Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu Luận - Bảo Hiểm Thương Mại - Đề Tài : Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Hoạt Động Bảo Hiểm Thương Mai Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.92 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG
BẢO HIỂM THƯƠNG MAI VIỆT NAM


I / Nhắc lại khái niệm
Trong nền kinh tế hiện nay, Bảo hiểm là một ngành dịch vụ đang
phát triển rất mạnh mẽ và thể hiện được vai trò quan trọng của
mình trong đời sống cũng như tác động tới các ngành khác trong
xã hội.Vậy bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là một thỏa thuận hợp pháp thơng qua đó, một cá nhân
hay tổ chức chấp nhận đóng một khoản tiền nhất định (phí bảo
hiểm) cho một tổ chức khác (Cơng ty bảo hiểm) để đổi lấy những
cam kết về những khoản chi trả khi có sự kiện trong hợp đồng xảy
ra.
II/Sự ra đời của Bảo hiểm tại Việt Nam
Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung
của ngành bảo hiểm thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như
khách quan.
Hiện khơng có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác
ngành bảo hiểm Việt Nam ra đời từ khi nào. Tuy nhiên, có thể lấy
mốc năm 1880, khi các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm
Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ bắt đầu nhắc đến khu vực Đông
Dương.
Năm 1926, Chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam là của Cơng ty
FrancoAsietique, năm 1929 mới có Cơng ty Việt Nam đặt trụ sở tại
Sài Gịn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Cơng ty. Từ Hệ thống tài chính
Việt Nam sau năm 1952 thì hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng
dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Cơng


ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.
Với chức năng và lợi ích của hoạt động bảo hiểm, năm 1985
cơng ty bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam, hiện nay là Tổng Công ty
Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), được thành lập, trong gần 30 năm
(1965 – 1994), Nhà nước nắm độc quyền về lĩnh vực bảo hiểm vì
vậy Bảo Việt là công ty bảo hiểm duy nhất hoạt động trên thị
trường. Trong thời gian đầu hoạt động, Bảo Việt chỉ có trụ sở chính
tại Hà Nội và một chi nhánh tại thành phố cảng Hải Phòng. Từ năm
1986, khi Nhà nước áp dụng chính sách tự do hóa nền kinh tế, thời
kỳ đổi mới, lĩnh vực ngoại thương và đầu tư quốc tế bắt đầu phát
triển mạnh mẽ dẫn đến việc ngành bảo hiểm phát triển theo với tốc
độ tăng trưởng bình quân khá cao 20% – 25% năm. Và cũng từ
đầu thập niên 80, Bảo Việt mở rộng mạng lưới, phát triển chi nhánh
trên phạm vi toàn quốc.


III/QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM VIỆT NAM
1/Trước năm 1986
*Trước giải phóng
Miền nam: đã có hơn 52 cơng ty bảo hiểm trong và ngoài nước
triển khai các nghiệp vụ đa dạng như hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm
chuyên chở,…được nhà nước quản lý thơng qua bộ tài chính
Miền Bắc: hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi có sự ra
đời của Bảo Việt. Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt
động ngoại thương, ngày 17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra
quyết định thành lập Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam, gọi tắt là Bảo
Việt. Đến ngày 15/01/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động.
Đây cũng là công ty bảo hiểm Nhà nước duy nhất đại diện cho
ngành bảo hiểm Việt Nam
* Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, cũng như tất cả các

ngành kinh tế khác, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được
tiến hành quốc hữu hố. Cơng ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt
Nam được thành lập để thực hiện tiếp trách nhiệm của các công
ty cũ đối với những người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp
đồng. Thời kỳ này, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh
doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch tốn kế tốn kinh
tế thống nhất tồn ngành. Có thể nói, thời gian này, hoạt động
bảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển
2. Từ năm 1986 đến nay
Việt Nam đưa ra chính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành
phần kinh tế tham gia kinh doanh theo các quy định của pháp
luật, tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư từ nhiều quốc
gia, khu vựcNgày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động
kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước
phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam
Năm 1999 thị trường dường như bùng nổ với sự ra đời liên tiếp
của 5 cơng ty bảo hiểm, trong đó có 2 liên doanh là: Bảo MinhCMG và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt Uc, 3 công ty 100% vốn
nước ngoài gồm Allianz-AGF, Prudential và Chinfon-Manulife. Năm


2000 Công ty Bảo hiểm AIA đi vào hoạt động và năm 2001 là  sự
xuất hiện của Công ty Bảo hiểm Groupama. Tính đến 2001 đã có
17 doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài ra, trên thị trường cịn có khoảng trên 40 văn phịng đại diện
của các cơng ty bảo hiểm nước ngồi.
Tóm lại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành
bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, đã cung cấp
sự ổn định về tài chính với hình thức phong phú và đa dạng đến
các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân trước các rủi ro trong
đời sống kinh tế và xã hội. Trong tình hình hội nhập kinh tế, ngành

bảo hiểm Việt Nam có một cơ hội phát triển rất lớn và trong đó mỗi
doanh nghiệp đứng trước những thử thách lớn.
2. Các sản phẩm của bảo hiểm
Bảo hiểm được chia gồm 2 loại chính đó là:
*Bảo hiểm thiệt hại:
a/Bảo hiểm tài sản:bao gồm tất cả các nghiệp vụ BH mà đối
tượng BH là tài sản hữu hình,giá trị BH là giá trị thực tế của tài sản
BH:
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu;
Bảo hiểm thân tàu, thuyền, ô tô,...;
Bảo hiểm hỏa hoạn.
b/BH trách nhiệm dân sự: bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà
đối tượng được bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của người
được bảo hiểm:
vd công ty bảo hiểm thanh toán số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi
thường cho bên thứ ba và hành khách do việc sử dụng xe cơ giới
gây ra.
*bảo hiểm con người
a/Bảo hiểm nhân thọ: là loại bảo hiểm liên quan đến tuổi thọ
con người
các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ là:
• Bảo hiểm và tiết kiệm 5 năm, 10 năm


• Bảo hiểm an sinh giáo dục
• Bảo hiểm trọn đời
• Bảo hiểm niên kim nhân thọ
• Bảo hiểm phú trường an
• Bảo hiểm tích lũy an khang
• Bảo hiểm phi nhân thọ

b/bảo hiểm rủi ro:đối tượng bảo hiểm là những rủi ro liên quan
đến mất khả năng lao động,bệnh tật,tai nạn:
• Bảo hiểm chết do tai nạn
• Bảo hiểm tàn tật do tai nạn
• Bảo hiểm ốm đau do bệnh tật
ra

• Bảo hiểm tai nạn, rủi ro do thiên nhiên và con người gây
• Bảo hiểm hàng hóa

3. Kênh phân phối
Như tất các các kênh phân phối của các lĩnh vực kinh doanh
khác, kênh phân phối đóng vai trò là huyết mạch của thị trường bảo
hiểm, lưu chuyển các nguồn vốn và sản phẩm trong thị trường bảo
hiểm, mang lại lợi nhuận cho người bán bảo hiểm và lợi ích cho
những người có nhu cầu bảo hiểm.
3.1. Kênh trung gian
Đại lí bảo hiểm
Khái niệm: Đại lý bảo hiểm là các tổ chức hoặc cá nhân được
doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo
hiểm để thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm theo Luật kinh
doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán
bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công
việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của
doanh nghiệp bảo hiểm.


Vì vậy, sự tham gia của trung gian này vào q trình bảo hiểm
là góp phần cải thiện chất lượng hợp đồng, kéo khách hàng và

cơng ty bảo hiểm xích lại gần nhau hơn.
Môi giới
Môi giới cũng được coi là người trung gian giữa công ty và
khách hàng nhưng được coi là người đại diện cho khách hàng và
chịu trách nhiệm trước khách hàng. Mô giới bảo hiểm thường nắm
rất vững về kỹ thuật nghiệp vụ, đặc biệt là những thông tin về thị
trường. Về lý thuyết, người mô giới sau khi nghiên cứu nhu cầu
khách hàng sẽ tìm kiếm doanh nghiệp của loại hình bảo hiểm đáp
ứng nhu cầu khách hàng với mức phí tốt nhất
Văn phịng tư vấn bán hàng
Quá trình tư vấn bán hàng được tiến hành tại trụ sở cơng ty
hoặc phịng bảo hiểm khu vực đặt tại các địa bàn dân cư, siêu thị,
trung tâm thương mại, bưu điện, ngân hàng...Làm việc trong các
văn phòng này là nhân viên hoặc đại ký của công ty
3.2. Kênh phản hồi trực tiếp
Trong kênh phản hồi trực tiếp, khơng có sự tiếp xúc mặt đối
mặt giữa khách hàng và đại lý nhân viên của công ty. Thay vào đó
người tiêu dùng mua sản phẩm trực tiếp từ cơng ty bảo hiểm như
một động tác phản hồi lại quảng cáo hay hoạt động chào bán trực
tiếp của công ty
3.3. Kênh phân phối qua trung gian tài chính- ngân hàng
Kênh phân phối qua ngân hàng là phương thức phân phối sản
phẩm bảo hiểm thông qua các kênh phân phối của ngân hàng một
cách hiệu quả, đặc biệt là thông qua các văn phòng chi nhánh, các
địa điểm giao dịch ngân hàng. Công ty bảo hiểm thiết kế sản phẩm
hấp dẫn và phù hợp với các phân đoạn thị trường của ngân hàng,
hỗ trợ đào tạo về sản phẩm và nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch
vụ khách hàng liên quan đến sản phẩm.
4. Đóng góp cho nền kinh tế
Góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ

Trong giai 2011-2014, thị trường bảo hiểm đã huy động vốn
nhàn rỗi trong nền kinh tế, qua đó góp phần kiềm chế lạm phát,
tăng tích lũy cho nền kinh tế. Hầu hết các cơng trình xây dựng cơ


sở hạ tầng, cơng trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các
DNBH bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo
hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt
hại từ NSNN, góp phần thực hiện chính sách tài khóa.
Bên cạnh đó, bảo hiểm góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư
dài hạn cho nền kinh tế với tổng số dư đầu tư trở lại nền kinh
tế đạt 130.000 tỷ đồng cho đến hết năm 2014. Trong đó, tổng số dư
đầu tư của các DNBH vào trái phiếu Chính phủ đạt 70.000 tỷ đồng,
góp phần ổn định các kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ.
Bảo hiểm có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam
Góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội
Cho đến hết năm 2014, TTBH đã tạo lập công ăn việc làm cho
trên 400.000 lao động. Ngoài ra, hiện nay gần 10 triệu người có
bảo hiểm y tế, sức khỏe; 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức
khỏe, tai nạn; 18 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hàng
không; trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt;
1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hành khách vận
chuyển đường bộ.
Những người được bảo hiểm nói trên đã có thể tự thu xếp, bảo
vệ về mặt tài chính, và được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không
may xảy ra tai nạn, ốm đau, mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ
ngân sách nhà nước.
Bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư
Cho đến nay, TTBH đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các

loại hình tài sản; mọi ngành kinh tế với đa dạng loại hình bảo hiểm
từ bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo
hiểm hàng khơng, bảo hiểm hàng hải cho đến bảo hiểm bảo lãnh,
bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh, bảo
hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản...
Theo báo cáo của các DNBH, tổng giá trị kinh tế tài sản được
bảo hiểm của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
lên tới gần 10 triệu tỷ đồng. Có thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trị
là một cơng cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu
tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các
giải pháp tín dụng và dự phịng tài chính khác.


Thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế
Ngay từ khi hình thành, các cơng ty tái bảo hiểm quốc tế đã có
quan hệ chặt chẽ với TTBH trong nước, qua đó khơng chỉ cung cấp
các giải pháp bảo vệ tài chính cho các DNBH mà cịn thực hiện các
hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý rủi ro và bồi thường cho
người tham gia bảo hiểm trong nước. Thông qua các hoạt động hội
nhập và hợp tác quốc tế góp phần xây dựng hình ảnh mơi trường
đầu tư lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư nước ngồi vào các lĩnh
vực liên quan khác.
Góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm
vụ cấp bách của Chính phủ
Một số chương trình như bảo hiểm nơng nghiệp, bảo hiểm thủy
sản đang được triển khai tại nhiều địa phương đã kịp thời hỗ trợ
nơng dân, ngư dân. Bên cạnh đó góp phần thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW của Ban chấp hành TW khóa X về nơng nghiệp, nơng
dân và nơng thơn; góp phần khuyến khích khai thác hải sản xa bờ
nhằm hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ

quốc theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Bảo hiểm cũng đóng góp tích cực trong việc thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế-xã hội mang tính chất cấp bách, đột xuất của
Chính phủ. Điển hình, sau các vụ gây mất trật tự xảy ra ngày 1315/5/2014 tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, qua đó khẳng định
sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đảm bảo mơi trường đầu tư
an tồn và thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài.
Với những kết quả đạt được như trên, thị trường bảo
hiểm đang ngày càng khẳng định được vai trị trong nền kinh tế - xã
hội, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ
đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Và mỗi người nên có ít nhất 1 hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ vừa thể hiện trách nhiệm với bản thân với gia đình, vừa thể
hiện tình yêu thương của bạn đối với người thân và cịn góp
phần phát triển kinh tế - xã hội.
IV/ Thực trạng Bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay
I/ SỐ LIỆU THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM 2016
Năm 2016, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, thị
trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng tích cực.


Tính đến 31/12/2016, thị trường bảo hiểm có 62 doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm
(DNBH) phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo
hiểm và 13 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH)) và 01 chi
nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.
Theo số liệu mới cập nhật, tổng tài sản toàn thị trường năm
2016 ước đạt 239.413 tỷ đồng (tăng 18,20% so với năm 2015).
Trong đó, các DNBH phi nhân thọ có tổng tài sản ước đạt 67.585 tỷ
đồng (tăng 13,94% so với năm 2015), các DNBH nhân thọ có tổng

tài sản ước đạt 171.828 tỷ đồng (tăng 19,96% so với năm 2015).
Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH năm
2016 ước đạt 186.572 tỷ đồng, tăng 16,49% so với năm 2015.
Trong đó, các DNBH phi nhân thọ đạt khoảng 34.449 tỷ đồng, tăng
6,48% so với năm 2015, các DNBH nhân thọ đạt khoảng 152.123
tỷ đồng, tăng 19,02% so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng dự phòng nghiệp vụ của các DNBH năm 2016 ước đạt
144.817 tỷ đồng, tăng 21,14% so với năm 2015. Trong đó, dự
phịng nghiệp vụ các DNBH phi nhân thọ ước đạt 18.959 tỷ đồng,
tăng 20,91% so với năm 2015, các DNBH nhân thọ năm 2016 ước
đạt 125.858 tỷ đồng, tăng 21,18% so với năm 2015.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu toàn thị trường năm 2016 ước
đạt 52.720 tỷ đồng (tăng 16,24% so với năm 2015). Các DNBH phi
nhân thọ có tổng vốn chủ sở hữu ước đạt 23.567 tỷ đồng, tăng
8,94% so với năm 2015, các DNBH nhân thọ có tổng vốn chủ sở
hữu ước đạt 29.153 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2015.
Tổng doanh thu bảo hiểm năm 2016 ước đạt 101.767 tỷ đồng,
trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm ước 86.049 tỷ đồng (tăng
22,64% trong đó các DNBH phi nhân thọ ước 36.372 tỷ đồng, các
DNBH nhân thọ ước 49.677 tỷ đồng), doanh thu hoạt động đầu tư
ước đạt 15.718 tỷ đồng.
Tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm của các
DNBH năm 2016 ước đạt 25.872 tỷ đồng. Trong đó, các DNBH phi
nhân thọ ước đạt 12.571 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt
13.301 tỷ đồng.
Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua mơi giới năm 2016 ước đạt
7.170 tỷ đồng. Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm năm
2016 ước đạt 579 tỷ đồng.
( TRÌNH BÀY SỐ LIỆU LÊN SLIDE DẠNG BẢNG )
1. Bảo hiểm phi nhân thọ



Năm 2016, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường
phi nhân thọ ước đạt 36.372 tỷ đồng, tăng 14,04% so với cùng kỳ
năm 2015. Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là PVI với
doanh thu đạt 6.782 tỷ đồng, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm 2015,
chiếm 18,65% thị phần. Tiếp đến là Bảo Việt với doanh thu ước đạt
6.333 tỷ đồng, tăng 8,65% so với năm 2015, chiếm 17,41% thị
phần, Bảo Minh đứng thứ ba với doanh thu ước đạt 3.034 tỷ đồng,
tăng 7,51% so với năm 2015, chiếm 8,34% thị phần
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng doanh thu (11.754 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,3%),
tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe (9.472 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
26,0%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (5.409 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 14,9%), bảo hiểm cháy nổ (3.307 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 9,1%), bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (2.211 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 6,1%).
Bồi thường
Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của bảo hiểm phi nhân
thọ năm 2016 ước khoảng 12.571 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường
bảo hiểm gốc là 34,56%; thấp hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm
gốc cùng kỳ năm 2015 (43,31%).
18/30 DNBH có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn
tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường. 11 DNBH còn lại và 01 chi
nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngồi có tỷ lệ thực bồi thường bảo
hiểm gốc cao hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường, trong đó có
3 DNBH và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngồi có tỷ lệ
bồi thường trên 50% là Phú Hưng (53,07%), Fubon (75,89%),
Cathay (62,74%) và SGI (56,24%).
Năng lực tài chính

- Tổng tài sản của các DNBH phi nhân thọ ước đạt 67.585 tỷ
đồng (tăng 13,94% so với năm 2015, mức tăng trưởng bình quân
16,2%/năm giai đoạn 2011-2016).
- Tổng đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH phi nhân thọ
ước đạt 34.449 tỷ đồng (tăng 6,48% so với năm 2015, mức tăng
trưởng bình quân 7,9%/năm giai đoạn 2011-2016).
- Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 18.959 tỷ đồng (tăng
20,91% so với năm 2015, cao hơn mức tăng trưởng bình quân
12,8%/năm giai đoạn 2011-2016).
- Tổng vốn chủ sở hữu ước đạt 23.567 tỷ đồng (tăng 8,94%
so với năm 2015, cao hơn mức tăng trưởng bình quân 7,6%/năm
giai đoạn 2011-2016).


2. Bảo hiểm nhân thọ
Năm 2016, thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục duy trì đà
tăng trưởng, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 49.677 tỷ đồng,
tăng trưởng 29,8% so với năm 2015, doanh thu khai thác mới ước
đạt 16.753 tỷ đồng, tăng trưởng 26,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Kết quả cụ thể như sau:
Khai thác mới
- Về số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác mới: số lượng
hợp đồng khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính) ước đạt
1.617.402 hợp đồng, tăng 14,46% so với cùng kỳ năm 2015.
- Về doanh thu phí khai thác mới: Năm 2016, doanh thu phí
khai thác mới ước đạt 16.753 tỷ đồng (bao gồm cả sản phẩm chính
và bổ trợ), tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2015. Nghiệp vụ chiếm
tỷ trọng lớn là bảo hiểm liên kết đầu tư, với doanh thu phí khai thác
mới ước đạt 7.604 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 50%) và bảo hiểm hỗn
hợp với doanh thu phí khai thác mới ước đạt 6.806 tỷ đồng (chiếm

tỷ trọng 45
- Chất lượng hợp đồng khai thác mới: Phí bảo hiểm bình quân
hợp đồng khai thác mới ước đạt 10,4 triệu/hợp đồng, tăng 8,3% so
với cùng kỳ năm 2015. Phí bảo hiểm bình quân của một hợp đồng
bảo hiểm hỗn hợp là 10,5 triệu/hợp đồng, một hợp đồng liên kết
đầu tư là 12,8 triệu/hợp đồng, hợp đồng tử kỳ là 2,7 triệu/hợp đồng.
Các doanh nghiệp có phí bảo hiểm bình qn khai thác mới
cao gồm Sun Life (ước khoảng 42 triệu/hợp đồng), Generali (ước
khoảng 21,83 triệu/hợp đồng), AIA (ước khoảng 15,82 triệu/hợp
đồng), Dai-ichi (ước khoảng 13,45 triệu/hợp đồng), Manulife (ước
khoảng 12,66 triệu/hợp đồng), Chubb Life (ước khoảng 11,5
triệu/hợp đồng), Prudential và Bảo Việt (ước khoảng 10,6 triệu/hợp
đồng). Các doanh nghiệp còn lại có phí bảo hiểm bình qn khai
thác mới nằm trong khoảng từ 6 đến 10 triệu/hợp đồng.
- Về thị phần doanh thu khai thác mới: Nhóm dẫn đầu thị phần
doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới bao gồm: Prudential (ước
đạt 21,97%), Bảo Việt Nhân thọ (ước đạt 20,29%), tiếp đến là
Manulife (ước đạt 13,7%), Dai-ichi (ước đạt 12,68%), AIA (ước đạt
11,07%), Generali (ước đạt 5,14%)
Hợp đồng có hiệu lực
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2016 ước đạt
49.677 tỷ đồng (tăng 29,8% so với năm 2015), trong đó tỷ trọng
doanh thu phí bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với
khoảng 49%, tiếp đến là bảo hiểm liên kết đầu tư với 40%, bảo


hiểm tử kỳ 0,7%, bảo hiểm hưu trí 0,6%, các nghiệp vụ cịn lại
chiếm tỷ trọng khơng đáng kể.
- Số lượng hợp đồng có hiệu lực (theo hợp đồng chính) ước
đạt 6.833.677 hợp đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng đa số
(58,3%), tiếp đến là sản phẩm liên kết đầu tư (32,9%), sản phẩm tử
kỳ (7,2%), sản phẩm hưu trí (0,4%), các sản phẩm còn lại chiếm
1,1%. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao về số lượng
hợp đồng có hiệu lực bao gồm Dai-ichi, Generali, Hanwha, Aviva,
Phú Hưng.
- Về thị phần doanh thu phí: Thị phần tổng doanh thu phí bảo
hiểm nhìn chung khơng có sự thay đổi đáng kể so với cùng kỳ năm
2015. Thứ tự cụ thể như sau: Prudential 27,11%, Bảo Việt Nhân
thọ 26,02%, Manulife 11,91%
Về chi trả quyền lợi bảo hiểm
Trong năm 2016, tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm ước
đạt 13.301 tỷ đồng (bao gồm chi trả giá trị hoàn lại, chi đáo hạn, sự
kiện bảo hiểm), tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Về tình hình tài chính
Trong năm 2016, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
đều có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng u cầu về khả năng
thanh toán theo quy định của pháp luật.
Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản của các DNBH nhân thọ năm 2016 ước đạt
171.828 tỷ đồng tăng 19,96% so với cùng kỳ năm 2015. Biên khả
năng thanh toán (KNTT) của các DNBH nhân thọ đều cao hơn
nhiều so với biên KNTT tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Tính đến hết năm 2016, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 29.153 tỷ đồng, tăng
22,9% so với cùng kỳ năm 2015 
Hoạt động đầu tư
Tổng số tiền đầu tư năm 2016 ước đạt 152.123 tỷ đồng, tăng
19,02% so với cùng kỳ năm 2015. Doanh thu từ hoạt động đầu tư
ước đạt 13.268 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ năm 2015. Cơ cấu

đầu tư của các DNBH nhân thọ mang tính an tồn với khoảng
65,1% đầu tư vào trái phiếu chính phủ, 17% đầu tư vào tiền gửi
ngân hàng và 5,4% đầu tư vào trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Ngoài ra, các danh mục đầu tư khác như sau: tạm ứng từ giá trị tài
khoản 4,4%, trái phiếu doanh nghiệp khơng có bảo lãnh 3,4%, trái


phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh 1,7%, cổ phiếu 1,3%, trái phiếu
chính quyền địa phương 0,6%
Về dự phịng nghiệp vụ
Tổng dự phòng nghiệp vụ năm 2016 ước đạt 125.858 tỷ
đồng (chưa tính đến tác động của điều chỉnh lãi suất trích lập dự
phòng nghiệp vụ vào tháng 12/2016 theo quy định), tăng 21,18% so
với năm 2015, chiếm khoảng 75% tổng tài sản của thị trường. Nhìn
chung các doanh nghiệp đều tuân thủ việc trích lập dự phịng
nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
Môi giới bảo hiểm
Căn cứ số liệu báo cáo ước cả năm 2016 của các doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm, kết quả hoạt động của lĩnh vực môi giới
bảo hiểm năm 2016 như sau:
- Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2016 ước đạt
7.170 tỷ đồng, giảm 2,4% so với năm 2015 (trong đó phí bảo hiểm
gốc thu xếp qua môi giới ước đạt 4.229 tỷ đờng, tăng 12,4%, phí tái
bảo hiểm thu xếp qua mơi giới ước đạt 2.941 tỷ đồng, giảm 17,9%
so với năm 2015). Tỷ lệ phí bảo hiểm gốc thu xếp qua mơi giới so
với doanh thu phí bảo hiểm gốc lĩnh vực phi nhân thọ đạt 11,6%.
- Tổng hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 2016 ước đạt 579 tỷ
đồng, tăng 4,2% so với năm 2015 (trong đó hoa hồng môi giới bảo
hiểm gốc ước đạt 491 tỷ đồng, tăng 6,6%, hoa hồng môi giới tái
bảo hiểm ước đạt 88 tỷ đồng, giảm 7,2% so với năm 2015).

- Tỷ lệ hoa hồng mơi giới bảo hiểm trên phí bảo hiểm thu xếp
bình qn là 8,1%, trong đó tỷ lệ hoa hồng mơi giới bảo hiểm gốc là
11,6%, tỷ lệ hoa hồng môi giới tái bảo hiểm là 3,0%.
- Tổng tài sản của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại
thời điểm 31/12/2016 ước đạt 657 tỷ đồng (tăng 2,9% so cùng thời
điểm năm 2015).
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 294 tỷ đồng (tăng
26,3% so với cùng kỳ năm 2015).
II/ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO 2017
Thị trường bảo hiểm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu
bảo hiểm
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu khởi sắc,
thị trường bảo hiểm đã cho thấy những kết quả phát triển khá tích
cực. Cụ thể, tổng tài sản tồn thị trường ước đạt 239.413 tỷ đồng
(tăng 18,2%). Tổng doanh thu bảo hiểm toàn thị trường ước đạt
101.767 tỷ đồng, trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt


86.049 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư ước đạt 15.718 tỷ
đồng. Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 25.872 tỷ đồng.
Kết quả này cho thấy, thị trường bảo hiểm phát triển ổn định; tính
an tồn, bền vững và hiệu quả của thị trường được nâng cao, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức,
cá nhân.
Về công tác xây dựng chế độ, chính sách
Trong năm qua, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã
chủ trì dự thảo và trình cấp có thẩm quyền ký ban hành 01 Nghị
định và 03 Thơng tư,đó là:
- Nghị định 73/2016/NĐ-CP (ngày 01/7/2016)
- Thông tư số 52/2016/TT-BTC

- Thông tư 43/2016/TT-BTC
- Thông tư 22/2016/TT-BTC
Bên cạnh đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã phối hợp với Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng và trình Bộ Tài chính ban
hành Thơng tư 105/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn hoạt
động đầu tư gián tiếp ra nước ngồi của tổ chức kinh doanh chứng
khốn, quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khốn và
DN kinh doanh bảo hiểm.
Với việc khơng ngừng hồn thiện phát triển hoạt động kinh doanh
bền vững của các DNBH trên thị trường, thị trường bảo hiểm đang
ngày càng thể hiện rõ hơn vai trị, vị trí trong nền kinh tế - xã hội,
góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, hỗ trợ cho các chính sách an sinh
xã hội, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, thúc đẩy hội nhập, hợp
tác kinh tế quốc tế, thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ
cấp bách của Chính phủ.
Về việc thực hiện các đề án, chính sách trọng tâm
Trong năm 2016, các đề án lớn, quan trọng liên quan tới lĩnh vực
bảo hiểm tiếp tục được triển khai, cụ thể:
Thứ nhất, việc tái cấu trúc các DNBH đã cơ bản hoàn thành theo
yêu cầu đặt ra tại Quyết định 1826/QĐ-TTg. Ngày 9/9/2016, Văn
phịng Chính phủ đã có Cơng văn số 1932/VPCP-KHTH đồng ý với
các giải pháp tái cấu trúc trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.


Thứ hai, về bảo hiểm thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, kết
quả triển khai tính đến 31/10/2016, đã có 28/28 tỉnh, thành phố phát
sinh doanh thu phí bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai
nạn thuyền viên, với tổng giá trị bảo hiểm ước đạt 53.344 tỷ đồng;
tổng số phí bảo hiểm ước đạt 547 tỷ đồng; tổng số tàu tham gia
bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ ước đạt 20.112 tàu; tổng số lượng

thuyền viên được bảo hiểm ước đạt 200.412 thuyền viên; tổng số
tiền bồi thường ước đạt 127 tỷ đồng.
Thứ ba, về bảo hiểm nông nghiệp, Cục Quản lý, giám sát bảo
hiểm đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các
địa phương về hướng triển khai bảo hiểm nông nhiệp. Trên cơ sở
đó, ngày 15/9/2016, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai bảo hiểm nơng nghiệp trong thời gian tới. Thực hiện
ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
đang phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai xây dựng dự
thảo Nghị định.
Thứ tư, thúc đẩy các DNBH tham gia mua trái phiếu chính phủ dài
hạn. Với đặc thù kinh doanh là bảo đảm năng lực tài chính, đáp
ứng các cam kết dài hạn, lĩnh vực bảo hiểm luôn ưu tiên lựa chọn
các tài sản tài chính có tính an tồn cao và thời hạn dài, do vậy,
năm 2016 (tính đến 31/10/2016), các DNBH tiếp tục tham gia các
đợt phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn lớn hơn 10 năm (15
năm, 20 năm và 30 năm)
Về công tác thanh tra, kiểm tra
Cơ quan quản lý đã hoàn thành kiểm tra chuyên đề 05 DNBH nhân
thọ (Manulife, AIA, Chubb, Great Eastern và Prevoir); 04 DNBH phi
nhân thọ (BIC, ABIC và Fubon, VBI) và kiểm tra 05 DN (Toyota
Tsusho, Marsh, JLT và Aon); đồng thời, đã tổ chức triển khai thanh
tra 07 DNBH: Liberty, Bảo Long, BSH, Dai-ichi, Prudential, Cathay
và MIC.
Qua công tác kiểm tra, thanh tra đã phát hiện, chấn chỉnh và ngăn
chặn kịp thời các vi phạm; đồng thời phát hiện những bất cập trong
cơ chế chính sách để kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Từ đó, mơi
trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn, thúc đẩy cạnh tranh lành
mạnh bình đẳng giữa các DN, giúp bảo vệ và tăng thêm quyền lợi
cho người tham gia bảo hiểm, duy trì thị trường ổn định, an tồn,

hiệu quả.


Giải pháp cho thị trường bảo hiểm năm 2017
2017 là năm bản lề cho giai đoạn trung hạn tiếp theo thực hiện
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm, phấn đấu thực hiện các
mục tiêu: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật về kinh doanh
bảo hiểm; tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của thị trường an tồn,
lành mạnh, hiệu quả, góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh
tế vĩ mô, an sinh xã hội, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư; thúc
đẩy quan hệ đầu tư, thương mại quốc tế và góp phần thực hiện các
chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ...
Năm 2017, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp
thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm như: Nghiên cứu chuẩn bị
sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số
61/2010/QH12; tiếp tục triển khai hồn thiện các chính sách bảo
hiểm nơng nghiệp, bảo hiểm thuỷ sản, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm
vi mơ; nghiên cứu, xây dựng các chính sách bảo hiểm thiên tai...
Đồng thời, bám sát tình hình hoạt động của DN, kịp thời chỉ đạo,
hướng dẫn, hỗ trợ DN trong quá trình hoạt động nhưng vẫn đảm
bảo quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của DNBH; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để có những khuyến nghị,
cảnh báo kịp thời cho các DNBH.
Trong năm 2017, với những nỗ lực trong việc hồn thiện chính
sách trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để cải thiện môi trường
đầu tư, thị trường bảo hiểm Việt Nam được kỳ vọng vẫn duy trì tốc
độ tăng trưởng trên 20% và thu hút được nhiều hơn nữa các nhà
đầu tư có uy tín, đồng thời hoạt động hiệu quả, cạnh tranh lành
mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.




×