Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bài giảng Nghiên cứu đoàn hệ - Ths. Trương Bá Nhẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.87 KB, 44 trang )

NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
(COHORT STUDY)
Ths. Trương Bá Nhẫn
Bộ môn Dịch tễ học
Khoa YTCC – Trường ĐHYD Cần Thơ
Đại cương NC đòan hệ
• Có 2 loại nghiên cứu phân tích: nghiên cứu
bệnh chứng và nghiên cứu đoàn hệ.
• Nghiên cứu đoàn hệ # nghiên cứu tiền cứu
• Nghiên cứu bệnh - chứng # NC hồi cứu
• Khái niệm tiền cứu hay hồi cứu chỉ đơn thuần là
sự so sánh thời điểm bắt đầu triển khai nghiên
cứu bệnh lý chưa hay đã xảy ra.
• Ta có:
Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu hay hồi cứu.
Nghiên cứu bệnh chứng cũng có bệnh chứng
tiền cứu hay hồi cứu khi các ca bệnh được chọn
là ca mới mắc hay ca hiện mắc
Đại cương NC đòan hệ
• Các đối tượng được chọn đưa vào trong
NC đoàn hệ phải là những người không
có bệnh.
• Các đối tượng này được phân chia thành:
các nhóm không có tiếp xúc
và có tiếp xúc với yếu tố nghiên cứu ở các
mức độ khác nhau.
theo dỏi một thời gian xem sự xuất hiện
của bệnh.
Đại cương NC đòan hệ
• Ưu điểm:
Mối quan hệ thời gian giữa tiếp xúc-bệnh tật thể


hiện rõ nét trong nghiên cứu này
ưu điểm lớn khi nghiên cứu hậu quả của các
tiếp xúc hiếm.
Nghiên cứu đoàn hệ cho phép tính chính xác cỡ
mẫu cần thiết ở nhóm có tiếp xúc và không có
tiếp xúc.
Nghiên cứu đoàn hệ cho phép xác định nhiều
hậu quả đối với 1 yếu tố tiếp xúc duy nhất.
Đại cương NC đòan hệ
• Hạn chế của nghiên cứu đoàn hệ:
Số lượng trong nghiên cứu đoàn hệ
thường lớn nên tốn kém thời gian, tiền
bạc, và công sức.
Dễ bị mất dấu vì thời gian nghiên cứu kéo
dài.
Nếu đối tượng NC bị mất dấu quá lớn thì
ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
CÁC KIỂU NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu
(prospective):
Là nghiên cứu đoàn hệ mà lúc bắt đầu
tiến hành nghiên cứu thì hậu quả chưa
xảy ra.
Sau khi lựa chọn vào các nhóm nghiên
cứu (có tiếp xúc hay không có tiếp xúc) và
theo dõi thì hậu quả mới xảy ra.
Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu
• Năm 1967, Selikoff đã dùng nghiên cứu
đoàn hệ tiên cứu thực hiện trên 17,800
công nhân của hiệp hội những công nhân

Amiăng ở Hoa Kỳ và Canada.
• Ông và các cộng sự đã theo dõi 18 năm
để so sánh tỷ lệ chết do ung thư phổi ở
nhóm công nhân này với những người
chết do ung thư phổi ở người da trắng.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu
• Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu
(retrospective):
Trong nghiên cứu này, tại thời điểm nghiên
cứu bắt đầu thì sự tiếp xúc và bệnh (hay hậu
quả của sự tiếp xúc) đã xảy ra rồi.
Kiểu nghiên cứu này thường dùng trong
nghiên cứu bệnh nghề nghiệp.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu
• Năm 1965, Enterline đã NC tử vong của ung thư phổi và
tiếp xúc với amiăng.
• Một nhóm công nhân tiếp xúc với Amiăng được xác định
nhờ hồ sơ quản lý an toàn xã hội Mỹ trong thời gian
1948-1951.
• Tất cả các tử vong ở nhóm công nhân này từ 1948 -
1963 được xác định nhờ hồ sơ quản lý an toàn xã hội và
chứng tử của y tế ở nhiều bang.
• Với cùng cách thức, nhóm NC cũng khảo sát tử vong
của công nhân dệt và người da trắng trong thời gian đó.
• Kết quả NC cho thấy, tử vong do ung thư ở nhóm công
nhân tiếp xúc với amiăng cao hơn so với nhóm công
nhân dệt và nhóm người da trắng.
NCđoàn hệ vừa hồi cứu vừa tiên cứu
• Trong 1 vài ca NC đoàn hệ không lưu ý đến
chiều thời gian.

• Các tác giả kết hợp giữa NC đoàn hệ hồi cứu và
tiền cứu. Nghĩa là, các số liệu thu thập vừa hồi
cứu, vừa tiền cứu trong cùng 1 đoàn hệ.
• Kiểu nghiên cứu này rất tốt trong NC các hậu
quả vừa ngắn hạn, vừa dài hạn do tiếp xúc với
yếu tố nguy cơ.
• Ví dụ: các hoá chất có thể gây di tật bẩm sinh
sau vài năm tiếp xúc nhưng cũng có thể gây ra
ung thư sau vài thập kỷ.
NCđoàn hệ vừa hồi cứu vừa tiên cứu
• Ví dụ:
NC hậu quả của Dioxin, 1 nhóm NC của Hoa Kỳ
đã tiến hành NC đoàn hệ gồm 1264 lính không
quân trực tiếp rải chất độc màu da cam và 1
nhóm khác có 1264 người lính không quân làm
nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá ở Đông Nam Á.
Đánh giá hậu quả ngắn hạn do tiếp xúc với chất
độc màu da cam bằng cách so sánh tỷ lệ các
bệnh ngoài da, vô sinh, dị tật lúc sinh, rối loạn
tâm thần v.v
Đồng thời, họ cũng đánh giá hậu quả ung thư
trong các đoàn hệ sau 1 thời gian dài theo dỏi.
Nghiên cứu đoàn hệ lồng ghép với
nghiên cứu bệnh chứng
• Trong nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu hay
hồi cứu có thể lồng ghép nghiên cứu bệnh
chứng.
Nghiên cứu đoàn hệ lồng ghép với
nghiên cứu bệnh chứng
• Nghiên cứu về sự tương quan giữa các yếu tố vi dưỡng

(micronutrients) trong máu và bệnh ung thư.
• Cách thu thập thông tin: Rất nhiều mẫu máu được lấy và
bảo quản lạnh.
• Các đối tượng này được theo dỏi 1 thời gian dài để xem
có bao nhiêu ca ung thư xuất hiện.
• Các mẫu máu được phân tích theo cách như sau:
 Toàn bộ các mẫu máu của các ca ung thư
 Một phần các mẫu máu của những người không bị ung thư để
so sánh hàm lượng các chất vi dưỡng.
• Loại nghiên cứu này thích hợp cho các nghiên cứu đòi
hỏi phải thực hiện các xét nghiệm đắc tiền.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• Chọn dân số tiếp xúc:
• Chọn dân số tiếp xúc tùy thuộc vào:
tính khoa học, tính khả thi, tần số tiếp
xúc, tính chính xác, tính hoàn chỉnh
của thông tin về tiếp xúc, việc theo dõi
để thu thập thông tin và bản chất của
vấn đề nghiên cứu.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• Chọn dân số tiếp xúc:
có tiếp xúc, chịu đựng được sự tiếp xúc và hậu
quả tiếp xúc đo lường được.
từ những nguồn mà người ta có thể chắc chắn
rút ra được những người có tiếp xúc
 Đối với tiếp xúc phổ biến, thì dể dàng đạt được
số lượng cỡ mẫu nghiên cứu từ 1 quần thể tổng
quát.
 Đối với các tiếp xúc hiếm gặp, thì nhóm tiếp xúc
nên được chọn từ 1 quần thể đặc biệt như: nghề

nghiệp tiếp xúc với tia xạ, chế độ điều trị, ăn
uống, ở địa điểm đặc biệtv.v….
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• Ưu điểm của việc chọn những cá nhân
tiếp xúc trong dân số đặc biệt:
Cho phép thu thập đủ số lượng đối tượng
tiếp xúc trong 1 thời gian hợp lý.
Sử dụng mẫu trong nhóm dân số đặc biệt
giúp xác định bệnh căn trong những tình
huống đặc biệt
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• Ví dụ:
• Để đánh giá tác dụng của hoạt động thể lực
đ/với bệnh mạch vành, NC đoàn hệ đã được
thực hiện trên những nhóm dân số chuyên biệt
như: công nhân bến cảng và tài xế xe bus.
• Lợi điểm là giảm dân số mà từ đó mẫu được lựa
chọn, thông tin về tiếp xúc chính xác, các đối
tượng nghiên cứu dể theo dõi để xác định sự
xuất hiện của bệnh mạch vành.
• Chọn dân số chuyên biệt cho phép đánh giá các
tiếp xúc hiếm mà việc chọn dân số tổng quát
khó đạt đủ cỡ mẫu ở nhóm tiếp xúc.
• Trên 1 dân số tổng quát thì bệnh có thể là hiếm,
nhưng trên 1 dân số chuyên biệt thì bệnh có thể
phổ biến.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• Ví dụ:
• Tỷ lệ bệnh mới của ung thư biểu mô là 8 phần triệu.
• Khảo sát 20.000 người thì khó gặp ca bệnh xuất hiện

trong 5 năm.
• Bệnh này khá phổ biến ở những người có tiếp xúc với
Amiăng nên chỉ cần 1 mẫu 20.000 công nhân có thể đủ
số ca bệnh.
• Dù NC đoàn hệ không thích hợp để NC bệnh hiếm,
nhưng nếu bệnh này tương đối phổ biến ở 1 dân số có
tiếp xúc đặc biệt thì lọai thiết kế NC này vẩn có thể áp
dụng trong NC bệnh hiếm.
• Nhóm dân số đặc biệt còn được chọn lựa vì tính giá trị
của NC. Thật vậy, nhóm dân số chuyên biệt được chọn
để đảm bảo tính chính xác của thông tin và dễ theo dõi
chứ không phải vì mức độ tiếp xúc.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• Chọn nhóm so sánh:
• Khi nguồn các đối tượng tiếp xúc đã được xác
định, thì cần lựa chọn nhóm so sánh là nhóm
không tiếp xúc.
• Nguyên tắc chủ yếu để chọn nhóm so sánh là:
càng tương đồng với nhóm tiếp xúc càng tốt
ngoại trừ yếu tố quan tâm NC (tiếp xúc).
• Mục đích của nhóm không tiếp xúc là: khi không
có sự kết hợp thì tỷ suất bệnh mới ở nhóm tiếp
xúc và không tiếp xúc không khác biệt nhau.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• Chọn nhóm so sánh:
So sánh bên trong: Khi so sánh các thành
viên của một đoàn hệ được sắp xếp theo
các mức độ tiếp xúc khác nhau.
Ví dụ: Doll và Hill đã NC sự tương quan
giữa hút thuốc lá và bệnh ung thư phổi ở

các bác sĩ của Anh nhận thấy: tỷ suất chết
do ung thư phổi ở những nhóm có và
không hút thuốc hay giữa các nhóm có
các mức độ hút thuốc khác nhau thì khác
nhau.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• So sánh bên ngoài là khi nhóm có tiếp xúc
và nhóm không tiếp được so sánh với
nhau.
• Ví dụ: Nghiên cứu ảnh hưởng của bụi lên
bệnh viêm phế quản mạn, thì nhóm tiếp
xúc là những công nhân làm việc ở trong
nhà máy xi măng Hà Tiên, còn nhóm
không tiếp xúc được chọn từ 1 dân số
tổng quát.
• Sự so sánh giữa tỷ suất bệnh mới ở 2
nhóm này là sự so sánh bên ngoài.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
• So sánh các tỷ lệ vấn đề sức khỏe ở trong
1 dân số tổng quát cần lưu ý đến các vấn
đề đã có sẵn dữ liệu như: tỷ lệ chết, tỷ lệ
ung thư v.v…….
• Việc chọn dân số tổng quát để so sánh có
thể gặp “hiệu quả của công nhân khỏe”.
• Ví dụ: Để đánh giá tác hại nghề nghiệp ở
công nhân làm nghề vỏ xe, người ta chọn
nhóm dân số tổng quát để so sánh. Kết
quả chỉ ra là tỷ lệ tử vong ở nhóm công
nhân làm vỏ xe chỉ bằng 82% tử vong ở
nhóm dân số tổng quát.

Những vấn đề cần lưu ý trong thiết kế
nghiên cứu đoàn hệ
• Nguồn số liệu:
Khi thiết kế NC, điều cần quan tâm chủ
yếu là sự chính xác và đầy đủ của các
thông tin để sắp xếp các đối tượng vào 1
trong 4 nhóm:
có tiếp xúc và có bệnh,
có tiếp xúc và không bệnh,
không tiếp xúc và có bệnh,
không tiếp xúc và không bệnh.
Những vấn đề cần lưu ý trong thiết kế
nghiên cứu đoàn hệ
• Nguồn thông tin tiếp xúc:
Phương pháp và kỷ thuật xác định tiếp xúc
trong NC đoàn hệ thay đổi tùy theo từng NC
và yếu tố nguy cơ. Chúng có thể được thu
thập từ:
 Hồ sơ y bạ hay hồ sơ công nhân
 Ví dụ:
 Ảnh hưởng của chiếu xạ và bệnh bạch cầu cấp thì
hồ sơ chắc chắn là cần lấy từ bệnh viện
+ Thông tin từ các hồ sơ sẵn có ít tốn kém và khách quan
+ Nhưng không đầy đủ vì thường thiếu thông tin về yếu tố
gây nhiễu
Những vấn đề cần lưu ý trong thiết
kế nghiên cứu đoàn hệ
• Nguồn thông tin tiếp xúc:
 Các thông tin về tiếp xúc và bệnh tật phải được thu
thập theo cùng cách thức ở các nhóm.

 Thông tin về tiếp xúc có thể đo lường trực tiếp
trên bệnh nhân bằng cách khám hoặc làm xét
nghiệm.
 Ví dụ:
HA, cholesterol / máu, số lượng bạch cầu v.v

×