Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

đặc điểm truyện ngắn bùi hiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.99 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




LÊ THỊ MỸ NGỌC



ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN
BÙI HIỂN



LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC



CHUN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số:60 22 34



NGƯỜNG HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. PHÙNG Q NHÂM














TP. H
Ồ CHÍ MINH - 2006











LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đối với PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người thầy
hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo, cùng với quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.

Biên Hòa, tháng 3 năm 2006


Lê Thị Mỹ Ngọc
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam bước vào thế kỉ XX đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng
hiện đại hóa, đặc biệt là từ những năm 1930 -1945, nhờ có những điều kiện văn hóa lòch sử mới,
nhòp độ phát triển của nó càng khẩn trương hơn. Ở giai đoạn này, văn học Việt Nam không chỉ
phát triển về đội ngũ nhà văn, nhà thơ mà còn đạt được nhiều thành tựu văn học xuất sắc. Có
thể nói quá trình hiện đại hóa nền văn học đã đẩy văn học Việt Nam phát triển thêm một bước
với nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc ở các thể loại. Văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này đã có
bước phát triển vượt bậc so với văn học trung đại. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn giai đoạn
này, đã có những thành tựu phong phú và vững chắc với hàng loạt phong cách độc đáo, nối tiếp
nhau đưa thể văn này đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Một số truyện ngắn văn học thời kỳ này
có thể so sánh với những thành tựu truyện ngắn xuất sắc trên thế giới. “Truyện ngắn Việt Nam
1930 – 1945 thực sự đa dạng về phong cách và bút pháp. Có thể nói trong lòch sử truyện ngắn
hiện đại thế kỉ XX, chưa bao giờ có sự nở rộ phong cách, giọng điệu như mười lăm năm đáng
ghi nhớ của văn học – đó là sự ghi tạc của thế hệ sau tên tuổi của các nhà văn danh tiếng:
Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân …”[78,
tr.182]. Thế nhưng không phải nhà văn nào mà sự nghiệp sáng tác của họ c
ũng được độc giả
biết đến một cách đầy đủ, có hệ thống. Đó là trường hợp của nhà văn Bùi Hiển. Mọi người biết
đến tên tuổi của ông với tập truyện ngắn Nằm vạ (1941), còn những tập truyện ngắn sau này thì
ít người biết đến hoặc có chăng là một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học bàn chung về các
truyện ngắn mà họ cho là tâm đắc.
Bùi Hiển là nhà văn vốn được đặt trong nhóm các nhà văn viết truyện phong tục sinh hoạt
trước Cách mạng tháng Tám ( Tô Hoài, Kim Lân, Bùi Hiển ). Tuy nhiên sáng tác của Bùi
Hiển không được giới nghiên cứu văn học đặc biệt quan tâm, nhưng phần lớn truyện của ông
vẫn hiện diện trong lòng người đọc. Vốn có cách viết nhẹ nhàng, dí dỏm, pha chút trữ tình, Bùi
Hiển đã đem đến cho người đọc những trang văn hiện thực về hiện trạng cuộc sống quê hương
mình làm sống “lại những phong tục của người dân quê với con mắt quan sát sắc sảo, hóm

hỉnh”[6, tr.78]. Bên cạnh mảng truyện ngắn về phong tục, Bùi Hiển còn viết nhiều truyện ngắn
về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Những ngày Cách mạng tháng
Tám, Bùi Hiển tham gia tổng khởi nghóa ở Vinh rồi sau đó làm chủ tòch Hội Văn hóa cứu quốc
đồng thời là Trưởng ty Thông tin tuyên truyền Nghệ An. Từ giữa năm 1949 đến 1950, nhà văn
đi vào công tác ở vùng đòch hậu Bình Trò Thiên. Cuối năm 1950, Bùi Hiển được bổ sung vào
thường vụ Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Cũng vào dòp này, nhà văn Bùi Hiển được kết nạp
vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngay tại chiến khu Thừa Thiên. Chính hình ảnh của những
người phụ nữ kháng chiến thông qua sự tiếp xúc gặp gỡ nhiều chò cán bộ kháng chiến Thừa
Thiên, mà Bùi Hiển đã có những truyện ngắn hay. Truyện ngắn Gặp gỡ (1954) là một trong
những truyện như thế. Tập truyện Ánh mắt được viết trong 10 năm (1951-1961) bằng tất cả vốn
sống phong phú, tình cảm đậm đà và những kỉ niệm sâu lắng của nhà văn về chiến trường Bình
Trò Thiên ( chủ yếu là Thừa Thiên ).
Tập truyện và kí Trong gió cát (1965) đánh dấu một đóng góp mới, khiêm tốn nhưng đầy
nhiệt tình của Bùi Hiển vào công cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội ở miền Bắc trong bước đi ban
đầu những năm 60.
Nhà văn có mặt ở vùng tuyến lửa ngay từ những ngày đầu giặc Mỹ điên cuồng bắn phá
miền Bắc. Chính những năm tháng sống, gắn bó ở các vùng đất: Nghệ An, Hà Tónh, Quảng
Bình, Vónh Linh …, Bùi Hiển đã có dòp quan sát, ghi chép, tái hiện biểu dương những những tấm
gương chiến đấu anh hùng của quân và dân ta. Và tác giả đã cho ra đời các tập truyện Những
tiếng hát hậu phương (1970), Hoa và thép (1972), Giản dò (1975) …


Nói chung, việc nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển là một điều còn rất
mới, cần được chú trọng đúng mực. Chọn đề tài tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển, chúng
tôi nhận thấy đó là một việc làm cần thiết và có ích.
Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đánh giá rất cao sở trường truyện ngắn của Bùi
Hiển, cũng như sự đóng góp to lớn của ông vào sự nghiệp văn học nước nhà. Họ cho rằng: “Bùi
Hiển chuyên viết truyện ngắn … Nhắc đến sự phát triển của thể truyện ngắn hiện đại Việt Nam,
người ta nhớ ngay đến ông”[44, tr.13-14].
Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay Chúng ta

nhận thấy ông là một cây bút truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm. Nói về số lượng tác phẩm, kể
cả các tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi nhà văn Bùi Hiển đã để lại khoảng 16 tập truyện
ngắn. Có được thành tựu đó, chúng ta có thể khẳng đònh Bùi Hiển không chỉ “nhờ tư tưởng thái
độ sống và có phần nhờ nghệ thuật viết của anh”. Riêng Hoàng Minh Châu khẳng đònh: “Anh là
một trong những bậc thầy viết truyện”[5, tr.13].
Lòng say mê công việc và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã giúp Bùi Hiển ngày
càng thành công hơn trong sự nghiệp sáng tác văn học. Dù được đánh giá, phê bình như thế nào
Bùi Hiển trước sau vẫn là một nhà văn khiêm tốn, luôn học hỏi để tích lũy kinh nghiệm cho
nghề. Mỗi truyện cho xuất bản in thành sách đều đã được đăng báo và được đánh giá cao,
nhưng đối với nhà văn thì chúng chỉ ở trên “mức trung bình”. Thật đúng như lời nhận đònh của
Chu Nga: “…Bùi Hiển là một nhà văn viết truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm. Anh thận trọng và
có tinh thần trách nhiệm. Ít khi anh viết nhanh, viết vội, lấy tay nghề thay cho chất sống…”. Và
Bùi Hiển từng nói: “Tôi không dám hạ bút viết một cái gì, nếu tôi chưa biết và hiểu kó lưỡng”[61,
tr.390 -391].
Khi đánh giá sự đóng góp về mặt văn học của nhà văn Bùi Hiển cho nền văn xuôi Việt
Nam, Quang Tuấn đã viết bằng những lời văn thán phục, trân trọng: “Hơn 60 năm cầm bút với
khoảng 40 đầu sách và đều có thành công nhất đònh ở các thể loại bút ký, truyện thiếu nhi, sách
dòch, tiểu luận văn học, song nói cho đến cùng truyện ngắn mới là cái “nghiệp” thật sự của
ông”[61, tr.14]
Kết thúc cuộc họp trao đổi về truyện ngắn chống Mỹ, nhà văn Vũ Tú Nam đã phát biểu:
“Nhà văn Bùi Hiển là một trong những nhà văn viết truyện ngắn tốt nhất của chúng ta hiện nay.
Nhưng đối với Bùi Hiển nói riêng và những người viết văn chúng ta nói chung, bạn đọc còn
muốn đòi hỏi cao hơn nữa …”[83, tr.14].
2.Phạm vi nghiên cứu
Bùi Hiển viết rất sớm và những tác phẩm của ông đã được in trước Cách mạng tháng
Tám trên các báo chí Hà Nội như: Ngày nay, Hà Nội tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc
Chủ nhật, Thanh Nghò, Bạn đường. Ông viết được nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dòch,
truyện thiếu nhi, ký, hồi ký, tiểu luận văn học, kòch, phê bình văn học… nhưng thành công nhất
của ông vẫn là truyện ngắn. Ở thể loại truyện ngắn, ông đã có những tập truyện viết trước và
sau Cách mạng tháng Tám.

Năm 1941, tập truyện ngắn Nằm vạ của Bùi Hiển được Nhà xuất bản Đời nay, HN ấn
hành gồm 8 truyện. Xuất bản lần thứ 2 (1957), Nxb Hội nhà văn, HN bỏ bớt ba truyện: Thế sự
thăng trầm, Nắng mới, Phán và giáo thêm vào một số truyện : Làm cha, c cảm, Cái đồng hồ,
Nhà xác. Xuất bản lần thứ 3 (1984), Nxb Văn học, HN gồm 17 truyện. Ngoài các truyện đã in
trong lần tái bản (1957), lấy lại truyện Nắng mới ( bản in đầu ) và thêm các truyện: Chiều
sương, Về làng, Nỗi oan của bác đồ gàn, Một trận bão cuối năm, Người chồng, Những nỗi lòng.
Vào năm 1969, một nhà sách tư nhân đã in lại Nằm vạ đúng như bản in (1941) của Nxb Đời nay.
Năm 1990, Nxb Đồng Nai in lại lấy tên sách là Kẻ hô hoán, tác giả có thêm bớt một số truyện
ngắn, cộng lại là 20 truyện ngắn.
Năm 1999, tập truyện ngắn Nằm vạ, do Nxb Văn Nghệ Tp. HCM tái bản gồm 8 truyện:
Nằm vạ, Phán và Giáo, Hai anh học trò có vợ, Nắng mới, Thằng Xin, Một người thanh niên, Thế
sự thăng trầm, Ma đậu. Như vậy, tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển đã được b
ạn đọc hoan
nghênh, nhưng qua đó chúng ta cũng nhận thấy: chưa có sự thống nhất về số lượng tác phẩm
trong tập truyệnï. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người viết luận văn. Hơn nữa, các tập
truyện ngắn khác của Bùi Hiển được viết rải rác vào các thời kỳ, nhưng việc lưu trữ, bảo quản
chưa tốt (bản thân nhà văn không còn lưu giữ đủ). Các nhà xuất bản chưa tái bản lại, hoặc có tái
bản thì các truyện lại được lựa chọn sắp xếp theo chủ ý riêng. Vì thế, chúng tôi không thể tìm
đầy đủ tất cả các truyện ngắn trong các tập truyện ngắn của Bùi Hiển. Vì những nguyên nhân
trên, nên khi vi
ết luận văn chúng tôi chủ yếu dựa vào số lượng truyện ngắn đã được tuyển chọn
trong Tuyển tập Bùi Hiển I (1987) và Tuyển tập Bùi Hiển II (1997).
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển.
3. Lòch sử vấn đề
Bùi Hiển sinh ngày 22/11/1919 ở làng Phú Nghóa Hạ, nay là xã Tiến Thủy (huyện Quỳnh
Lưu, Nghệ An). Mảnh đất này từ bao đời nay đã có nhiều nhân tài, nhiều nhà thơ nổi tiếng. Và
cũng tại đây lại xuất hiện những cây bút văn xuôi tiêu biểu cho ba thế hệ như Bùi Hiển,
Nguyễn Minh Châu, Thái Bá Lợi. Bùi Hiển thuộc thế hệ những nhà văn hiện thực xuất hiện vào
những năm 40, thời kỳ đen tối nhất của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trước đây, trong chương trình học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên ít đề cập đến tác

gia Bùi Hiển. Cụ thể là chương trình văn học 6 (cũ) có đưa vào giảng dạy truyện ngắn Ngày
công đầu tiên của cu Tý và chương trình văn học 11 có bài đọc thêm là truyện ngắn Chiều
sương. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ít quan tâm đến tác phẩm của Bùi Hiển, chỉ có một số ít
bàn về truyện ngắn Bùi Hiển. Trong số đó cũng có một số bài viết đã đánh giá, nhận xét tinh tế,
sâu sắc về tác phẩm của Bùi Hiển.
Bùi Hiển là một cây bút truyện ngắn miệt mài, bền bó và công phu. Đã gần sáu mươi năm
Bùi Hiển sống với nghề viết văn. Từ chỗ một người đến với văn như là việc “viết để chơi”,
không hẳn thành cái mộng “sự nghiệp văn chương”, thế mà dần dà Bùi Hiển đã bộc lộ rõ thiên
hướng muốn đi vào con đường sáng tác chuyên nghiệp.
Khi nhờ Hồ Mậu Đường là “bạn văn chương bước đầu và mãi mãi” - lời Bùi Hiển ghi trong
sổ lưu niệm của Hồ Mậu Đường, đọc hộ một số truyện ngắn khi tác phẩm Nằm vạ còn ở dạng
bản thảo viết tay và (13/4/1940) Bùi Hiển đã nhận được một thư tay với những lời nhận xét khá
tinh tế “…Tôi chỉ biết là khá, khá lắm…, tôi không còn biết chê anh vào đâu được. Văn anh viết
có một vẻ đặc biệt (original), đó là đặc tính tôi thích nhất trong văn chương … Câu chuyện tôi
thích nhất - và có lẽ nhiều người khác - là truyện Ma đậu. Với truyện này, tôi không tìm thấy
một nhà văn nào ở ta từa tựa để ghép anh vào. Có thể tạm so sánh anh với Guy de Maupassant
vì cái lối tả chân tỉ mỉ và thật thà, vì có nhiều cái hơi hóm hỉnh và tinh nghòch và nhất là cách
dùng toàn “thổ âm” (thổ ngữ – BT) trong lúc nói chuyện. Cả mấy chuyện kia cũng thế, chuyện
nào cũng có vẻ riêng cả và lối tả chân vẫn giống nhau…”[80, tr.14]. Chính nhờ s
ự động viên
khuyến khích đó, sau bốn tháng, Bùi Hiển quyết đònh gửi một truyện ngắn tới báo Ngày nay –
đó lại là truyện Nằm vạ. Khoảng ba, bốn tuần truyện Nằm vạ được đăng với lời giới thiệu của
Thạch Lam. Và từ đó tác giả tập hợp lại các truyện đã viết gửi ra Hà Nội (12/1940 ). Đến tháng
2/1941 nhà xuất bản Đời nay đã ấn hành tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển.
Nổi bật lên là sự cảm nhận chân thành, thắm thiết của của nhà văn Thạch Lam trên báo
Ngày nay (9/1940). Điều này mang đến cho tác giả một niềm động viên, khuyến khích trong
sáng tác văn học, đặc biệt là thể loại trên ngắn. Dần dà sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển
càng phát triển. Và truyện của ông càng thu hút được nhiều độc giả. Năm 1961, khi nhận xét về
tập truy
ện nh mắt qua bài viết “Đọc nh mắt”, Vũ Tú Nam cho rằng: “Tập truyện là một bó

hoa, một lời mừng chúc đầy tình yêu của tác giả gửi tới đồng bào Thừa Thiên đã gian khổ anh
dũng kháng chiến và hiện nay đang gian khổ anh dũng chống bọn Mỹ – Diệm”. Cũng trong năm
đóù, Phan Quang cũng có bài viết “Một vài cảm tưởng khi đọc Ánh mắt - tập truyện ngắn của Bùi
Hiển”. Như lời đánh giá của Phan Quang, với tập truyện này, nhà văn Bùi Hiển đã cố gắng tái
hiện lại một cách sinh động, chân thật nhất những mất mát to lớn mà người dân nơi đây đã từng
phải gánh chòu. Và các truyện ngắn Bùi Hiển đã viết ra trong Ánh mắt đều lấy đề tài từ cuộc
kháng chiến ở Thừa Thiên. Nhà văn đã thành công khi tái hiện lại chiến trường “Bình Trò Thiên
đau thương và anh dũng”.
Năm 1970, Hà Minh Đức đưa ra bài nhận xét chung về “Truyện ngắn chống Mỹ của Bùi
Hiển”. Đặc biệt tập truyện “Những tiếng hát hậu phương” của Bùi Hiển luôn đem đến cho
người đọc những hình ảnh, sự việc “còn nóng hổi tính thời sự”. Và cũng qua các truyện ngắn
của Bùi Hiển, người đọc bỗng nhận ra rằng “Trên mảnh đất hậu phương lớn này, ở đâu cũng là
tiền tuyến, cũng phải giáp mặt và vượt lên cái chết để đánh thắng kẻ thù”.
Năm 1973, Hà Vinh lại có bài bình về tập Hoa và Thép qua bài “Đọc Hoa và Thép - nhân
vật thanh niên trong những truyện ngắn của Bùi Hiển”. Trong bài viết này, Hà Vinh đánh giá
rất cao những truyện ngắn c
ủa Bùi Hiển, bởi vì các truyện đã thể hiện được tâm tư, tình cảm của
thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại mới. Đó là sự “biểu hiện hai mặt “hoa” và “thép” hay sự
“biểu hiện sắc thái chủ nghóa anh hùng cách mạng” trong lớp người trẻ tuổi. Vào năm 1999,
Văn Chinh có bài viết “ Nhà văn Bùi Hiển: “Thời khắc con người trở nên người nhất”. Theo
ông, truyện ngắn của Bùi Hiển đâu chỉ là “cười mỉm vui vẻ” mà sau mỗi trang viết là “cả một
bề sâu nhân tính, một thâm trầm nghiêng sang phía bao dung”. Bài viết “Tâm tưởng và ngòi bút
hướng nội của Bùi Hiển” của Trần Ngọc Vượng lại có một phát hiện mới về những điều mà nhà
văn Bùi Hiển quan tâm, đó là: “… lẽ sống trong đời thường và quá trình hoàn thiện bản thân ở
mỗi con người”.
Có thể nói chỉ sau 1975 mới có bài viết về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển một cách chi
tiết hơn. Đó là các bài viết của Hà Minh Đức (1970), Nguyễn Đăng Mạnh (1973), Phan Quang
(1961), Chu Nga (1995), Hoàng Trung Thông (1999), Nguyễn Hoành Khung (2000), Đỗ Ngọc
Thống (2003), Ngô Văn Phú (2003), Hoàng Minh Châu (2003) …Đáng kể nhất là bài viết của
nhóm tác giả (1977) trong sách “Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1945)”, đã giới

thiệu đầy đủ, trọn vẹn về tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ của nhà văn Bùi Hiển. Sau đó (1983),
Nguyễn Văn Long đã viết lời tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp về nhà văn Bùi Hiển trong sách
“Từ điển văn học”. Năm 1992, một lần nữa các nhà nghiên cứu lại khẳng đònh phong cách
truyện ngắn của Bùi Hiển trong sách “Tác giả văn học Việt Nam ”. Và một nhóm nghiên cứu đã
viết về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển trong “Nhà văn Việt nam TK XX” tập V. Năm 2000,
sách “Tổng tập Văn học Việt Nam”, tập 32 cũng có những lời giới thiệu về nhà văn Bùi Hiển.
Đến năm 2001, nhà văn Hà Minh Đức lại có bài viết về nhà văn Bùi Hiển trong sách “Văn học
Việt Nam TK XX”.
Năm 2003, Nguyễn Đăng Mạnh cùng nhóm đồng chủ biên cho ra đời “Từ điển tác giả tác
phẩm văn học Việt Nam” và nhà văn Bùi Hiển được xem như là một tác giả có sự nghiệp sáng
tác truyện ngắn thành công ngay từ những truyện ngắn đầu tay.
Đến với “Tuyển tập Bùi Hiển I” (1987), người đọc được tiếp cận cụ thể hơn với sự nghiệp
sáng tác của Bùi Hiển qua lời giới thiệu của Phan Cự Đệ. Vũ Ngọc Phan (1989) với bài viết về
Bùi Hiển trong sách “Nhà văn Việt Nam hiện đại . Phan Hồng Giang (1996), cho xuất bản sách
“Ghi chép về tác giả và tác phẩm” .
Lần nữa “Tuyển tập Bùi Hiển tập I “(1997) với lời bạt “Với Bùi Hiển” của Hoàng Trung
Thông càng giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển.
Năm 2003, NXB Hội nhà văn đã hoàn thành quyển sách “Bùi Hiển tác phẩm và dư luận”.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi sẽ trình bày các ý kiến nổi bật trong
các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
3.1. Những ý kiến, nhận xét về nội dung truyện ngắn Bùi Hiển.
Theo nhà thơ Ngô văn Phú, những năm trước 1945, “ ông từng là công chức tuy không dư
giả gì, nhưng cũng là một bậc trí thức, lại là một nhà văn sớm nổi tiếng ở một thành phố lớn nhất
của đất Thanh, Nghệ, Tónh”[64, tr.19]. Với tập truyện ngắn đầu tay: Nằm vạ (1941), Bùi Hiển đã
được nhi
ều bạn đọc quan tâm. Khi truyện ngắn Nằm vạ – Bùi Hiển được gửi đăng trên báo
Ngày nay (9/1940), Thạch Lam đã viết lời giới thiệu “Ông Bùi Hiển tác giả truyện ngắn đăng
dưới đây (Nằm vạ) đã phác họa rất đúng một vài nhân vật ở thôn quê… Đó là một bức tranh có
giá trò về cảnh sinh hoạt trong làng xóm…”.
Hà Minh Đức đã nhận xét: “Nằm vạ là tập truyện đầu tay cũng là sáng tác gây ấn tượng và

đònh hình phong cách của Bùi Hiển. Nằm vạ là một trong những tác phẩm có giá trò của dòng văn
học hiện thực thời kỳ 1939 – 1945”[14, tr.140].
Đánh giá cao về khía cạnh nội dung của tập truyện Nằm vạ, Vũ Tuấn Anh và Bích Thu đã
ghi nhận: “Tác giả Nằm vạ đã thể hiện khá thành công trong một loạt truyện viết về đời sống,
sinh hoạt của người dân vùng quê Nghệ Tónh, với những tập tục, lề thói mang đậm sắc thái đòa
phương”[1, tr. 677].
Đồng thời hai tác giả trên cũng đánh giá cao sự đóng góp của nhà văn Bùi Hiển trong sự
nghiệp văn học nước nhà. “Với tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, Bùi Hiển đã bộc lộ một phong
cách riêng, tạo được vò trí xứng đáng trong dòng văn học hiện thực đầu thế kỷ. Tuy chưa đề xuất
được những vấn đề xã hội, có ý nghóa rộng lớn, có tầm tư tưởng sâu sắc nhưng bằng niềm cảm
thông chân thành đối với người nghèo khổ, những truyện ngắn của ông đã bày tỏ một thái độ,
một khuynh hướng sáng tạo đúng đắn và nghiêm túc”[1, tr.679].
Có nhận xét khác về tập truyện ngắn Nằm vạ: “Truyện ngắn Bùi Hiển đã ghi lại một cách
trung thực đời sống đầy vật lộn gian lao của những người dân vùng biển quê ông cũng như cuộc
sống nhỏ nhoi, mòn mỏi, bế tắc và hết sức tẻ nhạt của giới viên chức nghèo thành thò”[61, tr. 5].
Đọc những truyện trong tập “Nằm vạ” của Bùi Hiển ta càng hiểu và thêm gắn bó với cái
vùng Lạch Quèn, Lạch Thơi …“ngày đêm rì rào vỗ sóng và thoảng trong hơi gió cái vò nồng mặn
của biển cả”. Trong các trang viết của ông chúng ta bắt gặp những con người chân chất, mộc
mạc. Những anh Đỏ, chò Hoe, lão Năm Xười với tâm hồn chất phác, đôn hậu còn mê tín đò đoan
nhưng vui vẻ, lạc quan; những ông “Ba Bò dân chài” trông có vẻ dữ tướng nhưng thật thà tốt
bụng; những lão Nhiệm Bình vừa đan lưới vừa kể chuyện ma biển”[54, tr.11] Chính ở những
trang viết ấy, Bùi Hiển đã chứng tỏ là một cây bút “vừa độc đáo lại vừa quen thuộc, phổ biến”.
Nhà văn Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Những nhân vật trong Nằm vạ phần lớn có nguyên mẫu từ
những ông cậu ruột, ông dượng và nhiều bà con họ hàng làm nghề đánh cá trên biển”[54, tr.12].
Đề cập đến mặt hạn chế về giá trò tư tưởng của tập truyện Nằm vạ, Phan Cự Đệ có viết:
“Nằm vạ chưa có cái nhìn bao quát toàn xã hội, chưa có cái căm giận, cái tỉnh táo, sắc sảo như
Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng khi đập phá cái xã hội người bóc lột người, khi
lột mặt nạ từng tên tai to mặt lớn trong tầng lớp thượng lưu lúc bấy gi
ờ”[54, tr.15-16].
Nói về giá trò nội dung của tập truyện Nằm vạ, các nhà văn khác có nhận xét: “Riêng

những truyện về phong tục dân quê vùng Nghệ Tónh là những truyện hay”[63, tr.807]. Cụ thể là
“Trong tập Nằm vạ (Đời nay - Hà Nội, 1941) ngoài những truyện ngắn về thanh niên, hầu hết
đều bình thường, ông có viết ba truyện ngắn về dân quê vùng Nghệ Tónh rất đặc sắc. Ba truyện
ấy là Nằm vạ (trang 9), Thằng Xin (trang 87) và Ma đậu (trang 147)”[63, tr.806]. Còn nhà văn
Phan Cự Đệ thì có nhận xét như sau: “Ngay từ tập truyện ngắn đầu tiên (Nằm vạ) in năm 1941,
Bùi Hiển đã bắt sâu được cái mạch quần chúng ở vùng biển quê anh. Anh phát hiện ra ở người
dân người dân chài những nét khỏa khoắn, đôn hậu, yêu đời, lạc quan và cái nguồn suối tinh
thần trong mát đó sẽ còn tỏa lan trên các trang sách của anh mấy chục năm dài về sau”[54,
tr.12]. Nhìn chung, “chủ nghóa hiện thực trong Nằm vạ dường như bắt nguồn từ một cảm hứng
nhân đạo chủ nghóa, từ một sự gần gũi, cảm thương cuộc đời những con người bình thường, những
dân chài lam lũ ở vùng biển và những người nghèo khổ, những viên chức nhỏ sống quẩn quanh bế
tắc ở thành thò”[54, tr.13].
Các nhà nghiên cứu rất đề cao tấm lòng nhân đạo của nhà văn Bùi Hiển trong việc đã
phản ánh trung thực cuộc sống của con người trong các truyện ngắn: “Chất hiện thực trong Nằm
vạ được bắt nguồn từ một cảm hứng nhân đạo chủ nghóa, từ sự gần gũi, thương cảm những con
người bình thường, những dân chài, lam lũ vùng biển và những viên chức nghèo thành thò”[1, tr.
679]
Những trang viết trong tập Nằm vạ phần lớn: “Bùi Hiển tập trung miêu tả cuộc chiến đấu
giữa con người với thiên nhiên, con người với bão tố ngoài biển khơi và làm nổi bật lên hình ảnh
đẹp đẽ của con người, con người mưu trí, gan dạ, với tất cả kinh nghiệm từng trải của cuộc đời
trên sóng nước”[54, tr.12].
Bùi Hiển một tấm gương lớn về sự học hỏi, tìm tòi, tích lũy bền bó, lâu dài. Với những năm
tháng đi thực tế, ông đã quan sát, thâu nhận, ghi chép từ nhiều người, nhiều cảnh, nhiều việc,
nhiều vấn đề để “tìm ra một khía cạnh mới trong những cái bình thường, thông thuộc nhất”[55,
tr.21].
Bùi Hiển là nhà văn tận tụy, có trách nhiệm với nghề. Ông có cái nhìn nhạy bén, một trái
tim nhân hậu, luôn san sẻ, yêu thương con người. Biết bao cảnh, bao người đã hiện lên rất thật,
gần gũi, đáng yêu một cách lạ thường. Hoàng Minh Châu cho rằng dù là viết về ai, vấn đề gì,
có ý nghóa nội dung gì thì “chỉ bằng tình tiết ngôn ngữ của nhân vật thoảng qua cũng gợi nhớ tới
nhân vật chính là tác giả, một người muốn nuôi sống hoà hợp với tự nhiên, với “ đạo trời như anh

tâm sự”[6, tr.13].
Không lặp lại cách viết của các nhà văn khác, Bùi Hiển tìm cho mình một lối đi riêng
biệt, và điều này khiến giới nghiên cứu, phê bình v
ăn học có nhiều ý kiến đánh giá trái ngược
về các tác phẩm của ông. Có những điều tranh cãi đó bởi theo Bùi Hiển đã tâm sự “… trong khi
người khác viết về cái cao cả chiến thắng thì tôi lại không thể quên cái mất mát của chiến
tranh”[14, tr.231].
Với cách suy nghó mới mẻ, xác thực đó nhà văn Bùi Hiển đã để lại cho đời một sự nghiệp
sáng tác văn học có giá trò. Nhìn lại số lượng truyện ngắn Bùi Hiển đã xuất bản chúng ta có thể
nhận thấy: Bùi Hiển có cách chọn lựa đề tài vô cùng phong phú, đa dạng. Các nhà nghiên cứu
văn học Việt Nam đã nhận xét: “Bùi Hiển thường viết về những đề tài bình dò: những cảnh sinh
hoạt, những phong tục ngồ ngộ ở nông thôn, những mẫu đời viên chức tỉnh nhỏ, những cảnh bố
con, vợ chồng, bè bạn gặp gỡ và trò chuyện với nhau …”[50, tr.13-14].
Đánh giá về tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển, nhà thơ Ngô Văn Phú đã viết: “Cả mấy
truyện ngắn trong tập của ông đều đem đến cho tôi một điều gì đó vừa gần gũi, vừa là lạ…”[64,
tr.19].
Và khi đọc tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển, bạn đọc không khỏi ngạc nhiên bởi lối viết
dung dò, mộc mạc, chứa chan tình người trong từng trang truyện. Nhà thơ Ngô Văn Phú đặc biệt
tâm đắc với truyện ngắn Chiều Sương. Trong một bài viết của mình, ông đã có nhận xét: “…
Truyện Chiều sương của ông cũng gây cho tôi biết bao suy nghó. Hẳn cái làng chài ấy, phong
cảnh trời nước, sông biển, núi non cũng đẹp lắm, nhưng những con người ở trên vùng đất núi
sông diễm lệ ấy, mới cực nhọc, vất vả nguy hiểm làm sao…”[64, tr.19]. Nhà thơ Ngô Văn Phú
cũng cho rằng: “M
ột câu chuyện trong chiến tranh của ông, mới thật sự là một truyện ngắn hoàn
hảo, vang động… Ông viết về những mất mát hy sinh, gian khổ và những con người đau khổ bất
hạnh. Đặc biệt, truyện của ơng hay viết về những người phụ nữ”[64, tr.19].
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, nhà văn Bùi Hiển đã đi thực tế chiến đấu ở vùng
khu Bốn cũ. Chính những ngày tháng gắn bó nơi chiến trường ác liệt này mà Bùi Hiển đã để lại
những sáng tác giàu sức sống và tính chiến đấu cao. “Trong các truyện của Bùi Hiển, con người
và sự việc còn nóng hổi hơi lửa của thời sự”[61, tr.409]. Để có được những truyện ngắn hay về

cuộc kháng chiến chống Mỹ nhà văn Bùi Hiển phải “… sống ở nơi mũi nhọn của chiến tranh: khu
Bốn. Chính nhờ thế mà anh thấy được những điển hình đẹp nhất của tinh thần chiến đấu dũng
cảm cũng như đã chứng kiến những tội ác ghê tởm nhất của kẻ thù. Vì thế những tác phẩm của
anh viết vào thời kỳ này có sức nặng và cảm động được người đọc”[72, tr.9]. Phải kể trước hết
đó là truyện Kỷ niệm về đứa con đi xa. Theo nhà văn Vũ Tú Nam: “Truyện ngắn Kỷ niệm về đứa
con đi xa của ông mới thật chín và đằm thắm. Ở đó, người ta mới thấy những vẻ đẹp thật chín và
những con người Việt Nam, ở nhiều thế hệ cùng ra trận, người nào việc ấy, hết sức tự nguyện và
đầy ý thức. Ở đó, người ta mới thấy tình cha con, tình quân dân, đã hình thành từ nỗi đồng cảm,
sự tin yêu …”[64, tr.19].
Hà Minh Đức đã từng đưa ra nhận xét về các vấn đề mà nhà văn Bùi Hiển đặt ra trong
truyện ngắn: “Những vấn đề anh đặt ra gần gũi với đời sống thực tế” [61, tr.411].
Phan Cự Đệ đã từng nhận xét về khả năng viết truyện ngắn và đánh giá sự đóng góp to lớn
của nhà văn Bùi Hiển trong sự nghiệp văn học: “Khối lượng truyện ngắn thật là phong phú, đa
dạng, đã góp phần phản ánh trung thực những chặng đường của Cách mạng Việt Nam, khắc họa
được những khuôn mặt đẹp, những điển hình của con người Việt Nam mới trong cuộc đời và sản
xuất cũng như trong sinh hoạt thường ngày”[54,48].
Nhà văn Hà Minh Đức đã có lời đánh giá về sự nghiệp văn học của Bùi Hiển như sau:
“Mỗi truyện ngắn của Bùi Hiển đều gắn liền với những vấn đề cơ bản của đời sống cách mạng…
Nhưng quan trọng hơn là đi sâu vào miêu tả những tính cách, những mối quan hệ giữa con người
với nhau để từ đó nói lên những vấn đề sâu sắc của hiện thực”(1970 ) và “Bùi Hiển vẫn được xem
là một tác giả viết truyện ngắn đều tay”[61, tr.413].
Như vậy, điểm qua sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển, ta thấy nhà văn sáng tác xuyên suốt,
qua mọi thời điểm lòch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam và đã thể hiện được những vấn đề
có ý nghóa nhất. Có thể lấy lời nhận xét khái quát của nhà văn Vũ Tú Nam để đánh giá thái độ
công dân và phong cách riêng của nhà văn Bùi Hiển qua các giai đoạn sáng tác văn học là: “Từ
hồn nhiên cảm thông trước Cách mạng, qua nhập cuộc dấn thân vào hai cuộc kháng chiến rồi
đến trăn trở nghó suy trước thời đại mới”[5,13].
3.2. Những ý kiến, nhận xét về nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển.
Khi trả lời nhà văn Hà Minh Đức về nghệ thuật truyện ngắn, Bùi Hiển đã nhấn mạnh:“Tôi
nghó rằng truyện ngắn phải gọn, linh hoạt. Tôi không thích kể lể nhiều. Phong cách truyện của tôi

là conte chứ không là nowvelle…”[14, tr.145].
Từ việc tìm cho mình một lối viết truyện ngắn như thế, nên truyện ngắn của Bùi Hiển có
những đặc điểm riêng. Và rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đánh giá cao sự đóng góp
về nghệ thuật truyện ngắn của ông.
Thạch Lam đã viết những lời nhận xét thật tinh tế về lời văn của Bùi Hiển“Lối viết của
ông giản dò và mạnh mẽ, thoáng qua một chút duyên kín đáo và có khiếu nhận xét tinh vi ”.
Đánh giá sự khác biệt cơ bản của truyện ngắn Bùi Hiển từ trước 1945 đến nay, nhà văn Vũ
Tú Nam cho rằng: “Truyện ngắn của Bùi Hiển khác hẳn với truyện ngắn của Tự Lực văn đoàn.
Cách tả, ngôn ngữ, chi tiết, hình ảnh, khi đọc rồi như khắc sâu vào trong tâm trí… Truyện Tự Lực
văn đoàn chỉ có bề mặt, còn truyện của Bùi Hiển có hình khối”[64, tr.19].
Có nhà văn cho rằng trong tập Nằm vạ đầy: “Những trang tả người, tả cảnh trong Nằm vạ
đầy những chi tiết tạo hình, gân guốc và dữ dội như cái thiên nhiên vùng biển quê anh”[54,
tr.12].
Nhận xét về truyện ngắn của Bùi Hiển một số nhà nghiên cứu đã viết: “Từ các trang viết,
người đọc thấy lấp lánh một cái nhìn hóm hỉnh nhưng đôn hậu của tác giả, bộc lộ một khả năng
quan sát tỉ mỉ và tấm lòng giàu tình thương của một người viết khiến cho truyện của ông có một
sức hấp dẫn riêng”[44, tr.13-14].
Nhận xét về cách xây dựng nhân vật Phan Cự Đệ đã có nhận xét: “…do bắt sâu vào cái
mạch khỏe khoắn, lạc quan của quần chúng mà các nhân vật của Bùi Hiển ít khi tự dày vò mình
hoặc rơi vào tâm trạng bi quan, tuyệt vọng”[54, tr.17].
Hà Vinh có nhận xét rất xác đáng về việc nhà văn Bùi Hiển chọn lựa nhân vật cho việc
xây dựng truyện ngắn: “Anh dành sự chú ý nhất đònh tìm hiểu và biểu hiện lớp trẻ sẵn lòng yêu
mến thanh niên cộng với một cách nhìn đúng đắn, hòa mình vào đội ngũ nhân vật đông đảo ấy,
lắng nghe họ…”[61, tr.421].
Còn đối với nhà văn Hà Minh Đức nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn của Bùi Hiển
như sau: “Những con người mà anh nói đến đều gần gũi, quen thuộc, phần lớn là lớp thanh niên
lớn lên sau Cách mạng …”[61, tr.409].
Có thể nhận thấy trong truyện ngắn của nhà v
ăn xuất hiện rất nhiều những gương mặt trẻ
tuổi lạc quan yêu đời, bất chấp gian khổ, ác liệt của chiến tranh. “ Anh thích phát hiện ở họ

những mặt tích cực, những phẩm chất và đạo đức mới tốt đẹp. Đọc những trang truyện của Bùi
Hiển, ta cứ thấy hiện lên cái “Ánh mắt” tin yêu và trân trọng của nhà văn khi nhìn vào lớp nhân
vật trẻ; sau tiếng cười trong trẻo đầy sức sống, câu hát lạc quan, lời đùa nghòch có vẻ tếu nhộn …,
một tâm hồn trong sáng, tin tưởng của những chiến sỹ thanh niên xung phong ở ngay nơi chiến
trường ác liệt ”[61, tr.419-420].
Đúng như lời một nhà văn nhận xét về truyện ngắn của Bùi Hiển: “…Vẫn cái nhìn trân
trọng, yêu thương và tin cậy, vẫn một nhiệt tình đằm thắm, với một quan điểm đúng về lớp trẻ,
trong Hoa và thép nhà văn lớn tuổi Bùi Hiển lại xây dựng nhiều nhân vật thanh niên trong những
truyện ngắn của anh”[61, tr.419].
Phan Cự Đệ có ý kiến rất mới về sự thay đổi trong hình thức viết truyện ngắn của nhà văn
Bùi Hiển từ trước cách mạng tháng Tám đến nay: “Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, Bùi Hiển
chuyển dần từ “hướng ngoại” đến “hướng nội” nhưng bao giờ cũng có ý thức tìm một sự kết hợp
hài hoà giữa hai khuynh hướng đó”[54, tr.46].
Nhà văn Vũ Tú Nam đánh giá rất cao truyện ngắn của Bùi Hiển giai đoạn sau Cách mạng
tháng Tám. Ông cho rằng “…sức viết, tầm suy nghó của Bùi Hiển đã chuyển đoạn, khác hẳn hồi
trước năm 1945”[ 64, tr.19].
Riêng nhà văn Hà Minh Đức đã nhận xét chung về cách vi
ết truyện ngắn của Bùi Hiển“Bùi
Hiển cũng có một lối kể chuyện trang trọng”[61, tr.413].
Còn Nguyễn Văn Long thì lại đưa ra ý kiến nhận xét về ngòi bút truyện ngắn Bùi Hiển
như sau: “Bùi Hiển viết truyện kỹ lưỡng và chặt chẽ, ngôn ngữ được chọn lọc và có bản sắc. Năng
lực quan sát tinh tường pha chút hóm hónh, sự am hiểu tâm lý con người cùng khả năng miêu tả
tinh tế làm cho truyện của ông có sức hấp dẫn”[53, tr.87 ].
Bùi Việt Thắng đã từng nhận xét về đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển: “Bùi Hiển có lối cấu
tạo vấn đề và kiểu nhân vật của Bùi Hiển”.
Và Vũ Tuấn Anh và Bích Thu còn cho rằng, Bùi Hiển: “… Bùi Hiển thể hiện một nghệ thuật
viết truyện ngắn già dặn, chững chạc. Tác phẩm có lối viết chân thật, giản dò với những đường
nét chắc khỏe, những cảm nhận tinh tế, ý vò, hóm hỉnh. Kết cấu truyện chặt chẽ, gọn gàng, cách
dẫn truyện linh hoạt, ngôn ngữ giàu sắc thái đòa phương”[1, tr.679]. Nhà văn Vũ Tú Nam nhận
xét về giọng văn của Bùi Hiển: “Văn anh có cái duyên tươi tươi, nghòch nghòch…”. Và ông còn

cho rằng “Bùi Hiển là một nhà văn hết sức thận trọng tỉ mỉ trong từng ý đònh, từng câu chữ, từng
chi tiết. Điều đó khiến bạn đọc càng tin yêu và q mến anh”[61, tr.14].
Nhà báo Phan Quang thì đánh giá rất cao việc chọn lựa từ ngữ trong khi viết truyện ngắn
của Bùi Hiển: “Đôi khi chỉ bằng một từ thôi, anh đã tạo nên một hình ảnh sinh động”[61,
tr.404]. Hoàng Trung Thông đã từng nhận xét: “Giọng văn anh nói chung giản dò khỏe khoắn,
đôi lúc hài hước nhẹ nhàng nhưng khi cần thì cũng châm biếm ra trò”[58, tr.606]. Nguyễn Đăng
Mạnh lại cho rằng: “Văn viết như thế phải nói là tinh tế, kỹ lưỡng lắm”.
Chọn cho mình một cách thể hiện riêng: “Bùi Hiển ít khi tự đặt mình vào tâm trạng của
người trong cuộc… Anh viết về họ với một sự gần gũi cảm thông và thấp thoáng trong mỗi truyện
là một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng hoặc đùa vui hóm hỉnh, có khả năng cảm hóa, thuyết phục
người đọc”[13, tr.55]. Và với những nét riêng đó “Ngay từ tác phẩm đầu tay (Nằm vạ), Bùi Hiển
đã đứng vững như một phong cách riêng trong dòng văn học hiện thực công khai 1940-1945”[54,
tr.14-15]. Hoàng Minh Châu có nhận xét khái quát về hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn
của nhà văn Bùi Hiển:“Truyện của Bùi Hiển cô đọng mà đa dạng”[61, tr.9]. Nhà văn còn nhấn
mạnh đến tính sáng tạo trong việc xây dựng kết cấu của truyện, khẳng đònh phong cách riêng
của Bùi Hiển: “… Truyện của anh không cốt để kể lại đầu đuôi, thường gợi diễn biến, tiến triển
trong khi đọc, cuối cùng để lại một dấu ấn của người viết có nghề…, nhưng nếu nói phong cách rõ
nét riêng trong truyện ngắn Việt Nam …có thể dẫn ra ba người đầu tiên: Thạch Lam, Nguyễn
Công Hoan và Bùi Hiển”[ 61, tr.11].
Và Hà Minh Đức đánh giá rất cao nét riêng trong sáng tác của Bùi Hiển:“Tập truyện
Những tiếng hát hậu phương đã đánh dấu những cố gắng mới trong phong cách sáng tạo của Bùi
Hiển”[61, tr.409]. Khi viết về những mất mát, hy sinh của quân dân ta, những trang viết của nhà
văn Bùi Hiển đã làm cho người đọc thổn thức. Nhà văn đã lên án, gay gắt kẻ thù đã gieo rắc
bao khổ đau đến cho con người. Đặc biệt, khi viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ nhà văn đã
chứng tỏ một “ngòi bút chính luận đanh thép và sắc sảo”[56, tr.7]. Phan Cự Đệ luôn nhấn mạnh
đến sự đóng góp của nhà văn Bùi Hiển về thể loại truyện ngắn - một phong cách riêng trong
nền văn học Việt Nam hiện đại, một phong cách “đã có những nét ổn đònh và bền vững, tuy
nhiên vẫn luôn luôn mở ra những hướng tìm tòi, trăn trở, khám phá…”[54, tr.14-15]. Năm 2001,
nhà văn Ma Văn Kháng đã phát biểu những cảm nhận của bản thân khi đọc lại truyện ngắn của
Bùi Hiển: “Vẫn là truyện ngắn của ngày hôm nay, hiện đại, không hề xưa cũ”.

3.3. Nhận xét chung:
Truyện ngắn Bùi Hiển được các nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu đánh giá từ hơn nửa thế
kỷ qua. Phần lớn truyện ngắn của ông được nghiên cứu, đánh giá khái quát ở nhiều góc độ: thời
đại, nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật. Trong đó, chúng ta phải nhắc đến các nhà nghiên
cứu, các nhà văn tên tuổi như: Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức v.v … đã có
những đóng góp đáng kể trong việc khẳng đònh tên tuổi và sự nghiệp truyện ngắn củaBùi Hiển.
Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao truyện ngắn Bùi Hiển và thống nhất ở một số
điểm như sau:
- Truyện ngắn của Bùi Hiển đã khám phá vùng biển Quỳnh Lưu - Nghệ An. Mảnh đất
miền Trung này có sức hấp dẫn đặc biệt đối với ông.
- Truyện ngắn Bùi Hiển quan tâm đến các đề tài: cuộc vật lộn gay go, quyết liệt của người
dân chài với biển cả; cuộc sống tẻ nhạt, tù túng, mòn mỏi của người viên chức và dân nghèo
thành thò; Phong trào xây dựng hợp tác xã trên quê hương Nghệ Anh; Ý thức, trách nhiệm, nhân
cách của con người trong thời đại mới …
- Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Hiển là ngôn ngữ đời sống sinh họat đời thường mang
đậm chất giọng Trung Bộ.
- Bùi Hiển thành công trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn.
- Truyện Bùi Hiển có cốt truyện đơn giản; kết cấu độc đáo, hấp dẫn.
- Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Bùi Hiển được tổ chức theo: phương thức trần
thuật chủ quan và khách quan.
- Văn Bùi Hiển nhẹ nhàng, đằm thắm, giàu chất trữ tình xen lẫn chất giọng hài hước, dí
dỏm.
- Từ trước tới nay, việc khảo sát truyện ngắn Bùi Hiển chưa nhiều, chưa có hệ thống. Tính
đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hòan chỉnh về đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển.
Do đó, vấn đề này cần sự tìm tòi, khám phá kỹ hơn. Chúng tôi nghó rằng, những nhận đònh, đánh
giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về truyện ngắn Bùi Hiển là cơ sở để chúng tôi vận dụng
khảo sát có hệ thống về truyện ngắn Bùi Hiển. Mục đích của việc tìm hiểu, khảo sát này là làm
nổi bật Đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã dựa trên quan điểm lập trường Mác xít trong

nghiên cứu văn học. Chúng tôi đặt việc nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với bối cảnh lòch
sử và hoàn cảnh xã hội. Kết hợp với việc xem xét mối quan hệ chặt chẽ của một tổng thể: đối
tượng nghiên cứu (truyện ngắn Bùi Hiển) - nhà văn - người tiếp nhận, đồng thời cũng nghiên
cứu tác phẩm văn học (truyện ngắn Bùi Hiển) như một cấu trúc văn bản toàn vẹn, một chỉnh thể
nghệ thuật thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Trước hết, chúng tôi vận dụng những thành tựu của khoa học liên ngành : phương pháp
luận nghiên cứu văn học, lí luận văn học, thi pháp học, phong cách học, lòch sử học, văn hóa
nghệ thuật, mó học …
Chúng tôi còn sử dụng phối hợp các phương pháp cụ thể và chủ yếu như :
4.1.Phương pháp phân tích – tổng hợp
Chúng tôi đi khảo sát từng tác phẩm, khảo sát các yếu tố chính để nêu bật nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển. Rồi từ đó, chúng tôi rút ra những nhận xét
chung, khái quát, tiêu biểu cho đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Bùi Hiển.
4.2. Phương pháp hệ thống
Từ việc phân tích những giá trò nội dung tư tưởng và những thủ pháp nghệ thuật mà nhà
văn đã sử dụng trong mỗi tác phẩm để sau đó tổng hợp lại thành những nét đặc trưng nội dung,
nghệ thuật xuyên suốt trong cả sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển.
4.3. Phương pháp thống kê
Chúng tôi khảo sát các hiện tượng lặp lại một số yếu tố về nội dung và hình thức tác
phẩm, xác đònh tần số xuất hiện của các yếu tố đó để khái quát tổng hợp, hệ thống hóa và chỉ ra
những đặc điểm riêng, ổn đònh ở nhà văn.
4.4. Phương pháp so sánh
Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Bùi Hiển cũng như sự đóng góp của Bùi Hiển
trong nền văn học hiện đại Việt Nam, trong quá trình phân tích người viết có só sánh, đối chiếu
với một số cây bút truyện ngắn như: Tô Hoài, Kim Lân, Nam Cao, Thạch Lam … về từng vấn đề
có liên quan để thấy được những nét tương đồng và dò biệt giữa các nhà văn này.
5. Đóng góp luận văn
Luận văn tập trung vào tìm hiểu Đặc điểm của truyện ngắn Bùi Hiển. Về nội dung, luận
văn đánh giá sự đóng góp của Bùi Hiển trong nền văn học hiện đại. Khi luận văn hoàn thành sẽ
giúp cho mọi người thấy được nét đặc trưng của phong cách truyện ngắn Bùi Hiển. Đặc biệt,

luận văn sẽ đem đến cho người đọc thấy những yếu tố làm nên đặc điểm phong cách của Bùi
Hiển, cũng như sự thống nhất cao độ giữa bút pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng thể hiện
trong tác phẩm của nhà văn.
Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong đóng góp một kết quả nhất đònh trong việc nghiên
cứu cây bút truyện ngắn hiện thực Bùi Hiển trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Chúng tôi
sẽ có một cái nhìn tương đối chính xác, toàn diện hơn về tác phẩm Bùi Hiển nhằm bổ sung thêm
một số ý kiến, nhận đònh bên cạnh những ý kiến, nhận đònh của l
ớp người nghiên cứu trước đây.
Đặc biệt, xét từ góc độ thi pháp, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn đặc điểm truyện ngắn Bùi
Hiển. Với luận văn này, chúng tôi sẽ góp một tiếng nói khẳng đònh những đóng góp của Bùi
Hiển về thể loại truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng và trong nền văn
học Việt Nam nói chung.
6.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn gồm hai chương như sau :
Chương I : Đặc điểm về nội dung của truyện ngắn Bùi Hiển.
Chương II : Đặc điểm về nghệ thuật của truyện ngắn Bùi Hiển.













Chương 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG

1.1. Vùng khám phá trong truyện ngắn của Bùi Hiển
Mỗi nhà văn thường có một vùng quê riêng để gửi gắm, kí thác, thể hiện. Trước Cách
mạng tháng Tám, Tô Hoài đã viết về cái làng Nghóa Đô thật sống động; Nam Cao cũng có
nhiều truyện ngắn hi
ện thực viết về làng Vũ Đại … Cũng như các nhà văn, nhà thơ khác Bùi
Hiển đã tìm cảm hứng cho sáng tác của mình từ mảnh đất quê hương. Vùng biển xứ Nghệ là nơi
Bùi Hiển đã từng sống gắn bó như là máu thòt trong suốt thời tuổi trẻ. Chính mảnh đất ấy đã
đem lại cho nhà văn nhiều truyện ngắn sinh động và có những nét rất riêng. Chúng ta có thể
nói:“Ôâng là một nhà văn của người dân chài ở vùng biển khắc nghiệt này”[50, tr.13-14].
Trước Cách mạng tháng Tám, đã có nhiều truyện ngắn đđặc s
ắc của các nhà văn viết về
người dân Bắc Kỳ: tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố; Bước đường cùng - Nguyễn Công Hoan; Chí
Phèo - Nam Cao; Mẹ già, Khách nợ, Nhà nghèo - Tô Hoài; Đứa con người vợ lẽ - Kim Lân v.v…
Thế nhưng hình ảnh người dân miền Trung trong các tác phẩm giai đoạn này thì hoàn toàn vắng
bóng. Phải chăng từ ý thức cội nguồn, từ tinh thần trách nhiệm với những con người trên quê
hương, mà Bùi Hiển đã dành hết tâm huyết của mình vào tập truyện “Nằm vạ” .
Có thể nói sự thành công của tập truyện Nằm vạ là việc nhà văn chọn được đề tài phù hợp.
Nhà v
ăn Bùi Hiển hiểu rất rõ vai trò quan trọng của việc khai thác đề tài. Ông đã từng nói: “Từ
chỗ chứng kiến một sự việc trong thực tế đến chỗ nảy ra một đề tài có thể nhanh, có thể chậm,
nhưng bao giờ công việc xây dựng đề tài cũng là kết quả một quá trình suy nghó cảm xúc”[27,
tr.28].
Lần theo những năm tháng mà nhà văn Bùi Hiển cho ra đời tập truyện Nằm vạ, chúng ta
càng hiểu hơn tấm lòng của nhà văn dành cho quê hương Nghệ An. Thời gian làm công chức ở
Vinh, Bùi Hiển thỉnh thoảng có dòp về thăm quê Phú Nghóa Hạ - một làng chài có phong cảnh
nên thơ. Bùi Hiển đã “cặm cụi và lặng lẽ ngồi tập dượt viết truyện ngắn. Những truyện ngắn đầu
tiên gồm hai đề tài: đời sống dân chài và đời sống viên chức cùng dân nghèo thành thò”[6,
tr.225]. Sáng tác đầu tay của Bùi Hiển được bạn bè đồng nghiệp nồng nhiệt tiếp nhận. Và Bùi
Hiển vui sướng thổ lộ: “Truyện đầu tiên (Nằm vạ) được đăng báo Ngày nay tháng 9 –1940. Tôi
tập hợp một số truyện, tháng 12 –1940 ra Hà Nội gặp nhà văn Khái Hưng, ông vui vẻ nhận bản

thảo và bảy tháng sau thì cuốn Nằm vạ ra đời (Nhà xuất bản Đời nay)[61, tr.216].
Nhưng có lẽ những truyện ngắn thuộc mảng đề tài đời sống người dân chài thì nhà văn Bùi
Hiển mới có những nét khám phá mới, lạ. Bởi lần đầu tiên người đọc mới hiểu rõ về mảnh đất
Nghệ An, về đặc điểm của người nông dân và ngư dân xứ Nghệ. Và nhà văn đã tâm sự với nhà
văn Hà Minh Đức như sau: “Đối với tôi, Nghệ An là quê hương thân thiết và tôi đã sống hơn nửa
đời người ở đó… Tôi ở miền biển, nhưng cũng sống và hiểu hết về nhiều miền quê khác ở Nghệ An
… Người nông dân xứ Nghệ rất tốt… Chất người cũng bộc trực và bộc tà bộc tuệch … Đất Nghệ
An nghèo, người nông dân trước đây làm ăn không giỏi, ít sáng kiến trong công việc”[14, tr.140-
41]. Ông đã từng được sống trong cái không khí sôi động tấp nập của người làng chài. Nhưng
cũng có khi cũng tại đây Bùi Hiển lại phải chứng kiến những cảnh tượng thương tâm gây ám
ảnh khôn nguôi nơi tâm trí. Và rồi những cảnh tang thương lại cứ lởn vởn trong tâm hồn, chúng
hiện rõ mồn một không thể nào xóa nhòa được. Cứ như thế Bùi Hiển quan sát, ghi chép, rồi
buồn lo cho số phận cuộc đời của họ. Suốt cuộc đời này nhất là kể từ khi ý thức được trách
nhiệm của người cầm bút, Bùi Hiển luôn tâm niệm: “Dù sống hay chết tôi cũng không thoát khỏi
sự cảm thông chan hòa ấy. Hình như nó chính là điều mà tôi đã tiếp nhận được Maupassannt,
Daudet, Nguyễn Công Hoan… từ chủ đề thân phận con người nhỏ bé. Những trang viết của tôi
bao giờ cũng gắng giữ lại cái tình người ấm áp ấy. Nó lá cái gì còn lớn hơn cả tình bạn và tình
yêu cộng lại. Nó đã nâng tôi sống và gắn bó những người dân vùng biển với nhau” [14, tr.224].
Chỉ có tình yêu thương vô hạn với con người như thế, Bùi Hiển mới tạo được dư vò đằm
thắm, lạc quan trong những trang truyện ngắn. Thiên nhiên dưới mắt con người thật hào phóng
nhưng cũng có khi tàn nhẫn và khốc liệt. Biết bao ngư dân đã vùi thây dưới dưới lòng biển. Thế
nhưng cuộc sống vốn vẫn tuần hoàn, người dân biển vì mưu sinh, nên sau mỗi cơn bão chết
người, hại của lại “bình thản ôm rương xuống biển, giong buồm rẽ sóng ra khơi, thầm kỳ mong ở
một ân huệ mới của biển trời, có tính chất đền bù an ủi” (vì theo kinh nghiệm lâu đời, trước và
sau bão thường đánh được nhiều cá)[14, tr.148-149].
Truyện ngắn của Bùi Hiển viết trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu hướng về phản ánh
những sinh hoạt hàng ngày của những người dân nơi quê hương ông. Quê hương của Bùi Hiển –
một vùng biển miền Trung với những điều kiện sinh sống, phong tục tập quán riêng không trộn
lẫn v
ới các vùng quê khác. Chính vì thế nên khi viết đời sống người dân quê hương nhưng

những trang viết của Bùi Hiển khác với những trang truyện ngắn Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân …
Cũng viết về quê hương miền Trung của mình - một làng chài đánh cá, Tế Hanh có bài thơ
Quê hương. Bài thơ là tình cảm của tác giả trong những ngày tháng xa nhà đi trọ học. Và mùi vò
rất riêng của quê hương đã khiến Tế Hanh không thể nào quên, cho dù đó chỉ là cái vò mằn mặn
của nước biển, mùi tanh nồng của cá hoà quyện, lan toả vào không gian, thấm đẫm cả vào thân
thể của dân chài .
“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao quanh cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Dân chài lưới làn da nâu rám nắng
Cả thân mình nồng thở vò xa xăm …”
Quê hương Bùi Hiển cũng thế, một làng chài ven biển - xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An. Đó là một huyện nằm ở đòa đầu phía bắc của tỉnh Nghệ An. Huyện Quỳnh
Lưu là huyện có đời sống văn hóa cao, có ba thế mạnh: rừng, biển và đồng bằng và nằm trên
trục đường quốc lộ từ Bắc vào Nam. Xã Quỳnh Tiến của Bùi Hiển, trước Cách mạng tháng Tám
(khi Bùi Hiển viết “Nằm vạ”) có tên là Mành Sơn. Dân cư Mành Sơn phần lớn sống trong cảnh
“bán nông bán thương” (một nửa làm ruộng, một nửa buôn bằng thuyền được gọi là đi trẩy), còn
một ít dân đi đánh cá ở cửa sông lạch Quyên.
Khi viết về quê hương, nhà văn Bùi Hiển không đi sâu vào miêu tả cuộc sống nghèo khó
và đặc điểm tính cách “ăn sóng nói gió“ của những người dân biển mà lại thiên về phong tục,
tập quán.
Nhà văn Bùi Hiển không hề thi vò hóa cuộc sống, cũng không khắc sâu cái nghèo khó, cơ
cực của người dân nơi quê ông, mà chủ yếu nhà văn muốn tái hiện cuộc sống sinh hoạt, cũng
như cái không khí vui tươi, lạc quan của họ. Những người dân chài sống quây quần bên nhau,
sẵn sàng chia sẻ vui, buồn trong cuộc sống hàng ngày. Nhà văn hiểu rất rõ cái tốt, cái hay cũng
cái cái xấu, cái dở trong lối sống của người dân quê ông. Có những phong tục lạc hậu, lỗi thời
vẫn được người dân duy trì và gìn giữ. Bởi nó là sản phẩm của nếp sống, lối suy nghó đơn giản,
ngây ngô của người dân quê. Từ việc nằm vạ, cách ăn nói chân chất, cách ứng xử thiên về bản
năng cho đến những cách chữa bệnh kỳ quặc, tin vào những điều huyền bí vẫn hiện diện trong

tâm hồn của họ. Đứng ở vò trí nhà văn, Bùi Hiển không hề có ý phê phán, lên án mà ông chỉ
nhìn ở góc độ cảm thông là trên hết. Chính vì thế, truyện ngắn của Bùi Hiển là những trang viết
chân thật về tâm hồn của người dân quê ông “Tôi chỉ đơn thuần muốn phản ánh con người quê
tôi đúng như họ có”[11, tr.227]. Đặc biệt khi nói về những tật xấu của người ngư dân, Bùi Hiển
không hề có ý đònh bôi nhọ họ mà chỉ bộc lộ một niềm cảm thông vô hạn. Ôâng đã nói rất chân
thành về những điều mà mình đã thể hiện trong tác phẩm: “ Người lao động có mặt tốt, mặt
xấu; và cái xấu trở thành thói quen và cũng có nhiều cái tốt trở thành nếp sống … Và khi miêu tả
những người lao động nghèo khổ tôi chú ý đến mặt bản năng của họ. Cuộc sống càng phóng
khoáng thì phần bản năng cũng có nhiều nét khoẻ khoắn”[11, tr.143].
Một trong những phong tục mà người dân quê miền Trung thường nói đến đó là tục nằm
vạ. Vợ giận chồng, con dâu hờn dỗi mẹ chồng cũng sinh ra nằm vạ. Nó khác việc nằm vạ của
người dân miền Bắc. Người dân miền Bắc nằm vạ khi muốn đòi một thỏa thuận vật chất nào đó.
Tô Hoài cũng có một số truyện ngắn viết về việc hờn dỗi sinh ra nằm vạ giữa vợ chồng
(Truyện Ông dỗi ), giữa mẹ với con trai, giữa mẹ chồng với con dâu (Truyện Chớp bể mưa
nguồn) chỉ có điều sự việc xảy ra và kết thúc trong một thời gian ngắn, và sự việc không tỏ ra
nghiêm trọng phải nhờ làng phân xử như truyện Nằm vạ của Bùi Hiển.
Ở truyện Nằm vạ, chò Đỏ hờn dỗi chồng rồi lăn ra nằm vạ. Việc này hoàn toàn khác với
việc nằm vạ của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao. Chí phèo đã từng
chửi nhau với Lý Cường, rạch mặt nằm vạ tại nhà Bá Kiến chỉ vì muốn xin tiền uống rượu. Khi
Bá Kiến cho tiền rồi Chí liền thôi trò nằm vạ. Còn chò Đỏ chỉ vì một chút hờn giận nhỏ với
chồng đã nằm vạ bảy tám ngày liền. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi người nhà chò
Đỏ phải mời làng phân xử. Nhưng cuối cùng chò Đỏ đã bật cười khi thấy vẻ lóng ngóng của
chồng trong lúc rót nước mời thầy lý. Buổi xử kiện đã kết thúc một cách bất ngờ và trò nằm vạ
của chò Đỏ đã chấm dứt.
Như vậy, những mâu thuẫn trong gia đình là đề tài chung của các nhà văn. Chỉ có điều mỗi
nhân vật được nhà văn xây dựng có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Từ đó mỗi nhân vật sẽ có
cách ứng xử riêng. Nhân vật của Bùi Hiển là những người dân chài ở Nghệ An, còn nhân vật
của Tô Hoài lại là những người dân sống ở làng Nghóa Đô. Hai nhà văn đã chọn cho nhân vật
của mình một cách bộc lộ tính cách. Chính những nét cá tính đó giúp chúng ta hiểu hơn phong
tục, tập quán của từng vùng miền. Cuộc hờn dỗi của chò Đỏ với chồng được nhà văn Bùi Hiển

đẩy tới đỉnh điểm của sự mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa họ được thể thật căng thẳng khó giải quyết
êm thấm. Thế mà cuối truyện nhà văn đã đưa ra sự giải quyết nhẹ nhàng, nhanh gọn. Người kể
đã khách quan thuật lại diễn biến câu chuyện. Còn ở truyện của Tô Hoài, người kể chuyện
thường xuyên bộc lộ nhận xét, tình cảm, cảm xúc trong câu chuyện. Sự việc này đã xảy ra
thường xuyên trong đời sống nhân vật, nên người đọc tiếp nhận ở một thái độ bình tónh.
Đến với truyện ngắn Bùi Hiển, lần đầu tiên người đọc được biết đến hình ảnh con người
vùng biển xứ Nghệ. Theo Bùi Hiển thì “người dân vùng biển có nhiều nét kỳ lạ lắm …”. Không
chỉ cách làm ăn, suy nghó và ngay cả đời sống tâm linh của họ cũng vậy. Bùi Hiển cố gắng tái
tạo lại những con người có thân hình khỏe khoắn, rắn chắc, từng trải, sống hoà quyện với thiên
nhiên, con người. Trong hồi ký văn học, Bùi Hiển đã viết: “… do sống kề cạnh những người dân
chài, tôi nhận thấy tâm sinh lý họ phần nào khác với những người đồng ruộng. Nói chung họ
khỏe mạnh, vạm vỡ, nói rất to (ăn sóng nói gió) cười rất lớn, cuộc đời vật lộn với sóng gió bão
táp tạo cho họ một ý chí kiên cường, khung cảnh sống giữa biển khơi khoáng đạt hình như cũng
tạo cho họ tính phóng khoáng vô tư, lạc quan yêu đời (theo cái kiểu giản đơn thô lậu của
họ)”[11, tr.147-148]. Chính vốn hiểu biết sâu sắc đó đã giúp Bùi Hiển thể hiện thành công về
khía cạnh tâm hồn của họ. Trong truyện ngắn Chiều sương: “Có hình ảnh những con ma vật lộn
với sóng gió, tai họa, những cái chết bi thảm là điều không tránh khỏi đối với số phận những
chiếc thuyền gỗ thô sơ. Ở nơi đây giữa cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”[11, tr.227].
Người dân chài rất coi trọng đời sống tâm linh. Họ cho rằng oan hồn những người dân chài
đã khuất vẫn luôn vương vấn, ẩn hiện trên cõi dương gian. Những người dân chài thường gặp
những oan hồn ấy ở biển khơi. Do đó, họ quan niệm có một nơi giành cho người đã mất - cõi
âm. Nơi đó, những con người kia tồn tại dưới dạng “phi hình thể” hay người ta thường gọi là
“ma”. Có điều những “con ma” ấy trong truyện ngắn Bùi Hiển thật hiền lành, cũng biết trò
chuyện, biết cô đơn, rất thèm hơi ấm người thân. Thỉnh thoảng, các chú chàng nổi lên trên mặt
nước đùa nghòch tí chút với người dương, lôi kéo bạn đồng hành vào chốn hiểm nguy. Truyện
ngắn Bùi Hiển cũng khám phá mối liên hệ tình cảm lạ lẫm đó.
Người đi biển thường kể về những “con ma” ấy trong câu chuyện của mình thật đầm ấm
và gần gũi. Lão Nhiệm Bình đang kể với “giọng kể từ tốn hiền hòa”
“_ …Có vài lần thuyền neo ngoài khơi, tôi ngồi câu đêm, thấy giằng mạnh ở câu, vội kéo lên.
Ái chà, sao nặng khiếp…Quả nhiên! Tôi vừa kéo câu lên khỏi mặt nước, thấy hắn xòa một cái,

xanh lè cả nước biển, mình hết hồn. Nhìn lưỡi câu, con mực vẫn còn nguyên.
… Có người họ kể, đêm ở ngoài khơi, trời êm biển lặng, mọi người đang neo ngủ thấy các
chú bơi lù lù rồi trèo lên ngồi dăng dăng hai bên mạn thuyền. Họ nói : “ Thôi mà, anh em mình,
trêu nhau làm gì? ”, thế là cả bọn nhảy sùm xuống bơi đi.
Mồ ma ông cụ Bỉnh khi xưa, dạn khiếp. Nửa đêm ông ta đi lưới về, qua dưới cây đa trước
miếu, một bầy hắn bíu lấy tay. Không thấy người đâu nhưng nghe tiếng hắn léo nhéo xin cá. Ông
ta đáp: “Chào xin với xỏ, được mấy con cá về cho vợ con đây!”. Thấy nhẹ trong rổ, sờ vô thì cá
đã biến mất. Ông ta nạt “Đồ quỷ, cứ nghòch thôi!”. Thế là tiếng cười bật lên ríu rít, lát sau lại
thấy nặng rổ”[54, tr.62].
Rồi nhân đà kể chuyện vừa là đáp lời chàng trai vừa hỏi, lão Nhiệm Bình lại say sưa kể về
những con thuyền ma khác:
“…_ Thuyền ma à ? À … có một lần, đã lâu lắm, chính mắt tôi thấy. Hồi ấy tôi còn trẻ lắm,
tôi còn đi trai dưới thuyền mồ ma ông Phó Nhụy …
… Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến _ dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên _ một đám
sương mù dày đặc, mang vò mặn và hơi lạnh thấm thía …
… Đột nhiên không ai bảo ai, tất cả im lặng: họ vừa ngửi thấy một mùi kỳ dò, một mùi nhạt
và ẩm ướt, tanh lợm như mùi rong rêu. Rồi một bóng đen dài hiện trong sương, phía trước mặt …
Quả nhiên trong sương bóng đen rõ dần thành một chiếc thuyền, trên đó lố nhố những bóng
người chèo. Họ chèo lặng lẽ dò thường, tưởng như thuyền lướt trên biển dầu …
… Cái bóng cả thuyền lẫn buồm, đen nhờ nhờ, chỉ còn để lại một khoảng trống không trắng
toát, khoảng trắng ấy nhòa dần vào màu sương phơn phớt xám”[54, tr.69-70-71-72].
Có trường hợp, có người còn được nhìn thấy, được nói chuyện với người đã mất mà theo
nhà văn Bùi Hiển gọi đó là “một sự xuất phàm” hay “một cảnh tượng kỳ lạ”. Bởi lúc ấy duy nhất
hai con người ở cõi âm và cõi dương được gặp nhau, trò chuyện lần cuối cùng. Và nhà văn đã
đưa ra những giả đònh là “mọi người hoa mắt”, “loạn thò giác”. Chỉ biết rằng đối với người dân
chài nơi đây, họ tin đó là chuyện có thật “…những người trong cuộc đều đoán chắc đã thấy rõ
ràng và kể lại được tách bạch từng tiểu tiết.
… Người ta nhận ra được những hình thuyền. Buồm không thấy căng lên: không nghe chèo
khuấy nước. nhưng ba chiếc thuyền tiến vào rất nhanh. Ba ngọn đèn vuông toả ánh xanh mờ bí
mật, không soi rõ những bóng người lố nhố trên thuyền. Thuyền đi rất êm, như cách lướt trong

bóng tối, không chạm mặt nước. Những hình người không động và im lìm. Chợt một bóng người ở

×