Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thiết kế bộ sản phẩm bàn ghế phòng khách cho không gian nội thất lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN

----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ BỘ BÀN GHẾ PHỊNG KHÁCH THEO KHƠNG GIAN
NỘI THẤT LỰA CHỌN

Ngành

:

Chế biến lâm sản

Mã ngành

:

101

Giáo viên hướng dẫn : TS.HS: Lý Tuấn Trường
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Bình

Khố học

: 2009 - 2013

Hà Nội - 2013




LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn
tới trường ĐHLN đã tạo cơ sở pháp lý để em thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo cán bộ trong khoa CBLS,
trung tâm thông tin khoa học và thư viện, các phòng ban trực thuộc trường
ĐHLN đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Xin
gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, người thân đã luôn bên tôi giúp đỡ tơi, động
viên tơi những lúc khó khăn nhất.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo: TS.HS Lý
Tuấn Trường, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo cho em hồn
thành khóa luận này.
Do trình độ bản thân cịn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong nghiên
cứu nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cơ giáo để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Bình


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Chiều cao của một số loại bàn ........................................................... 5
Bảng 2.2 Kích thước ghế nghỉ ngơi kiểu nhẹ tiện lợi ..................................... 19
Bảng 2.3 Kích thước ghế nghỉ ngơi tiêu chuẩn............................................... 19
Bảng 2.4 Kích thước phù hợp của tay tựa....................................................... 19
Bảng 3.1 Thống kê chi tiết cho sản phẩm Bàn ............................................... 37

Bảng 3.2 Tính tốn ngun vật liệu của từng chi tiết sản phẩm Bàn ............. 38
Bảng 3.3 Bảng lưu trình cơng nghệ cho sản phẩm bàn .................................. 39
Bảng 3.4 Bảng thống kê chi tiết chân ghế sofa đơn........................................ 41
Bảng 3.5 Bảng thống kê chi tiết lưng tựa ghế sofa đơn .................................. 42
Bảng 3.6 Bảng thống kê chi tiết giá đỡ mặt ngồi ghế sofa đơn ...................... 43
Bảng 3.7 Tính tốn ngun vật liệu của từng chi tiết Ghế sofa đơn............... 44
Bảng 3.8 Bảng lưu trình cơng nghệ cho sản phẩm Ghế sofa đơn .................. 45
Bảng 3.9 Bảng liệt kê chi tiết chân ghế sofa ba ............................................. 47
Bảng 3.10 Bảng liệt kê chi tiết lưng tựa Ghế sofa ba .................................... 48
Bảng 3.11 Bảng liệt kê chi tiết giá đỡ mặt ngồi ghế sofa ba ......................... 49
Bảng 3.12 Tính toán nguyên vật liệu của từng chi tiết Ghế sofa ba ............... 51
Bảng 3.13 Bảng lưu trình cơng nghệ cho sản phẩm Ghế sofa ba .................. 52
Bảng 3.14 Bảng thống kê các phụ kiện liên kết sản phẩm bàn ghế ............... 50
Bảng 3.15 Bảng tính giá thành gỗ dùng cho sản phẩm.................................. 50


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Góc độ của ghế ngồi và các tư thế nghỉ ngơi khác nhau ................. 14
Hình 2.2 Góc tựa và điểm đỡ .......................................................................... 15
Hình 2.3 Đường cong của ghế và cơ thể con người........................................ 16
Hình 2.4 Phần lưng tựa khơng thích hợp ........................................................ 16
Hình 2.5 Khoảng cách giữa tay vịn khơng thích hợp ..................................... 18
Hình 2.6 Mẫu bàn ghế với khơng gian phịng khách kiểu Á đơng ................ 21
Hình 2.7 Mẫu bàn ghế với khơng gian phịng khách kiểu Phương Tây ......... 22
Hình 2.8 Mẫu bàn ghế với khơng gian phịng khách kiểu Trung Quốc ......... 22
Hình 2.9 Mẫu bàn ghế với khơng gian phịng khách hiện đại ........................ 23
Hình 2.10 Bộ trường kỷ kiểu cổ...................................................................... 25
Hình 2.11 Bộ bàn ghế kiểu giả cổ ................................................................... 26
Hình 2.12 Mẫu bàn ghế hiện đại đơn giản về tạo hình ................................... 27

Hình 3.1 khơng gian nội thất lựa chọn ............................................................ 28
Hình 3.2 Khơng gian đã chọn với mẫu bàn ghế theo phương án nhứ nhất(view 1) ...29
Hình 3.3 Khơng gian đã chọn với mẫu bàn ghế theo phương án nhứ nhất(view 2) ...30
Hình 3.4 Khơng gian đã chọn với mẫu bàn ghế theo phương án nhứ hai ...... 32
Hình 3.5 Tổng thể sản phẩm với không gian nội thất lựa chọn(view 1) ........ 34
Hình 3.6 Tổng thể sản phẩm với khơng gian nội thất lựa chọn(view 2) ........ 34
Hình 3.7 Tổng thể sản phẩm với không gian nội thất lựa chọn(view 3) ........ 35
Hình 3.8 Bản vẽ lắp ráp sản phẩm bàn sofa .................................................... 36
Hình 3.9 Bản vẽ lắp ráp sản phẩm Ghế sofa đơn ............................................ 40
Hình 3.10 Bản vẽ lắp ráp sản phẩm Ghế sofa ba ............................................ 46


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHÓA LUẬN ........................................... 2
1.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 4
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................. 4
2.1.1 Nguyên lý cấu tạo chung của sản phẩm mộc dạng bàn ghế .............. 4
2.1.2 Yêu cầu đối với sản phẩm mộc trong phòng khách......................... 10
2.1.3 Yêu cầu đối với bàn ghế trong phòng khách ................................... 11
2.1.4 Yếu tố con người trong thiết kế bàn ghế ......................................... 11
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................. 20
2.2.1 Một số phương án thiết kế khơng gian nội thất phịng khách ......... 20
2.2.2 Sản phẩm bàn ghế trong phòng khách ............................................. 24

CHƢƠNG III: THIẾT KẾ SẢN PHẨM ..................................................... 27
3.1 Phân tích khơng gian nội thất lựa chọn.................................................. 27
3.1.1 Phương án thứ nhất .......................................................................... 29
3.1.2 Phương án thứ hai ............................................................................ 31
3.1.3 Tổng hợp phương án thiết kế ........................................................... 32
3.2 Thuyết minh thiết kế và trình bày bản vẽ .............................................. 33
3.2.1 Thuyết minh thiết kế ........................................................................ 33
3.2.2 Trình bày bản vẽ .............................................................................. 36
3.2.3 Thống kê các phụ kiện liên kết sản phẩm bản ghế .......................... 50
3.2.4 Tính tốn giá thành sản phẩm .......................................................... 50
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN .......................................................................... 54
4.1 Kết luận .................................................................................................. 54
4.2 Những vấn đề cịn thiếu sót trong đề tài ................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển cả về chất và lượng, nhu cầu của con
người ngày càng được nâng lên, biểu hiện cụ thể là mỗi cá nhân, gia đình khi
tìm kiếm một sản phẩm nào đó ngồi khai thác giá trị cơng năng thì họ cịn
xét đến giá trị thẩm mỹ của nó, họ tìm kiếm cho mình những sản phẩm hay
phương tiện khơng chỉ để sử dụng yếu tố công năng cơ bản, mà sản phẩm cịn
phải giúp đạt được hiệu quả cơng việc tốt nhất, nhanh nhất. Do đó, để tạo ra
các sản phẩm thỏa mãn cả nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, ngày
nay địi hỏi ở cơng tác thiết kế cho dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải
không ngừng tư duy, nghiên cứu sao cho sản phẩm của quá trình thiết kế khi
vận dụng vào quá trình sản xuất phải hàm chứa những giá trị cao nhất, điều
này rất cần thiết đối với ngành sản xuất đồ mộc.
Lĩnh vực sản xuất đồ mộc ngày nay khơng cịn là một lĩnh vực mới
mẻ đối với tất cả các nhà thiết kế, chỉ có điều trong thời đại hiện này địi hỏi

các nhà thiết kế phải khơng ngừng phát huy tư duy sáng tạo, ngồi việc kế
thừa có chọn lọc những giá trị tốt của cái cũ còn phải khơng ngừng khai thác
tìm kiếm để tạo ra những cái mới. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của con người.
Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước thì nhu cầu sử dụng gỗ ngày
càng cao. Nhất là gỗ được sử dụng trong nội thất thì ngày càng được ưa chuộng.
Trong cuộc sống hàng ngày, hầu như mỗi gia đình trong xã hội đều sử dụng
những sản phẩm Mộc gia dụng như bàn, ghế, giường, tủ như chứng tỏ rằng đồ
Mộc chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội cũng như trong thời đại đất nước
đang phát triển. Nhu cầu sử dụng đồ mộc ngày càng cao và được rất nhiều người
quan tâm. Để phù hợp với sự phát triển của xã hôi, phù hợp với nhận thức và
nhu cầu của con người thì rất nhiều sản phẩm mộc được ra đời.
Từ cơ sở trên, là sinh viên trường Đại học Lâm Nghiệp, chuyên ngành
thiết kế đồ mộc và nội thất, tôi xây dựng khóa luận với mong muốn tìm hiểu
thêm về cơng tác thiết kế đồ mộc ngày nay và vận dụng vào thiết kế một bộ
sản phẩm bàn ghế phòng khách để có điều kiên phát triển những kiến thức
mình học được trên ghế nhà trường. Được sự cho phép của khoa Chế biến lâm
sản, tơi thực hiện khóa luận với đề tài: “Thiết kế bộ bàn ghế phịng khách cho
khơng gian nội thất lựa chọn”
1


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KHÓA LUẬN

1.1 Mục tiêu nghiên cứu:
1.1.1 Mục tiêu tổng quát:
Đưa ra được hồ sơ thiết kế một bộ sản phẩm bàn ghế phòng khách phù
hợp với không gian nội thất lựa chọn.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể:

- Lựa chọn và phân tích được điều kiện, bối cảnh, không gian nội thất.
- Xác định được kiểu dáng, kết cấu, vật liệu phù hợp với công năng sử
dụng, đảm bảo tính thẩm mỹ và yêu cầu kinh tế.
- Thiết kế được bộ bàn ghế phòng khách, thể hiện được bộ sản phẩm
qua các bản vẽ.
- Xác định được lượng nguyên liệu và công nghệ gia công sản phẩm.
1.2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Bộ sản phẩm bàn ghế phịng khách
- Phạm vi nghiên cứu:
Tính tốn ngun vật liệu và kế hoạch thi công được thực hiện trên cơ
sở chọn trước trong thực tiễn ( chỉ dừng lại ở hồ sơ thiết kế mà không tiến
hành chế mẫu và sản xuất thử ).
Đưa ra mẫu thiết kế cho khơng gian phịng khách cụ thể đã chọn.
1.3 Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu thị trường bàn ghế cho khơng gian phịng khách và tình hình
sử dụng.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng không gian nội thất sử dụng sản
phẩm và yêu cầu của người sử dụng.

2


- Xác lập ý tưởng thiết kế, xây dựng, lựa chọn phương án tạo dáng và
kết cấu sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống bản vẽ, tính tốn ngun vật liệu, tính tốn giá
thành sản phẩm và lập kế hoạch thi công sản phẩm .
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chuyên gia kế thừa được sử dụng trong tìm hiểu, đánh
giá thị trường cũng như tình hình sử dụng sản phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu hình mẫu và tư duy logic được sử dụng

trong việc phân tích hiện trạng khơng gian sử dụng sản phẩm.
- Phương pháp đồ họa được sử dụng trong việc phác thảo sản phẩm,
đưa ra mẫu thiết kế và trình bày bản vẽ.

3


CHƢƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Nguyên lý cấu tạo chung của sản phẩm mộc dạng bàn ghế
a) Nguyên lý cấu tạo chung của bàn
Bàn là loại sản phẩm mộc mà công năng cơ bản là kê đặt. Bộ phận
chức năng chủ yếu là mặt bàn và kết cấu chủ yếu là liên kết chân mặt. Ngoài
ra, với từng chức năng riêng thì sản phẩm bàn cịn có thể thêm các bộ phận
khác như: Có thể thêm ngăn kéo để cất đựng, các vách ngăn để đựng, hay
phân chia tài liệu, để đồ dùng hay tận dụng mối liên kết của các thanh giằng
với chân để tạo thêm tấm mặt dưới để đặt các đồ dùng và các vật phẩm khác.
Về cơng năng và mục đích sử dụng bàn có thể sử dụng theo nhiều mục
đích khác nhau như: Bàn ăn, bàn làm việc, bàn họp, bàn trà, bàn hội nghị...
Về hình thức kết cấu và kiểu dáng cũng vì thế mà được thiết kế cho phù
hợp với từng mục đích sử dụng riêng. Với những yêu cầu sử dụng khác nhau,
các bộ phận của bàn cũng có những đặc điểm khác nhau rõ nét. Mặc dù vậy,
về cơ bản thì bàn có thể phân biệt theo các nhóm chủ yếu: (phân theo dạng
thức chân bàn)
-Bàn chân đơn
-Bàn chân trụ
-Bàn có vai
-Bàn chân tấm

-Bàn thùng
-Các dạng bàn đặc biệt khác

4


Bảng 2.1 Chiều cao của một số loại bàn
Loại bàn
- Bàn nhà bếp
- Bàn ăn
- Bàn trẻ em
- Bàn viết
- Bàn giáo viên
- Bàn vẽ
- Bàn đánh máy
- Bàn ăn uống ở tiệm ăn
+ Bàn ăn
+ Bàn uống
+ Bàn ăn đứng
- Bàn xa lông

Chiều cao (mm)
850
730
430-600
730
760
760
650


Mép dưới của vai
(mm)
620
380-500
620

30
680
1100
450-500

 Bàn chân đơn.
Bàn chân đơn là loại bàn có chân được liên kết trực tiếp vào mặt bàn
từng chiếc riêng lẻ. Giải pháp liên kết thường bằng ren hoặc mộng.
Nếu là liên kết mộng, thường thì chân được liên kết vào chi tiết phụ sau
đó mới liên kết vào bàn bằng cách đóng chi tiết phụ vào mặt dưới của bàn
(hoặc có thể dùng keo dán). Loại bàn chân đơn chỉ phù hợp với loại bàn nhỏ,
ít chịu lực.
Mặt bàn có thể có kết cấu dạng khung hoặc dạng tấm phẳng. Nhìn
chung hệ chân đơn chỉ hợp với mặt bàn có kết cấu dạng tấm phẳng hay kết
cấu khung ghép ván theo kiểu tương tự dạng tấm phẳng.
 Bàn chân trụ

5


Bàn chân trụ có kết cấu chân ở dạng rỗng hoặc đặc. Thơng thường, bàn
chỉ có một cột trụ ở giữa, mặt bàn có thể là hình trịn, hình elip hoặc hình
vng.
Phần dưới của trụ thường được liên kết với chân đế chữ thập hoặc đế

đỡ hình trịn để nâng cao tính ổn định của bàn.
Để liên kết mặt bàn vào chân, thường sử dụng các thanh chéo dưới mặt
bàn. Mặt bàn được liên kết với các thanh chéo bằng vít. Các thanh chéo được
liên kết vào trụ bằng vít hoặc đinh. Lắp ráp các thanh chéo vào chân trụ trước,
sau đó mới bắt vít mặt bàn vào các thanh chéo từ dưới lên.
Đế chân trụ thường có kết cấu chữ thập và tạo dáng sao cho giá trị thẩm
mỹ của bàn được nâng lên. Người ta cũng có thể sử dụng chân đế kim loại mạ
Crom hay Inox.
 Bàn có vai
Bàn có vai là loại bàn mà hệ chân của nó gồm các chân liên kết với
nhau bằng các vai rằng chính ở phía trên nối tiếp ráp với mặt bàn, tạo thành
kết cấu đỡ mặt bàn. Để hệ chân bàn được vững chắc, phía dưới chân cũng có
thể nối với nhau bởi các thanh giằng phụ.
Thông thường mặt bàn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vng, nhưng
cũng có thể là hình đa giác, hình bầu dục hoặc hình trịn. Mặt bàn cũng có thể
phân thành hai loại chính là mặt bàn cố định và mặt bàn di động. Bàn có vai
nói chung là chắc chắn và được ứng dụng nhiều.
Nếu vai bàn là gỗ tự nhiên thì khơng nên ứng dụng mộng chốt, nhất là
loại vai có chiều dày bé, bởi vì khi co dút hoặc giãn nở, vai có thể bị nứt. Để
thuận tiện cho trường hợp phải vận chuyển đi xa, chân bàn có thể liên kết
bằng các loại liên kết tháo rời (thường là liên kết bu lơng).
Nếu mặt bàn vng và kích thước khơng lớn lắm, có thể tạo nên chân
kiểu thanh giằng dưới mặt bàn, kết cấu vừa thanh thoát vừa chắc chắn.
6


Một số trường hợp chân bàn cong lượn, thậm chí có chạm trổ nhưng
chỉ sử dụng cho trường hợp đặc biệt.
Cấu tạo mặt bàn có thể là dạng khung hoặc tấm phẳng. Nếu dùng gỗ tự
nhiên để làm mặt bàn thì khơng hợp lí cả về mặt kĩ thuật cũng như nguyên tắc

tiết kiệm gỗ, tuy nhiên trong điều kiện cụ thể, có thể sử dụng nhưng phải chú
ý tới các hiện tượng co rút của mặt bàn.
Bên cạnh các loại bàn có mặt cố định, cịn có nhiều kiểu bàn có thể xếp
gấp được, có thể nới rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu sử dụng từng lúc.
 Bàn có kết cấu chân dạng tấm hồi
Đối với loại bàn này, để đảm bảo được sự ổn định, giữa các tấm hồi
phải có thanh giằng và để tăng bề mặt tiếp xúc với nền, phía dưới thường có
chân đế. Mặt bàn thường có khung để che khuất mối liên kết giữa mặt và hồi.
Thông thường kiểu bàn này thường được sử dụng phổ biến trong các
phòng trà, coffe ở các câu lạc bộ.
Thanh giằng đóng một vai trị rất quan trọng, vì vậy phải có giải pháp
đặt thanh giằng vào tấm hồi sao cho tính ổn định của bàn được cao. Đối với
loại bàn trà nhỏ, chỉ cần một thanh giằng ở phía dưới (1/3 tính từ dưới lên) và
nên đặt đứng thì trắc hơn.
Liên kết giữa hồi và chân đế là liên kết mộng, thường sử dụng loại
mộng hai thân. Liên kết giữa hồi và thanh giằng có thể là liên kết mộng và
cũng có thể là liên kết bu lơng.
 Bàn thùng
Bàn thùng là loại bàn có cấu tạo buồng đựng và ô kéo để phục vụ cho
nhu cầu làm việc có nhiều tài liệu, căn cứ vào cách bố trí số buồng mà người
ta phân biệt làm bàn một thùng và bàn hai thùng. Nhìn chung cấu tạo của bàn
thùng cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào việc sử dụng nguyên vật liệu.
b) Nguyên lý cấu tạo chung của ghế
7


Thông thường Ghế gồm các chi tiết cơ bản sau:
 Tay vịn ghế
Tay vịn ghế với chức năng nâng đỡ (dựa tựa) cho tay khi ngồi, đây là
chi tiết làm tăng thêm dáng vẻ, kiểu cách cho các loại ghế khác nhau. Tay vịn

có vai trị tăng tính biểu cảm thẩm mĩ cho ghế, bởi bản thân ghế nếu đơn
thuần về mặt cơ học thì tay vịn hầu như khơng đóng vai trị nhiều, chính vì
vậy vận dụng thiết kế tạo hình cho tay ghế là cách thức mà các nhà thiết kế
vẫn lựa chọn. Chất liệu dùng cho tay vịn cũng tùy theo dạng ghế khác nhau
mà kết hợp sử dụng linh họat trong thiết kế như: gỗ, inox, sắt..., chính các
dạng vật liệu này tạo điều kiện dễ dàng trong gia cơng vì thơng thường chi tiết
tay vịn thường được thiết kế hoa văn, uốn cong mà ở vật liệu gỗ khó thực hiện
được.
Tay vịn ghế được liên kết với mặt ngồi và lưng tựa bằng mộng dương
khít và được bôi keo để tạo ra độ liên kết và kín khít cho các chi tiết liên
quan. Chiều cao tay vịn từ mặt ghế từ 250 – 300 mm, góc nghiêng tay vịn từ
10 – 200, khoảng cách giữa hai tay vịn phụ thuộc vào chiều rộng của ghế.
 Chân ghế
Gồm hai chân trước và hai chân sau liên kết với nhau bởi các vai tiền
và vai hậu, xà hồi và các thanh giằng. Chân sau ghế phụ thuộc rất nhiều vào
thiết kế tạo hình các chi tiết của lưng tựa ghế.
Vật liệu sử dụng thiết kế chân ghế cũng được cân nhắc linh hoạt để có
thể dùng chân làm tăng tính nghệ thuật cho ghế.
Thiết kế tạo hình cho chân ghế địi hỏi tính tốn khoa học vừa đảm bảo
tính chịu lực, vừa đảm bảo các mối liên kết giữa các chi tiết như vai, các
thanh giằng không bị trùng lặp không bị phá vỡ liên kết.
Chiều cao tính từ mặt bằng đến mặt ngồi của ghế thơng thường trong
khoảng 360 – 420 mm.
8


 Mặt ngồi ghế
Mặt ngồi ghế làm từ các vật liệu gỗ, ván nhân tạo, và các vật liệu khác.
Các dạng thức thiết kế cho mặt ngồi có thể là dạng tấm phẳng hoặc dạng các
thanh và để thích nghi với thời tiết theo mùa thông thường được kết hợp với

đệm mút, vừa tạo cảm giác sang trọng, vừa ấm về mùa đông. Sự lựa chọn sử
dụng đệm mút cho mặt ngồi một phương pháp làm tăng tính thẩm mỹ cao cho
ghế nếu chọn lựa màu sắc hài hòa với thân ghế.
Hình thức thiết kế cho mặt ngồi đối với ghế gỗ là dạng vng hay hình
thang thót lại về phần lưng tựa, mặt ghế luôn được xử lý phẳng nhẵn, các hình
thức trang trí cho mặt ngồi phải có độ tù nhất định nhằm tạo cảm giác thoải
mái và an tồn trong sử dụng.
Góc nghiêng mặt ngồi từ 5 – 10, chiều rông mặt ngồi từ 430 – 450 mm,
chiều sâu mặt ngồi từ 400 – 440 mm.
Liên kết giữa mặt ngồi và hệ chân thông thường là dạng liên kết vít,
mộng, ke góc hay dùng keo,... Tùy thuộc vào từng loại ghế khác nhau việc
thiết kế mặt ngồi là khác nhau nhưng đảm bảo nguyên tắc thoải mái, độ an
tồn, độ bền , tính thẩm mỹ.
 Lưng tựa
Lưng tựa là cụm chi tiết đóng vai trị quan trọng trong một sản phẩm
ghế ngồi, lưng tựa kết hợp với chân sau, với vai hậu hoặc liên kết với mặt
ngồi nhưng phổ biến vẫn là liên kết với hệ chân sau của ghế để đảm bảo tính
chịu lực khi dựa tựa.
Hình thức thiết kế lưng tựa có thể là dạng nan, thanh, song tròn hay
dạng tấm (cong, thẳng hoặc uốn theo chiều uốn của hệ chân sau), lưng ghế
cũng được lựa chọn để tạo hiệu quả thẩm mỹ cho ghế khi được chạm khảm
hoặc điêu khắc, tuy nhiên việc tạo dáng cho phần lưng tựa của ghế là công
đoạn quan trọng, cũng như chân ghế bởi lẽ phần lưng tựa cũng là cụm chi tiết
chịu lực phần lớn của ghế, nếu quá tập trung vào thiết kế tạo dáng mà quên đi
9


tính an tồn chịu lực thì khơng đáp ứng được tiêu chí trong thiết kế sản phẩm
mộc.
Lưng tựa là một bộ phận được chú ý trong thiết kế sao cho tạo ra các

kiểu dáng, họa tiết độc đáo, nổi bật cho sản phẩm, chính vì thế nhà thiết kế hết
sức tập trung vào q trình tạo hình và trang trí cho phần lưng tựa, để khi
nhìn vào một sản phẩm ghế ấn tượng đầu tiên ngồi hệ chân cịn phải chú ý
tới lưng tựa của ghế.
Vật liệu cho phần lưng tựa có thể từ chất liệu cứng như gỗ, kim loại,
nhưng cũng có thể lựa chọn chất liệu mềm, tạo cảm giác thoải mái cho con
người khi tựa vào. Nhưng tiêu chí hàng đầu của lưng tựa vẫn là tính tốn thiết
kế chịu lực, đảm bảo độ bền cao.
Những thơng số thiết kế thơng thường cho phần lưng tựa: Góc tựa
trong khoảng 95 – 100 (tuy nhiên với từng loại ghế có chức năng riêng biệt
thì góc tựa có thể thay đổi cho phù hợp với công năng sử dụng), chiều rộng
vai tựa 350 – 480 mm.
2.1.2 Yêu cầu đối với sản phẩm mộc trong phòng khách
Yêu cầu đối với sản phẩm mộc trong phịng khách nhìn chung là phải
tạo ra được cảm giác khơng khí đúng theo ý đồ của chủ nhân, nó có thể là sự
hịa nhã, thân thiện, ấm cúng hay cũng có thể là sự phơ chương thanh thế, đề
cao vị thế của chủ nhà.
Trong các loại phịng khách gia đình thơng thường thì khơng gian
phịng khách địi hỏi sự ơn hịa, ổn định và gần gũi chứ ít khi cần khơng khí
xã giao, xa cách.
Với chức năng chính là tiếp khách thì tối thiểu phịng khách phải có
một bộ phận khơng gian cho chủ và khách an tọa và đàm phán. Nơi đó chính
là nơi kê đặt bàn ghế tiếp khách của phịng. Bình đẳng chủ khách vốn là tư
chất, cốt cách của người Phương Đơng, nên bàn ghế tiếp khách trong phịng
khách gia đình thường khơng có sự phân biệt, khác nhau.
10


Vậy thì điều gì trong khơng gian nội thất giúp phân biệt chủ và khách?
Đó chính là sự bài chí đồ đạc xung quanh, hướng kê đặt bàn ghế và một số ý

tưởng riêng trong sử dụng sản phẩm mộc trong phòng khách.
2.1.3 Yêu cầu đối với bàn ghế trong phòng khách
Trong thiết kế nội thất phòng khách, điều đầu tiên được chú ý tới đó là
bộ bàn ghế, nó là tâm điểm chính của cả căn phịng. Đây là nơi gia chủ dành
phần lớn thời gian của mình khi ở trong phịng khách để ngồi trên đó, để xem
TV, đọc báo hay trị chuyện…khi bàn ghế tìm được nơi thích hợp nhất trong
phịng khách thì mọi vật dụng khác tự khắc sẽ tìm được vị trí hợp lý trong căn
phịng.
Những chiếc ghế trong phịng khách khơng nên quay lưng ra hướng cửa
chính. Để khách đến nhà cảm nhận được sự chào đón, gia chủ nên đặt ghế ở
những vị trí hướng ra cửa. Người ngồi ở vị trí này cịn khơng bị giật mình khi
khi
Bàn ghế nên chọn bàn có góc cạnh trịn, bởi những vật có cạnh nhọn
thường được ví như mũi tên độc, ảnh hưởng đến cuộc sống, mối quan hệ của
các thành viên sống trong nhà.
Ghế xếp qy thành hình vng ln thích hợp với những buổi họp
mặt thân mật trong gia đình. Ngược lại, bàn ghế kê kiểu chữ U lại dành cho
những buổi họp hay thảo luận những vấn đề gì quan trọng trong gia đình.
Tránh kê bàn ghế quá gần nhau để ghế có thể lưu thơng dễ dàng và nên
chọn bàn ghế có màu sắc tươi sáng, điều đó sẽ mang lại cảm giác dồi dào sinh
khí cho gia đình.
2.1.4 Yếu tố con ngƣời trong thiết kế bàn ghế
Để xác định kích thước của một sản phẩm đồ mộc là bao nhiêu thì phù
hợp nhất cho quá trình sử dụng của con người, điều đầu tiên là phải hiểu được
kích thước về cấu tạo đối với các bộ phận trên cơ thể con người, như chiều
cao cơ thể, độ rộng của vai, độ dài cánh tay, độ dài của chân..., đồng thời cũng
11


hiểu được kích thước về cơng năng khi con người sử dụng các loại đồ mộc,

tức là phạm vi hoạt động khi đứng, ngồi, hay nằm. Kích thước của cơ thể con
người có liên quan mật thiết với kích thước của các loại đồ mộc.
Trong thiết kế đồ mộc, để thỏa mãn được tất cả những nhu cầu của con
người là không thể, thế nhưng cũng phải thỏa mãn được phần lớn những nhu
cầu đó. Do vậy, khi chúng ta thiết kế đồ mộc cần phải có sự lựa chọn thích
hợp về các số liệu của đối tượng thiết kế, cần xem xét đầy đủ tới sự khác nhau
về kích thước của cơ thể con người, bao gồm sự khác nhau về lứa tuổi, sự
khác nhau giữa các khu vực, sự khác nhau về giới tính, hay sự khác nhau giữa
một cơ thể bình thường và một cơ thể khơng bình thường (người tàn tật). Có
được các số liệu về kích thước của cơ thể một cách hồn thiên cũng chỉ là
bước đầu tiên, cịn biết cách sử dụng chính xác các số liệu đó mới là đạt được
mục đích của việc vận dụng những kiến thức của Ergonomics vào thiết kế đồ
mộc. Thông thường việc phạm vi các số liệu về kích thước của cơ thể con
người được sử dụng hai phương pháp, trong phần lớn trường hợp là xem xét
đến con số 5 đơn vị phần trăm và 95 đơn vị phần trăm (đơn vị phần trăm là tỉ
lệ phần trăm giữa kích thước của một cơ thể nào đó và kích thước của những
cơ thể nhỏ hơn nó so với tổng số đối tượng thống kê %), mà nó khơng phải
chỉ là xem xét tới giá trị trung bình. Một ngun tắc cơ bản đó là phải phù
hợp với “nguyên tắc lớn nhất và nhỏ nhất”, tức là trong phần lớn các trường
hợp là sử dụng kết hợp giữa 5 đơn vị phần trăm và 95 đơn vị phần trăm, mà
rất ít khi sử dụng 50 đơn vị phần trăm. Dùng một câu phổ thơng để nói thì nó
chính là “đủ cho khoảng cách,vừa cho khơng gian”.
a.Thiết kế công năng của đồ mộc dùng để ngồi nghỉ ngơi
Ngồi là tư thế được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống của con người,
như trong làm việc học tập nghỉ ngơi,ăn cơm,...,đều được tiến hành trong tư
thế ngồi. Do vậy, tác dụng của loại đồ mộc dùng để ngồi như ghế tựa, ghế
dà,salon,...,nó đóng một vai trị hết sức quan trọng.
12



Công năng cơ bản của đồ mộc dùng để ngồi là thỏa mãn được sự thoải
mái cho con người khi ngồi, giảm thấp sự mệt mỏi và có thể nâng cao hiệu
quả làm việc cho con người. Trong đó quan trọng nhất chính là giảm thấp sự
mệt mỏi cho cơ thể con người. Nếu như trong quá trình thiết kế đồ mộc, thơng
qua việc nghiên cứu giữa kích thước của cơ thể với các kết cấu xương và bắp
thịt để thiết kế ra những loại đồ mộc mà trong quá trình sử dụng nó có thể làm
giảm tới mức thấp nhất sự mệt mỏi cho cơ thể, thì đó cũng chính là đạt được
cảm giác thoải mái nhất, yên tĩnh nhất cho con người khi sử dụng, đồng thời
cũng có thể duy trì được hiệu quả làm việc cao nhất.
Các loại đồ mộc chủ yếu dùng để ngồi nghỉ ngơi có ghế nằm, salon,
ghế xoay,... tác dụng chủ yếu của chúng là làm cho con người có được sự
nghỉ ngơi thoải mái nhất, đó cũng có nghĩa là làm cho sự mệt mỏi của con
người giảm tới mức thấp nhất, đạt được sự thoải mái cho con người. Do vậy
đói với kích thước, góc độ điểm tựa hay tính đàn hồi của vật liệu để sản xuất
ra những loại đồ mộc này cũng cần phải xem xét một cách tỉ mỉ.
Độ rộng và độ cao bề mặt ngồi: Độ cao của đường viền phía trước mặt
ngồi thấp hơn một chút so với khoảng cách từ đầu gối xuống tới gót chân,
chiều cao bề mặt ngồi của ghế dùng trong nghỉ ngơi trong khoảng 300 – 380
mm là hợp lí (khơng tính lượng dư do đàn hồi của vật liệu). Nếu sử dụng loại
vật liệu mềm có chiều dày lớn, thì nên lấy kích thước giới hạn thấp nhất của
độ đàn hồi để xác định kích thước và chiều cao bề mặt ngồi. Độ rộng của bề
mặt ngồi được lấy theo đối tượng là nữ giới, thường trong khoảng 430 – 450
mm.
Góc nghiêng của bề mặt ngồi và góc tạo thành giữa bề mặt ngồi với
lưng tựa ghế: góc nghiêng về phía sau của bề mặt ngồi và góc tạo thành giữa
bề mặt ngồi với lưng tựa ghế (còn gọi là góc tựa) là những vấn đề quan trọng
cần quan tâm khi thiết kế loại ghế ngồi dùng trong nghỉ ngơi, bề mặt ngồi
ln nghiêng về phía sau một góc nhất định, nó làm cho cơ thể khi ngồi cũng
13



nghiêng về phía sau, có lợi cho trọng tâm của cơ thể dịch chuyển về phía nửa
dưới của phần lưng tựa và phần xương mông. Theo sự thay đổi về tư thế ngồi
nghỉ ngơi của cơ thể con người mà góc nghiêng về phía sau của bề mặt ngồi
và góc tựa cũng có một mối quan hệ nhất định, góc tựa càng lớn thì góc
nghiêng về phía sau của bề mặt ngồi cũng càng lớn(hình 2.1).

Hình 2.1 Góc độ của ghế ngồi và các tư thế nghỉ ngơi khác nhau

Thông thường, trong một phạm vi nhất định góc nghiêng càng lớn thì
tính thoải mái khi nghỉ ngơi cũng càng lớn, thế nhưng khơng phải là khơng có
giới hạn, đặc biệt là đối với những loại ghế ngồi dùng cho người cao tuổi, góc
nghiêng khơng thể q lớn,bởi vì sẽ tạo ra sự khó khăn khi đứng dậy. Góc
nghiêng của bề mặt ngồi đối với loại ghế salon từ 4 – 7 độ, góc tựa từ 106 –
112 độ là thích hợp, đối với loại ghế nằm, góc nghiêng của bề mặt ngồi từ 6 –
15 độ, góc tựa từ 112 – 120 độ là hợp lí. Theo sự tăng lên của góc nghiêng và
góc tựa mà làm cho các điểm đỡ ở phần lưng tựa cũng được tăng lên từ 2 – 3
điểm, tức là từ xương ngực thứ 2 và thứ 9 (vùng dưới của bả vai), điểm đỡ
quan trọng nhất vẫn là phần xương sống ( hình 2.2 )
14


Hình 2.2 Góc tựa và điểm đỡ
Độ sâu của bề mặt ngồi: Loại ghế ngồi để nghỉ ngơi do phần nhiều là
sử dụng những vật liệu mềm xốp để sản xuất, nên bề mặt ngồi và phần lưng
tựa ln có một độ lún nhất định, khi đó nó sẽ làm cho độ sâu của bề mặt ngồi
được tăng lên. Độ sâu bề mặt ngồi của salon loại nhẹ thường từ 480 – 500
mm; Loại trung bình thường từ 500 – 530 mm, đối với cỡ lớn thì xem xét tới
phần khơng gian trong phịng mà có thể tăng thêm độ sâu của bề mặt ngồi.
Nếu như bề mặt ngồi quá sâu làm cho phần lưng không tiếp xúc được tới lưng

tựa của ghế, kết quả là các điểm đỡ lại không phải là ở phần sống lưng mà lại
là phần bả vai, làm cho cơ thể bị ép cong về phía trước tạo ra sự mệt mỏi cho
cơ thể.
Đường cong của ghế ngồi: Đường cong của ghế ngồi để nghỉ ngơi là
những đường cong của bề mặt ngồi, phần lưng tựa để nâng đỡ cơ thể tương
ứng với các tư thế ngồi (hình 2.3). Nó là cơ sở để tạo nên sự phân bố về áp
lực cơ thể lên bề mặt ngồi một cách hợp lý, thông qua các bề mặt cong hoàn
chỉnh này để hoàn thành được nhiệm vụ nâng đỡ đối với các bộ phận của cơ
thể, đồng thời cũng tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa cơng dụng và tạo hình của
ghế. Căn cứ vào những đường cong thích hợp của cơ thể con người ở các tư
thế ngồi khác nhau để thiết kế ra những đường cong hợp lý cho ghế ngồi, có
15


thể làm cho phần sống lưng có được sự nâng đỡ tốt nhất, đồng thời cũng giảm
nhẹ được áp lực lên phần xương bả vai.

Hình 2.3 Đường cong của ghế và cơ thể con người
Nhưng cần phải chú ý là, độ cao của phần eo tựa thường từ 185 – 250,
mm là hợp lý, bán kính của phần eo tựa khoảng 300 mm, bán kính của phần
vai tựa thường từ 400 – 500 mm là thích hợp, nhưng nếu độ cong quá lớn sẽ
làm cho con người cảm thấy khó chịu, dễ tạo ra sự mệt mỏi, chiều rộng phần
lưng tựa của ghế thường từ 350 – 480 mm (hình 2.4)

Hình 2.4 Phần lưng tựa khơng thích hợp
Tính đàn hồi: Loại vật liệu mềm dùng trong sản xuất các loại ghế ngồi
dùng để nghỉ ngơi và sự phối hợp về tính đàn hồi của vật liệu cũng là một vấn
đề khơng thể coi nhẹ. Tính đàn hồi là mức độ cảm thấy cứng hay mềm khi
16



con người ngồi lên loại vật liệu đó hoặc nó là mức độ phản hồi với lực nén
của cơ thể lên trên loại vật liệu đó. Sử dụng loại vật liệu mềm trong sản xuất
ghế ngồi trong nghỉ ngơi sẽ làm tăng được cảm giác thoải mái cho con người,
thế nhưng mức độ mềm hay cứng cũng phải thích hợp. Đối với những loại
salon thông thường độ lún của bề mặt ngồi vào khoảng 70mm là thích hợp,đối
với ngững loại salon cỡ lớn thì độ lún của bề mặt ngồi khoảng 80 - 120 mm là
hợp lý. Bề mặt ngồi quá mềm, độ lún sâu quá lớn sẽ làm cho góc tạo thành
giữa bề mặt ngồi và phần lưng tựa giảm xuống, phần bụng bị ép mạnh, làm
cho con người cảm thấy khó chịu, khi đứng lên cảm thấy khó khăn. Vì vậy,
độ đàn hồi của ghế ngồi phải được bố trí một cách hợp lý, để đạt được sự
phân bố áp lực của cơ thể một cách hợp lý, có lợi cho cơ bắp và sự thoải mái
khi ngồi, nên thiết kế sao cho phần lưng tựa của ghế mềm hơn so với bề mặt
ngồi một chút. Thông thường mức độ nén khi đàn hồi của bộ phận phía trên
của phần lưng tựa trong khoảng 30-45mm, mức độ nén khi đàn hồi của bộ
phận eo tựa nhỏ hơn 35mm là hợp lý. Ghế ngồi dùng để nghỉ ngơi, phần bề
mặt ngồi và phần lưng tựa có thể được sử dụng các loại vật liệu như song
mây, da, tơ lụa, vật liệu xốp…, để sản xuất, nó phải có được độ đàn hồi thích
hợp.
Tay vịn: Với những loại ghế ngồi để nghỉ ngơi thường được thiết kế tay
vịn, nó có thể làm giảm được sự mệt mỏi cho hai vai, và hai cánh tay, đạt
được hiệu quả của quá trình nghỉ ngơi. Nhưng độ cao của tay vịn bắt buộc
phải hợp lý, tay vịn quá cao hoặc quá thấp đều làm cho phần vai không được
buông xuống một cách tự nhiên, dễ phát sinh mệt mỏi. Căn cứ vào khoảng
cách tự nhiên từ khuỷu tay đến bề mặt ngồi mà trên thực tế độ cao của tay vịn
thường vào khoảng 200-250mm (khi thiết kế cần phải trừ đi độ lún của bề mặt
ngồi) là thích hợp. Khoảng cách giữa hai tay vịn nên lớn hơn so với độ rộng
của vai, không nên nhỏ hơn 460mm, thông thường lấy từ 520-560mm là thích

17



hợp, khoảng cách này quá rộng hoặc quá hẹp đều làm tăng độ hoạt động của
cơ bắp, gây xuất hiện hiện tượng tê cánh tay (hình 2.5)

Hình 2.5 Khoảng cách giữa tay vịn khơng thích hợp
Tay vịn cũng có thể tuỳ thuộc vào sự thay đổi của góc giữa bề mặt ngồi
và lưng tựa mà nó cũng được nghiêng đi một chút, sẽ có tác dụng làm tăng hiệu
quả tạo ra sự thoải mái khi ngồi, góc nghiêng thường trong khoảng 100~ 200.
Độ đàn hồi của tay vịn không được q mềm, bởi vì nó phải hứng chịu
lực rất lớn của cánh tay, mà khi con người đứng lên nó còn phải phát huy
được tác dụng trợ lực. Nhưng trong quá trình thiết kế cần phải chú ý đến hiệu
quả cảm xúc của phần tay vịn, không được sử dụng những loại vật liệu kim
loại đàn hồi mà có tính dẫn nhiệt, cũng cần cố gắng xử lý sao cho nhẵn mịn,
khơng có các góc cạnh nhọn.
Ghế nghỉ ngơi có thể chia thành 2 loại: Kiểu nhẹ tiện lợi và kiểu tiêu
chuẩn, kiểu trước kết cấu đơn giản, khối lượng tương đối nhỏ, kiểu sau tương
đối dày nặng, khối lượng tương đối to, thường cần đồng thời có cơng năng đỡ
phần cổ và phần đầu. Bảng 2.2 và bảng 2.3 phân biệt đưa ra kích thước tiêu
chuẩn của hai loại ghế, bảng 2.4 đưa ra kích thước tiêu chuẩn của tay tựa.

18


Bảng 2.2 Kích thƣớc ghế nghỉ ngơi kiểu nhẹ tiện lợi
Đơn vị:mm
Tên tham số

Nam


Nữ

Tên tham số

Nam

Nữ

Chiều cao ngồi

360 ~ 380

360 ~ 380

Chiều cao lưng tựa

460 ~ 480

450 ~ 470

Chiều rộng ngồi

450 ~ 470

450 ~ 470

Độ nghiêng mặt ngồi

7 ~ 60


7 ~ 60

Chiều sâu ngồi

430 ~ 450

420 ~ 440

Độ nghiêng giữa lưng

106 ~ 1120

106 ~ 1120

tựa và mặt ngồi

Bảng 2.3 Kích thƣớc ghế nghỉ ngơi tiêu chuẩn
Đơn vị: mm
Tên tham số

Nam

Chiều cao ngồi

340 ~ 360

Chiều rộng ngồi
Chiều sâu ngồi

Nữ


Tên tham số

Nam

Nữ

320 ~ 340

Chiều cao lưng tựa

460 ~ 480

450 ~ 470

450 ~ 500

450 ~ 500

Độ nghiêng mặt ngồi

~

~

450 ~ 500

440 ~ 480

Độ nghiêng giữa lưng tựa


112 ~ 1200

112 ~ 1200

và mặt ngồi

Bảng 2.4 Kích thƣớc phù hợp của tay tựa
Đơn vị:mm
Tên tham số

Ghế làm việc

Ghế nghỉ

Tên tham số

Ghế làm việc

ngơi
Chiều cao trước

Cách mặt ngồi

tay tựa

250 ~ 280

Chiều cao sau


Cách mặt ngồi

tay tựa

220 ~ 250

Góc của lưng

102o

260 ~ 290

230 ~ 260

Ghế nghỉ
ngơi

Chiều dài của tay

Giới hạn nhỏ nhất

400

tựa

300 ~ 320

Chiều rộng của

60 ~ 80


60 ~ 100

440 ~ 460

460 ~ 500

tay tựa
350o

Khoảng cách của

19


tựa

tay tựa

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Một số phƣơng án thiết kế khơng gian nội thất phịng khách
Qua tìm hiểu và thu thập thông tin, tôi thấy rằng không gian phòng
khách trong giai đoạn hiện nay việc tổ chức bài trí nội thất và nhất là việc lựa
chọn bàn ghế phịng khách cũng đã có nhiều thay đổi trong quan điểm thẩm
mỹ, từ những quan điểm truyền thống ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Quốc
và rộng hơn là nền văn hóa Á Đơng nên cha ơng ta thường lựa chọn những
hình thức sản phẩm bàn ghế thủ cơng mang dáng dấp phong kiến, từ những
sập vụ tủ chè, những bộ trường kỷ cầu kỳ của hệ chân cho đến tay vịn và lưng
tựa đều được chạm tinh tế và có phần nặng nề, cho đến giai đoạn hiện nay, sự
ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường của quan điểm thẩm mỹ và tiêu dùng

hiện đại con người chọn những dạng thức bàn ghế được thiết kế đơn giản và
gọn nhẹ nhằm thích nghi với những diện tích nhỏ hẹp, nhất là đối với những
không gian nội thất ở thành phố, con người hướng đến sự linh động trong di
chuyển (ảnh hưởng của tác phong công nghiệp), những sản phẩm bàn ghế có
thể tháo lắp dễ dàng và di chuyển khi cần thiết.
Ngay cả lựa chọn kiểu dáng cũng được đơn giản hóa khơng q nhiều
những họa tiết trạm trổ, những khơng gian phịng khách hiện nay khơng cịn
đủ diện tích để kê đặt những bộ sản phẩm với kích thước lớn, màu sắc của sản
phẩm lựa chọn cũng hết sức tinh tế và hài hòa với tổng thể khơng gian nội
thất phịng khách nói riêng cũng như tổng thể khơng gian kiến trúc nội thất
ngơi nhà nói chung.

20


×