Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Các nhân tố ảnh hướng đến quyết định mua hàng trên trang thương mại điện tử shopee của thế hệ gen z ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 110 trang )

lOMoAR cPSD| 27827034

lOMoAR cPSD| 27827034

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
----------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MƠN HỌC: NGHIÊN CỨU MARKETING
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA
HÀNG TRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE CỦA
THẾ HỆ GENZ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD
Lớp HP
Mã HP
Năm học
Nhóm

: Nguyễn Thị Túc
: DHMK15B
: 420300396702
: 2021 – 2022
:2

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 12 Tháng 09 Năm 2021


lOMoAR cPSD| 27827034


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
----------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MƠN HỌC: NGHIÊN CỨU MARKETING
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA
HÀNG TRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE CỦA
THẾ HỆ GENZ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD
Lớp HP
Mã HP
Năm học
Nhóm
1. Lương Triệu Ân
2. Nguyễn Thị Ngọc Hồng
3. Trần Duy Hiếu
4. Nguyễn Huỳnh Thanh Hiếu
5. Nguyễn Thị Ngọc Mai
6. Lê Thị Minh Thư
7. Đặng Nguyễn Thị Quốc Trầm

:
:
:
:
:

Nguyễn Thị Túc
DHMK15B

420300396702
2021 – 2022
2
19468651
19473821
19477991
19447211
19473801
19443801
19447321

0338832633
0337103444
0353441396
0866561474
0917049190
0865347932
0328761276

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 12 Tháng 09 Năm 2021


lOMoAR cPSD| 27827034

lOMoAR cPSD| 27827034

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Nội dung đánh giá

STT


Nhận xét của GV

CHƯƠNG 1:

1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2:
2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG 3:

3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4:

4

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
CHƯƠNG 5:

5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

NHẬN XÉT CHUNG
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng
Giảng viên

Năm 2021.


lOMoAR cPSD| 27827034

i

LỜI CAM ĐOAN
Tiểu luận “Các nhân tố ảnh hướng đến quyết định mua hàng trên trang thương mại
điện tử Shopee của thế hệ Gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh” do Nhóm 2 nghiên cứu, tìm
hiểu vấnđề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, bạn bè.
Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có chỉ rõ nguồn trích dẫn trong
danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của Nhóm 2.
Chúng em xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chúng em, các số liệu và
kết quả trong tiểu luận này là trung thực.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2021.
Nhóm trưởng

Lê Thị Minh Thư



lOMoAR cPSD| 27827034

ii

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cám ơn đến thầy (cô) Khoa Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại
học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp chúng em có cơ hội học tập, tiếp thu kiến
thức khơng chỉ trên giảng đường mà cịn thơng qua các buổi học tập, làm việc nhóm.
Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Túc, người đã hướng
dẫn, chỉ bảo và giúp bài tiểu luận của nhóm được hồn thiện hơn. Nhờ sự hướng dẫn tận tình
của Cơ đã giúp cho chúng em có cái nhìn sâu sắc và hồn thiện tốt nhất bài tiểu luận này, nhờ
đó mà kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm của chúng em được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện khơng tránh khỏi những sai sót bởi kiến thức và
trình độ của chúng em cịn hạn hẹp, kính mong thầy (cơ) bỏ qua và chỉ dẫn thêm cho chúng
em.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2021.
Nhóm trưởng

Lê Thị Minh Thư


lOMoAR cPSD| 27827034

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài .......................................................................... 1
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.1.2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 2
1.3.1. Câu hỏi tổng quát ..................................................................................................... 2
1.3.2. Câu hỏi cụ thể .......................................................................................................... 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .......................................................................... 3
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng....................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu............................................................................................ 4
1.6.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................... 4
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 4
1.7. Kết cấu bài tiểu luận........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 5
2.1. Quyết định mua hàng của GenZ ........................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm quyết định mua hàng .............................................................................. 5
2.1.2. Khái niệm GenZ ...................................................................................................... 6
2.1.3. Khái niệm thế hệ Gen Z........................................................................................... 7
2.1.4. Đặc điểm của thế hệ Gen Z ..................................................................................... 7
2.1.5. So sánh với các Nhóm đối tượng khác .................................................................... 9
2.1.6. Khái niệm quyết định mua hàng của GenZ ........................................................... 11


lOMoAR cPSD| 27827034


iv

2.2. Trang thương mại điện tử ................................................................................................ 11
2.2.1. Khái niệm trang thương mại điện tử ...................................................................... 11
2.2.2. Vai trò của trang thương mại điện tử ..................................................................... 12
2.2.3. Đặc điểm trang thương mại điện tử ....................................................................... 14
2.3. Khái niệm dịch vụ mua sắm qua mạng ............................................................................ 15
2.3.1. Lợi ích của dịch vụ mua sắm qua mạng ................................................................ 15
2.3.2. Hạn chế của dịch vụ mua sắm qua mạng .............................................................. 17
2.4. Các lý thuyết liên quan..................................................................................................... 17
2.4.1. Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng .................................................................. 17
2.4.2. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ....................................................................... 22
2.4.3. Lý thuyết về nhận thức rủi ro (TPR) ..................................................................... 22
2.4.4. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) ................................................................ 23
2.5. Các mơ hình nghiên cứu liên quan................................................................................... 25
2.5.1. Các mơ hình nghiên cứu ngồi nước ..................................................................... 25
2.5.2. Các mơ hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 27
2.5.3. Bảng tóm tắt các nhân tố theo mơ hình trong, ngoài nước .................................... 29
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 30
3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................................... 30
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................................. 30
3.2.1. Bảng câu hỏi khảo sát ban đầu .............................................................................. 30
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................................ 31
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính mơ hình đề xuất..................................................... 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................................... 32
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=126) ............................................. 32
3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu .......................................................................... 32
3.3.3. Đo lường và thu thập dữ liệu ................................................................................. 33
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 33

3.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................................. 35
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................................ 39
4.1. Phân tích nghiên cứu kết quả thứ cấp .............................................................................. 39
4.1.1. Tổng quan trang thương mại điện tử Shopee ........................................................ 39


lOMoAR cPSD| 27827034

v

4.1.2. Thực trạng mua sắm trực tuyến trên Thương mại điện tử Shopee ........................ 40
4.1.3. Phân tích nghiên cứu kết quả thứ cấp liên quan đến đề tài.................................... 43
4.2. Phân tích nghiên cứu kết quả sơ cấp ................................................................................ 45
4.2.1. Thống kê mô tả ...................................................................................................... 45
4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha ................................................................................ 48
4.2.3. Phân tích nhân tố EFA ........................................................................................... 52
4.2.4. Phân tích tương quan Pearson ............................................................................... 67
4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết................................................ 69
4.2.6. Kiểm định sự khác biệt trung bình ........................................................................ 78
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ ....................................... 83
5.1. Kết luận. ........................................................................................................................... 83
5.2. Hàm ý quản trị.................................................................................................................. 83
5.2.1. Nhóm yếu tố “Nhận thức hữu ích” ........................................................................ 83
5.2.2. Nhóm yếu tố “Chuẩn chủ quan” ............................................................................ 85
5.2.3. Nhóm yếu tố “Nhận thức rủi ro” ........................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 87
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ................................................................ viii
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH THỰC HIỆN PHỎNG VẤN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
...............................................................................................................................................


xvi


lOMoAR cPSD| 27827034

vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Q trình ra quyết định của người tiêu dùng ............................................................ 5
Hình 2.2: Yếu tố ảnh hưởng quy trình ra quyết định mua hàng ............................................... 5
Hình 2.3: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng ................................ 19
Hình 2.4: Mơ hình thuyết hành động hợp lý ......................................................................... 22
Hình 2.5: Mơ hình lý thuyết nhận thức rủi ro ......................................................................... 23
Hình 2.6: Mơ hình lý thuyết khái niệm TAM......................................................................... 24
Hình 2.7: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua cá ngừ đóng hộp tại Maldives
................................................................................................................................................

25

Hình 2.8: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhãn hàng riêng thực phẩm tại
tỉnh Västerås, Thụy Điển ........................................................................................................ 26
Hình 2.9: Mơ hình quyết định mua sách trực tiếp của Liu Xiao, 2004 .................................. 26
Hình 2.10: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt gà an toàn của người tiêu
................................................................................................................................................

27

Hình 2.11: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nước ép trái cây đóng hộp của
người tiêu dùng Tp. HCM ...................................................................................................... 28
Hình 2.12: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến tại

Tp.HCM .................................................................................................................................. 28
Hình 4.1: Các mã giảm giá trên Shopee ................................................................................. 39
Hình 4.2: Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam và các nước trong khu vực............ 40
Hình 4.3: Doanh thu TMĐT Việt Nam từ 2016 - 2020. ......................................................... 40
Hình 4.4: Khách hàng Việt mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT .................................... 41
Hình 4.5: Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam ...... 42
Hình 4.6: Thống kê các trang mua sắm chủ đạo .................................................................... 43
Hình 4.5: Mơ hình nghiên cứu sau khi chạy dữ liệu.............................................................. 78


lOMoAR cPSD| 27827034

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa GenX, GenY và GenZ ............................................................. 11
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nhân tố mơ hình nghiên cứu trước đây ......................................29
Bảng 3.1: Các yếu tố sau khi nghiên cứu định tính ................................................................ 32
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả Nghề nghiệp ................................................................................. 46
Bảng 4.2: Thống kê mổ tả Năm sinh ...................................................................................... 46
Bảng 4.3: Thống kê mơ tả Giới tính ....................................................................................... 47
Bảng 4.4: Thống kê mô tả Thu nhập ...................................................................................... 47
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha biến “Nhận thức hữu ích” .............................................. 48
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha biến “NHTI”
................................................................................................................................................

48

Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha biến “Nhận thức rủi ro” ................................................. 49
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha biến “NHRR”

................................................................................................................................................

49

Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha biến “Giá cả” ................................................................. 49
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha biến “Giá cả”
................................................................................................................................................

50

Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha biến “Chuẩn chủ quan” ................................................ 50
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha .................. 50
biến “Chuẩn chủ quan” ........................................................................................................... 50
Bảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Alpha biến “Quyết định mua” ................................................ 51
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha biến “QĐM”
................................................................................................................................................

51

Bảng 4.15: Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach’s Alpha ............................. 52
Bảng 4.16: Kiểm định KMO và Barlett các biến độc lập ....................................................... 52
Bảng 4.17: Bảng tổng phương sai trích .................................................................................. 53
Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................................... 54
Bảng 4.19: Kiểm định KMO và Barlett các biến độc lập lần 2 .............................................. 55
Bảng 4.20: Bảng tổng phương sai trích lần 2 ......................................................................... 56


lOMoAR cPSD| 27827034

viii


Bảng 4.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 ........................................................... 57
Bảng 4.22: Kiểm định KMO và Barlett các biến độc lập lần 3 .............................................. 58
Bảng 4.23: Bảng tổng phương sai trích lần 3 ......................................................................... 58
Bảng 4.24: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 3 ........................................................... 60
Bảng 4.25: Kiểm định KMO và Barlett các biến độc lập lần 4 .............................................. 60
Bảng 4.26: Bảng tổng phương sai trích lần 4 ......................................................................... 61
Bảng 4.27: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 4 ........................................................... 62
Bảng 4.28: Kiểm định KMO và Barlett các biến độc lập lần 5 .............................................. 63
Bảng 4.29: Bảng tổng phương sai trích lần 5 ......................................................................... 63
Bảng 4.30: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 5 ........................................................... 65
Bảng 4.31: Kiểm định KMO và Barlett các biến phụ thuộc .................................................. 65
Bảng 4.32: Bảng tổng phương sai trích biến phụ thuộc ......................................................... 66
Bảng 4.33: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ........................................... 66
Bảng 4.34: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ........................................................................... 67
Bảng 4.35: Giả thuyết nghiên cứu hiệu chỉnh ........................................................................ 67
Bảng 4.36: Kết quả phân tích tương quan .............................................................................. 68
Bảng 4.37: Mức độ giải thích của mơ hình ............................................................................ 69
Bảng 4.38: Mức độ phù hợp của mơ hình: Phân tích phương sai ANOVA ........................... 70
Bảng 4.39: Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư .............................................. 70
Bảng 4.40: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................... 71
Bảng 4.41: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy .................................................................. 71
Bảng 4.42: Bảng hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa..................................................................... 76
Bảng 4.43: Đánh giá mức độ tác động từng nhân tố .............................................................. 77
Bảng 4.44: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...................................... 77
Bảng 4.45: Thống kê mơ tả theo Giới tính ............................................................................. 78
Bảng 4.46: Bảng kiểm định T-test mẫu độc lập với Giới tính ............................................... 79
Bảng 4.47: Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với nghề nghiệp .................... 79
Bảng 4.48: Bảng kiểm định Anova đối với nghề nghiệp ....................................................... 80
Bảng 4.49: Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với thu nhập .......................... 80

Bảng 4.50: Bảng kiểm định Anova đối với thu nhập ............................................................. 81


lOMoAR cPSD| 27827034

ix

Bảng 4.51: Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với độ tuổi ............................ 81
Bảng 4.52: Bảng kiểm định Anova đối với độ tuổi ................................................................ 82
Bảng 4.53: Kết quả kiểm định Anova các giả thuyết ............................................................. 82

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ............................................................... 72
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ so sánh với phân phối chuẩn (P-P) của phần dư chuẩn hóa ................. 73
Biểu đồ 4.3: Đồ thị phân tán .................................................................................................. 74
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ kiểm định phần dư ................................................................................ 75
Hình 4.5: Mơ hình nghiên cứu sau khi chạy dữ liệu ............................................................. 78


lOMoAR cPSD| 27827034

x

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
TMĐT
TPHCM

Tiếng Việt
Thương mại điện tử

Thành phố Hồ Chí Minh

Generation Z

GenZ
ANOVA

Phân tích phương sai

Analysis of Variance

Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor

EFA

Analysis
Kaiser Mayer Olkin

KMO
Mức ý nghĩa quan sát
Sig.

SPSS

VIF

Tiếng Anh


Observed significance
level

Phần mềm thống kê cho khoa

Statistical Package for the

học xã hội

Social Sciences

Hệ số nhân tải phóng đại

Variance inflation factor

phương sai


lOMoAR cPSD| 27827034

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài

1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại
điện tử hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những đóng góp lớn cho tăng

trưởng nền kinh tế. Cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, thương mại điện tử ở
Việt Nam đang từng bước hình thành, tăng trưởng mạnh mẽ, và giữ vai trò ngày càng quan
trọng trong phân phối hàng hóa.
Việt Nam cịn được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử (TMĐT)
phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Việt Nam cũng là một
trong hai nước (cùng Indonesia) có tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website TMĐT trong
khu vực. Với mức tăng trưởng cao và liên tục từ năm 2015 trở lại đây, dự báo năm 2020, quy
mô thị trường TMĐT của Việt Nam có thể lên tới 13 tỷ USD. Với sự phát triển mạnh mạnh
như vậy thì các trang thương mại điện tử liên tục mọc lên nổi bật trong số đó khơng thể khơng
nói đến sự phát triển mạnh mẽ của sàn TMĐT Shopee so với các sàn TMĐT khác. Và là một
trong những sàn TMĐT phổ biết nhất Đông Nam Á và Việt Nam hiện nay.
Tình hình đại dịch Covid-19 tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng ngày càng diễn biến liên tục đã thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp và người dùng
chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến, đây là xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ bình
thường mới. Do đó trước bối cảnh này, vẫn đề đặt ra cho Shopee – nền tảng Thương mại điện
tử hàng đầu ở Việt Nam là làm thế nào để khai thác triển để được nhu cầu mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng Việt Nam.
Không những thế đại dịch Covid-19 cũng đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của
nhiều người Việt Nam khi dần chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến. Một điểm thay đổi trong
hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua đó là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến.
Vậy đối với thế hệ Gen Z, một thế hệ mà đã quá quen với công nghệ cũng như các dịch vụ số
và mua sắm trực tuyến cũng khơng phải ngoại lệ. Do đó, nhóm đã chọn Shopee – sàn TMDT
hàng đầu Việt Nam để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến của
thế hệ Gen Z với mục đích cung cấp các luận cứ khoa học về quyết định mua sắm trực tuyến
trên Shopee tại thì trường TP Hồ Chí Minh – nơi đại dịch đang ngày càng diễn biến phức tạp.


lOMoAR cPSD| 27827034

2


1.1.2. Lý do chọn đề tài
Giới tình hình dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp thì cũng đã góp phần thay
đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người Việt Nam khi dần chuyển dịch sang mua sắm trực
tuyến. Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua đó là sự chuyển
dịch kênh mua sắm trực tuyến. Vậy đối với thế hệ Gen Z thì sao, một thế hệ mà đã quá quen
với công nghệ cũng như các dịch vụ số và mua sắm trực tuyến cũng không phải là ngoại lệ.
Vậy thì điều gì đã tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến của thế hệ này trong bối cảnh
hiện tại của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Do đó, Nhóm 2 quyết định tiến hành
nghiên cứu và nhóm cũng chọn Shopee – sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam để khảo sát các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến của thế hệ Gen Z với mục đích cung cấp
các luận cứ khoa học về quyết định mua sắm trực tuyến trên Shopee tại thì trường TP Hồ Chí
Minh – nơi mà đại dịch đang ngày càng diễn biến phức tạp.
1.2.

Mục tiêu của nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao quyết định mua trên trang TMĐT Shopee của thế hệ Gen Z tại Thành phố Hồ
Chí Minh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến quyết định mua trên trang TMĐT Shopee của thế
hệ Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua trên trang TMĐT Shopee của thế hệ
Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua trên trang TMĐT
Shopee của thế hệ Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định mua trên trang TMĐT
Shopee của thế hệ Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.


Câu hỏi nghiên cứu

1.3.1. Câu hỏi tổng quát
Làm thế nào để nâng cao quyết định mua trên trang TMĐT Shopee của thế hệ Gen Z tại
Thành phố Hồ Chí Minh?


lOMoAR cPSD| 27827034

3

1.3.2. Câu hỏi cụ thể
Các cơ sở lý luận nào liên quan đến quyết định mua trên trang TMĐT Shopee của thế hệ
Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua trên trang TMDT Shopee của thế hệ Gen
Z tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua trên trang TMĐT Shopee của thế
hệ Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ nào?
Giải pháp nào nhằm thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định mua trên trang TMĐT
Shopee của thế hệ Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: 25/8/2021 – 10/10/2021
+ Dữ liệu thứ cấp: Từ năm 2016 đến 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh
+ Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ 15/9/2021 đến 30/9/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh


1.5.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định được thực hiện thông qua kĩ thuật thảo luận nhóm để
khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trên sàn
TMĐT Shopee của thế hệ Gen Z. Ngoài ra, tham khảo các đề tài nghiên cứu trước đây để qua
đó kế thừa và phát triển những thang đo quyết định mua.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát các đối tượng
là Gen Z với một bảng câu hỏi chi tiết. Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu thuận tiện phí xác suất.
Dữ liệu thu thập được sẽ được nhóm xử lý thông qua phần mềm thống kê SPSS 24. Các thang
đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Qua
đó nhóm tiếp tục tiến hành kiểm định mơ hình lý thuyết bằng phương pháp phân tích độ tương
quan Pearson và kiểm định sự khác biệt trung bình qua đó xác định được cường độ tác động
của các yếu tố quyết định mua sắm trên sàn TMĐT Shopee của thế hệ Genz.


lOMoAR cPSD| 27827034

4

1.6.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết liên quan đến quyết định mua, hành vi khách hàng,
làm phong phú thêm một số cơ sở lý luận trong lĩnh vực mua hàng điện trực tuyến và cung

cấp cho các nhà kinh doanh hàng điện trực tuyến có cái nhìn cụ thể hơn về quan điểm của
người tiêu dùng khi có quyết định mua hàng điện trực tuyến.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đã đánh giá và xác nhận được 4 nhân tố tác động đến quyết định mua hàng
của Gen Z trên trang TMĐT Shopee tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng đề xuất các
giải pháp thực hiện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên trang TMĐT Shopee
tại TP.Hồ Chí Minh mang tính khoa học và khả thi hơn.
1.7.

Kết cấu bài tiểu luận
Ngồi các tóm tắt, phụ lục, tài liệu tham khảo, các danh mục thì nội dung chính của bài

tiểu luận được trình bày bao gồm 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích dữ liệu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị


lOMoAR cPSD| 27827034

5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Quyết định mua hàng của GenZ
2.1.1. Khái niệm quyết định mua hàng
Người tiêu dùng có những cách thức mua khác nhau đối với bất kỳ một sản phẩm nhất
định nào. Thông thường khi mua sắm, người tiêu dùng thường trải qua năm giai đoạn: Nhận
biết vấn đề, tìm kiếm thơng tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua và hành động mua,

phản ứng sau khi mua.
Nhận biết
nhu cầu

Tìm kiếm
thơng tin

Đánh giá các
lựa chọn

Quyết
định mua

Hành vi sau
khi mua

Hình 2.1: Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng
(Nguồn: Kotler và Keller, 2012)

Trên thực tế không nhất thiết phải trải qua 5 giai đoạn quyết định mua của người tiêu
dùng, nhất là trong những trường hợp mua những mặt hàng ít cần để tâm. Ví dụ như một người
thường xuyên mua một nhãn hiệu kem đánh răng, họ sẽ đi thẳng từ nhu cầu về kem đánh răng
đến quyết định mua, không cần trải qua giai đoạn tìm kiếm thơng tin và đánh giá.

Hình 2.2: Yếu tố ảnh hưởng quy trình ra quyết định mua hàng
(Nguồn: Kotler và Keller,2012)

Quyết định mua (Decide To Buy) là ý định được hình thành của người tiêu dùng sau khi
đã đánh giá tất cả các khả năng thay thế khi lựa chọn sản phẩm và đã sắp xếp chúng theo một
thứ bậc.

Trải qua nhiều bước trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, như
tìm kiếm hay đánh giá, cuối cùng họ ra quyết định có mua sản phẩm đó hay khơng. Thơng
thường thì vào giai đoạn này sẽ có 04 trường hợp xảy ra là:


lOMoAR cPSD| 27827034

6

Người tiêu dùng cảm thấy phù hợp và quyết định mua sản phẩm.
Người tiêu dùng không thấy phù hợp, quyết định đổi sản phẩm, dịch vụ khác.
Người tiêu dùng không thấy phù hợp nên không mua.
Người tiêu dùng vì một số lý do khách quan nào đó nên khơng mua sản phẩm.
Hai yếu tố nữa có thể xen vào giữa ý định mua và quyết định mua hàng.
* Thái độ của người khác
Thái độ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ, hay phản đối.
Tùy thuộc vào cường độ và chiều hướng của thái độ ủng hộ hay phản đối của những
người này mà người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm hay từ bỏ ý định mua sắm.
* Những tình huống bất ngờ
Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng trên cơ sở những yếu tố: thu nhập dự kiến
của gia đình, giá dự kiến và ích lợi dự kiến của sản phẩm.
Khi người tiêu dùng sắp sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất
hiện đột ngột và làm thay đổi ý định mua hàng (nguy cơ mất việc làm, giá cả tăng cao, sản
phẩm không đáp ứng kỳ vọng...) thậm chí từ bỏ ý định mua sắm.
2.1.2. Khái niệm GenZ
Gen Z (Generation Z), hay còn gọi là Thế hệ Z, là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm
người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1996 đến 2015. Thế hệ Z là lứa được sinh ra ngay
sau thế hệ Y (Gen Y) nên được gọi là thế hệ Z hay Gen Z. Hầu hết các thành viên của thế hệ
Z là con của những người thuộc thế hệ X.
Thuật ngữ Gen Z được sử dụng lần đầu tiên có thể là trong một bài báo Thời đại quảng

cáo vào tháng 9 năm 2000 thảo luận về những thay đổi sẽ diễn ra trong giáo dục trong những
năm tiếp theo khi nhóm nhân khẩu học này bước vào trường học.
Theo Từ điển Merriam Webster, Zoomer được sử dụng như biệt danh cho các thành viên
của Thế hệ Z có năm sinh nhỏ nhất từ 2016, nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi để có thể
lập thành từ ngữ chính thức cho từ điển từ tháng 1 năm 2020
Một nghiên cứu năm 2016 được thực hiện bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và
Trung tâm Nghiên cứu Pew đã sử dụng thuật ngữ “Hậu Millennials”.
Trung tâm nghiên cứu Pew đã khảo sát những cái tên khác cho nhóm nhân khẩu học cụ
thể này trên Google Xu hướng năm 2019 và thấy rằng ở Mỹ, thuật ngữ “Thế hệ Z” là từ phổ


lOMoAR cPSD| 27827034

7

biến nhất cho đến nay, phổ biến đến mức cả hai từ điển Merriam Webster và Oxford lập nó
thành từ ngữ chính thức để chỉ thế hệ này.
Những người Gen Z thường được mọi người gọi bằng một tên gọi khác như hậu
Millennials, Gen Tech, Gen Wii, Digital Natives, thế hệ Internet, Generation Z, iGen,
Homeland Generation, Neo-Digital Natives, Net Gen, Plurals, Zoomers,...
Và tại Việt Nam, có khoảng 15 triệu người thuộc thế hệ Gen Z chiếm khoảng 25% lực
lương lao động quốc gia, còn trên thế giới hiện nay, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc Thế Hệ Gen
Z (chiếm khoảng ⅓ dân số).
2.1.3. Khái niệm thế hệ Gen Z
Thế hệ Z là những bạn trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội
tiếp xúc với cơng nghệ ngay từ nhỏ. Họ lớn lên trong sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số
như Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động.
Từ điển Oxford mô tả Thế hệ Z là "thế hệ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ hai
của thế kỷ 21".
Từ điển trực tuyến Merriam-Webster định nghĩa “Thế hệ Z là thế hệ của những người

sinh ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000”.
Trung tâm nghiên cứu Pew định nghĩa “Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 trở
đi”.
Nhà tâm lý học Jean Twenge cho rằng “Thế hệ Z là những người sinh năm 1995 trở lên”.
Forbes và Thời báo Ailen lại nói “Thế hệ Z bao gồm những người sinh từ năm 1995 đến
năm 2010”.
2.1.4. Đặc điểm của thế hệ Gen Z
Có thể thấy rằng, Gen Z chủ yếu là những người thuộc thế hệ trẻ. Mặc dù chỉ chiếm
khoảng 1/3 dân số thế giới nhưng Gen Z vẫn có nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã hội hiện nay
với nhiều đặc điểm nổi bật như:
Được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ
Theo CMO Appota, Gen Z được gọi là thế hệ iGen (viết tắt iGeneration) vì những cá
nhân này sinh từ 1996 trở đi, thì đến 1997 Internet đã vào Việt Nam. Và sau đó là sự xuất hiện
của Facbook (2004), Youtube (2005), hay iPhone (2007) nên từ khi sinh ra cuộc sống của
họ đã có liên quan tới Internet.


lOMoAR cPSD| 27827034

8

Đây là một đặc điểm rất nổi trội của những người thuộc Gen Z. Lớn lên trong thế giới
trực tuyến, thế hệ Z có được thuận lợi vơ cùng to lớn so với các thế hệ trước được sinh ra trong
thời đại bùng nổ Internet, khơng khó hiểu khi đa số các bạn trẻ thuộc thế hệ Z cảm thấy rất
thoải mái và dễ dàng bắt kịp với những cập nhất mới của công nghệ, Internet và các phương
tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, YouTube, Instagram...
Những người thuộc Gen Z đa số đều được tiếp cận Internet từ sớm và có thể sử dụng để
tìm kiếm thơng tin nhanh chóng, khơng tốn nhiều cơng sức, nhưng khơng nhất thiết là phải có
trình độ kỹ thuật số cao. Điều này rất khác với Gen Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am
hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chun mơn cao.

Tạo xu hướng mới
Dù chỉ chiếm 20% dân số, ít hơn thế hệ Millenial, nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp bởi
phần lớn xu hướng – Trend của giới trẻ hiện nay đều từ nhóm này mà ra.
Với lợi thế được tiếp cận với công nghệ và Internet từ rất sớm, ngày nay, Gen Z đang là
những người tạo nên xu hướng, tiên phong cho những trào lưu mới của xã hội.
Yêu thích đồ công nghệ, đặc biệt là smartphone
Gen Z được tiếp xúc với công nghệ và Internet từ rất sớm nên khơng có gì khó hiểu khi
những món đồ cơng nghệ, đặc biệt là Smartphone luôn nhận được sự quan tâm của thế hệ
này. Số liệu từ Appota cho thấy, có tới 39% Gen Z ưu tiên sử dụng các ứng dụng trên điện
thoại thay vì phiên bản web trực tuyến.
CMO Appota nói rằng trong mảng ngân hàng, nếu các thế hệ trước đây hay để ý ngân
hàng nằm vị trí nào để gửi tiết kiệm, sau đó chuyển dần sang nền tảng web online thì Gen Z
chuyển sang dùng ứng dụng trên điện thoại là chủ yếu, phiên bản web họ sử dụng ít hơn rất
nhiều.
Ảnh hưởng đến tiêu dùng
Tuy không chiếm đa số trong cơ cấu dân số và cũng mới có số ít người làm ra tiền nhưng
thế hệ Z đang có ảnh hưởng lớn đến mảng tiêu dụng hiện nay. Họ có thể sẽ là người quyết
định hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua sắm của gia đình mình.
Đây là thế hệ có chính kiến cao và họ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của những
người có nhiều tiền trong gia đình.
Thích các nội dung tương tác


lOMoAR cPSD| 27827034

9

Nếu thế hệ trước đây thích đọc báo, xem truyền hình thì một bộ phận Gen Z chuyển sang
thích xem bóng đá kiểu Live stream trên Facebook để được cùng bình luận về một bàn thắng,
cùng chia sẻ cảm xúc với nhau.

Một trào lưu khác nữa là thế hệ trước chỉ chơi game, sau đó lọt top server là vui mừng
thì sang Gen Z, nhu cầu của họ thay đổi lớn hơn nhiều. "Các bạn ấy cần game nhiều người
chơi, phải có các giải đấu lớn để được quyền tương tác, phải có những người nổi tiếng stream
về game ấy rồi họ được giao lưu với những người nổi tiếng,..."
Khả năng tự học tập, tự sáng tạo
Gen Z được đánh giá có khả năng học tập tốt hơn hẳn so với Gen Y, Gen X do được tiếp
xúc với nhiều nguồn tài liệu từ rất sớm, đặc biệt là trong việc học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, họ
được đào tạo trong môi trường năng động, nhiều cái mới lại thêm khả năng lực học cao, kết
hợp với khả năng tư duy sáng tạo nên có thể làm ra nội dung tốt, độc đáo. Khả năng học hỏi
cao kết hợp với sự sáng tạo không ngừng và những hỗ trợ từ công nghệ khiến Gen Z tạo được
nhiều content có nội dung có sức hấp dẫn và sáng tạo cao.
2.1.5. So sánh với các Nhóm đối tượng khác
Ngồi thế hệ Gen Z, hiện nay cịn có một số thế hệ khác như:
Thế hệ Alpha (α): Đây là thế hệ mới nhất hiện nay và là thế hệ sau Gen Z. Thế hệ này là
những đứa trẻ được sinh ra từ năm 2013 cho đến 2025.
Thế hệ Millennials: Thế hệ này còn được biết đến qua tên gọi là thế hệ Y, là thế hệ tiếp
theo của thế hệ X và trước thế hệ Z. Thế hệ này là những người sinh từ năm 1981 đến năm
1996.
Thế hệ Xennials: Còn được biết đến thông qua các tên gọi khác như thế hệ vi mô, Oregon
Trail hay Catalano. Thế hệ này là những người được sinh ra từ năm 1975 đến 1985.
Thế hệ X: Thế hệ này cịn được gọi thơng qua các tên khác như Generation X, Baby Bust,
Latchkey, thế hệ MTV hay Gen X. Đây là thế hệ được sinh ra từ năm 1965 đến 1980 (thường
là bố mẹ của thế hệ Y).
Thế hệ Baby Boomer: Đây còn được biết đến là thế hệ đặc biệt vì đó là khoảng thời gian
bùng nổ dân số thế giới. Thế hệ này là nhóm người sinh ra từ năm 1946 đến 1964.
Thế hệ Silent: Đây là thế hệ im lặng và thế hệ này có nhóm người được sinh ra từ năm
1925 đến 1945.


lOMoAR cPSD| 27827034


10

Thế hệ The Greatest: Đây là một thế hệ được xem là vĩ đại nhất, và thế hệ này là những
người được sinh ra từ năm 1910 đến 1924.
Thế hệ The Interbellum: Đây là thế hệ giữa các cuộc chiến tranh xung đột trên thế giới,
chỉ những nhóm người được sinh ra từ năm 1901 đến 1913.
Thế hệ The Lost: Hay cịn có thể hiểu là thế hệ đã mất, thế hệ cơ độc, chỉ những nhóm
người được sinh ra từ năm 1890 đến 1915.
Sự khác nhau giữa Gen Z Gen Y và Gen X
Gen Z
− Gen Z là những người
sinh từ 1996 đến 2015.
− Gen Z là thế hệ đầu tiên

Gen Y
− Gen Y là những người
sinh từ 1980 đến 1995.
− Gen Y được xem là thế

Gen X
− Gen X là những người
sinh từ 1965 đến 1979.
− Gen X vẫn đọc báo, tạp

được coi là những người gần hệ đã chứng kiến từng bước chí, nghe radio và xem TV.
như khơng có ký ức về một sự phát triển của Internet, các Tuy nhiên, họ cũng am hiểu
thế giới khơng có Internet.

dịch vụ di động và mạng xã kỹ thuật số.


− Gen Z lại quan tâm hơn hội.
đến việc hình ảnh của

− Gen X được cho là có

− Gen Y coi trọng tên tuổi lịng trung thành với thương

thương hiệu có phù hợp với và giá trị của một thương hiệu cao
phong cách của bản thân hiệu.
không.

− Gen X theo chủ nghĩa cá

− Gen Y đề cao teamwork nhân hơn là tập thể và họ

− Gen Z có thể tập trung trong cơng việc và có khả thích làm việc độc lập với sự
vào một cơng việc mà không năng tập trung cao hơn Gen giám sát tối thiểu.
bị gián đoạn thấp hơn nhiều Z.
so với Gen Y.

− Gen Y thì nổi tiếng là thế ro hơn.

− Gen Z không bao giờ sợ hệ với các danh hiệu.
thất bại.

− Gen X ít chấp nhận rủi
− Thế hệ này có xu hướng

− Gen Y chỉ mua sản phẩm trung thành hơn thế hệ khác,


− Gen Z sẽ mong muốn của bạn, khi bạn có thể nêu ưa thích các chương trình
nhận được các sản phẩm có những điểm nổi bật, thú vị quà tặng và phiếu giảm giá.
giá trị hoặc thiết thực với họ

mà sản phẩm mang lại cho

trong cuộc sống hàng ngày.

khách hàng.

− Gen X được đánh giá là
ít cơ hội được tiếp cận nhiều


lOMoAR cPSD| 27827034

11

− Gen Z là thế hệ sẽ có suy

− Gen Y được coi là thế hệ

nghĩ và hành động mang

"tồn cầu" đầu tiên với sự

tính tồn cầu hóa hơn.

phát triển của Internet.


với internet như Gen Y và
Gen Z.

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa GenX, GenY và GenZ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.1.6. Khái niệm quyết định mua hàng của GenZ
Với Gen Z, khi quyết định mua sản phẩm, họ ít chú ý các chức năng, công dụng cụ thể.
Mà quan trọng hơn là trải nghiệm về sản phẩm. Nếu sản phẩm chứng minh được rằng trải
nghiệm mang lại mới mẻ, khác biệt. Họ bất chấp giá cả. Cho nên tại điểm bán, cần thiết kế
các giải pháp để khách hàng Gen Z được thấy hoặc hiểu những giá trị hay cảm giác đặc biệt,
đầy thích thú mà sản phẩm có thể mang lại.
Có đến gần 70% số khách hàng Gen Z khi bắt đầu mua một sản phẩm mới sẽ tìm kiếm
thơng tin trên mạng. Thói quen mua sắm của Gen Z là thích thú lắng nghe xem cộng đồng
đang nói gì cái họ định mua. Hoặc có những phản hồi gì lạ. Và quan trọng nhất là xu hướng
nào là “mốt”, là nổi trội cho dòng sản phẩm họ định tiêu tiền.
Phong cách sống “for me” (hướng đến bản thân) là điểm nổi trội của Gen Z. Họ không
quá áp lực trong việc tiết kiệm hay nặng nề việc chăm sóc gia đình như Gen X,Y. Họ tập trung
nhiều việc thoả mãn các nhu cầu cá nhân. Họ sẵn sàng mua các sản phẩm mới, ít người trong
cộng đồng nhỏ xung quanh họ đang sử dụng. Điều đó là cơ hội tuyệt vời để họ “khoe” sự khác
lạ mà họ có cho cộng đồng đó. Cho thế giới biết họ là ai, phong cách họ thế nào.
Một sản phẩm đáp ứng yêu cầu cá nhân, kích thích sự tò mò cho Gen z, tạo được trải
nghiệm khác biệt, cũng như sản phẩm có sự mới là sẽ là những yếu tố thúc đẩy quyết định
mua hàng của Gen Z.
2.2. Trang thương mại điện tử
2.2.1. Khái niệm trang thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một phương thức giao dịch buôn bán dựa trên nền tảng phát triển
của internet và công nghệ phần mềm. Việc mua bán sẽ được thực hiện dựa trên website trực
tuyến của doanh nghiệp hoặc các trang thương mại điện tử khác nhằm tăng khả năng tiếp cận

tới khách hàng và đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.


lOMoAR cPSD| 27827034

12

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thơng
tin số hố thơng qua mạng Internet”.
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi
hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thơng qua các hệ
thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật thơng tin liên lạc có thể là email, EDI,
Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về TMĐT của Ủy
ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): “Thuật ngữ thương mại cần
được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính
chất thương mại dù có hay khơng có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm
các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa
hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho
thuê dài hạn; xây dựng các cơng trình; tư vấn; kỹ thuật cơng trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng;
bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tơ nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công
nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt hoặc đường bộ”.
Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành
trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thơng qua
mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử.
Ủy ban châu Âu định nghĩa: Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán,

trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng
các giao dịch điện tử thơng qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin
liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thơng qua mạng máy tính, nhưng
thanh tốn và q trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến
hoặc bằng phương pháp thủ cơng.
2.2.2. Vai trị của trang thương mại điện tử
Kinh doanh trên phạm vi toàn cầu


×