Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

phân tích thống kê thực trạng lao động tại công ty vận tải hành khách đường sắt hà nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 82 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
o0o
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải
hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và
giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010
Họ và tên sinh viên
: TRẦN THỊ MỲ
Giảng viên hướng dẫn
: PGS. TS. TRẦN THỊ KIM THU
Hà Nội, năm 2009
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
o0o
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải
hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và
giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010
Họ và tên sinh viên
: TRẦN THỊ MỲ
Chuyên ngành
: THỐNG KÊ KINH TẾ XÃ HỘI
Lớp
: THỐNG KÊ A


Khoá
: 47
Hệ
: CHÍNH QUY
Giảng viên hướng dẫn
: PGS. TS. TRẦN THỊ KIM THU
Hà Nội, năm 2009
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
10
LỜI MỞ ĐẦU 11
CHƯƠNG I 13
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 13
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG 13
CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT 13
HÀ NỘI 13
1.1.Tổng quan về lao động 13
1.1.1.Khái niệm về lao động, phân loại lao động 13
1.1.1.1.Khái niệm về lao động của doanh nghiệp 13
1.1.1.2.Phân loại lao động 13
1.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nguồn lao động 14
1.1.2. Những vấn đề chung về năng suất lao động ( NSLĐ ) 16
1.1.2.1. Khái niệm năng suất và mức năng suất lao động 16
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ 16
1.1.3. Thu nhập và tiền lương của người lao động 18

1.1.3.1.Khái niệm về thu nhập và tiền lương của người lao động 18
1.1.3.2.Các nguồn hình thành thu nhập của người lao động: 18
1.2.Một số phương pháp thống kê lao động 19
1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động 19
1.2.1.1.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng lao động 19
1.2.1.2.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh thời gian lao động 20
1.2.1.3.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh NSLĐ 22
1.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tiền lương lao động 25
1.2.2. Một số phương pháp phân tích thống kê 27
1.3.Đặc điểm lao động tại công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
33
CHƯƠNG II 33
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG 33
CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT 33
HÀ NỘI 33
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
2.1. Đặc điểm hoạt động của công ty và nguồn tài liệu dùng vào phân
tích 33
2.1.1. Đặc điểm hoạt động của công ty 33
2.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty vân tải hành khách Đường sắt
Hà Nội 33
2.1.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội 35
2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
38
2.1.1.4.Những kết quả đạt được của công ty 42
2.1.2.Đặc điểm nguồn tài liệu dùng vào phân tích 43
2.2 Phân tích số lượng lao động 44
2.2.1 Phân tích qui mô và biến động qui mô lao động: 44

2.2.2 Phân tích kết cấu lao động của công ty 45
2.2.3 Phân tích biến động thời vụ của lao động công ty 52
2.3 Phân tích NSLĐ của công ty vận tải hành khách ĐSHN 53
2.4 Phân tích thù lao lao động của công ty 59
2.4.1 Phân tích thống kê tiền lương của lao động 59
2.4.2 Phân tích thu nhập của lao động 62
2.5. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới kết quả hoạt
động kinh doanh 66
2.5.1. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới doanh thu của công ty vận
tải hành khách Đường sắt Hà Nội 66
2.5.2. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng lao động tới lợi nhuận của công ty vận
tải hành khách Đường sắt Hà Nội 70
CHƯƠNG III 75
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 75
3.1. Đánh giá chung về lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN.
75
3.2. Mục tiêu của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội trong
năm tới 75
3.3. Kiến nghị 76
3.4. Giải pháp 77
KẾT LUẬN 79
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
4
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSLĐ : Năng suất lao động
ĐSHN : Đường sắt Hà Nội
bq : Bình quân
trđ : Triệu đồng
DT : Doanh thu
GO : Giá trị sản xuất
VA : Giá trị tăng thêm
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
1. SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 2.1: TỔ CHỨC CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT
HÀ NỘI 35
Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu phân tích biến động qui mô lao động của công ty vận tải
hành khách trong thời gian 2004 -2008 44
Biểu đồ 2.1 : Số lao động của công ty từ năm 2004 - 2008 45
Bảng 2.2. Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004
-2008 46
Biểu đồ 2.2 : Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004
-2008 46
Bảng 2.3: Số liệu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN
năm 2004 – 2008 46
Bảng 2.4 : Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN
trong năm2004-2008 47
Biểu đồ 2.3: Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách
ĐSHN trong năm 2004-2008 47
Bảng 2.5 : Số liệu lao động được chia theo trình độ văn hoá của công ty vận tải
hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008 48

Bảng 2.6 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo trình
độ văn hoá giai đoạn 2004-2008 48
Biểu đồ 2.4 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN 49
theo trình độ văn hoá giai đoạn 2004-2008 49
Bảng 2.7 : Số liệu về bậc thợ của lao động trong công ty vận tải hành khách
ĐSHN năm 2004 – 2008 50
Bảng 2.8:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc thợ
giai đoạn năm 2004-2008 50
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
Biểu đồ 2.5:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc
thợ giai đoạn năm 2004-2008 51
Bảng 2.9. Bậc thợ lao động bình quân của lao động ở công ty 51
giai đoạn 2004 -2008 51
Biểu đồ 2.6 : Biểu đồ gấp khúc về bậc thợ bình quân của công ty vận tải hành
khách Đường sắt Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2008 51
Bảng 2.10.Số lao động hàng tháng của 3 năm ở công ty và chỉ số thời vụ các
tháng về lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN 53
Bảng 2.11 : Bảng số liệu về các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận và dạng nghịch năm
2004 và năm 2008 54
Bảng 2.12 : Bảng tính các chỉ tiêu phân tích NSLĐ bình quân của công ty vận
tải hành khách ĐSHN năm 2007 và năm 2008 58
Bảng 2.13: Bảng số liệu tính các chỉ tiêu để phân tích tiền lương bình quân
tháng 10/2008 và tháng 12/2008 60
Bảng 2.14: Bảng số liệu dùng để phân tích mối quan hệ giữa tiền lương và
NSLĐ 62
Bảng 2.15: Bảng số liệu dùng để phân tích quĩ phân phối lần đầu của công ty
vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 và năm 2008 63
Bảng 2.16: Bảng số liệu dùng phân tích quĩ phân phối lần đầu do ảnh hưởng

của 3 nhân tố năm 2004 và năm 2008 64
Bảng 2.17 : Phân tích tình hình phân phối thu nhập của 65
công ty năm 2008 65
Bảng 2.18: Bảng số liệu dùng phân tích doanh thu của công ty vận tải hành
khách ĐSHN do ảnh hưởng của 2 nhân tố năm 2004 và năm 2008 66
Bảng 2.19: Bảng số liệu dùng để phân tích doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân
tố năm 2004 và năm 2008 68
Bảng 2.20: Bảng số liệu dùng để phân tích doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân
tố năm 2004 và năm 2008 70
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
Bảng 2.21: Bảng số liệu dùng để phân tích lợi nhuận của công ty do ảnh hưởng
của 2 nhân tố năm 2007 và năm 2008 71
Bảng 2.22: Bảng số liệu phân tích lợi nhuận của công ty do ảnh hưởng của 3
nhân tố năm 2007 và năm 2008 73
3. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Số lao động của công ty từ năm 2004 - 2008 Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.2 : Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004
-2008 Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.3: Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách
ĐSHN trong năm 2004-2008 Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.4 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN Error:
Reference source not found
theo trình độ văn hoá giai đoạn 2004-2008. .Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.5:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc
thợ giai đoạn năm 2004-2008 Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.6 : Biểu đồ gấp khúc về bậc thợ bình quân của công ty vận tải hành
khách Đường sắt Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2008 Error: Reference source

not found
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª

TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
LỜI MỞ ĐẦU
Tính đến nay, sau hơn 15 năm thực hiện chính sách đổi mới mở cửa và
hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam phát triển theo mô hình kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được tốc độ tăng trưởng hàng
năm đáng khích lệ, trung bình khoảng 7%/ năm. Bên cạnh đó, Việt Nam ngày
càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trên thương trường cũng như
chính trường thế giới, trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc
tế trong khu vực và trên toàn cầu. Đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức WTO, một trong các tổ chức kinh tế lớn nhất thế
giới. Tuy nhiên đồng thời với việc là Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách
thức của thời đại và cần phải vượt qua để phát triển: (1) Các quá trình quốc tế
hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và thu hút hầu hết các
quốc gia, dân tộc vào vòng xoáy của nó, (2) Khoảng cách chênh lệch về kinh
tế - xã hội giữa các nước phát triển và kém phát triển ngày càng sâu sắc, (3)
Tình trạng suy thoái chất lượng môi trường sinh thái, sự giảm sút các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, sự biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng gay
gắt, đe doạ sự sống và phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới, đặc
biệt là các nước nghèo,…
Trong bối cảnh đó, để đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu
so với các quốc gia trên thế giới thì Đảng và nhà nước Việt Nam cần có
những chính sách, chủ trương thực hiện để đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá – hiện đại hoá để đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia

công nghiệp hoá. Tất nhiên, để đáp ứng yêu cầu đó thì Nhà Nước phải tập
trung cao độ để xây dựng nhiều nguồn lực khác nhau như: vốn tài chính, cơ
sở vật chất kỹ thuật, khai thác nguồn tài nguyên,…Tuy nhiên, ngoài các
nguồn lực kể trên, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng là cần phải có con người,
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
hay nói cách khác là phải phát triển lao động có kỹ năng, có trình độ kỹ thuật
– khoa học tiên tiến mới có thể thực hiện được nhiệm vụ nặng nề này. Vì vậy,
việc đào tạo, phát triển nguồn lao động ở nước ta hiện nay là một vấn đề quan
trọng và cấp bách cần phải thực hiện.
Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là công ty có 100% là
vốn của nhà nước. Do vậy, mục tiêu của đất nước cũng chính là mục tiêu của
công ty. Trong quá trình thực tập và học hỏi ở công ty, em đã tìm hiểu về lao
động ở công ty và đã nắm rõ được tầm quan trọng của lao động. Vì vậy, em
chọn đề tài “Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải
hành khách Đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 -2008 và giải pháp trong
thời gian tới 2010 – 2012.
Ngoài phần mở đầu và kết luận còn có những phần quan trọng cần
nghiên cứu là:
Chương I: Một số vấn đề chung về nghiên cứu thống kê lao động và
đặc điểm lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội.
Chương II: Phân tích thống kê tình hình lao động của công ty vận
tải hành khách Đường sắt Hà Nội.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và trình độ có hạn nên bản
chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và các bác, cô, anh, chị trong công ty để bản
chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT
HÀ NỘI
1.1.Tổng quan về lao động
1.1.1.Khái niệm về lao động, phân loại lao động
1.1.1.1.Khái niệm về lao động của doanh nghiệp
Có rất nhiều khái niệm về lao động, sau đây là một số cách hiểu về lao
động:
Lao động là những người tạo ra thu nhập bằng những việc làm mà
không bị pháp luật cấm.
Số lượng lao động của doanh nghiệp là những người lao động đã được
ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp
quản lý sử dụng sức lao động và trả lương.
Theo khái niệm trên, lao động của doanh nghiệp gồm tất cả những
người làm việc trong doanh nghiệp hoặc làm việc cho doanh nghiệp; loại trừ
những người chỉ nhận nguyên, vật liệu của doanh nghiệp cung cấp và làm
việc tại gia đình họ (lao động tại gia). Những người đến làm việc tại doanh
nghiệp nhưng chưa được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp
như: sinh viên thực tập, lao động thuê mướn tạm thời trong ngày… thì không
được tính vào số lượng lao động của doanh nghiệp công nghiệp.
1.1.1.2.Phân loại lao động
Có rất nhiều tiêu thức phân loại lao động, dưới đây là một số tiêu thức
phân loại đặc trưng :
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
13

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
a. Theo tính chất của lao động:
- Số lao động không được trả công: bao gồm các chủ doanh nghiệp và
các thành viên trong ban quản trị của các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, công ty tư nhân tham gia làm việc và số công nhân gia đình
không được trả lương. Những người học nghề đang trong quá trình đào tạo
nghề mà không nhận tiền công, tiền lương cũng được tính vào chỉ tiêu này.
- Số lao động làm công ăn lương: là những người lao động được doanh
nghiệp công nghiệp trả lương theo mức độ hoàn thành công việc được giao,
bao gồm: tổng số lao động và người học nghề (nếu như họ nhận được tiền
công, tiền lương) trong doanh nghiệp, những người làm việc bên ngoài
doanh nghiệp (trừ lao động tại gia) mà được doanh nghiệp trả lương (như
nhân viên bán hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,…). Lao động làm công
ăn lương của doanh nghiệp công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò
quan trọng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất, kinh
doanh:
- Lao động trực tiếp: bao gồm những người lao động và số học nghề
được trả lương. Hoạt động lao động của họ trực tiếp gắn với quá trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lao động gián tiếp: bao gồm tất cả những người lao động làm công ăn
lương còn lại ngoài số công nhân sản xuất và số học nghề được trả lương
như: các cán bộ quản lý hành chính, các nhân viên giám sát, bảo vệ, thu mua
nguyên, vật liệu…. cho doanh nghiệp.
1.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nguồn lao động
- Dân số : nước ta có qui mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số bình quân
tương đối cao. Do dân số tăng nhanh nên hàng năm lực lượng lao động được
bổ sung với một số lượng đáng kể. Lực lượng lao động dồi dào là một lợi thế
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
14

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
của nước ta, song đây cũng là một thách thức trong vấn đề giải quyết việc
làm.
- Cung và cầu lao động:
+ Cung sức lao động là tổng thể nguồn sức lao động do người lao động tự
nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội,tức là tổng số nhân
khẩu trong độ tuổi lao động,có năng lực lao động và có cả số nhân khẩu
không nằm trong độ tuổi lao động nhưng thực tế tham gia vào quá trình tái
sản xuất xã hội. Cung lao động chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: qui mô
và tốc độ tăng dân số, định chế pháp lý về lao động,tình trạng thể chất của
người lao động, vấn đề đào tạo nghề nghiệp và tỷ lệ tham gia của lực lượng
lao động vào thị trường.
+ Cầu về sức lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một
địa phương, một ngành nghề trong một thời gian nhất định. Nhu cầu này thể
hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường.
- Khu vực: nông thôn hay thành thị
- Vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng Bằng SCL, Đồng Bằng
Sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Đặc điểm của người lao đông:
+ Giới tính: nam hay nữ.
+ Trình độ học vấn:
- Di chuyển lao động: di cư từ nông thôn ra thành thị, từ ngành nghề này
sang ngành nghề khác, từ nơi làm việc có thu nhập thấp sang nơi làm việc có
thu nhập cao, từ nơi có ít cơ hội việc làm đến nơi có nhiều cơ hội việc làm
(như các khu công nghiệp, các khu đô thị, các khu chế xuất,…). Đây là một
qui luật tự nhiên trong quá trình phát triển đến vùng phát triển hơn, từ nông
thôn ra thành thị có xu hướng gia tăng, khó kiểm soát. Ở nước ta vùng Đông
Nam Bộ có tỷ lệ người lao động đến tìm việc nhiều nhất.
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
15

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
1.1.2. Những vấn đề chung về năng suất lao động ( NSLĐ )
1.1.2.1. Khái niệm năng suất và mức năng suất lao động.
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu
quả của lao động.
Mức năng suất lao động được xác định bằng số lượng (hay giá trị) sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí (dạng thuận), hoặc được
xác định bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay
một đơn vị giá trị kết quả sản xuất, kinh doanh (dạng nghịch).
Kết quả sản xuất kinh doanh có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật,
sản phẩm qui chuẩn và tính bằng tiền tệ (giá trị sản xuất - GO, giá trị tăng
thêm - VA, giá trị gia tăng thuần - NVA, doanh thu - DT, doanh thu thuần -
DT’). Còn lao động hao phí để tạo ra kết quả sản xuất, kinh doanh có thể
được tính bằng số người, số ngày – người và giờ - người thực tế làm việc.
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ.
 Các nhân tố thuộc bản thân người lao động:
Độ tuổi: phản ánh năng lực, sức khoẻ của người lao động khi tham gia
vào lao động. Từ đó chúng ta xác định được xu hướng của lao động là lao
động già hay lao động trẻ thì làm cho NSLĐ giảm hay tăng.
Trình độ văn hóa: cho biết thông tin về chất lượng làm việc của từng lao
động từ đó có kế hoạch điều chỉnh nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
lao động của sản phẩm và công việc.
Thâm niên công tác và nghề: thâm niên nghề của lao động tăng lên phản
ánh trình độ chuyên môn và trình độ thành thạo tăng lên, đồng thời tuổi đời
của lao động cũng tăng lên. Từ đó, đánh giá được NSLĐ của lao động là
tăng, nhưng chỉ tiêu thâm niên công tác và nghề chỉ có hiệu quả quan sát ở
một giới hạn nhất định.
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
16
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª

Trình độ chuyên môn: cho biết chuyên môn của từng lao động là lĩnh vực
nào. Chẳng hạn, một người lao động chuyên về công tác tài chính thì khi làm
về ngành tài chính thì đạt NSLĐ cao nhưng khi họ làm về ngành tin học thì
NSLĐ của họ sẽ thấp vì họ không có chuyên môn, hiểu biết nhiều về tin học.
 Các nhân tố liên quan đến tổ chức lao động, chính sách phân phối:
Trình độ cán bộ quản lý: đánh giá cách quản lý lao động của nhân viên
cấp trên đối với nhân viên cấp dưới có đạt hiệu quả tốt không.
Qui mô sản xuất kinh doanh: qui mô sản xuất kinh doanh rộng hay hẹp,
số lượng lao động nhiều hay ít ảnh hưởng tới NSLĐ.
Hình thức trả thù lao lao động: có nhiều hình thức trả thù lao lao động
nhưng mỗi hình thức lại có ảnh hưởng khác nhau tới NSLĐ. Ví dụ hình thức
trả thù lao lao động theo sản phẩm, người lao động làm được nhiều sản phẩm
thì lương cao nhưng sản phẩm phải đạt yêu cầu, khi đó người lao động sử
dụng năng lực của mình để tạo ra nhiều sản phẩm tốt và kết quả là NSLĐ
tăng.
Mức trả thù lao lao động: ảnh hưởng rất lớn tới NSLĐ. Nếu một doanh
nghiệp trả lương cho công nhân quá thấp thì họ sẽ làm việc với NSLĐ thấp
thậm chí là bỏ việc, còn nếu trả cho họ lương hấp dẫn thì họ miệt mài làm
việc và cho kết quả tốt.
 Các nhân tố liên quan đến môi trường lao động:
Môi trường âm thanh: đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới người lao
động. Nếu doanh nghiệp đòi hỏi người lao động bỏ chất xám vào công việc
thì môi trường làm việc phải yên lặng thì NSLĐ mới đạt hiệu quả, còn nếu
môi trường ồn ào thì họ sẽ không làm việc được. Do đó, từng loại công việc
mà doanh nghiệp bố trí nơi làm việc cho người lao động phù hợp.
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
17
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
Môi trường ánh sáng: khi môi trường làm việc đủ ánh sáng thì người lao
động mới làm việc được. Nếu vì một lý do nào đó, ánh sáng tối quá hay sáng

quá người lao động làm việc sẽ không đạt năng suất cao.
Môi trường không khí: đây là yếu tố cần thiết cho sự sống của con người.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú ý để đảm bảo cho người lao động làm
việc trong môi trường không khí trong lành để đạt kết quả tốt nhất.
 Các yếu tố liên quan đến công nghệ và kỹ thuật:
Trang bị vốn và tài sản cho lao động: mỗi doanh nghiệp có một hay
nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Mỗi hình thức kinh doanh cần trang
bị cho người lao động những công cụ, vật dụng để họ làm việc. Ví dụ, khi
hàn cần phải trang bị cho người lao động kính che mắt, máy hàn,…
Chi phí cho công nghệ: một doanh nghiệp vừa hay nhỏ thì phải biết trang
bị các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp mình.
1.1.3. Thu nhập và tiền lương của người lao động.
1.1.3.1.Khái niệm về thu nhập và tiền lương của người lao động.
Tiền lương, nói một cách đơn giản là sự phản ánh giá trị sức lao động
trong sản phẩm mà người lao động làm được.
Thu nhập là số tiền mà người lao động có được từ các hoạt động sản
xuất và hoạt động kinh tế.
Tổng quỹ lương của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là
tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động theo
kết quả lao động của họ dưới các hình thức, các chế độ tiền lương và chế độ
phụ cấp tiền lương hiện hành.
1.1.3.2.Các nguồn hình thành thu nhập của người lao động:
- Thu nhập từ tiền lương và các khoản có tính chất lương.
- Thu nhập nhận từ quỹ BHXH trả thay lương do ốm đau, thai sản, tai
nạn, bệnh nghề nghiệp, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
- Thu nhập hỗn hợp là thu nhập từ kinh tế phụ gia đình và kinh tế cá thể.
- Thu nhập khác.

1.2.Một số phương pháp thống kê lao động
1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động.
1.2.1.1.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng lao động
a . Các chỉ tiêu thống kê phản ánh quy mô lao động
♦ Chỉ tiêu thời điểm là số lượng lao động có ở thời điểm nào đó trong kỳ
nghiên cứu, phản ánh qui mô (khối lượng) số lao động tại những thời điểm
nhất định.
♦ Chỉ tiêu thời kỳ là số lượng lao động có ở thời kỳ nào đó trong kỳ
nghiên cứu, phản ánh số lao động trong cả thời kỳ dài hay phản ánh mức độ
đại biểu của lao động trong từng thời kỳ.
Cách tính số lượng lao động có bình quân trong kỳ nghiên cứu như sau:
- Đối với kỳ ngắn, số lao động biến động không nhiều :

- Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách bằng nhau:

- Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau:
=
là độ dài thời gian có số lao động tương ứng
b. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh kết cấu lao động
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
Kết cấu lao động được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, sau đây là
một số tiêu thức được đề cập đến. Công thức tính:
Trong đó: - cơ cấu lao động theo tiêu thức i
- số lượng lao động theo tiêu thức i
- tổng số lao động tham gia tính cơ cấu
Từ công thức trên kết cấu lao động có thể chia theo các chỉ tiêu sau:
Theo giới tính: cho phép đánh giá năng lực sản xuất xét từ nguồn nhân
lực, đào tạo và bố trí lao động cho phù hợp với đặc điểm của từng giới.

Theo độ tuổi: cho phép đánh giá năng lực sản xuất xét từ nguồn nhân
lực, đào tạo và đào tạo lại lao động.
Theo trình độ học vấn : được dùng để nghiên cứu năng lực sản xuất,
chất lượng của từng lao động.
Theo bậc thợ: nghiên cứu chất lượng của lao động, phân tích ảnh hưởng
của nó đến chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất cũng như khả năng cạnh
tranh của các đơn vị trong cơ chế thị trường. Nó là cơ sở để lập kế hoạch đào
tạo và nâng cao trình độ cho người lao động.
1.2.1.2.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh thời gian lao động
a. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh quỹ thời gian làm việc theo ngày –
người
Tổng số ngày – người theo lịch là toàn bộ số ngày – người tính theo
ngày lịch của kỳ nghiên cứu. Tổng số ngày – người theo lịch bằng (=) Số lao
động có bình quân nhân với (×) Số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu. Tổng
số ngày – người theo lịch bao gồm hai bộ phận: Tổng số ngày – người theo
chế độ lao động và tổng số ngày người nghỉ lễ, nghỉ thứ bẩy và chủ nhật.
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
Tổng số ngày – người theo chế độ lao động là tổng số ngày – người
Nhà nước quy định người lao động phải làm việc trong kỳ nghiên cứu.
Tổng số ngày – người nghỉ thứ bẩy và chủ nhật bằng (=) Số lao động
có bình quân nhân với (×) Số ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ bầy và chủ nhật của kỳ
nghiên cứu.
Tổng số ngày – người theo chế độ lao động bao gồm tổng số ngày –
người có thể sử dụng cao nhất vào sản xuất, kinh doanh và tổng số ngày –
người nghỉ phép năm.
Tổng số ngày – người có thể sử dụng cao nhất vào sản xuất, kinh
doanh là quỹ thời gian tính theo ngày – người doanh nghiệp có thể huy động
tối đa vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Số ngày – người nghỉ phép năm bằng (=) Số lao động có bình quân
nhân với (×) Số ngày nghỉ phép theo chế độ quy định cho một lao động trong
danh sách.
Tổng số ngày – người có thể sử dụng cao nhất vào sản xuất kinh doanh
bao gồm tổng số ngày – người có mặt theo chế độ lao động và tổng số ngày –
người vắng mặt.
Số ngày – người vắng mặt là toàn bộ số ngày – người lao động không
có mặt ở nơi làm việc vì các lý do như ốm đau, sinh đẻ, đi học, hội họp hoặc
nghỉ không lý do.
Tổng số ngày – người có mặt theo chế độ lao động là tổng số ngày –
người lao động có mặt tại nơi làm việc để nhận nhiệm vụ sản xuất. Tổng số
ngày – người có mặt theo chế độ lao động bao gồm tổng số ngày – người đã
làm việc theo chế độ lao động và tổng số ngày – người ngừng việc.
Số ngày – người ngừng việc là toàn bộ số ngày – người lao động có mặt
tại nơi làm việc nhưng không được giao việc làm do lỗi tại doanh nghiệp
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
như không bố trí kịp thời công việc, mất điện, máy hỏng, hoặc do yếu tố
khách quan như do thời tiết : bão, lũ lụt,…
Tổng số ngày – người làm việc theo chế độ lao động là tổng số ngày –
người lao động đã thực tế làm việc trong tổng số ngày – người có mặt theo
chế độ lao động.
Tổng số ngày – người thực tế làm việc bằng (=) tổng số ngày – người
làm việc theo chế độ lao động cộng với (+) số ngày – người làm thêm ngoài
chế độ lao động. Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thời gian lao động tính bằng ngày
– người đã thực tế được sử dụng vào sản xuất kinh doanh (kể cả trong và
ngoài chế độ lao động).
b. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh quỹ thời gian làm việc theo ngày – giờ
Tổng số giờ - người theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ - người mà

chế độ (hoặc hợp đồng lao động) quy định người lao động phải làm việc trong
kỳ nghiên cứu.Tổng số giờ - người theo chế độ lao động bằng (=) tổng số
ngày – người đã thực tế làm việc nhân với (×) số giờ của một ca làm việc theo
chế độ lao động.
Số giờ - người ngừng việc trong ca là toàn bộ số giờ - người không
được làm việc trong ca làm việc do lỗi tại doanh nghiệp (máy hỏng, mất
điện, ) hoặc do lỗi tại người lao động (ốm đau bất thường, đi muộn, về sớm,
…) hoặc do chế độ cho phép, nghỉ hội họp, cho con bú,
Tổng số giờ - người làm việc theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ -
người lao động đã thực tế làm việc trong những ngày làm việc thực tế của kỳ
nghiên cứu.
Tổng số giờ - người thực tế làm việc bằng (=) tổng số giờ - người làm
việc theo chế độ lao động cộng với (+) số giờ - người làm thêm ngoài chế độ
lao động.
1.2.1.3.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh NSLĐ
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
a. Các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận
Công thức tính NSLĐ dạng thuận:
Trong đó : Q là kết quả sản xuất, kinh doanh trong kỳ
L là số lao động trong kỳ
là NSLĐ dạng thuận
Q có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và có
thể tính bằng tiền tệ (GO, NVA, VA, DT, DT’), còn L được tính bằng số
người, số ngày – người, số giờ - người thực tế làm việc tạo ra Q.
Cụ thể hoá công thức trên ta có các cách tính NSLĐ như sau:
+ NSLĐ bình quân một lao động - , là số lao động bình quân có trong
kỳ:
+ NSLĐ bình quân một ngày - người thực tế làm việc - , NN - số ngày -

người thực tế làm việc trong kỳ:

+ NSLĐ bình quân một giờ - người làm việc - , GN - số giờ - người thực
tế làm việc trong kỳ:
b. Các chỉ tiêu NSLĐ dạng nghịch
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
23
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
NSLĐ dạng nghịch là NSLĐ mà được tính bằng cách nghịch đảo của
NSLĐ dạng thuận hay còn gọi là suất tiêu hao lao động.
Công thức tính NSLĐ dạng nghịch :
Trong đó : L là số lao động có trong kỳ.
Q là kết quả sản xuất, kinh doanh tạo ra trong kỳ.
là NSLĐ dạng thuận trong kỳ.
Với công thức tổng quát trên ta có các công thức tính NSLĐ dạng
nghịch cụ thể như sau:
Mức hao phí lao động ( ):

Mức hao phí 1 ngày – người làm việc - , NN (số ngày - người thực
tế làm việc trong kỳ)
Mức hao phí 1 giờ - người làm việc - , GN (số giờ - người làm việc
thực tế trong kỳ)

Mức NSLĐ bình quân của một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận
cùng tham gia sản xuất, kinh doanh.
Công thức tính :
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Thèng kª
Q= nên

Hay =
Trong đó : mức NSLĐ của từng bộ phận trong tổng thể
k= kết cấu (hay tỷ trọng) lao động của từng bộ phận
trong tổng số lao động của tổng thể.
1.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tiền lương lao động
a. Các chỉ tiêu tổng quỹ lương.

Căn cứ theo hình thức và chế độ trả lương:
- Quĩ lương trả theo sản phẩm gồm: lương sản phẩm không hạn chế,
lương sản phẩm luỹ tiến, lương sản phẩm có thưởng, lương trả theo sản phẩm
cuối cùng.
- Quĩ lương trả theo thời gian gồm: lương thời gian giản đơn và lương
thời gian có thưởng.

Căn cứ theo loại lao động:
- Quĩ lương của lao động làm công ăn lương là các khoản tìên lương trả
cho công nhân sản xuất, học nghề, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế,…
- Quĩ lương của công nhân sản xuất là các khoản tiền trả cho công nhân
sản xuất và số học nghề được doanh nghiệp trả lương.

Căn cứ theo các độ dài thời gian làm việc khác nhau trong kỳ
nghiên cứu:
- Tổng quĩ lương giờ là tiền lương trả cho tổng số giờ- người thực tế làm
việc (trong và ngoài chế độ lao động), kèm theo các khoản tiền thưởng gắn
liền với tiền lương giờ như tăng năng suất, …
- Tổng quĩ lương ngày là tiền lương trả cho tổng số ngày - người thực tế
làm việc (trong và ngoài chế độ lao động), kèm theo các khoản phụ cấp trong
TrÇn ThÞ Mú Thèng kª 47A
25

×