Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Khao sat tình hinh benh viem da tren cho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI THÚ Y
****************

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP
TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y
BS. HUỲNH ANH - BIÊN HÒA

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh
Sinh viên thực hiện : VÕ THỊ BÍCH HẠNH
Lớp: DH16TY
Ngành: Bác sĩ Thú Y
Niên Khóa: 2016-2021

Tháng 6/2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI THÚ Y
****************

VÕ THỊ BÍCH HẠNH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP
TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y


BS. HUỲNH ANH - BIÊN HÒA

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh

Tháng 6/2021

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Võ Thị Bích Hạnh
Tên đề tài : “Khảo sát tình hình và ghi nhận kết quả điều trị một số bệnh
về da thường gặp trên chó tại phịng khám Thú y BS.Huỳnh Anh , Biên Hồ,
Đồng Nai”.
Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chám thi tốt nghiệp khoa ngày …..
tháng…..năm………
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn ba, mẹ, gia đình và bạn bè của tơi đã ln bên cạnh ,
ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ tôi khi gặp khó khăn khi học xa nhà.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, q thầy cơ trong Khoa Chăn Ni Thú Y đã tận tình truyền đạt

những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiển cho tơi trong suốt khố học.
Xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh đã hết
lịng giúp đỡ tơi hoàn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cám ơn toàn thể bác sĩ thú y tại Phòng khám Thú y
BS.Huỳnh Anh đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực tập.

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Bích Hạnh

iii


TĨM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình và ghi nhận kết quả điều trị một số bệnh về
da thường gặp trên chó tại phịng khám Thú y BS.Huỳnh Anh , Biên Hoà,
Đồng Nai” được thực hiện từ ngày01/03/2021 đến ngày 30/05/2021. Mục tiêu của
đề tài nhằm nhằm xác định mức ảnh hưởng của bệnh về da đến vật nuôi, các yếu tố
gây bệnh, đồng thời ghi nhận hiệu quả điều trị tại phòng khám. Bằng phương pháp
khảo sát các dấu hiện lâm sàng và kết quả cận lâm sàng trên các mẫu da, lơng chó
mắc bệnh, kết quả được ghi nhận như sau:
Trong tổng số 1168 chó được mang đến khám tại phòng khám thú y
BS.Huỳnh Anh ghi nhận 127 ca nghi ngờ và xác định bị mắc bệnh về da, chiếm tỷ
lệ 10,87%, với các biểu hiện ngứa, mẩn đỏ, rụng lông, vảy da, mủ da và chảy dịch
nhầy.Kết quả xét nghiệm chó thấy tỷ lệ chó nhiễm Demodex là 25,2%, vi nấm
20,475%, Sarcoptes 7,09%, ung nang biểu bì 5,51% và nhiễm ve và bọ chét chiếm
18,90%. Bên canh đó, các bệnh da nghi do dị ứng , do dinh dưỡng, cũng như các
trường hợp khác không xác định rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ tương đối cao. Các yếu
tố về lứa tuổi, giống, giới tính, độ dài lơng, loại thức ăn có liên quan đến tỷ lệ chó
mắc bệnh da. Tỷ lệ chó bị nhiễm Demodex cao nhất ở lứa tuổi dưới 1 năm tuổi

chiếm 65,63% và ở giống chó ngoại chiếm 71,88%. Tỷ lệ chó nhiễm nấm cao nhất
ở lứa tuổi từ 1 đến 5 năm tuổi chiếm 53,85% ,chó nhóm chó lơng dài >5 cm với
65,38% và trên chó ngoại chiếm 57,69%. Tỷ lệ chó mắc u nang biểu bì cao nhất ở
chó nội và chó lơng ngắn (< 5cm) chiếm 100%. Chó nhiễm Sarcoptes tỷ lệ cao ở
giống chó ngoại (66,67%). Tỷ lệ chó bị nhiễm ve và bọ chét cao nhất ở lứa tuổi từ 1
đến 5 năm tuổi (54,17%) và ở giống chó nội (66,67%). Ngồi ra, chó mắc các bệnh
khác cũng chiếm tỷ lệ cao ở chó từ 1 đến 5 năm tuổi (48,28%).
Kết quả điều trị bệnh da trên chó khá cao với tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất trên
chó mắc bệnh u nang biểu bì, tỷ lệ phẩu thuật 100%, vết thương tiến triển tốt
(85,71%) và tỷ lệ tái phát bệnh là 0%. Tỷ lệ điều trị bệnh do nhiễm ve và bọ chét
chiêm 91,67%, kế đến là nấm (82,25%), Demodex (72%) và Sarcoptes (71.43%).

iv


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................ii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................iii
TÓM TẮT..................................................................................................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU.........................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2 Mục đích...............................................................................................................2
1.3 Yêu cầu.................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...........................................................................................3
2.1 Sơ lược cấu trúc da và chức năng da....................................................................3
2.1.1 Da và các bộ phận phụ thuộc.............................................................................3
2.1.1.1 Hình thái da.....................................................................................................3

2.1.1.2 Cấu trúc da......................................................................................................3
2.1.1.3 Các bộ phận phụ thuộc da...............................................................................5
2.1.2 Chức năng chung của da....................................................................................5
2.2 Một số bệnh về da thường gặp trên chó................................................................6
2.2.1 Nhiễm trùng da do vi khuẩn (Pydermas)...........................................................6
2.2.2 Viêm da do ghẻ..................................................................................................7
2.2.2.1 Viêm da do Demodex.....................................................................................7
2.2.2.2 Viêm da do Sarcoptes.....................................................................................9
2.2.3 Nấm da.............................................................................................................11
2.2.3.1 Bệnh nấm da bề mặt (Demarphytosis).........................................................11
2.2.3.2 Nhiễm nấm men Malassezia.........................................................................13
2.2.4 Bệnh u nag biểu bì da (Dermoid Sinus)...........................................................14
2.2.5 Ve.....................................................................................................................15
2.2.6 Bọ chét.............................................................................................................16

v


2.2.7 Rụng lông do nội tiết tố..................................................................................17
2.2.7.1 Bội estrogen (Hyperestrogenism).................................................................17
2.2.7.2 Thiểu năng tuyến giáp (Hypothyroidism).....................................................17
2.2.8 Các bệnh khác..................................................................................................18
2.2.8.1 Viêm da tiết bã nhờn:....................................................................................18
2.2.8.2 Viêm da dị ứng.............................................................................................18
2.2.8.3 Thiếu dinh dưỡng: một số nguyên nhân và triệu chứng như bảng sau:........18
2.3 Lược duyệt một số cơng trình nghiên cứu có liên quan......................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................20
3.1 Thời gian và địa điểm.........................................................................................20
3.2 Đối tượng khảo sát..............................................................................................20
3.3 Nội dung và các chỉ tiêu khảo sát.......................................................................20

3.3.1 Nội dung khảo sát...........................................................................................20
3.3.2 Các chỉ tiêu khảo sát........................................................................................20
3.4 Dụng cụ và hóa chất............................................................................................20
3.5 Phương pháp khảo sát.........................................................................................21
3.5.1 Thu thập thông tin và khám lâm sàng..............................................................21
3.5.2 Phương pháp cạo da (skin scrappings)............................................................21
3.5.3 Phương pháp xét nghiệm nấm bằng đèn Wood (Wood’s lamp)......................22
3.5.4 phương pháp xét nghiệm tế bào học ( cytology )............................................22
3.5.5 Liệu trình điều trị viêm da nghi ngờ do vi khuẩn, bệnh do demodex, nấm da và
bệnh u nang biểu bì tại phịng khám.........................................................................23
3.5.5.1 Chó nhiễm khuẩn..........................................................................................23
3.5.5.2 Chó nhiễm Demodex canis..........................................................................23
3.5.5.3 Chó nhiễm nấm.............................................................................................23
3.5.5.4 Chó bệnh u nang biểu bì...............................................................................24
3.5.5.5 Chó nhiễm ve, bọ chét..................................................................................24
3.5.5.6 Chó nhiễm Sarcoptes....................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................26

vi


4.1 Tỉ lệ chó bị bệnh da.............................................................................................26
4.2 Tỉ lệ các nhóm bệnh da trên chó.........................................................................26
4.3 Ghi nhận một số triệu chứng lâm sàng các loại bệnh da trên chó......................28
4.3.1 Bệnh da do Demodex.......................................................................................28
4.3.2 Bệnh da do nấm...............................................................................................29
4.3.3 Bệnh da do u nang biểu bì...............................................................................31
4.3.4 Bệnh da do nhiễm Sarcoptes...........................................................................32
4.3.5 Bệnh da do nhiễm ve và bọ chét......................................................................33
4.3.6 Bệnh da nghi bị dị ứng.....................................................................................33

4.4 Tình hình chó bệnh theo giới tính, độ tuổi, giống và dộ dài lơng.......................34
4.4.1 Tỉ lệ chó mắc bệnh da theo lứa tuổi.................................................................34
4.3.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo giống...................................................................35
4.3.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo giới tính...............................................................36
4.3.4 Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo độ dài của lông....................................................37
4.4 Kết quả điều trị bệnh da trên chó........................................................................38
4.4.1 Chó nhiễm Demodex.......................................................................................38
4.4.2 Chó nhiễm Sarcoptes.......................................................................................39
4.4.3 Chó nhiễm nấm................................................................................................39
4.4.4 Chó bệnh u nang biểu bì..................................................................................40
4.4.5 Chó nhiễm ve và bọ chét..................................................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................41
5.1 Kết luận...............................................................................................................41
5.2 Đề nghị................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................43

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Một số nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm da do thiếu dinh dưỡng.18
Bảng 4.1 Tỉ kệ các nhóm bệnh da (n= 127)............................................................26
Bảng 4.2 Tỉ lệ chó mắc bệnh da theo lứa tuổi..........................................................34
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo giống............................................................35
Bảng 4.4 Tỉ lệ chó mắc bệnh về da theo giới tính....................................................36
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó bệnh về da theo độ dài của lơng................................................37
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ các nhóm bệnh da trên chó 27

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo của da............................................................................................3
Hình 2.2: Demodex canis...........................................................................................8
Hình 2.3: Ghẻ Sarcoptes scabiei.............................................................................10
Hình 2.4: Hình Microsporum canis với nhiều bào tử dính ở đốt.............................12
Hình 2.5: Malassezia pachydermatis từ mẫu bệnh tai chó.......................................13
Hình 2.6: U nang biểu bì với khối u trên da và một điểm lõm ở giữa....................14
Hình 2.7: Vịng đời của ve.......................................................................................15
Hình 2.8: Vịng đời của bọ chét...............................................................................16
Hình 4.1: Chó bị rung lơng do Demodex sp.............................................................29
Hình 4.2: Demodex sp.............................................................................................29
Hình 4.3: Chó bị rụng lơng và có vảy do nấm.........................................................30
Hình 4.4: Nấm Microsporum canis..........................................................................30
Hình 4.5: Nấm Malassezia.......................................................................................31
Hình 4.6: Khối u tích dịch do u nang biểu bì...........................................................31
Hình 4.7: Tai chó bị sưng và đỏ do nhiễm Sarcoptes..............................................32
Hình 4.8: Sarcoptes trên chó....................................................................................32
Hình 4.9: Chó bị rụng lơng tồn thân do nhiễm bọ chét..........................................33
Hình 4.10: Biểu hiện bệnh da trên chó nhiễm Demodex qua các tuần.....................39
Hình 4.11: Chó bị u nang biểu bì trước và sau khi phẩu thuật................................40

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, phong trào nuôi chó đặc biệt là ni
chó kiểng đang phát triển ở nhiều nơi của Việt Nam.

Chó là con vật được thuần hóa rất sớm, nó ln gắng
liền với các thành viên trong gia đình, là một phần
khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân.
Vì thế, vấn đề chăm sóc sức khỏe thú ni ngày càng
được chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên, bệnh về da trên
chó lại ít được chú ý đúng mức vì bệnh hiếm khi gây tử
vong cho con vật. Các hội chứng bệnh về da có thể tìm
thấy ở các giống, lứa tuổi chó khác nhau và biểu hiện
bệnh thì rất đa dạng, phức tạp, gây khơng ít khó khăn
trong điều trị, gây khó chịu ảnh hưởng đến đời sống
bình thường của bản thân con vật và mơi trường
sống của con người.
Các bệnh ngồi da có thể do các tác nhân từ mơi
trường ngồi như virus, vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng
hay bắt nguồn từ những nguyên nhân bên trong như dị
ứng, rối loạn nội tiết tố, dinh dưỡng, di truyền hoặc thậm
chí là cách chăm sóc thú khơng phù hợp. Tuy ngun
nhân gây bệnh rất khác nhau nhưng biểu hiện bệnh thì
giới hạn thành nhóm triệu chứng như: ngứa, rụng lơng,
lỡ lt, hơi da, gây khó khăn trong cơng tác chẩn. Do đó,

1


để xác định nguyên nhân cần thực hiện chẩn đoán chính
xác, nhanh chóng đem lại hiệu quả điều trị cao, ít tốn
kém và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ thú.
Nhằm đánh giá tình hình bệnh về da trên chó,
dưới sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại
học Nông Lâm Tp. HCM, và sự hướng dẫn của cô Bùi

Ngọc Thúy Linh,chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát
tình hình và ghi nhận kết quả điều trị một số bệnh về da
trên chó tại phịng khám thú y BS. Huỳnh Anh- Biên
Hịa”.
1.2 Mục đích
Đánh giá tình hình bệnh về da trên chó và các yếu
tố ảnh hưởng đến bệnh.
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh về da trên chó.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận các trường hợp bệnh về da
trên chó.
Ghi nhận hiệu quả điều trị bệnh

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược cấu trúc da và chức năng da
2.1.1 Da và các bộ phận phụ thuộc
2.1.1.1 Hình thái da
Da ở lưng, bụng, các chi dày hơn da ở mơi, mí
mắt, các lỗ tự nhiên ( miệng, hậu môn, âm hộ…) da rất
bền nên bảo vệ cơ thể ở bên trong, vì thế trong nhiều
trường hợp cơ ở bên trong bị tổn thương mà da khơng bị
rách.
Da có nàu sắc khác nhau do có tế bào sắc tố.
Ngồi ra, da cịn có lơng, màu sắc lơng cũng khác nhau
tùy loài gia súc.
2.1.1.2 Cấu trúc da

Da cấu tạo gồm 3 nhóm chính: lớp biểu bì, lớp bì
và lớp hạ bì ( theo Romich, 2009)

3


Hình 2.1: Cấu tạo của da
Lớp biểu bì nằm ở phía ngồi cùng hay trên cùng
của da. Cấu tạo gồm các tế bào mơ dẹt, hình vảy nằm
xếp chơng lên nhau thành nhiều tầng và khơng có mạch
máu. Tầng tế bào nền (stratum basale) là tầng sâu nhất
của lớp biểu bì, gồm các tế bào biểu mơ hình khối xếp
thành từng dãy. Các tế bào này liên tục phân chia và đẩy
lên trên, giúp thay thế dần các tế bào bong tróc trên bề
mặt biểu bì. Các tế bào này nằm trên một lớp màng đáy
ngăn cách với lớp bì. Theo Ackerman(2008), đây là vị trí
xảy ra một số quá trình bệnh tự miễn quan trọng như
bệnh ban đỏ lupus (lupus erythematosus), bullous
pemphigoid, viêm da cơ( dermatomyositis).. Tâng tế bào
nền cũng chứa các tế bào tạo melanin có vai trị trong
việc hình thành sắc tố da, tránh tác động có hại từ tia cực
tím mặt trời. Trong các tầng tiếp theo, các tế bào sẽ đẩy
dần lên trên, càng lên cao chúng càng ngấm dần keratin

4


và thối hóa dần các bào quan . Ngồi cùng là tầng sừng
(statum corneum) gồm các tế bào chết, hóa keratin hoàn
toàn, ép chặt với nhau tạo rào chắn vững chắc cho cở thể

và giúp da chống thấm nước. Các tế bào ở trên liên tục
bong ra và được thay thế bởi lớp tế bào bên dưới. Tốc độ
thay thế bị ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng. hormone,
các yếu tố của mô, các tế bào miễn dịch trong da và bởi
gene. Bệnh và viễm nhiễm cũng làm thay đổi sự tăng
trưởng tế bào và keratin hóa.
Lớp bì nằm trực tiếpbên dưới lớp biểu bì, gồm
các mạch máu và mạch bạch huyết, sợi thần kinh và các
cơ quan cần thiết cho da. Lớp bì chứa mơ liên kết gồm
các tế bào sợi (fibroblasts) giúp sản xuất collagen và
chất nền , các đại thực bào ở mô và tế bào mast tham gia
vào quá trình viêm và lành vết thương.
Lớp hạ bì hay lớp mỡ dưới da có cấu tạo mơ liên
kết, chứa một lượng lớn tế bào mỡ tham gia sản xuất
lipid, có vai trị như một lớp cách li, dự trữ dịch, điện
giải, năng lượng và hấp thu sốc. Lớp này là nơi xảy ra
của một số quá trình bệnh đặc trưng (như nốt viêm dưới
da), hoặc liên quan đến một số rối loạn khác (bao gồm
vài dạng của lupus erythematosus, nhiều bệnh do vi sinh
vật (nấm) và sự lan rộng của bệnh da sâu)
(Ackerman,2008).

2.1.1.3 Các bộ phận phụ thuộc da
Các bộ phận phụ thuộc da gồm nang lông, các
tuyến mồ hơi, tuyến nhờn và móng vuốt.

5


Lơng là cấu trúc khơng có sự sống, phần sừng bên

ngoài gồm một hoặc vài lớp tế bào chết đã hóa keratin.
Những tế bào có tủy lơng tạo nên chết keratin hóa lỏng
lẻo. Lơng được tạo bởi phần nang lơng. Nang lơng có
vài lớp tế bào biểu mơ, được bao bọc bởi nhú mơ liên
kết từ lớp bì, đây là nơi cung cấp dinh dưỡng cho lơng
phát triển. Trên chó có các nang lơng kép, mỗi nang
chính kèm theo 3 đến 15 lông thứ cấp nhỏ hơn trong
cùng một lỗ chân lông. Tốc độ mọc lông ảnh hưởng bởi
dinh dưỡng, hormone và thời tiết. Chó có thể thay lơng
khi nhiệt độ và ánh sáng thay đổi. Kích thước, hình
dạng và chiều dài lông được quy định bởi gene và
hormone. Bộ lông giúp bảo vệ khỏi tác động các tác
động vật lý và tia cực tím, đồng thời chống thấm nước
và điều hòa thân nhiệt.
Các tuyến nhờn sản xuất ra bã dầu, là hỗn hợp các
acid béo, vào trong nang lông và lên bề mặt da. Trên
chó, các tuyến này tập trung phần bàn chân, sau cổ,
mông, cằm và đuôi. Bã dầu giúp da chó mềm, ẩm, trơn
lơng đồng thời ức chế vi khuẩn phát triển.
Các tuyến mồ hôi bắt đầu từ bì và đổ chất tiết ra
bề mặt da. Tuyến khơng liên quan đến nang lơng, Trên
chó, tuyến tập trung trên chân và đóng vai trị nhỏ trong
làm mát cơ thể và bài tiết muối. Hoạt động của tuyến
được điều hòa bởi sợi thần kinh giao cảm hướng
cholinergic.
2.1.2 Chức năng chung của da

6



- Bảo vệ cơ thể trước các tác nhân cơ học, hóa
học, tác động bất lợi của tia cực tím từ mặt trời và ngăn
ngừa vi sinh vật xâm nhập.
- Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, cảm giác
đau và tiếp xúc.
- Truyền các tin hiệu hóa học ra xung quanh.
- Điều hòa thân nhiệt, thải độc.
- Ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể.
- Dự trự mỡ và nước.
- Tổng hợp 7-dehydrocholesterol để tạo vitamin
D3 cho cơ thể.
2.2 Một số bệnh về da thường gặp trên chó
2.2.1 Nhiễm trùng da do vi khuẩn (Pydermas)
Theo

Ackerman

(2008),

Staphylococcus

intermedius là vi khuẩn quan trọng nhất trong các ca
nhiễm trùng có mủ trên chó. Vi khuẩn này thường trú
ngụ trên cơ thể chó khỏe mạnh. Phần lớn ở chó xuất hiện
các chủng Staphylococcus riêng biệt chính nó. Chúng
có thể tìm thấy ở hậu môn, đường sinh dục, nứu rang và
kết mạc mắt. Theo Nguyễn Tất Toàn (2004), một số vi
khuẩn khác gây nhiễm trùng da trên chó gồm pyogenic
streptococci, Pseudomonas aeruginosa, các vi khuẩn cơ
hội khác như fecal streptococci, coliform, Proteus,

Diphtheroids. Nhiễm trùng da cũng thỉnh thoảng do các
vi khuẩn Pasteurella multocida, Escherichia coli
(Nguyễn Như Ý, 2012). Ngoài ra Staphylococcus
schleiferi cũng là mầm bệnh đáng quan trọng ở chó do
xuất hiện đề kháng với methicillin và fluoroquinolone từ
một số chủng phân lập.

7


Các vi khuẩn trên chó thể xâm nhập vào da qua
nhiều đường, chủ yếu là các nang lông. Nhưng để gây
bệnh, chúng phải được hỗ trợ bở bất cứ quá trình nào
làm xáo trộn chức năng phịng thủ của da như: các vết
trầy xước, sự mất trật tự của lớp biểu bì do viêm nhiễm,
các quá trình ảnh hưởng nhiệt độ cục bộ và độ ẩm tương
đối của da, các bệnh gây tăng sinh lớp biểu bì làm xáo
trộn các tế bào chứa keratin hoặc các bệnh tiềm ẩn hủy
hoại chức năng miễn dịch của da.
Nhiễm trùng da có thể phân chia dựa trên độ sâu
(bề mặt, mức trung gian và độ sâu). Nhiễm trùng da bề
mặt liên quan đến lớp biểu bì và các phần chất xa của
nang lơng, chẳng hạn như viêm da mủ do chấn thương
(pyotraumatic dermatitis), viêm da mủ vùng kẽ( fold
pyodermas) và viêm da mủ trên chó con (juvenile
pustular dermatitis). Nhiễm trùng da mức trung gian xảy
ra khi các vi khuẩn xâm nhập sâu hơn, phần lớn thường
dẫn đến viêm nang lông và viêm quanh nang lông. Đây
thương là tác động phụ của dị ứng, nhiễm ký sinh trùng,
rối loạn keratin hóa và các rối loạn chuyển hóa. Nhiễm

trùng da sâu xảy ra ở các cấu trúc sâu hơn ở lớp bì và lớp
mỡ dưới da. Các bệnh gây ra nhiễm trùng da sâu hoặc là
do tiến triển từ nhiễm trùng trung gian, sự phá vỡ chức
năng miễn dịch hoặc do sự xâm nhập của mầm bệnh
nguy hiểm hơn Staphylococcus intermedius.
Theo Moriello và ctv (2011), dấu hiệu phổ biến
nhất của viêm da do vi khuẩn là da tróc vảy và các lớp
vảy thường bị lơng xun qua. Tình trạng ngứa rất đa
dạng. Ở chó, nhiễm trùng da bề mặt thường có các mảng

8


trụi lơng, viền đỏ quanh lơng và đóng vảy trên da. Các
giống lơng ngắn thường có nhiều vết đỏ tương tự như
phát ban, lông dựng lên do viêm trong và xung quanh
nang lông. Khác với phát ban, các lông này dễ nhổ bỏ.
Rụng lông thành các mảng trụi nhở ở các vị trí nhiễm. Ở
viền ở các mảng rụng lơng, da có thể đỏ và sung.
Nhiễm trùng da sâu làm chó đau, xuất hiện các
lớp mày, rỉ máu và mủ. Các triệu chứng khác như đỏ,
sưng loét, đóng vảy và mủ. Các triệu chứng khác như
đỏ, sưng, loét, đóng vảy và xuất hiện các nang dịch nhỏ.
Các vị trí thường dễ bị trước mõm, cằm, khuỷu chân và
giữa các ngón.
2.2.2 Viêm da do ghẻ
Bệnh ghẻ (mange) trên chó thường dó 2 giống: Demodex và Sarcoptes.
2.2.2.1 Viêm da do Demodex
Phân loại học: (Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh, 2018)
˗


Ngành: Arthoropoda

˗

Bộ : Arachnida

˗

Phân bộ: Prostigmate (Phân bộ nhị mạt)

˗

Họ: Demodicidae (Mị bao lơng)

˗

Chi: Demodex
Theo Lê Hữu Khương (2012), mỗi lồi gia súc có
một lồi mị riêng. Trên chó, ta có thể gặp một số lồi
mị như Demodex canis, Demodex injai và Demodex
cornei.
Cơ thể Demodex được chia thành 2 phần chính:
đầu- ngực và bụng, với bụng mang 4 đôi chân nhưng
tiêu giảm rất ngắn. Kích thước khoảng 0,1- 0,39 mm.

9


Hình 2.2: Demodex canis

(Nguồn: />
Chu kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu
trùng, thiếu trùng, trưởng thành, cần thời gian là 21-28
ngày. Ấu trùng có 3 đơi chân. Thiếu trùng ( có 2 giai
đoạn là protonymph và nymph) và trưởng thành có 4 đơi
chân. Mỗi đơi chân có 5 đốt. . Các giai đoạn phát triển
hoàn toàn trên cơ thể thú.
Bệnh truyền lây củ yếu do tiếp xúc. Bệnh xảy ra
hầu hết mọi lứa tuổi. Thú non có thể nhiễm Demodex từ
thú mẹ vài ngày sau sinh và tỉ lệ nhiễm tăng dần khi tiếp
xúc với thú già.
Mỗi giai đoạn của Demodex đều ký sinh ở trong
bao lông và tuyến nhờn. Ngồi ra chúng cịn ký sinh
trong tuyến mồ hôi, tuyến mỡ và các hạch dưới da.
( Nguyễn Văn Khanh, 2018).
Loài Demodex cornei thường được phát hiện ở
tầng sừng của lớp biểu bì ( Izdebska,2010).
Theo Nguyễn Văn Khanh (2018), từ khi thú cịn
nhỏ có thể mang Demodex nhưng chưa phát bệnh, khi

10



×