Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ KIÊN CHUNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN NI LỒI RÙA CÂM
Mauremys mutica (Cantor 1842) TRONG ĐIỀU KIỆN
NI NHỐT Ở THIỆU HỢP, THIỆU HÓA, THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH

Hà Nội, 2018


i

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong


bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày..…tháng….năm……
Người cam đoan
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiện tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu hóa, tỉnh Thanh
Hóa từ tháng 3/2018 đến tháng 10/2018. Sau một thời gian nghiên cứu, đến
nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời
cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa
Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và
Môi trường cũng như lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã và các hộ chăn nuôi Rùa
đóng trên địa bàn xã Thiệu Hợp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện
đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Vũ Tiến
Thịnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả về chuyên
môn và thời gian trong suốt q trình khảo sát và hồn thiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè,
người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần
trong quá trình thực hiện đề tài. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tác giả.
Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiều
hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà
khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin cam đoan mọi số liệu trong luận văn là hồn tồn trung thực
khơng sao chép của bất kỳ tác giả nào.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 30 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Lê Kiên Chung


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. II
MỤC LỤC ..................................................................................................... III
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC CÁC HÌNH .............................. VII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... IX
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1.Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................ 3
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 6
1.2.1. Tình hình nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã ở nước ta ......... 10
1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Rùa câm trong điều kiện hoang
dã .............................................................................................................. 13
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 18
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 18

2.2. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu ........................................ 18
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 18
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 18
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp tiếp cận chung ......................................................... 19
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................ 19


iv

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của Rùa câm
trong điều kiện nhân tạo........................................................................... 19
2.4.4. Xử lý số liệu .................................................................................... 26
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI ....................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 27
3.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 27
3.1.2. Địa hình, diện mạo ......................................................................... 27
3.1.3. Thảm thực vật ................................................................................. 27
3.1.4. Khí hậu ........................................................................................... 27
3.1.5. Thuỷ văn ......................................................................................... 29
3.1.6. Các nguồn tài nguyên ..................................................................... 29
3.1.7. Thực trạng môi trường ................................................................... 31
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 31
3.2.1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................. 31
3.2.2. Đặc điểm văn hoá- xã hội .............................................................. 32
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40
4.1. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của Rùa câm ......... 40
4.1.1. Thành phần thức ăn của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt ........ 40

4.1.2. Xác định các loại thức ăn ưa thích của Rùa câm .......................... 43
4.1.3. Nhu cầu thức ăn của Rùa câm trong điều kiện ni nhốt .............. 44
4.2. Tập tính hoạt động của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt................. 49
4.2.1. Phân phối thời gian cho các hoạt động của Rùa câm ................... 49
4.2.2. Hoạt động của Rùa câm theo chu kỳ ngày đêm ............................. 51
4.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt.... 57
4.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật tạo giống Rùa câm ............ 62
4.4.1. Phân biệt giới tính .......................................................................... 62
4.4.2. Chuẩn bị bể nuôi Rùa câm bố mẹ sinh sản. ................................... 63
4.4.3. Chọn Rùa câm sinh sản .................................................................. 65


v

4.4.4. Khả năng sinh sản của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt .......... 66
4.4.5. Kỹ thuật nuôi Rùa câm sinh trưởng thương phẩm ......................... 69
4.5. Phòng và chữa bệnh cho Rùa câm ........................................................ 72
4.5.1. Một số bệnh thường gặp ................................................................. 72
4.5.2. Biện pháp phòng bệnh cho Rùa câm……………………………....76
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC


vi

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung


ĐVHD

Động vật hoang dã

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ĐDSH ĐVCXS

Đa dạng sinh học động vật có xương sống

VQG

Vườn Quốc Gia

ENV

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam

ATP

Chương trình bảo tồn Rùa châu Á

WWF

Quỹ bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu

KBT


Khu Bảo Tồn

IUCN

Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế

CITES

Công ước quốc tế về bn bán các lồi có nguy cơ
bị tuyệt chủng

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

TT

Thứ tự

RL

Rùa lớn

KHKT

Khoa học kỹ thuật

SH


Số hiệu

RN

Rùa nhỏ

N

Nhỏ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Mơ tả đặc điểm hình dạng Rùa câm .................................................. 14
Bảng 2.1: Thử nghiệm các loại thức ăn cho Rùa câm .................................... 20
Bảng 2.2: Thử nghiệm các loại thức ăn cho Rùa câm .................................... 21
Bảng 2.3: Thử nghiệm lượng thức ăn cần thiết cung cấp cho Rùa câm ......... 22
Bảng 2.4: Theo dõi tập tính hoạt động của Rùa câm ...................................... 23
Bảng 2.5: Cân khối lượng Rùa câm định kỳ ................................................... 24
Bảng 2.6: Các biểu hiện bất thường của Rùa câm ở bể nuôi .......................... 25
Bảng 2.7: Kết quả điều trị bệnh cho Rùa câm ................................................ 26
Bảng 3.1: Tình hình dân số, lao động giai đoạn 2011 - 2016 ......................... 32
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 34
Bảng 4.1: Danh mục một số loại thức ăn cho Rùa câm .................................. 42
Bảng 4.2: Danh mục các loại thức ăn ưa thích của Rùa câm.......................... 43
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả thử nghiệm khẩu phần ăn trong 12 ngày của 02cá
thể Rùa câm ..................................................................................................... 45
trưởng thành (RL01 và RL02) ........................................................................ 45

Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả thử nghiệm khẩu phần ăn trong 7 ngày của 05 cá
thể Rùa câm nhỏ (1 tuổi) ................................................................................. 46
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thử nghiệm khẩu phần ăn trong 7 ngày của 05 cá
thể Rùa câm nhỏ (2 tuổi) ................................................................................. 47
Bảng 4.6: So sánh các hoạt động trong ngày giữa 2 cá thể Rùa câm đực
RL07 và Rùa câm cái RL08 ............................................................................ 50
Bảng 4.7: Thông tin ban đầu về 12 cá thể Rùa câm trưởng thành .................. 57
Bảng 4.8: Thông tin ban đầu về 10 cá thể Rùa câm (1 tuổi và 2 tuổi) ........... 58
Bảng 4.9: Sinh trưởng của 12 cá thể Rùa câm trưởng thành được theo dõi từ
tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 ....................................................................... 59
Bảng 4.10: Sinh trưởng của 05 cá thể Rùa câm nhỏ (1 tuổi) được theo dõi từ
tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 ....................................................................... 60
Bảng 4.11: Sinh trưởng của 05 cá thể Rùa câm nhỏ ( 2 tuổi) được theo dõi từ
tháng 4/2018 đến tháng 8/2018 ....................................................................... 61


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Rùa câm – Mauremys mutica (Cantor, 1842) ................................. 15
Hình 1.2. Sơ đồ khu vực phân bố Rùa câm .................................................... 16
Hình 4.1. Rùa câm giao phối........................................................................... 54
Hình 4.2. Rùa câm đẻ trứng ban đêm.............................................................. 56
Hình 4.3. Rùa câm đẻ trứng ban ngày............................................................. 56
Hình 4.4. Cá thể Rùa câm cái .......................................................................... 63
Hình 4.5. Cá thể Rùa câm đực ........................................................................ 63
Hình 4.6. Bể ni Rùa câm sinh sản ............................................................... 64
Hình 4.7. Vệ sinh bể ni................................................................................ 65
Hình 4.8. Ổ trứng Rùa câm đẻ trên khoang cát............................................... 68
Hình 4.9. Trứng Rùa câm đang nở .................................................................. 69

Hình 4.10: Rùa câm con đang chui ra khỏi trứng ........................................... 69
Hình 4.11. Rùa câm 1 ngày tuổi...................................................................... 70
Hình 4.12. Rùa câm 3 ngày tuổi...................................................................... 70
Hình 4.13. Rùa câm 4 ngày tuổi...................................................................... 70
Hình 4.14. Rùa câm 1 tháng tuổi ................................................................... 70
Hình 4.15. Cho Rùa câm nhỏ ăn giun ............................................................. 71
Hình 4.16. Rùa câm 1 năm tuổi chuẩn bị cho ra bể ni ................................ 71
Hình 4.17. Rùa câm thương phẩm trưởng thành............................................. 72


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: So sánh % tỷ lệ hoạt động giữa cá thể Rùa câm đực
RL07 và Rùa câm cái RL08 trong ngày .......................................................... 51
Biểu đồ 4.2: Mức độ tăng trưởng bình quân của12 cá thể Rùa câm trưởng
thành qua các tháng ......................................................................................... 60
Biểu đồ 4.3: Mức độ tăng trưởng bình quân của 05 cá thể Rùa câm nhỏ....... 61
(1 tuổi ) qua các tháng ..................................................................................... 61
Biểu đồ 4.4: Mức độ tăng trưởng bình quân của 05 cá thể Rùa câm nhỏ (2
tuổi) qua các tháng .......................................................................................... 62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các hoạt động thiếu ý thức của con người đã làm cho nguồn tài nguyên
động vật suy giảm nghiêm trọng. Có đến 94 lồi thú, 76 lồi chim, 40 lồi bị
sát và 14 lồi ếch nhái được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (Bộ Khoa
học và Công nghệ, 2007)[3] với các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó,

có nhiều lồi đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trước tình trạng nhiều lồi động vật hoang dã quý, hiếm bị suy giảm
nghiêm trọng do môi trường sống bị thu hẹp, nạn săn bắt, buôn bán trái phép
và nhu cầu sử dụng cao, việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật
rừng là một trong các hướng giải pháp cần được quan tâm và khuyến khích,
nhằm gắn mục tiêu phát triển kinh tế với chiến lược bảo tồn lâu dài đối với
đối tượng này.
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề “ Gây nuôi và phát triển
động vật hoang dã”. Theo nhiều nhận định, nếu như kết hợp tốt giữa gây nuôi
gắn với bảo tồn thì khơng những khơng làm suy giảm số lượng các lồi động
vật hoang dã có giá trị kinh tế mà còn tạo điều kiện cho chúng phát triển, sinh
sơi để phục hồi số lượng một số lồi ngồi tự nhiên.
Hoạt động gây ni sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã đã
xuất phát từ khá lâu và đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, tập
trung chủ yếu là các loài phổ biến với mục tiêu kinh tế, thương mại, lẫn với
một số loài động vật hoang dã quý hiếm hiện còn với số lượng rất ít ngồi tự nhiên.
Những vùng chăn ni trọng điểm ở nước ta như vùng đồng bằng Sông
Hồng, Miền Trung và Tây Nguyên và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các
tỉnh như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lạng Sơn, Hịa Bình... là các tỉnh đi
đầu trong cả nước về hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã. Một số lồi
động vật hoang dã được ni phổ biến có thể kể đến là: Rùa, Nhím, Lợn rừng,
Gấu, Cá sấu, Rắn, Hươu, Nai, Cầy vòi hương...


2

Rùa câm Mauremys mutica ( Cantor,1842) là một loại động vật hoang
dã có chất lượng thịt thơm ngon, kích thước cơ thể trung bình đạt 1,2-1,3 kg
đang là đối tượng ưa thích trên thị trường, và cịn là một loại dược liệu đặc
biệt, thịt Rùa câm có nhiều protein, mai rùa có hàm lượng khống chất cao, có

giá trị dược liệu quý, là nguyên liệu làm “quy bản” nổi tiếng trong y học cổ
truyền. Không những vậy, Rùa câm dễ chăn ni, ít bệnh tật hứa hẹn mở ra
một đối tượng chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều
kiện sản xuất của các hộ gia đình.
Các thơng tin mà chúng tơi ghi nhận được cho thấy Rùa câm đang được
nuôi thử nghiệm ở một số địa phương như: Bắc Ninh, Thanh Hóa,
Hà Nội … Tuy nhiên chưa có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn
nuôi Rùa câm thương phẩm và sinh sản. Đây là những tồn tại mà thực tế đặt
ra và cần được giải quyết. Vì vậy, nghiên cứu được kỹ thuật chăn nuôi Rùa
câm là công việc cần thiết vào lúc này có ý nghĩa thực tiễn lớn khơng
chỉ trong cơng tác chăn ni mà cịn trong cơng tác cứu hộ, bảo tồn lồi. Xuất
phát từ cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: "

hi n c u

thuật nhân ni lồi Rùa câm Mauremys mutica (Cantor,1842) tron điều
iện ni nhốt ở Thiệu Hợp, Thiệu Hóa, Thanh Hóa” nhằm góp phần cung
cấp tư liệu hồn thiện kỹ thuật chăn nuôi Rùa câm thương phẩm.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Những năm gần đây, việc chăn ni thương phẩm một số lồi động vật
hiếm ở Việt Nam khá sơi động: Chim trĩ đỏ, nhím, hươu sao, nai, trăn... việc
chăn ni khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế, việc này còn giúp giảm áp lực
săn bắt động vật hoang dã, bảo vệ nhiều loài quý hiếm trước nguy cơ tuyệt
chủng. Vì đa phần động vật q hiếm có mơi trường sống chủ yếu là tự nhiên,

do nạn săn bắn động vật nên mới trở nên quý hiếm, số lượng cịn ít nên con
người tìm cách ni nhân tạo bằng cách tạo môi trường sống gần giống với tự
nhiên nhất. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng thành cơng. Có người đầu tư rất
nhiều thời gian, tiền bạc, công sức... nhưng vẫn thất bại. Nguyên nhân dẫn
đến việc thất bại thì có nhiều, phần lớn là do chăn ni chưa đúng kỹ thuật.
(theo Lê thị Biên và cộng sự, 2000)[2]
Từ xa xưa, lồi người khơng chỉ khai thác các lồi động vật từ thiên
nhiên hoang dã, mà cịn biết ni dưỡng, thuần hóa chúng nhằm chủ động tạo
ra nguồn sản phẩm động vật đa dạng, phong phú và chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Theo các tài liệu lịch sử, loài người đã biết bắt các lồi ĐVHD, thuần
dưỡng chúng từ 4-5 nghìn năm trước cơng ngun, đến nay chúng ta có một
tập đồn các lồi vật ni rất đa dạng với hàng ngàn lồi và giống gia súc, gia
cầm, thủy sản, động vật cảnh... Ngày nay, do nhu cầu ngày càng tăng về các
sản phẩm có nguồn gốc từ rừng của xã hội, con người ngày càng tăng cường
nhân ni, thuần dưỡng các lồi ĐVHD.
Chăn nuôi ĐVHD không những mang laị hiệu quả kinh tế cao mà nó
cịn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen đang
có nguy cơ bị tiệt chủng, hiện nay tại các vườn động vật trên thế giới đang


4

ni khoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho 3000 lồi
chim, thú, bị sát, ếch nhái. Theo Conway (1998), mục đích phần lớn của các
vườn động vật hiện nay là gây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có
nguy cơ bị tuyệt chủng và phục vụ thăm quan du lịch giải trí và bảo tồn đa
dạng sinh học. Việc nghiên cứu trong các vườn động vật cũng đang được chú
trọng. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống,
phát triển số lượng. Để hoàn thiện kỹ thuật nhân ni, nắm rõ sinh thái và tập

tính của ĐVHD được nhân nuôi nhằm mang lại hiệu quả cũng là vấn đề cần
chú trọng.
Một số quốc gia có nghề nhân nuôi ĐVHD phát triển như Trung
Quốc, Ấn Độ, Đức và Thái Lan ...Tuy nhiên, tài liệu nước ngoài về nhân ni
ĐVHD rất ít, nhất là về lồi Rùa câm lại càng ít và khó chọn lọc. Một số cơng
trình ngồi nước có thể kể đến như:
- Cao Dực (Trung Quốc, 2002) trong cuốn “Kỹ thuật thực hành nuôi
dưỡng động vật kinh tế”, đã trình bày những yêu cầu kỹ thuật cơ bản chăn
ni nhiều lồi thú, chim, bị sát, ếch nhái, bọ cạp, giun đất…[7].
Chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về rùa là bản tóm tắt những lồi rùa
đã biết có kèm mơ tả và tranh minh họa của Gray (1831).
Năm 1835 và năm 1851, Duméril A. M. C. và các đồng nghiệp đã xuất
bản danh mục và mô tả các loài rùa ở Bảo tàng Lịch Sử - Tự Nhiên Paris, Pháp.
Năm 1856, Gray xuất bản tập hai của cuốn sách dựa trên các lồi rùa có
trong bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh, đây là nơi có bộ sưu tập lớn nhất về các
loài rùa vào thời điểm đó. Năm 1870 và năm 1872, ơng đã xuất bản thêm một
cuốn sách bổ sung và phụ lục các loài rùa trên thế giới.
Năm 1889, Boulenger xuất bản ấn phẩm có khóa định loại và tranh mơ
tả các lồi rùa ở Bảo tàng Anh. Dù chỉ có 70% số lồi hiện có được miêu tả và
tên phân loại sử dụng trong ấn phẩm hiện nay đã thay đổi nhưng đây vẫn là tài
liệu phân loại và định loại rùa có tính khoa học cao nhất.


5

Trên thế giới cũng đã có quyển sách về rùa của Wermuth và Mertens
(1961,1977) và Pritchard (1967, 1979) nhưng được sử dụng rất hạn chế trong
định loại rùa .
Gần đây, cuốn sách Các loại rùa trên thế giới – Turtles of the world của
tác giả Carl H.Ernst và Roger W. Barbour xuất bản năm 1989. Cuốn sách này

công bố 288 lồi rùa trên thế giới. Cuốn sách mơ tả các đặc điểm hình thái,
nguồn gốc, tập tính sinh sản, đặc điểm sinh thái các lồi rùa có kèm theo hình
ảnh minh họa. Ngồi ra, có những ấn phẩm khác như: Bách khoa toàn thư về
rùa (The Encyclopedia of Turtles) của tác giả Peter C. H. Pritchard (1979), Cơ
sở sinh học bảo tồn các loài rùa cạn (Conservation Biolory of Tortorses) của
tác giả Jan R. Swingland và Michael W. Klemens xuất bản năm 1989.
Nghiên cứu rùa ở Đông Nam Á tiến hành muộn hơn so với thế giới.
Cuốn sách định loài rùa đầu tiên cho khu vực Đông Dương là cuốn Rùa Đông
Dương (Les Tortues de L‟Indochine) của tác giả Bourret R. ra đời năm 1941.
Năm 1997, Manthey U. và Grossmann đưa ra cuốn sách Bị sát và
lưỡng cư ở Đơng Dương (Amphibien und Reptilien Sudostasiens). Cuốn sách
viết chung về hai lớp bò sát và lưỡng cư.
Năm 1998, Cox và các cộng sự đã xuất bản cuốn Sách hướng dẫn định loại
rắn và các lồi bị sát của Thái Lan và Đông Nam Á (A Photographic Guide to
Snakes and Reptiles of Thailand and Southeast Asia), trong đó tập trung mơ tả
cách nhận diện nhanh các lồi rắn và các lồi bị sát khác cùng hình ảnh minh họa.
Năm 2002, tác giả Bryan L. Stuart và các cộng sự đã mô tả các loại rùa
phân bố ở các nước: Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia với hình ảnh
minh họa. Đây là cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng và rất hữu ích cho
việc định loại rùa ngồi thực địa [25].


6

1.2. Ở Việt Nam
Theo Tổng cục Kiểm lâm hiện nay cả nước có hơn 23.924 cơ sở nhân
ni ĐVHD [21], với gần 2 triệu cá thể, gồm lớp ếch nhái, bị sát, chim, thú,
với 136 lồi. Phần lớn là các lồi q hiếm, có giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế
cao như: Rùa, Cá sấu, Rắn hổ mang, Ba ba, Kỳ đà, Tắc kè, Trăn, Hươu, Nai,
Lợn rừng, Rắn hổ mang, Nhím... Các cơ sở chăn ni ĐVHD quy mơ tập

trung, với nhiều lồi có thể kể đến là: Vườn thú Hà Nội, Thảo Cầm Viên Sài
Gòn, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn...Nhân ni ở
các hộ gia đình: ni Hươu sao ở Quỳnh Lưu, Hương Sơn (Nghệ Tĩnh), nuôi
Nai (ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), nuôi khỉ (ở đảo Rều, Nghệ
An), làng nghề Cá sấu ở TPHCM, nuôi rắn (ở Vĩnh Sơn, Phú Thọ), nuôi Ếch,
Ba ba ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, nuôi Voi ở Bản Đôn, nuôi
Rắn hổ mang ở Lệ Mật - Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc)... việc
chăn nuôi ĐVHD ở nước ta cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa phải là ngành
sản xuất hàng hóa để có thể trở thành một ngành kinh tế nông nghiệp mũi
nhọn, kết hợp gây nuôi, kinh doanh, bảo tồn với du lịch.
Một trong những cơng trình nghiên cứu sớm nhất về ĐVHD có giá trị
kinh tế được xuất bản vào năm 1975 (Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1975) [9].
Trong tài liệu này, các tác giả đã giới thiệu về hình thái, phân bố, nơi sống,
tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh sản của các lồi ĐVHD có giá trị kinh tế cao
của tỉnh Hịa Bình như Hươu sao, Nai, Khỉ vàng, Khỉ cộc, Cầy vòi mốc, Cầy
vòi hương, v.v.v. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tài liệu sơ bộ, có tính chất tổng
hợp từ các quan sát ngoài thiên nhiên. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng
(2000) [12] đã giới thiệu sơ bộ cách ni một số lồi động vật có giá trị kinh
tế cao.
Nghiên cứu rùa tại Việt Nam đã được tiến hành từ lâu khi các nhà khoa
học phương tây tìm đến đây, với các tác giả như: Tirrant (1885), Boulenger
(1903), Smith M. A. (1921, 1923, 1924). Trong đó đáng chú ý là các cơng
trình nghiên cứu của Bourret R. và các cộng sự trong khoảng thời gian từ


7

1924 – 1944, tác giả đã cho xuất bản cuốn sách có tên Les Tortues de
L‟Indochine (rùa Đơng Dương) [24]. Đây là nghiên cứu về rùa đầu tiên cho
Việt Nam.

Bourret R (1941) là cơng trình nghiên cứu về rùa ở Đơng Dương, trong
đó có Việt Nam. Đây là cuốn sách mô tả và phân loại rùa được đánh giá rất
cao, là tài liệu tham khảo phổ biến của các nhà khoa học nghiên cứu rùa.
Từ năm 1945 đến năm 1954, đất nước có chiến tranh, khơng có thêm
cơng trình nghiên cứu về rùa trong thời gian này. Từ sau năm 1954, các nhà
khoa học Việt Nam ở miền Bắc tiến hành nghiên cứu về động thực vật rừng
nhưng chủ yếu là lớp thú và lớp chim. Mãi đến sau năm 1975, các nhà khoa
học mới quan tâm nghiên cứu bò sát và lớp lưỡng cư.
Năm 1977, Đào Văn Tiến lần đầu tiên đưa ra tài liệu “Định loại rùa và
cá sấu Việt Nam” mơ tả 32 lồi rùa, đăng trên tạp chí Sinh vật – địa học số 6
(năm 1978).
Năm 1978, Nguyễn Khắc Hường có bài viết “Một số lồi rùa biển ở
vùng biển miền Nam Việt Nam” mô tả 4 loài rùa biển phân bố ở vùng biển
miền Nam Việt Nam.
Năm 1979, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc cơng bố tài liệu “Kết quả
điều tra nghiên cứu bị sát, ếch nhái ở một số vùng tại miền Tây Nam Bộ và
các đảo phụ cận” trên tạp chí Sinh học số 1. Năm 1981, trong cuốn “Kết quả
điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam”, nhóm tác giả Trần Kiên,
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đưa ra “Kết qua điều tra cơ bản bò sát, ếch
nhái miền Bắc Việt Nam (1955-1956)”.
Năm 1981, các tác giả Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đưa
ra kết quả điều tra về bò sát và ếch nhái trong cuốn “Kết quả điều tra cơ bản
động vật Miền Bắc Việt Nam” do NXB Khoa học Kỹ thuật phát hành.
Năm 1995, Lê Thiện Đức và S. Board có báo cáo “Investigation of
Tortoises and Freshwater Turtles in Vietnam” (Điều tra rùa cạn và rùa nước
ngọt ở Việt Nam).


8


Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc công bố danh lục bò sát
và ếch nhái Việt Nam, trong đó có 30 lồi rùa phân bố ở Việt Nam [18].
Từ năm 1991, Hà Đình Đức là người rất tâm huyết và có nhiều cơng
trình nghiên cứu về lồi rùa mai mềm sống ở Hồ Gươm. Ơng cũng có rất
nhiều bài báo in ở các báo và các tạp chí trong và ngồi nước. Ơng đã nghiên
cứu và mơ tả loài rùa mai mềm này là loại mới nên trên Tạp chí Khảo cổ học
số 4/2000 (Hà, 2000).
Từ 1992 đến 2002, Lê Nguyên Ngật tiến hành nghiên cứu “Về thành
phần loài rùa ở một số Vườn Quốc Gia và Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt
Nam” tại 9 điểm đã xác định được 16 loài (chiếm 48.48% số loài đã biết tại
Việt Nam thuộc 6 họ (chiếm 66.66% số họ). Nơi có nhiều lồi rùa nhất là
vùng Tây Bắc Nghệ An, trong đó có Khu bảo tồn thiên Pù Huống, với 15 loài
được phát hiện [14, 15, 16].
Đinh Thị Phương Anh (2002) [1] bước đầu khảo sát ĐDSH ĐVCXS ở
cạn tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân - Đà Nẵng đã thống kê được 1 loài phân
bố tại đây.
Từ năm 2003 đến 2005, Tim McCormack đã tiến hành nghiên cứu về
sinh thái Rùa sa nhân (Cuora mouhotii) tại Vườn quốc gia Cúc Phương và đã
cơng bố trên tạp chí của Liên minh vì sự tồn tại của các lồi năm 2008 (Turtle
Survival Alliance, 2008).
Nguyễn Quảng Trường (2005) [22] nghiên cứu thành phần Ếch nhái và
Bò sát khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thống kê được tại đây
có 5 loài rùa thuộc 1 họ.
Hồ Thu Cúc (2006-2007) nghiên cứu thành phần Ếch nhái và Bò sát
khu vực Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã xác định được 11 lồi
thuộc 4 họ.
Ngơ Đắc Chứng (2004-2006) [5] nghiên cứu "Sự phân bố của các lồi
Lưỡng cư và Bị sát theo nơi ở và sinh cảnh ở tỉnh Đồng Tháp" thống kê được
ở tỉnh Đồng Tháp có 9 lồi rùa thuộc 2 họ.



9

Năm 2010, VQG Cúc Phương đã hợp tác với Trung tâm Giáo dục
Thiên nhiên Việt Nam (ENV) biên soạn và xuất bản cuốn sách Hướng dẫn thi
hành luật về định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam (Hendrieet
al, 2010).
Hiện nay có nhiều tổ chức, các nhà khoa học trong nước và quốc tế
quan tâm, cũng như tiến hành khác nhiều nghiên cứu và bảo tồn các loài rùa
của Việt Nam:
+ Dự án bảo tồn loài rùa Hồn Kiếm (Rafetus swinhoei) được duy trì
xun suốt từ năm 2003 tới nay bởi Chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP)
thực hiện. Cho tới năm 2007, hình ảnh rùa Hoàn Kiếm hoang dã đầu tiên đã
được ghi nhận tại hồ Đồng Mô, tỉnh Hà Tây (cũ).
+ Từ năm 2003 tới nay, tại Việt Namm WWF: Quỹ Quốc tế Bảo vệ
Thiên nhiên hay còn gọi là Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Thế Giới, Quỹ bảo
vệ Thiên nhiên Toàn Cầu (Word Wide Fund For Nature) đã hợp tác cùng các
Vườn Quốc Gia (VQG) và Khu Bảo Tồn (KBT) bao gồm: VQG Côn Đảo,
VQG Núi Chúa, KBT Biển Phú Quốc để triển khai nhiều dự án trực tiếp bảo
vệ sinh cảnh và quần thể loài rùa biển.
Theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường
(2005)[19] ở Việt Nam hiện biết 28 loài rùa (23 loài rùa cạn và nước ngọt, 5
lồi rùa biển). Có một lồi đặc hữu – rùa Trung bộ (Mauremys annamensis),
có nhiều lồi q hiếm: rùa Hộp ba vạch (Cuora trifasciata), rùa Hộp trán
vàng (Cuora galbinifron)…Việt Nam là một trong những điểm có tính đa
dạng lồi rùa cao, có nhiều lồi q hiếm. Trong 23 lồi rùa cạn và rùa nước
ngọt hiện biết ở Việt Nam, có 21 lồi ghi nhận trong sách đỏ IUCN (4 CR, 11
EN, 6 VU), 21 lồi có trong Cơng ước CITES, có 4 lồi thuộc Nghị định 32
và 9 lồi thuộc SĐVN.
Theo Nhóm trí thức Việt (2014) [17]. Trong cuốn “ Kỹ thuật chọn

giống, chăm sóc và phịng bệnh cho rùa và ba ba” đã giới thiệu sơ bộ về hình


10

thái phân bố, nơi sống, tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh sản, và giá trị của loài
rùa và ba ba.
Douglas B. Hendrie, Bùi Đăng Phong, Tim McCormack, Hoàng Văn
Hà, Peter Paul van Dijk (2010) “ Sách hướng dẫn thi hành luật về định dạng
các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam” [8]
Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2000)[2], “Kỹ thuật chăn nuôi
một số động vật q hiếm” đã trình bày kỹ thuật ni một số loài động vật
quý hiếm hiện nay đang được gây nuôi
Vũ Quang Mạnh, Trịnh Nguyên Giao (2004) [11]. Trong cuốn “Hỏi
đáp về tập tính động vật”, cuốn sách đã trình bày về tập tính động vật, sự
hình thành và phân loại tập tính, tập tính định hướng và hoạt động theo chu
kỳ, tập tính bắt mồi và dinh dưỡng,..
1.2.1. Tình hình nhân ni sinh sản độn vật hoan dã ở nước ta
Nghề nhân nuôi sinh sản ĐVHD ở Việt Nam đã xuất hiện từ lâu và đạt
được những thành công quan trọng như nuôi Hươu sao, Nai, Khỉ vàng, Trăn,
Rắn, Ba ba, Ếch đồng, Cá sấu…Trong những thập niên gần đây, hoạt động
gây nuôi sinh sản ĐVHD ở Việt Nam cũng gặp phải khơng ít những khó khăn
về cơ chế quản lý, kinh phí đầu tư, kỹ thuật ni và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.2.1.1. Lồi, số lượng ni và mục đích ni
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, hiện nay trên cả nước có khoảng trên
50 lồi ĐVHD được ni. Tính đến năm 2016, cả nước có 23.924 cơ sở gây
nuôi ĐVHD. Chắc chắn, con số thống kê trên chưa phản ánh hết thực tế nhân
nuôi ĐVHD ở Việt Nam hiện nay [21].
Vùng Đơng Nam Bộ có số lượng lồi động vật gây ni lớn nhất với
trên 1,2 triệu cá thể, trong đó chủ yếu là Ba ba (1 triệu cá thể), Kỳ tôm, Tắc

kè, Liu điu…với khoảng 200.000 cá thể. Vùng đồng bằng Sơng Hồng có hơn
800.000 ĐVHD nuôi, chủ yếu là Rắn, Rùa, Ba ba. Vùng đồng bằng Sông Cửu
Long với tổng số trên 37.000 cá thể chủ yếu là các loài Cá sấu, Ba ba, Trăn.
Vùng Tây Nguyên có gần 3000 cá thể, chủ yếu là Ba ba, Cá sấu, Hươu, Nai.


11

Vùng Đông Bắc và Tây Bắc số ĐVHD nuôi không đáng kể (Phạm Nhật và
Nguyễn Xuân Đặng, 2005) [13].
Hầu hết các lồi động vật được gây ni nhằm mục đích kinh doanh,
chỉ một số ít phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch, bảo tồn.
1.2.1.2. Phương thức nuôi
Hầu hết các động vật gây nuôi tại các trại và các hộ gia đình đều theo
phương thức ni nhốt trên đất thổ cư đối với các loài Trăn, Rắn, Ba ba,
Hươu, Nai, Gấu, Khỉ, Chồn, Kỳ đà…Hình thức chăn ni trong các hộ gia
đình chủ yếu dựa vào chăn ni quảng canh hoặc bán thâm canh do vốn đầu
tư cho cơ sở hạ tầng, vật tư, con giống,...thấp dẫn đến khối lượng hàng hóa
sản xuất nhỏ lẻ, tỷ lệ rủi ro cao, chất lượng sản phẩm thấp khơng đồng đều.
Tuy nhiên, hình thức này đã lợi dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, đặc biệt
ở vùng nông thôn.
Đối với các trạm gây nuôi sinh sản thuộc các công ty, doanh nghiệp,..
phương thức nuôi nhốt quy mô trang trại là phổ biến. Đối với các trại vệ tinh
của các công ty, doanh nghiệp này, các công ty sẽ cung cấp một phần vốn đầu
tư nhất định cho cơ sở hạ tầng, giống, thức ăn và các dịch vụ thú y, kỹ
thuật,…cho các trại, đồng thời thu mua, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm từ các trại
vệ tinh này (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2005) [13].
1.2.1.3. Chuồng trại
Chuồng nuôi ĐVHD khác nhau theo lồi, theo tình trạng kinh tế của
người ni và tập quán địa phương nhưng phần lớn là chưa đạt yêu cầu kỹ thuật.

Đối với các loài động vật nguy hiểm như rắn, trăn,..chỉ một số ít hộ có
diện tích rộng, các khu nuôi, khu ấp trứng mới được đặt cách xa khu gia đình
ở trong khi phần lớn các hộ do diện tích chật hẹp, xây dựng khu ni ngay
trong khu ở của gia đình, do vậy khó đảm bảo được an tồn cho người và vật
ni đồng thời gây ô nhiễm môi trường do thức ăn của các loài này hầu hết là
thịt động vật, lại được lưu trữ trong chuồng hàng tuần trong khi các điều kiện


12

vệ sinh chuồng trại, xử lý ô nhiễm,…tại các trại này hầu như chưa được chú
trọng đúng mức.
Nhìn chung các mơ hình gây ni sinh sản tại các hộ gia đình phần lớn
các hệ thống chuồng trại, cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn ni mang tính tận
dụng do thiếu vốn đầu tư, thiếu hiểu biết về điều kiện ni dưỡng các lồi
ĐVHD, khơng đảm bảo an tồn cho người và vật ni. Vì vậy, hơn 90% số
chuồng ni chưa đáp ứng được cho chăn nuôi thâm canh (Đỗ Kim Chung và
cs., 2003) [4].
1.2.1.4. Thức ăn chăn nuôi động vật hoang dã
Việc khai thác nguồn thức ăn đóng vai trị quyết định tính bền vững
của hoạt động chăn ni cũng như ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Thức ăn ni ĐVHD khác nhau theo từng lồi ni, lứa tuổi và mục đích ni.
Điều đáng chú ý là nguồn thức ăn cho hầu hết các lồi ĐVHD ni đều
chủ yếu được khai thác từ thiên nhiên. Điều này vừa không chủ động được
nguồn thức ăn cho chăn nuôi vừa đe dọa các lồi sinh vật có ích khác như cóc,
ếch nhái, chim, giun đất, ... vv gây mất cân bằng sinh thái, tăng sâu bệnh hại
phá hoại mùa màng. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững với quy mơ
lớn hơn của các lồi cần nghiên cứu thành phần thức ăn của các lồi, xây dựng
quy trình sản xuất thức ăn cơng nghiệp cho các lồi gây ni để thay thế các
lồi thức ăn tự nhiên (Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2005) [13].

1.2.1.5. Nguồn giống
Một trong những điều kiện để gây nuôi sinh sản theo luật Việt Nam
cũng như theo Công ước CITES là cơ sở gây nuôi phải chứng minh được khả
năng đã sản xuất được thế hệ thứ hai trở đi trong môi trường nuôi nhốt hoặc
áp dụng một phương pháp đã được chứng minh là sản xuất được thế hệ F2.
Đa số các lồi ĐVHD được ni phổ biến hiện nay như Lợn rừng,
Hươu, Nai, Hoẵng, Cầy, Chồn, Khỉ, các loài chim như Gà rừng, Cơng, các
lồi bị sát như Trăn, Rắn, Cá sấu, Nhông, Ba ba, Ếch đồng…đều là những


13

lồi mắn đẻ, dễ ni trong điều kiện ni nhốt vì vậy, có khả năng tự gây tạo
được con giống để phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, nhiều cơ sở nhân ni
hiện nay vẫn khai thác tồn bộ hoặc một phần con giống từ thiên nhiên gây
tổn thất cho các quần thể tự nhiên. Một số loài hiện nay chưa ni sinh sản
được (Gấu, một số lồi Cầy, Chồn,…) nên nguồn giống là từ thiên nhiên
(Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1975) [9].
1.2.1.6. Dịch vụ thú y
Hiện nay, ngoài một số ít trang trại lớn của các cơng ty, doanh nghiệp
cịn hầu hết hoạt động gây ni sinh sản ĐVHD ở nước ta cịn mang tính tự
phát, chưa phổ biến. Cơng tác thú y, phịng chống bệnh dịch cho các loài này
chưa phát triển ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Việc phòng chống dịch
bệnh dựa vào kinh nghiệm của người nuôi, thiếu các cán bộ chuyên môn kỹ
thuật, thiếu trang thiết bị, thuốc thú y phục vụ chăm sóc ngăn ngừa bệnh dịch
cho vật ni ở cả 03 cấp xã, huyện và tỉnh. Vì vậy, cần có các nghiên cứu cho
các lồi gây ni. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y cơ sở
về đặc điểm và biện pháp phòng, trị bệnh cho các lồi gây ni, tun truyền
về các bệnh của ĐVHD gây nuôi, mối nguy hại của chúng sang người và
động vật ni khác.

Theo Nhóm trí thức việt [17], Rùa câm có sức chống chịu tốt. Vì vậy,
các biểu hiện bệnh, biện pháp phòng và điều trị bệnh dựa chủ yếu vào đặc
điểm của lồi Rùa. Theo đó, các giải pháp phịng bệnh hướng tới công tác vệ
sinh sạch sẽ chuồng trại và cung cấp đầy đủ thức ăn và dưỡng chất cho Rùa câm.
1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Rùa câm tron điều iện hoan dã
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái
- Phân loại: Rùa câm (Mauremys mutica) thuộc lớp bò sát (Reptilia), bộ
rùa (Testudinata) [23].
- Đặc điểm hình thái: Rùa câm có mai màu nâu hoặc nâu gụ, đầu màu
nâu xám và hai bên má màu vàng nhạt, trên đầu có hai sọc màu vàng nhạt,
yếm màu vàng có các đốm đen ở mỗi tấm yếm [17].


14

Bảng 1.1. Mơ tả đặc điểm hình dạng Rùa câm
Các bộ phận

Đặc điểm
Mai nhẵn hơi gồ, lưng có gờ yếu. Tấm gáy nhỏ, có 5
tấm sống, các tấm sống sấp xỉ bằng nhau. Mép dưới

Mai

nhẵn, mép sau của mai hơi có răng cưa, khơng có tấm
nách và tấm bẹn. Mai màu vecni hay màu nâu đen, có
một đường đen nhỏ giữa sống lưng.

Yếm
Mắt


Yếm có màu vàng đỏ hay màu vàng có các đốm đen ở
mỗi tấm yếm, cằm và phần dưới cổ màu vàng.
Mắt có màu cam hoặc vàng, vành mắt màu đen to.
Đầu rùa có hình tam giác, nhẵn bóng và thường có màu nâu

Đầu

đậm, hai bên má màu vàng nhạt, trên đầu có hai sọc màu
vàng nhạt.
Chân có hình trụ chắc chắn, khơng có màng, móng to,

Chân

khơng sắc nhọn. Chân phủ lớp vẩy màu đen. Chân
trước có 5 móng, chân sau có 4 móng.

Đi

Các cá thể đực thường có khấu đi to và dài hơn các
cá thể cái.

Vì Rùa câm khơng có cơ quan sinh dục bên ngồi. Điều này khiến việc
xác định giới tính của Rùa câm khó khăn. Rất khó để phân biệt giới tính của
Rùa câm nhất là khi rùa câm còn nhỏ (dưới 3 tuổi). Đối với rùa trưởng thành
nếu tiến hành quan sát kỹ yếm, đuôi và phần hậu môn sẽ phân biệt được giới
tính của rùa. Phần yếm của con đực bị lõm (cong vào bên trong). Con đực
thường có chữ „V‟ nhỏ hoặc rãnh ở cuối mai phẳng. Lỗ huyệt của con cái
trịn, giống hình sao hơn con đực, nó nằm gần thân rùa hơn. Lỗ huyệt con đực
dài hơn và giống khe hơn. Khấu đuôi rùa đực to hơn khấu đuôi rùa cái.



15

Hình 1.1: Rùa câm – Mauremys mutica (Cantor, 1842)

Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11, nghị định
32/2006/NĐ-CP[6], Rùa câm là loài động vật hoang dã được phép nhân ni
sinh trưởng và sinh sản. Tuy nhiên, cịn ít được quan tâm nên hiện nay hầu
như chưa có cơng trình nào cơng bố một cách chính xác và cụ thể về vấn đề
này, do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi
Rùa câm.
1.2.2.2. Đặc điểm về phân bố và nơi sống của Rùa câm
a. Đặc điểm về phân bố: Theo Dougls B. Hendrie và cộng sự, tại Việt
Nam, Rùa câm phân bố khắp các tỉnh miền bắc đến tỉnh Thừa Thiên Huế [8].
Tuy nhiên, hiện nay ngoài tự nhiên Rùa câm hầu như gần tuyệt chủng, chỉ
thấy nuôi thương phẩm để xuất bán sang thị trường Trung Quốc.


×