Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa trung bộ (mauremys annamensis siebenrock, 1903) tại trung tâm bảo tồn rùa cúc phương, vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRỊNH VĂN NGUYÊN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN NI LỒI RÙA
TRUNG BỘ (Mauremys annamensis Siebenrock, 1903)
TẠI TRUNG TÂM BẢO TỒN RÙA CÚC PHƯƠNG, VƯỜN
QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, TỈNH NINH BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. VŨ TIẾN THỊNH
2. TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

Hà Nội, 2022


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các kết quả, số
liệu, thông tin nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan, các số liệu tham


khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Kết quả của luận văn này chưa từng được
bảo vệ trước bất kỳ hội đồng nào để nhận học vị.
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2022
Người cam đoan

Trịnh Văn Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập theo chương trình thạc sỹ ngành Quản lý tài nguyên
rừng tại trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay chương trình học của tơi đã kết
thúc. Để đánh giá kết quả của học viên trước khi ra trường, được sự đồng ý
của trường Đại học Lâm nghiệp và Phòng đào tạo sau đại học tôi đã tiến hành
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân ni lồi Rùa
trung bộ (Mauremys annamensis Siebenrock, 1903) tại Trung tâm bảo tồn
Rùa Cúc Phương, Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa sau đại học, bạn bè đồng nghiệp, lãnh
đạo, cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo GS.TS. Vũ Tiến Thịnh và TS. Nguyễn Trường Sơn.
Nhân đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể thầy cơ giáo
trong Khoa Sau đại học, lãnh đạo, cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương đặc biệt
là Bà Nguyễn Thu Thủy - Quản lý Chương trình bảo tồn Rùa Châu Á cùng
bạn bè đồng nghiệp tại Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương và thầy giáo
GS.TS. Vũ Tiến Thịnh là người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận
văn này.
Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực cao của bản thân, xong do thời gian
nghiên cứu ngắn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Để những kết quả
của luận văn được hồn thiện hơn tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng

góp, bổ sung của các thầy cơ giáo và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2022
Học viên

Trịnh Văn Nguyên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
1.1. Tình trạng nhân ni động vật hoang dã và các nghiên cứu về kỹ thuật
nhân nuôi Rùa ở Việt Nam ............................................................................. 3
1.1.1. Tình trạng nhân ni động vật hoang dã ở Việt Nam ...................... 3
1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi Rùa ở Việt Nam ................... 5
1.2. Thơng tin về lồi Rùa trung bộ ............................................................... 5
1.2.1. Vị trí phân loại của Rùa trung bộ (Mauremys annamensis
Siebenrock, 1903) ..................................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái ............................................................ 8
1.2.3. Phân bố ............................................................................................. 8
1.2.4. Tình trạng ......................................................................................... 9
1.2.5. Tình hình nhân ni Rùa trung bộ ................................................... 9

Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ..................... 11
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 11
2.1.1.Vị trí địa lý ....................................................................................... 11
2.1.2. Phạm vi ranh giới ........................................................................... 11
2.1.3.Đặc điểm địa hình - địa chất ........................................................... 12
2.1.4. Đặc điểm khí hậu ............................................................................ 13
2.1.5. Đặc điểm khu hệ động, thực vật ..................................................... 16
2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội .................................................................. 17
2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ........................................................... 17
2.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh tế............................................................... 18


iv
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn tại vườn
quốc gia ........................................................................................................ 20
2.3.1. Những thuận lợi .............................................................................. 20
2.3.2. Những khó khăn .............................................................................. 20
Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 22
3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
3.3. Địa điểm thực hiện và thời gian tiến hành ............................................ 22
3.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 22
3.5. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 22
3.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
3.6.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ......................................................... 23
3.6.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................... 23
3.6.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 24
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
4.1. Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi của Rùa trung bộ ............................... 30

4.1.1. Chuồng nuôi Rùa trung bộ tại TCC ............................................... 30
4.1.2. Bể, tổ cỏ trong chuồng rùa ............................................................. 35
4.1.3. Hệ thống nước trong chuồng nuôi .................................................. 36
4.1.4. Thực vật và thảm mục che phủ trong và xung quanh chuồng ........ 38
4.2.Thức ăn của Rùa trung bộ ..................................................................... 39
4.2.1. Thành phần thức ăn ........................................................................ 39
4.2.2. Cách chế biến thức ăn .................................................................... 39
4.2.3. Lịch cho ăn ..................................................................................... 41
4.2.4. Nghiên cứu khả năng sinh sản của loài Rùa trung bộ ................... 46
4.2.5. Các bệnh thường gặp ở Rùa trung bộ và cách chữa trị ................. 49
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ....................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
PHỤ LỤC


v
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 3
1.1. Tình trạng nhân ni động vật hoang dã và các nghiên cứu về kỹ thuật
nhân nuôi Rùa ở Việt Nam............................................................................. 3
1.1.1. Tình trạng nhân ni động vật hoang dã ở Việt Nam ...................... 3
1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi Rùa ở Việt Nam ................... 5
1.2. Thông tin về lồi Rùa trung bộ ............................................................... 5
1.2.1. Vị trí phân loại của Rùa trung bộ (Mauremys annamensis

Siebenrock, 1903) ..................................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái ............................................................ 8
1.2.3. Phân bố ............................................................................................. 8
1.2.4. Tình trạng ......................................................................................... 9
1.2.5. Tình hình nhân nuôi Rùa trung bộ ................................................... 9
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ...................... 11
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 11
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 11
2.1.2. Phạm vi ranh giới ........................................................................... 11
2.1.3. Đặc điểm địa hình - địa chất .......................................................... 12
2.1.4. Đặc điểm khí hậu ............................................................................ 13
2.1.5. Đặc điểm khu hệ động, thực vật ..................................................... 16
2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội .................................................................. 17
2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ........................................................... 17
2.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh tế............................................................... 18
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác bảo tồn tại vườn
quốc gia ........................................................................................................ 20


vi

2.3.1. Những thuận lợi .............................................................................. 20
2.3.2. Những khó khăn .............................................................................. 20
Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 22
3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
3.3. Địa điểm thực hiện và thời gian tiến hành ............................................ 22
3.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 22
3.5. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 22

3.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
3.6.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ......................................................... 23
3.6.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................... 23
3.6.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 30
4.1. Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi của Rùa trung bộ ............................... 30
4.1.1. Chuồng nuôi Rùa trung bộ tại TCC ............................................... 30
4.1.2. Bể, tổ cỏ trong chuồng rùa ............................................................. 35
4.1.3. Hệ thống nước trong chuồng nuôi .................................................. 36
4.1.4. Thực vật và thảm mục che phủ trong và xung quanh chuồng ........ 38
4.2. Thức ăn của Rùa trung bộ .................................................................... 39
4.2.1. Thành phần thức ăn ........................................................................ 39
4.2.2. Cách chế biến thức ăn .................................................................... 39
4.2.3. Lịch cho ăn ..................................................................................... 41
4.2.4. Nghiên cứu khả năng sinh sản của loài Rùa trung bộ ................... 46
4.2.5. Các bệnh thường gặp ở Rùa trung bộ và cách chữa trị ................. 49
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ....................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1


CR

Rất nguy cấp

2

CITES

Công ước về bn bán quốc tế các lồi
động vật, thực vật nguy cấp

3

EN

Nguy cấp

4

FFI

Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang
dã quốc tế

5

IUCN

Sách đỏ thế giới


6

KBT

Khu bảo tồn

7



Nghị định

8

TCC

Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương

9

VQG

Vườn Quốc Gia

10

WWF

Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm phân biệt giữa Rùa trung bộ và Rùa câm ......................... 7
Bảng 2.1. Những chỉ tiêu bình qn năm tại trạm đo khí tượng Cúc Phương 15
Bảng 3.1. Danh sách các cá thể Rùa tiến hành nghiên cứu ............................ 23
Bảng 3.2. Loại chuồng nuôi Rùa..................................................................... 23
Bảng 3.3. Xác định tuổi rùa ............................................................................ 24
Bảng 3.4. Kích thước cơ thể Rùa .................................................................... 24
Bảng 3.5. Ưu/nhược điểm của 2 kiểu chuồng cho sự thích nghi của Rùa trung bộ 25
Bảng 4.1. Kích thước chuồng ni ................................................................. 34
Bảng 4.2. Ưu nhược điểm của hai kiểu chuồng chính .................................... 35
Bảng 4.3. Thành phần và cách chế biến thức ăn của Rùa trung bộ ................ 40
Bảng 4.4. Lịch cho ăn của Rùa trung bộ tại TCC ........................................... 41
Bảng 4.5. Thành phần thức ăn tổng hợp ......................................................... 42
Bảng 4.6. Thành phần thức ăn hoa quả ........................................................... 43
Bảng 4.7. Thông tin các cá thể Rùa trung bộ sinh sản tại TCC ...................... 48
Bảng 4.8. Theo dõi qua trình ấp trứng của Rùa trung bộ................................ 48
Bảng 4.9. Các bệnh thường gặp ở Rùa trung bộ và cách chữa trị .................. 50


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Rùa trung bộ tại TCC ........................................................................ 6
Hình 1.2. Bản đồ phân bố lồi Rùa trung bộ (Mauremys annamensis
Siebenrock, 1903) tại Việt Nam ........................................................................ 8
Hình 1.3. Ơng Phạm Ngọc Hồng trong chuồng ni rùa trong Trang trại

ni tại tỉnh Phú n ....................................................................................... 10
Hình 4.1. Chuồng ni với hệ thống mái che và lưới bao quanh tại TCC ..... 31
Hình 4.2. Hệ thống bể ni Rùa trung bộ bên trong chuồng ni .................. 32
Hình 4.3. Chuồng ni Rùa trung bộ .............................................................. 33
Hình 4.4. Thùng ni Rùa trung bộ non trong nhà ......................................... 33
Hình 4.5. Thùng ni Rùa trung bộ trong nhà Rùa non ................................. 34
Hình 4.6. Bể ni Rùa trung bộ ...................................................................... 36
Hình 4.7. Rùa lên phơi nắng ........................................................................... 36
Hình 4.8. Các bể ni Rùa trung bộ ................................................................ 37
Hình 4.9. Suối nhân tạo trong chuồng ni .................................................... 37
Hình 4.10. Một số hình ảnh về hệ thống phun nước trong chuồng ni ........ 38
Hình 4.11. Một số hình ảnh về hệ thống phun nước trong chuồng nuôi ........ 38
Hình 4.12. Thức ăn tổng hợp sau khi được xay nhuyễn ................................. 43
Hình 4.13. Lồng ấp trứng tại TCC .................................................................. 46
Hình 4.14. Soi trứng Rùa trung bộ .................................................................. 47


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước có mức độ đa dạng sinh học cao về
thành phần các loài động vật, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau như
nạn săn bắn, buôn bán, khai thác quá mức, phá huỷ môi trường sống, ô nhiễm
môi trường nên các loài động vật này đang gặp rất nhiều nguy hiểm. Bên cạnh
đó, với nhu cầu về các sản phẩm từ động vật hoang dã trong xã hội ngày càng
tăng dẫn tới số lượng nhiều loài động vật quý hiếm đang sụt giảm đáng kể,
quần thể của chúng trong tự nhiên đang gặp phải các vấn đề tiêu cực như: suy
giảm về số lượng, bị phân mảng dẫn tới một số loài bị đe dọa nghiêm trọng,
một số loài khác bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng.
Rùa là một trong những thành phần của hệ sinh thái, ngoài ý nghĩa
khoa học, rùa cịn mang ý nghĩa tâm linh, văn hố của nhiều dân tộc trên thế

giới. Trong các nhà hàng rùa được coi là đặc sản cho nhiều người thích của
ngon vật lạ. Chính vì vậy các lồi Rùa nằm trong tình trạng thường xuyên bị
săn bắt trái phép. (ENV (2010).
Các loài rùa cạn và rùa nước ngọt là những loài động vật di chuyển chậm
chạp nên rất dễ bị kẻ thù tấn cơng, đa số chúng có đặc điểm đẻ ít trứng, tỉ lệ
trứng nở thành rùa non thấp và sức chống chịu của rùa non rất yếu. Do đó, ở
giai đoạn trứng và con non chúng gặp nhiều kẻ thù trong tự nhiên nên tỉ lệ rùa
phát triển thành các cá thể trưởng thành là rất thấp. Các loài rùa cạn và rùa
nước ngọt sinh trưởng, phát triển rất chậm, tuổi thành thục sinh sản dài từ 8 15 tuổi nên chu trình thay thế của các cá thể rùa trưởng thành trong tự nhiên
cần một thời gian nhất định. Những đặc điểm trên lý giải việc các quần thể rùa
trong tự nhiên rất ổn định về mặt số lượng do chỉ có 1 - 2 cá thể rùa non sẽ tồn
tại để thay thế các cá thể bố mẹ với chiến lược sinh sản của mình và sử dụng bộ
mai cứng để bảo vệ cơ thể trước các kẻ thù ăn thịt. Tuy nhiên, chiến lược ấy đã
và đang bị phá vỡ một cách nghiêm trọng do chúng gặp phải “siêu kẻ thù” mới
là con người, con người đã và đang khai thác kiệt quệ các loài Rùa trong tự
nhiên (ENV (2010).


2
Nhận thức rõ giá trị của các loài động vật hoang dã cũng như tình trạng
bảo tồn của chúng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của
Chính phủ ban hành ngày 22/09/2021 V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, trong đó lồi Rùa trung
bộ (Mauremys annamensis Siebenrock, 1903) được liệt kê ở danh lục IB trong
Nghị định. Ngồi ra, Rùa trung bộ cịn được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN
(2022) và Sách đỏ Việt Nam (2007). Hiện nay, Rùa trung bộ là một trong
những loài bị săn bắt trái phép và đang có dấu hiệu suy giảm số lượng ngồi
tự nhiên một cách nhanh chóng. Hầu hết trong các vụ buôn bán, vận chuyển

trái phép động vật rừng đều xuất hiện (ENV (2010). Tuy nhiên, cho đến nay ở
nước ta có rất ít tài liệu, cơng trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân ni để góp
phần bảo tồn lồi Rùa trung bộ nói riêng cũng như các loài rùa cạn và rùa
nước ngọt của Việt Nam nói chung.
Trung tâm bảo tồn Rùa thuộc Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển
sinh vật - Vườn quốc gia Cúc Phương hiện là một trong những Trung tâm đi
đầu cả nước về cứu hộ, nhân nuôi phục hồi và tái thả các loài rùa cạn và rùa
nước ngọt tại Việt Nam với hơn 2.100 cá thể Rùa của 22 loài trên tổng số 25
loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam. Trong đó, có trên 1.000 cá thể là
rùa non của gần 20 loài đã được nhân nuôi thành công tại Trung tâm. Hàng
năm, Trung tâm cũng tiến hành tái thả nhiều cá thể Rùa về lại với tự nhiên,
góp phần khơi phục quần thể lồi đang dần biến mất.
Xuất phát từ các lí do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân
ni lồi Rùa trung bộ (Mauremys annamensis Siebenrock, 1903) tại
Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương, Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh
Ninh Bình” được xây dựng và thực hiện. Luận văn sẽ cung cấp một số tư
liệu về loài Rùa trung bộ giúp cho cơng tác bảo tồn lồi nói riêng và sự đa
dạng sinh học nói chung.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình trạng nhân nuôi động vật hoang dã và các nghiên cứu về kỹ
thuật nhân ni Rùa ở Việt Nam
1.1.1. Tình trạng nhân nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam
Nhân nuôi động vật hoang dã đang được xem là một trong những hình
thức bảo tồn các lồi động vật hoang dã q hiếm. Nhân nuôi động vật hoang
dã bao gồm nhân nuôi bảo tồn và nhân nuôi thương mại, sẽ giúp bảo tồn nguồn
gen các loài động vật hoang dã quý hiếm cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

sản phẩm động vật hoang dã trên thị trường, phần nào giảm thiểu nạn săn bắt,
buôn bán động vật hoang dã trái phép ngồi tự nhiên. (ENV (2010).
Hiện nay, ở nước ta có đến 418 lồi động vật đang có nguy cơ bị tuyệt
chủng, trong số đó có nhiều lồi đang được ni cứu hộ ở các trung tâm cứu
hộ, vườn thú trong cả nước. Một số trung tâm cứu hộ điển hình như: Trung tâm
Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên; Trung tâm cứu hộ VQG
Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội; Trung tâm cứu hộ
gấu Việt Nam; Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng, Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi... Mục đích chính của
các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã là ni dưỡng, chăm sóc các cá thể
động vật hoang dã bị săn bắt, buôn bán trái phép, bị thương để phục hồi sức
khỏe, chức năng sinh thái, nhân nuôi sinh sản và tái thả lại môi trường tự nhiên.
Ngày nay, nhân nuôi động vật hoang dã đang ngày một phát triển mạnh
mẽ nhưng chủ yếu phục vụ vào mục đích thương mại do nhu cầu tiêu thụ và lợi
nhuận rất cao. Các trang trại gây nuôi động vật hoang dã (doanh nghiệp, tập
thể, cá nhân) đang phát triển mạnh mẽ với khoảng 4.000 cơ sở đã đăng ký với
cơ quan chức năng ở cả 63 tỉnh, thành phố và có khoảng 1 triệu cá thể thuộc
100 lồi đang được ni, trong đó có các lồi như Hươu, Nai, Lợn rừng,


4
Nhím, Trăn, Cá sấu, Khỉ đi dài và rắn các loại... Những người đang hoạt
động trong mơ hình này cho rằng, gây nuôi động vật hoang dã không chỉ đáp
ứng một phần nhu cầu thực tế trong nước và xuất khẩu mà cịn góp phần đảm
bảo cho cơng tác bảo tồn nguồn gen, là cơng cụ hữu hiệu giúp xóa đói giảm
nghèo, đồng thời giảm bớt áp lực săn bắt trong tự nhiên.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, gây nuôi động vật hoang dã
không làm giảm sức ép lên động vật hoang dã trong tự nhiên, mà một số
trường hợp động vật bị săn bắt trái phép từ tự nhiên được hợp pháp hóa trong
các trang trại gây nuôi - nơi luôn tiềm ẩn nguy cơ vật ni xổng chuồng và có

thể truyền bệnh cho các cá thể loài ngoài tự nhiên. Hiệp hội Bảo tồn động vật
hoang dã đã phối hợp với Cục Kiểm Lâm Việt Nam tiến hành cuộc khảo sát
tại 78 trang trại gây ni tại Việt Nam. Kết quả cho thấy có 22 lồi hiện đang
được gây ni tại các trang trại, trong đó có 12 lồi bị đe dọa cấp quốc gia, 6
loài bị đe dọa trên toàn cầu, 4 loài được bảo vệ ở cấp quốc gia và 5 lồi có tên
trong Phụ lục 1 của Cơng ước CITES. Thay vì hoạt động với mục đích bảo
tồn, các trang trại gây ni động vật hoang dã vì mục đích thương mại trên
thực tế lại trở thành mối đe dọa đối với các loài động vật hoang dã trong tự
nhiên. Qua khảo sát, có tới 42% số trang trại thường xuyên nhập động vật
hoang dã từ tự nhiên làm con giống; 50% chủ trang trại thừa nhận con giống
ban đầu của họ có nguồn gốc từ tự nhiên, hoặc bao gồm cả nguồn giống từ tự
nhiên và từ động vật gây nuôi có sinh sản.
Mặc dù cịn nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng nhìn chung việc nhân
ni động vật hoang dã đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa như giúp phát
triển kinh tế hộ gia đình ở các vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa; có tác dụng
tốt trong việc giáo dục mơi trường và giải trí; đặc biệt là bảo tồn được nguồn
gen. Ví dụ như Hươu sao, Cá sấu Việt Nam gần như đã tuyệt chủng nhưng
nhờ gây nuôi sinh sản đã bảo tồn được nguồn gen. Song bất cập ở chỗ các cơ
sở gây ni chưa có những đóng góp thực tế vào việc bảo tồn các nguồn gen


5
trong tự nhiên. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý nhà nước cũng chưa chặt chẽ
nên vẫn có nhiều quan ngại về tính minh bạch của các trại gây ni và hiệu
quả của việc giảm áp lực lên tự nhiên.
1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi Rùa ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi rùa ở Việt Nam đã được thực
hiện trong một số năm gần đây, trong đó có một số nghiên cứu về kỹ thuật
nhân ni, về kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng, phịng và điều trị các lồi bệnh
cho một số lồi rùa nhất định.

Một số luận văn, nghiên cứu về rùa đã được thực hiện tại Trung tâm
bảo tồn rùa Cúc Phương.“Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi Rùa núi vàng tại
Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình”. (Lê Thị Hồi, (2017). Thêm
một cơ sở khoa học về nghiên cứu này là đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân
nuôi và cứu hộ Rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti Obst &
Reimann, 1994) tại Trung tâm bảo tồn Rùa, Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh
Ninh Bình”. (Nguyễn Minh Tâm, (2018). Đề tài “Cơng tác chăm sóc, ni
dưỡng, phịng và điều trị bệnh thường gặp trên rùa tại trung tâm bảo tồn Rùa
Cúc Phương, Vườn Quốc Gia Cúc Phương”. (Nguyễn Hồng Quang, (2015).
1.2. Thơng tin về lồi Rùa trung bộ
1.2.1. Vị trí phân loại của Rùa trung bộ (Mauremys annamensis
Siebenrock, 1903)
Việt Nam có 26 lồi rùa cạn và rùa nước ngọt, cùng với 5 loài rùa biển
(Stuart et al, 2001). Rùa trung bộ là một trong 26 loài rùa kể trên với các
thông tin cụ thể như sau:
- Tên Việt Nam: Rùa trung bộ
- Tên khoa học: Mauremys annamensis Siebenrock, 1903
- Tên tiếng anh: Vietnamese Pond Turtle, Annam Pond Turtle
- Họ Rùa đầm: Emydidae
- Bộ Rùa: Testudinata


6
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái của Rùa trung bộ (Mauremys annamensis
Siebenrock, 1903)
Rùa trung bộ có một số đặc điểm nhận dạng và dễ quan sát như: Mai có
hình ơ van khơng gồ cao, trên đầu chúng có hai đến ba vạch vàng, có một
vạch vàng chạy qua mắt. Yếm của chúng khơng có bản lề, nhưng lại có những
vết đậm màu đối xứng trên tấm yếm và có viền màu vàng xung quanh. Cá thể
đực có đi dài và dày, yếm lõm, đi màu nâu sẫm, gốc đi có những hạt

nhỏ cịn cá thể cái thì đi ngắn và mỏng hơn, yếm phẳng. Cá thể non có hình
dạng hồn tồn giống cá thể trưởng thành. (Douglas B.Hendrie và cộng sự
(2022). Sách hướng dẫn định loại các loại Rùa cạn và Rùa nước ngọt Việt
Nam, Tái bản lần thứ 3, NXB Đồng Nai, Hà Nội.

Hình 1.1. Rùa trung bộ tại TCC
Rùa trung bộ (Mauremys annamensis Siebenrock, 1903) còn non dễ bị
nhầm với loài Rùa câm (Mauremys mutica Cantor, 1842) do chúng cùng có
các sọc trên đầu. Tuy nhiên, cả hai lồi có thể dễ dàng phân biệt với nhau dựa
vào hình dạng của mai: Mai của Rùa trung bộ có màu xám đậm đến nâu nhạt
trong khi Rùa câm có màu nâu gụ hoặc nâu nhạt.


7
Bảng 1.1. Đặc điểm phân biệt giữa Rùa trung bộ và Rùa câm
Loài
Bộ
phận

Rùa trung bộ
(Mauremys annamensis Siebenrock,
1903)

Rùa câm
(Mauremys mutica Cantor, 1842)

Mai hình ơvan

Mai hình ơvan


Mai

Đầu

Trên đầu có hai sọc màu vàng, đỉnh
Đầu có hai hoặc ba vạch màu vàng,
đầu màu xám nhạt, cằm và phần mặt
có một vạch đi qua mắt
có màu vàng sẫm

Yếm

Yếm khơng có tấm bản lề. Yếm có Yếm khơng có tấm bản lề. Yếm màu
những vết đậm màu và có viền vàng vàng có các đốm đen ở mỗi tấm
xung quanh
yếm.


8
1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái
Mơi trường sống thích hợp của chúng thường là đầm lầy và ao hồ nhỏ.
Thức ăn trong tự nhiên chủ yếu là các loại cây cỏ, hoa quả rừng rụng hoặc là
các loài động vật nhỏ như ốc sên, giun đất… Rùa trung bộ đẻ trứng từ tháng 5
đến tháng 7 hàng năm, mỗi lứa đẻ từ 1 đến 5 trứng, kích thước trứng khoảng
2,5 - 3cm. (Douglas B.Hendrie và cộng sự (2022).
1.2.3. Phân bố
Rùa trung bộ là một loại đặc hữu của Việt Nam, sống tại khu vực đất
ngập nước các tỉnh thuộc miền Trung, từ Đà Nẵng đến Đắk Lắk. (Douglas
B.Hendrie và cộng sự (2022).


Hình 1.2. Bản đồ phân bố lồi Rùa trung bộ (Mauremys annamensis
Siebenrock, 1903) tại Việt Nam


9
1.2.4. Tình trạng
Do tình trạng săn bắt, bn bán trái phép để làm thuốc chữa bệnh,
thương phẩm… đã khiến cho loài Rùa trung bộ gần như tuyệt chủng ngoài tự
nhiên. Hiện lồi được Chính phủ Việt Nam bảo vệ và xếp vào nhóm IB Danh
lục các lồi động vật nguy cấp, quý hiếm trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP
và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/09/2021 V/v
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày
22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm và thực thi cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp.
1.2.5. Tình hình nhân ni Rùa trung bộ
Rùa là một lồi khó để nhân ni trong môi trường nuôi nhốt do các yếu
tố về môi trường, kỹ năng chăm sóc ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sinh sản,
cũng như tỉ lệ trứng nở và con non sống sót sau này. Chính vì lí do đó, rất ít nơi
có thể nhân ni rùa thành cơng. Hiện nay, tại nước ta mới chỉ ghi nhận Trung
tâm bảo tồn rùa Cúc Phương là nơi thực hiện thành công nhất công tác nhân
nuôi Rùa trung bộ với hàng trăm cá thể.
Tình hình nhân ni cứu hộ Rùa trung bộ tại Trung tâm bảo tồn Rùa
hiện nay ngoài tự nhiên số lượng cá thể của lồi Rùa này cịn rất ít vì các
ngun nhân khác nhau, bao gồm sự săn lùng ráo riết của con người để buôn
bán làm thuốc chữa bệnh và làm vật cảnh; diện tích nơng nghiệp mở rộng dẫn
đến mơi trường sống của lồi này bị thu hẹp.
Chính vì vậy, Rùa trung bộ gần như bị tuyệt chủng ở ngoài tự nhiên
và được liệt kê trong nhóm lồi nguy cấp. Tại Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc
Phương, với hơn 70 cá thể Rùa trung bộ được cứu hộ từ hai vườn thú ở Đức

và Hà Lan vào năm 2013, sau một thời gian nỗ lực chăm sóc và bảo tồn, tính
đến hết năm 2022 cho sinh sản thành công trên 600 cá thể. (Vườn quốc gia
Cúc Phương (2021).


10
Theo điều tra và ghi nhận tại thị trấn Hai Riêng, huyện Sơng Hinh, tỉnh
Phú n có một trang trại của gia đình ơng Phạm Ngọc Hồng đã nhân ni
được một số lượng Rùa trung bộ nhất định nhưng với kỹ thuật chăm sóc, nhân
giống chưa bài bản và nhân giống với các lồi Rùa khác nhau nên khơng tạo ra
con non thuần chủng mà hình thành nên các loại con lai vì vậy khơng đem lại
giá trị về mặt bảo tồn.

Hình 1.3. Ơng Phạm Ngọc Hồng trong chuồng ni rùa trong
Trang trại nuôi tại tỉnh Phú Yên
(Nguồn: Báo tuổi trẻ )


11
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm cách thủ
đô Hà Nội khoảng 90 km về hướng Đông Bắc và cách biển Đông 60 km về
phía Đơng Nam theo đường chim bay. Phía Đơng giáp xã Văn Phú, phía Nam
giáp xã Kỳ Phú, phía Đơng Bắc giáp xã Yên Quang, Văn Phương và phần còn
lại giáp các địa phương: Yên Thủy - Lạc Sơn (Hòa Bình), Thạch Thành (Thanh
Hóa).
- Toạ độ địa lý: Từ 20014' - 200 24' vĩ độ Bắc và từ 105029' đến 105044

kinh độ Đơng.
- Quy mơ diện tích: 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc Ninh Bình;
5.850 ha thuộc Thanh Hố; 5.000 ha thuộc Hồ Bình.
- Địa hình: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phần cuối của hai dãy
núi đá vôi từ Tây Bắc chạy về. Xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là núi đất và
thung lũng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vơi, có độ cao tuyệt đối trung
bình 300-400 m. Núi cao nhất của Cúc Phương là đỉnh Mây Bạc có độ cao
656 m nằm ở phía Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đơng Nam.
Cúc Phương nằm vào dạng địa hình Caxto trọc Gia Khánh, Cúc Phương nằm
trọn vẹn trong cảnh địa lý đối Cácxtơ xâm thực. (Vườn quốc gia Cúc Phương
(2021).
2.1.2. Phạm vi ranh giới
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong khối núi đá vôi, ranh giới bao
gồm đường ven chân dãy núi đá vôi.
- Chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam giáp với các xã là: Tân
Mỹ, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn và các xã Lạc Thịnh, thị


12
trấn Hàng Trạm, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương thuộc huyện n
Thủy, tỉnh Hịa Bình.
- Phía Đơng Nam và Nam giáp xã Yên Quang, Văn Phương, Cúc Phương
và Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thạch Lâm, Thành Mỹ, Thành
n huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Diện tích Vườn quốc gia nằm trong phần đất của 13 xã, trong đó:
- 8 xã của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình;
- 2 xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình;
- 3 xã của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. (Vườn quốc gia Cúc
Phương (2021).

2.1.3. Đặc điểm địa hình - địa chất
Dãy núi đá vơi Cúc Phương là phần cuối của khối núi đá vôi chạy từ
Sơn La về theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Xen kẽ giữa hai hệ thống núi đá
chạy gần song song là các đồi đất thấp phát triển trên đá sét với những thung
lũng cùng hướng với núi. Độ cao trung bình của các thung lũng khoảng 200m
- 350m và thường ngăn cách bởi các quèn thấp như quèn Đang, quèn Voi,
quèn Xeo...
Khối núi đá vôi Cúc Phương tách biệt với các vùng xung quanh về phía
Tây và Tây Nam bởi cánh đồng ven sơng Bưởi, về phía Đơng Nam bởi cánh
đồng chiêm trũng huyện Nho Quan, Ninh Bình.
Địa hình Cúc Phương chủ yếu là núi đá vơi có độ chênh cao trung bình so
với mặt biển 400m - 450m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía Tây
Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đơng Nam. Cúc Phương có sơng Bưởi
cắt qua Vườn phía Tây Bắc, cịn lại có nhiều suối cạn xuất hiện theo mùa mưa
dạng núi đá vơi tương đối điển hình, ngồi ra cịn có các hang động, mắt hút
nước, dịng chảy ngầm. Cúc Phương có 3 dạng địa hình chính liên quan tới hai
loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác nhau:


13
- Địa hình núi cao dốc đứng: Sản phẩm đá vơi;
- Địa hình bãi bằng thung lũng hẹp: Sản phẩm bồi tụ;
- Địa hình núi thấp và ít dốc: Sản phẩm đá sét. (Vườn quốc gia Cúc
Phương (2021).
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Những năm gần đây do những biến đổi khí hậu tồn cầu, khí hậu Cúc
Phương cũng có những biến đổi. Số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cúc
Phương trong thời gian từ năm 1992 - 2002 cho chúng ta những đánh giá về
khí hậu ở đây như sau:
Chế độ nhiệt:

Trong khu vực Cúc Phương nhiệt độ bình quân năm 22,50C, năm có
nhiệt độ bình qn lớn nhất 23,70C (1998). Nhiệt độ bình quân tối cao năm
32,20C, nhiệt độ tối thấp năm 15,80C. Biến thiên nhiệt độ trung bình năm từ
13 - 150C.
Trong 10 năm gần đây nhiệt độ trung bình thấp nhất tháng được ghi
nhận là 5,30C (tháng 1/1993) và nhiệt độ cao nhất trung bình là 38,4 0C
(tháng 6/1997).
Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình đo được trong 10 năm trở lại đây
1680,8mm/năm. Năm mưa ít nhất có lượng mưa đạt 1126,1mm/năm (1998),
năm cao nhất 2194,1 mm/năm (1996). Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
nóng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 89,1% lượng mưa cả năm,
nhiệt độ trung bình trong mùa nóng 26,40C. Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình qn trong mùa khơ lạnh 18,6oC và lượng mưa
chiếm 10,9% lượng mưa cả năm. Mưa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí
hậu Cúc Phương tương đối khắc nghiệt về mùa đơng.
Độ ẩm khơng khí:
Nhìn chung độ ẩm khơng khí ở Cúc Phương là cao, độ ẩm tương đối trung
bình năm 84,8%. Độ ẩm tương đối cao nhất thường vào những tháng đầu năm
(tháng 1 - 4) và khô nhất thường rơi vào tháng cuối năm (tháng 10 - 12).


14
Chế độ gió:
Cúc Phương chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai loại gió mùa. Mùa mưa
nóng có gió mùa Đơng Nam, tốc độ gió trung bình 4 - 12 m/s. Mùa khơ lạnh
có gió mùa Đơng Bắc thổi, tốc độ gió từ 4 - 20 m/s, thường mang theo khơng
khí khơ lạnh và cuối mùa có mưa phùn. Ngồi ra, Cúc Phương cũng bị ảnh
hưởng bởi những đợt áp thấp nhiệt đới và bão gây gió lớn mưa nhiều, cây cối
trong rừng bị đổ nhiều.

Cùng với đặc điểm khí hậu chung, Cúc Phương cịn có những hiện tượng
đặc biệt như sương muối, sương giá thường vào tháng 1 làm chết cây con trong
vườn ươm, hiện tượng gió nóng, gió núi thung lũng làm thời tiết trở nên khơ
nóng.
Đặc điểm thủy văn
Do địa hình núi đá vơi nên ở Cúc Phương ít có dịng chảy trên bề mặt.
Trừ sơng Bưởi và sơng Ngang ở phía Tây Bắc, cịn lại các khe nước cạn có
nước theo mùa.
Sau khi mưa, các khe khơ dẫn nước vào các mắt hút rồi chảy ngầm
dưới lòng đất, sau đó phun trào ra ở một số vó nước, điển hình là suối nước
bản Nga. Ở những nơi nước rút không kịp gây ứ đọng và ngập úng tạm thời.
(Trạm khí tượng mơi trường nền vùng Cúc Phương (2004).


15

Bảng 2.1. Những chỉ tiêu bình quân năm tại trạm đo khí tượng Cúc Phương
Năm
Chỉ tiêu

Trung
bình

1992

1993

1994

1995


1996

1997

1998

1999

2000 2001 2002

Nhiệt độ bình quân năm (0C)

22,1

22,6

22,5

22,4

22,3

22,7

23,7

21,9

22,9


22,6

22,8

22,5

Nhiệt độ bình quân tối cao (0C)

31,7

32,1

31,9

31,4

32,3

31,4

34,2

31,9

31,7

33,2

32,3


32,2

Nhiệt độ bình quân tối thấp
(0C)

15,5

15,3

15,8

15,6

15,2

15,9

16,7

15,9

16,0

16,1

16,0

15,8


Độ ẩm bình quân năm (%)

85,2

83,8

84,5

84,6

83,1

84,8

82,7

85,7

86,1

85,9

86,8

84,8

Độ ẩm tối thấp (%)

43,7


40,5

47,1

48,7

47,0

55,8

42,2

45,7

47,2

46,5

48,1

46,6

Độ ẩm tối cao (%)

98,8

98,8

98,3


99,1

98,2

98,3

99,2

99,5

99,6

99,6

99,4

98,9

1426,1 1659

1821

1453 2194,1 1818,3 1126,1 1823,2 1615,8 1818 1734,8 1680,8

Tổng lượng mưa năm
(mm/Năm)

(Nguồn: Trạm khí tượng mơi trường nền vùng Cúc Phương)



×