếu chỉ quy định một cách trừu tượng hóa
dễ tạo nên những luồng quan điểm khác nhau. Còn nếu chỉ liệt kê, về ưu điểm là
tính rõ ràng, tranh chấp xảy ra chỉ cần căn cứ vào đó có thể dễ dàng giải quyết
mà khơng phải tranh cãi nhiều. Tuy nhiên dù có kinh nghiệm phong phú đến đâu
cũng không thể lường trước hết được các sự kiện làm phát sinh các trở ngại, vì
vậy với cách quy định kết hợp cả hai phương pháp liệt kê và trừu tượng hóa, điều
khoản mẫu về “bất khả kháng” trong ấn phẩm số 421 của ICC thường được các
bên sử dụng đưa vào hợp đồng.

1.1.2.2. Quy định về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa
theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia
Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có các đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội
khác nhau, nên các quy định pháp luật của các quốc gia này cũng có những sự
khác biệt nhất định. Chính vì thế quy định về điều khoản miễn trừ trách nhiệm
của các quốc gia khác nhau sẽ khơng giống nhau. Có những quốc gia quy định
cụ thể các trường hợp miễn trách như Việt Nam tại Điều 294 Luật thương mại
2005, Quebec với quy định từ Điều 1470 đến 1477 Bộ luật dân sự Quebec,…
Cũng có những quốc gia khơng có điều luật riêng liệt kê các trường hợp miễn
trách mà được nhắc tới rải rác ở các quy định, ví dụ như: Đức, Pháp,... Tuy


12

nhiên, thông qua nghiên cứu quy định của một số quốc gia cũng như các tranh
chấp trên thực tế, có thể ghi nhận một số trường hợp miễn trách như sau:
Các bên có thỏa thuận về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm: Theo
pháp luật Việt Nam, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 294 Luật thương mại
2005, các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện
không đúng nghĩa vụ của hợp đồng nếu có sự thỏa thuận của các bên về trường
hợp này. Cơ sở của việc thừa nhận căn cứ này là nguyên tắc tự do ý chí của các
bên trong ký kết hợp đồng. Tuy tôn trọng sự tự do ý chí của các bên, nhưng cũng
cần lưu ý rằng sự thỏa thuận của các bên phải xuất phát từ sự tự nguyện, không
vi phạm các quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Cũng quy định về vấn đề này, tuy nhiên pháp luật của một số quốc gia có sự
khác biệt so với pháp luật Việt Nam.
Pháp luật Anh vẫn ghi nhận thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn
trách nhiệm nhưng những thỏa thuận miễn trách do vi phạm những điều kiện cơ
bản của hợp đồng thì được coi là khơng có hiệu lực pháp lý.1 Chẳng hạn, thỏa
thuận của các bên về việc miễn trừ trách nhiệm của người bán do các khuyết tật

ẩn trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ khơng có hiệu lực pháp lý, theo đó chất
lượng của hàng hóa phải đảm bảo cho việc sử dụng với mục đích cụ thể.
Pháp luật của Pháp hiện nay chính thức vẫn chưa có quy phạm nào để điều
chỉnh sự thỏa thuận cuả các bên về các trường hợp miễn trách nhiệm. Vấn đề này
chỉ được quy định bởi Tòa phúc thẩm năm 1959, theo đó thỏa thuận của các bên

1

PGS-TS Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê Thị Bích Thọ, TS Dương Anh Sơn, Gi trình Luật hợp đồng thương mại

quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.


13

về miễn trừ trách nhiệm sẽ được coi là có hiệu lực nếu sự không thực hiện hay
thực hiện không đúng nghĩa vụ không phải do lỗi cố ý hay vơ ý nghiêm trọng.2
Pháp luật Đức cũng có quy định tương tự như pháp luật Pháp, tức thỏa
thuận miễn trừ sẽ không được chấp nhận nếu bên vi phạm cố ý vi phạm hợp
đồng. Chẳng hạn, thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm đối với khuyết tật của hàng
hóa sẽ khơng có hiệu lực pháp lý nếu người bán đã biết nhưng cố tình khơng
thơng báo khuyết tật đó cho người mua.3
Qua đó có thể thấy quy định của một số nước kể trên là hợp lý hơn so với
quy định của Việt Nam, hạn chế được một bên lợi dụng sự thỏa thuận các trường
hợp miễn trách để trốn tránh trách nhiệm, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của
các bên. Còn Điều 294 Luật Thương mại 2005 sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa
các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm và các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm
trong hoạt động thương mại, một bên sẽ lợi dụng sự tồn tại của thỏa thuận miễn
trách để vi phạm hợp đồng mà khơng phải chịu bất kì chế tài nào.4
Trường hợp bất khả kháng: Trường hợp này được ghi nhận tại điểm b

khoản 2 Điều 294 Luật thương mại 2005. Tuy nhiên Luật thương mại khơng giải
thích như thế nào là sự kiện bất khả kháng. Khái niệm này được quy định tại
khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự và Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt
Nam năm 2003, hai văn bản pháp luật có quy định tương tự nhau về sự kiện bất
khả kháng: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết mà khả năng cho phép”. Theo đó phải thỏa mãn đầy đủ các điều
kiện: (i) xảy ra ngoài ý muốn của các bên trong hợp đồng (mang tính khách
2

PGS-TS Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê Thị Bích Thọ, TS Dương Anh Sơn, Gi trình Luật hợp đồng thương mại

quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
3

Điều 476 Bộ luật Dân sự Đức.

4

Xem chú thích 2, trang 79.


14

quan); (ii) các bên trong hợp đồng không thể lường trước được; (iii) các bên đã
hết sức khắc phục nhưng không thể. Tuy nhiên với việc quy định theo phương
pháp trừu tượng hóa việc hiểu rõ nội hàm của sự kiện bất khả kháng và việc áp
dụng nó trên thực tế là điều không dễ dàng. Đối với các nước thừa nhận giá trị
pháp lý của án lệ thì đây là nguồn giải thích pháp luật cụ thể nên sẽ dễ dàng hơn
trong việc áp dụng. Giờ đây khi Việt Nam đã dần thừa nhận án lệ, trong tương

lai có lẽ việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến sự kiện bất khả kháng sẽ
thống nhất hơn.
Về nguyên tắc, khi hợp đồng đã được các bên tự nguyện ký kết mà một
trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng hợp đồng thì bên đó bị
xem là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của
pháp luật. Nhưng nếu bên vi phạm chứng minh được việc không thực hiện đúng
hợp đồng là do sự kiện bất khả kháng thì bên đó sẽ không phải chịu trách nhiệm
bồi thường. Trên thực tế để xác định được trường hợp nào là bất khả kháng
không hề đơn giản. Thông thường các trường hợp bất khả kháng bắt nguồn từ
các thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, động đất… Ngoài việc chứng minh trở ngại là
do sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm cũng phải chứng minh được mối quan
hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng và việc không thực hiện đúng hợp đồng.
Để thuận lợi cho các bên trong quá trình soạn thảo, Phịng thương mại quốc tế
ICC đã đưa ra điều khoản mẫu về bất khả kháng (Điều 7.1.7), tuy khơng mang
tính bắt buộc nhưng có tính tham khảo cao, được các bên sử dụng khá nhiều
trong hợp đồng thương mại quốc tế.
Trường hợp bất khả kháng được quy định trong pháp luật các nước cũng có
những nét tương đồng với nhau, đều là các sự kiện khách quan nằm ngồi tầm
kiểm sốt của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên tùy theo quy định của quốc gia
mà điều kiện để trở thành sự kiện bất khả kháng là khắt khe hay dễ dàng. Chẳng


15

hạn như quy định tại Điều 1470 Bộ luật dân sự Quebec: “Sự kiện bất khả kháng
là một sự kiện không lường trước được và không thể cưỡng lại được, bao gồm cả
những nguyên nhân bên ngoài với các đặc điểm giống nhau”. Theo đó có thể
thấy điều kiện để trở thành sự kiện bất khả kháng theo Bộ luật dân sự Quebec là
tương đối dễ dàng hơn, bởi lẽ quy định chỉ yêu cầu đó là một sự kiện không
lường trước được, không cưỡng lại được nhưng không đặt ra vấn đề khắc phục

của các bên trong hợp đồng như quy định của pháp luật Việt Nam.
Hay như quy định về bất khả kháng trong pháp luật Đức. Cách tiếp cận của
Đức trong vấn đề này khá là linh hoạt. Như một hệ quả của chiến tranh thế giới
thứ hai, một số thẩm phán và học giả pháp lý Đức bắt đầu ủng hộ học thuyết bất
khả kháng để áp dụng trong lĩnh vực kinh tế.5 Theo thuyết “Opfergrenze” giới
hạn của nạn nhân thì bên có nghĩa vụ khơng thể bị buộc phải tuân thủ những nỗ
lực hay sự hi sinh vượt quá những gì các bên cho là hợp lý khi giao kết. Sự kiện
bất khả kháng là khá phù hợp với học thuyết này.
Pháp luật Pháp tại Điều 1148 cũng quy định về trường hợp bên có nghĩa vụ
có thể được miễn trừ trách nhiệm do trường hợp bất khả kháng.
Qua đó có thể thấy mỗi quốc gia có một cách quy định khác nhau về trường
hợp bất khả kháng, điều kiện để trở thành một sự kiện bất khả kháng có thể là dễ
dàng hơn hay khắt khe hơn nhưng đều giống nhau ở chỗ sự kiện bất khả kháng là
căn cứ để bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này pháp luật
Việt Nam quy định về sự kiện bất khả kháng là có sự tương đồng với hầu hết các
quốc gia và các điều kiện để trở thành sự kiện bất khả kháng theo quy định của
pháp luật Việt Nam là hợp lý. Còn điều kiện để trở thành sự kiện bất khả kháng
theo quy định của Quebec lại quá dễ dàng, khơng có yếu tố “khắc phục” như quy
định của pháp luật Việt Nam. Điều này làm các bên dễ dàng lợi dụng sự kiện bất
5

truy cập lúc 22h ngày 15/6/2016.


16

khả kháng để cố tình vi phạm hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm. Chẳng
hạn như trường hợp một bên trong hợp đồng vì một sự kiện “khơng lường trước
được và không cưỡng lại được” mà không thực hiện được nghĩa vụ của mình,
nếu theo quy định của pháp luật Quebec thì đây là trường hợp bất khả kháng và

sẽ được miễn trừ trách nhiệm cho sự vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên sẽ không hợp
lý nếu bên vi phạm hợp đồng hồn tồn có khả năng khắc phục nhưng vì biết
mình sẽ được miễn trách nhiệm nên đã để mặc cho các sự cố xảy ra.
Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia: Đây là trường
hợp được ghi nhận tại điểm c khoản 1 Điều 294 Luật thương mại. Quy định này
của pháp luật Việt Nam tương tự như Điều 80 của Cơng ước Viên 1980, theo đó
một bên khơng được viện dẫn việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong
chừng mực việc khơng thực hiện đó là do lỗi của chính họ. Chẳng hạn tranh chấp
giữa người mua là một công ty trụ sở tại Dubai và người bán Tây Ban Nha do
Tòa tỉnh Cantabria xét xử ngày 9/7/2013:6 Bên phía người mua có đưa ra hai đơn
hàng để mua các loại cáp thép từ người bán Tây Ban Nha. Theo đơn hàng, việc
thanh toán phải được thực hiện bằng chuyển khoản mở điện báo tín dụng (TT)
hoặc bằng thư tín dụng (L/C). Một ngày sau khi nhận được đơn hàng, người bán
ban hành hai hóa đơn nhưng hạn chế phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng.
Sau đó người bán gửi thư điện tử cho người mua yêu cầu thanh tốn bằng thư tín
dụng hoặc bảo lãnh của công ty mẹ. Người mua chấp nhận vấn đề thanh toán mà
người bán yêu cầu ở phần hàng đầu tiên. Nhưng cuối cùng người bán không giao
hàng. Tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên trong quá trình xem xét, dựa trên các chứng
cứ Tịa án xác định bên mua đã khơng đảm bảo việc thanh toán theo các phương
thức đã thỏa thuận trước đó và đây là vi phạm cơ bản hợp đồng của công ty mua.
Việc bên mua không đảm bảo thanh tốn đầy đủ cho bên bán được tịa nhận định
6

o/case.cfm?id=1904, truy cập lúc 9h09ph ngày 19/6/2016.


17

đã phá vỡ mục đích của các bên trong hợp đồng. Tịa áp dụng Điều 80 Cơng ước
về việc miễn trách khi hành vi vi phạm của một bên là do lỗi của bên kia. Chính

vì vậy tịa đã bác bỏ các yêu cầu của bên mua.
Cũng quy định về vấn đề này chẳng hạn trong Bộ luật dân sự Đức cũng
thừa nhận việc miễn trách trong trường hợp hành vi vi phạm của bên này hoàn
toàn do lỗi của bên kia. Trong lĩnh vực xây dựng, Điều 644 Bộ luật dân sự Đức:
“… Các nhà thầu không chịu trách nhiệm cho bất kì việc hủy hoặc hư hỏng do
tai nạn từ các vật liệu được cung cấp bởi khách hàng".
Trong trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ của mình do lỗi của bên còn lại
trong hợp đồng, nếu bên vi phạm chứng minh được lỗi đó là nguyên nhân dẫn
đến việc vi phạm thì bên đó sẽ khơng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm
của mình.
Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền: Vấn đề này được quy định tại điểm d khoản 1 Điều
294 Luật thương mại Việt Nam 2005. Cơ sở miễn trừ trách nhiệm loại này chiếm
vị trí đặc biệt trong học thuyết pháp lý về miễn trừ trách nhiệm do có nhiều quan
điểm trái ngược nhau.7 Lý do dẫn đến tranh cãi trong trường hợp này xuất phát
từ việc quy định chưa rõ ràng, cụ thể: cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
là cơ quan cấp nào, quyết định được ban hành nhằm mục đích gì? Chính vì
khơng quy định rõ ràng những vấn đề trên sẽ gây khó khăn cho việc xác định
một tình huống cụ thể có thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hay khơng.
Hành vi vi phạm của một bên do hành vi của bên thứ ba: Trong Bộ luật
Dân sự Việt Nam cũng như trong Luật thương mại Việt Nam khơng có quy định
nào điều chỉnh về vấn đề miễn trách đối với hành vi vi phạm của một bên do lỗi
7

PGS-TS Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê Thị Bích Thọ, TS Dương Anh Sơn, Gi trình Luật hợp đồng thương mại

quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 76.


18


của bên thứ ba. Vấn đề này được ghi nhận trong Điều 40 Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế năm 1989 và khoản 3 Điều 7 Quyết định số 299-TMDL ngày 9/4/1992 về
việc ký kết và quản lý hợp đồng mua bán ngoại thương, theo đó lỗi của bên thứ
ba cũng là căn cứ miễn trừ trách nhiệm. Đây là quy định tiến bộ nhưng lại khơng
có sự kế thừa trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại. Đương nhiên, khi một
bên vi phạm nghĩa vụ của mình do hành vi có lỗi của bên thứ ba thì bên thứ ba
đó sẽ phải chịu trách nhiệm với bên có giao kết với mình. Tuy nhiên vấn đề đặt
ra là chính lỗi của bên thứ ba đó đã gây khó khăn cho việc thực hiện nghĩa vụ
của một bên trong hợp đồng. Nếu tranh chấp liên quan xảy ra, bên vi phạm hợp
đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Cịn bên vi phạm
đó muốn được bên thứ ba bồi thường thì sẽ kiện trong một vụ kiện khác. Trường
hợp này pháp luật Việt Nam không có quy định điều chỉnh trực tiếp dẫn đến các
bên mất thời gian trong việc theo đuổi các tranh chấp.
Theo nguồn thơng tin tác giả tìm được hầu như khơng có bất kì quy định
tương tự nào về vấn đề miễn trách do hành vi của người thứ ba tồn tại trong pháp
luật quốc gia nào khác.8 Chính vì điều này người ta vẫn đặt ra sự hoài nghi về sự
tồn tại của khoản 2 Điều 79 CISG. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy án lệ của Pháp
thừa nhận trường hợp miễn trách do hành vi của người thứ ba, theo đó tác động
của bên thứ ba có thể được xem là một căn cứ miễn trừ nếu hội tụ đủ hai điều
kiện không thể lường trước được và không thể cưỡng lại được, như một trường
hợp bất khả kháng.9 Nhưng không giống với quy định tại khoản 2 Điều 79 CISG,
trong các án lệ này của Pháp, trường hợp sự thất bại của người thứ ba được nhờ

8

Shophia Berry, Third Party Defaults and Exemption from Liability in Damages under the CISG: Is Article 79(2)

Necessary for Modern International Commerce to Function Effectively?, Luận văn Thạc sỹ, Đại học King, 2012.
9


Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản,

trang 628.


19

thực hiện hợp đồng được miễn trách khi thỏa mãn các điều kiện của trường hợp
bất khả kháng. Sở dĩ quy định như vậy vì nếu bên vi phạm dự liệu được sự thất
bại của bên thứ ba được nhờ thực hiện hợp đồng mà khơng khắc phục thì bên vi
phạm phải chịu trách nhiệm.
Nhìn chung quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của một số nước
cũng có những nét tương đồng về các trường hợp miễn trách. Tuy nhiên tùy
trường hợp mà việc quy định của một số nước là hợp lý hơn so với quy định của
Việt Nam. Nên có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, học hỏi có chọn lọc các quy định tiến
bộ của nước ngoài cũng như các điều ước quốc tế để hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam.
1.1.3. Ý nghĩa của điều khoản miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
Ngày nay khi mà hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng phổ biến,
các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng vì thế mà gia tăng, vì vậy
việc quy định về các vấn đề pháp lý để điều chỉnh là không thể thiếu. Trong đó,
miễn trách là nội dung pháp lý quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Đây là công cụ cần thiết để loại trừ các trường hợp trốn tránh việc thực hiện
nghĩa vụ của các bên. Trên thực tế, không thiếu các trường hợp các bên vì lợi ích
của mình mà không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, và để được giải thốt
khỏi các trách nhiệm pháp lý, thơng thường bên vi phạm sẽ cố gắng chứng minh
rằng việc khơng thực hiện nghĩa vụ của mình là do “sự kiện bất khả kháng”. Vì

vậy các quy định về miễn trách sẽ hạn chế được vấn đề này. Thêm vào đó điều
khoản miễn trách cũng sẽ giảm thiểu được việc bên vi phạm cố tình lấy việc


×