Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.68 KB, 75 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 6
CH NG I: LÝ LU N C B N V CH NH SÁCH QU N LÝ V N U T ƯƠ Ậ Ơ Ả Ề Í Ả Ố ĐẦ Ư
XDCB T NSNNỪ 8
1.1.Qu n lý v n u t XDCB t NSNNả ố đầ ư ừ 8
1.1.1.V n u t XDCB t NSNNố đầ ư ư 8
1.1.1.1. Khái ni mệ 8
1.1.1.2. c i m c a v n u t xây d ng c b n t NSNNĐặ để ủ ố đầ ư ự ơ ả ừ 9
1.1.1.3. Vai trò c a ngu n v n u t xây d ng c b n t NSNNủ ồ ố đầ ư ự ơ ả ừ 10
1.1.1.4.Phân lo i ngu n v n u t t NSNNạ ồ ố đầ ư ừ 11
1.1.2.Qu n lý v n u t XDCB t NSNNả ố đầ ư ừ 13
1.1.2.1. Khái ni mệ 13
1.1.2.2. Nguyên t cắ 13
1.1.2.3. N i dung qu n lý v n u t XDCB t NSNNộ ả ố đầ ư ừ 14
1.2.Chính sách qu n lý v n u t XDCB t NSNNả ố đầ ư ừ 17
1.2.1.Khái ni m chính sáchệ 17
1.2.2.Vai trò c a chính sáchủ 18
1.2.3.Nh ng nhân t nh h ng t i ho ch nh v th c thi chính sáchữ ốả ưở ớ ạ đị à ự 19
1.2.3.1.Chi n l c phát tri n kinh t - xã h iế ượ ể ế ộ 19
1.2.3.2.Ch ng trình m c tiêu qu c giaươ ụ ố 19
1.2.3.3.C ch qu n lýơ ế ả 20
1.2.3.4.Môi tr ng trong n cườ ướ 20
1.2.3.5.Môi tr ng qu c tườ ố ế 20
1.3.N i dung c b n c a chính sách qu n lý v n d u t XDCB t NSNNộ ơ ả ủ ả ố ầ ư ừ 21
1.3.1.M c tiêu c a chính sáchụ ủ 21
1.3.1.1.T ng tr ng kinh tă ưở ế 21
1.3.1.2.T o công b ng xã h iạ ằ ộ 22
1.3.1.3.S d ng ngu n v n hi u quử ụ ồ ố ệ ả 22
1.3.2.N i dung c a chính sáchộ ủ 22
1.3.2.1. Các lo i chính sách huy ng ngu n v n u t XDCB t NSNNạ độ ồ ố đầ ư ừ 23


1.3.2.2. Các lo i chính sách phân b v n u t t NSNNạ ổ ố đầ ư ừ 24
1
1.3.2.3.Các chính sách liên quan n s d ng v nđế ử ụ ố 25
CH NG II : TH C TR NG TÁC NG C A CH NH SÁCH V N U T ƯƠ Ự Ạ ĐỘ Ủ Í Ố ĐẦ Ư
XDCB T NSNNỪ 27
2.1.Th c tr ng phát tri n kinh t - xã h i Vi t Namự ạ ể ế ộ ệ 27
B ng 2.1: k t qu th c hi n m t s ch tiêu kinh tả ế ả ự ệ ộ ố ỉ ế 31
B ng 2.2: c c u t ng s n ph m trong n c n 2005 theo giá th c t ả ơ ấ ổ ả ẩ ướ đế ự ế
ng nh kinh tà ế 32
2.2.Th c tr ng tác ng c a chính sáchự ạ độ ủ 35
2.2.1.Chính sách huy ngđộ 35
B ng 2.3: V n u t to n xã h i cho phát tri n n n kinh tả ố đầ ư à ộ ể ề ế 39
2.2.2.Chính sách phân bổ 39
B ng 2.4: c c u v n u t XDCB theo ng nh kinh tả ơ ấ ố đầ ư à ế 44
2.2.2.2.Chính sách phân b ngu n v n u t XDCB t NSNN theo vùng ổ ồ ố đầ ư ừ
lãnh thổ 44
B ng 2.5: c c u v n u t theo cùng lãnh thả ơ ấ ố đầ ư ổ 45
2.2.3. Chính sách s d ngử ụ 45
2.3.2.T n t i v nguyên nhânồ ạ à 50
CH NG III: M T S GI I PHÁP NH M HOÀN THI N CH NH SÁCH QU N ƯƠ Ộ Ố Ả Ằ Ệ Í Ả
LÝ V N U T XDCB T NSNNỐ ĐẦ Ư Ừ 53
3.1. nh h ng u t XDCB trong nh ng n m t iĐị ướ đầ ư ữ ă ớ 53
3.1.1.Vi n c nh to n c uễ ả à ầ 53
3.1.1.1. ánh giá di n bi n trong n cĐ ễ ế ướ 53
3.1.1.2. Tình hình th gi iế ớ 55
3.1.2.Quan i m cho ho t ng u t XDCB t NSNNđể ạ độ đầ ư ừ 56
3.1.3. M c tiêu phát tri n cho n n m 2010ụ ể đế ă 58
3.2.Ho n thi n chính sáchà ệ 64
3.2.1.Chính sách huy ng v n u t XDCB t NSNNđộ ố đầ ư ừ 64
3.2.2.1.Phân b v n u t XDCB theo c c u k thu tổ ố đầ ư ơ ấ ĩ ậ 66

3.2.2.2.Chính sách phân b ngu n v n theo ng nh kinh tổ ồ ố à ế 67
3.2.2.3. Chính sách phân b NSNN theo vùng lãnh thổ ổ 67
3.2.3.Chính sách s d ng v n u tử ụ ố đầ ư 68
3.3.Ki n ngh :ế ị 70
3.3.1.Ki n ngh v i các b , ban ng nh, có liên quan n qu n lý v n u t ế ị ớ ộ à đế ả ố đầ ư
XDCB t NSNNừ 70
3.3.2.M t s ki n ngh v i Chính phộ ố ế ị ớ ủ 71
2
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước đến 2005 theo giá thực tế
ngành kinh tế Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nền kinh tế Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh
tế Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư theo cùng lãnh thổ Error: Reference
source not found
3
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTXDCB đầu tư xây dựng cơ bản
XDCB xây dựng cơ bản
NSNN ngân sách Nhà nước
FDI nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
USD đồng Đôla Mỹ

CHN công nghiệp hóa
HĐN hiện đại hóa
NSTW ngân sách Trung ương
NSĐP ngân sách địa phương
HĐND hội đồng nhân dân
UBND ủy ban nhân dân
GDP tổng sản phẩm quốc dân
WTO tổ chức thương mại thế giới
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
LỜI MỞ ĐẦU

Trước sự phát triển như vũ bão của thế giới, thời gian này Đảng và Nhà
nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khai thác và phát huy
tối đa nội lực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc
gia, nó góp phần tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi đất
nước. Đất nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó, từ trước tới nay hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước luôn được ưu tiên
thực hiện, và làm mọi cách để ngày càng nâng cao hiệu quả của nó. Tuy
chúng ta đã đạt rất nhiều kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, nhưng
trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng tăng cho sự phát triển kinh tế - xã
hội như hiện nay đặt ra cho các cơ quan hoạch định chính sách cần tiếp tục
quá trình nghiên cứu nhằm đổi mới và hoàn thiện các chính sách, cơ chế
quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN . Đây là một vấn đề lớn, mang
tính quyết định cần được quan tâm một cách đúng đắn, qua quá trình thực
tập và nghiên cứu tại Vụ đầu tư – Bộ tài chính tôi đã tìm hiểu và nghiên
cứu vấn đề này, được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng
Vân, cùng các cán bộ tại Vụ đầu tư – Bộ Tài chính tôi đã hoàn thành

chuyên đề : Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Chuyên đề được chia thành ba chương chính :
Chương I : Lý luận cơ bản về chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ Ngân sách Nhà nước.
Chương II : Thực trạng tác động của chính sách vốn đầu tư XDCB từ
NSNN
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN
Do trình độ kiến thức còn hạn chế và do khuôn khổ của chuyên đề thực
tập nên không thể tránh khỏi những sai sót . Kính mong cô giáo và các bạn
đóng góp ý kiến để đề án của được hoàn thiện hơn . Xin chân thành cảm ơn .

Sinh viên thực hiện
Trần Quang Thọ
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN
1.1.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.1.1.Vốn đầu tư XDCB tư NSNN
1.1.1.1. Khái niệm
Vốn đầu tư là khái niệm bao gồm: các nguồn lực về tài chính, nguồn tài
nguyên, chất xám của chủ thể kinh tế và được đưa vào trong hoạt động đầu
tư, chủ thể kinh tế ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, ngành hay một
quốc gia. Hay nói cách khác vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội được sử dụng
nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai.

Nội dung của vốn đầu tư bao gồm:
Thứ nhất: tiền (hay là chi phí), dùng chi mua sắm các tài sản cố định
gồm: máy móc thiết bị, đất đai, nhà xưởng, bí quyết công nghệ.
Thứ hai: tiền (chi phí) mua sắm các tài sản lưu động và dự trữ tiền mặt
để thanh toán hay trả lương (hay còn gọi là vốn lưu động).
Thứ ba: các chi phí cho quá trình chuẩn bị đầu tư như chi phí dùng để
khảo sát, lập dự án, làm các thủ tục cấp phép.
Tất cả các thành phần của vốn đầu tư được hình thành trong quá trình
để sử dụng vốn đầu tư, khi đó tùy vào tính chất đặc điểm và tầm quan trọng
của mỗi dự án đầu tư mà quyết định tỷ trọng của chúng trong tổng số vốn đầu
tư.
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
Hoạt động ĐTXDCB thực hiện bằng nhiều nguồn vốn : vốn đầu tư của
Nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư của tư nhân, vốn đầu tư của
nước ngoài. Trong đó nguồn hình thành từ NSNN có vai trò và ý nghĩa hết
sức quan trọng.
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là : khoản vốn Ngân sách được Nhà nước
dành cho việc dầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội
mà không có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo
quy định của Luật NSNN.
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Là một loại vốn đầu tư nên nó có các điểm giống với nguồn vốn đầu tư
thông thường, ngoài ra vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có những đặc điểm
khác như sau:
- Khác với vốn kinh doanh của doanh nghiệp (là loại vốn được sử
dụng với mục đích sinh lợi, và có quá trình hoạt động vì lợi nhuận) vốn
ĐTXDCB từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận mà được sử dụng
vì mục đích chung của đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa

phương và cả nền kinh tế. Vốn đầu tư XDCB tập trung chủ yếu để phát triển
kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoặc định hướng hoạt động đầu tư vào những ngành,
lĩnh vực chiến lược. Đây là một đặc điểm quan trọng, góp phần quyết việc sử
dụng vốn đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư sao cho mang lại hiệu quả cao
nhất, và vốn ĐTXDCB hiện nay đã được phân cấp quản lý theo 3 loại dự án :
dự án nhóm A, B, C và được phân cấp đầu tư theo luật định.
- Chủ thể sở hữu của nguồn vốn này là Nhà nước, do đó vốn đầu
tư được Nhà nước quản lý và điều hành sử dụng theo các quy định của Luật
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
NSNN, cũng như tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư,
quản lý chi phí các công trình, các dự án
- Vốn đầu tư lấy nguồn từ NSNN do đó nó luôn gắn bó chặt chẽ
với NSNN, được các cấp thẩm quyền quyết định đầu tư vào lĩnh vực XDCB
cho nền kinh tế, cụ thể vốn đầu tư được cấp phát dưới hình thức các chương
trình dự án trong tất cả các khâu cho đến khi hoàn thành và bàn giao công
trình để đưa vào sử dụng.
1.1.1.3. Vai trò của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Vai trò của vốn ĐTXDCB từ NSNN là hết sức quan trọng, nó được thể
hiện thông qua các tác động kép: vừa là nguồn động lực để phát triển kinh tế -
xã hội, lại vừa là công cụ để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng
trong xã hội. Cụ thể :
- Vốn đầu tư từ NSNN sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới, phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế, nhờ đó tạo điều
kiện cũng như môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
Bởi vì phần lớn vốn đầu tư từ NSNN tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng,
các công trình hạ tầng trọng điểm như giao thông, điện, nước, thủy lợi,
- Vốn đầu tư góp phần quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giữa các ngành nhằm giải quyết những vấn đề mất cân đối trong phát

triển giữa các vùng lãnh thổ, phát huy một cách tối đa những lợi thế so sánh
về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của từng vùng lãnh thổ.
- Vốn đầu tư từ NSNN đã chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng
vốn đầu tư của quốc gia, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt
Nam. Ngân hàng thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra rằng vốn đầu tư thường
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
chiếm khoảng từ 24 – 28% trong cơ cấu tổng cầu của các nước trên thế giới
và vốn đầu tư từ NSNN ở các quốc gia đều chiếm tỷ trọng đáng kể.
- Cuối cùng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một trong những điều
kiện tiên quyết để phát triển và tăng cường khả năng công nghệ, thực hiện
thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bởi vì hoạt động đầu tư chú trọng
đến các ngành mới, khuyến khích công nghệ mới, sản phẩm mới do đó
nguồn vốn này có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các
ngành, sản phẩm mới, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất,
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.
1.1.1.4.Phân loại nguồn vốn đầu tư từ NSNN
Theo cấp ngân sách, vốn ĐTXDCB từ NSNN gồm nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách địa phương (NSĐP) và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương
(NSTW). Nguồn đầu tư từ NSTW thuộc NSNN do các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (gọi
chung là bộ) quản lý thực hiện. Và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN.
Vốn đầu tư từ NSĐP thuộc NSNN do các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh) và các quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh (ngân sách cấp huyện) và các phường, xã quản lý
(ngân sách cấp xã). Nguồn vốn này chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư từ
NSNN hàng năm của cả nước.

Theo tính chất kết hợp nguồn vốn, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gồm
nguồn ngân sách tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Vốn đầu tư
từ nguồn ngân sách tập trung là vốn đầu tư cho các dự án bằng nguồn vốn đầu
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
tư phát triển thuộc NSNN do các cơ quan Trung ương và địa phương chịu
trách nghiệm quản lý.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là loại vốn NSNN thuộc nhiệm vụ
chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp mang tính chất đầu tư như duy
tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình giao thông, nông nghiệp, thủy lợi, ngư
nghiệp, lâm nghiệp và các Chương trình quốc gia, dự án Nhà nước.
Theo nguồn vốn, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được chia thành vốn có
nguồn gốc trong nước và vốn có nguồn gốc ngước ngoài.
Vốn NSNN có nguồn gốc trong nước: là loại vốn NSNN nhưng dành
để chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu để đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, chi cho các
chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước và các khoản chi đầu tư phát
triển khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp,
nguồn vốn này được hình thành từ vốn vay trong dân cư và vay các tổ chức
trong nước. Nguồn hình thành của loại vốn này là từ thuế và các nguồn thu
khác của Nhà nước như cho thuê tài sản,
Vốn đầu tư từ NSNN có nguồn gốc từ vốn ngoài nước: cũng là vốn
NSNN nhưng chủ yếu là vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Đây là
nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của Chính phủ hoặc của các tổ
chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển theo hai phương thức:
viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi). Tuy nhiên
trong một số trường hợp, nguồn vốn vay này được hình thành từ việc vay
thương mại, thuê mua tài chính
12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
1.1.2.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.1.2.1. Khái niệm
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thể
quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý (vốn đầu tư, hoạt động sử dụng
vốn đầu tư) trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các
mục tiêu nhất định.
1.1.2.2. Nguyên tắc
Việc quản lý vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong
hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán
và quyết toán thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình; định mức kinh tế -
kỹ thuật trong thi công xây dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh
đơn giá, dự toán đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đề
trên.
- Lập và quản lý chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm
bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Ghi theo đúng
nguyên lệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các
công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi vốn đầu tư được thực
hiện một cách có cơ sở và để tính toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán
công trình theo giá nội tệ.
- Chủ thể đứng ra quản lý toàn bộ quá trình đầu tư (từ xác định
chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt, đến khi nghiệm thu bàn giao
công trình để đưa vào sử dụng) là Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý đối với
người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dự án (không
quá 4 năm đối với dự án nhóm B, không quá 2 năm đối với dự án nhóm C).
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý

- Chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các
bước thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán
khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng.
- Căn cứ vào khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá
trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với yếu tố khách quan
của thị trường trong từng thời kỳ.
- Giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án
đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách
nghiệm hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công
trình.
- Đối với các công trình ở địa phương, UBNN cấp tỉnh căn cứ vào
các nguyên tắc quản lý vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các
cơ sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi
công xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban
hành và hướng dẫn.
1.1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
• Tổ chức bộ máy quản lý
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều chủ thể tham gia từ
Trung Ương tới địa phương:
- Quốc hội: ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây
dựng, quản lý đầu tư, quản lý NSNN và các lĩnh vực khác liên quan đến đầu
tư (Luật NSNN, Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật đất đai ). Đưa ra các
quyết định về thu chi NSNN, phân bổ NSTW, giám sát việc thực hiện, phê
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
chuẩn các quyết toán, cũng như có quyền thông qua các dự án công trình
trọng điểm quốc gia.
- Chính Phủ: ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy

phạm pháp luật, dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW, báo cáo tình
hình thực hiện NSNN, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án công
trình quan trọng cho Quốc hội. Thủ tướng ra các quyết định đầu tư đối với các
dự án đã được Quốc hội thông qua, chỉ định các gói thầu đối với các dự án
mang tính chất bí mật quốc gia, cấp bách, an ninh và an toàn năng lượng.
Chính phủ phân cấp cho các chính quyền địa phương, ban hành các
quy định về định mức phân bổ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.
- Bộ Xây dựng: đưa ra các cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý
xây dựng, quy hoạch xây dựng. Quyết định đầu tư với các dự án nhóm A, B,
C kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình
- Bộ Tài chính: xem xét các chế độ chính sách về huy động quản
lý các nguồn vốn đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị các dự án
luật, pháp lệnh, ban hành văn bản pháp luật của các dự án về tài chính – ngân
sách, phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành phân bổ vốn đầu tư cho
các bộ, các địa phương và các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN.
Kiểm tra, quyết toán vốn đầu tư các dự án, hướng dẫn cho quá trình cấp phát
vốn cho các dự án NSNN, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn
thành.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư,
quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên
quan đến đầu tư, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với Bộ Tài chính lập lập dự toán NSTN,
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
phương án phân bổ NSNW, hướng dẫn nội dung trình tự lập, thẩm định và
quản lý các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành, phối hợp với các bộ ngành kiểm tra đánh giá hiệu quả vốn đầu tư.
- Các bộ ngành khác có liên quan: góp phần vào quá trình quản lý
nhà nước theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- HĐND các cấp: quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán ngân
sách quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện các dự án đầu tư trên
địa bàn mình.
- UBND các cấp: lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án
phân bổ điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình quản lý, kiểm
tra nghị quyết của HDND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan
đơn vị trực thuộc.
- Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm
định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các nhà
thầu, nghiệm thu công trình, quản lý chất lượng khối lượng chi phí, tiến độ,
an toàn và vệ sinh môi trường của các công trình cụ thể.
• Xây dựng cơ chế quản lý vốn
Sử dụng các công cụ như các kế hoạch, chính sách với một số các yếu tố đặc
thù:
- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và một số bộ ngành chức năng
khác xây dựng các chính sách huy động và sử dụng vốn, được cụ thể hóa
bằng các quy định, chỉ tiêu và các định mức. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm
về quyết toán vốn đầu tư, hướng dẫn chi tiết quuyết toán, đồng thời kiểm tra
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
công tác quyết toán vốn đầu tư, định kỳ thẩm định các dự án. Bộ Xây dựng
hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí xây dựng, lập hồ sơ quyết toán vốn
Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB gồm những quy định về quản
lý chi phí dự án, về thanh quyết toán vốn đầu tư.
- Xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về đầu tư, qua đó
có thể cụ thể hóa chủ trương, định hướng đầu tư trong cả nước. Dự báo các
nhu cầu vốn cơ sở xác định và xây dựng gắn với chiến lược và quy hoạch
phát triển kinh tế, từ đó xác định rõ nguồn vốn huy động và phương thức phân
phối nâng cao hiệu quả sử sụng vốn.

• Kiểm tra, giám sát về vốn
Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng, qua đó đảm bảo được sử
dụng vốn đầu tư hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp
luật. Kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các
vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn
công trình. Theo dõi kiểm tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các
yêu cầu của quá trình đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát
triển trong phạm vi cả nước. Quá trình giám sát tức là giám sát đánh giá tổng
thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức năng thanh tra chuyên ngành xây
dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là ngăn ngừa và xử lý các vi phạm .
1.2.Chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.2.1.Khái niệm chính sách
Theo điển Bách khoa Việt Nam, định nghĩa : chính sách kinh tế là các
giải pháp kinh tế lớn được Nhà nước áp dụng nhằm đạt được những yêu cầu
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kì nhất
định
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN: đó là một bộ
phận hợp thành của chính sách tài chính quốc gia, bao gồm một hệ thống các
định hướng lớn của Nhà nước để thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kì nhất định.
1.2.2.Vai trò của chính sách
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là một bộ phận
không thể thiếu của hệ thống chính sách kinh tế, một trong những công cụ
quản lý vĩ mô chủ yếu nhất của Nhà nước trong việc thực hiện đường lối phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Vai trò của chính sách quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN thể hiện ở điểm chính như sau:
- Chức năng giám sát việc sử dụng vốn NSNN cho hoạt động đầu

tư XDCB.
- Chức năng phân phối nguồn vốn sao cho phù hợp yêu cầu và
năng lực sản xuất của các vùng cũng như toàn xã hội để thúc đẩy mọi lĩnh vực
của nền kinh tế phát triển phù hợp với chủ trương định hướng của Nhà nước.
Hai chức năng chính này làm nảy sinh vai trò chủ động và tích cực của
chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong việc khuyến khích (hay
kiềm chế) đối với việc sử dụng vốn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của
nền kinh tế ở tất cả các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ và cá nhân theo các mục
tiêu, định hướng và hoạch định của Nhà nước.
Ba vấn đề lớn mà chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB cần quan tâm
đó là :
- Huy động
- Phân bổ
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
- Sử dụng
Như vậy, chính sách quản lý vốn có nhiệm vụ to lớn là phải làm sao vừa
huy động nguồn vốn đáp ứng cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế quốc dân
theo những mục tiêu nhất định, đồng thời có sự phân bố như thế nào cho hợp
lý giữa các vùng miền lãnh thổ hay giữa các lĩnh vực ngành nghề khác nhau,
cuối cùng là phải làm sao để sử dụng được nguồn vốn để đem lại hiệu quả
nhất cho nền kinh tế.
1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và thực thi chính sách
1.2.3.1.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc hoạch định và thực thi chính sách,
nhất là đối với chính sách quản lý vốn cho đầu tư. Hoạt động đầu tư nhằm tạo
tiền đề về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng cho xã hội, tạo nền tảng cho nền
kinh tế để đáp ứng được các chiến lược đã đề ra. Do đó hiệu quả của hoạt
động này ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Nhà nước ban hành các chính sách về quản lý việc sử dụng vốn nhằm mục
đích cuối cùng là mang lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư, hay nó là một trong
các công cụ để thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của đất
nước.
1.2.3.2.Chương trình mục tiêu quốc gia
Nhà nước đang tiến hành hàng loạt các chương trình trọng điểm
(chương trình 135, chương trình 661, chương trình giáo dục, chương trình xóa
đói giảm nghèo, chương trình văn hóa, chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình), do đó việc sử dụng
vốn đầu tư phải được tiến hành cho những mục tiêu này. Chính vì thế mà các
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
Nhà hoạch định chính sách luôn xem xét việc đề ra các chính sách để làm sao
có được những ưu tiên nhất định cho các chương trình mục tiêu quốc gia.
1.2.3.3.Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh chính sách của nhà
nước về quản lý vốn cho kinh tế - xã hội theo ngành và vùng lãnh thổ, đồng
thời cơ chế cũng có tác động lớn tới việc thực thi các chính sách của Nhà
nước một cách có hiệu quả hay không. Cơ chế quản lý trực tiếp ảnh hưởng
đến việc thực thi của các chính sách, việc hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện đối
với các chính sách từ Trung ương tới địa phương.
1.2.3.4.Môi trường trong nước
Môi trường đầu tư gồm kinh tế - xã hội, tự nhiên, nhân văn, kỹ thuật –
công nghệ có tác động rất mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư XDCB, mức huy
động vốn đầu tư, tính chất sử dụng vốn, cũng như các cơ quan hoạch định
chính sách, chính quyền địa phương, các nhà đầu tư Qua đó các nhà hoạch
định chính sách xem xét các tác động của môi trường để có những điều chỉnh
kịp thời (chẳng hạn các quy định, định mức cần bao quát để có thể áp dụng
phù hợp với từng địa phương, từng ngành, hay tùy theo biến động của giá cả

thị trường mà các định mức về chi phí vật tư nguyên vật liệu cần được điều
chỉnh cho phù hợp.)
1.2.3.5.Môi trường quốc tế
Có ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạch định và thực thi chính sách, tính
toán được các tác tác động và các khả năng có thể xảy ra xác định các nguy
cơ và đề ra cách xử lý sơ bộ, cai gì cần phải tiến hành gấp để đối phó ngay,
cái gì cần phải liên kết với các quốc gia để xử lý. Phân tích lợi thế chiến lược
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
của Việt Nam trong mối quan hệ với bên ngoài, dự báo được xu thế phát triển
xã hội trong những lĩnh vực cơ bản (chẳng hạn ảnh hưởng của xu hướng khu
vực hóa và toàn cầu hóa đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển nền kinh tế
Việt Nam, qua đó Việt Nam cần có các chính sách cởi mở để tận dụng các
thời cơ, học tập kinh nghiệm các nước đi trước. Đồng thời cũng đưa Việt
Nam vào các thách thức như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, sự cạnh tranh, để có
các quyết sách phù hợp với tình hình phát triển).
1.3.Nội dung cơ bản của chính sách quản lý vốn dầu tư XDCB từ NSNN
1.3.1.Mục tiêu của chính sách
Là một chính sách kinh tế, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN có những mục tiêu chính là:
1.3.1.1.Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được thực hiện khi tỉ lệ tăng tổng sản phẩm quốc
dân (GDP) lớn hơn nhịp độ gia tăng dân số. Khi các công trình đầu tư xây
dựng cơ bản được mở rộng và phát huy hiệu quả thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật
tăng lên, kích thích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, phát triển
tổng sản phẩm quốc dân, tăng tổng cầu, kích thích gia tăng sản xuất.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc quan hệ chặt chẽ với mục tiêu
việc làm cao bởi vì những nhà kinh doanh muốn đầu tư vào tư liêu sản xuất
để nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế khi mức thất nghiệp

thấp và ngược lại khi thất nghiệp cao, các xí nghiệp nhàn rỗi thì không có lợi
cho việc đầu tư.
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
1.3.1.2.Tạo công bằng xã hội
Chính sách quản lý vốn sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng đều
giữa các vùng, miền núi vùng sâu vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo để
khoảng cách giữa các vùng không quá xa.
1.3.1.3.Sử dụng nguồn vốn hiệu quả
Do quy mô NSNN có hạn mà trong điều kiện phát triển của nền kinh tế
như vũ bão đòi hỏi phải được đầu tư với khối lượng tương xứng, mà NSNN
lại hạn chế, việc thực hiện các chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
góp phần đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về vốn, sử dụng NSNN hiệu quả
tránh thất thoát lãng phí.
1.3.2.Nội dung của chính sách
Do chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB là một trong những bộ phân
hợp thành chính sách tài chính quốc gia, do đó thể chia làm ba loại chính sách
chính :
- Chính sách phân bổ
- Chính sách sử dụng vốn đầu tư XDCB
- Chính sách huy động vốn dầu tư XDCB
Tuy chia thành ba loại chính sách như vậy nhưng chúng có mối quan hệ
hữu cơ với nhau : chúng vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau, cụ thể nếu
việc phân bổ sử dụng vốn đầu tư được thực hiện một cách hợp lý tiết kiệm
hiệu quả thì mới có thể tạo khả năng khai thác và huy động được các nguồn
vốn trong và ngoài nước. Nguồn vốn đầu tư được hình dung như dòng chảy
của một dòng nước nó được luân chuyển một cách liên tục và chỉ chảy đến
những nơi mà ở đó vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả.
22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
Nội dung và phương pháp phân loại chính sách quản lý vốn đầu tư:
1.3.2.1. Các loại chính sách huy động nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Nhu cầu vốn đầu tư sử dụng cho ĐTXDCB hàng năm là rất lớn trong khi khả
năng huy động vốn từ Ngân sách lại có hạn và từ trước tới nay viêch sử dụng
nguồn vốn này đều được cân đối từ hai nguồn là nguồn tích lũy của Ngân
sách cho đầu tư và nguồn xử lý bội chi ngân sách. Đây có thể nói là một đặc
điểm hết sức quan trọng để có thể phân tích được nội dung và có các chính
sách quản lý cho phù hợp với đặc thù này của nó.
Vốn đầu tư tư từ nguồn tích lũy ngân sách : Ở đây tích lũy ngân sách
được hiểu là phần chênh lệch dương (+) giữa tổng thu ngân sách và tổng chi
thường xuyên. Thời gian trước đây những lý do mang tính khách quan và chủ
quan khiến cho nguồn thu hàng năm của NSNN rất hạn hẹp và thu không đủ
đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên. Chính vì thế trong khoảng thời gian này
NSNN không có tích lũy, và khoản chi cho ĐTXDCB hàng năm hình thành
hoàn toàn bằng nguồn bội chi ngân sách, thông qua phát hành tiền vay và cá
khoản viện trợ từ các nước khác.
Nhưng kể từ sau khi hoạt động cải cách thuế bước một diễn ra năm
1991 lần đầu tiên NSNN có tích lũy cho các hoạt động đầu tư phát triển.
Nguồn tích lũy cho ĐTXDCB ngày càng được nâng cao, do chúng ta đã bắt
đầu xác định một cách đúng đắn hoạt động này, vận dụng thành công hệ
thống chính sách: cải cách chính sách thuế, áp dụng chính sách khuyến
khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước xóa bỏ dần chính sách bao cấp
( cấp vốn, trợ giá ) cho khu vực DNNN, áp dụng các chính sách tiết kiệm chi
thường xuyên, cải cách hanhd chính, cải cách và cơ cấu lại khoản chi tiền
lương, bảo hiểm xã hội, thí điểm và mở rộng tiến hành xã hội hóa đối với một
số lĩnh vực như y tế, giáo dục Đó cũng chính là hàng loạt các biện pháp
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Khoa Khoa học quản lý
nhằm cảc cách chính sách tài chính đảm bảo mục tiêu tiết kiệm các khoản chi
thường xuyên để tăng vốn cho quá trình đầu tư xây dựng phát triển.
Vốn đầu tư XDCB từ nguồn bội chi NSNN: thực tế trên thế giới từ
những nước đang phát triển như nước ta hiện nay cho đến những nước phát
triển với trình độ cao thì giải pháp cho nguồn vốn đầu tư XDCB ngoài vốn
tích lũy thì phần thiếu hụt sẽ được Nhà nước xử lý bằng bội chi ngân sách.
Hàng năm nhu cầu vốn cho đầu tư XDCB chiếm khoảng 6,5 – 7%
GDP, do đó Nhà nước luôn tìm mọi cách để đảm bảo tỉ trọng này, hàng loạt
các chính sách : chính sách ngân sách có bội chi, chính sách lãi suất, chính
sách phát triển thị trường vốn, chính sách tài chính đối ngoại đã được đưa ra
và sử dụng thống nhất để đảm bảo các mục tiêu về vốn. Bên cạnh đó Nhà
nước còn sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao tỉ trọng vốn đầu tư trong
nước cho đầu tư lên khoảng 60%, khai thác một cách tối đa nội lực, tranh thủ
ngoại lực, xử lý tốt chính sách Ngân sách có bội chi để vừa có thể đảm bảo
đáp ứng được nhu cầu đầu tư mà còn đảm bảo an toàn cho nền tài chính quốc
gia.
1.3.2.2. Các loại chính sách phân bổ vốn đầu tư từ NSNN
Những chính sách liên quan đến lĩnh vực này hết sức quan trọng có ảnh
hưởng một cách trực tiếp đến chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước,
giữ vững và khẳng định vai trò của nền kinh tế Nhà nước, đảm bảo những cân
đối lớn của nền kinh tế: cân đối giưa tích lũy và tiêu dùng, cân đối giưa nhu
cầu tăng trưởng và công bằng xã hội Bên cạnh đó loại chính sách này còn
có thể kích thích hay điều chỉnh ở những khâu mất cân đối của nên kinh tế.
Các chính sách chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và vùng lãnh
thổ: được đề ra nhằm xác định những cân đối lớn của nền kinh tế theo ngành,
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa Khoa học quản lý
lĩnh vực và vùng lãnh thổ qua đó đề xuất những giải pháp lớn và các bước đi

cụ thể để thực hiện những cân đối trên. Để làm được điều này chủ yếu đó là
việc đối chiếu căn cứ vào các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị quyết TW, các
định hướng quan điểm mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trong từng thời kì, đồng thời cũng căn cứ vào khả năng thu chi của NSNN
cũng như tình hình thực tế của nhu cầu đầu tư. Không chỉ có vậy hàng loạt
các chính sách khác cũng đã được đưa ra kịp thời : Chính sách tài chính tiền
tệ, lãi xuất, quản lý đất đai, chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư
trong nước và ngoài nước nhằm hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, cũng như
luôn liên quan mật thiết tới nhóm chính sách này.
1.3.2.3.Các chính sách liên quan đến sử dụng vốn
Chính sách liên quan đến sử dụng vốn đầu tư từ NSNN bao gồm các
chính sách điều chỉnh: các chính sách này có tác động một cách trực tiếp đến
tổng cầu của nền kinh tế để lập lại cân bằng thông qua các hoạt động tài chính
đầu tư, gồm:
- Chính sách thắt chặt, chính sách này sử dụng các hoạt động thu
chi tài chính để giảm bớt tổng cầu nhămg đạt tới sự cân đối giữa cung và cầu
trong nền kinh tế. Một số các phương thức của chính sách này là: tăng thuế,
giảm chi tiêu công cộng, giảm tổng cầu bằng cách giảm nhu cầu đầu tư.
Chính sách này đã và đang được áp dụng đối với nền kinh tế phát triển ở mức
quá nóng.
- Chính sách tài chính nới lỏng: ( chính sách kích cầu) là loại
chính sách điều chỉnh thông qua các hoạt động thu chi tài chính để kích thích
tổng cầu của nền kinh tế. Khác với chính sách thắt chặt khi mà tổng cầu của
nền kinh tế giảm ( biểu hiện như chỉ số giá giảm, hàng hóa ứ đọng, lạm phát,
sản xuất và thị trường trì trệ ) thì thực hiện chính sách nới lỏng làm kích cầu
25

×