Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG THỊ THANH NHÀN

PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƢƠNG SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ HẢO

Hà Nội, 2020


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Hà Nội , ngày….tháng … năm 2020
Ngƣời cam đoan

Hoàng Thị Thanh Nhàn


ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành bày
tỏ lịng biết ơn của mình tới TS. Hồng Thị Hảo đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm
nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, cán bộ, công chức
BHXH huyện Lương đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội , ngày….tháng … năm 2020
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thanh Nhàn


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI
TƢỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ...................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ......... 4
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. ....................... 7
1.1.3. Bản chất, vai trò và nguyên tắc hoạt động của BHXH tự nguyện ... 9
1.1.4. Các chế độ BHXH tự nguyện ....................................................... 12
1.1.5. Nội dung về phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự
nguyện ................................................................................................... 16
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện ................................................................................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện ...................................................................................................... 21
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện của một số địa phương .............................................................. 21
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Lương Sơn ................................. 24
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lương Sơn ............................................. 26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 26


iv

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội................................................................ 27
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến

công tác phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lương Sơn .........30
2.2. Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm xã hội huyện Lương Sơn ................... 31
2.2.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội huyện Lương Sơn ............... 31
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Lương Sơn ....... 31
2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện Lương Sơn ... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 34
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................ 34
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ............................................. 35
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 36
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ....................................... 36
2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn .............................. 37
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Khái quát công tác thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện
Lương Sơn .................................................................................... 39
3.1.1. Nguồn thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lương Sơn ........ 39
3.1.2. Thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa
Bình ....................................................................................................... 40
3.2. Thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện Lương Sơn ...................................................................................... 42
3.2.1. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân...................... 42
3.2.2. Quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện .............................. 43
3.2.3. Công tác kiểm tra, đánh giá việc tham gia BHXH tự nguyện ....... 48
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn huyện Lương Sơn ...................................................... 49
3.3.1. Nhân tố khách quan ..................................................................... 49
3.3.2. Nhân tố chủ quan ......................................................................... 54


v
3.4. Đánh giá chung về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên

địa bàn huyện Lương Sơn ......................................................................... 59
3.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 59
3.4.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, nguyên nhân .................................... 60
3.5. Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện Lương Sơn ...................................................................................... 62
3.5.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển đối tượng tham gia
BHXH tự nguyên trên địa bàn huyện Lương Sơn ................................... 62
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn huyện Lương Sơn ................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 82
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

HĐND


Hội đồng nhân dân

NLĐ

Người lao động

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai năm 2019 của huyện Lương Sơn .......................... 27
Bảng 2.2. Tình hình dân số, lao động việc làm huyện Lương Sơn ................ 27
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế & cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm
của huyện Lương Sơn................................................................................... 28
Bảng 2.4. Số lượng mẫu khảo sát ................................................................. 35
Bảng 3.1. Nguồn thu BHXH tự nguyện giai đoạn 2017 – 2019 .................... 40
Bảng 3.2. Tình hình thu BHXH tự nguyện của BHXH Huyện Lương Sơn giai
đoạn 2017 – 2019 ......................................................................................... 41
Bảng 3.3. Số lao động tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2017 – 2019 .... 42
Bảng 3.4. Tổng hợp hoạt động tuyên truyền BHXH tự nguyện trên địa bàn
Huyện Lương Sơn giai đoạn 2017- 2019 ...................................................... 44
Bảng 3.5. Tổng hợp mức chi thù lao đại lý thu BHXH giai đoạn 2017 – 2019 ..47
Bảng 3.6. Kết quả điều tra người dân về mức đóng và mức thụ hưởng BHXH
tự nguyện (N=120) ....................................................................................... 49
Bảng 3.7. Kết quả điều tra mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện
của người dân (N=120) ................................................................................ 51
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá người dân về sự quan tâm đến BHXH tự nguyện

(n=120) ........................................................................................................ 53
Bảng 3.9. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của thu nhập đến tham gia
BHXH tự nguyện (N=120) ........................................................................... 54
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá của người dân về công tác phục vụ của cơ quan
BHXH huyện Lương Sơn ............................................................................. 55
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá của người dân về tổ chức bộ máy và cán bộ
BHXH huyện Lương Sơn (N=120)............................................................... 57
Bảng 3.12. Nguồn thông tin về BHXH tự nguyện mà người dân có được .... 58
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Lương Sơn ............... 34


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
BHXH tự nguyện là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. BHXH tự nguyện mở ra cơ hội hưởng “lương hưu”
cho nhiều người lao động, nhất là người lao động tự do, buôn bán nhỏ, thợ thủ
công, nông dân... những người không nằm trong diện tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên tính đến nay đã qua 12 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện
nhưng số lượng người tham gia BHXH tự nguyện của cả nước vẫn còn rất
khiêm tốn, mà chủ yếu là những người đã từng tham gia BHXH bắt buộc và họ
đóng tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu, số còn lại là đại
bộ phận người dân vẫn cịn dửng dưng với loại hình bảo hiểm này.
Hịa Bình là tỉnh miền núi nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam
tiếp giáp với thủ đơ Hà Nội, có điều kiện phát triển kinh tế, đời sống người
dân cao hơn so với các vùng miền núi khác, song tỷ lệ tham gia BHXH tự
nguyện của người lao động còn rất hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng
của vùng trong đó phải kể đến là huyện Lương Sơn. Một Huyện đến nay chỉ
có 245 người tham gia BHXH tự nguyện, chủ yếu ở đây những người đã có

thời gian tham gia BHXH bắt buộc muốn đóng thêm để đủ điều kiện hưởng
chế độ hưu trí. Còn rất nhiều lao động chưa tham gia BHXH, trong đó phần
lớn lao động thuộc khu vực phi chính thức, đặc biệt là người lao động bn
bán nhỏ, trình độ học vấn và nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế, lao động
phần lớn chưa qua đào tạo, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp,...Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện cịn ít từ đó đã ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện chính sách
BHXH tự nguyện cho người lao động thuộc địa bàn này. Do đó vấn đề cần
đặt ra là làm thế nào để người lao động nhận thức được sự cần thiết phải tham
gia BHXH tự nguyện; giải pháp nào để thúc đẩy việc tham gia BHXH tự


2
nguyện của người lao động; vấn đề về thể chế chính sách, đội ngũ cán bộ
quản lý như thế nào...Đây chính là những câu hỏi lớn đặt ra cho nghiên cứu
này. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành lựa chọn vấn đề: "Phát triển
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa huyện Lương Sơn,
tỉnh Hịa Bình" làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải
pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện.
- Đánh giá thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia

BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
- Đề xuất giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên
địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận và
thực tiễn về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.


3
- Phạm vi về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên phạm
vi toàn huyện Lương Sơn.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2017 đến năm 2019
+ Thu thập số liệu sơ cấp từ 1/2020 đến 4/2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện
- Thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa
bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham BHXH tự
nguyện trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
- Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
6. Kết cấu các chƣơng của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của một luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu


4
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm phát triển
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển bao gồm những
thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là:
Phát triển là sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của
nền kinh tế. Sự tăng lớn của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra,
sự đơ thị hóa, sự tham gia của các dân tộc một quốc gia trong quá trình tạo
thay đổi nói trên là những nội dung của phát triển. Phát triển là việc nâng cao
phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức
khỏe và đảm bảo sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các
quyền tự do công dân, cũng cố niềm tin trong cuộc sống của con người, trong
mối quan hệ với Nhà nước.
Mai Thanh Cúc (2005) cho rằng: Phát triển là tạo điều kiện cho con
người sinh sống bất cứ nơi nào đều thỏa mãn các nhu cầu sống của mình, có
mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ
học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều
kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con
người và được đảm bảo an ninh, an tồn, khơng có bạo lực.
Mặc dù có sự khác nhau trong quan niệm về phát triển, nhưng các ý kiến

đều thống nhất rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù
tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người.
Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao quyền lợi về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và quyền tự do kinh doanh của mọi người dân.


5
Phát triển với nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính quan trọng và
liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng hơn về cơ hội, về chính trị, về các quyền
tự do công dân của con người.
Phát triển thể hiện ở phát triển chiều sâu và chiều rộng. Phát triển chiều
sâu phản ánh về sự thay đổi về chất lượng của ngành sản xuất và của nền kinh tế
và xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ của xã hội. Phát
triển theo chiều rộng là việc tăng về quy mô, số lượng, đa dạng hiện tượng kinh
tế xã hội. Sự phát triển được đánh giá khơng những chỉ bằng GNP và GDP tính
bình quân trên đầu người dân và còn bằng một số chỉ tiêu khác phản ánh sự tiến
bộ của xã hội như cơ hội về giáo dục, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tình trạng
dinh dưỡng, nâng cao giá trị cuộc sống, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường
(Mai Thanh Cúc, 2005).
1.1.1.2. Khái niệm BHXH
Ở góc độ pháp luật, BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao
động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động,
người lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật
chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất
thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động
theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết.
Ở góc độ tài chính, BHXH là việc chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những
người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Ở góc độ chính sách xã hội, BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm
bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ khơng may gặp phải các “rủi

ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội…
Bản chất BHXH là một phương thức phân phối lại thu nhập giữa những
người lao động trong xã hội có tham gia BHXH, nhằm góp phần cân bằng thu
nhập của họ khi bị mất hoặc giảm trong hoạt động nghề nghiệp (do gặp rủi ro
xã hội) nhờ một khoản trợ cấp từ quỹ BHXH. Nội dung của BHXH được thể
hiện thông qua hệ thống các chế độ BHXH được pháp luật quy định.


6
Theo Dương Xuân Triệu, Nguyễn Văn Gia (2009), Có thể hiểu theo
nghĩa chung nhất, thì BHXH là quá trình tổ chức sử dụng, phân phối thu nhập
cá nhân và tổng sản phẩm quốc nội để hình thành một quỹ tiền tệ tập trung
nhằm mục đích đảm bảo ổn định đời sống kinh tế cho người lao động và gia
đình họ khi bị mất hoặc giảm khả năng lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu
nhập cá nhân đó gặp phải rủi ro xã hội.
1.1.1.3. Khái niệm BHXH tự nguyện
BHXH tự nguyện là một loại hình BHXH do Nhà nước xây dựng mơ
hình và quản lý, để vận động, khuyến khích người lao động và người sử dụng
lao động tự nguyện tham gia; nhằm góp phần bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động và gia đình họ, khi họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập, do
gặp phải những rủi ro xã hội, như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già,
tử tuất..; đồng thời góp phần đảm bảo công bằng và an sinh xã hội.
Thực chất, BHXH tự nguyện là hình thức BHXH mà người lao động và
người sử dụng lao động hoàn toàn tự nguyện tham gia, khơng có tác động
khách quan áp đặt, khơng bị pháp luật cưỡng chế phải tham gia. Ở đó, họ
được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình để hưởng bảo hiểm xã hội. Có thể nói, BHXH tự nguyện là loại hình
BHXH nhằm bao phủ hết các đối tượng còn chưa được tham gia loại hình
BHXH bắt buộc của người lao động theo pháp luật, đồng thời là cầu nối trung
gian, là bước quá độ tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động trong

xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
Với bản chất như trên, BHXH tự nguyện chỉ có thể được hình thành và
thực hiện trên cơ sở: người lao động và có thể cả người sử dụng lao động tự
nguyện tham gia với điều kiện: (i) Có nhu cầu thực sự về BHXH; (ii) Có khả
năng tài chính để tham gia BHXH tự nguyện theo quy định; (iii) Có sự thống
nhất với những quy định cụ thể (mức đóng, mức hưởng, quy trình thực hiện,
phương pháp quản lý, sử dụng quỹ BHXH tự nguyện...); (iv) Có tổ chức, cơ


7
quan đứng ra thực hiện BHXH tự nguyện: thu phí BHXH tự nguyện, quản lý
quỹ BHXH tự nguyện, quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, thực
hiện chi trả trợ cấp BHXH tự nguyện cho các đối tượng được thụ hưởng; (v)
Được Nhà nước bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết: bảo hộ quỹ BHXH tự nguyện,
có chính sách ưu đãi cho hoạt động đầu tư quỹ
1.1.1.4. Khái niệm phát triển BHXH tự nguyện
Dựa trên các quan điểm về BHXH tự nguyện, luận văn sử dụng khái
niệm phát triển BHXH nguyện như sau: Phát triển dịch vụ BHXHTN là một
quá trình vận động đi lên, lâu dài, thay đổi theo hướng tích cực một loại dịch
vụ cơng do Nhà nước quản lý nhằm mục đích để đảm bảo quyền lợi cho
người lao động.
1.1.1.5. Đối tượng tham gia BHXH và BHXH tự nguyện
Đối tượng tham của BHXH là người lao động và người sử dụng lao
động. Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với
một khoản % nhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định
của luật BHXH. Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước
mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào
đó trong xã hội.
1.1.2. Đặc điểm về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Người lao động làm công ăn lương thuộc các thành phần kinh tế quốc

doanh, họ thường có cơng việc tương đối ổn định, được pháp luật bảo hộ,
được hưởng các quyền lợi theo quy định trong Bộ Luật Lao động như quy
đinh về tiền lương, tiền công, ngày nghỉ, thời gian lao động và các chế độ ưu
đãi khác. Tính ổn định trong cơng việc của người lao động cịn được thể hiện
thơng qua các ràng buộc về mặt pháp lý như người lao động làm việc trong
các doanh nghiệp đều có hợp đồng lao động ký kết với chủ sử dụng lao động,
có thoả ước lao động tập thể đảm bảo cho người lao động được thực hiện
quyền lợi và nghĩa vụ theo đúng pháp luật quy định và các công ước Quốc tế.


8
Đối tượng lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện có việc làm
chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp, hoạt động SXKD của họ chủ yếu mang
tính tự cung tự cấp, hưởng thu nhập trên giá trị sản phẩm do chính họ tạo ra.
Đối với những lao động có tư liệu sản xuất (ruộng đất) thì thu nhập của họ
cịn có thể được xác định thơng qua sản lượng thu hoạch của các năm, nhưng
đối với những lao động khơng có tư liệu sản xuất thì cơng ăn việc làm và thu
nhập của họ hồn tồn mang tính thời vụ, tính chất cơng việc lại càng khơng
mang tính ổn định.
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chỉ có thể được bảo đảm khi quy
định về BHXH tự nguyện đề cập đến các vấn đề như cách xác định thời gian
tham gia BHXH, mức tham gia ở từng thời điểm và phương thức quy đổi giữa
các thời kỳ khác nhau. Ngồi ra do đặc thù cơng việc khơng mang tính ổn
định có thể cho phép người lao động được lựa chọn thời gian nộp BHXH phù
hợp với mức nộp đã đăng ký với cơ quan BHXH và được bảo lưu thời gian
nộp BHXH nếu vì lí do nào đó người lao động bị mất việc làm.
Do tính chất đặc thù việc làm, nghề nghiệp và thu nhập của người lao
động, đặc biệt là sự tiếp cận tìm kiếm các thơng tin liên quan đến sự vận động
kinh tế, xã hội của đất nước. Họ thường thiếu hiểu biết về chính sách, pháp
luật của Nhà nước, cũng như vấn đề về BHXH, vì vậy việc tuyên truyền nhằm

thu hút đối tượng lao động tham gia BHXH gặp rất nhiều khó khăn.
Việc ứng ra một khoản tiền để chuẩn bị cho tương lai là điều khó thuyết
phục trong tư duy của người lao động. Một trong những yếu tố làm ảnh
hưởng đến việc tham gia BHXH của người lao động, đó là sự mặc cảm tự ti
về nghề nghiệp, họ luôn không bằng lịng với cơng việc mà họ đang làm.
Chính vì vậy, về bản thân người lao động cũng khơng có sự chủ động về cơng
việc của mình.
Về khả năng tham gia BHXH tự nguyện của lao động làm việc ở khu
vực nơng nghiệp và nơng thơn nhìn chung cịn thấp do thu nhập ở khu vực


9
nay hiện còn thấp. Về mặt phương pháp luận, bất kỳ một chính sách BHXH
nào, chính sách là điều kiện cần, thì điều kiện thực hiện là điều kiện đủ của nó.
Nói một cách cụ thể, nghiên cứu chính sách để mở rộng đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện cho người lao động là chúng ta nghiên cứu điều kiện đủ của
nó để khi Nhà nước ban hành chính sách BHXH tự nguyện cho những đối
tượng này thì nó có thể trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong
độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội
bắt buộc. Bao gồm: (i) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có
thời hạn dưới 3 tháng; (ii) Cán bộ không chuyên trách cấp xã; (iii) Người
tham gia các hoạt động SXKD, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương,
tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã; (iv) Người lao động tự tạo
việc làm; (v) Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó
chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một
lần; (vi) Người tham gia khác; (vii) Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi,
đã có 15 năm đóng BHXH trở lên nếu có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện,
thì được đóng tiếp cho đến khi đóng đủ 20 năm BHXH để hưởng chế độ hưu
trí hằng tháng.

1.1.3. Bản chất, vai trị và ngun tắc hoạt động của BHXH tự nguyện
1.1.3.1. Bản chất BHXH tự nguyện
 Bản chất kinh tế của BHXH tự nguyện
Bản chất kinh tế của BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng
thể hiện ở chỗ những người tham gia cũng đóng góp một khoản tiền trích
trong thu nhập (khoản đóng góp này sau khi chi tiêu cho các nhu cầu tối thiểu
và các nhu cầu cần thiết và không ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất kinh doanh của cá nhân) để lập một quỹ dự trữ. Mục đích của việc hình thành
quỹ này để chi trả cho những người tham gia BHXH tự nguyện khi gặp rủi ro
dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập. Như vậy BHXH cũng là quá trình phân phối


10

lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của thu
nhập được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu về
BHXH như ốm đau, sinh đẻ, già yếu, chết... Xét trong nội tại BHXH, sự phân
phối của BHXH được thực hiện theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối
theo chiều dọc là sự phân phối giữa chính bản thân người lao động theo thời
gian (giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ hưu). Phân phối theo chiều
ngang là sự phân phối giữa những người khỏe mạnh với người ốm đau; giữa
người trẻ và người già; giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập
thấp. Nhờ sự phân phối lại thu nhập mà đời sống của người lao động và gia
đình họ ln được đảm bảo trước những bất trắc và rủi ro xã hội.
Tóm lại, BHXH tự nguyện được đặc trưng bằng sự vận động của các
nguồn tài chính trong q trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện
nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia và gia đình họ khi gặp
rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng thu nhập từ lao động.
 Bản chất xã hội của BHXH tự nguyện
Bản chất xã hội của BHXH tự nguyện được thể hiện ngay trong mục
tiêu của nó. BHXH hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu của bất

kỳ hệ thống BHXH nào cũng là mục tiêu xã hội. Điều này được thể hiện
thông qua việc chi trả chế độ BHXH. Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ
được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất khả lao
động. Do có sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHXH tự nguyện
nên mặc dù chỉ đóng một phần nhỏ trong thu nhập của mình cho Quỹ BHXH
tự nguyện, nhưng có thể được bồi hoàn một khoản thu nhập đủ lớn để giúp họ
trang trải rủi ro. Ở đây, Quỹ BHXH tự nguyện đó thực hiện ngun tắc "lấy
của số đơng, bù cho số ít" và BHXH tự nguyện được hiểu như một chính sách
xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị
giảm, bị mất. Trên góc độ vĩ mơ, BHXH tự nguyện góp phần ổn định an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tóm lại, hoạt


11
động BHXH tự nguyện khơng vì mục tiêu lợi nhuận, mà hoạt động vì mục
đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp phần ổn định và thúc
đẩy tiến bộ xã hội. Điều này giải thích tại sao BHXH được coi là một chỉ tiêu
đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia.
Tuy nhiên bản chất kinh tế và bản chất xã hội của BHXH khơng tách
rời mà đan xen với nhau. Khi nói đến sự đảm bảo kinh tế cho người lao động
và gia đình họ là nói đến tính xã hội của BHXH. Ngược lại khi nói đến sự
đóng góp ít, nhưng lại được bù đắp đủ trang trải mọi rủi ro, thì cũng đã đề cập
đến tính kinh tế của BHXH.
1.1.3.2. Vai trị BHXH tự nguyện
Mục đích lớn nhất của BHXH cũng như BHXH tự nguyện là ổn định
cuộc sống cho người lao động và gia đình họ. Người lao động tham gia
BHXH sẽ được bù đắp một phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả
năng lao động, mất việc làm hay khi họ hết tuổi lao động theo quy định. Do
đó, BHXH tự nguyện có tác dụng rất lớn đối với người lao động, tạo điều
kiện để người lao động yên tâm công tác, tránh những rủi ro. Mặt khác,

BHXH tự nguyện cịn góp phần cải thiện, ổn định môi trường làm việc, nâng
cao hiệu quả công tác, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế đất nước. Đây là vai trò cơ bản nhất của BHXH tự nguyện, quyết định
nhiệm vụ, tính chất, phương thức hoạt động của BHXH tự nguyện.
BHXH tự nguyện cịn tạo điều kiện cho người lao động tích cực phát
huy sáng tạo hơn trong quá trình lao động. Đối với Nhà nước, thơng qua
chính sách BHXH tự nguyện, bảo đảm cho mọi người lao động, mọi tổ chức,
đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh bình đẳng, cơng bằng, thúc đẩy kinh tế,
xã hội phát triển.
1.1.3.3. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Người tham gia trên cơ sở tự nguyện và được lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. BHXH tự nguyện được


12
xây dựng trên cơ sở tự nguyện của người lao động với tư cách là người tham
gia BHXH cũng là người hưởng BHXH. Đối tượng này vừa là chủ tư liệu sản
xuất, (chủ yếu là ruộng đất, công cụ lao động thủ công, nhà xưởng gắn liền
với nơi ở, vốn tự có là chính và một phần quan hệ tín dụng...) vừa là chủ sức
lao động (là người vừa tham gia quản lý, vừa tham gia lao động). Họ không
tham gia trực tiếp vào thị trường sức lao động, nhưng sản phẩm hàng hóa làm
ra lại tham gia vào thị trường và chấp nhận cạnh tranh quyết liệt. Họ tự hạch
toán kết quả SXKD, đồng thời tự quyết định phân phối, quyết định đầu tư và
chi tiêu ngân sách trong thu chi gia đình. Bởi vậy họ tham gia BHXH mang
tính "tự nguyện", trên cơ sở suy nghĩ về "tính lợi ích" khi tham gia BHXH.
- Đóng góp theo thu nhập tháng, mức hưởng được tính trên cơ sở mức
đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH
tự nguyện. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức
lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
- Là hình thức tự nguyện, khơng bao hàm chính thức trợ cấp ưu đãi nên

BHXH tự nguyện phải được xây dựng trên nguyên tắc mức hưởng tiền lương hưu
phải tỷ lệ thuận với mức đóng góp BHXH, đồng thời cũng là nguyên tắc đảm bảo
quỹ BHXH an toàn, khuyến khích người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
- Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng
BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng
thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
- Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, cơng khai,
minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập. Việc thực hiện
BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ.
1.1.4. Các chế độ BHXH tự nguyện
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi theo chế độ
hưu trí và tử tuất khi có đủ điều kiện theo quy định.


13
 Chế độ hưu trí
 Lương hưu hàng tháng
Từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày
01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều
kiện quy định: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm tham gia BHXH;
Hoặc NLĐ đủ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH thì được tham gia
cho tới khi đủ 20 năm tham gia BHXH, được tính bằng 45% mức bình qn
thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật BHXH tương ứng
với 15 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với
nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người
lao động đủ điều kiện quy định: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm
tham gia BHXH; hoặc NLĐ đủ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH
thì được tham gia cho tới khi đủ 20 năm tham gia BHXH thì được tính bằng
45% mức bình qn thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều

79 của Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: Lao động
nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18
năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Lao động nữ nghỉ
hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động
quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng
75%. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của
Luật quy định: Mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự
nguyện là bình qn các mức thu nhập tháng của tồn bộ thời gian đóng
BHXH. Đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức bình qn tiền lương, tiền cơng
và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng mức bình qn tiền
lương, tiền cơng và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời
gian. Người tham gia BHXH tự nguyện có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc


14
trở lên, nếu lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung, thì
được quỹ BHXH bù bằng mức lương tối thiểu chung. Lương hưu được điều
chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế theo
quy định của Chính phủ. Người hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế
do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
 Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm
tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu
còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao
hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo
hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng
bảo hiểm xã hội.
 Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần

Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện mà có u cầu thì được
hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đủ điều kiện về tuổi: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, nhưng chưa đủ 20
năm đóng bảo hiểm xã hội mà khơng tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội; Ra
nước ngoài để định cư; Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm
đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm
HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ
Y tế. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo
hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân thu nhập
tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng
mức bình qn thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ
năm 2014 trở đi; Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm
thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng
mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (Luật BHXH, 2014).


15
 Chế độ tử tuất
 Trợ cấp mai táng
Người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do quỹ BHXH chi trả
bằng 10 tháng lương cơ sở tại tháng mà người tham gia BHXH bị chết.
 Trợ cấp tuất hàng tháng
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức
lương cơ sở; trường hợp thân nhân khơng có người trực tiếp ni dưỡng thì
mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
- Trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất
hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì
thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng
liền kề sau tháng mà đối tượng này chết. Trường hợp khi bố chết mà người

mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính
từ tháng con được sinh.
 Trợ cấp tuất một lần
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang
tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm
tính bằng 1,5 tháng mức bình qn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho
những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình
qn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã
hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình qn tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng
lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong
02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;


16
nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức
trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu
đang hưởng.
1.1.5. Nội dung về phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.1.5.1. Nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân
Để có của cải vật chất con người phải lao động, để lao động con người
phải có sức khoẻ và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế cuộc sống
không phải NLĐ nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ khả năng lao động
hoặc những may mắn khác để hồn thành nhiệm vụ lao động, cơng tác hoặc
tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại,
không mấy ai tránh khỏi những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già
yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của

những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Khi rơi
vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu khơng vì thế mà mất đi. Trái lại,
có cái cịn tăng lên, thậm chí cịn xuất hiện thêm nhu cầu mới.
Sự xuất hiện của BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là
một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự
cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo
hiểm cho NLĐ. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của NLĐ và
được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền
lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên
hợp quốc họp thông qua ngày 10-12-1948 đã nêu: “Tất cả mọi người với tư
cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng Bảo hiểm xã hội”.
1.1.5.2. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
 Công tác tuyên truyền tham gia Bảo hiểm xã tự nguyện
Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện luôn được gắn liền
với q trình hình thành và phát triển chính sách BHXH. Hiện nay, công tác
thông tin tuyên truyền và phổ biến chế độ chính sách BHXH chưa được quan


17
tâm đúng mức, chủ yếu thơng qua hình thức in và phát hành các văn bản pháp
quy. Phạm vi đối tượng nắm và hiểu biết về các chế độ, chính sách BHXH chủ
yếu chỉ dừng lại ở lãnh đạo các cấp, các ngành, những người làm công tác quản
lý trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước.
Do đặc điểm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nơng dân nên
trình độ nhận thức và mức thu nhập thấp, hơn nữa lại không ổn định, thiếu
điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thơng tin nên người nơng dân
ln trong tình trạng thiếu thơng tin trầm trọng. Chính vì vậy, cơng tác thơng
tin tun truyền phải đa dạng hố các hình thức và nội dung truyền thơng, đơn
giản hố các vấn đề để người dân dễ hiểu. Công tác thông tin tuyên truyền có
vị trí rất quan trọng, nó có tác dụngchi phối, can thiệp, tác động đến kết quả tổ

chức thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, đưa chính sách BHXH
tự nguyện đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ
nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương
đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà nước. Từ đó đem lại niềm
tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân.
 Mạng lưới đại lý làm công tác Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Do đặc điểm của người nông dân sinh sống trên địa bàn rộng, phức tạp,
hình thức tham gia đơn lẻ…cơng tác thu phí của người tham gia phải thu trực
tiếp bằng tiền mặt, việc tổ chức ở cơ sở để cho người nông dân tham gia BHXH
tự nguyện là vấn đề cần được quan tâm giải quyết của toàn xã hội, của các cấp,
các ngành. Do vậy, cần phải có chính sách xây dựng mạng lưới đại lý làm cơng
tác BHXH tự nguyện trên từng địa bàn xã phường, thị trấn. Cần có cơ chế, chủ
trương tăng cường cán bộ chuyên trách của cơ quan BHXH huyện, thành phố
trực tiếp cùng các đại lý để triển khai BHXH tự nguyện cho người dân.
1.1.5.3. Kiểm tra, đánh giá việc phát triển đối tượng tham BHXH tự nguyện
Công tác kiểm tra đánh giá là một vấn đề không thể thiếu được trong
quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, cần phải xây dựng các nội dung kiểm tra


×