Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất ván dán tại nhà máy thuộc công ty tnhh sản xuất và thương mại hồng ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Viện công nghiệp gỗ & nội thất

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN DÁN TẠI NHÀ MÁY THUỘC CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG NGỌC

NGÀNH: CHẾ BIẾN LÂM SẢN & THIẾT KẾ NỘI THẤT
MÃ NGÀNH: ………..

Giáo viên hướng dẫn

: Lê Văn Tung

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Linh

Mã sinh viên

: 1751010599

Lớp

: K62-CBLS

Khóa học

: 2017 - 2021



Hà Nội, 2021


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới ThS. Lê Văn Tung người đã tận tình trực tiếp giúp đỡ hướng dẫn tơi hồn
thành đề tài này.
Đồng thời tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Viện
Công nghiệp gỗ và Nội thất Trường đại học Lâm Nghiệp Việt nam những người
đã mang hết tâm huyết truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôi trong các năm học vừa
qua.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng cám ơn chân thành tới ban lãnh đạo cùng toàn thể
anh chị em công nhân trong Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Ngọc
đã tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tơi hồn thành khóa luận này.
Qua đây tôi cũng muốn bày tỏ cám ơn đến các bạn trong lớp, anh chị khóa
trên đã hỗ trợ tơi hồn thành khóa luận này.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Văn Linh


MỤC LỤC
1.1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện nay .................................................................10
1.2. Tình Hình sử dụng ván lạng ở Việt nam ................................................................ 11
CHƯƠNG II ..................................................................................................................15
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, .......................................15
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .....................................................................15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 15

2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 15
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................15
2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................ 16
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÍ THUYẾT .............................................................................17
3.1. Khái niệm ván dán.......................................................................................................................... 17

3.3.2. Quy trình cơng nghệ dán phủ ván lạng gỗ...........................................................19
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dán phủ bề mặt ..........................................22
3.4.2. Yếu tố ảnh hưởng của ván mặt (ván lạng gỗ) [1] ................................................24
3.4.3. Ảnh hưởng của chất kết dính[1] ..........................................................................26
3.4.4. Ảnh hưởng của tấm lót[1] ...................................................................................29
3.4.5. Ảnh hưởng của chất độn [1] ................................................................................29
3.4.6. Ảnh hưởng của thơng số cơng nghệ dán ép trong q trình dán mặt[1] .............29
3.4.7. Ảnh hưởng máy móc thiết bị và con người trong quá trình sản xuất ..................32
3.4.8. Các khuyết tật xảy ra trong quá trình trang sức bề mặt [3] .................................33
CHƯƠNG VI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................35
4.1. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Ngọc .............................................35
4.1.1. Sơ đồ mặt bằng nhà máy công ty ........................................................................35
4.1.3 Khảo sát q trình sản xuất ván dán phủ mặt của cơng ty TNHH sản xuất và
thương mại Hồng ngọc ..................................................................................................36
4.2. Đánh giá thực trạng q trình cơng nghệ dán phủ bề mặt ván dán tại công ty
TNHH sản xuất và thương mại Hồng Ngọc ..................................................................37
4.2.1. Đánh giá về nguyên liệu (ván nền, ván phủ mặt và keo dán) ............................. 37
4.2.2. Đánh giá về công nghệ dán phủ bề mặt ván dán .................................................46
4.3. Đánh giả tổng quan về dây chuyền máy móc thết bị sản xuất tại công ty .............47


4.4. Sửa cạnh, sửa mặt ...................................................................................................74
4.5. Đóng kiện ...............................................................................................................75

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ............................................................................................ 76
5.1. Đánh giá thực trạng ................................................................................................ 76
5.2. Giải pháp cải tiến ....................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

STT

Ký hiệu

1

Chiều dài

L

2

Chiều rộng

w

3

Chiều cao

h


4

Diện tích

F

5

Năng suất

Q

6

Vận tốc

V

7

Thời gian

𝜏

8

Khối lượng thể tích

γ


9

Độ ẩm

MC

10

Nhiệt độ

T0C

Kích thước ván dán thành phẩm:
Stt

h

w

L

(mm)

(mm)

(mm)

1


5±0,5

1220±5 mm

2440±5 mm

2

8±0,5

1220±5 mm

2440±5 mm

3

12±0,5

1220±5 mm

2440±5 mm

4

15±0,5

1220±5 mm

2440±5 mm


5

18±0,5

1220±5 mm

2440±5 mm


Kích thước ván mỏng của Cơng ty
Stt

h

w

L

(mm)

(mm)

(mm)

1

1.6

640


1270

2

1.7

640

1270

3

2.0

640

1270

4

2.2

640

1270


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng thể hiện tỉ lệ thấm keo theo chiều dày ván lạng gỗ ............................. 25
Bảng 4.1: Bảng thống kê các quy cách cấp chiều dày (cho vào phục vụ] ....................38

Bảng 4.2: Bảng thống kê khuyết tật thường xảy ra và biện pháp khắc phục trên ván
nền .................................................................................................................................39
Bảng 4.3: Bảng thông số kĩ thuật của keo UF của nhà máy..........................................45
Bảng 4.4: Bảng thống kê các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân, đề xuất biện pháp
khắc phục ở công đoạn ép nhiệt ....................................................................................63


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt nam theo tháng trong
năm 2018 - 2021 ..............................................................................................................2
Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt nam theo tháng từ năm 2018 - 2021
.........................................................................................................................................3


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Ván dán bao bì/ packing plywood tại nhà máy ...............................................7
Hình 1.2. Ván mặt đỏ - hàng chà dán 2 mặt Bintangor .................................................10
.......................................................................................................................................35
Hình 6.1: Mặt bằng nhà máy .........................................................................................35
Hình 6.2. Cơ cấu tổ chức của nhà máy ..........................................................................36
Hình 4.3: Quy trình sản xuất ván dán phủ mặt .............................................................. 37
Hình 6.4: Khuyết tật ván nền .........................................................................................40
Hình 6.5: Nguyên liệu ván lạng dán mặt được nhập về nhà máy .................................42
Hình 6.6: Ván lạng mặt xoan đào ..................................................................................42
Hình 6.7: Ván lạng mặt kĩ thuật ....................................................................................42
Hình 6.8: Ván lạng mặt bintago ....................................................................................43
Hình 6.9: Cách lưu kho ván lạng phủ mặt của nhà máy ...............................................43
Hình 4.10:


Biểu đồ ép nhiệt ở thời gian ép 60 giây .................................................62


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong 02 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta
đạt 2,268 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Về nhập khẩu, 2 tháng
đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu G&SPG đạt 469 triệu USD, tăng tới 41,3%
so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm gỗ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt nam trong tháng 02/2021 giảm mạnh trở lại so
với tháng trước đó, đạt 918 triệu USD, giảm 31,5% so với tháng 01/2021. Trong
đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 688 triệu USD, giảm 35,2% so với tháng
trước đó.
Lũy kế trong 02 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của
nước ta đạt 2,268 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,762 tỷ USD, tăng 49,8% so vơi cùng kỳ năm
2020.
Mười năm ngày đầu tháng 3/2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG đạt 683
triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 523 triệu USD.
Như vậy, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi sức mua của toàn cầu cũng như
hoạt động sản xuất trong nước, nhưng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt nam
đang tăng trưởng rất ấn tượng sới cùng kỳ những năm trước đó.
Tính đến ngày 15/3/2021, Việt nam đã xuất siêu 2,387 tỷ USD trong hoạt
động XNK G&SPG.

1


Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt nam theo

tháng trong năm 2018 - 2021

Nhập khẩu đồ gỗ và các sản phẩm gỗ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu
G&SPG về Việt nam trong tháng 02/2021 về Việt nam cũng giảm mạnh, đạt 191
triệu USD, giảm tới 31,2% so với tháng 1/2020.
Hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu G&SPG đạt 469 triệu
USD, tăng tới 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

2


Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt nam theo tháng từ
năm 2018 - 2021
(ĐVT: Triệu USD)

Trong gần một thập kỷ trở lại đây, với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu
ấn tượng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt nam được đánh giá là một trong
những ngành năng động và thành công nhất trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Nếu như năm 2004, xuất khẩu gỗ của Việt nam lần đầu tiên lọt vào danh
sách “ngành xuất khẩu tỷ đơ”, thì 10 năm sau, kim ngạch xuất khẩu gỗ đã tăng
gấp 6 lần, đạt 6,2 tỷ USD. Theo dự tính của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt nam,
kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam năm 2018 đạt khoảng 9 tỷ USD
và năm 2020 là 10 tỷ USD. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan về kim ngạch
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt nam cũng cho thấy, năm 2017, ngành Gỗ
thiết lập mức kỷ lục mới, đạt gần 8 tỷ USD. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần
7,7 tỷ USD (tăng 12,6% so với năm 2016), 300 triệu USD còn lại là giá trị xuất
khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như “sản phẩm mây tre, cói và thảm”.
Trong những năm gần đây ngành chế biến gỗ phát triển rất mạnh và đã góp
phần quan trọng trong việc làm giàu cho đất nước. Nhiều nhà máy chế biến gỗ

mọc lên với các sản phẩm làm ra ngày càng phong phú và đa dạng không chỉ phục
vụ nhu cầu trong nước mà còn nhu cầu ngoài nước. Ván nhân tạo cũng là một
3


trong những sản phẩm của ngành chế biến gỗ mà hiện nay đang rất phát triển và
nó ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong các lĩnh vực của đời sống bởi nhiều
tính năng ưu việt của nó. Ván dán là một trong những loại ván nhân tạo đã và đang
được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Ván dán có các tính chất cơ lý và kích
thước hơn hẳn gỗ tự nhiên sản xuất ra nó. Tuy nhiên, ván dán thường được sản
xuất từ các loại cây rừng trồng phát triển nhanh, có tính cơ lý thấp như keo, bạch
đàn, trám, gạo, sung, trẩu, vạng... nên chất lượng ván dán chưa cao, đặc biệt là
chất lượng bề mặt ván. Để khắc phục tồn tại trên đồng thời nâng cao tính thẩm mĩ
cũng như tăng giá trị sử dụng của ván dán, người ta thường dùng biện pháp dán,
phủ lên bề mặt ván dán các vật liệu như màng keo, ván lạng, tấm trang sức nhiều
lớp…
Chính vì vậy mà ngành sản xuất ván nhân tạo cùng ngành trang sức bề mặt
đã tạo ra một loại sản phẩm có rất nhiều những đặc điểm vượt trội hơn với ván từ
gỗ tự nhiên. Mục đích chính của trang sức bề mặt sản phẩm ván nhân tạo là bảo
vệ và làm đẹp cho sản phẩm ván nhân tạo cũng như giải quyết được vấn đề tất cả
mọi người đều quan tâm đó là tiết kiệm được nguồn gỗ quý hiếm. Tạo cho sản
phẩm có màu sắc, cảm giác về chất, hoa văn vân gỗ, làm cho Hình dạng, màu sắc
chất lượng của sản phẩm có sự kết hợp hồn mĩ mang lại cho con người cảm thụ
dễ chịu cũng như sự thoải mái gần gũi với tự nhiên hơn
Tuy vậy, để đạt được chất lượng bề mặt cao giảm tới mức tối thiểu những
khuyết tật xảy ra trên bề mặt thì cịn rất nhiều vấn đề cần quan tâm nó địi hỏi sự
quan tâm nhiều hơn nữa của nhà nghiên cứu và người sản xuất là một câu hỏi lớn
đặt ra trong tất cả các nhà máy trong đó cũng có Công ty TNHH sản xuất và
Thương mại Hồng Ngọc cũng là một trong những nhà máy có sử dụng dây chuyền
công nghệ dán phủ mặt ván dán bằng ván lạng. Được sự nhất trí của Viện cơng

nghiệp gỗ và Nội thất, trường Đại học Lâm Nghiệp Việt nam, nhà máy Hồng
Ngọc thuộc tổng Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hồng Ngọc, được sự
hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo Lê Văn Tung tôi đã được thực hiện
khóa luận tốt nghiệp: ” Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến công
4


nghệ sản xuất ván dán tại nhà máy thuộc công ty TNHH sản xuất và thương
mại Hồng ngọc”

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình về ván dán trong và ngồi nước
1.1.1. Tình hình chung thế giới
Theo nguồn dữ liệu vận đơn quốc tế TRADESPARQ, chỉ trong 11 tháng
đầu năm 2019, lượng giao dịch gỗ ván ép trên thế giới đạt 121,514 giao dịch, tăng
đến 25% so với cùng kỳ năm 2018.
Châu á vẫn là mảnh đất có nhiều nhà xuất khẩu gỗ ván ép của thế giới, trong
đó nhiều nhất là Trung quốc chiếm 30%, indonesia 23%, Hồng Công 6%, Ấn Độ
5% và Hàn quốc 3%. Việt nam cũng nằm trong danh sách các nước xuất khẩu ván
với 2,3%.
Bức tranh tiềm năng về thị trường xuất khẩu này chủ yếu được vẽ lên tại
Mỹ, chiếm hơn 48% sản lượng tồn thế giới, kể đó là Ấn Độ 13%. Nhưng đáng
ngạc nhiên, quốc gia chiếm vị trí thứ 3 trong bản đồ nhập khẩu ván lại chính là
Việt nam với 9,21% thị phần.
Với thị trường ván dán Việt nam hiện tại, chúng ta có rất nhiều xưởng sản
xuất gỗ ván ép nhưng đa phần là phục vụ mục đích làm hàng bao bì (cho các cấu
kiện) để xuất khẩu đi Nhật bản hay Hàn quốc. Hoặc gỗ ván ép được phục vụ cho

cơng trình xây dựng làm cốp pha. Sản phẩm này ưu điểm về độ bền, chống cong
vênh và kết cấu chịu lực tốt. Tuy vậy, ván dán trong nước lại chưa được sử dụng
nhiều trong ngành nội thất do chất lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là thị
trường cao cấp để sản xuất các loại bán phủ melamine / laminates có bề mặt phẳng,
đều ly (đồng đều về chiều dày). Nếu phục vụ được phân khúc này, ván dán chắc
chắn không những có chỗ đứng trong nước mà cịn có giá trị xuất khẩu cao.


Hình 1.1. Ván dán bao bì/ packing plywood tại nhà máy
1.1.2. Tình Hình ván dán trong nước
Quay trở lại vấn đề Việt nam là thị trường nhập khẩu ván dán lớn thứ 3 Thế
giới. Hiện tại, có rất nhiều xưởng, nhà máy do người Trung quốc đầu tư để phục
vụ thị trường nội địa mà trên thực tế chúng ta dư khả năng tự cung ứng. Động thái
này trở nên thực tế hơn khi Bộ thương mại Mỹ ban hành lệnh áp thuế chống bán
phá giá, chống trợ cấp lên sản phẩm gỗ dán có nguồn gốc xuất xứ từ Trung quốc
vào tháng 1/2018. Mức thuế chống bán phá giá lên tới 183,36% và mức thuế
chống trợ cấp là 22,98% đến 194,9%. Sau khi áp thuế, kim ngạch xuất khẩu của
Trung quốc giảm đi nhanh chóng từ &800 triệu năm 2018 xuống khoảng $300
triệu năm 2019. Đây cũng là lý gio đẩy nhanh các sản phẩm xuất khẩu từ Việt
nam ($63 triệu năm 2017 lên $309 triệu năm 2019).
Mải nhìn thấy miếng mồi béo bở, có phải chúng ta đã để tuột mất cơ hội
làm chủ trên chính sân nhà. Miếng bánh với 9% nhập khẩu ván dán toàn Thế giới
về Việt nam vơ hình trung đã bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh, và phần
lớn về tay các nhà cung cấp Trung quốc (chiếm hơn 95%).
Thực tế là, có rất nhiều doanh nghiêp Trung quốc lựa chọn Việt nam làm
điểm né tránh những đòn thuế nặng nề ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Thương


mại Mỹ Trung. Nhiều người Trung quốc sang Việt nam làm đầu tư chui, thậm chí
người Việt đứng tên giám hộ. Chính điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của thị

trường để lại khơng ít hệ lụy. Sau khi các mặt hàng ván ép Trung quốc bị áp thuế,
các nhà sản xuất nước này đã chuyển nhiều sản phẩm sang Việt nam để thực hiện
lắp ráp rồi từ đó xuất sang Mỹ. Hành động này dẫn đến sự việc đầu tháng 3/2020,
liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ thương
mại Mỹ điều tra áp dụng chống lẫn tránh thuế và chống bán phá giá, chống trợ
cấp đối với sản phẩm gỗ ép cứng xuất khẩu từ Việt nam. Đã đến lúc các doanh
nghiệp Việt nam phải đứng ra làm chủ sân của mình, hiểu được tình hình, nắm
bắt cơ hội tìm ra điểm lợi thế của mình để đáp ứng thị trường nội địa.
Suy cho cùng Việt nam nhập khẩu ván dán với số lượng gấp nhiều lần so
với lượng xuất khẩu. Lượng cung và cầu ván dán trong nước chênh lệch nhau quá
nhiều dần tới hệ lụy phải nhập số lượng ván dán từ ngoài nước. Và hơn thế nữa
cũng nằm ở máy móc thiết bị q thơ sơ và lỗi thời dẫn tới là sản phẩm làm ra
chất lượng kém không cạnh tranh lại được thị sản phẩm của các thị trường ngồi
nước.
Nhìn chung chất lượng cũng như chủng loại ván dán của nước ta hiện nay
chưa đáp ứng đươc sự khắt khe của một số nước cũng như thị trường khó tính từ
đó u cầu cấp thiết là đánh giá lại quy trình cơng nghệ cũng như thiết bị sản xuất
ván dán chất lượng cao để xuất khẩu vào thị trường có các yêu cầu khắt khe như
Mỹ, Châu Âu, Nhật bản…….
Một số đề tài của các thầy cô để cải tiến chất lượng ván dán ở một số năm
như sau:
Năm 2010, Ths. Lê Văn Tung đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sử dụng thân
cây dừa để sản xuất ván dán làm vật liệu xây dựng tại tỉnh Đồng nai.” Đề tài này
đã nghiên cứu cấu tạo và tính chất vật lý và thành phần hóa học của cây dừa, công
nghệ sản xuất ván dán từ thân cây dừa. Phân tích và đánh giá làm cơ sở cho việc
ứng dụng khoa học công nghệ chế biến hợp lý.


Năm 2007, PGS.TS. Lý Tuấn Trường đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của nồng độ và thời gian ngâm tẩm hoá chất nhuộm màu đến các chỉ số

màu sắc và chất lượng ván lạng”. Đề tài đã đánh giá được sự ảnh hưởng của nồng
độ và thời gian ngâm tẩm hoá chất nhuộm màu tới các chỉ số màu sắc và chất
lượng ván lạng từ gỗ Keo lá tràm và đưa ra được quy trình cơng nghệ nhuộm màu
cho ván lạng từ gỗ Keo lá tràm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tiễn trong
nước [12].
PGS.TS Vũ Huy Đại (2008), “Nghiên cứu quy trình cơng nghệ xử lý ván phủ
mặt từ gỗ Keo lai bằng DMDHEU (akrofix)”. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sau
khi được xử lý bằng DMDHEU với chất xúc tác là MgCl2 ở nhiệt độ 1300C các
tính chất vật lý và hầu hết các tính chất cơ học của ván mỏng gỗ Keo lai xử lý đều
được cải thiện [13].
Năm 2008, sinh viên Nguyễn Anh Tú đã nghiên cứu: “Khả năng sử dụng gỗ
Bồ đề và Keo lai vào quá trình sản xuất ván lạng kỹ thuật”. Chất lượng ván lạng
kỹ thuật được đánh giá và so sánh sau khi sử dụng 2 loại gỗ Bồ đề và Keo lai làm
nguyên liệu[14].
Năm 2009, GS.TS. Trần Văn Chứ đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu công
nghệ sản xuất ván lạng từ gỗ mọc nhanh rừng trồng”. Trong đề tài này, khả năng
sử dụng của một số loại keo và gỗ mọc nhanh rừng trồng vào sản xuất ván lạng
kỹ thuật đã được nghiên cứu và chỉ rõ [15].
Năm 2009, sinh viên Nguyễn Thị Thuận thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử
dụng nguyên liệu gỗ Bồ đề vào quá trình sản xuất ván lạng kỹ thuật”. Trong đề
tài này, ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề bước đầu đã được tạo ra chất lượng ván đã
được đánh giá theo các chỉ tiêu. Đặc biệt, đề tài này đã đưa ra các phương án tạo
màu sắc, hoa văn của ván lạng theo ý muốn của con người. Đây là những kiến
thức tiền đề mở ra hướng nghiên cứu mới cho ván lạng kỹ thuật phù hợp với điều
kiện nước ta [16].
Năm 2010, ThS. Trần Thị Yến thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng
độ ẩm và tỷ suất nén của hộp gỗ kỹ thuật đến chất lượng ván lạng kỹ thuật”. Đề
tài đã xác định được sự ảnh hưởng của độ ẩm ván mỏng và tỷ suất nén của hộp gỗ



kỹ thuật tới chất lượng ván lạng trong công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ
Bồ đề và Keo tai tượng [17].
Năm 2011,ThS. Hoàng Thị Thuý Nga đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số yếu tố công nghệ biến tính ván lạng gỗ Xoan đào (Prunus arborea Kalkm)
bằng hạt Nano TiO2”. Kết quả của đề tài cho thấy: Thời gian ngâm tẩm càng lâu,
nồng độ hóa chất ngâm tẩm càng cao thì chất lượng ván lạng sau biến tính càng
tăng, cụ thể: Tính ổn định kích thước của ván sau biến tính tăng lên; Khả năng
chống mài mịn của ván biến tính giảm, màu sắc của ván biến tính cũng bền màu
hơn so với ván đối chứng [18].

Hình 1.2. Ván mặt đỏ - hàng chà dán 2 mặt Bintangor
1.1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện nay
Lý gio lớn nhất mà lượng tiêu thụ của Việt nam lớn nhưng đa số là chuộng
hàng nhập khẩu vì giá thành của nó cũng chênh lệch khơng nhiều so với sản phẩm
trong nước, mà với cả chất lượng cũng bảo đảm hơn so với sản phẩm nước nhà
đặc biệt là lối tư duy chuộng hàng ngoại đã ăn sau vào tiềm thức để thay đổi không
phải là chuyện sớm chiều.
Thị trường ván dán trong nước sẽ còn đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức
đến từ các tác động từ bên ngoài. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp khi đó là cần
tỉnh táo chọn cho mình hướng đi đúng đắn ngay từ ban đầu và tiếp tục kiên định


với con đường đó. Đối với người tiêu dùng trong nước, hãy chọn lựa sản phẩm
chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để khơng biến mình thành cơng cụ tiêu thụ các
mặt hàng không rõ nguồn gốc, sử dụng sản phẩm uy tín trong nước cũng là tạo
dựng thương hiệu cá nhân và giúp các doanh nghiệp Việt nam có chỗ đứng tốt
hơn trên chính sân nhà mình.
1.2. Tình Hình sử dụng ván lạng ở Việt nam
Từ khi bắt đầu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ tháng 3 năm
2018 bằng việc áp thuế lên 50 tỷ USD lên hàng hóa Trung quốc nhập khẩu vào

Mỹ và các mức thuế đối với các mặt hàng khác cũng ngày một tăng lên 100 tỷ,
150 tỷ… trong danh sách đó có mặt hàng về gỗ và sản phầm về gỗ nhập khẩu vào
Mỹ. Thì nhu cầu Trung quốc nhập khẩu ván lạng từ Việt nam cũng theo chiều
hướng giảm dần về số lượng, làm cho một số doanh nghiệp Việt nam cũng chuyển
hướng bán nội địa và tự ép ván thành phẩm để xuất khẩu. Có thể nói ở một góc
độ nào đó thì đây là một vấn đề đáng mừng cho Việt nam vì có thể tạo ra được
các sản phẩm cuối cùng mà không cần phải xuất khẩu thô ngun liệu như trước
nữa, nhưng bên cạnh đó thì một số doanh nghiệp không chịu thay đổi cách làm
việc sẽ dẫn đến việc ngừng sản xuất hay bán khơng có đầu ra như trước nữa. Bên
cạnh việc giảm lượng mua hàng từ đối tác Trung quốc thì doanh nghiệp Việt xuất
khẩu còn đối mặt với vấn đề thủ tục xuất khẩu hàng ván lạng cao su (Veneer) cũng
tương đối phức tạp, trước tiên ta cần nói về vấn đề thuế xuất khẩu ván lạng cao su
hay các ván lạng khác thì được áp thuế xuất khẩu là 10% với hs code venner là:
4408…về vấn đề có thuế xuất khẩu thì giá khai của chúng ta luôn ở mức nào để
được hải quan chấp nhận thì đó là vấn đề khó nói. Hiện tại các doanh nghiệp muốn
cạnh tranh được với các đối tác xuất khẩu khác như Maylaysia, Thái Lan.. thì
buộc bán giá thấp ở mức có khoản lời chấp nhận được thì khi làm thủ tục hải quan
lại áp với mức giá cao hơn.
Trong những năm gần đây Trung quốc vẫn là thị trường cung cấp ván lạng
lớn nhất cho Việt nam với kim ngạch đạt 9,23 triệu USD tăng 34% so với cùng kì
năm 2006. Ván lạng nhập từ Trung quốc gồm ván lạng gỗ sồi, ván lạng gỗ anh


đào….giá nhập khẩu ván lạng gỗ sồi trung bình ở mức 1.000 USD/m3, giá trị nhập
khẩu ván lạng gỗ anh đào ở mức 636 USD/m3. Kế đến là thị trường Đài Loan với
kim ngạch nhập khẩu đạt 7,44 triệu USD tăng 51% so với cùng kì năm 2006. Các
chủng loại gỗ ván lạng gỗ nhập từ thị trường này chủ yếu là ván lạng gỗ Anh đào,
gỗ Thích ….. Giá nhập khẩu gỗ ván lạng Anh đào trung bình ở mức 1.315
USD/m3. Thị trường thứ 3 là thị trường Mỹ tuy nhiên nhập khẩu ván lạng gỗ từ
thị trường Mỹ đang giảm mạnh, giảm 41% so với cùng kì kim ngạch nhập khẩu

đạt 1,95 triệu USD. Các chủng loại ván lạng gỗ của Mỹ như Ĩc chó, Anh đào.
Ngồi những thị trường cung cấp chủ yếu 88% ván lạng cho thị trường Việt nam,
ván lạng còn được nhập khẩu từ thị trường Anh, Pháp, Ý, Malaysia [6].
Nhờ có rất nhiều ưu điểm nên ván lạng gỗ được sử dụng nhiều trong công
nghệ sản xuất ván nhân tạo. Chủ yếu dùng ván lạng để phủ bề mặt ván nhân tạo
như ván dán, ván MDF….tạo cho sản phẩm có tính thẩm mĩ cao.
Qua những thống kê ở trên ta có thể thấy xu hướng phát triển của ván lạng
trong những năm gần đây là rất khả quan.
Ván lạng hiện nay ít được sản xuất ở nước ta, nguồn nguyên liệu về ván
lạng đa số được nhập từ nước ngoài vào trong nước, do nhu cầu về ván lạng đang
gia tăng tại thị trường trong nước.
1.3. Tổng quan về công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hồng ngọc
Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hồng Ngọc có trụ sở chính đặt tại
khu cơng nghiệp Thanh bình, huyện Chợ mới, thành phố Bắc Kạn. Tiền thân là
Công ty cổ phần nhà nước và bắt đầu chính thức sản xuất từ tháng 5/2009, đến
nay Hồng Ngọc đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất khẩu
gỗ và trở thành một trong những doanh nghiệp về gỗ lớn của tỉnh Bắc Kạn. Các
sản phẩm đồ gỗ do Hồng Ngọc sản xuất đã có mặt ở thị trường Nhật bản, Hàn
quốc, Malayxia. Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hồng Ngọc có diện tích
15.000m2 và đội ngũ hơn 200 nhân viên và công nhân, nhà máy sử dụng dây
chuyền sản xuất nhập khẩu theo tiêu chuẩn chất lượng Malaysia. Những sản phẩm


của Hồng Ngọc đáp ứng được những điều kiện khắt khe trong nước và quốc tế.
Hiện tại nhà máy gỗ dán Hồng Ngọc sản xuất những mặt hàng chủ đạo như ván
dán, ván dán phủ film, ván dán phủ melamine. Với công suất lên tới 50.000 m3/
năm, các sản phẩm của Hồng Ngọc đã và đang cung cấp cho nhiều thị trường lớn
trên thế giới [4].
Hiện nay khi nhu cầu sử dụng ván nhân tạo được dán phủ bề mặt là phổ
biến có rất nhiều chủng loại ván khác nhau: Ván dán trên thị trường khi sử dụng

thường được phủ ván lạng gỗ, giấy trang trí hay phủ film……
Ván dán là một trong những loại hình cơng nghệ ván nhân tạo được áp dụng
rộng rãi trong sản xuất. Trong những năm gần đây việc mở rộng công nghệ sản
xuất ván nhân tạo đang được phát triển phổ biến vì giá thành của nó rất phù hợp
với nền kinh tế đang phát triển như nước ta.
Việc lựa chọn tấm trang trí thế nào cho phù hợp với giá cả thị trường đáp
ứng được nhu cầu phục vụ cho các nhà sản xuất.
Về sản xuất có nhiều doanh nghiệp nói chung và nhà máy nói riêng đã tiến
hành dán phủ trang trí bề mặt ván dán, nhưng hiện tại chưa quan tâm về vấn đề
chất lượng, sử dụng lượng keo bao nhiêu, chế độ ép như thế nào, vì vậy mà các
sản phẩm sau khi dán phủ rất dễ bị bong tách, độ bền cũng như tính thẩm mỹ của
sản phẩm khơng cao. Do đó cần phải có đánh giá thực trạng cụ thể về sử dụng keo
như thế nào cho hợp lí, chất lượng của keo có phù hợp, thơng số chế độ dán ép,
thời gian ép, điều kiện ép và dán phủ mặt cho ván dán.
Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế và trong khu vực. Kinh tế mở cửa tự
do giao thương hàng hóa nhằm đẩy mạnh thị trường tiêu thụ và nâng cao chất
lượng, đặc biệt yêu cầu bức thiết nhất là hàm lượng formaldehyl phải tự do đạt
ngưỡng yêu cầu để vươn ra các thị trường khó tính như Mỹ và EU.
Kết luận: Qua các nghiên cứu trên thế giới, trong nước và thực trạng ở nhà
máy Hông Ngọc , vấn đề nghiên cứu của đề tài: ”Đánh giá thực trạng và đề xuất


giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất ván dán tại Công Ty TNHH sản xuất và
thương mại Hồng ngọc” là cần thiết và có ý nghĩa.


CHƯƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP,
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất ván
dán tại nhà máy thuộc công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng ngọc.
Đề xuất giải pháp cải tiến q trình cơng nghệ sản xuất trên để cải thiện
năng suất và chất lượng sản phẩm.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất ván dán và phủ film, ván lạng
lên bề mặt ván dán tại Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hồng Ngọc.
2.3. Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá chất lượng nguyên liệu ván dán (Làm ván cốt) và ván phủ mặt:
Đánh giá lại dây chuyền máy móc thiết bị hiện và có nâng cấp cải tiến để nâng
cao chất lượng.
+ Đánh giá thông số công nghệ và thiết bị của quá trình dán phủ lớp trang
sức lên bề mặt ván dán từ đó đề xuất giải pháp cơng nghệ hợp lý nhằm hạn chế
khuyết tật và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp khảo sát thực tế: Sử dụng để điều tra khảo sát thực tế chất
lượng nguyên liệu và dây chuyền cơng nghệ của q trình sản xuất ván dán
+ Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng để điều tra, phỏng vấn cán bộ cơng
nhân nhà máy để tìm hiểu về quy trình cơng nghệ.
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu lý thuyết về ván dán qua
các tài liệu đã được công bố.


2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất
ván dán tại nhà máy thuộc công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng ngọc góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất cho
nhà máy.



×