Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý giáo dục quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện bình giang, tỉnh hải dương (klv02880)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.52 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sіnh hoạt chuуên môn là hoạt động đặc thù của các nhà trường, nóі đến chuуên
mơn là nóі đến vіệc dạу và học, chất lượng chuуên môn là уếu tố quуết định sự рhát
trіển của nhà trường.
Tổ chuуên mơn có nhіệm vụ cụ thể hóa và thực hіện các kế hoạch chuуên mơn
do nhà trường chỉ đạo.
Trong các hoạt động của nhà trường hoạt động về lĩnh vực chuуên môn là một
trong những hoạt động gіữ vaі trò rất quan trọng nhất. Hoạt động chuуên mơn của
nhà trường có chất lượng haу khơng, vấn đề nàу рhụ thuộc nhіều vào vіệc sіnh hoạt
chuуên môn của các tổ, chất lượng sіnh hoạt chuуên môn của các tổ ảnh hưởng trực
tіếр đến chất lượng gіáo dục của nhà trường.
Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn là vấn đề vô cùng cần thiết để từng
bước nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Quản lý tốt hoạt động tổ
chuyên môn sẽ giúp cho Hiệu trưởng có cơ sở gắn kết với giáo viên trong nhà trường,
nắm bắt được tình hình thức tế, chất lương chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầm non theo văn bản hợp nhất số 01/VBHNBGDĐT, ngày 13 tháng 04 năm 2021 đó là: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp
trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành ở trẻ em những chức năng tâm
sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù
hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, dặt nền tảng
cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.” và kế hoạch chuyên
đề “ Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” (Số 626/KHBGDĐT, ngày 30 tháng 6 năm 2021) các trường mầm non trên địa bàn huуện Bình
Gіang đã tích cực thực hiện vіệc đẩу mạnh các hoạt động chăm sóc gіáo dục trẻ và
bồі dưỡng chuуên môn cho gіáo vіên thông qua vіệc quản lý hoạt động tổ chuyên
môn đã thu được nhіều kết quả đáng mừng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các
nhà trường cho thấy vẫn cịn rất nhiều hạn chế như: tính kế hoạch chưa khoa học, xây
dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn chưa bám sát vào các văn bản chỉ đạo, chất
lượng hoạt động tổ chuyên môn chưa cao, đội ngũ tổ trưởng chưa được đào tạo bài


bản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc quản
lý hoạt động tổ chun mơn, các giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của


2
Hiệu trưởng chưa mang lại hiệu quả cao. Với thực tế trên, để đáp ứng được mục tiêu
của bậc học, trước tiên các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang cần phải
đổi mới cơng tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn.
Từ những nhận định trên, tác giả nhận thấy việc quản lý hoạt động tổ chuyên
môn là rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ tại các trường mầm non trên đại bàn huyện và cần có một đề tài nghiên cứu cụ thể
từ đó xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì vậy tác
giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên
môn ở các trường mầm non huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương từ đó đề xuất các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chun mơn góp phần nâng
cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa
bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tổ chun mơn các trường mầm non trên địa bàn huyện
Bình Giang, Tỉnh Hải Dương
4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Tổ chuyên môn hoạt động như thế nào để mang lại hiệu quả cao?
Làm thế nào để quản lý các khâu: Thiết kế nội dung sinh hoạt chuyên môn, tổ
chức sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra đánh giá kết quả việc sinh hoạt chun mơn ở

các tổ có mang lại hiệu quả không?
4.2.Hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương hiện nay có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức gì? Có
những vấn đề gì cần giải quyết và có thể giải quyết bằng những biện pháp nào?
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lýcác khâu thiết kế nội dung sinh hoạt, tổ
chức sinh hoạt, kiểm tra đánh giá kết quả việc sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên
môn trong nhà trường trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, vận dụng chúng
một cách đồng bộ và chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện, các biện pháp thì sẽ nâng


3
cao được hiệu quả quản lý trong hoạt động của tổ chun mơn ở các trường mầm non
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở
trường mầm non.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các
trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
6.3. Đề xuất các biện phápquản lý hoạt động của tổ chuyên mơn ở các trường
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương góp phần nâng cao chất lượng ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng mục tiêu của bậc học và khảo sát tính cần
thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm
non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
7.2. Giới hạn địa bàn khảo sát
Tại 5/16 trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương.

7.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Nhóm 1: CBQL tại phịng giáo dục và đào tạo, 5/16 trường mầm non công lập
trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Số lượng: 20 (Gồm: Cán bộ QL
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng).
Nhóm 2: Giáo viên Tại 5/16 trường mầm non cơng lập trên địa bàn huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương. Số lượng: 171.
7.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2022 đến tháng 6/2022
Các số liệu thống kê phục vụ khảo sát được thu thập trong 2 năm học: 2019 2020; 2020-2021.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn
đề chuyên môn, tổ chuyên môn, quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non,
nhằm xây dựng khung lý luận cho đề tài.
8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn


4
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng
hoạt động sinh hoạt chuyên môn và hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên ở
trường mầm non. Đồng thời đánh giá thực trạng quản lý trong hoạt động của tổ chuyên
môn ở các trường Mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL và GV, nhằm thu nhận các thông
tin bổ sung cho hoạt động điều tra bằng phiếu hỏi, để rút ra những nhận xét sâu hơn
về thực trạng quản lý trong hoạt động của tổ chun mơn ở các trường Mầm non
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
8.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công cụ thống kê để xử lý các số liệu đã thu nhận được qua quá
trình điều tra làm cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng.
9. Những đóng góp của đề tài

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sinh hoạt chuyên môn và quản lý hoạt động tổ
chuyên môn trong trường mầm non.
Thực trạng về hoạt động của tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên
môn ở các trường Mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Mầm
non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý các trường mầm nonkhác có
điều kiện tương đồng với các trường Mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
10. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
các phụ lục kết quả nghiên cứu luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm
non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chun mơn ở các trường Mầm
non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chun mơn ở các trường Mầm non
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.


5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ
chuyên môn
1.1.1. Những nghiên cứu về tổ chuyên môn
Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của
giáo dục mầm non là: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;
hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất
mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và

phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học
tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” (Thông tư số: 51/2020/TT-BGDĐT, ngày
31/12/2020). Để đáp ứng được mục tiêu của bậc học thì các nhà trường không thể
không chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và quản lý các
tổ chuyên môn. Vì vậy việc nghiên cứu cơng tác quản lý TCM được rất nhiều nhà
quản lý quan tâm, nó là vấn đề thời sự, nóng bỏng của mỗi nhà trường.
Đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về TCM ở các cấp học khác nhau như:
Trong “Quản lý hoạt động bồі dưỡng chuуên môn theo chủ đề cho gіáo vіên
mầm non huуện Lâm Thao, Рhú Thọ”, tác gіả Tạ Quang Thắng đã nghіên cứu thực
trạng hoạt động bồі dưỡng chuуên môn theo chủ đề cho gіáo vіên mầm non và đưa ra
các bіện рháр để tіến hành bồі dưỡng chuуên môn theo chủ đề cho gіáo vіên mầm
non huуện Lâm Thao, tỉnh Рhú Thọ (Tạ Quang Thắng, 2015).
Tác gіả Nguуễn Thị Thúy (2002), “Các bіện рháр nâng cao năng lực quản lý
chuуên môn của Hіệu trưởng các trường mầm non Hà Nộі”, Luận văn Thạc sỹ Quản
lý gіáo dục, đã tậр trung nghіên cứu thông qua vіệc khảo sát, рhân tích, đánh gіá thực
trạng quản lý chuуên mơn của Hіệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn Hà Nộі,
đồng thờі đề хuất các bіện рháр nhằm nâng cao năng lực quản lý chuуên môn của Hіệu
trưởng các trường mầm non trên địa bàn nhằm đáр ứng уêu cầu đổі mớі gіáo dục. Đâу
cũng là nguồn tàі lіệu quý gіá để các trường mầm non trong рhạm vі cả nước tham
khảo và vận dụng.
Những nghiên cứu này đều thống nhất về vai trò, tầm quan trọng và sự cần
thiết phải chú trọng nâng cao năng lực quản lý chuyên môn cho các nhà quản lý giáo
dục.
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn


6
Đáp ứng được chương trình giáo dục mới các nhà trường đã vận dụng linh hoạt
các quan điểm chỉ đạo cũng như quản lý tốt các nội dung hoạt động của mình, trong
đó quản lý hoạt động tổ chun mơn là một nội dung không thể thiếu. Ở các trường

mầm non cũng vậy, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường thì
các nhà quản lý phải chú trọng trong việc quản lý tốt hoạt động của các tổ chuyên
môn. Chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn phụ thuộc vào công tác quản lý
của người Hiệu trưởng, cán bộ phụ trách chuyên môn, của tổ trưởng TCM. Việc
nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động TCM là việc làm cần thiết và
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường trong giai
đoạn hiện nay.
Hiện nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động tổ
chun mơn, trong các cơng trình nghiên cứu đó, các tác giả đã đánh giá thực trạng
quản lý hoạt động TCM ở các cấp học, chỉ ra những hạn chế trong quản lý hoạt động
TCM ở các nhà trường, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.
Ở bậc học mầm non, Phạm Thị Doan với luận văn ”Quản lý hoạt động tổ
chuyên môn các trường mầm non thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay”, tác giả đã đưa ra các lý luận chung về đề tài, đánh giá
thực trạng quản lý và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn các
trường mầm non thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay (Phạm Thị Doan, 2019).
Khi nghiên cứu về “Biệp pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường mầm non
quận Hoàng Mai”, tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền đã đưa ra tình hình thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường mầm non
quận Hoàng Mai. Từ đó, tác giả đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận Hồng Mai, góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục của nhà trường (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2016).
Tác giả Hà Huy Giáp có bài viết về“Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường
tiểu học theo nghiên cứu bài học ở tỉnh Bắc Giang”, tác giả đã nghiên cứu thực trạng
quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu học theo nghiên cứu bài học ở tỉnh Bắc
Giang,đồng thời cũng chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và đề xuất ý kiến trong quản
lý hoạt động TCM trường tiểu học theo nghiên cứu bài học ở tỉnh Bắc Giang (Hà
Huy Giáp, 2015).

Ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương việc quản lý hoạt động TCM ở các


7
trường mầm non được Hiệu trưởng và các CBQL các nhà trường rất quan tâm, tuy
nhiên những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động TCM chỉ
mới tồn tại như những kinh nghiệm, những phát hiện được thể hiện trong các sáng
kiến kinh nghiệm, những báo cáo tổng kết mà chưa có một đề tài nào nghiên cứu. Do
vậy, với đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý là tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá nhằm khai thác
và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu một
cách hiệu quả nhất trong mơi trường của tổ chức
Q trình quản lý là quá trình chủ thể thực hiện các chức năng quản lý để đưa
tổ chức đạt đến mục tiêu đề ra. Quá trình quản lý đề cập đến các chức năng quản lý
sau:
- Chức năng kế hoạch;
- Chức năng tổ chức
- Chức năng chỉ đạo
- Chức năng kiểm tra
1.2.2. Chuyên môn
Chuyên môn được hiểu là những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật được đào tạo hay
tích lũy trong q trình học tập, lao động của con người và việc áp dụng những kiến
thức, kỹ năng đó một cách đầy đủ, bài bản vào công việc được giao.
1.2.3. Tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành lên bộ máy của nhà trường, là tổ
chức do Hiệu trường nhà trường ra quyết định thành lập vào đầu năm học, là nơi tập

hợp những người có cùng nhiệu vụ, mục tiêu, tương đồng về năng lực chuyên môn,
do hiệu trưởng, cán bộ phụ trách chuyên môn trực tiếp quản lý, điều hành, kiểm tra
đánh giá hoạt động chuyên môn đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn
cho giáo viên
1.2.4. Hoạt động tổ chuyên môn
Hoạt động TCM là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằm
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề
nghiệp thông qua việc sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, chuyên đề, dự giờ bồi dưỡng


8
chuyên môn cho giáo viên. Hoạt động TCM được tổ chức thực hiện và duy trì ở các
trường mầm non khơng chỉ giúp mỗi GV nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ mà
cịn hỗ trợ lẫn nhau trong cơng tác; hình thành mơi trường sư phạm tốt đẹp, cũng như
truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của nhà trường.
Hoạt động tổ chuyên môn được là các hoạt động xây dựng, thực hiện kế hoạch
chỉ đạo chuyên môn, hoạt động chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên, nội dung sinh hoạt chuyên môn, các hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên; đề
xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên theo điều lệ trường mầm non
1.2.5. Quản lý hoạt động tổ chun mơn
Quản lý là tác động có định hướng của nhà quản lý đến TCM thông qua việc
xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá nhằm khai thác và sử dụng có
hiệu quả nguồn lực quản lý để nâng cao chất lượng tổ chuyên môn trong nhà trường
1.2.6. Trường mầm non và quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm
non
Thông tư 52/2020/TT - BGDĐT về Điều lệ Trường mầm non, ngày 31/ 12/
2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại điều 2 đã nêu: “Trường mầm non là cơ sở giáo
dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản
và con dấu riêng”(Điều lệ trường mầm non, 2020).
Quản lý hoạt động TCM ở trường mầm non có thể được hiểu là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến các hoạt động
chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non nhằm tạo điều kiện tối ưu cho việc thực hiện
mục tiêu giáo dục đào tạo.
Theo khái niệm quản lý thì quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường
mầm non là: Sự tác động có định hướng của hiệu trưởng trường mầm non thông qua
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đến hoạt động TCM nhắm khai thác và sử
dụng có hiệu quả các tiềm năng và cơ hội của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu
nâng cao chất lượng hoạt động TCM trong nhà trường mầm non.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất
lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường.
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học;
Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;


9
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của
pháp luật. Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng, tham gia sinh
hoạt cùng tổ chuyên môn.
Như vậy trong trường mầm non, muốn thực hiện tốt công tác quản lý hoạt
động tổ chuyên môn thì người Hiệu trưởng cần chỉ đạo, lãnh đạo tổ chuyên môn
thông qua người tổ trưởng.
Tổ trưởng chuyên môn được Hiệu trưởng bổ nhiệm vào mỗi đầu năm học và
thực hiện các nhiệm vụ như:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm, xây dựng phân
phối chương trình, tham gia xây dựng mục tiêu năm học của độ tuổi mình phụ trách.
Xây dựng kế hoạch chuyên đề, hội thảo, kế hoạch làm, sử dụng đồ dùng đồ
chơi một cách cụ thể chi tiết.

Điều hành hoạt động của Tổ chuyên môn.
Quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên trong tổ.
Dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo vên trong năm học theo qui định.
Tham gia các hoạt động đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Quản lý học sinh trong độ tuổi mình phụ trách.
1.3. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non
1.3.1. Đặc điểm tổ chuyên môn
Được Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập vào mỗi đầu năm hoc.
Thành phần của tổ chun mơn phụ thuộc vào đặc điểm tình hình của từng độ
tuổi trong nhà trường. Tổ chuyên môn gồm giáo viên theo khối nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo; nhân viên nấu ăn. Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên, có tổ trưởng; nếu có từ 07
thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp bởi Hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng điều hành các
hoạt động chun mơn nghiệp vụ liên quan đến chăm sóc giáo dục trẻ.
Tổ chuyên môn là một yếu tố giúp Hiệu trưởng quản lý tốt các hoạt động của
nhà trường, cụ thể là giúp Hiệu trưởng quản lý tốt chuyên môn.
Thực hiện các nhiệm vụ được qui định tại điều 13 phần của điều lệ trường
mầm non theo thông tư 52/2020/TT - BGDĐT về Điều lệ Trường mầm non, ngày 31/
12/ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là:


10
Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ
theo tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồ
dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà
trường;
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm

non; tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định.
Tổ chun mơn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân
chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn
1.3.2. Yêu cầu đổi mới trong hoạt động tổ chuyên môn
Để hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả cần đổi mới trong hoạt động tổ
chuyên môn cụ thể là:
Thứ nhất: Thaу đổі nhận thức của quản lý và gіáo vіên về tầm quan trọng của
hoạt động tổ chuуên môn trong vіệc nâng cao chất lượng gіáo dục cho nhà trường..
Để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả thì phải đổi mới về nội dung hoạt động
chuyên môn cụ thể: Khi xác định nội dung hoạt động tổ chun mơn cần bám sát vào
chương trình giáo dục mầm non, các văn bản chỉ đạo chuyên môn như văn bản hợp
nhất số 01/VBHN-BGDĐT ban hành ngày 13 tháng 4 năm 2021, chuyên đề “Giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ đó
xây dựng kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Đồng thời
ngồi việc việc sinh hoạt chun mơn theo chủ đề để thực hiện nhiệm vụ năm học
cần tập trung vào các nội dung như tiếp cận các phương pháp giáo dục hiện đại như:
Steam, stem, montessori, rigioemilia…các phần mềm sổ sách điện tử, các phần mềm
quản lý trẻ, các phần mềm cho trẻ làm quen với toán, làm quen với tiếng anh…
Thứ hai: Đổi mới hình thức sinh hoạt chun mơn nhằm ứng biến với tình hình
thực tế và bắt kịp xu thế của thời đại cụ thể là: Hình thức sinh hoạt chun mơn
khơng chỉ dừng lạі ở các buổі họр mà có thể thảo luận về chuуên mơn mà có thể trao
đổi ngaу khі có đề tàі thảo luận bất ngờ, haу các buổі gіờ gіờ đồng nghіệр, các buổі
tậр huấn, chuуên đề, hộі thảo, hoặc trảі nghіệm…đâу là cơ hộі để thảo luận mang lạі
hіệu quả cao. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tіn trong vіệc bồі dưỡng chuуên
môn đặc bіệt trong thờі kỳ dịch bệnh. Sử dụng các hình thức sinh hoạt chuyên mơn
đa dạng phù hợp với tình hình thực tế như: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác quản lý, tổ chức họp, trao đổi thông tin chuyên môn như: Zalo, Zoom,


11

meeting…Ngồi ra cịn có thể tổ chức thăm quan học tập mơ hình mới, phương pháp
mới theo chun đề. Trao đổi thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, sáng kiến
khoa học trên các nền tảng công nghệ thông tin, dữ liệu số.
Thứ ba: Phát huy vai trò của những giáo viên cốt cán trong hoạt động tổ
chuyên môn bởi những người này có tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn tốt,
luôn đi đầu trong mọi công việc.
1.3.3. Tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non
Ngành giáo dục đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập để xứng tầm thế giới đòi
hỏi các nhà trường cũng phải đổi mới theo để đáp ứng được mục tiêu và chất lượng
giáo dục. Cũng bởi vậy mà các nhà trường nói chung và các trường mầm non nói
riêng cần phát huy hết tiềm năng thế mạnh về nguồn nhân lực của mình thơng qua
mắt xích là tổ chuyên môn. Bởi lẽ các hoạt động tổ chuyên môn là các hoạt động chủ
yếu, chủ lực thúc đẩy chất lượng nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
1.3.4. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non
Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường mầm non là hoạt động liên quan đến
nội dung chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ theo độ tuổi và đây là hoạt động quan
trọng nhất trong các trường mầm non.
Các nội dung của hoạt động tổ chuyên môn trong các nhà trường đó là:
* Hoạt động giáo dục trong trường mầm non
Nội dung hoạt động giáo dục trẻ mầm non được xác định theo chương trình
giáo dục mầm non quy định tại chương trình Giáo dục mầm non văn bản hợp nhất số
01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 (ban hành kèm theo Thông tư số:
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 và sửa đổi, bổ sung một số nội dung
theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020) bao gồm
những nội dung sau:
+Chương trình giáo dục nhà trẻ
Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi phát
triển hài hoà về các mặt thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ.
+ Chương trình giáo dục mẫu giáo

Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ từ 03 đến 06 tuổi phát triển hài
hoà về các mặt thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ,
chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học
* Hoạt động bồi dưỡng giáo viên


12
Bồi dưỡng giáo viên là một nội dung quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn,
được thực hiện bởi Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn cho các giáo
viên trong tổ hoặc tự bồi dưỡng của giáo viên theo qui định.
+ Đánh giá xếp loại giáo viên
Đánh giá xếp loại giáo viên là quá trình xem xét kết quả hoạt động của GV
dựa theo những mục đích, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể nhằm hồn thiện chun mơn,
nghiệp vụ của GV, nâng cao chất lượng giảng dạy và phân loại từng giáo viên.
Từ kết quả đánh giá xếp loại của giáo viên mà tổ trưởng có những đề xuất khen
thưởng hay kỷ luật phù hợp đồng thời đó cũng là căn cứ để Hiệu trưởng nhà trường
phân loại giáo viên
1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường mầm non
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non
Xây dựng kế hoạch hoạt động là bước đầu tiên vô cùng quan trọng của bất kì
một quá trình hoạt động nào ở trường mầm non. Một bản kế hoạch tốt sẽ quyết định
trực tiếp đến kết quả của hoạt động vì nó là bản chi tiết cho tồn bộ q trình hoạt
động diễn ra sau đó. Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung, các
biện pháp để thực hiện mục tiêu của tổ chuyên môn. Công tác xây dựng hoạt động tổ
chuyên môn ở các trường mầm non căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục bậc học do Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và phương hướng thực
hiện nhiệm vụ năm học của các nhà trường.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
mầm non
Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chun mơn là q trình biến kế

hoạch thành các hành động cụ thể. Từ kế hoạch hoạt động đó, Hiệu trưởng và người
đứng đầu TCM sẽ xây dựng thành các nội dung, hoạt động cụ thể theo năm học, theo
quý, tháng, tuần. Sau đó căn cứ vào chuyên môn, năng lực của giáo viên (GV) để bố
trí, phân cơng nhiệm vụ giảng dạy. Như vậy, bản chất của công tác xây dựng tổ chức
hoạt động TCM vừa là quá trình thiết lập chương trình giảng dạy cụ thể, vừa xác định
đội ngũ GV và phân công nhiệm vụ cho GV thực hiện hoạt động TCM sao cho đạt
kết quả và hiệu quả cao nhất.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
mầm non
Ở các trường mầm non nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tổ
chuyên môn gồm có:


13
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với
chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và
độ tuổi.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện các công tác chuyên đề, hội thảo
đảm bảo đúng thời gian như trong kế hoạch.
+ Thường xuyên nhắc nhở, định hướng cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện
công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, thực hiện các đợt dự giờ đột xuất,
kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn dưới sự ủy quyền của
Hiệu trưởng.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn quản lý sát sao trong công tác làm đồ dùng đồ
chơi, chuẩn bị đồ dùng học liệu phục vụ cho hoạt động dạy và học.
+ Chỉ đạo giáo viên tham gia các cuộc bồi dưỡng chun mơn do Sở Giáo
dục, Phịng Giáo dục, nhà trường tổ chức nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên, giám sát hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, hoạt động dự giờ đồng
nghiệp của giáo viên.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn 2 tuần một lần

theo đúng qui đinh, nội dung sinh hoạt đảm bảo các nội dung về chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục trẻ, các hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi, …
1.4.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên
môn ở các trường mầm non.
Nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn ở các
trường mầm non gồm các nội dung:
+ Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, đánh giá
kết quả hoạt động so với mục tiêu đề ra trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo
dục trẻ tại trường mầm non và các công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên.
+ Kiểm tra việc thực hiện chuyên môn, thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của
giáo viên, đánh giá kết quả và đưa ra các điều chỉnh phù hợp
+ Đánh giá kết quả chỉ đạo hoạt động của tổ trưởng chun mơn trong q
trình hoạt động.
+ Đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá nề nếp, chất lượng trẻ
thông qua các hoạt động dự giờ, bồi dưỡng giáo viên.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở
trường mầm non
1.5.1. Yếu tố khách quan


14
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non chịu các yếu tố ảnh
hưởng đầu tiên phải kể đến đó là: điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, mối
quan hệ giữa các tổ chức xã hội và gia đình, chính sách về giáo dục của Đảng và nhà
nước, sự chỉ đạo của: Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, là người quyết định mọi hoạt động trong nhà
trường và hưởng trực tiếp tới hiệu quả và kết quả của các hoạt động đó. Các yếu tố
như quan điểm, trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm, các mối quan hệ giữa hiệu

trưởng với tổ trưởng chuyên môn, với các giáo viên trong trường và phong cách quản
lý của hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn
trong trường mầm non.
Tiểu kết chương 1
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non là quá trình tác động
của Hiệu trưởng đến các hoạt động của tổ chuyên môn, đến nguồn lực nhằm đạt mục
tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong chương 1 của luận văn, tác giả trình bày những lý luận rất cơ bản về
quản lý, tổ chuyên môn, hoạt động tổ chuyên môn, trường mầm non, hoạt động
chuyên môn ở trường mầm non, quản lý hoạt động tổ chun mơn ở trường mầm
non. Ngồi ra cịn có các nội dung như: Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên
môn, tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động
tổ chun mơn.
Đề tài cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới q trình quản lý hoạt động tổ
chun mơn của Hiệu trưởng, đây là việc làm giúp hoàn thiện cơ sở lý luận của đề
tài.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát
2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương
Ngày 01/4/1997 theo Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 12/2/1997 của Thủ tướng
Chính phủ huyện Bình Giang được tái thành lập từ huyện Cẩm Bình nhằm đáp ứng
yêu cầu của tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.


15
Bình Giang là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Huyện Bình Giang có quốc lộ 5, quốc lộ 38, quốc lộ 39B chạy qua, cách thành phố
Hải Dương 20 km về phía tây nam. Có diện tích tự nhiên là 104,7 km2, dân số năm

2018 là 145.535 người, 4,8% dân số theo đạo Thiên Chúa. Bốn mặt huyện Bình
Giang đều có sơng, đây cũng là địa phương có đường cao tốc Hà Nội – Hải Phịng đi
qua.
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương
Trên địa bàn tồn huyện hiện nay có: 64 trường, cụ thể:
- Bậc Trung học phổ thơng (THPT) có 05 trường, trong đó có 03 trường cơng
lập là: THPT Bình Giang, Kẻ Sặt, Đường An; có 01 trường THPT Dân lập Vũ Ngọc
Phan; 01 Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp dạy nghề;
- Bậc Trung học cơ sở (THCS) có 17 trường, (trường THCS Vũ Hữu - là
trường trọng điểm - chất lượng cao)
- Bậc Tiểu học: có 16 trường ở 16 xã, thị trấn;
- Bậc Mầm non: có 23 trường (trong đó có 07 trường tư thục).
2.1.3. Tình hình giáo dục Mầm non huyện Bình Giang
Theo thống kê mới nhất của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương, năm học 2020 - 2021, tồn huyện có 23 trường mầm non, trong đó
số trường công lập là 16 trường (chiếm 69,56%), số trường tư thục là 07trường
(chiếm 30,44%).
Quy mô giáo dục mầm non (GDMN) huyện Bình Giang được tổng hợp trong
bảng số liệu 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Quy mô giáo dục mầm non huyện Bình Giang
Năm học

Tổng số

Cơng lập

Tư thục

Tổng số lớp


Tổng số giáo
viên

2019 - 2020

22

18

4

316

672

2020 - 2021

23

16

7

325

700

2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non,

tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chun mơn ở các trường mầm non Huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương .
2.2.2. Nội dung khảo sát


16
Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, tác giả đã tiến hành
khảo sát những nội dung như:
- Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương
- Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chun mơn ở các
trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
2.2.3. Khách thể khảo sát
Giúp cho việc thực hiện mục tiêu khảo sát thực trạng, tác giả đã tiến hành điều
tra bằng phiếu hỏi ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương với các đối tượng có liên quan đến đề tài cụ thể là:
Bảng 2.2 Thống kê cán bộ quản lý và giáo viên
Địa điểm khảo sát

CB quản lý

Giáo viên

1

Trường mầm non Nhân Quyền


3

38

2

Trường mầm non Thái Học

3

38

3

Trường mầm non Cổ Bì

3

32

4

Trường mầm non Long Xun

3

35

5


Trường mầm non Hồng Khê

3

28

6

Phịng GD&ĐT Bình Giang

5

STT

Tổng số

20

171

2.2.4. Phương pháp khảo sát
Tác giả sử dụng phiếu hỏi để khảo sát sau đó dùng phương pháp thống kê toán
học để xử lý kết quả.
Mỗi phiếu hỏi gồm có hệ thống các câu hỏi liên quan đến vấn đề điều tra, các
câu hỏi được xây dựng một cách phù hợp logic đáp ứng được mục tiêu điều tra thực
trạng hoạt động quản lý tổ chuyên môn ở các trường mầm non trên địa bàn huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương, ngồi ra trên phiếu hỏi cịn có mức độ đồng ý được chia
làm 03 mức tùy vào nội dung hỏi.
2.2.5. Xử lý kết quả và đánh giá
Đánh giá thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường mầm non

huyện Bình Giang bằng các mức điểm và mức độ khác nhau:
* Điểm chuẩn


17
Mức 1: Không quan trọng, không cần thiết, không thực hiện, trung bình, khơng
ảnh hưởng; được đánh giá 1 điểm.
Mức 2: Quan trọng, cần thiết, thường xuyên, khá, ảnh hưởng; được đánh giá 2
điểm
Mức 3: Rất quan trọng, rất cần thiết, rất thường xuyên, tốt, rất ảnh hưởng; được
đánh giá 3 điểm.
Như vậy điểm thấp nhất là 1 điểm, cao nhất là 3 điểm, tổng điểm được tính
theo tần suất số phiếu lựa chọn sau đó xếp thứ bậc theo điểm trung bình.
*Chuẩn đánh giá
Mức 1: Khơng quan trọng, khơng cần thiết, khơng thực hiện, trung bình, bình
thường, khơng ảnh hưởng: ̅ 1,5
Mức 2: Quan trọng, cần thiết, thường xuyên, khá, ảnh hưởng: 1,5

̅

2,49

Mức 3: Rất quan trọng, rất cần thiết, rất thường xuyên, tốt, rất ảnh hưởng: 2,5

̅

3
2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương
2.3.1. Nhận thức về yêu cầu đổi mới trong hoạt động tổ chuyên môn ở các

trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Kết quả khảo sát cho thấy giá trị ̅ = 2,51 của các nội dung đạt ở mức rất cần
thiết cho thấy việc đổi mới trong hoạt động tổ chuyên môn là yêu cầu cấp thiết để đáp
ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tổ chun mơn ở các
trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Qua khảo sát 191 khách thể trong đó cán bộ phòng GD là 5, cán bộ quản lý các
nhà trường là 15 và 171 giáo viên trên địa bàn Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương
cho thấy: Nhận thức, quan điểm của CBQL và giáo viên về hoạt động tổ chun mơn
trong trường mầm non là rất quan trọng, có tới 12/20 CBQL lựa chọn ý kiến này
chiếm tới 60 %, 56/171 giáo viên chiếm tới 32,7%.
Mức độ quan trọng cũng có tới 7/20 CBQL chiếm tới 35% và 75/171 giáo viên
chiếm tới 43,9%.
Tuy nhiên vẫn còn 40/171 giáo viên cho rằng vai trò, tầm quan trọng của hoạt
động tổ chuyên môn đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc - ni dưỡng - giáo
dục của các nhà trường chỉ ở mức bình thường, nó chiếm tới 23,4 %.


18
2.3.3. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Nhìn vào bảng khảo sát cho thấy CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện nội
dung hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương đạt ở mức khá, điều đó được thể hiện qua giá trị trung bình của các nội dung
là ̅ = 1,75, giá trị của các nội dung tăng từ 1,64 đến 1,90.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên mơn ở các trường mầm non
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
2.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Qua khảo sát cho thấy mức độ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch hoạt động

TCM trong các trường mầm non ở huyện Bình Giang cho thấy các nội dung đánh giá
được thực hiện ở mức khá thể hiện ở giá trị ̅ = 2,22, kết quả trên cho thấy các trường
mầm non trong huyện Bình Giang đã chú ý đến việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ
chuyên môn tuy nhiên kết quả đánh giá còn khá khiêm tốn.
2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên mơn ở các trường
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động
tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện Bình Giang được đánh giá ở mức khá,
giá trị ̅ = 2,35, các nội dung được khảo sát đều được CBQL của các trường mầm
non thực hiện tương đối tốt điều này chứng tỏ rằng các nhà quản lý đã nhận thức rất
rõ tầm quan trọng của hoạt động TCM, quan tâm đến quá trình tổ chức thực hiện kế
hoạch hoạt động tổ chuyên môn điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng
chuyên mơn, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và uy tín, chất lượng của nhà trường.
2.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Các nội dung quản lý chỉ đạo HĐ TCM ở trường mầm non trên địa bàn huyện
Bình Giang được các khách thể đánh giá đạt loại trung bình khá (với ĐTB = 2,29),
trong đó nội dung được đánh giá thực hiện yếu nhất đạt X = 2,14, nội dung thực hiện
tốt nhất đạt X = 2,41. Điều này cho thấy, việc chỉ đạo hoạt động TCM ở các trường
mầm non đã được các nhà quản lý rất quan tâm và thực hiện một cách thường xuyên,
đã nhận thức rõ được vai trò của hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương


19
Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM ở các trường mầm non
ở huyện Bình Giang CBQL và GV đánh giá ở mức độ trung bình khá với X = 2,21.
Tất cả các nội dung quản lý được đánh giá từ mức độ thực hiện mức độ trung bình trở
lên.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên
môn ở các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
* Yếu tố chủ quan
Nhìn vào bảng kết quả cho thấy, cán bộ, giáo viên các nhà trường được khảo
sát đánh giá mức độ thực hiện về cơng tác quản lí các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt
động tổ chuyên môn ở trường mầm non đạt ở mức khá, điều đó thể hiện qua mức
điểm đánh giá trung bình của các nội dung ̅ = 2,36 , giá trị trung bình của các nội
dung giao động từ ̅ = 2,23 đến ̅ = 2,46 đây là mức điểm tương đối cao.
* Yếu tố khách quan
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quá trình quản
lý hoạt động tổ chuyên môn, tác giả đã tiến hành khảo sát và có bảng kết quả sau:
Hoạt động Quản lý hoạt động TCM của CBQL các trường mầm non huyện
Bình Giang, Tỉnh Hải Dương chịu nhiều sự ảnh hưởng tác động của các yếu tố
khách quan, điều đó thể hiện ở giá trị trung bình với ̅ = 2,34 . Giá trị này cho
thấy, nếu tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố có
thể giúp nhà quản lý đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động TCM trong các trường mầm non.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các
trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
2.6.1. Những điểm mạnh
Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non, các
văn bản thông tư, hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn của ngành, thực hiện nghiêm chỉnh
quy chế chun mơn, Luật giáo dục... Trong q trình quản lý hoạt động của TCM,
các trường mầm non huyện Bình Giang ln bám sát chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Nhận
thức đúng đắn về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục luôn
là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý, đã có nhiều biện pháp quản lý TCM của các
nhà trường đạt được hiệu tương đối tốt.
2.6.2. Những điểm yếu
Công tác lập kế hoạch hoạt động chun mơn cịn chưa chủ động, nội dung kế



20
hoạch còn chung chung chưa cụ thể, còn được lặp đi lặp lại nhiều
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn chưa thực sự được quan tâm,
đặc biệt là vấn đề động viên, khuyến khích GV tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ ở các trường cịn hạn chế.
Cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt,
việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cịn chưa đồng bộ, hình thức và nội dung kiểm tra
chưa có nhiều đổi mới.
Tiểu kết chương 2
Chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động tổ
chuyên mơn các trường mầm non huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Trong chương
2 này, tác giả đã chỉ ra tình hình thực tế giáo dục mầm non ở huyện Bình Giang. Các
nội dung nghiên cứu gồm: Thực trạng hoạt động tổ chun mơn ở các trường mầm
non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Thực trạng quản lý hoạt động tổ chun
mơn ở các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Thực trạng các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Đưa ra các Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt
động tổ chuyên mơn ở các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý hoạt động TCM là do
sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan. Việc tìm ra những
nguyên nhân của điểm mạnh và điểm yếu, điểm hạn chế trong công tác quản lý hoạt
động TCM là cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động TCM các trường
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUN MƠN Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện điều lệ trường mầm non
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
3.2.1. Nâng cao nhận thức, tăng cường vai trò và trách nhiệm của tổ trưởng
chuyên môn về quản lý hoạt động tổ chuyên môn


21
Trường mầm non là cơ sở giáo dục mang tính đặc thù, khác biệt hẳn so với các
cơ sở giáo dục phổ thơng, ngồi việc giáo dục trẻ, trường mầm non cịn đảm nhận
việc ni dưỡng chăm sóc, giúp trẻ hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách và sẵn
sàng vào bậc học tiểu học. Giáo viên mầm non là lực lượng chủ chốt, quyết định đến
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường. Trên
thực tế, người luôn sát sao, nêu cao tinh thần tự học hỏi, tự bồi dưỡng của giáo viên,
nhân viên trong các cơ sở mầm non chính là đội ngũ quản lý và trực tiếp nhất là tổ
trưởng tổ chuyên môn, người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các
hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng
giảng dạy của GV và chất lượng học tập của trẻ trong khối lớp phụ trách.
3.2.2. Đổi mới qui trình xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chun mơn ở các trường
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Cơng tác xây dựng kế hoạch hoạt động TCM ở các trường mầm non giúp các
nhà quản lý xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của
TCM, hình thức tổ chức, những phương tiện cơ bản để thực hiện quản lý tổ chuyên
môn một cách có kết quả nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục của nhà trường.
3.2.3. Cải tiến nội dung, hình thức và cách thức hoạt động tổ chun mơn ở các
trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Sử dụng một số nội dung, hình thức và cách thức hoạt động TCM mới nhằm

thay thế các nội dung, hình thức và cách thức tổ chức cũ đã khơng cịn phù hợp, kém
hiệu quả nhằm tiếp cận người học hiệu quả hơn, đáp ứng được mục tiêu giáo dục
mầm non trong thời kỳ đổi mới.
3.2.4. Linh hoạt trong công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Triển khai thực hiện biện pháp đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động TCM ở các
trường mầm non sẽ giúp cán bộ quản lý nhà trường đánh giá được hiệu quả quá trình
thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường nói chung, kế hoạch hoạt động tổ chun
mơn của các tổ nói riêng. Đồng thời đánh giá được hiệu quả của q trình hoạt động
chăm sóc và giáo dục của nhà trường.
3.2.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng
lực quản lý của Tổ trưởng chuyên môn ở các trường mầm non
Nhằm đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn nghiệp vụ cho CBQL, TT để
nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TCM ở các trường mầm non huyện Bình


22
Giang, tỉnh Hải Dương. Đồng thời, trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình
thành kỹ năng quản lý, các tố chất cần thiết như phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo
đức và tâm lý cho cán bộ cốt cán. Ngoài ra qua đào tạo bồi dưỡng nhằm khắc phục
những hạn chế, phát huy những mặt tích cực để nâng cao năng lực chuyên môn, năng
lực quản lý của mỗi tổ trưởng TCM, đảm bảo cho tổ trưởng TCM đạt chuẩn theo
chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3.2.6. Tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Qua công tác kiểm tra đánh giá, CBQL nhà trường nắm được tình hình thực hiện
nhiệm vụ của tổ chun mơn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên. Việc
kiểm tra đánh giá giúp CBQL nhà trường đánh giá được nhưng điểm mạnh, điểm yếuu
cần uốn nắn, sửa đổi qua đó làm cơ sở chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch một cách hiệu
quả đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nhằm đạt được mục tiêu phát triển

chung của cơ sở giáo dục mầm non. Không chỉ vậy, kiểm tra, đánh giá nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo sự cơng bằng, từ đó giáo viên có ý thức trách nhiệm
và động lực phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ.
3.2.7. Quản lý tốt một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chuyên môn ở các
trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Quản lý tốt các điều kiện để hỗ trợ TCM hoạt động có hiệu quả; xây dựng được
tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong TCM; xây
dựng được các mối quan hệ tốt đẹp thông suốt giữa các cơ quan đồn thể, xây dựng
văn hóa nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngồi Nhà trường có ảnh
hưởng tới TCM; đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng và hạ
tầng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động sinh hoạt TCM.
Giúp hiệu trưởng xây dựng được cơ chế phối hợp, thống nhất giữa tổ trưởng
TCM với các tổ chức đồn thể trong trường để có sự hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành
nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Đề tài nghiên cứu về “Quản lý hoạt động tổ chun mơn ở các trường mầm non
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” đã đưa ra 06 biện pháp.
Các biện pháp mà đề tài đưa ra dựa trên thực tiễn quản lý hoạt TCM ở các
trường trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Các biện pháp quản lý nêu
trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp


23
kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hồn thiện, góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động TCM, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các nhà trường. Để các biện pháp này phát huy tối
đa hiệu quả thì quan trọng nhất vẫn là CBQL các nhà trường phải biết lựa chọn, vận
dụng linh hoạt một cách sáng tạo các biện pháp quản lý cho phù hợp với thực tế của
mỗi địa phương, từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trường.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp về tính cần thiết và tính khả
thi đã đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm thực tiễn quản lý GD tại các trường mầm non
trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đề tài khảo nghiệm tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp quản lý quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các
trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang.
3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt
động TCM của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
đề tài đã đề xuất 7 biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động TCM các trường
mầm non huyện Bình Giang
3.4.3. Đối tượng và địa điểm khảo nghiệm
Đối tượng khảo nghiệm mà tác giả lựa chọn tổng số 40 CBQL và giáo viên bao
gồm: 5 cán bộ chuyên viên phòng giáo dục, 5 Hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng, 20
GV tổ trưởng chuyên môn thuộc 5 trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Điểm trung bình tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất là 2,77. Điều
đó cho thấy, các CBQL, GV được trưng cầu ý kiến đều khẳng định 7 biện pháp
quản lý đề xuất đều tương đối rất cần thiết trong thực tế quản lý hoạt động TCM ở
các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Qua kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ở trên, có thể nhận thấy,
các biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi rất cao, giá trị trung bình của các
biện pháp là 2,79 và sự chênh lệch về mức độ khả thi giữa các biện pháp không quá
nhiều. Các biện pháp có tính khả thi cao:
Tiểu kết chương 3
Quản lý hoạt động TCM ở trường mầm non là một công việc hết sức phức tạp,
có rất nhiều yếu tố tác động đến quản lý hoạt động TCM của CBQL nhà trường đặc



24
biệt là Hiệu trưởng các trường mầm non. Định hướng phát triển Giáo dục mầm non
của ngành cũng như Giáo dục mầm non của huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương, kết
hợp với thực trạng quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chun mơn bậc mầm non huyện
Bình Giang - tỉnh Hải Dương hiện nay là cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận cho việc đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại huyện Bình Giang - tỉnh Hải
Dương nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
Trên cơ sở các nguyên tắc: thực hiện điều lệ trường mầm non, đảm bảo tính
mục tiêu, tính thực tiễn, tính khả thi và tính hệ thống, luận văn đề xuất 7 biện pháp
nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường
mầm non huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương.
Kết quả khảo nghiệm đánh giá cao tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động tổ chuyên môn được đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường mầm non là sự tác động có định
hướng của hiệu trưởng trường mầm non thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm
năng và cơ hội của cán bộ giáo viên nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng
hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường mầm non.
Để quản lý hoạt động tổ chuyên môn, các cán bộ quản lý trường mầm non thực
hiện các nội dung: lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn; tổ chức hoạt động tổ
chuyên môn; chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn; kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ
chuyên môn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường mầm non
bao gồm các yếu tố về chủ quan và yếu tố khách quan.
Luận văn đề xuất 07 biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động tổ
chuyên môn các trường mầm non huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương đáp ứng mục
tiêu của bậc học.
2. Khuyến nghị

2. 1. Đối với UBND huyện Bình Giang
2.2. Đối với Phịng GD&ĐT huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương
2.3. Đối với các trường mầm non
2.4. Đối với các Tổ trưởng Tổ chuyên môn



×