Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khóa luận tốt nghiệp thực trạng quản lý biến động đất đai trên địa bàn huyện ân thi hưng yên giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ÂN THI – HƯNG YÊN
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020”

Hà Nội – 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ÂN THI – HƯNG YÊN
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020”

Người thực hiện

:


NGUYỄN ĐỨC ANH

Lớp

:

QLDDB

Khóa

:

62

Chuyên ngành

:

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giảng viên hướng dẫn

:

GVC.TS ĐỖ THỊ ĐỨC HẠNH

Hà Nội - 2021




LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người xung quanh. Trong
suốt thời gian học tập ở trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, em đã được nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của thầy, cô, gia đình và bạn bè.
Xuất phát từ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
ban giám đốc Học viên Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và
Môi trường, các thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Đặc biêt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo GVCC.TS Đỗ Thị Đức Hạnh đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian thực tập và đã giúp cho em hồn
thành tốt khố luận tốt nghiệp ngày.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, các bác, các anh, chị ở phịng Tài ngun
và Mơi trường huyện Ân Thi, VPĐKĐĐ tỉnh Hưng Yên chi nhánh huyện Ân Thi đã
tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thu thập tài liệu để thực hiện đề tài tốt nhất.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài khoá luận của em vẫn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, cơ cùng các bạn
sinh viên để khố luận được hồn thiện hơn.
Em xin kính chúc các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè ln mạnh khoẻ,
hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong cuộc sống!
Ân Thi, ngày … tháng 12 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Đức Anh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1 Đất và những biến động đất đai ............................................................................3
1.1.1 Khái niệm đất đai ...........................................................................................3
1.1.2. Sử dụng đất và sự thay đổi độ che phủ đất ...................................................4
1.1.3 Biến động đất đai và phân loại biến động đất đai ..........................................5
1.2 Căn cứ pháp lý quản lý biến động đất đai tại Việt Nam .......................................7
1.2.1 Luật ................................................................................................................7
1.2.2 Văn bản dưới luật...........................................................................................7
1.3 Quản lý biến động đất đai .....................................................................................9
1.3.1 Thẩm quyền quản lý và cập nhật biến động ..................................................9
1.3.2 Đăng kí biến động đất dai ............................................................................11
1.3.3 Chỉnh lý biến động.......................................................................................13
1.4 Quy trình đăng kí và chỉnh lý biến động đất đai .................................................14
1.4.1 Quy trình chung ...........................................................................................14
1.4.2 Quy trình đăng kí và chỉnh lý biến động đất đai vào GCN .........................18
1.4.3 Quy trình đăng kí bi trả lại. In GCN quyền sử dụng ng đất ........................19
1.4.4 Quy trình đăng kí biến động về thừa kế quyền sử dụng đất ........................20
1.4.5 Quy trình đăng kí biến động về việc đính chính thơng tin trên GCN .........21
Chuơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................23

ii



2.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................23
2.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................23
2.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................23
2.3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và quản lý đất đai tại huyện Ân Thi,
tỉnh Hưng yên ............................................................................................................23
2.3.2 Thực trạng biến động đất đai trên địa bàn huyện Ân Thi giai đoạn 20152020 ...........................................................................................................................23
2.3.3 Đánh giá về cơng tác đăng kí và chỉnh lý biến động tại địa phương ...........24
2.3.4 Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý biến động đất đai trên địa
bàn huyện Ân Thi ......................................................................................................24
2.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................24
2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu ...........................................24
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................24
2.4.3 Phương pháp thống kê .................................................................................25
2.4.4 Phương pháp phân tích ................................................................................25
2.4.5 Phương pháp so sánh số liệu ........................................................................25
2.4.6 Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, đồ thị ...............................................25
2.4.7 Phương pháp đánh giá .................................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................26
3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và quản lý đất đai tại huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên ..................................................................................................................26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................26
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................29
3.1.3 Tình hình quản lí sử dụng đất và kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn
huyện Ân Thi giai đoạn 2015-2020 ..........................................................................35
3.2 Kết quả đăng ký biến động đất đai tại huyện Ân Thi giai đoạn 2015 - 2020 .....39
3.2.1 Kết quả đăng ký biến động do chuyển quyền sử dụng đất ..........................40
3.2.2 Kết quả đăng ký biến động về thế chấp, xoá thế chấp.................................46
3.2.3 Kết quả đăng ký biến động về đính chính thơng tin trên giấy chứng nhận .48
3.2.4 Biến động về thu hồi giấy chứng nhận ........................................................50


iii


3.2.5 Kết quả đănng ký biến động cấp mới giấy chứng nhận...............................52
3.2.6 Kết quả đăng ký biến động về cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận. ...............53
3.3 Kết quả chỉnh lý biến động đất đai huyện Ân Thi giai đoạn 2015-2020 ............55
3.3.1 Chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính ....................................................55
3.3.2 Chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận ....................................................56
3.3.3 Chỉnh lý biến động trên cơ sở dữ liệu địa chính ..........................................57
3.4 Đánh giá cơng tác đăng kí và cập nhật chỉnh lý biến động tại địa phương ........58
3.4.1 Về mức độ biến động đất đai theo không gian ............................................58
3.4.2 Mức độ đăng kí biến động đất đai ...............................................................64
3.4.3 Về việc chỉnh lý biến động tại cơ quan nhà nước........................................65
3.4.4 Đánh giá chung về công tác quản lý biến động ...........................................66
3.5 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý biến động đất đai ........................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................70
1. Kết luận .................................................................................................................70
2. Kiến nghị ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

VPĐKĐĐ


Văn phịng đăng kí đất đai

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

Uỷ ban nhân dân

TN – MT

Tài nguyên và Môi trường

BĐĐĐ

Biến động đất đai

ĐKBĐ

Đăng kí biến động

NSNN

Ngân sách nhà nước

ĐKBĐ

Đăng kí biến động


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bàn huyện Ân Thi .......38
Bảng 3.2: Kết quả đăng ký biến động đất đai giai đoạn 2015 - 2020 .......................39
Bảng 3.3: Kết quả biến động chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2015 -2020 ......40
Bảng 3.4: Kết quả đăng ký biến động chuyển nhượng quyền sử dụng đất giai đoạn
2015 - 2020 ...............................................................................................................42
Bảng 3.5: Kết quả đăng ký biến động tặng, cho QSDĐ huyện Ân Thi trong giai
đoạn 2015 – 2020 ......................................................................................................44
Bảng 3.6: Kết quả đăng ký biến động thừa kế quyền sử dụng đất giai đoạn 2015 2020 ...........................................................................................................................45
Bảng 3.7: Kết quả đăng ký biến động thế chấp, xoá thế chấp huyện Ân Thi giai
đoạn 2015 - 2020 .......................................................................................................47
Bảng 3.8: Kết quả đăng ký biến động đính chính thơng tin trên giấy chứng nhận giai
đoạn 2015 – 2020 ......................................................................................................49
Bảng 3.9: Biến động thu hồi giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Ân Thi giai đoạn
2015 – 2020 ...............................................................................................................50
Bảng 3.10: Kết quả cấp mới giấy chứng nhận huyện Ân Thi giai đoạn 2015 – 2020 ...52
Bảng 3.11: Kết quả cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận huyện Ân Thi giai đoạn 2015 2020 ...........................................................................................................................54
Bảng 3.12: Kết quả chỉnh lý biến động trên cơ sở dữ liệu địa chính ........................58
Bảng 3.13: Hệ số đăng kí biến động đất đai theo loại biến động .............................65
Bảng 3.14: Bảng hệ số chỉnh lý biến động tại huyện Ân Thi ...................................65

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình đăng kí và chỉnh lý biến động đất đai .......................................17

Hình 1.2: Quy trình đăng kí biến động về chuyển nhương, tặng cho quyền sử dụng
đất ..............................................................................................................................18
Hình 1.3: Quy trình đăng kí biến động thế chấp quyền sử dụng đất ........................19
Hình 1.4: Quy trình đăng kí biến động về thừa kế quyền sử dụng đất .....................20
Hình 1.5: Quy trình đăng kí biến động về đính chính quyền sử dụng đất ................21
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Ân Thi ...............................................................26
Hình 3.2: Cơ cấu đăng ký biến động đất đai huyện Ân Thi giai đoạn 2015 - 2020 .40
Hình 3.3: Tổng hợp các dạng biến động chuyển quyền đăng ký tại huyện Ân Thi
giai đoạn 2015 - 2020 ................................................................................................41
Hình 3.4: Kết quả đăng ký biến động chuyển nhượng quyền sử dụng đất ...............43
Hình 3.5: Kết quả đăng ký biến động tặng, cho quyền sử dụng đất .........................45
Hình 3.6: Kết quả đăng ký biến động thừa kế quyền sử dụng đất ............................46
Hình 3.7: Kết quả đăng ký biến động thế chấp, xoá thế chấp giai đoạn 2015 - 2020....48
Hình 3.8: Kết quả đăng ký biến động đính chính thơng tin trên giấy chứng nhận giai
đoạn 2015 – 2020 ......................................................................................................50
Hình 3.9: Cơ cấu biến động thu hồi giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Ân Thi
giai đoạn 2015 – 2020 ...............................................................................................51
Hình 3.10: Kết quả cấp mới giấy chứng nhận huyện Ân Thi giai đoạn 2015 – 2020 ...53
Hình 3.11: Kết quả cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận huyện Ân Thi giai đoạn 2015 2020 ...........................................................................................................................55
Hình 3.12: Cập nhật chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính ................................56
Hình 3.13: Cập nhật chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận ................................57
Hình 3.14: Tổng hợp các trường hợp đăng kí biến động trong giai đoạn 2015 – 2020 .59
Hình 3.15: Biến động chuyển quyền phân theo các xã .............................................60
Hình 3.16: Biến động thế chấp, xóa thế chấp phân theo các xã ...............................61
Hình 3.17: Biến động đính chính giấy chứng nhận phân theo từng xã.....................62
Hình 3.18: Biến động về thu hồi giấy chứng nhận phân theo từng xã......................62
Hình 3.19: Biến động về cấp mới giấy chứng nhận phân theo từng xã ....................63
Hình 3.20: Biến động về cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận phần theo từng xã.........64

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan, là cơng cụ điều tiết các
lợi ích gắn liền với đất, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Nhiệm vụ này
luôn được quan tâm và cần đổi mới để phù hợp với các yêu cầu quản lý và tương
xứng với điều kiện tự nhiên kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong từng giai
đoạn phát triển.
Tại Viêt Nam, Luật Đất đai năm 1993 ra đời chính thức cơng nhận đất đai
như một loại hàng hố, đã làm thay đổi căn bản quan hệ pháp Luật Đất đai giữa Nhà
nước với các chủ sử dụng đất với nhau. Dưới sự tác động của cơ chế thị trường, tình
hình sử dụng đất có nhiều thay đổi đặc biệt là ở các đô thị nhu cầu sử dụng thực
hiện quyền của người sử dụng đất ngày càng tăng lên và cấp thiết. Từ đó làm phát
sinh khái niệm “biến động đất đai” và để quản lý chặt chẽ quỹ đất, cơng tác đăng kí
và quản lý biến động đất đai đã ra đời. Tuy nhiên hiện nay trọng tâm của công tác
quản lý nhà nước về đất đai vẫn là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất
cả các thửa đất, những thay đổi trong sử dụng đất lại chưa được coi trọng dẫn đến
tình trạng các cơ quan quản lý không nắm được thực trạng tài nguyên đất, không
quản lý được đến từng chủ sử dụng, từng thửa đất sau khi cấp giấy chứng nhận.
Công tác quản lý biến động đất đai được coi trọng như là một biện pháp đắc lực và
hiệu quả nhất đễ kiểm soát và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai trong mỗi
địa phương.
Ân Thi là một trong 10 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hưng n, có
đường giao thơng tương đối thuận tiện, có trục đường Quốc lộ 5B, Quốc lộ 38, đường
tỉnh 376... chạy qua, nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế. Đến nay đã có nhiều
dự án phát triển cơng nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện và nhiều làng nghề được
khôi phục và phát triển. Nhu cầu sử dụng đất thay đổi và gia tăng đã làm cho hiện
trạng sử dụng đất tại Ân Thi thay đổi nhanh và liên tục. Sự thay đổi này đã và đang
đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với cơ quan quản lý đất đai nói riêng và hệ thống

cơ quan quản lý củ tỉnh nói chung. Một trong những yêu cầu cấp thiết đó là làm thế

1


nào để quản lý tốt và đầy đủ những biến động đất đai diễn ra trên địa bàn để đảm
bảo luôn nắm được hiện trạng sử dụng đất tại mọi thời điểm phục vụ yêu cầu quản
lý.
Xuất phát từ thực trạng đó, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và Môi
trường – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng quản lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Ân Thi – Hưng Yên giai đoạn
2015 - 2020” dưới sự hướng dẫn của cô giáo – GVCC.TS Đỗ Thị Đức Hạnh khoa
Tài nguyên và Môi trường – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam cùng với sự giúp đỡ
của các cán bộ VPĐKĐĐ tỉnh Hưng Yên chi nhánh huyện Ân Thi.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình quản lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Ân Thi.
- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc
trong công tác quản lý biến động đất đai trên địa bàn huyện.
3. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh trung thực tình trạng biến động và đăng kí biến động đất đai tại
địa phương.
- Đề xuất giải pháp khả thi, bám sát thực tế và phù hợp với điều kiện của địa
phương.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đất và những biến động đất đai
1.1.1 Khái niệm đất đai

Tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về đất đai tuỳ thuộc vào các đặc tính,
khía cạnh được nhấn mạnh của đất hoặc lĩnh vực khai thác đất đai. Năm 1995 FAO
đã đưa ra một định nghĩa tinh tế và toàn diện hơn cả về đất và được sử dụng trong
các tài liệu cho Cơng ước chống sa mạc hố của Liên hợp quốc:
“Đất đai là một khu vực có giới hạn của bề mặt trái đất, bao gồm các thuộc
tính của sinh quyển ngay trên hoặc dưới của bề mặt này gồm các khí hậu gần bề
mặt, thổ nhưỡng và địa hình, thuỷ văn (hồ, sông, đầm lầy và vùng ngập nước) các
lớp trầm tích gần bề mặt và nước ngầm dự trữ, các quần thể động thực vật, khu dân
cư và các kết quả vật lý do hoạt động của con người trong quá khứ, hiện tại (các toà
nhà, đường giao thơng…).
Wolman (1987) đã trích dẫn định nghĩa về đất của Stewart (1968): “ Đất đai
là một tài nguyên thiên nhiên chỉ một tập hợp các thuộc tính được tính từ lớp khơng
khí trên bề mặt xuống sâu một vài mét dưới mặt đất. Các thuộc tính chính của tài
nguyên thiên nhiên này là khí hậu, hình thái đất đai, thổ nhưỡng thực vật, động vật
và nước”.
Theo FAO trích dẫn chương 10 của Chương trình nghị sự 21 năm 1993 nói
rằng: “ Đất là một thực thể vật lý về địa hình và tính chất khơng gian, điều này
thường được gắn liền với các giá trị kinh tế”.
Nói chung tất cả các định nghĩa về đất đai đều tương tự nhau, tuy nhiên lại
ưu tiên nhấn mạnh cho những đặc tính khác nhau của đất đai. Khoa học tự nhiên bắt
đầu và nghiên cứu chi tiết những đặc điểm tự nhiên của đất trong khi các ngành
khoa học xã hội cụ thể là lĩnh vực kinh tế lại tập trung nghiên cứu các yếu tố đơn
thuần của không gian, hướng tới khả năng khai thác đất đai sản sinh các giá trị
thuần về mặt kinh tế xã hội.

3


1.1.2. Sử dụng đất và sự thay đổi độ che phủ đất
Sử dụng đất và che phủ trên thế giới là hai khái niệm hồn tồn khác nhau

trong khi nó có thể gây ra sự nhầm lẫn. Vì vậy để có thể sử dụng một cách chính
xác trong các tài liệu về đất đai, sự khác biệt giữa hai khái niệm này đã được rất
nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Theo Turner thì sử dụng đất là quá trình thuộc tính
sinh học của đất bằng những thao tác cơ bản nhằm đáp ứng mục đích của con
người. Trên quan điểm tương tự, Meyer và cộng sự (1996), Moser (1996) cũng cho
rằng “ sử dụng đất là cách mà con người khai thác đất và các tài nguyên gắn liền với
đất phục vụ cho các lợi ích của mình”. Sử dụng đất biểu thị việc làm của con người
với đất và đối với lớp đất phủ bề mặt (Skole và cộng sự, 1994). Điều này cũng có
nghĩa sử dụng đất là những hoạt dộng của con người nhằm tạo ra những giá trị
thuần được xác định bởi các nhân tố kinh tế, xã hội. FAO (1995) định nghĩa sử
dụng đất là các hoạt động của con người trực tiếp liên quan đến đất, sử dụng các
nguồn tài nguyên gắn liền với đất hoặc có tác động vào đất.
Che phủ đất là trạng thái sinh lý của bề mặt trái đất (Turner và cộng sự,
1995) hay nói cách khác độ che phủ đất “mô tả các trạng thái vật lý của bề mặt như
: đất trồng trọt, núi hoặc rừng” (Meyer,1995). Moser (1996) lưu ý rằng: “ Thuật ngữ
này ban đầu được gọi là các loại thảm thực vật bao phủ bề mặt đất, nhưng sau đó đã
mở rộng để bao gồm các cấu trúc của con người, chẳng hạn như các tồ nhà hoặc
vỉa hè và các khía cạnh khác của môi trường vật lý, chẳng hạn như đất, đa dạng sinh
học, và các bề mặt và nước ngầm”. Thay đổi độ che phủ là kết quả của quá trình tự
nhiên như sự thay đổi khí hậu, núi lửa phun trào, những thay đổi của mực nước
biển… Tuy nhiên hầu hết những thay đổi độ che phủ trong quá khứ và hiện tại gần
đây đều là do hoạt động của con người (Turner và cộng sự, 1995). Trong quá trình
sử dụng, con người tác động làm thay đổi lớp phủ bề mặt của đất. Sự thay đổi này
khác nhau trong các điều kiện cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã
hội. Đây chính là sự thay đổi mục đích sử dụng đất. Về cơ bản, sử dụng đất và thay
đổi mục đích sử dụng đất là sự định lượng những thay đổi trên bề mặt theo hướng
tăng hoặc giảm của loạt hình sự dụng hoặc lớp phủ dề mặt đất tương ứng (Helen,
2008). Việc phát hiện đo lường những biến đổi phụ thuộc vào phạm vi không gian,

4



yêu cầu về mức độ chi tiết đối với những thay đổi của đất. Tuy nhiên, sử dụng đất
vơ tình hay cố ý đều làm thay đổi lớp phủ bề mặt đất theo 3 cách: Chuyển đổi từ lớp
phủ này sang lớp phủ khác hoặc làm thay đổi chất lượng của đất; thay đổi quỹ đất
mà không làm thay đổi chất lượng đất, duy trì việc sử dụng chơng lại sự thay đổi
của điều kiện tự nhiên. Như vậy thay đổi mục đích sử dụng đất là q trình chuyển
đổi từ một loại đất này sang một loại sử dụng đất khác trên một khu vựv xac định
hoặc là một sự cải biến của loại đất.
1.1.3 Biến động đất đai và phân loại biến động đất đai
Tại Việt Nam biến động đất đai là sự thay đổi thông tin về (tự nhiên, kinh tế,
xã hội, pháp lý), không gian các thuộc tính của thửa đất sau khi được nhà nước cấp
giấy chứng nhân quyền sử dụng đất.
Biến động được phân loại theo đối tượng biến động, theo sự thay đổi lớp phủ
bề mặt hoặc phân loại theo sự quản lý của nhà nước.
- Phân loại theo đối tượng biến động gồm có:
+ Biến động liên quan đến thửa đất: Thay đổi hình dạng, kích thước, diện
tích thửa đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, loại sử dụng đất, thay đổi số thứ tự, số
hiệu thửa đất do đo đạc, do thiên tai, do tạo lập thửa đất mới.
+ Biến động về tài sản gắn liền với đất. Loại tài sản, nguồn gốc tạo lập tài
sản, các đặc điểm của tài sản.
+ Biến động về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, của chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất: những thay đổi thông tin chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất, thay đổi về quyền và hạn chế về quyền của chủ sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất, thay đổi về nghĩa vụ của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu
tài sản gắn liền với đất.
- Theo sự thay đổi lớp phủ bề mặt, biến động được chia thành:
+ Biến động làm mất lớp thảm thực vật: hiện tượng hoang mạc hoá, mất
rừng, đất trống đồi trọc…
+ Biến động tạo lập và thay đổi lớp thảm phủ thực vật: phủ xanh đất trống

đồi trọc, cải tạo đất, thay đổi các loại cây trồng nông nghiệp.

5


+ Biến động tạo lập các cơng trình xây dựng: biến động thay thế các lớp
thảm thực vật tự nhiên như rừng, nhân tạo như đất nông nghiệp bàng các cơng trình
xây dựng. Có thể thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số liệu, địa chỉ thửa
đất.
- Theo quản lý của nhà nước: Theo sự quản lý của nhà nước ta có 2 loại biến
động là: Biến động phải xin phép và biến động không phải xin phép, cụ thể theo
quy định tại điều 57 Luật Đất đai năm 2013 thì khi chuyển mục đích sử dụng đất
thuộc các trường hợp dưới đây phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền:
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trông cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối;
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thuỷ sản nước
mặn, đất làm muối, đất ni trồng thuỷ sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
+ Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử
dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nơng nghiệp;
+ Chuyển đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc thuê đất;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
+ Chuyển đất xây dựng cơng trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích cơng
cộng có mục dích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải
là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại
dịch vụ, đất xây dựng cơng trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nơng nghiệp.
Quy định của thơng tư 02/2015/TT-BTNMT thì các trường hợp chuyển mục

đích sử dụng đất đai khơng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng
phải đăng ký biến động gồm:
- Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
- Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

6


1.2 Căn cứ pháp lý quản lý biến động đất đai tại Việt Nam
1.2.1 Luật
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 11 năm
2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
- Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội đã thông qua ngày 29/11/2013, có
hiệu lực kể từ 01/7/2014 (Quốc hội, 2013).
- Bộ Luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015;
- Luật Nhà ở năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014.
1.2.2 Văn bản dưới luật
- Nghị định 148/2020/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2020 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất
đai.
- Nghị định 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về
quy định về khung giá đất.
- Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm
2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Nghị định 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất,
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định 35/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ quy

định về tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu
công nghệ cao.
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất,
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

7


- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy
định về giá đất.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai.
- Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng
01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết
thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn

thi hành Luật Đất đai.
- Thông tư 33/2016/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá đất
đai.
- Thông tư 60/2015/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐCP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ.
- Thơng tư 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 08 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp.

8


- Thông tư 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 07 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất
đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất đai.
- Thông tư 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin
đất đai.
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
- Thơng tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Thơng tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1.3 Quản lý biến động đất đai

Quản lý biến động đất đai là cơng việc, nhằm mục đích đảm bảo hồ sơ lưu
trữ tại cơ quan nhà nước luôn phản ảnh đúng hiện trạng thửa đất. Chính vì vậy để
quản lý biến động đất đai cần phải thực hiện đăng ký biến động đất đai và thực hiện
cập nhập thông tin biến động đất đai vào hệ thống hồ sơ lưu trữ.
Thực tế, biến động đất đai diễn ra dưới tác động chủ động của người sử dụng
đất cần được thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi đăng
ký biến động và được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông tin
về biến động cần được cập nhật vào hệ thống hồ sơ lưu trữ làm cơ sở để quản lý đất
đai.
1.3.1 Thẩm quyền quản lý và cập nhật biến động
Việc phân cấp quản lý hồ sơ địa chính được quy định tại điều 29 thông tư số
24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành. Cụ thể như sau:

9


1.3.1.1 Đối với quản lý hồ sơ dạng số:
Văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phịng đăng kí quyền sử dụng đất cấp
tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Đối với huyện, quận, xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thì Chi nhánh Văn phịng đăng kí đất đai hoặc Văn phịng đăng kí
quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của
địa phương.
1.3.1.2 Đối với quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy
Văn phịng đăng ký đất đai hoặc Văn phịng đăng kí quyền sử dụng đất cấp
tỉnh quản lý các tài liệu gồm:
- Bản lưu giấy chứng nhận, sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở

tơn giáo, cá nhân nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tổ chức nước
ngồi có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự
án đầu tư.
- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng kí của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp
nhận, thực hiện đăng kí đất đai.
- Bản dồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để
đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký
thuộc thẩm quyền.
- Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong
quản lý đất đai.
- Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:
+ Bản lưu giấy chứng nhận. cổ cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở tại
Việt Nam.

10


+ Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp
nhận, thực hiện đăng ký đất đai.
+ Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ
mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ
mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường
hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Sở Tài nguyên và Mơi trường, phịng Tài ngun và Mơi trường, uỷ ban

nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ
địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp.
1.3.2 Đăng kí biến động đất dai
1.3.2.1 Các biến động đất đai phải đăng ký
Trong quá trình sử dụng đất, do nhu cầu đời sống nhân dân và yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội phát sinh rất nhiều hình thức thay đổi liên quan đến quyền sử
dụng đất phải làm thủ tục đăng kí biến động. Theo khoản 4 Điều 96 Luật Đất đai
năm 2013 quy định đăng ký biến động đất đai được thực hiện đối với các trường
hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký và có thay đổi sau đây:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.
- Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất.
- Có tháy đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.
- Chuyển mục đích sử dụng đất.
- Có thay đổi thời hạn sử dụng đất.
- Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm
sang hình thức cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê, từ hình thức Nhà

11


nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức th đất, từ th đất sang
giao đất có thu tièn sử dụng đất theo quy định của luật này.
- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở sữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất của tổ thức thực của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử
dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất.
- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết

quả hoà giải thành về tranh chấp đất đau được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền
cơng nhận, thoả thuận trong trường hợp thế chấp đất để xử lý nợ, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về
đất đai, quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ
quan thi hành án đã được thi hành, văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử
dụng đất phù hợp với pháp luật.
- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.
- Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
1.3.2.2 Đối tượng đăng kí biến động đất đai
Đăng kí biến động đất đai được thực hiện đối với người sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản có những thay đổi về nội dung liên quan như thay đổi về hình dạng, kích
thước, diện tích, số hiệu, đị chỉ thửa đất, thời hạn sử dụng đất, chuyển mục dích sử
dụng đất, quyền sử dụng đất (trên thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận thay đổi về
quyền sở hữu tài sản) cụ thể là:
- Người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất.
- Người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng có một trong số các giấy tờ hợp pháp
về nguồn gốc sử dụng đất, có giấy tờ chứng minh về việc tạo lập hợp pháp tài sản là
nhà ở, cơng trình, cây xanh, cây lâu năm, rừng sản xuất trên đất.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.
- Người sử dụng đất, chủ sở hưu tài sản gắn liền với đất mà trên thửa đất.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chuyển mục đích sử
dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất.

12


- Người sử dụng đất, người sở hữu tài sản khi thực hiện các quyền mà pháp
luật cho phép hoặc có những thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đấy, quyền sở

hữu tài sản gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, đảm bảo nội dung cho hồ sơ địa
chính phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất và ghi nhận những thay đổi về quyền
sở hữu tài sản trên đất. Đây cũng làm cơ sở cho việc quản lý đất đai thường xuyên
của cơ quan quản lý nhà nước đồng thời là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất.
1.3.3 Chỉnh lý biến động
1.3.3.1 Nguyên tắc chỉnh lý biến động
Thực hiện đăng kí biến động và chỉnh lý biến động lên giấy chứng nhận đã
cấp cũng như cập nhật chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính lưu lại các cấp là việc
làm hết sức cần thiết đối với các công tác quản lý đất đai thường xuyên. Tuy nhiên
do thơng tin thể hiện trên hồ sơ địa chính và GCN là cơ sở để Nhà nước xác định
chủ sử dụng đất hợp pháp, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp nên công
tác chỉnh lý biến động cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Thủ tục đăng kí biến động chỉ thực hiện đối với những người đã được cấp
GCN theo quy định của pháp luật.
- Những trường hợp đã đăng kí biến động kể từ sau khi cấp GCN lần đầu tiên
đến nay chưa làm thủ tục biến động hoặc chưa đăng kí biến động đều phải làm đầy
đủ các thủ tục biến động theo quy định.
- Người có nhu cầu làm đăng kí biến động đến UBND cấp xã hoặc Văn
phịng đăng kí quyền sử dụng đất để liên hệ mua các mẫu hồ sơ và được hướng dẫn
thực hiện kê khai làm các thủ tục cần thiết theo từng hình thức biến động.
- Trường hợp có biến động thể, kích thước, các đường ranh giới thửa đất thì
phải lập hồ sơ thửa đất biến động, riêng trường hợp bị thu hồi đất hoặc mất do thiên
tai gây nên thì việc lập hồ sơ thửa đất biến động do cán bộ địa chính xã chịu trách
nhiệm thực hiện. Nơi đã có bản đồ địa chính thì sử dụng trích lục bản đồ để thể hiện
sơ đồ khu vực biến động tại cơ quan tài nguyên môi trường các cấp.

13



- Hồ sơ đăng kí biến động đất đai các loại đất được lưu trữ ở cơ quan có thẩm
quyền, văn phịng đăng kí quyền sử dụng đất, trung tâm lưu trữ tài nguyên môi
trường.
- Nội dung thay đổi và nội dung mới được sửa chữa và ghi mới theo quy định
đối với từng loại tài liệu và đảm bảo thống nhất về thông tin đối với từng thửa đất
1.3.3.2 Trách nhiệm chỉnh lý bản đồ
Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục
kê đất đai.
Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngồi các tài liệu
quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa
chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất Căn cứ pháp
lý quản lý biến động đất đai tại Việt Nam.
1.4 Quy trình đăng kí và chỉnh lý biến động đất đai
1.4.1 Quy trình chung
* Đăng ký đất đai gồm 2 giai đoạn:
- Đăng ký lần đầu:
Là việc thực hiện thủ tục lần đầu để nghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử
dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản trên đất đối với thửa đất được
thực hiện lần đầu tiên.
Kết quả của đăng ký lần đầu là cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất,
người sở hữu tài sản trên đất đủ điều kiện, thiết lập thơng tin trong hồ sơ địa chính
Các trường hợp đăng ký lần đầu: thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; thửa đất được giao, cho thuê để sử
dụng; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
- Đăng ký biến động (ĐKBĐ):
Là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông
tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định, thực hiện đối với trường hợp đã
được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi.


14


Kết quả của đăng ký biến động: Cấp, chỉnh lý, thu hồi giấy chứng nhận cho
người sử dụng đất, người sở hữu tài sản trên đất; Chỉnh lý, cập nhật thơng tin trong
hồ sơ địa chính.
Các trường hợp đăng ký biến động:
+ Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế
chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
+ Đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất ;
+ Thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
+ Thay đổi về tài sản gắn liền với;
+ Chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Thay đổi thời hạn sử dụng đất;
+ Thay đổi quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
+ Thay đổi hình thức sử dụng đất;
+ Thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
+ Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản riêng của vợ (chồng)
thành quyền chung của vợ và chồng;
+ Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất;
+ Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản theo kết quả hòa giải
thành về tranh chấp, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo.
- Đối tượng thực hiện đăng ký đất đai.
Luật Đất đai năm 2013 quy định tại điều 5 về đối tượng đăng ký đất đai được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền
sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm:
- Tổ chức trong nước;
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên địa bàn

thôn, làng, ấp, bản, buôn, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục,
tập quán hoặc có chung dịng họ;

15


×