Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Thẩm quyền của tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật eu và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 162 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
------------***------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ VIỆC DÂN
SỰ CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI THEO PHÁP LUẬT EU
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CHÂU KIM HẠNH
KHÓA: 37

MSSV: 1253801012073

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÊ THỊ NAM GIANG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hồn thành trên cơ sở vận động trí óc của chính tác giả. Tác
giả xin cam đoan rằng khơng có bất cứ một sự sao chép nào. Tác giả hoàn toàn chịu trách
nhiệm với nhà trường về lời cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 7 năm 2016,
Tác giả,
CHÂU KIM HẠNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


EU

Liên minh Châu Âu

YTNN

Yếu tố nước ngoài

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

HĐTTTP

Hiệp định tương trợ tư pháp

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Nghị định 44/2001

Nghị định số 44/2001 của Hội đồng Châu Âu ngày 22 tháng
12 năm 2000 về thẩm quyền của Tòa án và công nhận, cho thi
hành phán quyết trong lĩnh vực dân sự, thương mại


Nghị định 2201/2003

Nghị định số 2201/2003 của Hội đồng Châu Âu ngày 27 tháng
11 năm 2003 về thẩm quyền của Tịa án và cơng nhận, cho thi
hành phán quyết trong vấn đề hôn nhân và trách nhiệm của
cha mẹ đối với con cái

Nghị định 1215/2012

Nghị định số 1215/2012 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng
Châu Âu ngày 12 tháng 12 năm 2012 về thẩm quyền của Tịa
án và cơng nhận, cho thi hành các phán quyết trong lĩnh vực
dân sự, thương mại

Nghị định 4/2009

Nghị định số 4/2009 của Hội đồng Châu Âu ngày 18 tháng 12
năm 2008 về thẩm quyền của Tòa án, luật áp dụng và công
nhận, cho thi hành phán quyết về vấn đề liên quan đến nghĩa
vụ cấp dưỡng


Nghị định 650/2012

Nghị định số 650/2012 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng
Châu Âu ngày 4 tháng 7 năm 2012 về thẩm quyền của Tịa án,
luật áp dụng, cơng nhận và cho thi hành phán quyết trong vấn
đề thừa kế



Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
ĐỐI VỚI VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI .................................... 1
1.1 Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài........................................................ 1
1.1.1 Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam ......... 1
1.1.2 Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của một số quốc
gia khác ........................................................................................................................... 4
1.2 Khái quát về thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi ................................................................................................................................ 7
1.2.1 Khái niệm thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.7
1.2.2 Phân loại thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.9
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................ 14
CHƯƠNG II: THẨM QUYỀN CỦA TỊA ÁN ĐỐI VỚI VỤ VIỆC DÂN SỰ CĨ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ... 16
2.1 Quá trình hình thành pháp luật của EU điều chỉnh về thẩm quyền của Tòa án đối với
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi ............................................................................. 16
2.2 Quy định của pháp luật EU về thầm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài ................................................................................................................. 20
2.2.1 Thẩm quyền chung đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi ..................... 20
2.2.1.1 Nguyên tắc chung ........................................................................................ 20
2.2.1.2 Thẩm quyền đặc biệt của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi ..................................................................................................................... 22


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


2.2.1.3 Thẩm quyền đối với vụ việc hơn nhân, gia đình và thừa kế có yếu tố nước
ngồi .............................................................................................................................. 30
2.2.2 Thẩm quyền riêng biệt đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ............... 38
2.2.3 Thẩm quyền theo thỏa thuận lựa chọn Tòa án .................................................. 44
2.2.3.1 Điều kiện để thỏa thuận lựa chọn Tòa án phát sinh hiệu lực ...................... 45
2.2.3.2 Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi khi thỏa
thuận lựa chọn Tịa án có hiệu lực ................................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG II........................................................................................... 58
CHƯƠNG III: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ VIỆC DÂN SỰ CĨ
YẾU TỐ NƯỚC NGỒI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ ............................................................................................................................ 60
3.1 Quá trình hình thành pháp luật Việt Nam điều chỉnh về thẩm quyền của Tịa án đối
với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi ....................................................................... 60
3.2 Thẩm quyền của Tịa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam ....................................................................................................... 61
3.2.1 Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam ......................................................... 62
3.2.2 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam ................................................... 69
3.3 Một số kiến nghị...................................................................................................... 73
3.3.1 Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về
thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi .......................... 73
3.3.2 Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án đối
với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi ...................................................................... 78


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 82
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 142



Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi con người và hàng hóa
thường xuyên di chuyển qua lại giữa các quốc gia với nhau, một hệ quả tất yếu đã diễn
ra, đó là tranh chấp phát sinh không chỉ đơn giản giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức của một
quốc gia mà cịn có thể phát sinh giữa những chủ thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức của
các quốc gia khác nhau hoặc phát sinh ngoài phạm vi lãnh thổ của một quốc gia giữa
những chủ thể là công dân của cùng một quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu mang tính quốc
tế cũng như bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức của quốc gia mình trong vụ
việc tranh chấp, thẩm quyền của Tòa án giờ đây không chỉ giới hạn trong việc giải quyết
các tranh chấp mang tính “nội bộ” mà giải quyết cả những tranh chấp có YTNN. Thẩm
quyền của Tịa án đối với những vụ việc này có vai trị quan trọng, thể hiện thẩm quyền
của một quốc gia trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thương mại, hơn nhân gia đình,
lao động có liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Hiểu được sự quan trọng của vấn
đề thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN mà nhiều nhà nghiên cứu đã
tập trung nghiên cứu, khai thác vấn đề này dưới những góc độ khác nhau để từ đó đề
xuất các kiến nghị hồn thiện cho pháp luật quốc gia.
Nghiên cứu pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) về vấn đề này đã cho thấy sự
tiến bộ cũng như tác động tích cực của pháp luật EU trong hoạt động xác định thẩm
quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN. Sự tiến bộ này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, do các quy định của pháp luật EU về Tư pháp quốc
tế nói chung và về thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có YTNN nói riêng

được xây dựng bởi những đại diện đến từ tất cả quốc gia thành viên của EU – những
nước tiên phong trong việc giải quyết xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền cũng như


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án1, nên pháp luật của
EU chính là sự tập hợp những điểm tiến bộ trong pháp luật của từng quốc gia thành viên.
Thứ hai, do tính chất đặc thù của EU – tổ chức liên Chính phủ, gồm nhiều quốc gia thành
viên khác nhau mà mỗi quốc gia có một truyền thống pháp luật khác nhau: có những
quốc gia theo hệ thống pháp luật thông luật, một số quốc gia khác theo hệ thống pháp
luật dân luật, nên các quy định chung của EU phải thể hiện sự tiến bộ và dung hịa được
lợi ích chung của tất cả các quốc gia thành viên thì quy định đó mới có khả năng thực
thi trên thực tế. Kể từ khi văn bản pháp luật đầu tiên của EU ra đời, điều chỉnh về thẩm
quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN, thì quy định về thẩm quyền của Tịa
án đối với vụ việc dân sự có YTNN đã có một nền tảng vững chắc để phát triển vượt bậc
trong giai đoạn sau; thực tiễn hoạt động xét xử các vụ việc dân sự có YTNN ở các quốc
gia thành viên EU cũng trở nên thuận lợi hơn.
Pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN
hiện nay đã có sự chuyển mình với sự ra đời của BLTTDS 2015. BLTTDS 2015 nói
chung và quy định về thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có YTNN tại
Chương XXXVIII của bộ luật nói riêng được đánh giá là thành công cao, thể hiện sự tiến
bộ của nhà làm luật, khắc phục được những bất cập tồn tại trong quy định của BLTTDS
2004: thẩm quyền của Tòa án Việt Nam có thể phát sinh khi bị đơn trong vụ việc là cá
nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; khi giữa các bên có thỏa thuận lựa chọn Tịa án Việt
Nam làm cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp… Do BLTTDS 2015 chỉ mới có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 nên một số quy định trong bộ luật còn khá mới và
để tạo cơ sở cho những quy định được hiểu theo một nghĩa thống nhất và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc áp dụng bộ luật trên thực tế, thì việc nghiên cứu để làm rõ các quy

định này là cần thiết. Mặc dù, quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân
sự có YTNN trong BLTTDS 2015 đã có sự tiến bộ, nhưng quy định của BLTTDS 2015

1

Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, Nxb, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr.177.


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

về thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có YTNN vẫn còn một số vấn đề chưa
được giải quyết và cần phải hồn thiện. Do đó, với tình hình hiện nay thì quy định về
thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có YTNN trong BLTTDS 2015 vẫn cần
được tiếp tục nghiên cứu để làm rõ nội dung của bộ luật cũng như đưa ra những kiến
nghị phù hợp; và quy định về vấn đề này theo pháp luật EU với nhiều điểm tiến bộ là
nguồn quan trọng để định hướng cho những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Với những lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài “Thẩm quyền của Tòa án đối với
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU và bài học kinh nghiệm cho pháp
luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2.

Tình hình nghiên cứu

Thứ nhất, tình hình nghiên cứu pháp luật EU về thẩm quyền của Tòa án đối với
vụ việc dân sự có YTNN. Tính đến thời điểm hiện nay, thì vấn đề này đã được nghiên
cứu bởi nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau dưới góc độ nghiên cứu từ khái quát đến
cụ thể. Có thể kể đến đề tài “Jurisdiction in civil and commercial matters under the
regulation no 1215/2012 – between common grounds of jurisdiction and divergent
national rules, The Interaction of National legal systems: Convergence or Divergence?”

của tác giả Łukasz Dyrda, hay đề tài “Choice of Court Clauses and Lis Pendens under
Brussels I Regulation” của tác giả Ekaterina Ivanova… Không chỉ được nghiên cứu bởi
các tác giả nước ngồi mà hiện nay tại Việt Nam cũng đã có một số cơng trình tiến hành
nghiên cứu quy định của pháp luật EU về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự
có YTNN. Trong tác phẩm “Tư pháp quốc tế”, tác giả Lê Thị Nam Giang đã đưa ra cái
nhìn khái quát đối với quy định của EU về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân
sự có YTNN; và trong khóa luận tốt nghiệp “Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi – nhìn từ góc độ so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp
luật Liên minh Châu Âu”, tác giả Nguyễn Gia Nam đã góp phần làm rõ hơn những quy
định này. Tuy nhiên, hiện nay với những thay đổi trong quy định của pháp EU thì tại


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, các cơng trình nghiên
cứu trên khơng cịn phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, tình hình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án đối
với vụ việc dân sự có YTNN. Vấn đề này hiện nay đã trở thành đề tài nghiên cứu của
nhiều cơng trình: “Một số vấn đề bất cập về xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư
pháp quốc tế” của tác giả Đồng Thị Kim Thoa, “Tư pháp quốc tế Việt Nam, quan hệ dân
sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài” của tác giả Đỗ Văn Đại và Mai Hồng
Quỳ…; nhưng tồn bộ các cơng trình này đều triển khai thực hiện trên cơ sở quy định
của BLTTDS 2004. Với thời điểm hiện nay, khi BLTTDS 2015 sắp có hiệu lực, thì tác
phẩm “Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015” do tác giả
Nguyễn Thị Hoài Phương làm chủ biên đã kịp thời phân tích những điểm tiến bộ cũng
như chỉ ra những bất cập trong bộ luật. Tuy nhiên, quy định về thẩm quyền của Tòa án
đối với vụ việc dân sự có YTNN trong BLTTDS 2015 lại khơng được cơng trình này
nghiên cứu; và tính đến thời điểm hiện nay thì hầu như chưa có cơng trình nào tại Việt
Nam tiến hành nghiên cứu quy định về vấn đề này trong BLTTDS 2015 để chỉ ra những

điểm tiến bộ của bộ luật cũng như đề xuất các kiến nghị cụ thể.
3.

Mục đích nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu đề tài “Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” nhằm:
-

Phân tích các quy định của pháp luật EU về thẩm quyền của Tòa án đối

với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
-

Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là quy định về thẩm

quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi trong BLTTDS 2015 để
thấy rõ những điểm tiến bộ trong quy định của bộ luật cũng như chỉ ra những vấn đề cần
đưa ra kiến nghị.


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

4.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận kết hợp phương pháp phân tích và so sánh nhằm làm rõ đối tượng được

nghiên cứu đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể. Phương pháp phân tích được vận
dụng trong tồn bộ nội dung của khóa luận để làm rõ quy định của pháp luật EU cũng
như quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự
có YTNN, từ đó đề xuất các kiến nghị cụ thể. Để có cái nhìn tồn diện về quy định của
pháp luật, đánh giá được những điểm tiến bộ của những quy định này, phương pháp so
sánh cũng được vận dụng để tiến hành so sánh quy định của BLTTDS 2004 với BLTTDS
2015 theo pháp luật Việt Nam, so sánh quy định giữa Nghị định 44/2001 và Nghị định
1215/2012 theo pháp luật EU về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN.
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tiến hành việc nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận, cơ sở pháp lý và cả
thực tiễn:
-

Về mặt lý luận: khóa luận phân tích, làm rõ khái niệm vụ việc dân sự có

YTNN và khái niệm thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN để làm cơ
sở cho hoạt động nghiên cứu quy định của pháp luật EU và pháp luật Việt Nam về thẩm
quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN.
-

Về cơ sở pháp lý: quy định của pháp luật EU về thẩm quyền của Tòa án

đối với vụ việc dân sự có YTNN, cụ thể bao gồm: Nghị định 1215/2012, Nghị định
2201/2003, Nghị định 4/2009 và Nghị định 650/2012, không bao gồm quy định pháp
luật của quốc gia thành viên EU. Bên cạnh quy định của pháp luật EU, cơ sở pháp lý của
khóa luận này còn bao gồm quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự
có YTNN tại Chương XXXVIII BLTTDS 2015.

-

Về mặt thực tiễn: khóa luận với mục đích làm rõ quy định của pháp luật

EU về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN để tiến đến việc đề xuất
các kiến nghị phù hợp cho pháp luật Việt Nam, đã phân tích thực tiễn áp dụng quy định


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

về vấn đề này theo pháp luật EU tại quốc gia thành viên EU và tại Tịa án Cơng lý EU,
đồng thời đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc
dân sự có YTNN trong BLTTDS.
6.

Bố cục của khóa luận

Phần nội dung của khóa luận được chia thành 3 chương:
-

Chương I: Một số vấn đề lý luận về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc

dân sự có yếu tố nước ngồi.
-

Chương II: Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngồi theo pháp luật của Liên minh Châu Âu.
-


Chương III: Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngồi theo pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị.


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ
VIỆC DÂN SỰ CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI
1.1 Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi
1.1.1 Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam đưa ra quy định cụ thể xác định các căn cứ làm phát sinh
YTNN trong vụ việc dân sự. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015
thì vụ việc dân sự có YTNN là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.
Nhìn chung căn cứ xác định một vụ việc dân sự có YTNN theo quy định của
BLTTDS 2015 và BLTTDS 2004 là tương tự nhau và đều dựa trên ba căn cứ sau:
Thứ nhất, xác định vụ việc dân sự có YTNN căn cứ vào chủ thể của vụ việc dân
sự.
Chủ thể nước ngoài làm cơ sở để xác định một vụ việc dân sự có YTNN có thể
là cá nhân nước ngồi hoặc cơ quan, tổ chức nước ngoài, và chỉ cần một trong các bên
tham gia vào vụ việc dân sự là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nước ngồi thì YTNN đã
phát sinh đối với vụ việc dân sự đó. Cụ thể:



Một trong các bên tham gia là cá nhân nước ngoài.

Khái niệm cá nhân nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định
138/2006/NĐ – CP về quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về quan hệ dân
Trang 1


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

sự có YTNN. Theo đó, cá nhân người nước ngồi, người nước ngồi là người khơng có
quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngồi và người khơng quốc tịch.
Để nắm rõ về chủ thể này một vụ kiện dân sự có thể được dẫn chứng, cụ thể: vụ việc
giữa ơng Neil Allan Mathews (quốc tịch Úc) và bà Lê Thị Ngọc Bích (quốc tịch Việt
Nam) về hợp đồng mua bán nhà ở tại Việt Nam2 đã Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh thụ lý vụ việc và xác định đây là vụ việc có YTNN trên cơ sở chủ thể là cơng dân
nước ngồi – ơng Neil với quốc tịch Úc.


Một trong các bên là cơ quan, tổ chức nước ngoài.

Ngược lại với quy định của BLTTDS 2015 về chủ thể của một vụ việc dân sự có
YTNN có thể là cơ quan, tổ chức nước ngồi, BLDS 2015 quy định chủ thể của quan hệ
dân sự có YTNN chỉ là pháp nhân nước ngoài. Theo quy định của pháp luật Việt Nam
cũng như pháp luật của một số nước3 thì khơng phải tất cả cơ quan, tổ chức đều được
xem là pháp nhân, mà cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Do đó, sẽ có trường
hợp một quan hệ dân sự có sự tham gia tổ chức nước ngồi khơng phải pháp nhân khơng
được BLDS xem là quan hệ dân sự có YTNN nhưng khi tranh chấp phát sinh giữa chủ

thể này với bên cịn lại thì theo quy định của BLTTDS đây lại là một vụ việc dân sự có
YTNN – chịu sự điều chỉnh của luật hình thức nhưng khơng chịu sự điều chỉnh của luật
nội dung. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án cũng xác định YTNN của một vụ việc dân sự
thơng qua chủ thể là cơng ty nước ngồi, cụ thể trong vụ kiện giữa nguyên đơn là Công
ty TNHH Hoou quốc tịch Nhật Bản với bị đơn là Công ty Cổ phần Hải Cường quốc tịch
Việt Nam về việc thanh tốn hợp đồng mua bán hàng hóa4, Tịa án nhân dân Thành phố

2

Quyết định số 03/2004/HĐTP-DS ngày 25-02-2004 về vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, Hội đồng Giám
đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao – xem thêm Phụ lục I.
3
Theo pháp luật Việt Nam, để được xem là pháp nhân thì phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 74 BLDS 2015. Ở
Anh, công ty hợp danh khơng được xem là có tư cách pháp nhân – Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học
những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, 2016, tr.572.
4
Quyết định số 37/2010/DS-GĐT ngày 17-8-2010 về vụ án dân sự “Tranh chấp về địi nợ” giữa Cơng ty TNHH
Hoou và Công ty Cổ phần Hải Cường, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao – xem thêm Phụ lục I.

Trang 2


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hồ Chí Minh đã dựa vào việc ngun đơn là cơng ty nước ngồi để xác định vụ việc
tranh chấp này có YTNN.


Chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.


So sánh quy định giữa BLTTDS 2015 và BLTTDS 2004 thì có thể thấy được sự
thay đổi khá lớn trong quy định về chủ thể của một vụ việc dân sự có YTNN. Theo đó,
theo quy định của BLTTDS 2015 thì người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng cịn
là một trong những chủ thể có thể làm phát sinh YTNN trong một vụ việc dân sự. Việc
không xem người Việt Nam định cư ở nước ngoài là chủ thể tạo nên YTNN trong các
vụ việc dân sự không làm ảnh hưởng gì đến việc giải quyết vụ án của Tịa án5, đồng thời
còn thể hiện cho sự phù hợp với bối cảnh quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị
pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngồi đang có sự thay đổi6.
Thứ hai, xác định vụ việc dân sự có YTNN căn cứ vào sự kiện pháp lý.
Chủ thể của vụ việc dân sự có thể là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng
vụ việc giữa họ vẫn có thể được xem là có YTNN nếu việc xác lập, thay đổi, thực hiện
hoặc chấm dứt quan hệ giữa họ xảy ra tại nước ngồi. Dưới góc độ so sánh giữa BLTTDS
2015 với BLTTDS 2004 thì có thể thấy rằng quy định của BLTTDS 2015 khơng cịn
xác định YTNN trong vụ việc dân sự dựa vào căn cứ quan hệ được xác lập, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật nước ngoài. Đây được xem là sự
tiến bộ của BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004, vì một vụ việc dân sự khi chưa được
Tịa án thụ lý thì chỉ có thể biết được là quan hệ đó có xảy ra ở nước ngồi hay khơng,

5

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch ngày 13 tháng 11 năm 2008 thì người Việt Nam định cư ở nước
ngồi bao gồm công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Nếu tách riêng
hai nhóm chủ thể này trong nội hàm khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đối với trường hợp vụ
việc dân sự có sự tham gia của người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngồi – người từng có quốc
tịch Việt Nam nhưng hiện nay đã là công dân của quốc gia khác, Tịa án vẫn có thể căn cứ vào chủ thể là cơng dân
nước ngồi để xác định YTNN trong vụ việc. Trong trường hợp của chủ thể cịn lại thì Tịa án vẫn có thể thụ lý vụ
án theo căn cứ xác định thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự khơng có YTNN.
6
Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức –

Hội luật gia Việt Nam, 2016, tr.572.

Trang 3


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

chứ chưa có cơ sở để xác định căn cứ phát sinh theo pháp luật nước ngoài 7 và về nguyên
tắc, việc xác định pháp luật nội dung để điều chỉnh quan hệ dân sự có YTNN chỉ đặt ra
sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án một quốc gia8.
Thứ ba, xác định vụ việc dân sự có YTNN căn cứ vào khách thể của vụ việc dân
sự đó.
Chủ thể của vụ việc dân sự đối với căn cứ này có thể là công dân, pháp nhân Việt
Nam nhưng đối tượng của quan hệ hiện đang ở nước ngoài đã dẫn đến vụ việc này được
xem là vụ việc dân sự có YTNN. Với quy định này của BLTTDS 2015 thì vụ việc được
xem là có YTNN đã được mở rộng, căn cứ vào khách thể của quan hệ pháp luật không
chỉ là tài sản trong quan hệ dân sự mà là đối tượng của quan hệ pháp luật đó mà đối
tượng của một quan hệ thì có thể là yếu tố vật chất hoặc phi vật chất, khơng nhất thiết là
tài sản9.
Tóm lại, pháp luật Việt Nam đã xác định YTNN của một vụ việc dân sự dựa vào
ba căn cứ: chủ thể, khách thể và sự kiện pháp lý. Các căn cứ này theo BLTTDS 2015 cơ
bản giống với quy định của BLTTDS 2004, tuy nhiên trong cả ba căn cứ, quy định của
BLTTDS 2015 đều có những thay đổi cơ bản thể hiện sự tiến bộ của nhà làm luật.
1.1.2 Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của một
số quốc gia khác.
Tương tự với pháp luật Việt Nam, Bộ luật dân sự của Liên Bang Nga cũng đưa
ra quy định xác định các căn cứ làm phát sinh một vụ việc dân sự có YTNN. Theo đó,
7


Nguyễn Trung Tín, Mấy ý kiến về phần thứ bảy “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” trong Dự thảo Bộ luật
dân sự (sửa đổi), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2005, tr.24.
8
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, 2013, tr.178; Nguyễn Trung Tín, Về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2006, tr.81.
9
Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trần Bảo Uyên, Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi, Kỷ yếu tọa đàm “Những điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”, tr.63; Đỗ Văn Đại (chủ biên),
Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, 2016,
tr.574.

Trang 4


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

với quy định tại Điều 1186 BLDS Liên Bang Nga, một vụ việc dân sự có YTNN khi mà
vụ việc đó có sự tham gia của cơng dân, tổ chức nước ngồi hoặc đối tượng của vụ việc
hiện đang ở nước ngoài. Như vậy, pháp luật của Nga cũng đưa ra các căn cứ để xác định
một vụ việc dân sự có YTNN tương tự với pháp luật Việt Nam – căn cứ vào chủ thể và
đối tượng của vụ việc dân sự. Mặt khác theo Luật Tư pháp quốc tế của Bungary với quy
định tại khoản 2 Điều 1, vụ việc dân sự được xem là có YTNN khi vụ việc đó có liên
quan đến hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau. YTNN của một vụ việc theo pháp luật
Bungary không được xác định theo bất kỳ căn cứ cụ thể nào mà theo đó chỉ cần vụ việc
khơng đơn thuần liên quan đến một quốc gia duy nhất thì được xem là có YTNN. Đối
với những quốc gia mà pháp luật có quy định cụ thể thế nào là vụ việc dân sự có YTNN
thì cách quy định của pháp luật cũng có sự khác nhau nhưng về cơ bản các căn cứ xác
định YTNN của một vụ việc dân sự là tương tự nhau.

Ngược lại những quốc gia trên, ở những quốc gia có hệ thống Tư pháp quốc tế
khá phát triển như Pháp, Đức, Ý,… thì việc đưa ra quy định xác định YTNN trong vụ
việc dân sự dường như là vấn đề khá xa lạ. Việc khơng có quy định thế nào là vụ việc
dân sự có YTNN chứa đựng cả ưu và nhược điểm. Ưu điểm thể hiện ở việc có thể làm
cho việc xác định một vụ việc dân sự có YTNN khơng bị giới hạn trong bất kỳ quy định
nào. Mà theo đó, Tịa án có thể dựa vào tính chất của vụ việc cũng như kinh nghiệm của
bản thân để xác định đó có phải là vụ việc có YTNN hay khơng. Tuy nhiên, cũng chính
từ điểm này đã dẫn đến một nhược điểm, rủi ro lớn nhất đó là sự thiếu thống nhất giữa
các Tòa án cũng như sự tùy tiện của Tòa án trong việc xác định YTNN của một vụ việc
dân sự. YTNN được xác định ở những quốc gia này chủ yếu dựa trên các bài viết nghiên
cứu của nhiều tác giả khác nhau và các án lệ của Tòa án, đặc biệt là ở Pháp, Đức, Hà
Lan, Thụy Điển10.

10

James J. Fawcett, Declining Jurisdiction in Private International Law, Nxb. Oxford University Press, 1995, tr.4.

Trang 5


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Mặc dù căn cứ xác định YTNN trong vụ việc dân sự không được pháp luật quy
định cụ thể nhưng các nhà nghiên cứu luật học ở những quốc gia này vẫn luôn cố gắng
giải thích thuật ngữ này. Trong tác phẩm Conflict of Laws11, một tranh chấp được xem
là có yếu tố “quốc tế” nếu yếu tố liên quan đến tranh chấp đó có mối quan hệ với nhiều
hơn một quốc gia, cách giải thích này tương tự với quy định trong Luật Tư pháp quốc tế
của Bungary – xác định vụ việc có YTNN khơng theo bất kỳ một căn cứ cụ thể nào. Mặt
khác, một số tác giả khác như Christopher M. V. Clarkson và Jonathan Hill đã xác định

vụ việc có YTNN dựa trên các căn cứ cụ thể, như: nơi xảy ra vụ việc, nơi cư trú hoặc
nơi đóng trụ sở của các bên trong vụ việc ở nước ngoài12. Ngoài ra trong Sách hướng
dẫn dành cho người thực hành pháp luật đối với các quy định của pháp luật EU về lĩnh
vực Tư pháp quốc tế13 thì vụ việc dân sự có YTNN được xác định bằng việc đưa ra một
số giả định thực tế như việc hoàn thành hợp đồng liên quan đến việc vận chuyển hàng
hóa vượt qua ranh giới của một quốc gia; hoạt động du lịch của cơng dân nước ngồi
hoặc tai nạn giao thơng ở nước ngồi; thừa kế di sản của cá nhân có tài sản ở nhiều quốc
gia hoặc quan hệ của cá nhân có nhiều quốc tịch trong quan hệ pháp luật hơn nhân gia
đình cũng có thể làm phát sinh vụ việc về quan hệ gia đình và trách nhiệm của cha mẹ
có YTNN.
Ở những quốc gia này vụ việc dân sự có YTNN cịn được xác định thơng qua các
phán quyết của Tòa án, theo từng vụ việc mà Tịa án sẽ xem xét đó có phải là vụ việc
dân sự có YTNN hay khơng. Có thể kể đến vụ kiện giữa nguyên đơn là công ty sản xuất
giày có quốc tịch Ý và bị đơn là một cơng ty có trụ sở ở Đức liên quan đến hợp đồng
mua bán giày, được Tòa án Oberlandesgericht Düsseldorf của Đức xem là có YTNN

11

Eugene F. Scoles, Peter Hay, Patrick J.Borchers, Symeon C.Symeonides, Conflict of Laws, 4th Edition, Nxb.
Thomson West Co, 2000, tr.1.
12
Christopher M.V.Clarkson, Jonathan Hill, The Conflict of Law, 4th Edition, Nxb. Oxford University Press, 2011,
tr.1.
13
Judicial cooperation in civil matters in the European Union, A guide for legal practitioners, European Union,
2014, tr.5 – (truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2016).

Trang 6



Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

trên cơ sở nguyên đơn là tổ chức nước ngoài14. Một vụ kiện khác được giải quyết tại Áo
giữa bà Renate Ilsinger – người Áo và cơng ty Schlank & Schick GmbH có trụ sở tại
Aachen (Đức) trong việc đòi tiền thưởng. Tòa án Landesgericht St. Pölten của Áo đã thụ
lý vụ việc và xác định YTNN dựa trên việc bị đơn là một cơng ty nước ngồi15. Trong
cả hai vụ việc nêu trên Tịa án đều nhận định là có YTNN dựa trên yếu tố chủ thể là tổ
chức nước ngồi.
Mặc dù có những quốc gia theo quan điểm đưa ra quy định của pháp luật xác định
cụ thể các căn cứ làm phát sinh một vụ việc dân sự dân sự có YTNN và cũng có những
quốc gia theo quan điểm ngược lại, nhưng các căn cứ dẫn đến một vụ việc dân sự có
YTNN ở những quốc gia này là tương tự nhau, và theo đó, vụ việc dân sự có YTNN khi
mà chủ thể của vụ việc đó là cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc đối tượng của vụ việc
hiện đang ở nước ngoài.
1.2 Khái quát về thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngồi
1.2.1 Khái niệm thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi
Thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có YTNN là một trong ba vấn đề
cơ bản thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế16, do đó có thể nói rằng nếu giải
quyết được vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN thì
đã giải quyết được một phần vấn đề cơ bản thuộc về Tư pháp quốc tế. Không những thế,

14

Case 275: CISG 25, Oberlandesgericht Düsseldorf, Germany, 1997.
Case C-180/06, Judgment of the Court of 14 May 2009 (Renate Ilsinger vs Schlank & Schick GmbH).
16
Ba vấn đề cơ bản thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao gồm xác định thẩm quyền của Tòa án quốc

gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN, vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng cho các quan hệ dân sự
có YTNN và vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, quyết định của
trọng tài nước ngoài – Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010,
tr.25; Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), Nxb. Hồng Đức –
Hội luật gia Việt Nam, 2013, tr.19.
15

Trang 7


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

khi một vụ việc dân sự có YTNN phát sinh thì vấn đề xác định thẩm quyền của Tịa án
quốc gia ln là vần đề đầu tiên cần phải giải quyết và là tiền đề để giải quyết các vấn
đề khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế17. Xác định được thẩm quyền
của Tịa án thì việc giải quyết xung đột pháp luật có thể dễ dàng thực hiện hơn vì khi đó
Tịa án quốc gia có thẩm quyền giải quyết vụ việc có thể dựa vào nguyên tắc lex fori để
áp dụng pháp luật của quốc gia mình trong việc giải quyết vụ việc, từ đó tạo điều kiện
cho việc xét xử dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nếu xác định được đúng thẩm quyền xét xử
theo nguyên tắc chung được nhiều quốc gia thừa nhận thì bản án của Tịa án có thể dễ
dàng nhận được sự cơng nhận và cho thi hành ở quốc gia khác.
Mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền hoạt động trong một lĩnh vực nhất định
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà luật đã quy định18. Phạm vi hoạt động và quyền
năng pháp lý của các cơ quan nhà nước do pháp luật quy định được hiểu là thẩm quyền
của các cơ quan nhà nước đó. Tịa án là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước với
thẩm quyền của Tịa án được pháp luật quy định chính là thẩm quyền xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hành chính và các vụ việc khác. Trong tiếng Anh, thẩm quyền của Tòa
án được gọi là “jurisdiction”, theo định nghĩa của Từ điển Blacklaw Dictionary thì thẩm
quyền của Tịa án là quyền của Tòa án trong việc giải quyết một vụ việc và đưa ra quyết

định19. Trong khoa học luật tố tụng dân sự Việt Nam, thẩm quyền của Tòa án đối với
các vụ việc dân sự được hiểu là căn cứ pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức được quyền
đòi hỏi Tòa án bảo vệ quyền khi bị xâm phạm20.
Từ đó có thể thấy, thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có YTNN là
quyền lực mà cơ quan Tòa án được Nhà nước trao cho thông qua Hiến pháp, để giải
17

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, 2013, tr.178.
18
Tưởng Duy Lượng, Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc về dân sự,
Tạp chí Tịa án nhân dân số 15, tháng 8/2007, tr.20.
19
Blacklaw Dictionary, 8th Edition, Nxb. West Publising Co, 1999, tr.867.
20
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, 2014, tr.111.

Trang 8


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

quyết vụ việc dân sự có YTNN do chủ thể của quan hệ dân sự làm phát sinh vụ việc dân
sự đó là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài, hoặc do vụ việc được phát sinh, thay
đổi, thực hiện, chấm dứt ở nước ngoài hoặc do đối tượng của vụ việc hiện đang ở nước
ngoài, và vụ việc này do bất kỳ chủ thể nào cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm
đưa ra. Vấn đề thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN rất quan trọng,
thể hiện thẩm quyền của một quốc gia trong việc giải quyết một vụ việc dân sự có liên

quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế Tịa án của một quốc gia
khơng thể có thẩm quyền giải quyết tất cả vụ việc dân sự có YTNN mà chỉ giải quyết
một phần nhỏ trong số đó, chỉ những vụ việc có liên quan đến quốc gia đó, và do đó mỗi
quốc gia ln cố gắng xây dựng các quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc
dân sự có YTNN trong pháp luật quốc gia mình sao cho có thể mở rộng tối đa thẩm
quyền xét xử của Tịa án quốc gia mình21.
1.2.2 Phân loại thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi
Pháp luật Việt Nam đưa những quy định cụ thể xác định thẩm quyền của Tịa án
trong BLTTDS 2015, theo đó thẩm quyền của Tịa án đối với vụ việc dân sự có YTNN
được chia thành thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt. Cần phải lưu ý là chỉ trong
trường hợp vụ việc dân sự có YTNN phát sinh thì thẩm quyền của Tịa án mới có sự
phân loại thành thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt; đây cũng chính là điểm
quan trọng để thấy được sự khác nhau giữa thẩm quyền của Tịa án đối với những vụ
việc dân sự có YTNN và thẩm quyền của Tòa án đối với những vụ việc dân sự khơng
có YTNN. Nhìn chung, pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới22 đều phân chia
thẩm quyền của Tòa án đối với những vụ việc dân sự có YTNN thành hai loại: thẩm

21

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, 2013, tr.178.
22
Phần 1 – Nội dung thẩm quyền của Tòa án theo Bộ luật tố tụng dân sự của Đức; Điều 2, 86, 97, 167 Luật tư
pháp quốc tế của Thụy Sỹ

Trang 9


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

quyền chung và thẩm quyền riêng biệt. Việc phân loại thẩm quyền của Tòa án đối với
vụ việc dân sự có YTNN thành thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt xuất phát từ
tính chất đặc thù của từng loại vụ việc, có thể giải quyết bởi Tòa án của bất kỳ quốc gia
nào hay chỉ dành riêng cho Tòa án của một quốc gia nhất định. Theo pháp luật của EU
và một số quốc gia khác như Bỉ, Bungary, thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân
sự có YTNN được chia thành thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng biệt và thẩm quyền
theo lựa chọn. Tuy nhiên, pháp luật của những quốc gia này vẫn xác định thẩm quyền
của Tòa án theo thỏa thuận lựa chọn của các bên thuộc thẩm quyền riêng biệt nếu các
bên khơng có thỏa thuận khác. Trong phần này, thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc
dân sự có YTNN sẽ được chia thành thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt để có
sự thống nhất với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ nhất, thẩm quyền chung của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngồi.
Thẩm quyền chung là thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia được xác định theo
pháp luật của quốc gia đó và quy định thẩm quyền giải quyết vụ việc của Tịa án quốc
gia này khơng thể hiện sự phản đối thẩm quyền của Tòa án quốc gia khác đối với cùng
một vụ việc. Những vụ việc dân sự có YTNN được xác định thuộc thẩm quyền chung
của Tòa án quốc gia thường là những vụ việc khơng ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, trật
tự cơng cộng, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức của quốc gia đó, và bất kỳ Tịa án
quốc gia nào có liên quan đến vụ việc cũng có thể giải quyết. Thông thường việc xác
định thẩm quyền chung sẽ căn cứ vào yếu tố chủ thể là bị đơn trong vụ tranh chấp, với
mục đích bảo vệ một phần lợi ích cho bị đơn, tạo điều kiện cho bị đơn có thể bảo vệ
chính mình tại quốc gia mà người này cư trú. Theo đó, nhà làm luật có thể căn cứ vào
nơi cư trú, nơi thường trú hoặc quốc tịch của bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở, nơi
thường xuyên hoạt động hoặc nơi đăng ký kinh doanh của bị đơn là cơ quan, tổ chức để
xác định thẩm quyền chung của Tòa án. Cụ thể, pháp luật Việt Nam với quy định tại

Trang 10



Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

điểm a, b khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 đã căn cứ vào nơi cư trú, làm ăn, sinh sống
lâu dài của bị đơn là cá nhân và nơi có trụ sở của bị đơn là cơ quan, tổ chức; còn pháp
luật EU đã căn cứ vào nơi cư trú, nơi thường trú của bị đơn để xác định thẩm quyền
chung của Tòa án đối với vụ việc dân sự có YTNN. Ngồi ra, theo quy định tại Điều 14,
15 BLDS Pháp, thẩm quyền chung được xác định dựa vào yếu tố quốc tịch của bị đơn –
chỉ cần bị đơn có quốc tịch Pháp thì Tịa án Pháp sẽ có thẩm quyền mà khơng cần biết
vụ việc có mối quan hệ gì đến quốc gia mình hay khơng. Tuy nhiên, theo quy định của
BLTTDS Đức thì thẩm quyền chung của Tịa án lại không được xác định theo căn cứ
phổ biến trên mà xác định theo nơi có tài sản của bị đơn và hồn tồn khơng quan tâm
giá trị tài sản đó là lớn hay nhỏ, có liên quan đến vụ việc được giải quyết hay không23.
Mỗi quốc gia đều dựa vào các căn cứ khác nhau để xác định thẩm quyền chung
của Tịa án quốc gia mình, dẫn đến tình trạng Tịa án của nhiều quốc gia cùng lúc có
thẩm quyền đối với cùng một vụ việc dân sự, tạo nên hiện tượng đặc thù của Tư pháp
quốc tế – xung đột thẩm quyền. Để góp phần giải quyết hiện tượng này thì giải pháp tốt
nhất là xác định thẩm quyền Tòa án quốc gia trên cơ sở đơn khởi kiện của các bên24.
Đây cũng là giải pháp mà pháp luật EU cũng như pháp luật Việt Nam áp dụng để tránh
trường hợp xung đột thẩm quyền với Tòa án quốc gia khác, cụ thể với quy định tại Điều
29 Nghị định 1215/2012, ngoại trừ Tòa án quốc gia nhận đơn khởi kiện đầu tiên, các
Tòa án còn lại đều phải tạm đình chỉ thủ tục tố tụng cho đến khi Tòa án nhận đơn đầu
tiên mở phiên tòa và phải đình chỉ thủ tục tố tụng sau khi Tịa án nhận đơn đầu tiên mở
phiên tòa; và với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015, Tòa án Việt
Nam phải trả lại đơn hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự nếu vụ việc đó khơng thuộc

23


Điều 23 BLTTDS Đức.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam 2013, tr.178; Nguyễn Bá Bình, Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp
dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 8, tháng 6/2008, tr.16.
24

Trang 11


Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo pháp luật EU
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam, có nghĩa là những vụ việc thuộc thẩm quyền
chung, và đã được Tòa án quốc gia khác thụ lý giải quyết.
Tóm lại, thẩm quyền chung đối với vụ việc dân sự có YTNN sẽ được xác định
khi vụ việc dân sự khơng có tính chất đặc thù, bất kỳ Tòa án của quốc gia nào cũng có
thể giải quyết vụ việc đó và khi phán quyết được ban hành bởi một trong các Tòa án
quốc gia cùng có thẩm quyền chung thì phán quyết đó được bảo đảm khả năng công
nhận và cho thi hành ở quốc gia khác.
Thứ hai, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngồi.
Ngồi việc đưa ra các căn cứ để xác định thẩm quyền chung, pháp luật của các
nước cịn có những quy định xác định thẩm quyền riêng biệt của Tịa án quốc gia mình25.
Thẩm quyền riêng biệt được xác định trong trường hợp vụ việc dân sự mang yếu tố đặc
thù, chỉ có Tịa án của một quốc gia cụ thể mới có thể giải quyết vụ việc tốt nhất. Thẩm
quyền riêng biệt với ý nghĩa bảo vệ lợi ích quốc gia, trật tự cơng cộng và lợi ích cần thiết
của cơng dân và pháp nhân của quốc gia đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử một
cách hiệu quả26 nên khi một quốc gia xác định vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của
Tòa án quốc gia mình cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận thẩm quyền giải quyết vụ việc
của Tòa án các quốc gia khác. Có quan điểm cho rằng thẩm quyền riêng biệt mang tính

chất áp đặt, bắt buộc phải kiện tại một tịa án quốc gia27, có nghĩa là khi vụ việc được
xác định thuộc thẩm quyền riêng biệt theo pháp luật của một quốc gia thì các bên trong
vụ tranh chấp chỉ được quyền khởi kiện tại Tòa án của quốc gia đó mà khơng được quyền
khởi kiện tại Tòa án của quốc gia khác. Tuy nhiên, bản chất của quy định về thẩm quyền
25

Đồng Thị Kim Thoa, Một số vấn đề về xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế, Tạp chí nhà nước
và pháp luật số 06/2006, tr.80.
26
Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước
ngồi, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr.132.
27
Nguyễn Trung Tín, Về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 2/2006, tr.82.

Trang 12


×