Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Quyền tiếp cận thông tin của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
------------***------------

ĐẶNG THÁI BÌNH
MSSV: 1253801011520

QUYỀN TIẾP CẬN THƠNG TIN
CỦA NGƢỜI BỊ BUỘC TỘI
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2012 - 2016

GVHD: TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
------------***------------

ĐẶNG THÁI BÌNH
MSSV: 1253801011520

QUYỀN TIẾP CẬN THƠNG TIN
CỦA NGƢỜI BỊ BUỘC TỘI
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


Niên khóa: 2012 - 2016

GVHD: TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lương Thị Mỹ Quỳnh, giảng viên khoa Luật
Hình sự, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố dưới
bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu sử dụng để phân tích, nhận xét,
đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh
gia cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích
dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Tác giả

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15/07/2016


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS
Cơ quan THTT
ICCPR
NBC
TA

TCTT
TTHS

Bộ luật Tố tụng Hình sự
Cơ quan tiến hành tố tụng
International Convenant on Civil and Political
Rights
(Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị)
Người bào chữa
Tịa án
Tiếp cận thơng tin
Tố tụng hình sự


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN
CỦA CÔNG DÂN VÀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA NGƢỜI BỊ
BUỘC TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ................................................................. 6
1.1. Khái niệm về thơng tin và quyền tiếp cận thông tin ................................................... 7
1.1.1. Khái niệm thông tin ............................................................................................. 7
1.1.2. Khái luận về quyền tiếp cận thông tin ............................................................... 10
1.1.2.1. Lịch sử về quyền tiếp cận thông tin ............................................................ 10
1.1.2.2. Quyền TCTT trong các văn bản pháp lý quốc tế và một số quốc gia ......... 15
1.2. Khái niệm và đặc điểm về quyền TCTT của người bị buộc tội trong TTHS ........... 21
1.2.1. Khái niệm về quyền TCTT của người bị buộc tội trong TTHS ......................... 21
1.2.2. Đặc điểm quyền TCTT của người bị buộc tội trong TTHS ............................... 27

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA
NGƢỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT

NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................................................... 32
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền tiếp cận thông tin của
người bị buộc tội .............................................................................................................. 32
2.1.1. Định hướng của Đảng về xây dựng pháp luật liên quan đến quyền tiếp cận
thông tin của người bị buộc tội .................................................................................... 32
2.1.2. Quy định của Hiến pháp liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của người bị
buộc tội ........................................................................................................................ 35
2.1.3. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 liên quan đến quyền tiếp cận thông
tin của người bị buộc tội .............................................................................................. 36
2.1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS liên quan đến quyền TCTT của
người bị buộc tội ...................................................................................................... 37
2.1.3.2. Những quy định cụ thể của BLTTHS Việt Nam về quyền TCTT của người
bị buộc tội ................................................................................................................ 39
2.2. Thực trạng về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người bị buộc tội trong các hoạt
động tố tụng hình sự ........................................................................................................ 47
2.3. Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền tiếp cận
thông tin của người bị buộc tội. ....................................................................................... 58
2.3.1. Một số kiến nghị mang tính định hướng về quyền tiếp cận thông tin của người
bị buộc tội .................................................................................................................... 58
2.3.2. Những kiến nghị cụ thể về quyền tiếp cận thông tin của người bị buộc tội trong
pháp luật tố tụng hình sự.............................................................................................. 61

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Quyền con người là những quyền tự nhiên vốn có, khách quan và không thể bị

tước bỏ bởi bất cứ ai hay bất cứ chính thể nào. Bảo vệ quyền con người là một trong
những mục tiêu quan trọng nhất trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tạo
mọi điều kiện thuận lợi, bảo đảm cho con người có đủ các yếu tố để phát triển một
cách toàn diện là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Ở Việt Nam, vấn đề bảo đảm quyền con người cũng được đặt lên hàng đầu và
được thể hiện thông qua các văn bản của Đảng và Nhà nước ta. Trong văn kiện Đại
hội X của Đảng đã đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,
dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người”. Tiếp đó, trong văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ XI cũng tiếp tục đặt ra mục tiêu: “Đẩy mạnh việc thực
hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong
sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Quyền con
người đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của nước ta là Hiến pháp,
theo Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Hiện nay, Nhà nước ta cũng đã tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế liên quan
đến quyền con người, có thể kể đến một số hiệp định như: Tuyên ngôn quốc tế về
quyền con người (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(1966)…
Quyền TCTT là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm
quyền dân sự - chính trị. Quyền này đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế
như Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (1948), Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị (1966), Cơng ước của Liên hợp quốc về chống tham
nhũng… Hiện nay, Hiến pháp nước ta cũng đã quy định quyền TCTT là một trong
những quyền cơ bản của con người, Điều 25 Hiến pháp 2013 có quy định: “Cơng
dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội,
biểu tình”. Quyền TCTT đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nhà
nước dân chủ, loại bỏ tham nhũng và xây dựng tính cơng bằng trong xã hội. Nghị



2

quyết Hội nghị lần thứ Ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã đề ra
nhiệm vụ nghiên cứu ban hành Luật Tiếp cận thơng tin. Có thể thấy rằng việc thực
hiện quyền TCTT bước đầu đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên trong thực
tiễn hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhận thức của người dân hay
việc tuyên truyền về quyền TCTT chưa tốt mà việc thực hiện quyền này vẫn chưa
đạt được những kết quả như mong đợi. Đã có nhiều luật quy định về quyền TCTT
như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ mơi trường, Luật Phịng chống tham nhũng…và đã
giúp giải quyết phần nào vấn đề tiếp cận thông tin, tài liệu của Nhà nước cho công
dân.
Một vấn đề hiện nay vẫn cịn nhiều bất cập trên thực tế chính là việc bảo đảm
quyền này cho những người bị buộc tội trong TTHS. Có thể thấy rằng TTHS là một
hoạt động của Nhà nước có liên quan mật thiết với quyền con người. Đây là lĩnh
vực mà các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng nhiều nhất, do đó cũng
nơi mà các quyền con người dễ bị xâm hại nhất. Vì vậy, trong lĩnh vực này việc bảo
đảm các quyền cơ bản của con người cần phải được quy định một cách chi tiết, cụ
thể nhất để hạn chế thấp nhất các sai phạm, khi mà hậu quả của chúng có thể ảnh
hưởng đến cả tính mạng, sự tự do của một con người. Thực tiễn hiện nay cũng cho
thấy việc tiếp cận thông tin của người bị bắt giữ trong hoạt động TTHS còn nhiều
hạn chế. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoặc do các quy
định của pháp luật còn nhiều bất cập; hoặc do những sai phạm của người tiến hành
tố tụng hoặc cũng có thể do chính hạn chế trong nhận thức của người dân.v.v…
Chính từ những lý do trên khiến cho việc nghiên cứu để bảo bảo quyền TCTT của
người bị buộc tội đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng một Nhà
nước dân chủ, tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, vững mạnh và
là một trong những tiền đề để tiến hành việc cải cách tư pháp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quyền TCTT của công dân là một vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay, đã có
một số cơng trình nghiên cứu khoa học, sách, báo đề cập đến vấn đề này như luận

án tiến sĩ “Quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam” của TS.Thái Thị
Tuyết Dung; một số bài báo trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp như “Quyền tiếp cận
thông tin – điều kiện thực hiện các quyền con người và quyền công dân” của
PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, “Hoàn thiện các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền tiếp


3

cận thông tin của công dân theo Hiến pháp năm 2013” của TS.Thái Thị Tuyết
Dung, “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân - Thực trạng và một số kiến
nghị” của TS.Hoàng Minh Hội, “Bảo đảm pháp lý quyền tiếp cận thông tin ở Việt
Nam hiện nay” của TS.Lê Thị Hồng Nhung…
Về góc độ quyền TCTT trong TTHS, hiện tại chưa có cơng trình nghiên cứu nào
bàn trực tiếp về vấn đề này. Chỉ có một bài báo của Luật sư Nguyễn Hưng Quang
đề cập đến vấn đề này: “Cần đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người bị tạm
giam, tạm giữ”1. Tuy nhiên, trong bài báo này cũng chỉ để cập dưới góc độ lý luận
và đưa ra một số kiến nghị chứ chưa có một phân tích cụ thể nào về vấn đề quyền
TCTT của người bị bắt trong TTHS.
Ngồi ra, một số cơng trình khoa học có liên quan như những cơng trình mà các
tác giả bàn về vấn đề quyền con người trong TTHS hoặc đối với những người tham
gia tố tụng. Có thể kể đến các cơng trình như “Bảo đảm quyền con người của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS tại Việt Nam” của TS.Lại Văn Trình, vấn đề
về quyền bào chữa của người bị buộc tội của PGS.TS Phạm Hồng Hải, PGS.TS
Hoàng Thị Sơn, TS.Lương Thị Mỹ Quỳnh…Đa phần trong các cơng trình nghiên
cứu này các tác giả tập trung trong việc bảo vệ quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
Trong luận án của TS.Lại Văn Trình, tác giả đã có cái nhìn một cách tồn diện về
vấn đề đảm bảo quyền con người trong TTHS. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có
cơng trình nào về quyền TCTT của người bị buộc tội trong TTHS.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu pháp luật TTHS liên quan đến quyền TTCT của người bị buộc tội từ
góc độ quyền hiến pháp. Từ đó đề xuất những giải pháp hồn thiện BLTTHS về
quyền TTCT của người bị buộc tội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ nền tảng lý thuyết về quyền tiếp cận thông tin của người bị buộc tội.

1

(Truy cập ngày 7/8/2016)


4

+ Tìm hiểu quy định của hệ thống văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người

và pháp luật một số nước về quyền TCTT của người bị buộc tội.
+ Hệ thống, phân tích và đánh giá các quy định của BLTTS 2015 về quyền

TCTT của người bị buộc tội.
+ Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật và đề xuất hướng hoàn thiện.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

+ Luật TCTT 2016.
+ Tập trung nghiên cứu các nội dung về bảo đảm quyền TCTT của người bị
buộc tội trong bộ luật tố tụng hình sự.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các qua điểm của Đảng và
Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp.

Đồng thời, khóa luận cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính chất
điển hình trong lĩnh vực luật học, cụ thể:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu bản chất, sự hình thành và phát
triển của quyền TCTT trên thế giới và những quy định liên quan đến quyền TCTT
của người bị buộc tội trong thủ tục TTHS.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để nhận thức một cách khái quát
và chi tiết, cụ thể về các vấn đề được nghiên cứu trong luận văn.
Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm tiến bộ trong
BLTTHS 2015 liên quan đến quyền TCTT của người bị buộc tội. Ngồi ra, cịn để
so sánh, đối chiếu các vấn đề thực tiễn về quyền TCTT của người bị buộc tội trong
thủ tục TTHS của một số quốc gia với Việt Nam để thể hiện một cách rõ ràng vấn
đề áp dụng trên thực tiễn của quyền này.


5

Phương pháp tham khảo các tư liệu trong các công trình đã được cơng các
chun gia về các vấn đề có liên quan đến quyền TCTT của cơng dân nói chung và
của người bị buộc tội nói riêng để làm cơ sở để đưa ra các đánh giá trong khóa luận.
5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
Trong bối cảnh luật TCTT vừa được thông qua và chưa được áp dụng chính thức
trên thực tiễn, đề tài đóng góp một phần trong việc đưa ra các kiến nghị, giải pháp
để việc xây dựng luật TCTT có thể bảo đảm được một cách tốt nhất quyền này của
cơng dân nói chung và của người bị buộc tội trong TTHS nói riêng.
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến quyền TCTT và phương
thức để bảo đảm quyền này của người bị buộc tội trong TTHS. Đây là một vấn đề
cần thiết và đóng vai trị quan trọng để bảo đảm tính khách quan, cơng bằng trong
một vụ án hình sự, khi mà hậu quả nó gây ra cho người bị buộc tội là rất lớn, liên
quan đến tính mạng và tự do của họ.
6. Kết cấu khóa luận

Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Khát quát chung về quyền tiếp cận thông tin của công dân và
quyền tiếp cận thông tin của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự
Chương 2: Thực trạng về quyền tiếp cận thơng tin của người bị buộc tội trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số kiến nghị


6

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA
CÔNG DÂN VÀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA
NGƢỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Quyền TCTT là một trong những quyền cơ bản của con người. Việc bảo đảm
quyền này sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho từng cá nhân cũng như toàn xã hội.
Hiện nay, đã có nhiều quốc gia ghi nhận về quyền TCTT trong các văn bản pháp lý
của mình và trong nhiều văn kiện quốc tế đã đề cập đến việc bảo đảm quyền này
của công dân. Nội dung của chương I sẽ tập trung vào việc nghiên cứu một cách cơ
bản về quyền TCTT của công dân và vấn đề quyền TTTC của người bị buộc tội
trong TTHS.
Ở phần đầu của chương 1, tác giả muốn phân tích một cách khái quát nhất về
quyền TCTT của công dân. Thông qua việc tìm hiểu khái niệm về thơng tin và q
trình hình thành và phát triển của quyền TCTT trên thế giới, tác giả muốn làm sáng
tỏ được khái niệm cơ bản về quyền TCTT và những đặc trưng của quyền này. Tác
giả muốn xuất phát từ khái niệm thơng tin vì hiện nay khái niệm này cũng là một
vấn đề gây nhiều tranh luận: Thế nào là thông tin? Thông tin bao gồm những gì?
Những thơng tin nào là đối tượng của quyền TCTT?
Việc tìm hiểu khái niệm thơng tin cũng sẽ làm sáng tỏ quá trình hình thành của
quyền TCTT. Chính sự phát triển của khái niệm thơng tin đã tác động đến sự hình
thành của quyền TCTT. Trong lịch sử phát triển của mình, con người thường xuyên

phải sử dụng nhiều loại thông tin để đạt được những nhu cầu nhất định. Cùng với sự
bùng nổ thông tin gần đây, nhu cầu tiếp cận thông tin của con người càng được
nâng cao, do đó, quyền TCTT đã được ghi nhận nhằm đảm bảo cho mọi người đều
có cơ hội được tiếp cận những thơng tin mình muốn và đảm bảo được một nhu cầu
cơ bản của con người.
Ở phần hai của chương 1, tác giả sẽ phân tích quyền TCTT dưới góc độ của
TTHS. Trên cơ sở một số quy định về quyền TCTT trong pháp luật TTHS thế giới
và thơng qua việc hệ thống hóa các quy định trong BLTTHS Việt Nam liên quan
đến quyền TCTT của công dân nói chung và người bị buộc tội nói riêng, tác giả sẽ
rút ra những khía cạnh về quyền TCTT cần được đảm bảo trong quá trình giải quyết


7

vụ án hình sự. Từ đó, nêu lên được tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền TCTT
trong thủ tục TTHS.
1.1. Khái niệm về thông tin và quyền tiếp cận thơng tin
1.1.1. Khái niệm thơng tin
Thơng tin ln đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
Cùng với sự bùng nổ thông tin hiện nay và sự dễ dàng tiếp cận thông tin từ rất nhiều
nguồn như: internet, tin tức, báo chí, truyền hình…thơng tin ngày càng trở thành
một phần không thể thiếu trong đời sống của con người.
Trên quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế
giới vật chất) bằng ngơn từ, ký hiệu, hình ảnh...hay nói rộng hơn bằng tất cả các
phương tiện tác động lên giác quan của con người. Trong cuốn “Bùng nổ truyền
thông”2, từ thông tin (tiếng Latin là “informatio” hay “information”) (thông tin)
biểu đạt ở hai nghĩa: thứ nhất, thông tin là một hành động cụ thể để tạo ra một hình
dạng; thứ hai, thông tin là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu
tượng. Cả hai nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm
vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt.

Ở khía cạnh pháp luật, ở những quốc gia đã ban hành luật về quyền TCTT thì
các khái niệm về thơng tin có phần khác nhau. Theo Điều 2 Luật về quyền TCTT
của Ấn Độ năm 2005 có đưa ra khái niệm: “Thơng tin có nghĩa là bất kỳ tin tức nào
trong bất kỳ hình thức nào, bao gồm hồ sơ, tài liệu, bản ghi nhớ, thư điện tử, các
quan điểm, các lời tư vấn, các thông các, báo chí, thơng tư, sắc lệnh, sổ hồ sơ, hợp
đồng, báo cáo, bài thuyết trình, vật mẫu, mơ hình, tư liệu lưu giữ dưới dạng điện tư
và bất kỳ tin tức nào về các chủ thể tư nhân mà có liên quan đến hành chính, các
hoạt động hoặc các quyết định của một cơ quan hành chính nào đó, mà phải được
tiếp cận bởi một cơ quan công cộng theo như quy định của bất kỳ luật nào đang có
hiệu lực”3.

2

Philipe Breton, Serge Proulx (1966), Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời của một ý thức hệ mới, Nxb. Văn
hóa – Thông tin Hà Nội, tr.2.
3
(Truy cập ngày 06/05/2016).


8

Theo Luật công khai thông tin của các cơ quan chính quyền Hàn Quốc năm
1996 có quy định rằng: “Thơng tin có nghĩa là những gì được soạn thảo, thu nhận
và quản lý bởi các cơ quan chính quyền trong khi họ thi hành nhiệm vụ của mình”4.
Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật TCTT 2016 có định
nghĩa: “Thơng tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có
sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa,
bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra”. Như vậy,
qua những quy định nêu trên, có thể nhận thấy “thơng tin” là một khái niệm có rất
nhiều quan điểm khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu.

Tuy những lợi ích mà thơng tin đem lại cho xã hội và cuộc sống của mỗi người
là rất to lớn nhưng nếu như cho phép thông tin được tiếp cận và chia sẽ một cách tự
do khơng có sự kiểm sốt thì đây lại trở thành những mặt hạn chế lớn của thông tin.
Như đã đề cập ở trên, thơng tin có rất nhiều dạng và xuất phát từ rất nhiều loại
nguồn khác nhau. Để kiểm chứng các thơng tin này đúng, sai, đầy đủ hay thiếu sót
là một việc gần như khơng thể. Ngồi ra, thơng tin có thể bao gồm cả những bí mật
cá nhân, bí mật kinh doanh và bí mật nhà nước…việc các thơng tin này có thể dễ
dàng được tiếp cận sẽ là ảnh hưởng cực kỳ lớn đến một cá nhân, doanh nghiệp và
quan trọng hơn hết là cả tình hình kinh tế - chính trị của cả một quốc gia.
Các quốc gia trên thế giới đã nhận ra điểm này từ sớm và quy định phạm vi
quyền TCTT tập trung ở những thơng tin do chính Nhà nước nắm giữ. Như vậy,
quyền TCTT là quyền của người dân có thể được tiếp cận các thông tin cần thiết để
phục vụ cho đời sống của mình, nhưng quyền này có một hạn chế chính là việc
kiểm sốt các thơng tin này là của nhà nước. Nhà nước có các quyền và nghĩa vụ
trong việc đưa ra các điều kiện, chuẩn mực để kiểm sốt những thơng tin nếu chúng
có mục đích là truyền đi bởi các cá nhân, tổ chức nhằm gây thiệt hại cho các cá
nhân, tổ chức khác.
Có thể thấy rõ trong quy định trong Luật TCTT 2016 của Việt Nam, thông tin
trong quyền TCTT hướng đến những thông tin do nhà nước nắm giữ. Điều này cũng
được thể hiện rõ hơn trong khoản 2 Điều 2 như sau: “Thông tin do cơ quan nhà
nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện
4

(Truy cập ngày 06/05/2016).


9

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm
quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản”.

Trong pháp luật về quyền TCTT của mình, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều chia những thông tin do Nhà nước nắm giữ thành 3 loại sau: Thông tin phải
được công bố; Thông tin được công bố khi thỏa mãn các điều kiện nhất định; Thông
tin không được công bố. Việc phân loại những thông tin nào thuộc loại nào phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố và tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia. Trong Luật
TCTT 2016 của nước ta cũng đã thể hiện rõ nét về các loại thông tin này qua các
Điều 5, 6, 7 của luật này. Các nhà làm luật của ta quy định các loại thông tin phải
được công bố bằng cách chỉ ra các trường hợp ngoại lệ của hai loại thơng tin cịn
lại. Có thể nói việc quy định loại thơng tin được tiếp cận có điều kiện và khơng
được tiếp cận phụ thuộc vào ý chí từ phía các nhà làm luật của mỗi quốc gia. Ví dụ
tại Điều 9 Luật Thơng tin Chính phủ mở của Trung Quốc thì: “Những cơ quan nhà
nước phải cơng bố những thông tin mà thỏa mãn được những điều kiện cơ bản sau
đây: (1) Những thông tin mà liên quan đến lợi ích cơ bản của cơng dân, pháp nhân
hay các tổ chức khác; (2) Những thông tin cần phải được biết đến rộng rãi hoặc có
sự tham gia của cộng đồng; (3) Thông tin cho thấy cấu trúc, cơ cấu và thủ tục làm
việc, những vấn đề liên quan đến cơ quan nhà nước; (4) Những thông tin khác cần
phải được cơng bố theo chủ ý của phía các cơ quan theo luật, điều lệ và quy định có
liên quan của nhà nước”.
Như vậy, tùy theo đặc điểm, cơ cấu nhà nước và trình độ phát triển của mỗi
quốc gia mà những quy định về những thông tin được tiếp cận có thể khác nhau.
Điều này cịn có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, sự phát
triển về kinh tế - xã hội, ngoài ra những vấn đề về văn hóa, tơn giáo cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến nội dung của những thông tin phải được cơng bố. Một số thơng tin
chính cần phải được cung cấp cho người dân như5:
- Thông tin về hoạt động, chức năng, cơ cấu tổ chức, mục tiêu, ngân sách, thơng
tin kiểm tốn, kết quả đạt được…

5

Chu Thị Thái Hà (2009), Thông tin được tiếp cận và nội hàm của quyền tiếp cận thơng tin, Tạp chí nghiên

cứu Lập pháp, số 154, tháng 9/2009.


10

- Thơng tin hướng dẫn thủ tục, quy trình. Người dân có thể áp dụng để sử dụng
dịch vụ cơng do cơ quan cung cấp hay để tham gia vào q trình xây dựng chính
sách hoặc đề xuất xây dựng luật pháp;
- Các thông tin khác do nhà nước nắm giữ;
- Chủ thể u cầu thơng tin có thể u cầu thông tin về bản thân họ từ các cơ
quan nhà nước đang nắm giữ thông tin cá nhân.
1.1.2. Khái luận về quyền tiếp cận thông tin
1.1.2.1. Lịch sử về quyền tiếp cận thông tin
Quyền TCTT đã được xác lập từ rất sớm và được quy định lần đầu tiên trong
Đạo luật tự do báo chí năm 1766 của Thụy Điển6. Đạo luật này khơng những cho
phép cơng dân có quyền tự do ngôn luận “trừ trường hợp báng bổ và chỉ trích Nhà
nước”, mà cịn xác lập ngun tắc “các văn bản nhà nước phải được công khai và
bảo đảm rằng cơng dân có quyền được nhận các văn bản mà mình u cầu từ cơ
quan nhà nước”7. Có thể nói đây là hai yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong nội
hàm của khái niệm quyền tiếp cận thông tin cho đến nay, sau gần hai thế kỷ, khái
niệm quyền được thông tin trong pháp luật Thụy Điển vẫn được coi là tiến bộ và
sâu sắc. Tiếp đến, một số quốc gia khác cũng bắt đầu thừa nhận quyền TCTT của
cơng dân trong pháp luật của mình, như trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của Pháp năm 1789 trong nguyên tắc: “Việc tự do trao đổi về tư tưởng và ý
kiến là một trong những quyền q giá nhất của con người; mọi cơng dân có thể
phát ngôn, viết hay tiến hành in ấn một cách tự do, nhưng phải chịu trách nhiệm về
sự lạm dụng quyền tự do đó” (Điều 11) và tại Điều 14 cũng quy định : “Mọi cơng
dân đều có quyền xác định, tự bản thân mình hoặc thơng qua người đại diện, sự cần
thiết của thuế cơng cộng, để đóng góp một cách tự do, để theo dõi việc sử dụng và
ấn định chỉ tiêu thuế, cách thức và thời hạn đóng góp”; “Xã hội có quyền bắt mọi

cơng dân phải báo cáo về công việc quản lý của họ”(Điều 15)8. Bên cạnh đó, quyền

6

Luật tự do báo chí của Thụy Điển năm 1766 là đạo luật về báo chí lâu đời nhất trên thế giới, trong đó lần
đầu tiên quy định về quyền tiếp cận thông tin. Sau này, quyền tiếp cận thơng tin cịn được quy định trong
Luật về tự do ngôn luận năm 1991 của Thụy Điển.
7
Hội Luật gia Việt Nam (2009), Nghiên cứu về Luật tiếp cận thông tin của Bắc Âu, Tài liệu tại Hội thảo
quốc tế “Xây dựng Luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội ngày 06, 07-5-2009, tr.26.
8
(Truy cập ngày 06/05/2016).


11

TCTT của công dân cũng được quy định trong bản Tuyên ngôn của Hà Lan vào
năm 1795 thể hiện tại Điều 7: “Mọi người có quyền được phép đưa ra suy nghĩ của
mình và cảm giác muốn biết đối với những người khác bằng phương tiện báo chí in
ấn hoặc bằng bất kỳ phương thưc nào khác”9. Một quốc gia khác cũng có quy định
về quyền TCTT là Colombia trong Luật về các tổ chức chính trị địa phương, cho
phép các cá nhân được yêu cầu tiếp cận với các tài liệu do các cơ quan chính phủ
nắm giữ hoặc trong kho lưu trữ của chính phủ10. Có thể thấy rằng khái niệm quyền
TCTT được đưa ra khá sớm so với các quyền khác của con người. Tuy nhiên, ở giai
đoạn này việc quy định về quyền TCTT cũng chỉ dừng lại ở góc độ ghi nhận là một
nguyên tắc nhưng chưa hồn tồn có những quy định chi tiết về cách thức thực hiện
quyền.
Trong thời đại mở cửa của thế kỷ XIX, trên thế giới đã xuất hiện nhiều sự kiện
mang tính lịch sử góp phần to lớn vào sự hình thành của quyền TCTT như sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, sự sụp đổ của Trung tâm thương mại thế giới

(World Trade Center)...Xã hội lúc này chuyển động mạnh mẽ do ảnh hưởng của sự
xuất hiện của chế độ chủ nghĩa cộng sản và sự lụi tàn của chế độ độc tài dẫn đến
việc đòi hỏi nhiều hơn về sự mở cửa, dân chủ và một chính quyền có trách nhiệm
hơn. Và những chính quyền này đã đáp trả những yêu cầu này. Cựu tổng thống Nga
Boris Yeltsin đã tiến hành mở Cục lưu trữ xã hội. Cựu tổng tống Mỹ Bill Clinton
mở nhiều bí mật của chính quyền hơn tất cả những người tiền nhiệm của ông.11
Hơn thế nữa, trong thời kỳ này, đã có 26 quốc gia trong đó có Nhật Bản,
Bulgaria, Iceland, Nam Phi, Thái Lan…đã tiến hành những thực thi những đạo luật
bảo đảm quyền của công dân trong việc tiếp cận với thơng tin của chính quyền12.
Thơng qua sự ra đời của Liên hợp quốc, quyền TCTT dần trở thành một mối quan
tâm lớn trên thế giới. Trong phiên họp thứ nhất, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
thông qua Nghị quyết số 59(1), quy định: tự do thông tin là quyền con người cơ bản
và là nền tảng của tất cả các tự do khác. Tiếp đó, quyền này được ghi nhận gián tiếp
trong Công ước quốc tế là Bản tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền năm 1948,
9

(Truy
cập ngày 06/05/2016).
10
(Truy cập ngày (07/05/2016).
11
Thomas Blanton (2002), The World’s Right to Know, Foreign Policy, tr.50.
12
Thomas Blanton, tlđd,.


12

theo Điều 19 của Công ước này quy định công dân có quyền tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng mọi phưong tiện khơng có biên giới.

Tương tự, quyền này cũng đuợc quy định trong hai công ước quốc tế khác là Cơng
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966. Hai văn kiện pháp lý quốc tế này là nền
tảng, ghi nhận các quyền pháp lý cơ bản của con người về dân sự, chính trị, mà
quyền tiếp cận thơng tin được coi là quyền cơ bản nhất trong nhóm các quyền dân
sự, chính trị đó. Tiếp đến, quyền tiếp cận thơng tin tiếp tục được ghi nhận trong
nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác như Công ước của Liên hợp quốc về chống
tham nhũng năm 2003, Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển năm 1992, Công
ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường…
Ở cấp độ khu vực, quyền TCTT được quy định trong Công ước Châu Âu về bảo
vệ nhân quyền và tự do cơ bản, Công ước nhân quyền Châu Mỹ và trong chương
trình hành động chống tham nhũng dành cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,
đảm bảo rằng cơng chúng và các phương tiện truyền thông được tự do tiếp nhận và
phổ biến thông tin về tham nhũng một cách phù hợp với pháp luật trong nước13.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, việc ban hành pháp luật quy định về
quyền tiếp cận thơng tin có phần chậm và hạn chế hơn các khu vực khác. Australia
và New Zealand là những quốc gia đầu tiên của châu Á ban hành Luật liên quan đến
quyền tiếp cận thông tin. Nhật Bản ban hành Luật tự do thông tin vào năm 2000 và
sau đó các chính quyền địa phương của Nhật Bản cũng đã ban hành văn bản pháp
luật về tự do thông tin trong phạm vi địa phương mình.Trong khu vực Đơng Nam
Á, số lượng luật TCTT vẫn cịn tương đối ít, chỉ Indonesia và Thái Lan đã thông
qua luật này, nhưng một số quốc gia khác như Campuchia, Myanmar, Philipin và
Việt Nam cũng đang dành sự quan tâm to lớn trong việc ban hành luật TCTT.
Khu vực Trung Đơng, chỉ có Israel đã ban hành Luật tự do thông tin quốc gia;
các nước Jordan, Palestine, Morocco, Hy Lạp đang trong quá trình xem xét ban
hành Luật này. Ở châu Phi, Quốc hội Uganda vào tháng 5/2005 đã ban hành Luật tự
do thông tin; các nhà lãnh đạo của Kenya và Nigeria cũng đã cam kết sẽ ban hành
13

TS. Thái Thị Tuyết Dung (2016), Quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam, NXB.Đại học quốc

gia TP.HCM, tr.89.


13

Luật trong một tương lai gần. Rất nhiều các quốc gia khác ở châu Phi cũng đang
trong quá trình xem xét để ban hành Luật này, đặc biệt là các quốc gia là thành viên
khối thịnh vượng chung. Bên cạnh việc ban hành Luật tiếp cận thông tin của các
quốc gia trong nhiều khu vực, quyền tiếp cận thông tin hay quyền được thông tin với tư cách là một trong những quyền cơ bản của công dân - đã được ghi nhận trong
rất nhiều bản Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới.
Đối với cấp độ quốc gia, những quốc gia ban hành luật TCCT sớm nhất có thể
kể đến nhóm các quốc gia ở vùng Bắc Âu theo mơ hình Thụy Điển như: Phần Lan
với Đạo luật công khai văn bản công năm 1951, Đan Mạch với Luật tiếp cận hồ sơ
quản lý công năm 1970. Tiếp đến, một số quốc gia khác cũng ban hành văn bản về
quyền TCTT như: Hoa Kỳ, Hà Lan…Tuy có lịch sử hình thành khá sớm so với các
quyền con người khác nhưng đến năm 1990, chỉ có 13 quốc gia trên thế giới thơng
qua luật TCTT.
Hiện nay, đã có hơn 90 quốc gia ghi nhận và ban hành luật TCTT và có rất
nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang tiến hành xây dựng luật TCTT14. Như vậy,
quyền TCTT ra đời khá sớm và được thừa nhận là một trong những quyền cơ bản
của con nguời trong rất nhiều các văn kiên quốc tế cũng như pháp luật của nhiều
quốc gia. Theo quá trình phát triển của lịch sử, nhu cầu ban hành luật TCTT ngày
càng nhận được sự quan tâm lớn, có thể nhận thấy rằng vào năm 1990 chỉ có 13
quốc gia thơng qua luật này nhưng đến nay (2016) đã có hơn 90 quốc gia tiến hành
thơng qua luật TCTT.
Kết luận: Khi bàn đến vấn đề khái niệm của quyền TCTT thì mỗi quốc gia đều
có một cách quy định riêng để phù hợp với hệ thống pháp luật của mình. Nhưng
nhìn chung, tất cả các khái niệm này đều ghi nhận rằng đó là một quyền pháp lý và
là một trong những quyền hợp pháp và quan trọng của mỗi người. Như đã phân tích
ở trên, đa phần các khái niệm này đều hướng tới một loại thông tin – thông tin do

nhà nước nắm giữ, mà ít đề cập đến việc tiếp cận những loại thông tin khác.
Các quyền công dân liên quan đến thông tin bao gồm các quyền tạo ra và truyền
đạt thông tin (tự do ngôn luận, tự do lập hội), quyền kiểm sốt truy cập thơng tin
của nguời khác (quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ), và quyền tiếp cận thông tin.
14

(Truy cập ngày 7/5/2016).


14

Quyền TCTT của công dân được xem là quyền cơ bản của con người vì các lý
do sau:
- Quyền TCTT được pháp luật của các nước ghi nhận trong Hiến pháp, và trong
các văn bản pháp luật khác tùy theo mỗi quốc gia. Chủ thể của quyền TCTT luôn là
cá nhân và đặt trong mối quan hệ với nhà nước, nhà nước có trách nhiệm đảm bảo
quyền này bằng pháp luật. Quyền tiếp cận thông tin được bảo đảm đối với mọi cơng
dân của nhà nước đó, kể cả khi họ đang ở nước ngồi. Đối với những người khơng
phải là cơng dân nước đó (người khơng có quốc tịch, người nước ngồi) có thể vẫn
sẽ được bảo đảm quyền này nhưng sẽ có nhiều hạn chế hơn.
- Quyền TCTT là một quyền cần thiết cho con người để có một cuộc sống với
những điều kiện tối thiểu, thể hiện ở các phương diện sau con người là chủ thể có
năng lực nhận thức và ln có nhu cầu tìm kiếm, nhận thông tin; thông tin luôn cần
thiết cho mỗi con người nhằm hỗ trợ họ có khả năng thực hiện các quyền khác của
họ; chính việc tiếp cận thơng tin giúp họ có thể thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích
của mình một cách hiệu quả.
- Quyền TCTT được thừa nhận là quyền cơ bản của con ngừơi trong các văn
kiện pháp lý quốc tế; là một phần của quyền tự do thơng tin (thuộc nhóm quyền
chính trị) được ghi nhận trong các công ước quốc tế như Tuyên ngôn thế giới về
nhân quyền; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 …

Như vậy, có thể thấy rằng, quyền TCTT đã được ghi nhận từ lâu đời và ngày
càng được pháp lý hóa một cách mạnh mẽ, nhanh chóng nhằm có thể tạo ra các cơ
sở pháp lý để bảo đảm quyền TCTT của người dân. Quyền TCTT được hình thành
và phát triển trên cơ sở là một quyền cơ bản của con người. Thông qua quyột quyền
cơ bản của con người ghi nhận từ lâu đời và ngày càng được pháp lý hóa một cách
mạnh mẽ, nhanh chóng nhằm có thể tạo ra các cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền
TCTT của một trong những điều kiện để họ có thể bảo đảm các quyền con người
khác của mình. Trong báo cáo năm 1998 và 2000, Đặc phái viên của Liên hợp quốc
về Tự do ý kiến và ngôn luận cũng đã đưa ra nhận định rằng: “Quyền TCTT là một
quyền con người độc lập nằm trong ngoại diên của tự do ngôn luận được các văn
kiện quốc tế về quyền con người bảo hộ. Quyền TCTT quy định nghĩa vụ của nhà
nước phải bảo đảm cho tất cả mọi người được tiếp cận các nguồn thông tin mà
trước tiên là thơng tin do chính bản thân các cơ quan nhà nước đang nắm giữ hoặc


15

quản lý dưới hình thức này hay hình thức khác”15. Theo quá trình phát triển của lịch
sử, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành
pháp luật hóa quyền này.
1.1.2.2. Quyền TCTT trong các văn bản pháp lý quốc tế và một số quốc gia
Quyền TCTT trong các văn bản pháp lý của Liên hợp quốc
Đầu tiên, trong Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc (Nghị quyết 59 ngày
4 tháng 12 năm 1946) có quy định: “Tự do thơng tin là quyền cơ bản của con người
và là nền tảng cho tất cả các quyền tự do được Liên hợp quốc tôn vinh”. Tại Điều
19 Tuyên ngôn nhân quyền thế giới, do Đại hội đồng Liên hợp quốc ban hành vào
năm 1948, là một văn bản được xem như một tuyên bố chủ đạo về nhân quyền quốc
tế cũng đã có quy định về quyền TCTT.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966) là Điều ước
quốc tế về quyền con người quan trọng nhất trong việc bảo vệ các quyền dân sự và

chính trị, bao gồm quyền tự do biểu đạt, quyền tiếp cận thông tin. Theo khoản
2 Điều 19 của Công ước này quy định rằng: “Mọi người có quyền tự do biểu đạt;
quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến,
không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in,
hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thơng qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng
nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”. Gần đây, trong năm 2011, Ủy ban Nhân quyền
thơng qua Bình luận chung số 34 về Điều 19 ICCPR, trong đó có đề cập đến quyền
tiếp cận thông tin.
Mặc dù Điều 19 ICCPR không đề cập đến thuật ngữ “tiếp cận thơng tin”, Bình
luận chung số 34 của HRC (2011)16, cũng như nhiều kết luận của Báo cáo viên đặc
biệt về tự do ngôn luận và biểu đạt trước đó, đã đặc biệt lưu ý đến quyền tiếp cận
các thông tin nắm giữ bởi cơ quan nhà nước. HRC giải thích rằng quyền này được
bao hàm trong khoản 2 Điều 19, theo đó, mọi người có quyền tiếp cận thông tin mà
các cơ quan công quyền nắm giữ, các thơng tin đó bao gồm các dạng hồ sơ bất kể
15

Văn kiện Liên hợp quốc mã số E/CN.4/1998/40, đoạn 14-16; Văn kiện Liên hợp quốc mã số
E/CN.4/2000/63, đoạn 41-43.
16
(Truy cập ngày
09/05/2016).


16

hình thức lưu trữ, nguồn tin và ngày xác lập. Quyền tiếp cận thông tin bao gồm
quyền của truyền thông được tiếp cận thông tin về các vấn đề công, quyền của cơng
chúng nói chung được tiếp nhận sản phẩm truyền thông, quyền của cá nhân biết
được các cơ quan cơng quyền, cá nhân hay tổ chức nào kiểm sốt, có thể kiểm sốt
dữ liệu cá nhân của mình… (đoạn 18). Cũng trong Bình luận chung số 34, HRC kêu

gọi các quốc gia thành viên chủ động đưa ra công chúng những thơng tin nhà nước
vì lợi ích cơng và phải nỗ lực để đảm bảo cho công chúng được tiếp cận với những
thông tin này một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. Quốc gia thành viên cũng
phải xây dựng những thủ tục cần thiết để một người có thể tiếp cận được thơng tin,
ví dụ như thơng qua các đạo luật về tự do thông tin. Những thủ tục ấy phải tạo điều
kiện xử lý nhanh chóng các yêu cầu cung cấp thông tin theo những nguyên tắc rõ
ràng và phù hợp với ICCPR.Chi phí u cầu thơng tin không được trở thành rào cản
phi lý trong tiếp cận thơng tin. Cơ quan chức năng phải giải thích lý do cho bất kỳ
việc từ chối cung cấp tiếp cận thơng tin nào. Phải có cơ chế để khiếu nại việc từ
chối tiếp cận thông tin cũng như việc không phản hồi yêu cầu tiếp cận thông tin
(đoạn 19).
Quyền TCTT trong các văn bản pháp lý khu vực về quyền con người
Tương tự trong ICCPR, các văn bản pháp lý khu vực cũng đã ghi nhận quyền
TCTT. Có thể kể đến một số quy định như: Điều 13 Công ước Châu Mỹ về quyền
con người (American Convention on Human Rights), Điều 10 Công ước Châu Âu
về quyền con người (European Convention on Human Rights )17 và trong công ước
này đã có một bước tiến bộ hơn khi đã thêm vào những ngoại lệ của quyền TCTT
tại khoản 2 Điều này.
Hơn thế nữa, các TA Nhân quyền ở các khu vực này cũng đã giải thích cụ thể
hơn quyền TCTT của công dân thông qua các án lệ. TA nhân quyền Châu Âu đã
từng từ chối công nhận quyền TCTT như một khía cạnh của quyền tự do biểu đạt.
Tuy nhiên, trong một vụ kiện vào ngày 14/4/2008, vụ Társaság A
Szabadságjogokért kiện Hungari, TA này đã đi ngược lại lập trường của mình và
thừa nhận về quyền TCTT. Trong vụ án này, một nghị sĩ trước TA Hiến pháp đã
17

Điều 10 ECHR có quy định: “Mọi người có quyền được tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm sự tự do để
đưa ra ý kiến của mình và truyền đạt thông tin và ý tưởng mà không bị can thiệp bởi nhà nước không kể đến
bên giới”.



17

khiếu nại các chỉnh sửa về các tội liên quan đến ma túy trong Bộ luật hình sự. TA
Châu Âu đã nhìn nhận đây là một vấn đề thuộc về lợi ích cơng và việc khơng cung
cấp các thơng tin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến việc tranh luận trong dư luận. Qua đó,
TA này đã khẳng định khi một cơ quan nhà nước nắm giữ một thông tin cần thiết
cho việc tranh luận trong dư luận, sự từ chối cung cấp tài liệu liên quan đến vấn đề
này cho người yêu cầu, là một sự vi phạm đối với quyền tự do biểu đạt và thông
tin18.
Trong vụ kiện Marcel Claude Reyes et al kiện Chile liên quan đến một nhóm
những người bảo vệ mơi trường địi tiếp cận các thông tin liên quan đến một dự án
khai thác gỗ với quy mô lớn. TA này cho rằng: Điều 13 của ACHR bảo vệ quyền
của tất cả các cá nhân được yêu cầu tiếp cận thông tin do nhà nước nắm giữ, trừ
những trường hợp ngoại lệ được nêu ra trong Cơng ước. Do đó, điều này bảo vệ
quyền của một cá nhân để có thể tiếp nhận những thơng tin đó và nghĩa vụ tích cực
của Nhà nước trong việc cung cấp để người đó có thể tiếp cận thông tin này hoặc
nhận được một câu trả lời bao gồm sự giải thích khi mà, vì bất cứ lý do gì được cho
phép bởi Cơng ước, Nhà nước được phép không cung cấp thông tin trong một số
trường hợp đặc biệt. Thông tin nên được cung cấp mà không cần phải đưa ra lợi ích
trực tiếp hay mối liên hệ cá nhân như một điều kiện để được tiếp cận19.
Ở các quốc gia Khối thịnh vượng chung: Vào tháng 3/1999, Nhóm chun mơn
của Khối thịnh vượng chung đã được thành lập và thảo luận về vấn đền quyền
TCTT. Nhóm chuyên môn này đã thông qua một văn bản đưa ra các nguyên tắc cơ
bản và chỉ đạo về quyền được biết và thông tin như một quyền cơ bản của con
người, trong đó có quy định: “sự tự do thông tin được đảm bảo thực thi như là một
quyền pháp lý cho phép mỗi cá nhân có được các báo cáo và thông tin của các cơ
quan hành pháp, lập pháp và tư pháp của nhà nước...”.
Ở Cộng đồng Quốc gia Châu Phi, Ủy ban quyền con người và quyền dân tộc
của châu Phi hợp tại Banjul (Gambia) đã thông qua Tuyên bố về những nguyên tắc

cơ bản của sự tự do thể hiện ở Châu Phi (Declaration of Principles on Freedom of
Expression in Afica) vào tháng 10/2002 có quy định tại Điều 4 như sau: “Những
18

(Truy cập ngày 9/7/2016).
Đoạn 77, vụ Marcel Claude Reyes et al vs Chile, Inter – American court of human rights,
(Truy cập ngày 9/7/2016).
19


18

đại diện cộng đồng nắm giữ những thông tin không chỉ cho bản thân họ mà họ còn
là những người trơng coi lợi ích của cộng đồng và mỗi cơng dân đều có quyền tiếp
cận những thơng tin, vấn đề được pháp luật xác nhận một cách rõ ràng”.
Ngoài ra, một số văn bản pháp lý khác cũng liên quan đến quyền TCTT của
công dân như: tại khoản 1 Điều 13 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989;
trong nguyên tắc 10 Tuyên bố Rio về Môi trường vàgphát triển năm; Điều 10 của
Công ước về chống tham nhũng của Liên hợp quốc; Điều 4 Công ước UNECE về
Tiếp cận thông tin, Tham gia của công chúng vào q trình ra quyết định và Tiếp
cận cơng lý đối với các vấn đề mơi trường (hay cịn gọi là Cơng ước Aarhus) được
thơng qua vào tháng 6/1998 và có hiệu lực vào tháng 10/2001.
Quyền TCTT trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia
Trên thế giới cũng đã có nhiều quốc gia cụ thể hóa quyền TCTT trong hệ thống
pháp luật của mình. Các luật quy định cụ thể về TCTTT của cơng dân đều có những
quy định cụ thể và phù hợp với tình hình của từng quốc gia để tạo các điều kiện
thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có thể được tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà
nước nắm giữ. Phần lớn các luật này đều quy định mục đích của luật này nhằm
hướng đến xây dựng một bộ máy nhà nước dân chủ, minh bạch. Qua đó, có thể đảm
bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; tạo điều kiện cho người dân có

thể tham gia vào các quyết định của nhà nước , giám sát các hoạt động của các cơ
quan cơng quyền và phịng chống tham nhũng cũng như để mọi người có thể cơng
bằng trong việc tiếp cận các thông tin do nhà nước quản lý20.
Đầu tiên, đa số các quốc gia đều quy định về quyền tự do ngơn luận trong Hiến
pháp của mình và coi đây là một quyền cơ bản của công dân. Ví dụ, trong Tun
ngơn nhân quyền tại Điều sửa đổi bổ sung thứ nhất của Hoa Kỳ, Điều 35 Hiến pháp
Trung Quốc, Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013...
Ngoài quy định trong Hiến pháp, các quốc gia đã tiến hành cụ thể hóa quyền
TCTT trong hệ thống pháp luật của mình bằng cách ban hành và thơng qua luật liên
quan đến quyền TCTT của công dân. Trong Luật Tự do thơng tin của Hoa Kỳ có
20

Điều 1 Luật Tự do báo chí Thụy Điển, Điều 1 Pháp lệnh về cơng khai thơng tin của nhà nước Cộng hịa
Nhân dân Trung Hoa…


19

quy định rằng bất kỳ người nào cũng có quyền được tiếp cận những hồ sơ của cơ
quan liên bang hoặc bất cứ thông tin nào trừ những trường hợp những hồ sơ này
được bảo vệ khỏi sự công khai bởi bất cứ chín trường hợp ngoại lệ được quy định
trong luật này hoặc bởi một trong ba trường hợp đặc biệt ngăn chặn bởi các luật
khác. Trong luật này cũng không yêu cầu người yêu cầu cung cấp thông tin phải tìm
kiếm thơng tin, trả lời các câu hỏi hay bất cứ cách nào tạo ra các dữ liệu (như danh
sách và thống kê) để có thể được trả lời cho các yêu cầu của mình21. Điều 9 của
Luật Thơng tin Chính phủ mở của Trung Quốc cũng đã quy định tương tự như vậy.
Ở Việt Nam, quyền TCTT cũng được quy định một số văn bản pháp luật như Luật
Phòng chống tham nhũng, Luật Đất đai, Luật Báo chí…Và gần đây nhất chính là sự
ra đời của Luật TCTT 2016 ghi nhận một cách cụ thể về quyền TCTT của cơng dân.
Qua những nội dung trên, có thể thấy quyền TCTT được ghi nhận là một quyền

cơ bản của con người và được bảo đảm trong hầu hết các văn bản pháp lý về quyền
con người. Tuy có, một số khác biệt về cách thức quy định nhưng nội dung của
quyền TCTT luôn thể hiện:
- Đây là một quyền cơ bản của con người và các quốc gia đều phải bảo đảm
quyền này cho cơng dân của mình.
- Quyền TCTT được Nhà nước bảo đảm thông qua việc quy định và cụ thể hóa
quyền TCTT vào hệ thống pháp luật của mình. Trong các quy định về quyền TCTT
phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: công dân có quyền được tiếp cận thơng tin
do nhà nước nắm giữ; cơng được quyền u cầu chủ thể có trách nhiệm cung cấp
thông tin thực hiện nghĩa vụ của mình; cơng dân được quyền u cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của mình khi
bị vi phạm.
Tóm lại, quyền TCTT có một số đặc điểm chính sau:
- Về chủ thể của quyền: một bên chủ thể của quyền này là nhà nước mà cụ thể là
các cơ quan công quyền; bao gồm một lọat các cơ quan thực hiện các chức năng
công trên các lĩnh vực như y tế, giáo dục, ngân sách, tài chính, mơi trường, thuế,
điện, truyền thơng, giao thơng…Một số nước cịn quy định việc áp dụng đối với các
21

(Truy cập ngày 9/7/2016).


20

cơ quan tư pháp (TA). Đa phần ở mỗi quốc gia có luật TCTT đều có những quy
định cụ thể về những cơ quan nào có nghĩa vụ phải cung cấp thơng tin cho cơng
dân. Ví dụ, trong luật tự do thông tin của Anh năm 2000 đã dành hẳn một phụ lục
để liệt kê các cơ quan phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho công dân22. Trong
Điều 9 của Luật TCTT của Việt Nam cũng đã liệt kê các cơ quan nhà nước phải
cung cấp thông tin do mình nắm giữ. Một bên chủ thể cịn lại là những chủ thể có

quyền yêu cầu được cung cấp thông tin, hầu hết trong pháp luật của các quốc gia
đều ghi nhận rằng mọi cá nhân đều có quyền được yêu cầu cung cấp thông tin. Theo
Điều 4 của Luật TCTT Canada năm 1985 quy định những đối tượng của quyền này
là các công dân Canada hay những người cư trú dài hạn23…Ở Điều 4 luật TCTT
Bungari, mở rộng đối tượng của quyền này sang cả người nước ngoài và các cá
nhân khơng có quốc tịch, pháp nhân cũng có quyền TCTT24. Theo quy định tại luật
TCTT Việt Nam, chỉ có cơng dân mới được thực hiện quyền TCTT25.
- Về đối tượng của quyền TCTT: Là những thông tin do nhà nước nắm giữ, trừ
những trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia.
- Về nghĩa vụ bảo đảm từ phía cơ quan nhà nước: việc bảo đảm quyền này phụ
thuộc rất lớn vào trách nhiệm của nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm đầu tiên của
quyền này, với hai chủ thể quyền là nhà nước và cơng dân, cùng với tính chất của
quyền TCTT là mỗi cơng dân khơng thể tự mình thực hiện mà phải phụ thuộc vào
việc nhà nước có đưa ra các thơng tin đó khơng. Những thơng tin mà cơng dân u
cầu có thể ảnh hưởng đến cả những vấn đề chính trị của một quốc gia, liên quan đến
sự tham gia của một công dân vào việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Các cơ quan nhà nước lưu giữ các thông tin không phải cho chính bản thân họ mà
mục đích cuối cùng là để phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. Nói cách khác, công
dân phải được tiếp cận những thông tin họ cần để phục vụ những lợi ích của mình
trừ trường hợp việc tiết lộ những thông tin này làm ảnh hưởng đến những lợi ích lớn
hơn của cộng đồng và phải cần được giữ bí mật. Do đó, có thể thấy rằng việc xây
dựng những quy định pháp luật của quyền TCTT không những giúp những cá nhân

22

(Truy cập ngày 09/05/2016)
(Truy cập ngày 09/05/2016).
24
(Truy cập ngày 009/05/2016).
25

Khoản 1 Điều 4 Luật tiếp cận thông tin 2016.
23


×