Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Thiết kế bộ bàn ghế phòng khách gia đình bằng gỗ tại công ty cổ phần chế biến gỗ thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Thiết kế bộ bàn ghế phòng khách gia đình
bằng gỗ tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa
Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đạo
Lớp: Chế biến lâm sản 45
Thời gian thực hiện: 01/2015 đến 05
Địa điểm thực hiện: Công ty Cổ phần chế biến gỗ
Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đăng Niêm
Bộ môn: Công nghệ chế biến lâm sản

NĂM 2015


Lời Cảm Ơn
Nhân dịp hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến các thầy cô giáo trong khoa
Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy Nguyễn
Đăng Niêm người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.


Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ,
công nhân viên Công ty cổ phần chế
biến gỗ Thừa Thiên Huế trong quá
trình thực tập tại đây đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi tìm hiểu, thu
thập thông tin phục vụ cho nghiên
cứu đề tài.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn
bè, người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng với kiến thức và kinh nghiệm
còn hạn chế nên trong quá trình làm
khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự góp ý
của thầy cô và bạn bè để khóa luận
hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Đạo

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐN

: Điện năng.


MM

: Máy móc.

NL

: Nguyên liệu.

PL

: Phế liệu.

STT

: Số thứ tự.

SCCT

: Sơ chế chi tiết.

SCSP

: Sơ chế sản phẩm.

SCPP

: Sơ chế phế phẩm.

SCTNL


: Sơ chế tấm nguyên liệu.

SL

: Số lượng.

SPXX

: Sản phẩm xuất xưởng.

TCCT

: Tinh chế chi tiết.

TCSP

: Tinh chế sản phẩm

TNL

: Tấm nguyên liệu.


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


TÓM TẮT
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng bàn ghế phòng khách ngày càng
rộng rãi, phổ biến do đời sống kinh tế, vật chất ngày càng được cải thiện và nâng
cao. Rất nhiều gia đình muốn chọn cho mình một bộ bàn ghế phù hợp điều kiện
kinh tế, công việc hiện tại để giao tiếp với những người xung quanh hoặc đơn
giản là dùng để thư giãn, uống trà,….Cho dù sử dụng với mục đích nào thì nó
vẫn phải đảm bảo tính kinh tế, thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Thật
vây, trên thị trường đồ mộc hiện nay, có rất nhiều loại bàn ghế phòng khách
khác nhau với nhiều hình dáng, kích thước, mẫu mã, màu sắc, nguyên liệu, chất
lượng và giá thành khác nhau. Vì vậy, thị trường bàn ghế phòng khách cũng
đang trở nên rất sôi nổi với rất nhiều chủng loại, phong phú và đa dạng.
Mục tiêu của luận văn là thiết kế một bộ bàn ghế phòng khách có thể sử
dụng rộng rãi trong các hộ gia đình với mẫu mã và giá thành cạnh tranh nhất có
thể. Hướng về mục tiêu này, luận văn chi thành bốn phần:
Phần đầu, nêu lên nhu cầu sử dụng và yêu cầu hiện nay của một bộ bàn
ghế phòng khách, từ đó đưa ra mục tiêu thiết kế.
Phần hai, nghiên cứu tổng quan về quá trình sản xuất đồ mộc, các nguyên
tắc thiết kế đồ mộc; tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ mộc trên thế giới, ở Việt
Nam và ở Thừa Thiên Huế.
Phần ba, đưa ra các mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu cụ
thể, để từ đó tiến lại gần hơn với hình dáng, mẫu mã, kích thước, nguyên liệu,
chất lượng, giá thành,… của sản phẩm mong muốn thiết kế.
Phần bốn, từ những tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát được, đưa ra
các bước tiến hành thiết kế, sản xuất ra bộ bàn ghế phòng khách. Đồng thời, tiến
hành tính toán công nghệ, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về độ bền và
tính toán các chi phí cần thiết để làm ra sản phẩm, từ đò đưa ra giá thành cuối
cùng cho bộ bàn ghế khi xuất ra thị trường.

Phần cuối, rút ra một số kết luận và đề xuất hướng phát triển cho đề tài.


8


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐÊ
Từ lâu, con người đã biết sử dụng gỗ tự nhiên để làm nhà cửa, đóng tàu
thuyền và các vật dụng khác nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng
ngày. Chính vì thế, mà gỗ đã trở nên gắn bó và không thể thiếu trong đời sống
sinh hoạt của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Trong thời đại ngày nay, mặc dù có rất nhiều loại vật liệu mới với những
ưu điểm vượt trội, những tính năng hiện đại có khả năng thay thế gỗ; nhưng gỗ
vẫn là sự lựa chọn không thể thiếu trong cuộc sống của con người nhờ có những
đặc tính như: có vân thớ, màu sắc đẹp, có thể chịu lực cơ học (kéo, uốn, nén), có
tính cách điện, cách nhiệt tốt, dễ kết hợp với các loại vật liệu khác, thời gian sử
dụng tương đối dài, khi sử dụng mang lại cho con người cảm giác thoải mái, dễ
chịu. Các sản phẩm làm từ gỗ có mẫu mã đa dạng, phong phú với nhiều mục
đích sử dụng như : các sản phẩm dân dụng (bàn, ghế, tủ, cửa,…), sản phẩm mộc
văn phòng (bàn vi tính, bàn làm việc, tủ văn phòng,…), sản phẩm mộc xây dựng
(kèo, cột, trụ,…), sản phẩm mộc công nghiệp (sản xuất giấy, ván nhân tạo,…),
sản phẩm mộc mỹ nghệ,….
Hiện nay, yêu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng cao và luôn luôn
thay đổi. Vì vậy, các sản phẩm mộc phải luôn được cải tiến, đa dạng hóa mẫu
mã, màu sắc và tính năng sử dụng mà vẫn đảm bảo phù hợp về giá thành và nhu
cầu của thị trường. Chính vì lý do đó mà vai trò của người thiết kế là rất quan
trọng. Ngoài việc đưa ra các sản phẩm có kiểu dáng và tính năng mới thì việc
đem lại sự cân bằng về thể chất và tinh thần cho con người thông qua mối quan
hệ hài hòa giữa: “môi trường - đồ gỗ - con người” là rất cần thiết.
Bộ bàn ghế phòng khách là một trong những sản phẩm mộc rất cần thiết

với mỗi ngôi nhà. Phòng khách là nơi để giao tiếp với bạn bè, người thân,…nếu
chọn được bộ bàn ghế phòng khách phù hợp sẽ làm cho không gian nơi phòng
khách thêm trang trọng. Mỗi bộ bàn ghế khác nhau sẽ tạo nên một tác dụng khác
nhau khi sử dụng. Do đó, chủ nhà phải chọn cho mình bộ bàn ghế phòng khách
phù hợp với kiến trúc ngôi nhà cũng như nhu cầu, mục đích sử dụng để làm
tăng tính hiệu quả, tăng hiệu ứng khi kết hợp giữa bộ bàn ghế với không gian
phòng khách. Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi thực hiện đề tài : “ Thiết kế bộ
bàn ghế phòng khách gia đình bằng gỗ tại công ty cổ phần chế biến gỗ
Thừa Thiên Huế”.

9


PHẦN 2. TỔNG QUÁN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát chung về quá trình sản xuất đồ mộc
Quá trình sản xuất là quá trình con người tác động vào tài nguyên thiên
nhiên để biến nó thành sản phẩm phục vụ lợi ích của con người.
Nói ở mức độ hẹp hơn trong phạm vi một nhà máy hay một xưởng chế tạo
sản phẩm mộc thì quá trình sản xuất là quá trình tổng hợp các hoạt động có ích
để biến nguyên liệu và bán thành phẩm thành sản phẩm của nhà máy.
Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay
đổi trạng thái và tính chất của đối tượng sản xuất. Thay đổi trạng thái và tính
chất bao hàm thay đổi hình dạng và kích thước, tính chất hóa học của vật liệu, vị
trí tương quan giữa các chi tiết.
- Quá trình công nghệ gia công cắt gọt hay còn gọi là gia công có phôi, làm thay
đổi hình dạng và kích thước của nó. Từ nguyên liệu cắt tạo phôi và từ phôi được
cắt gọt qua nhiều khâu mới thành chi tiết hoàn thiện.
- Quá trình công nghệ xử lý và biến tính gỗ là quá trình làm thay đổi tính chất lý
hóa của gỗ.
- Quá trình công nghệ lắp rắp là quá trình tạo thành những quan hệ tương quan

giữa các chi tiết thông qua hàng loạt mối lắp ghép.
Quy trình sản xuất sản phẩm mộc: Cưa xẻ- Sấy- Gia công- Trang sứcLắp ráp hoàn thiện và đóng gói
2.2. Các nguyên tắc cơ bản của thiết kế sản phẩm mộc
 Nguyên tắc thực dụng:
Tính thực dụng là điều kiện quan trọng đầu tiên của thiết kế đồ mộc.Thiết
kế đồ mộc trước tiên phải thỏa mãn công dụng trực tiếp của nó, thích ứng yêu
cầu riêng của từng người sử dụng. Như bàn ăn phương Tây có thể kiểu dài vì do
cách để đồ ăn, còn bàn ăn dài thì không thể phù hợp với tập quán ăn của người
Trung Quốc. Nếu đồ mộc không thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng cơ bản thì dù
ngoại quan có đẹp cũng không có ý nghĩa gì.
 Nguyên tắc dễ chịu:
Tính dễ chịu là nhu cầu của sinh hoạt chất lượng cao, ý nghĩa quan trọng
của tính dễ chịu sẽ thể hiện rõ, đây cũng là thể hiện quan trọng của giá trị thiết
kế. Muốn thiết kế ra đồ mộc dễ chịu phải phù hợp với nguyên lý của
Ergonomics và phải quan sát, phân tích tỉ mĩ đời sống.
10


Ví dụ: Vật liệu và thiết kế cấu tạo của giường ngủ phải xem xét trong lực
và sự phân bố lực khi nằm, và tiến hành nghiên cứu sâu đối với giấc ngủ, lấy
tính dễ chịu tất yếu của nó để loại bỏ nhiều nhất sự mệt mỏi của con người, đảm
bảo chất lượng của giấc ngủ.
 Nguyên tắc an toàn:
An toàn là yêu cầu cơ bản đảm bảo chất lượng của đồ mộc, nếu thiết kế
đồ mộc thiếu cường độ và tính ổn định, hậu quả của nó là tai hại. Muốn đảm bảo
an toàn, phải có nhận thức đầy đủ đối với tính năng cơ học của vật liệu, chiều
thớ và khả năng thay đổi có thể xảy ra. Để xác định chính xác kích thước mặt
cắt ngang của chi tiết, cụm chi tiết, và khi thiết kế kết cấu và thiết kế điểm nối
tiến hành tính và đánh giá khoa học. Như giới hạn bền kéo theo chiều ngang của
gỗ thấp hơn chiều dọc rất nhiều, khi nó ở vị trí chịu lực quan trọng trong đồ mộc

sẽ có thể bị nứt ra. Gỗ có tính trương nở, co rút, nếu dùng tấm gỗ tự nhiên mặt
rộng để làm tấm lõi cửa và khi dùng keo cố định giá khung thì rất dễ làm cho giá
khung bị bung ra hoặc tấm lõi bị giá khung xé ra. Ngoài kết cấu và tính an toàn
lực học ra, an toàn trên hình thái của nó cũng rất quan trọng, như trên bề mặt sản
phẩm tồn tại vật sắc nhọn có khả năng gây thương tích cho người, khi chân bàn
chìa ra khỏi mặt bàn có thể làm cho người vấp ngã.
 Nguyên tắc thẩm mỹ:
Tính nghệ thuật là nhu cầu tinh thần của con người, hiệu quả nghệ thuật
của thiết kế đồ mộc sẽ thông qua cảm quan của con người tạo ra hàng loạt phản
ứng sinh lý, từ đó đưa đến những ảnh hưởng mạnh đối với tâm lý của con người.
Mỹ quan và thực dụng đều rất cần thiết, ngoài việc đáp ứng chỉ tiêu ergonomics
thì cần đẹp.
 Nguyên tắc công nghệ:
Thiết kế đồ mộc cũng cần nghiên cứu sao cho có thể sử dụng máy móc và
công nghệ để sản xuất, đem lại năng suất và chất lượng cao, giảm giá thành sản
phẩm. Đồ mộc kết cấu cố định cần xem xét có thể thực hiện lắp ráp cơ giới hóa,
tự động hóa được không; đồ mộc kiểu tháo rời cần xem xét sử dụng dụng cụ đơn
giản nhất có thể nhanh chóng lắp ráp được đồ mộc thành sản phẩm phù hợp yêu
cầu chất lượng. Tính công nghệ của thiết kế đồ mộc còn biểu hiện khi thiết kế
cần cố gắng sử dụng chi tiết tiêu chuẩn, cùng với việc thâm nhập và mở rộng
của hợp tác phân công xã hội hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất đã trở
thành xu thế tất yếu của sản xuất đồ mộc. Sử dụng chi tiết tiêu chuẩn có thể đơn
giản hóa sản xuất, rút ngắng quá trình chế tác của đồ mộc, giảm chi phí chế tạo.
11


 Nguyên tắc kinh tế:
Tính kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên thị trường
sản phẩm đồ mộc. Người thiết kế cần nắm vững phương pháp phân tích giá trị,
đảm bảo tính công năng và tính kinh tế. Như chọn vật liệu cao cấp để chế tác sản

phẩm sử dụng một lần thì lãng phí. Ngược lại, nếu trong một sản phẩm cao cấp
có vật liệu chất lượng kém hoặc khi chế tác giảm thấp yêu cầu thì sẽ làm cho giá
trị của bản thân nó giảm mạnh, đây cũng là một loại lãng phí.
 Nguyên tắc hệ thống:
Tính hệ thống của đồ mộc thể hiện ở 2 mặt: tính đồng bộ và tính hệ thống
thay đổi linh hoạt của tiêu chuẩn hóa.
Tính đồng bộ là chỉ đồ mộc không sử dụng độc lập mà là phối hợp với
nhau đồng bộ trong môi trường trưng bày. Vì thế, khái niệm rộng của thiết kế đồ
mộc cần mở rộng đến hiệu quả cảm giác và công năng sử dụng của toàn bộ môi
trường nội thất
Tính hệ thống thay đổi linh hoạt của tiêu chuẩn hóa nhằm vào nhu cầu xã
hội và tính hiệu quả cao trong sản xuất.
Thiết kế đồ mộc cần thiết kế tỉ mĩ, không nên theo xu hường thiết kế đại
thể kiểu phác thảo thiếu hoàn thiện sẽ gây khó khăn trong sản xuất. Cần luôn
sáng tạo trong thiết kế để có sản phẩm hấp dẫn.
Phương pháp thiết kế hệ thống hóa là lấy một số lượng nhất định chi tiết,
cụm chi tiết và modul đồ mộc tiêu chuẩn hóa cấu thành một loại hệ thống đồ
mộc nào đó của xí nghiệp, thông qua tổ hợp có hiệu quả của nó để thỏa mãn các
loại yêu cầu, giảm các chi tiết không tiêu chuẩn.
 Nguyên tắc thời đại và mốt:
Đồ mộc phải mang tính thời đại và hợp mốt, nếu thiết kế không đảm bảo
nguyên tắc này thì cho dù có đảm bảo các nguyên tắc trên thì sản phẩm sản xuất
ra cũng không được thị trường tiêu thụ.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng mộc trên thế giới:
Mặt hàng gỗ có quy mô buôn bán lớn thứ ba trên thị trường thế giới, chỉ
sau dầu lửa và than đá. Sản phẩm gỗ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội. Có khoảng 12.000 dạng sản phẩm gỗ được trao đổi buôn
bán trên thị trường thế giới. Nhu cầu về mặt hàng gỗ ngày càng tăng mạnh do
phát triển của thương mại đồ nội thất trên thế giới và nhu cầu xây dựng tăng
nhanh. Sự phát triển của thị trường gỗ thế giới đang mở ra những cơ hội và cả

12


những khó khăn, thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ VN. Có một
cái nhìn tổng quan về thị trường gỗ thế giới, đánh giá những tác động và tìm các
giải pháp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ VN trong thời gian tới là hết sức
cần thiết.
Tình hình sản xuất đồ gỗ thế giới cũng tăng trưởng với tốc độ 8%/năm
trong vòng thập kỷ qua trong đó sản lượng của các nền kinh đang nổi tăng với
tốc độ 18%/năm (gồm các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Brazil, Nga,
Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Malaysia); sản lượng của các nền kinh tế đã phát triển
tăng với tốc độ 1%/năm.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành đồ nội thất thế giới phát triển khá
nhanh, tình hình thương mại ổn định. Đóng góp vào sự tăng trưởng này chính là
việc mở cửa thị trường, chiến lược thuê ngoài (out-sourcing) của một số nước
(gồm cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ), và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh tại các thị
trường đang nổi.
Tương tự, hình hình sản xuất đồ nội thất thế giới cũng tăng trưởng với tốc
độ 8%/năm trong vòng thập kỷ qua trong đó sản lượng của các nền kinh đang
nổi tăng với tốc độ 18%/năm (gồm các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan,
Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Malaysia); sản lượng của các nền kinh tế
đã phát triển tăng với tốc độ 1%/năm.
Sức tiêu thụ tại châu Á vẫn giữ mức tăng ổn định. Còn tại Nam Mỹ,
Trung Đông và châu Phi, tiêu thụ đồ nội thất được dự báo tăng nhanh hơn tốc độ
tăng trưởng trung bình trên thế giới. Còn nhu cầu tiêu thụ tại Bắc Mỹ không cao
nhưng vẫn sáng sủa hơn khu vực Tây Âu.

Hình 2.1. Thị trường tiêu thụ đồ mộc những năm 2010-1014
13



Dự báo sản xuất đồ nội thất thế giới ước khoảng 450 tỷ đôla Mỹ. CSIL
đưa ra con số này dựa trên dữ liệu từ các nguồn thông tin chính thức (ở cấp quốc
gia và quốc tế) về tình hình sản xuất của 70 nước trên thế giới.
Sản xuất đồ nội thất của các nước có thu nhập cao chiếm hơn 45% tổng
toàn thế giới. Trong vòng 10 năm qua, sản xuất mặt hàng này tăng trưởng với
tốc độ trung bình 8%/năm.
2.4. Tình hình sản xuất, xuất khẩu sản phẩm mộc trong nước và tiêu thụ
nội địa:
Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 thị trường
nước ngoài. Những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70%
tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản.
Năm 2013, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng
thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 5,5 tỷ USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, kim nghạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế
biến đạt khoảng 3 tỷ USD, nhiều DN đã có hợp đồng sản xuất cả năm nên mục
tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD cả năm 2014 hoàn toàn có khả năng đạt được.
Ở trong nước, những năm trước thị trường đồ gỗ trong nước phần lớn là
hàng Trung Quốc, Malaysia... thì nay hàng Việt đã khẳng định vị thế trên sân
nhà. Tỷ lệ sản phẩm nội thất phục vụ thị trường nội địa của các DN VN đã tăng
từ 20% lên 40%, hàng ngoại đã mất dần ưu thế. Với quy mô thị trường Việt
Nam với dân số 90 triệu, bình quân nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ trong 4 năm gần
đây khoảng 1,98 tỷ USD. Trong đó, tiêu dùng đồ gỗ người dân thành thị chiếm
khoảng 30% cho hộ gia đình, 40% cho các công trình dự án mới và 30% thị
phần còn lại đến từ 70% dân cư nông thôn.
Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng XK chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam
sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam
vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng
đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có
khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Trong khi thị trường đang được mở rộng và kim ngạch tăng nhanh thì
nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ gỗ nhất là các doanh nghiệp tại TP. Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định cho biết họ đang rất khó
khăn trong tìm kiếm gỗ nguyên liệu để duy trì sản xuất. Theo Bộ Công Thương,
nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ XK đang thiếu trầm trọng. Hàng năm chúng ta
phải nhập 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm. Hơn nữa
90% gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia thì nguồn này đang cạn kiệt. Kể từ năm
14


2005 đến nay, 2 nước Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng
bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều
doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng có đơn hàng nhưng không có lợi
nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp.
Đối với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, các
dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sản
lượng gỗ phục vụ cho chế biến XK không được cải thiện. Chiến lược lâm nghiệp
quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên
liệu cho ngành gỗ Việt Nam, trong đó có sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ
kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên. Sản
lượng dự kiến khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 sẽ đạt 20 triệu
m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), mới đáp ứng được khoảng 70% nhu
cầu. Theo tính toán của Hiệp hội gỗ, còn phải chờ ít nhất 10 năm nữa mới hy
vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ
lớn do các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác. Còn trong tương lai
gần, không có cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Hiện tại phần lớn đất rừng (gần 5 triệu ha) là do các lâm trường quốc
doanh và chính quyền địa phương quản lý, trong khi khoảng 3,1 triệu ha đã được
giao cho hơn một triệu hộ gia đình và cá nhân, nhưng có 20-30% diện tích được

sử dụng đúng mục đích, 70% còn lại chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư lớn muốn đầu tư vào rừng trồng thì lại không có
đất trồng rừng. Tuy nhiên, đến nay cũng đã xuất hiện một số mô hình hợp tác,
liên kết giữa doanh nghiệp và các chủ rừng (hộ dân, nông lâm trường) để trồng
rừng sản xuất. Có doanh nghiệp chọn hình thức đầu tư tiền, giống, kỹ thuật cho
các hộ dân trồng rừng, khi đến kỳ khai thác, hộ dân sẽ hoàn trả cho doanh
nghiệp sản lượng gỗ nhất định, phần sản lượng tăng thêm sẽ thuộc về người
trồng rừng.
Công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự
thống nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm. Cùng với hạn
chế trên, công nghệ chế biến hiện nay cũng còn thô sơ và mang nặng tính thủ
công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia công
nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Phần lớn dây
chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít
sản xuất tại Đức, Italy, Nhật, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng lớn
và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật,
15


thiếu vốn. Những yếu tố này khiến giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ Việt Nam
đạt ở mức thấp và làm giảm tính cạnh tranh về giá thành.
Là một mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỷ gần đây nên
việc phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế còn hạn chế
và chưa được chú trọng. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đều có
quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế nên chưa có nhiều kinh phí để thực hiện việc
này. Tuy nhiên, Bộ Công Thương thừa nhận: công tác xúc tiến thương mại chưa
có sự liên kết tốt giữa các tổ chức hỗ trợ thương mại và doanh nghiệp. Một thực
trạng nữa là các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng qua khâu trung gian (chiếm
90% lượng sản phẩm). Hơn nữa, việc nhận làm gia công và nhận mẫu mã thiết

kế, hợp đồng đặt hàng của nước ngoài ngày càng nhiều đã biến các doanh
nghiệp của chúng ta thành người làm thuê, gia công cho thương hiệu nước
ngoài. Và tất cả những điều này đang làm ảnh hưởng lớn đến thương hiệu gỗ
Việt Nam trên thị trường thế giới.
Một vấn đề khác phát sinh khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới đối với mặt hàng đồ gỗ là các chứng chỉ về nguyên liệu. Mỹ có đạo luật
LACEY được bổ sung có hiệu lực từ 15/12/2008, quy định kiểm soát nguồn gốc
gỗ nguyên liệu. Từ 1/4/2009 tất cả doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp
tờ khai về sản phẩm nhằm đảm bảo tính hợp pháp. Bên cạnh đó luật lâm nghiệp
và quản trị rừng (FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các quốc gia. EU còn
phát động "Bản thỏa thuận đối tác tự nguyện" (VTA). Đây là những rào cản rất
lớn cho ngành gỗ của chúng ta. Phân tích của Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công
Thương mới đây cho biết, nhu cầu về gỗ có chứng chỉ đang gia tăng, nhưng Việt
Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp. Các khách hàng (chủ yếu là
EU) ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu có
chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC). Hiện ở
nước ta chưa nơi nào có chứng chỉ như vậy. Hậu quả là, để đáp ứng các yêu cầu
có chứng chỉ FSC, các nhà sản xuất phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC, giá
thành sản phẩm đội lên, nên khó cạnh tranh được và giá trị gia tăng của ngành
đồ gỗ bị giảm sụt quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ, cho
dù đồ gỗ chế biến củaViệt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với
những khách hàng chiến lược, thông qua những sản phẩm có chất lượng và sức
cạnh tranh cao.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều khó
khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam như thị trường xuất khẩu trọng điểm bị
thu hẹp, hàng hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa
khó thực hiện. Còn giải pháp kích cầu của Chính phủ hiện nay với những điều
16



kiện cho vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn với
lãi suất vay ưu đãi đến với với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đây
cũng có thể là cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ tái cấu trúc lại để có thể đủ năng
lực cạnh tranh, đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, đào tạo đội ngũ quản lý,
lao động...
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mộc của tỉnh Thừa Thiên Huế:
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có ngành công nghiệp chế biến
gỗ đang phát triển ở nước ta. Trong những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế
đã thành lập nhiều khu công nghiệp như: KCN Phú Bài, KCN Phong Điền,
KCN Tứ Hạ, KCN La Sơn, KCN Phú Đa. Nơi đây đã có nhiều công ty chế
biến gỗ như:
Công ty TNHH Ngọc Anh, KCN Phú Bài, Hương Thủy, TT Huế.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Trúc Thư, KCN Phú Bài, Hương Thủy,
TT Huế.
Công ty chế biến gỗ SCANVIWOOD chi nhánh tại Huế, Khu 8, thị trấn
Phú Bài, TT Huế.
Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế, KCN Phú Bài, Hương
Thủy, TT Huế.
Thị trường gỗ tại tỉnh Thừa Thiên Huế gồm hai ngành chính: đồ gỗ và gỗ
dăm. Ngành đồ gỗ nhập khẩu phần lớn gỗ để chế biến và gỗ đại phương chủ yếu
sử dụng cho công nghiệp sản xuất dăm.

17


PHẦN 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty, từ đó thiết kế bộ

bàn ghế phòng khách có hình dáng, kết cấu phù hợp, giá thành cạnh tranh với
điều kiện sản xuất hiện tại của công ty.

3.2







Đưa ra mô hình sản phẩm thiết kế
Lựa chọn nguyên liệu phù hợp
Tính toán công nghệ sản xuất
Tính toán giá thành sản phẩm
Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
Nội dung nghiên cứu.
3.2.1. Tìm hiểu về công ty chế biến gỗ Thừa Thiên Huế:
1. Tình hình chung của công ty.
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty.
4. Tổ chức phân xưởng sản xuất
- Máy móc thiết bị, nhà xưởng
- Nhân lực
- Quy trình sản xuất của công ty
- Nguyên liệu
- Các sản phẩm
5. Thị trường.
3.2.2. Nghiên cứu các loại bàn ghế phòng khách
3.2.3. Thiết kế kỹ thuật bộ bàn ghế phòng khách


o
o
o
o
o
o
o
o
o

Công năng của bộ bàn ghế
Xác định tiêu chí thiết kế
Chọn vật liệu
Thiết kế kiểu dáng
Thiết kế kiến trúc
Thiết kế kết cấu
Thiết kế chi tiết
Chỉnh lý và hoàn thiện thiết kế kỹ thuật
Dự toán kinh tế
3.2.4. Thiết kế công nghệ sản xuất bộ bàn ghế phòng khách

o Độ chính xác gia công chi tiết bộ bàn ghế phòng khách.
18


o
o
o
o

o
o
o
o
3.3

Sai số gia công chi tiết.
Dung sai lắp ghép chi tiết.
Lượng dư gia công chi tiết.
Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt.
Tính toán nguyên liệu.
Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công.
Tính toán nguyên liệu phụ.
Tính toán vật liệu liên kết.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua internet, sách, báo, khóa
luận tốt nghiệp có liên quan.
Thu thập tài liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, công nhân
viên cổ phần chế biến lâm gỗ Thừa Thiên Huế.
3.3.2. Phương pháp tính toán thiết kế
- Kết hợp nghiên cứu các lĩnh vực: Vật liệu- Công nghệ- Kinh tế- Môi
trường- Tập quán văn hóa- Hình học- Cơ học- Màu sắc- Thời trang
- Trên cơ sở đó đề ra các phương án thiết kế.
- Phân tích lực chọn phương án
- Tính toán và tối ưu hóa hình dạng và các thông số kích thước.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.
- Số liệu điều tra xử lý theo lý thuyết thống kê.
- Các số liệu và dữ liệu thiết kế được tính toán ứng suất và kiểm tra bền.
- Phác thảo hình dáng dựa trên phân tích công năng

- Xác định kích các thước sản phẩm dựa vào tính công năng có nghiên
cứu thêm các yếu tố như thẩm mỹ, khoa học, tập quán, mốt và phong thủy.
- Kết cấu và liên kết dựa vào đặc điểm nguyên liệu, trạng thái chịu lực và
tính thẩm mỹ.
- Kích thước chi tiết dựa theo kết quả tính bền và ứng suất của gỗ.
Sử dụng một số phần mềm như: Word, Excel, AutoCAD, 3Dsmax,
Photoshop,... để thể hiện ý tưởng
3.3.4. Phương pháp kế thừa:
Liên hệ tìm hiểu đề tài các anh chị khóa trước và nhờ cán bộ công ty cung
cấp số liệu, phương pháp điều tra hiệu quả để tiến hành thực hiện khóa luận.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả điều tra về công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế
4.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
19


Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế (HUWOCO) có tên tiếng
anh là: Thua Thien Hue wood Processing Joint Stock Company, có trụ sở chính
tại: Lô A1 Khu công nghiệp Phú Bài, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Công ty có
vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ (gần quốc lộ 1A), đường hàng không
(gần sân bay Phú Bài), đường thủy (cảng Chân Mây) cho quá trình thu mua
nguyên liệu và vận chuyển hàng hóa của công ty được thuận lợi.
Dự án thành lập công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế được triển
khai đầu năm 2002 theo quyết định số 419/QĐ-TC-CTXL của sở xây dựng
Thừa Thiên Huế với mức đầu tư là 2 triệu USD, công suất dự tính khi dự án đi
vào hoạt động là 10.000m3/ngày. Nhưng đến khi hoàn thành thì mức đầu tư dự
án là 20 tỷ đồng, trong đó nhà xưởng, vật dụng…là 14 tỷ, máy móc, thiết bị…là
6 tỷ đồng. Dự án đi vào hoạt động chính thức ngày 26 tháng 03 năm 2003.
Do yêu cầu của tình hình đổi mới, ngày 28 tháng 09 năm 2006 theo quyết
định số 2063/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, xí nghiệp

chế biến gỗ Phú Bài trực thuộc Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế được chuyển
đổi thành công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế, nhằm tạo cho công ty
tính độc lập, tự chủ, khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp và hoạt động kinh
doanh ngày càng hiệu quả.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: chế biến gỗ và sản xuất
các sản phẩm mộc cho các công trình xây dựng, đồ gỗ trang trí ngoại thất, kinh
doanh mua bán các loại gỗ.
4.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm
(Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty; hình 5 phụ lục).
 Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lí và điều hành toàn bộ các hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty theo điều lệ tổ chức và nghị quyết, quyết định của
hội đồng quản trị.
Xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đề ra
các giải pháp để thực thi phương án đó.
Chỉ đạo, điều hành hoạt động của các phòng ban nghiệp vụ tổ chức sản
xuất để thực hiện kế hoạch sản xuất hoàn thành theo đúng yêu cầu sản xuất.
Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản, vật tư
của đơn vị trước hội đồng quản trị và pháp luật.
 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật – sản xuất: là người được sự ủy quyền của
giám đốc, chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch sản xuất, phụ trách công tác kỹ
20











thuật chỉ đạo công tác thiết kế mẫu và sản xuất thử theo mẫu, tổ chức đôn đốc và
điều phối nhân lực, lao động….
Phòng tài vụ: có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý,
sử dụng và điều tiết nguồn vốn của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Lập kế hoạch
tài chính, tài sản của công ty. Tổng hợp và phân tích các hoạt động kinh tế của
công ty hàng quý, hàng năm, hoạch toán lỗ lãi, báo cáo tài chính định kỳ theo
chế độ hiện hành.
Phòng kỹ thuật: căn cứ theo hợp đồng của công ty và đơn đặt hàng của khách
hàng, phòng kỹ thuật lập ra các tiêu chuẩn, định mức, thiết kế mẫu và yêu cầu kỹ
thuật cụ thể để hướng dẫn các phân xưởng tổ chức công tác sản xuất sản phẩm.
Quản lý về mặt kỹ thuật từ khâu thiết kế cho đến lúc sản phẩm hoàn thiện. Có biện
pháp xử lí kịp thời các trường hợp không đúng theo yêu cầu đặt ra.
Phòng kế hoạch – kinh doanh: Xây dựng kế hoạch định hướng sản xuất kinh
doanh cho từng đơn đặt hàng, tháng, quý, năm. Xây dựng và tổ chức thực hiện
các kế hoạch phục vụ cho sản xuất, tiếp thị, tìm kiếm thị trường. Nắm bắt xu
hướng thay đổi của thị trường về giá cả, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, xây dựng
kênh phân phối và chủ trì xây dựng giá thành sản phẩm.
Các xưởng sản xuất: Nhận kế hoạch sản xuất từ các phòng ban liên quan, phổ
biến và triển khai tổ chức sản xuất xuống các tổ như sắp xếp, bố trí lao động, lập
tiến độ kế hoạch sản xuất hàng ngày, chỉ đạo các tổ thực hiện đảm bảo đúng tiến
độ của đơn đặt hàng.
4.1.3. Tình hình sản xuất của công ty
(Sơ đồ mặt bằng nhà máy; hình 6 phụ lục)

 Về nguyên liệu:
Tùy vào nhu cầu cảu đơn đặt hàng mà nguyên liệu nhập về có thể là gỗ
rừng trồng hoặc gỗ rừng tự nhiên
Hiện nay, với các đơn hàng là bàn ghế ngoài trời thì nguyên liệu chủ yếu
mà công ty nhập về để sản xuất là: keo, tràm.

 Thị trường – sản phẩm của công ty:
Dù thuộc lĩnh vực kinh doanh nào thì khách hàng luôn được xem là yếu tố
quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Nắm rõ được vai trò to lớn cảu
khách hàng thì toàn công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế đã không
ngừng nắm bắt mọi thông tin của thị trường để từ đó đưa ra các loại sản phẩm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Điều đó được thực hiện rõ rang hơn khi
khách hàng của công ty là các tập đoàn lơn như: Cattie, Eurofar, Promo,…và
những tập đoàn này là khách hàng quen thuộc của công ty từ khi mới thành lập.
21


Ngoài các tập đoàn lớn là thị trường lâu năm thì công ty còn xuất khẩu
sang các nước như là: Hà Lan, Pháp, Đức, Hàn Quốc.
Với các loại sản phẩm chính như: bàn ghế ngoài trời, ghế băng, bàn
vuông, bàn chữ nhật
Đối với trong nước, chủ yếu là các vùng lân cận Quảng Trị, Thừa Thiêm
Huế thì các sản phẩm được tiêu thụ như: bàn ghế, tấm ngăn văn phòng,….
Sản phẩm của công ty có tới 95% là xuất khẩu, còn 5% là tiêu thụ nội địa.
4.1.4. Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất
Nguyên liệu → cưa xẻ → sấy → gia công sơ chế → gia công tinh chế →
lắp ráp cụm chi tiết → trang sức bề mặt → lắp ráp hoàn thiện → kiểm tra
đóng gói → lưu kho.
Nguyên liệu: thông thường nguyên liệu nhập về có đường kính 70120cm, chiều dài 1,2m trở lên. Gỗ không có các khuyết tật như nứt nẻ, xốp ruột,
nứt đầu, gỗ thẳng, độ cong không quá 15%.
Sấy: ván sau khi được xẻ xong tiến hành đưa vào sấy, mục đích của sấy
gỗ nhằm nâng cao tính chất cơ lý của gỗ, đồng thời làm giảm lương co rút trong
giá trình gia công, đảm bảo kích thước của chi tiết theo đúng yêu cầu. Thông
thường, độ ẩm cuối cùng của ván xẻ là khoảng 8-12%, trong quá trình sấy cần
hạn chế các khuyết tật như: cong vênh nứt nẻ,…
Gia công sơ chế: khi chuyển qua khâu sơ chế thì các chi tiết được định

hình theo mẫu. Ở công đoạn này, các chi tiết được rong cắt theo quy cách của
chi tiết với lượng dư gia công là 1mm, tiếp đến là bào 2 mặt, bào 4 mặt. Đối với
các chi tiết cong thì được tạo dáng với các máy phay tupi 1 trục, 2 trục, sau đó
tiến hành bào 2 mặt.
Các thiết bị được sử dụng trong gia công sơ chế gồm có: cưa đĩa, máy
phay roto, máy phay tupi, máy bào 2 mặt, máy bào 4 mặt,…
Gia công tinh chế: phôi được nhận từ khâu sơ chế phải đạt được những
tiêu chí nhất định, có lượng dư gia công theo đúng yêu cầu sản xuất (2mm đối
với chiều dày, 2-4mm đối với chiều rộng và 10-15mm đối với chiều dài), độ ẩm
<12%.
Đối với khâu tạo dáng cần căn cứ trên bản vẽ để rập khuôn theo đúng kích
thước cũng như căn chỉnh máy móc được chính xác. Ngoài ra cũng cần phải

22


thường xuyên kiểm tra kich thược của chi tiết so với mẫu (hay bãn vẽ) để tránh
những sai sót trong quá trình gia công.
Đối với công nhân thì cần đảm bảo đúng thao tác vận hành máy móc để
tránh xảy ra các tình huống ngoài ý muốn.
Trong gia công tinh chế gồm các công đoạn: cắt tinh, chà nhám thô, đánh
biên, soi rãnh, tạo mộng, khoan,…
Lắp ráp cụm chi tiết: Các chi tiết sau khi qua công đoạn tinh chế được
đưa vào định vị, lắp ráp cụm chi tiết. Do các liên kết của sản phẩm bao gồm liên
kết cố định và liên kết tháo lắp nên phần liên kết cố định được lắp ráp theo cụm
chi tiết trước. Các lỗ mộng được tra keo đầy đủ.
Các thiết bị dùng để lắp ráp: sung bắn đinh, mũi khoan, vít các loại, keo
sữa,….
Trang sức bề mặt: Gồm các cụm chi tiết và chi tiết, bao gồm 2 công đoạn
là làm nguội và nhúng màu.

Làm nguội: với nhiệm vụ là chọn lựa làm sạch phôi và sửa chữa các
khuyết trong quá trình gia công tạo ra, với các phôi bị khuyết tật được sữa chữa
nếu không đạt yêu cầu thì loại bỏ. Bề mặt phôi được làm sạch bằng việc chà
nhám (giấy nhám có mật độ hạt #240) để làm sạch các lông gỗ.
Nhúng màu: Hóa chất sử dụng để trang sức bề mặt là màu Adora 301 và
chất pha loãng với tỷ lệ 1:1. Cần tiến hành khuấy kỹ trước khi sử dụng. Nhúng
phôi vào thùng nhúng rồi để khoảng 1-2 phút, sau đó dùng vải sạch lau trên toàn
bộ chi tiết (vải không ra màu). Tiến hành để khô trong khoảng 4-6 giờ tùy thuộc
vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường.
Lắp ráp hoàn thiện: Khi tất cả các chi tiết và cụm chi tiết qua công đoạn
trang sức bề mặt đạt yêu cầu mới chuyển qua công đoạn lắp ráp hoàn thiện, đảm
bảo sự đồng màu giữa các chi tiết, cụm chi tiết của sản phẩm. Trong quá trình
lắp ráp cần đảm bảo theo đúng quy cách, làm đúng theo hướng dẫn lắp ráp.
Đóng gói, lưu kho: đây là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất sản
phẩm. Sản phẩm sau khi lắp ráp hoàn thiện sẽ được kiểm tra: kích thước, hình
dáng, màu sắc,…nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển qua công đoạn đóng gói, nếu không đạt
yêu cầu sẽ được sửa chữa lại hoặc loại bỏ. Sản phẩm sau khi đóng gói thành phẩm
cần tránh tiếp xúc với mặt đất. Vật liệu, phụ kiện đi kèm phải đầy đủ, bao bì sạch
sẽ, không bị rách, móp, kích thước phải phù hợp với kích thước sản phẩm.
4.2. Thiết kế kỹ thuật bộ bàn ghế bằng gỗ dùng cho phòng khách gia đình
23


4.2.1. Xác định tiêu chí cho sản phẩm
• Loại đồ mộc: Bộ bàn ghế phòng khách gia đình.
• Cấp đồ mộc: Đồ mộc dân dụng bình dân.
• Đặc tính sử dụng: bán vĩnh cửu (nghĩa là đồ mộc sử dụng được một thời gian
khá dài khoảng 10 – 20 năm, không sử dụng được mãi mãi mà cũng không phải
là đồ mộc dễ hỏng).
• Không gian lưu hành: Phòng khách gia đình.

• Không gian trưng bày: Trong phòng khách hoảng 12- 15m2.
• Công dụng chính: chủ yếu để tiếp khách, ngồi uống nước, hoặc có thể sử dụng
để ngồi ăn cơm.
• Yêu cầu về hình dáng: Tương đối đơn giản.
• Yêu cầu về kích thước: Phù hợp không gian sử dụng.
• Yêu cầu về kết cấu và độ bền: vững chắc và sử dụng được lâu.
• Yêu cầu về mặt hình thức: sử dụng trang sức bề mặt như sơn PU, khảm trai,…
• Yêu cầu về nguyên liệu: Gỗ nhóm II đến nhóm V, độ ẩm từ 15-20%, ít khuyết
tật.
• Yêu cầu về chất lượng gỗ: không mối mọt, không cong vênh, nứt nẻ, chịu lực
tốt, bề ngoài có vân thớ đẹp,... nên chọn gỗ thẳng thớ.
• Công nghệ sản xuất của cơ sở: công nghệ sản xuất hiện đại thuận lợi cho quá
trình gia công sản xuất.
• Số lượng: 1 bộ.
• Thị trường: nội địa.
• Thời gian lưu kho sau sản xuất, cự ly vận chuyển: thời gian sản phẩm có thể cất
giữ trong kho khoảng 100 ngày.
• Yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ gỗ: gỗ rừng trồng hoặc gỗ tự nhiên
• Giá thành và giá cả: 5÷7 triệu.
4.2.2. Chọn nguyên liệu
Lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng trong thiết kế và sản xuất hàng
mộc, nó quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm. Nguyên liệu sản xuất phải
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, phù hợp với kết cấu sản phẩm, phù hợp
với điều kiện sản xuất và khả năng của nguồn cung cấp nguyên liệu.
Gỗ Kiền Kiền có tên khoa học là Hopea pierrei Hance, thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae) bộ Chè (Theales), gỗ kiền kiền là cây gỗ to, lá thường xanh,
thân thẳng, nứt dọc sâu, có thể cao đến 40m, đường kính thường 0,6m-0,8m
hoặc hơn tùy theo độ tuổi và môi trường sống.
Gỗ Kiền Kiền là gỗ tốt, cứng, thớ mịn, ít cong vênh, rất bền ngoài không
khí, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền, làm khung nhà,

ván sàn, đồ nội thất. Vỏ cây dùng làm vách nhà thay gỗ, rất bền.
24


Gỗ kiền kiền hiện nay được tìm thấy ở Quảng Bình vào đến Kiên Giang
(đảo Phú Quốc); tập trung ở các tỉnh Thừa Thiên – Huế (A Lưới), Quảng Nam –
Đà Nẵng (Hiên), Đắc Lắc – Đắc Min), Lâm Đồng (Di Linh: Lang Hanh), Sông
Bé, Kiên Giang, Phú Quốc).
Một số hình ảnh về gỗ kiền kiền được trình bày ở phụ lục 1.
4.2.3. Thiết kế tạo dáng
4.2.3.1. Khái niệm cơ bản về tạo dáng
Tạo dáng là vẽ ra, tạo ra hình dáng phác họa của vật thể khi chưa có vật
thể thật. Hình dáng của vật thể thực cần đạt đến giá trị tối ưu (Ergonomics),
không chỉ thỏa mãn cơ bản về công năng mà còn đáp ứng yêu cẩu về mỹ quan.
Vì vậy, hàm nghĩa của tạo dáng là vừa thỏa mãn tính công năng , vừa thỏa mãn
tính nghệ thuật. Tạo dáng đối với vật dụng: Tạo giá trị vật chất (còn gọi là công
năng vật chất) + giá trị tinh thần (còn gọi là công năng tinh thần).
Đồ mộc là sản phẩm công nghiệp, có liên quan đến sử dụng trong công
việc, sinh hoạt của con người. Vì thế, thiết kế tạo dáng đồ mộc được gọi là thiết
kế tạo dáng sản phẩm công nghiệp hay “ mỹ thuật công nghiệp”.
Thiết kế tạo dáng đồ mộc còn phải phụ thuộc vào loại gỗ. Loại gỗ cứng,
mịn, dẻo có thể cho phép tạo dáng thanh, mềm mại. Gỗ thớ thô nên tạo dáng
thẳng. Gỗ cơ tính thấp cần to mập. Một bản thiết kế đồ mộc có thể phù hợp với
loại gỗ này, nhưng chưa chắc đã phù hợp với loại gỗ khác.
4.2.3.2. Các yêu cầu của thiết kế tạo dáng
- Tạo dáng đảm bảo tính công năng: Đảm bảo tốt về yêu cầu công dụng,
có tính ổn định, độ tin cậy cao, hình dạng phù hợp để sử dụng được tiện lợi, đảm
bảo thích hợp với môi trường sử dụng và tập quán, văn hóa của đối tượng sử
dụng – vận dụng Ergonomics trong thiết kế.
- Tính nghệ thuật: Đẹp về hình dáng, đẹp về màu sắc, phù hợp với không

gian trưng bày, có tính thời trang.
- Tính khoa học: Kết cấu hợp lý, công nghệ và kỹ thuật chế tạo tiên tiến,
vật liệu phù hợp đảm bảo an toàn.
- Tính kinh tế: Giá thành thấp, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ổn định.
- Tạo dáng cần xét đến sự thống nhất vật liệu với kết cấu, hình dạng và
công nghệ:
Kết cấu cần phù hợp với loại vật liệu, như kim loại có thể cấu tạo thanh
nhỏ, mảnh. Gỗ cần thanh đủ lớn, nếu liên kết mộng lỗ thì mộng cũng phải đủ

25


×