ĐẶT VẤN ĐỀ
Để xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà cụ thể
nào, đầu tiên, người ta phải xác định vụ việc đó có thuộc thẩm quyền sơ thẩm
dân sự của Toà án theo loại việc hay không, sau đó căn cứ vào luật thực định để
xác định xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Toà án cấp nào và bước
sau cùng là xác định trong số các Toà án cùng cấp đó thì Toà án lãnh thổ nào sẽ
có thẩm quyền giải quyết. Nếu có nhiều Toà án có thẩm quyền xét xử trong cùng
một vụ việc thì các đương sự có thể lựa chọn Toà án theo quy định của pháp
luật. Sau đây nhóm 3 sẽ phân tích hai quy định: Thẩm quyền sơ thẩm của Toà
án theo lãnh thổ và Quyền lựa chọn toà án của đương sự, để làm rõ hơn vấn đề
trên.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thẩm quyền sơ thẩm của Toà án theo lãnh thổ.
Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ được dựa trên hai
yêu cầu cơ bản là: tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án trong việc giải quyết nhanh
chóng và chính xác vụ việc dân sự đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các
đương sự trong việc tham gia tố tụng.
1. Khái niệm và ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của
Toà án theo lãnh thổ.
- Việc phân định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ: là việc phân định
thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các toà án cùng cấp với nhau.
- Việc phân định này có ý nghĩa: Đối với đương sự: Là cơ sở pháp lý để
nguyên đơn chủ động trong việc xác định được Toà án mà mình có thể gửi đơn
kiện hoặc lựa chọn Toà án thuận lợi nhất cho mình trong việc tham gia tố tụng.
Bên cạnh đó còn giúp các đương sự nhanh chóng thực hiện được quyền khởi
kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn kiện ra
Toà án không có thẩm quyền gây mất thời gian và chi phí không đáng có.
Đối với Toà án: Xác định một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình hay không ? Và đây cũng là cơ sở để giải quyết trong trường hợp
có tranh chấp về quyền sơ thẩm dân sự giữa các Toà án cùng cấp.
2. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo lãnh thổ.
1
Theo Điều 33, 34 BLTTDS 2004, ta có thể xác định chủ thể có thẩm quyền
xét xử sơ thẩm bao gồm: Toà án nhân dân cấp Huyện; Toà án nhân dân cấp
Tỉnh. Do đặc thù hệ thống Toà án nước ta là số lượng Toà án rất lớn. Trên thực
tế có nhiều vụ việc xảy ra mà rất nhiều toà có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Để
xác định rõ Toà án nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm với một vụ án nhất định
thì ngoài những quy định tại Điều 33, 34 còn phải dựa vào những quy định tại
Điều 35 BLTTDS.
a. Thẩm quyền sơ thẩm đối với vụ án dân sự
- Theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2004 thì: Toà án có thẩm quyền
giải quyết xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là Toà án nơi cư trú, làm việc của bị đơn,
nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
Sở dĩ có quy định như vậy vì bị đơn chỉ mới là người được giả thiết hay suy
đoán xâm phạm tới quyền lợi của nguyên đơn hay được giả thiết trong một tình
trạng pháp lý nào đó. Tâm lý của họ là không muốn đến Toà án nên họ cần được
tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện quyền tự bảo vệ của mình trước Toà án.
- Tuy nhiên, theo Điểm b khoản 2 Điều 35 thì: các đương sự cũng có thể
thoả thuận yêu cầu Toà án nơi cư trú nơi làm việc của các nguyên đơn để giải
quyết.
- Theo Điểm c Khoản 1 Điều 35 khi có tranh chấp về bất động sản thì theo
nguyên tắc, Toà án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Nếu
trong một vụ án dân sự có nhiều Toà có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, thì Toà án
nơi BĐS sẽ có thẩm quyền xét xử. Quy định này dựa trên cơ sở ưu tiên, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho cơ quan bảo vệ công lý trong việc chứng mình, thu thập
tài liệu, chứng cứ nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
b. Thẩm quyền sơ thẩm đối với việc dân sự
- Theo Khoản 2 Điều 35 BLTTDS thì thẩm quyền Tòa án giải quyết việc
dân sự theo lãnh thổ được xác định như sau:
o Đối với yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì sẽ do Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên
bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế hành vi dân sự cư trú, làm việc giải
quyết.
o Đối với yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và
quản lý tài sản của người đó yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết
thì sẽ do Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
2
cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng giải
quyết.
o Đối với yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc là đã chết
thì sẽ do Tòa án đã ra tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết giải quyết;
o Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành ở Việt Nam bản án, quyết
định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án
nước ngoài thì sẽ do Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài
cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người thi hành
án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản
liên quan đến thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài giải quyết;
o Đối với yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có
yêu cầu thi hành tài Việt Nam thì sẽ do Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm
việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người
gửi đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết;
o Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định
của Trọng tài nước ngoài thì sẽ do Toà án nơi người phải thi hành quyết định của
Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc
nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức
hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài giải quyết.
- Đối với các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam
giải quyết các vụ tranh chấp thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh
thổ được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. Tại
Điều 7 Luật TTTM 2010: Các bên có thể thoả thuận với nhau Toà án có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp nếu các bên không có thoả thuận lúc đó sẽ dựa vào
quy định của pháp luật để xác định Toà án có thẩm quyền. Toà án nơi cư trú, làm
việc hoặc có trụ sở của bị đơn vẫn được ưu tiên.
- Các trường hợp đặc biệt của việc dân sự khi xác định Toà án có thẩm
quyền xét xử sơ thẩm.
Thông thường trong việc dân sự sẽ có người bị yêu cầu, nhưng trong những
trường hợp sau, việc dân sự sẽ không xuất hiện người bị yêu cầu. Lý do đó là
3
yêu cầu của người yêu cầu không hướng tới một người khác mà là sự yêu cầu
Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý.
o Khác với những quy định ở trên, người gửi đơn yêu cầu có thể tự
mình lựa chọn Toà án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở không công nhận
bảo án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài không có yêu cầu thì hành tại
Việt Nam.
o Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn thì sẽ do Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia
tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc giải quyết.
o Đối với yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp
nuôi con sau khi ly hôn thì sẽ do Tòa án nơi một trong các bên thoả thuận về
thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc giải quyết;
o Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì sẽ do Tòa án nơi
việc đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết. Cũng là một quy định khác, yêu
cầu sau đây, yếu tố để xác định Toà án có thẩm quyền không phụ thuộc vào nơi
có BĐS; nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của người yêu cầu, người bị yêu cầu.
Ở đây, Toà án có thẩm quyền giải quyết là nơi sự việc đó xảy ra.
o Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn sẽ do Tòa án nơi cha hoặc mẹ của
con chưa thành niên cư trú, làm việc giải quyết;
o Đối với yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thì sẽ do Tòa án nơi cha,
mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc giải quyết;
3. Thực tiễn của việc áp dụng thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo
lãnh thổ và một số kiến nghị
Theo báo cáo tổng kết ngành Tòa án 2009 của TANDTC: kết quả thụ lí giải
quyết của Tòa án cấp sơ thẩm thụ lí 1764 vụ, đã giải quyết 1634 vụ, đạt 92,6%.
Điều đó cho thấy, chất lượng sơ thẩm dân sự của Tòa án đang ngày càng cao
hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng thẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án theo lãnh
thổ vẫn còn một số những hạn chế:
Thứ nhất: Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo nơi có bất động
sản tranh chấp còn nhiều vướng mắc. Trước đây, theo quy định của Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 thì “ Tranh chấp bất động sản
do Tòa án nơi có bất động sản tranh chấp”. Nhưng Pháp lệnh thủ tục giải
4
quyết các vụ án kinh tế năm 1994 lại quy định: “trong trường hợp vụ án chỉ
liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết”. Vì
thế các Tòa án gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xác định tranh
chấp nào là tranh chấp về bất động sản do có nhiều ý kiến khác nhau như
có phải tất cả những tranh chấp liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm
quyền của Tòa án nơi có bất động sản đó; hay chỉ những tranh chấp mà đối
tượng tranh chấp là bất động sản là tranh chấp chính thì mới thuộc thẩm
quyền của Tòa án nơi có bất động sản giải quyết. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh
quy định tại điểm c khoản 1 điều 35 theo tinh thần tránh những tranh chấp bất
động sản chỉ có toà án nơi có bất động sản giải quyết.
Thứ hai: Việc xác định thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp về
quan hệ về tài sản bao gồm cả động sản và bất động sản. Đối với những vụ
việc chỉ có một quan hệ pháp luật tranh chấp là quan hệ về tài sản nhưng
tài sản là đối tượng tranh chấp lại bao gồm cả động sản và bất động sản.
Dẫn đến các Tòa án bị lúng túng khi xác định thẩm quyền của Tòa án trong
trường hợp đương sự có tranh chấp và yêu cầu chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kì hôn nhân còn tồn tại, yêu cầu chia tài sản thừa kế…
nhưng tài sản tranh chấp lại bao gồm cả động sản và bất động sản. Vì vậy,
trong các văn bản hướng dẫn thi hành cần có hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc
xác định thẩm quyền trong trường hợp vụ việc có nhiều quan hệ pháp luật
tranh chấp. Cụ thể là trường hợp vụ việc có nhiều quan hệ pháp luật thì Toà án
có thẩm quyền là Toà án nơi có bất động sản tranh chấp, nếu đối tượng tranh
chấp là bất động sản đồng thời đó là quan hệ tranh chấp chính cần giải quyết
trong vụ án dân sự đó.
Thứ ba: việc mở rộng thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án cấp
huyện như là trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp lao động đã và đang
đặt ra thách thức cho các Tòa án cấp huyện, đặc biệt là các vùng miền núi, vùng
sâu, vùng xa. Bởi các thẩm phán ở cấp huyện hiện nay phần lớn vẫn còn thiếu về
số lượng, chất lượng yếu. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án trong thời
gian qua cho thấy kinh nghiệm của tòa trong việc giải quyết tranh chấp ở nhiều
địa phương là chưa nhiều. Do đó các Tòa án lúng túng ngay từ khi xác định quan
5