Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện sốp cộp, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

LÝ THỊ THIỀM

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU
ĐÃI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ HẢO

Hà Nội, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lắp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.


Hà Nội, ngày …..tháng…. năm 2020
Người cam đoan

Lý Thị Thiềm


ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng và lịng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ sự
cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới cơ giáo TS. Hồng Thị Hảo đã ân cần, tỉ
mỉ hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng chính sách
xã hội huyện Sốp Cộp - tỉnh Sơn La cùng anh chị em, cán bộ các phịng
chun mơn đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu để làm luận
văn thạc sĩ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lý Thị Thiềm


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO VAY HỘ NGHÈO .......................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ
nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. ........................... 5
1.1.1. Những nội dung cơ bản về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
cho vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. ........................ 10
1.1.2. Nội dung về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ
nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. .......................................... 14
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho
vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp................................ 16
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
cho vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. ........................ 19
1.2.Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ
nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. ......................... 26
1.2.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ
nghèo tại NHCSXH ở địa phương cấp Huyện. ....................................... 26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. ....... 30
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Sốp Cộp. ................................................. 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Sốp Cộp. ........................................ 32


iv
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 32
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo tại ngân
hàng CSXH huyện Sốp Cộp. ................................................................... 33
2.2. Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La35

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng CSXH huyện Sốp
Cộp, tỉnh Sơn La ..................................................................................... 35
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Sốp Cộp ............................. 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 39
2.3.1. Phương pháp chọn điểm điều tra .................................................. 39
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................ 39
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 40
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................ 41
2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá .................................................................... 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 42

3.1. Khái quát về các hoạt động thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho
vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Sốp Cộp .................. 42
3.1.1. Khái quát về các hoạt động chủ yếu của NHCSXH huyện Sốp Cộp42
3.1.2. Nội dung thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho vay tại
ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. .......................................................... 44
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho
vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. .................................. 64
3.2.1. Nhân tố từ phía Ngân hàng ........................................................... 64
3.2.2. Nhân tố từ phía khách hàng .......................................................... 67
3.2.3. Nhân tố khác ................................................................................. 68
3.3. Đánh giá chung về thực trạng .............................................................. 69
3.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 69
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. ................................................... 71


v
3.4. Một số giải pháp thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ
nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. .............................................. 76
3.4.1. Quan điểm định hướng mục tiêu thực hiện chính sách. ............... 76

3.4.2. Giải pháp thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo
tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. ..................................................... 78
3.5. Kiến nghị .............................................................................................. 88
3.5.1. Kiến nghị với Ngân hàng CSXH Việt Nam ................................... 88
3.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng CSXH tỉnh Sơn La ............................... 90
3.5.3. Đề xuất đối với tổ chức Hội nhận ủy thác .................................... 91
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 95
PHỤ LỤC


vi
`DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ nguyên nghĩa

Chữ viết tắt
DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GQVL

Giải quyết việc làm

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHTM


Ngân hàng thương mại

PGD

Phòng giao dịch

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

HSSV

Học sinh sinh viên


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH Sốp Cộp ........... 36
Bảng 2.2. Mẫu điều tra theo các đối tượng cụ thể .......................................... 40
Bảng 3.1: Tổng hợp số liệu hộ nghèo qua các năm ........................................ 48
Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn vốn qua các năm ................................................. 49
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Sốp Cộp ........... 50
Bảng 3.4: Cơ cấu dư nợ cho vay các chương trình ......................................... 51
Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu dư nợ cho vay ủy thác 2019 ............................... 52
Bảng 3.6: Kết quả cho vay hộ nghèo qua các năm ......................................... 54
Bảng 3.7: Hệ số sử dụng vốn tại năm 2017-2019 ........................................... 55
Bảng 3.8 Nợ xấu năm 2018-2019 ................................................................... 56
Bảng 3.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
cho vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp. ............................... 64
Bảng 3.10 Các nhân tố từ phía khách hàng..................................................... 67


viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay hộ nghèo (9) ..................................................... 13
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức NHCSXH huyện Sốp Cộp ....................... 37


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đất nước đang
tiến mạnh trên con đường cơng nghiệp hố - hiện đại hố.Tuy nhiên, sự chênh
lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi và
tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa cịn

lớn. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách
đồng bộ, bằng nhiều giải pháp hành động kiên quyết, huy động sức mạnh tổng
hợp toàn xã hội, nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xố đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm và ổn định xã hội. Tín dụng cho hộ nghèo là
một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu xố đói
giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Do vậy, cần thiết phải có tổ chức tín dụng
chuyên biệt để cho vay hộ nghèo. Năm 1996, Nhà nước ta đã thành lập Ngân
hàng phục vụ người nghèo và đến năm 2003 được tách ra thành Ngân hàng
chính sách xã hội (NHCSXH), với mục tiêu chủ yếu là an sinh xã hội, cho vay
hộ nghèo. Sau gần 20 năm hoạt động, NHCSXH đã cho vay hàng trăm ngàn
tỷ đồng cho hàng chục triệu lượt hộ nghèo và đã góp phần NHCSXH đã góp
phần to lớn trong cơng cuộc XĐGN cho đất nước.
Kể từ khi chính thức gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế khiến nền
kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển nhưng đây cũng là một thách thức
không nhỏ của Ngân hàng CSXH. Chính vì vậy, để thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 và các năm tiếp
theo NHCSXH cần khắc phục được những khó khăn trước mắt, cũng như lâu
dài thì mới đáp ứng nhu cầu tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Mở rộng cho vay hộ nghèo một mặt nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mặt
khác vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là mục tiêu quan
trọng và lâu dài của NHCSXH.


2

Huyện Sốp Cộp là một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và là
một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, vấn đề đói nghèo và chống
đói nghèo lại càng đặt ra cấp thiết và mang ý nghĩa chiến lược trong thời
gian tới. Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La được
thành lập với mục đích góp phần giảm nghèo trên địa bàn huyện, theo đó,

một trong những chức năng là cấp tín dụng cho hộ nghèo để giúp các hộ
nghèo có vốn đầu tư làm ăn, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, chưa phải tất cả
các hộ nghèo đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và việc thốt nghèo
chưa bền vững. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
cũng chưa phải là định chế tài chính phát triển bền vững: Nguồn vốn tín
dụng cho hộ nghèo cịn chưa cao, quy mơ tín dụng cịn nhỏ lẻ, nhiều khoản
tín dụng khơng được thanh tốn đúng hạn, hiệu quả giảm nghèo còn chưa
cao, người dân tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn… Những vấn đề trên là
phức tạp, nhưng chưa có mơ hình thực tiễn và chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở tỉnh Sơn La nói chung và huyện Sốp
Cộp nói riêng, cơng tác cho vay hộ nghèo địi hỏi phải được nghiên cứu một
cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự quan tâm đặc biệt của
Nhà nước cũng như tồn xã hội…
Trước vấn đề đó, tơi xin chọn đề tài nghiên cứu về “Giải pháp thực
hiện Chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH
huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách tín dụng ưu
đãi đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Sốp Cộp, từ đó đề xuất một
số giải pháp thực hiện Chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo tại ngân
hàng CHSXH huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La góp phần vào việc giảm nghèo
trên địa bàn huyện.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách tín

dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo.
- Đánh giá được thực trạng về tình hình thực hiện chính sách tín dụng ưu
đãi cho vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng
ưu đãi cho vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp.
- Đề xuất các giải pháp trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho
vay hộ nghèo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về “Thực hiện chính sách tín
dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp, tỉnh
Sơn La”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính
sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp,
tỉnh Sơn La.
- Phạm vi về không gian: Tại Ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp, tỉnh
Sơn La.
- Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu số liệu thứ cấp từ năm 2017 đến năm 2019.
Nghiên cứu số liệu sơ cấp điều tra thu thập từ tháng 6/2020 đến tháng
10/2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho
vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.


4

- Thực trạng về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo

tại Ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp.
- Các nhân tổ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp.
- Một số giải pháp trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ
nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách tín dụng ưu
đãi cho vay hộ nghèo
Chương 2: Đặc điểm của địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG ƯU ĐÃI CHO VAY HỘ NGHÈO
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ
nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Khái niệm cho vay hộ nghèo
Cho vay hộ nghèo tại NHCSXH là cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần
thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm,
đảm bảo an sinh xã hội. (Nguồn wedsite NHCSXH Việt Nam).
Đặc điểm cho vay hộ nghèo
Hộ nghèo vay vốn NHCSXH là hộ có hộ khẩu thường trú hoặc có
đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; có tên trong danh sách hộ
nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ LĐ -TB&XH
công bố từng thời kỳ.

Hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH không phải thế chấp tài sản và được
miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay
vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của
UBND cấp xã.
Vốn vay được sử dụng đầu tư cho hoạt động chăn nuôi, sản xuất kinh
doanh, dịch vụ; làm mới và sửa chữa nhà ở; điện sinh hoạt; xây dựng các
cơng trình nước sạch; giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về chi phí học tập
cho học sinh...
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ
quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. (Lãi
suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo hiện nay là 0,55%/tháng).
Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu
vay vốn, vốn tự có và khả năng trả nợ của hộ vay. (Hiện nay mức cho vay hộ
nghèo đến 50 triệu đồng/ hộ).


6

Thời hạn vay vốn đối với hộ nghèo phù hợp với đối tượng và thời gian
luân chuyển của chu kỳ sản xuất, kinh doanh và được cho vay nhiều lần cho
đến khi thoát nghèo.
NHCSXH thực hiện ủy thác cho 04 tổ chức chính trị - xã hội thực hiện
một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay vốn hộ nghèo, trong đó có
việc thành lập và quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn. NHCSXH tổ chức giải
ngân, thu nợ trực tiếp đến từng người vay tại các điểm giao dịch xã và tổ chức
hạch toán, theo dõi nợ vay đến từng người vay.
Vai trò của cho vay hộ nghèo
NHCSXH có vai trị quan trọng đối với hộ nghèo. Nó được coi là cơng
cụ quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và
năng suất thấp, là chìa khố vàng để giảm nghèo. Vai trị của tín dụng

NHCSXH được thể hiện ở một số nội dung sau:
Cung cấp vốn tín dụng, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng
đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống:
Vốn tín dụng cho hộ nghèo đã góp phần cải thiện tình hình thị trường
tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Trong ba yếu tố cơ
bản để hộ nghèo có điều kiện sản xuất kinh doanh; đó là vốn bằng tiền hoặc
đất đai, lao động và kỹ thuật; trong đó, vốn bằng tiền đóng vai trị quan trọng
nhất vì nếu có vốn bằng tiền, thì người sản xuất có thể mua sắm các tư liệu
sản xuất khác, kể cả đất đai. Hiện nay, tích luỹ của người nghèo ở nước ta rất
thấp, do đó hầu như các hộ nghèo đều thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Nhờ
nguồn vốn của ngân hàng mà các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được khoa
học kỹ thuật, công nghệ mới như các giống cây, con mới, kỹ thuật canh tác
mới và cũng nhờ vay vốn, mà hộ nghèo tiếp cận được với công tác khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư.


7

Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi.
Tệ nạn cho vay nặng lãi đã có từ lâu đời nay, hiện nay vẫn đang tồn tại
khá nặng nề ở nông thôn, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cho vay nặng
lãi thể hiện ở lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng
hoặc dưới dạng mua bán sản phẩm non như lúa non, lạc non, mía non…ở thời
kỳ giáp hạt.
Do nhu cầu cấp bách (thường là do đói kém, ốm đau bệnh tật, chi phí
con đi học hoặc nhu cầu đột xuất), nên họ phải vay nặng lãi. Tín dụng nặng
lãi gây nhiều tác hại cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, làm cho hộ nghèo
càng nghèo thêm. Chính hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH
đã trực tiếp làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi.

Giúp hộ nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện
hoạt động sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo:
Cung ứng vốn cho hộ nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho
sản xuất, kinh doanh để xóa đói giảm nghèo; sau một thời gian thu hồi cả gốc
và lãi đã buộc người vay phải tính tốn trồng cây gì, ni con gì, làm nghề gì
và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình;
đồng thời trả nợ cho ngân hàng. Để làm được điều đó, họ phải học hỏi kỹ
thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý. Từ đó, tạo cho họ tính năng động,
sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong cơng tác
quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông người nghèo sản xuất tạo ra nhiều sản
phẩm hàng hố thơng qua việc trao đổi trên thị trường, làm cho họ tiếp cận
được kinh tế thị trường một cách trực tiếp. Đồng thời giải quyết tình trạng
khơng có việc làm cho hàng vạn lao động nghèo, phát huy tiềm năng sẵn có
của các hộ gia đình. Thơng qua vốn tín dụng cho hộ nghèo đã hỗ trợ phát triển
ngành nghề ở nông thôn, như: Chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ phục vụ sản xuất và đời sống cũng như thủ công mỹ nghệ, ngành nghề
truyền thống. Nhờ vậy, đã giải quyết việc phần lớn thời gian nông nhàn tại


8

nông thôn. Tận dụng lao động để khai thác ngành nghề truyền thống, khai
thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hội cho người nghèo tự vận động, vượt qua khó
khăn, vươn lên thốt khỏi đói nghèo hồ nhập cộng đồng.
Cung ứng vốn cho hộ nghèo góp phần xây dựng nơng thôn mới
Cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH thực hiện theo các quy định
nghiệp vụ như bình xét cơng khai đối tượng được vay, thành lập tổ vay vốn,
phải qua sự kiểm tra của chính quyền xã, phường, các tổ chức chính trị - xã
hội các cấp từ Trung ương đến xã, vốn vay được phát trực tiếp tận người vay.
Thông qua hoạt động vay vốn, các hộ nghèo trong tổ cùng giúp đỡ nhau trong

sản xuất và đời sống; trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý
kinh tế, chia sẻ rủi ro, hoạn nạn. Từ đó mà tình làng nghĩa xóm được gắn bó
hơn. Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế nơng thơn. Trật
tự an ninh, an tồn xã hội được giữ vững; hạn chế được những mặt tiêu cực,
tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Tạo việc làm cho người lao động: Thông qua công tác cho vay hộ
nghèo, đã thu hút được một bộ phận con, em của hộ nghèo có việc làm ổn
định, tạo thêm nhiều của cải cho gia đình và xã hội, góp phần hạn chế tệ nạn
xã hội, ổn định trật tự chính trị và an tồn xã hội.
Các loại hình cho vay hộ nghèo
Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại các loại hình cho vay. Sau đây
là một số cách phân loại cơ bản:
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời
gian liên quan mật thiết đến tính an tồn và sinh lợi của tín dụng cũng như
khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, cho vay được phân thành:
+ Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống dùng để đáp ứng các nhu
cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.


9

+ Cho vay trung hạn: Từ trên một năm đến 5 năm, áp dụng cho các hộ
vay dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, mở
rộng sản xuất, chăn nuôi….
Cho vay dài hạn: Trên 5 năm dùng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như
xây dựng nhà ở, phương tiện vận tải có quy mơ lớn, trồng cây cơng nghiệp
hoặc ăn quả lâu năm …
Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều
khoản cho vay khơng xác định trước được chính xác thời hạn. Cho vay ngắn

hạn thường cao hơn cho vay trung và dài hạn do cho vay trung và dài hạn rủi
ro cao, nguồn vốn đắt và khan hiếm.
Căn cứ vào mối quan hệ với người vay
Có hai hình thức cho vay:
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cho khách hàng vay vốn thông
qua hồ sơ xin vay mà khách hàng nộp cho ngân hàng. Khách hàng làm việc
trực tiếp với cán bộ ngân hàng để thoả thuận các vấn đề có liên quan.
Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay phổ biến của NHCSXH. Đây là
hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay thơng
qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, tổ
tiết kiệm và vay vốn,.. Tổ Tiết kiệm và vay vốn được thành lập nhằm tập hợp
các hộ có nhu cầu vay vốn của NHCSXH. Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn,
ấp, bản, làng do các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo xây dựng và quản lý
được giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên để
lập quỹ tự lực của Tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm tra, giám
sát Tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích.Tổ Tiết kiệm và vay vốn là đối
tác chính ký hợp đồng nhận làm dịch vụ tín dụng trực tiếp với khách hàng.
Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay từng lần tách biệt
nhau đối với cùng một nhóm khách hàng khơng có nhu cầu vay thường xun


10

và chỉ vay trong trường hợp cần thiết. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành
các hồ sơ khác nhau.
Cho vay uỷ thác: NHCSXH thực hiện cho vay đến người vay thông qua
các tổ chức nhận uỷ thác. Bên nhận uỷ thác là người giải ngân và thu nợ trực
tiếp đến người vay và được hưởng phí uỷ thác. Bên nhận uỷ thác là tổ chức
nhận tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về uỷ thác và nhận uỷ thác

cho vay vốn của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng này cần có các điều
kiện sau:
+ Có đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay.
+ Có mạng lưới hoạt động đến vùng nghèo, hộ nghèo.
+ Có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với NHCSXH.
+ Có điều kiện tổ chức kế tốn, thống kê, báo cáo theo các quy định cụ
thể của NHCSXH.
Tổng giám đốc NHCSXH và Thủ trưởng đơn vị bên nhận uỷ thác là đại
diện pháp nhân trong việc ký hợp đồng uỷ thác. Nếu bên nhận uỷ thác là pháp
nhân ở cấp tỉnh, huyện, xã thì Giám đốc Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, cấp
huyện được Tổng Giám đốc uỷ quyền ký hợp đồng uỷ thác.
1.1.1. Những nội dung cơ bản về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho
vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp
1.1.1.1. Khái niệm chính sách
Chính sách là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một chủ thể
quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện
đường lối ấy [3], [6].
Chính sách tín dụng là tổng thể các qui định của ngân hàng về hoạt
động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ
ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng [2], [4].
Thực hiện Chính sách tín dụng là toàn bộ các các vấn đề liên quan đến
cấp tín dụng như: Khả năng tiếp cận vốn của hộ nghèo, hiệu quả sử dụng vốn
của hộ nghèo, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, hiệu suất sử dụng vốn…[6], [7].


11

1.1.1.2. Đặc điểm, đối tượng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc
sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo

và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xố đói, giảm nghèo, ổn định xã hội.
- Từ thực tiễn hoạt động xố đói giảm nghèo của nước ta trong thời gian
qua cho thấy: tín dụng vi mơ có mối liên hệ mật thiết với phát triển sản xuất
nhỏ, sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói. Việc cung cấp tài chính vi
mơ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thơng qua hình thức tín
dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức cấp phát, tài trợ cho
khơng. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín
dụng đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo,
đồng thời thơng qua việc cung cấp vốn tín dụng, giám sát quá trình sử dụng
vốn sẽ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác biết cách làm ăn,
quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụ tài chính - ngân hàng
và cơ chế thị trường, tránh tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy bản năng tự
vượt khó vươn lên thốt nghèo, tiến tới làm giàu. Chính vì vậy, chính sách tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là cơng cụ quan
trọng nhất để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, bảo đảm an
sinh xã hội.
- Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay
đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải
thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo. Vì đây là một loại tín dụng
mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với người vay
về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục
vay vốn...


12

- Vì vậy, tại Điều 1, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của

Chính phủ đã khẳng định: “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy
động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục
vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo, ổn định xã hội”.
Từ khái niệm trên có thể thấy tín dụng chính sách xã hội có những đặc
trưng cơ bản sau:
Một là, đây là kênh tín dụng khơng vì mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu của
tín dụng chính sách là khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm phục vụ sản
xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương
trình mục tiêu XĐGN, ổn định kinh tế - chính trị và bảo đảm an sinh xã hội.
Hai là, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội là người nghèo và
các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ.
Ba là, nguồn vốn để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách và có
nguồn gốc từ Ngân sách.
Bốn là, người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn được
ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn (không phải thế chấp tài sản),
thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.
1.1.1.3. Quy trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
Tín dụng ưu đãi của NHCSXH là nhằm hỗ trợ vốn cho người nghèo, và
các đối tượng chính sách khác để sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, tăng
thu nhập cải thiện đời sống. Tuy nhiên, trên nguyên tác bảo toàn và phát triển
nguồn vốn, NHCSXH đã xây dựng một quy trình cho vay với các điều kiện và
nguyên tắc cho vay chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.


13

(1)


Người vay

(7)

(8)

Tổ tiết kiệm
và vay vốn

(2)

(3)
UBND cấp


Ngân hàng
chính sách

(6)

Tổ chức Chính
trị - xã hội cấp

(5)

(4)
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay hộ nghèo (9)
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn
kiêm phương án sử dụng vốn vay.

Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng tổ chức hội, đoàn thể tổ chức họp
để bình xét cơng khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ
gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, trình UBND cấp xã xác nhận là đối
tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới
ngân hàng.
Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã.
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức hội, đoàn thể cấp xã.
Bước 6: Tổ chức hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và
vay vốn.
Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay
vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại
Điểm giao dịch xã đặt tại UBND cấp xã nơi hộ vay cư trú hoặc tại trụ sở
NHCSXH nơi cho vay.


14

1.1.2. Nội dung về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo
tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp.
1.1.2.1. Khả năng tiếp cận vốn của hộ nghèo
Quá trình thực hiện chính sách tín dụng cho cơng tác giảm nghèo bền
vững ở Sốp Cộp vẫn phát sinh một số tồn tại, hạn chế như: Nguồn vốn thực
hiện các chương trình tín dụng chính sách chưa đáp ứng được hết nhu cầu
thực tế của người vay; công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo và các đối tượng
chính sách có nơi, có lúc chưa chính xác, kịp thời; tín dụng chưa thật sự gắn
với việc hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hiệu quả sử dụng vốn vay ở
một số nhóm đối tượng khách hàng cịn thấp…
1.1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo

Khái niệm Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả trước và sau khi tiến
hành một hoạt động, giữa kết quả đã có và kết quả sẽ có. Hiệu quả sử dụng
vốn là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị
xã hội. Có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo là sự thỏa mãn nhu
cầu về sử dụng vốn của hộ nghèo, làm cho họ có thể thốt nghèo đảm bảo một
cuộc sống đầy đủ của họ trong xã hội và tạo ra những lợi ích kinh tế mà xã
hội thu được.
Xét về mặt kinh tế:
- Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thốt nghèo sau một q trình
xóa đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn
nghèo, có khả năng vươn lên hịa nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ
đói nghèo, giải quyết công ăn việc làm, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng
tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
- Giúp con người xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay
mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo
thu nhập để trả nợ Ngân hàng.


15

Xét về mặt xã hội:
- Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nơng thơn mới, làm thay
đổi cuộc sống ở nơng thơn, an sinh, trật tự an tồn xã hội phát triển tốt hạn
chế được những mặt tiêu cực.
- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đồn thể
của mình thơng qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất. Nêu cao tinh
thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm.
- Thơng qua cơng tác tín dụng đầu tư cho những người nghèo, đã trực
tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nơng thơn, áp dụng tiến bộ khoa
học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nơng nghiệp đã

góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực
hiện lại phân công lao động trên xã hội.
1.1.2.3. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các
năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình
thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có
hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách
hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
1.1.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn
Đặc thù hoạt động của NHCSXH có nhiều khác biệt với những Ngân
hàng Thương mại thơng thường nên nếu như tại các Ngân hàng Thương mại,
hệ số sử dụng vốn được tính trên tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng (đầu ra) và tổng
nguồn vốn huy động (đầu vào) thì với NHCSXH, hệ số sử dụng vốn được tính
trên tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng thực tế và kế hoạch tín dụng được thơng báo
từng thời kỳ.


16

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho
vay hộ nghèo tại ngân hàng CSXH huyện Sốp Cộp
1.1.3.1. Quy mơ tín dụng
Đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ
nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của
NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng
ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.
Dư nợ tín dụng hộ nghèo

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối

với hộ nghèo

Tăng trưởng dư nợ tín
dụng hộ nghèo

= x 100%
Tổng dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm sau
= x 100%
Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm trước

1.1.3.2. Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng
Đối tượng được thụ hưởng chương trình cho vay hộ nghèo là các hộ nghèo
có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo
do Bộ Lao động thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ. Đây là những
khách hàng khơng có, hoặc khơng đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín
dụng của các NHTM; các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợ tài chính từ Chính
phủ và cộng đồng. Như vậy, trong khi các NHTM được hoàn toàn chủ động
trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn thì NHCSXH phục vụ những
khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, khơng được cho vay các đối tượng
ngồi quy định của Chính phủ. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tượng thụ
hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín
dụng của NHCSXH.


×