Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

phân tích thu nhập và giáo dục của hộ gia đình giai đoạn 2002 – 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.65 KB, 77 trang )

1 Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1 9
KHÁI QUÁT VỀ THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH 9
CHƯƠNG 2 41
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA
ĐÌNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI TIÊU THỨC NÀY 41
PHỤ LỤC 71
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
2 Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
3 Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Các biểu số liệu
Biểu 2.1: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị -
nông thôn giai đoạn 1998 – 2006

38
Biểu 2.2: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo nhóm thu
nhập giai đoạn 2002 – 2006

38
Biểu 2.3: Thu nhập bình quân đầu người chia theo giới tính của chủ hộ giai
đoạn 2002 – 2006

40
Biểu 2.4: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo năm nhóm thu
nhập và giới tính của chủ hộ giai đoạn 2002 – 2006



41
Biểu 2.5: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo nguồn
thu

42
Biểu 2.6: Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tuần và số giờ làm việc
trung bình 1 tuần chia theo khu vực giai đoạn 2002 – 2006

43
Biểu 2.7: Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tuần và số giờ làm việc
trung bình 1 tuần chia theo nhóm thu nhập giai đoạn 2004 – 2006
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
4 Chuyên đề tốt nghiệp

44
Biểu 2.8: Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tháng và số nhân khẩu trung
bình chia theo khu vực giai đoạn 2002 – 2006

45
Biểu 2.9: Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tháng và số nhân khẩu trung
bình chia theo khu vực giai đoạn 2002 – 2006

46
Biểu 2.10: Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tháng và tỷ lệ dân số từ 10
tuổi trở lên biết chữ theo khu vực giai đoạn 2002 – 2006

47
Biểu 2.11: Học lực của học sinh phổ thông chia theo vùng
năm 2005 – 2006

49
Biểu 2.12: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất và giới
tính giai đoạn 1998 – 2006

50
Biểu 2.13: Chi cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người theo vùng
năm 2006
51
Biểu 2.14: Chi cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người trong 12 tháng theo
nhóm thu nhập năm 2006

53
Biểu 2.15: Bằng cấp cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính
năm 2006
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
5 Chuyên đề tốt nghiệp

55
Biểu 2.16: Học lực của học sinh phổ thông chia theo giới tính
năm học 2006

57
Biểu 2.17: Mối quan hệ giữa TNBQ và Trình độ trên CĐ phân theo nhóm
thu nhập năm 2006

58
Biểu 2.18: Mối liên hệ giữa TNBQ đầu người 1 tháng với các nhân tố liên
quan đến giáo dục

61

Các biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Thu nhập bình quân đầu người chia theo giới tính của chủ hộ
giai đoạn 2002 – 2006

40
Biểu đồ 2.2: Chi cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người theo vùng
năm 2006
51
Biểu đồ 2.3: Chi cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người trong 12 tháng
theo nhóm thu nhập năm 2006

53
Biểu đồ 2.4: Bằng cấp cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới
tính năm 2006
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
6 Chuyên đề tốt nghiệp

55
Biểu đồ 2.5: Học lực của học sinh phổ thông chia theo giới tính
năm học 2006

57
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KSMS: Khảo sát mức sống
TNBQ: Thu nhập bình quân
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
CĐ, ĐH: Cao đẳng đại học
ĐB: Đồng bằng
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A

7 Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
“Dân giàu – nước mạnh, xã hội công bằng – dân chủ – văn minh” là chủ
trương và cũng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta theo tinh thần dân có
giàu thì nước mới mạnh. Trong những năm đổi mới, dưới sự chỉ đạo của
Đảng và nhà nước, Tổng cục Thống kê triển khai nhiều cuộc điều tra hộ gia
đình để thu thập thông tin phản ánh mức sống của các tầng lớp dân cư phục
vụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Khảo sát mức sống hộ gia đình được tiến hành định kỳ hai năm một lần
và năm chẵn, từ năm 2002 đến năm 2010. Kết quả khảo sát được dùng làm cơ
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
8 Chuyên đề tốt nghiệp
sở để đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của chính phủ và
hiệu quả của nó. Từ số liệu của cuộc khảo sát, em đã sử dụng số liệu về thu
nhập và giáo dục để phục vụ cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Phân tích
thu nhập và giáo dục của hộ gia đình giai đoạn 2002 – 2006”.
Trong đề tài này, trước hết về thu nhập, em sử dụng số liệu vào phân tích
nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt về thu nhập của từng vùng, từng thành phố,
từng nhóm thu nhập,…, với nhau. Từ đó rút ra những đặc điểm chung nhất về
sự khác biệt nêu trên. Đối với giáo dục, từ số liệu khảo sát em sẽ phân tích sự
chênh lệch về chi phí dành cho giáo dục, trình độ học vấn, học lực…giữa các
vùng, các nhóm thu nhập, các dân tộc…kết quả đạt được là cơ sở cho các kết
luận mang tính khách quan nhất. Dựa vào những phân tích trên, em phân tích
thêm mối quan hệ giữa thu nhập và giáo dục của hộ gia đình. Những phân
tích này giúp em nắm bắt được sự tương quan giữa thu nhập và giáo dục, tầm
quan trọng cũng như sức ảnh hưởng của hai yếu tố đến nhau.
Thu nhập ảnh hưởng đến giáo dục như thế nào? Đây không phải là một
câu hỏi khó nhưng không phải là ai cũng biết câu trả lời, và là một câu hỏi
không phải chỉ một hai người quan tâm mà là mối quan tâm chung của toàn
xã hội. Tìm ra mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập, từ đó có thể tiến hành

các chủ trương, chính sách tác động nhằm nâng cao thu nhập và giáo dục, hai
yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh mức sống dân cư ở mọi quốc gia hiện
nay. Đây không chỉ là mối quan tâm của một quốc gia mà của nhiều quốc gia
trên thế giới.
Mặc dù đề tài không mới nhưng là một khảo nghiệm cho chính em để
kiểm tra kết quả học tập trong bốn năm vừa qua. Trong quá trình làm bài,
không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý của thầy cô để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
9 Chuyên đề tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, các chú và các anh chị
ở Vụ Xã hội và Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Chu Thị
Bích Ngọc đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1.1. THU NHẬP
1.1.1. Khái quát mức sống hộ gia đình
Mức sống hộ gia đình (KSMS) hay mức sống dân cư là trình độ thỏa
mãn nhu cầu toàn diện về vật chất và tinh thần thường xuyên tăng lên của dân
cư. Nhu cầu về vật chất là những nhu cầu tối thiểu phục vụ cuộc sống hằng
ngày của con người như ăn, mặc, ở, đi lại…Khi đầy đủ những nhu cầu về vật
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
10 Chuyên đề tốt nghiệp
chất thì con người có những nhu cầu cao hơn, đó là những nhu cầu về tinh
thần. Ví dụ như nhu cầu về giải trí, ăn ngon mặc đẹp, xe đẹp hơn…Những
nhu cầu về tinh thần thì không bao giờ ngừng lại. Nó thay đổi theo không gian
và thời gian. Chính vì nguyên nhân này nên mức sống dân cư là phạm trù có
tính tương đối. Mức sống dân cư phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản là điều
kiện kinh tế và trình độ phát triển của nền kinh tế.

Khái niệm mức sống dân cư cho ta một cơ sở vững chắc để sử dụng các
kết quả của điều tra mức sống hộ gia đình, từ đó rút ra những kết luận khách
quan nhất về mức sống của các tầng lớp dân cư trong nước.
Sau đây là một vài nét khái quát về khảo sát mức sống hộ gia đình:
1.1.1.1. Khảo sát mức sống hộ gia đình
Khảo sát mức sống hộ gia đình là cuộc khảo sát định kỳ 2 năm một lần
vào các năm chẵn bắt đầu từ năm 2002 đến năm 2010
1.1.1.2. Mục đích khảo sát
Khảo sát mức sống hộ gia đình nhằm mục đích thu thập các thông tin
làm căn cứ đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hóa
giàu nghèo để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các
chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng
nâng cao mức sống dân cư trong cả nước, các vùng và các địa phương.
Ngoài ra, khảo sát mức sống còn thu thập các thông tin phục vụ nghiên
cứu, phân tích một số chuyên đề về y tế, giáo dục, việc làm, cung cấp số liệu
để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng và phục vụ tính toán tài khoản quốc gia.
1.1.1.3. Nội dung của cuộc khảo sát
Các cuộc khảo sát bao gồm những nội dung chủ yếu phản ánh mức sống
của người dân trong các hộ gia đình trên cả nước và những điều kiện kinh tế
xã hội của xã/phường (năm 2002) và xã (năm 2004, 2006) có tác động đến
người dân nơi họ sinh sống. Các nội dung cụ thể bao gồm:
- Đối với hộ gia đình:
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
11 Chuyên đề tốt nghiệp
+ Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ gồm:
tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân.
+ Thu nhập của hộ gia đình gồm: mức thu nhập, thu nhập phân theo
nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản; hoạt động sản suất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia
đình; thu khác); thu nhập phân theo khu vực kinh tế và ngành nghề kinh tế.

+ Chi tiêu hộ gia đình: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi (chi
cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục…và chi khác).
+ Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên hộ
gia đình.
+ Trình độ ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế.
+ Tình trạng việc làm, thời gian nghỉ việc.
+ Tài sản, nhà ở và các tiện nghi như đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ
sinh.
+ Tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo, tình hình tín dụng.
+ Riêng năm 2004 nội dung về các loại đất nông, lâm nghiệp, thủy sản và
hoạt động sản xuất tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động ngành nghề
sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình được mở rộng với những
nội dung chi tiết hơn nhằm phân tích sâu sắc tác độn của chúng đến mức
sống.
- Đối với xã/phường (năm 2002) và xã (năm 2004, 2006):
+ Một số mô hình chung về nhân khẩu, dân tộc, tôn giáo.
+ Tình trạng kinh tế chung, các chương trình trợ giúp, cơ hội làm phi
nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp.
+ Kết cấu hạ tầng gồm: hiện trạng điện, đường, trường, trạm, chợ, bưu
điện, nhà văn hóa, nguồn nước…
+ Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội.
1.1.1.4. Phương pháp khảo sát
Đối tượng khảo sát gồm các hộ gia đình, các thành viên hộ gia đình và
các xã/phường (năm 2002) và xã năm (năm 2004, 2006). Đơn vị khảo sát gồm
từng hộ gia đình và xã/phường (năm 2002) và xã (năm 2004, 2006) được
chọn khảo sát.
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
12 Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm vi khảo sát bao gồm tất cả các địa bàn xã/phường (năm 2002) và
xã năm (năm 2004, 2006) được chọn thuộc tất cả các tỉnh/thành phố trực

thuộc thành phố thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh/thành phố).
Mẫu khảo sát: xuất phát từ nhu cầu thông tin cả về số lượng và chất
lượng ngày càng tăng ở cả hai cấp trung ương và địa phương để đánh giá mức
sống, đặc biệt là các thông tin để đánh giá tình trạng nghèo đói và những kết
quả đạt được trong xóa đói giảm nghèo; căn cứ vào ngân sách nhà nước dành
cho cuộc khảo sát. Khảo sát mức sống được thiết kế với 2 mẫu: một mẫu lớn
hơn với nội dung khảo sát tập trung chủ yếu vào thu nhập của hộ gia đình để
đánh giá mức sống cho cấp trung ương, vùng, tỉnh/thành phố; và một mẫu
nhỏ hơn nhưng với đầy đủ các nội dung khảo sát để đánh giá mức sống sâu
hơn ở cấp trung ương và vùng. Thiết kế cụ thể như sau:
Khảo sát năm 2002:
+ Trong năm 2002 tổ chức khảo sát đầy đủ tất cả các nội dung trên mẫu
quốc gia 30.000 hộ gia đình (gọi tắt là khảo sát thu nhập và chi tiêu). Mẫu này
được chia thành 4 mẫu con, mỗi mẫu con gồm 7.500 hộ được khảo sát lần
lượt vào tháng đàu của 4 quý trong năm 2002. Mẫu 30.000 hộ này sẽ cho các
ước lượng ở cấp toàn quốc và cấp vùng cho năm 2001 – 2002.
+ Trong 6 tháng đầu năm 2002 tổ chức khảo sát các nội dung trừ nội
dung chi tiêu trên mẫu quốc gia 45.000 hộ (gọi tắt là khảo sát thu nhập). Mẫu
này được chia thành 2 mẫu con gồm 22.500 hộ được khảo sát lần lượt vào
quý I và II năm 2002. Mẫu khảo sát thu nhập (45.000) kết hợp với 15.000 hộ
của mẫu khảo sát thu nhập và chi tiêu (30.000 hộ) được khảo sát trong tháng
đầu của quý I và II năm 2002 sẽ tạo thành một mẫu 60.000 hộ cho phép đưa
ra các ước lượng ở cấp toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh/thành phố cho năm
2001.
Cụ thể:
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
13 Chuyên đề tốt nghiệp
Thời gian thu
thập số liệu
Khảo sát thu

nhập và chi tiêu
Khảo sát
thu nhập
Cộng
TỔNG SỐ 30.000
45.000 75.000
Chia ra:
Quý I/2002 7.500
22.500 30.000
Quý II/2002 7.500
22.500 30.000
Quý III/2002 7.500
7.500
Quý IV/2002 7.500
7.500
Khảo sát năm 2004:
+ Tổ chức khảo sát đầy đủ tất cả các nội dung trên mẫu nhỏ gồm khoảng
9.300 hộ gia đình (gọi tắt là khảo sát thu nhập và chi tiêu). Mẫu này được chia
thành 2 mẫu con, mẫu thứ nhất gồm 4.650 hộ được khảo sát vào tháng 5 năm
2004, mẫu thứ hai gồm 4.650 hộ, còn lại được khảo sát vào tháng 9 năm
2004.
+ Tổ chức khảo sát các nội dung trừ nội dung chi tiêu và phần mở rộng
các hoạt động sản xuất tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề sản
xuất kinh doanh dịch vụ trên mẫu lớn gồm khoảng 37.200 hộ (gọi tắt là khảo
sát thu nhập). Mẫu này được chia thành 2 mẫu con, mẫu thứ nhất gồm 18.600
hộ được khảo sát vào tháng 5 năm 2004, mẫu thứ hai gồm 18.600 hộ, còn lại
được khảo sát vào tháng 9 năm 2004.
Cụ thể:
Thời gian thu
thập số liệu

Khảo sát thu
nhập và chi tiêu
Khảo sát
thu nhập
Cộng
TỔNG SỐ 30.000
45.000 75.000
Chia ra:
Tháng 5/2004 4.650
18.600 23.250
Tháng 9/2004 4.650
18.600 23.250
Khảo sát năm 2006:
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
14 Chuyên đề tốt nghiệp
Cỡ mẫu gồm 45.945 hộ được chọn từ 3.063 địa bàn của mẫu chủ, chia
làm 2 mẫu độc lập: mẫu thu nhập gồm 36.756 hộ để thu thập các nội dung
thông tin đã nêu trên, trừ chi tiêu của hộ gia đình, để đánh giá mức sống ở cấp
quốc gia, vùng và tỉnh/thành phố; mẫu thu thập chi tiêu gồm 9.189 hộ để thu
thập đầy đủ các nội dung thông tin đánh giá, phân tích mức sống một cách sâu
hơn ở cấp quốc gia và vùng.
Cụ thể:
Thời gian thu
thập số liệu
Khảo sát thu
nhập và chi tiêu
Khảo sát
thu nhập
Cộng
TỔNG SỐ 9.189

36.756 45.945
Chia ra:
Tháng 5/2004 4.593
18.372 22.965
Tháng 9/2004 4.593
18.372 22.965
Mẫu khảo sát mức sống được chọn đại diện cho cả nước, 8 vùng và
tỉnh/thành phố. Mẫu này chọn từ mẫu chủ được thiết kế cho các cuộc khảo sát
mức sống hộ gia đình giai đoạn 2002 – 2010. Phương pháp chọn mẫu được
các chuyên gia mẫu của Viện Khoa học Thống kê, chuyên viên của Liên hiệp
quốc, Ngân hàng Thế giới tư vấn.
Chọn mẫu chủ
Mẫu chủ bao gồm 3.000 xã/phường (2.300 xã và 700 phường) với 9.000
địa bàn khảo sát được chọn từ dàn mẫu các xã, phường, địa bàn điều tra của
Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999. Mẫu chủ được chọn theo hai bước:
Bước 1: Chọn xã, phường độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn
theo phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi xã, phường.
Bước 2: Từ mỗi xã phường được chọn, chọn 3 địa bàn khảo sát theo
phương pháp xác suất tỷ lệ với số hộ trong mỗi địa bàn.
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
15 Chuyên đề tốt nghiệp
Năm 2004, do có 3 tỉnh mới thành lập với số hộ khảo sát cho mỗi tỉnh tối
đa là 500 hộ nên mẫu chủ cần tăng thêm tối đa khoảng 100 xã/phường được
chọn từ 3 tỉnh Điện Biên, Đắc Lắc, Cần Thơ và 3 tỉnh mới thành lập.
Chọn mẫu cho Khảo sát mức sống hộ gia đình 2002 từ mẫu chủ:
Đối với mẫu 30.000 hộ, áp dụng phương pháp chọn mẫu 2 bước:
Bước 1: Chọn 1.500 địa bàn khảo sát (350 địa bàn thành thị và 1.150 địa
bàn nông thôn) từ 9.000 địa bàn khảo sát của mẫu chủ độc lập theo hai khu
vực thành thị và nông thôn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Bước 2: Chọn 20 hộ gia đình từ bản kê danh sách các hộ gia đình của địa

bàn được chon (sau khi đã được cập nhật) theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống.
Đối với mẫu 45.000 hộ, áp dụng phương pháp chọn mẫu 2 bước:
Bước 1: Chọn 2.250 địa bàn khảo sát (525 đại bàn thành thị và 1.725 địa
bàn nông thôn) từ 9.000 địa bàn khảo sát của mẫu chủ độc lập theo hai khu
vực thành thị và nông thôn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Bước 2: Chọn 20 hộ gia đình từ bản kê danh sách các hộ gia đình của địa
bàn được chọn (sau khi đã được cập nhật) theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống.
Chọn mẫu cho Khảo sát mức sống hộ gia đình 2004 từ mẫu chủ:
Bước 1: Chọn địa bàn
Các địa bàn của KSMS 2004 sẽ được chọn theo cách luân phiên 50% số
địa bàn của KSMS 2002. Cụ thể là: căn cứ vào số địa bàn của KSMS 2002 có
ở mỗi tỉnh/thành phố chọn một nửa số địa bàn để điều tra cho năm 2004. Một
nửa số địa bàn của KSMS 2002 còn lại sẽ được thay thế bằng các địa bàn mới
của mẫu chủ, phần chưa được chọn vào mẫu của KSMS 2002. Số địa bàn đề
nghị điều chỉnh không vượt quá 5% tổng số địa bàn của tỉnh/thành phố. Các
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
16 Chuyên đề tốt nghiệp
địa bàn sẽ được chọn độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Bước 2: Chọn hộ
+ Đối với những địa bàn có 20 hộ thu nhập và 5 hộ thu nhập chi tiêu của
KSMS 2002, chọn 15 hộ thu nhập (12 hộ chính thức, 3 hộ dự phòng) trong số
20 hộ thu nhập. Trong số 5 hộ thu nhập chi tiêu chọn 3 hộ chính thức, 2 hộ dự
phòng. Việc chọn hộ trên tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
+ Đối với những địa bàn có 25 hộ thu nhập chi tiêu của KSMS 2002,
chọn trong số này 20 hộ. từ 20 hộ được chọn, chọn 15 hộ (12 hộ chính thức, 3
hộ dự phòng) để khảo sát thu nhập; 5 hộ còn lại (3 hộ chính thức, 2 hộ dự
phòng) để khảo sát thu nhập chi tiêu. Việc chọn hộ trên tiến hành theo

phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
+ Đối với những địa bàn mới, chọn 20 hộ từ danh sách hộ đã cập nhập
của địa bàn. Từ 20 hộ được chọn, chọn 15 hộ (12 hộ chính thức, 3 hộ dự
phòng) để khảo sát thu nhập; 5 hộ còn lại (3 hộ chính thức, 2 hộ dự phòng) để
khảo sát thu nhập chi tiêu. Việc chọn hộ trên tiến hành theo phương pháp
ngẫu nhiên hệ thống.
Chọn mẫu cho Khảo sát mức sống hộ gia đình 2006 từ mẫu chủ:
Bước 1: Chọn địa bàn
Các địa bàn của KSMS 2006 được chọn theo cách luân phiên, cụ thể:
chọn lại 50% số địa bàn của KSMS 2004 (trong đó có một nửa số địa bàn đã
được khảo sát trong cả KSMS 2002 và KSMS 2004 và nửa số địa bàn còn lại
chỉ được khảo sát trong KSMS 2004) và 50% số địa bàn còn lại được chọn
mới hoàn toàn từ mẫu chủ, phần chưa được chọn vào mẫu của KSMS 2002 và
2004 để khảo sát năm 2006.
Bước 2: Chọn hộ
+ Đối với những địa bàn chọn lại từ KSMS 2004, chọn tất cả 15 hộ,
trong đó 12 hộ đã khảo sát thu nhập (hộ thu nhập) năm 2004 để khảo sát thu
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
17 Chuyên đề tốt nghiệp
nhập cho KSMS 2006 và 3 hộ đã khảo sát thu nhập chi tiêu (hộ thu nhập chi
tiêu) năm 2004 để khảo sát thu nhập chi tiêu cho năm 2006. Trong trường hợp
hộ đã được khảo sát năm 2002 hoặc 2004 nhưng nay đã đi khỏi địa bàn thì
phải chọn hộ dự bị thay thế để có đủ số lượng 12 hộ thu nhập và 3 hộ chi tiêu
ở mỗi địa bàn khảo sát.
+ Đối với những địa bàn mới, chọn 20 hộ từ danh sách hộ đã cập nhập
của địa bàn. Từ 20 hộ được chọn, chọn 15 hộ (12 hộ chính thức, 3 hộ dự
phòng) để khảo sát thu nhập; 5 hộ còn lại (3 hộ chính thức, 2 hộ dự phòng) để
khảo sát thu nhập chi tiêu. Việc chọn hộ trên tiến hành theo phương pháp
ngẫu nhiên hệ thống.
Cục thống kê tỉnh/thành phố sẽ chia đều số địa bàn được phân bổ của

từng khu vực thành thị/nông thôn và vùng địa lý cho 2 kỳ khảo sát vào tháng
5 và tháng 9. Các xã có địa bàn được chọn tiến hành phỏng vấn hộ sẽ đồng
thời tiến hành phỏng vấn phiếu phỏng vấn xã
Phương pháp thu thập số liệu
Các cuộc KSMS từ năm 2002 đến năm 2006 đều sử dụng hai loại phiếu
phỏng vấn là phiếu phỏng vấn hộ gia đình và phiếu phỏng vấn xã. Phiếu
phỏng vấn hộ gia đình sẽ gồm hai loại: phiếu phỏng vấn thu nhập chi tiêu (áp
dụng cho mẫu thu nhập chi tiêu) bao gồm tất cả các thông tin của nội dung
khảo sát; phiếu phỏng vấn thu nhập(áp dụng cho mẫu thu nhập) gồm các loại
thông tin của nội dung khảo sát trừ các thông tin về chi tiêu của hộ. Phiếu
phỏng vấn được thiết kế tương đối chi tiết giúp điều tra viên ghi chép thuận
lợi, đồng thời tránh bỏ sót các khoản mục và tăng tính thống nhất giữa các
điều tra viên, từ đó nâng cao chất lượng khảo sát.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra
viên đến hộ, gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng
vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ gia đình. Đội trưởng đội khảo sát
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
18 Chuyên đề tốt nghiệp
sẽ gặp lãnh đạo xã và các cán bộ địa phương có liên quan để phỏng vấn và ghi
thông tin vào phiếu phỏng vấn xã. Để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập,
cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình không chấp nhận phương pháp khảo sát
gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu
phỏng vấn.
1.1.1.5. Kết quả khảo sát
Khảo sát mức sống hộ gia đình bao gồm những nội dung chủ yếu để
kháo sát mức sống dân cư. Kết quả khảo sát mức sống dân cư được thể hiện
qua 13 chỉ tiêu. Sau đây là tóm lược kết quả của cuộc khảo sát mức sống năm
2006:
- Nhân khẩu học cho biết số nhân khẩu bình quân trong một hộ gia
đình. Từ đó có thể nắm bắt được hiệu quả của công tác kế hoạch hóa gia

đình.: Nhân khẩu bình quân chung của cả nước năm 2006 là 4,2 người, giảm
dần qua các năm: năm 2004 là 4,36 người, năm 2002 là 4,4 người, năm 1998
là 4,7 người, năm 1993 là 4,97 người.
Nhân khẩu bình quân một hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn cao hơn
khu vực thành thị, của hộ gia đình nghèo cao hơn hộ giàu. Nhóm hộ nghèo
nhất (nhóm 1) có số nhân khẩu bình quân một hộ là 4,6 người, cao gấp 1,2 lần
so với nhóm hộ giàu nhất (nhóm 5). Đối với các vùng, vùng Tây Bắc và Tây
Nguyên có số nhân khẩu bình quân một hộ cao hơn các vùng khác.
- Giáo dục:
+ Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên đạt mức cao (93,1%). Tỷ lệ
này cao hơn đáng kể ở nhóm hộ giàu nhất so với nhóm hộ nghèo nhất, thành
thị so với nông thôn và ở nam so với nữ.
+ Tỷ lệ không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15
tuổi trở lên của nhóm hộ nghèo nhất là 38%, cao hơn 3,5 lần so với nhóm hộ
giàu nhất.
+ Chi tiêu cho giáo dục cho một thành viên hộ đi học trong 12 tháng tăng
so với năm 2004 là 47%, so với năm 2002 là 93%. Trung bình năm 2006, các
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
19 Chuyên đề tốt nghiệp
hộ phải chi 1,211 triệu cho một người đi học, năm 2004 là 0,826 triệu, và năm
2002 là 0,627 triệu. Nhóm hộ gia đình giàu nhất chi cho giáo dục bình quân
một người đi học cao gấp hơn 5 lần nhóm nghèo nhất, và thành thị chi gấp 2,3
lần so với nông thôn.
+ Tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi tại các hộ gia đình thuộc khu vực
thành thị cao gấp 2,5 lần các hộ thuộc khu vực nông thôn. Đối với nhóm thu
nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất thì con số này là 5 lần.
- Lao động việc làm: đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến mức
sống của dân cư thông qua vai trò tạo thu nhập cho hộ gia đình.
+ Tỷ trọng dân số hoạt động kinh tế ở tuổi từ 15-19 ở hộ nghèo nhất cao
hơn hộ giàu, ở hộ nghèo là 13,5% (năm 2002 là 16,5%; năm 2004 là 15,6%)

và hộ giàu là 3,8% (năm 2002 là 6,8%; năm 2004 là 5,3%). Tỷ lệ này có giảm
so với hai cuộc KSMS trước đó là đáng mừng vì độ tuổi 15-19 đang là độ tuổi
đến trường. Tuy nhiên, tỷ lệ ở hộ nghèo nhất vẫn cao là do kinh tế khó khăn
nên trẻ em ở các hộ này phải đi làm sớm.
+ Về cơ cấu ngành nghề, mặc dù đã có những thay đổi tích cực là phát
triển thêm nhiều ngành nghề phi nông – lâm – thủy sản , tuy nhiên vẫn có sự
khác biệt lớn giữa những hộ nghèo nhất và hộ giàu. Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở
lên làm công, làm thuê hoặc tự làm phi nông – lâm – thủy sản của nhóm
nghèo nhất lần lượt là: 9,1% và 5,9%, còn ở nhóm giàu nhất lần lượt là:
47,2% và 29,7%.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe:
+ Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ người dân đi khám chữa bệnh đã tăng
nhưng tăng không nhiều so với năm 2004 (năm 2006 là 34,3%, năm 2004 là
33%). Chi phí cho khám chữa bệnh đều tăng.
+ Ngoài ra, kết quả mô-đun mở rộng về y tế trong cuộc KSMS 2006 đã
chỉ ra tình trạng thiếu thốn các y, bác sĩ có tay nghề ở các trạm y tế thôn bản
và chỉ có 65% số trạm y tế các xã điều tra có bác sĩ. Kết quả còn cho thấy chỉ
có 1/3 số trạm y tế thực hiện xử lý rác thải trước khi xả thải. Hơn 60% trạm y
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
20 Chuyên đề tốt nghiệp
tế gặp vấn đề trong khử trùng, và 45% số trạm y tế thiếu các dụng cụ cần
thiết.
- Tỷ lệ người khuyết tật: cuộc khảo sát năm 2006 là cuộc khảo sát
mức sống đầu tiên có các câu hỏi về khuyết tật theo phương pháp đánh giá
chức năng dựa trên bảng phân loại chức năng (ICF) của tổ chức Y tế thế giới
(WHO). Mỗi thành viên từ 5 tuổi trở lên của hộ gia đình được hỏi 6 câu hỏi
để đánh giá các chức năng cơ bản của con người là: nghe, nhìn, vận động,
nhận thức, khả năng ghi nhớ, tự chăm sóc bản thân và chức năng giao tiếp.
Các chức năng được đánh giá theo 4 nấc là không khó khăn, khó khăn, rất
khó khăn, và không thể thực hiện được. Nếu một trong 6 chức năng trên được

người phỏng vấn chọn câu trả lời không phải là “không khó khăn” thì người
đó được coi là khuyết tật.
Tỷ lệ khuyết tật chung của cả nước là 15,3%. Vùng Đông Nam Bộ có tỷ
lệ khuyết tật cao nhất, và thấp nhất là Tây Bắc. Tỷ lệ khuyết tật ở thành thị
cao hơn nông thôn. Tỷ lệ người khuyết tật nữ là 16,6%cao hơn nam (13,9%),
nguyên nhân là do dân số nữ cao tuổi chiếm nhiều hơn nam.
- Sinh đẻ: Số con đẻ bình quân của một phụ nữ 15-49 tuổi là 2,3 con.
Số con đẻ bình quân của một phụ nữ 15-49 tuổi ở nhóm hộ nghèo (2,75 con)
cao hơn so với nhóm hộ giàu (2,05 con); cao hơn ở nông thôn, ở nhóm dân
tộc thiểu số và những bà mẹ có trình độ học vấn thấp.
- Hút thuốc: Tỷ lệ dân số hút thuốc từ 15 tuổi trở lên hàng ngày là
19,5%, trong đó chủ yếu là nam giới. Tỷ lệ này cao hơn ở nông thôn, nhóm
hộ nghèo và nhóm người có trình độ học vấn thấp.
- Thu nhập:
Thu nhập bình quân một người một tháng chung của cả nước tăng 31,4%
so với năm 2004. Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng so với
năm 2004, tuy thu nhập của hộ gia đình ở khu vực thành thị cao hơn nhưng so
với các năm trước thì mức độ chênh lệch đã giảm đi. Chênh lệch thu nhập
bình quân một người một tháng năm 1999, 2002, 2004, 2006 lần lượt là 2,3;
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
21 Chuyên đề tốt nghiệp
2,26; 2,15; 2,09 lần và có xu hướng giảm dần. Điều này thể hiện sự bất bình
đẳng đã có xu hướng giảm dần.
Do thu nhập bình quân đầu người tăng nên đời sống ở các vùng, các hộ
được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn
nghèo mới của chính phủ là 15,5% giảm so với năm 2004 (tỷ lệ ở năm 2004
là 18,4%)
- Chi tiêu: Chi tiêu của cả nước tính theo giá hiện hành năm 2006 tăng
27,9% so với năm 2004. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng
tăng so với năm 2004: ở nông thôn tăng 27%, thành thị tăng 24%. Mức chi

tiêu cho đời sống của khu vực thành thị gấp 2,06 lần khu vực nông thôn, và
của hộ giàu nhất gấp 4,54 lần nhóm hộ nghèo nhất.
Tỷ trọng chi cho ăn uống trong chi tiêu đời sống giảm xuống còn 52,8%
(năm 2004 là 53.5%; năm 2002 là 57%). Điều này thể hiện tỷ lệ các hộ khá và
hộ giàu tăng lên, vì đây là những đối tượng có xu hướng tiếp cận và sử dụng
những dịch vụ xã hội chất lượng cao hơn.
- Nhà ở, điện nước, phương tiện vệ sinh và đồ dùng lâu bền:
Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố tăng lên rõ rệt, năm 2002 là 12,7%; năm 2004 là
20,8%; năm 2006 là 23,7%. Tuy nhiên có sự chênh lệch về chất lượng nhà ở,
tỷ lệ nhà ở kiên cố của nhóm hộ giàu nhất là 46%, ở nhóm hộ nghèo nhất là
7,5%.
Tỷ lệ hộ có điện thắp sáng tăng từ năm 2002 là 86,5% đến năm 2006 là
96%. Tỷ lệ này ở nông thôn tăng mạnh từ 83% đến 95%. Tuy nhiên ở các
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc và Tây Nguyên vẫn còn nhiều hộ
chưa có điện lưới.
Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch tiếp tục tăng.
Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền đều tăng ở các vùng miền. Tuy nhiên tỷ lệ
này ở thành thị vẫn cao hơn nông thôn, lần lượt đối với các loại đồ dùng lâu
bền: xe máy là 72% và 46%; tủ lạnh là 53% và 11%; tivi là 92% và 73%
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
22 Chuyên đề tốt nghiệp
- Chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo: Sự chênh lệch thể
hiện qua hệ số GINI hoặc tiêu chuẩn “40%”. Về hệ số GINI được tính trong
KSMS 2006 về thu nhập tính chung cho cả nước là 0,42, tương đương so với
năm 2004, hệ số năm 2002 là 0,418, năm 1999 là 0,39. Thể hiện sự bất bình
đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng. Sử dụng tiêu chuẩn
“40%” của Ngân hàng thế giới cũng có kết quả tương tự
- Tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo và tín dụng: Trong
năm 2006, đã có 90% số hộ nghèo được hưởng lợi từ dự án/chính sách
Chương trinh 135 hoặc Chương trình 143 của Chính phủ. Có 85% số hộ tự

đánh giá là cuộc sống gia đình có cải thiện so với năm năm trước, 10% không
thay đổi và 5% giảm sút.
Tỷ lệ người đi vay dành cho mục đích kinh doanh (54%) tương đối cao
so với các mục đích khác (11% cho ăn uống, 11% cho học hoặc chữa bệnh,
19% để sửa chữa nhà ở).
- Các đặc điểm của xã: Trong KSMS 2006, theo đánh giá của cán bộ
chủ chốt của xã thì 99,1% xã điều tra có mức sống khá hơn so với 5 năm
trước. Tăng hơn so với các cuộc điều tra trước, tự đánh giá năm 2004 là
98,7%, năm 2002 là 97,7%.
Các mặt khác như thu nhập, cơ sở hạ tầng… của xã đều tăng. Có 80%
các xã đã được các dự án chương trình của chính phủ hoặc các tổ chức khác
đầu tư. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực như cờ bạc, rượu chè, ma
túy.
1.1.2. Thu nhập hộ gia đình
1.1.2.1. Khái niệm thu nhập
Thu nhập theo định nghĩa của kinh tế học vi mô, là phần chênh lệch giữa
khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Bao gồm thu nhập từ lao động (tiền
công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
23 Chuyên đề tốt nghiệp
bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ
cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng…).
Theo thống kê kinh tế, thu nhập là khoản thu từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh mà có. Nói cách khác nó là thu nhập do lao động. Bao gồm: tiền
lương và các khoản có tính chất lương (phụ cấp, lương…), tiền công (bằng
tiền hoặc hiện vật), thu nhập từ kinh tế phụ gia đình và kinh tế cá thể…
1.1.2.2. Khái niệm thu nhập hộ gia đình
Thu nhập của hộ bao gồm các khoản tiền mặt, hiện vật theo thông lệ và
mang tính chất đều đặn mà hộ hoặc các thành viên của hộ nhận được một
cách thường xuyên trong một năm hoặc những khoảng thời gian ngắn hơn.

Hay thu nhập hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các
thành viên nhận được trong một thời gian nhất định.
Hai khái niệm chính về thu nhập được định nghĩa là: tổng thu nhập của
hộ gia đình và tổng thu nhập có thể sử dụng của hộ gia đình.
Tổng thu nhập của hộ gia đình được định nghĩa là tổng của thu nhập ban
đầu, thu nhập tài sản và tiền trợ cấp khác nhận được. Nó chỉ ra tổng thu nhập
hiện tại của hộ gia đình trước khi nộp thuế trực tiếp và đóng góp bảo hiểm xã
hội và các quỹ trợ cấp. Thu nhập ban đầu gồm: các khoản trả cho người làm
thuê – lao động được trả tiền (tiền công, tiền lương và các khoản đóng góp
bảo hiểm xã hội hoặc tương tự của chủ), thu nhập từ công việc tự làm phi
nông nghiệp và nông nghiệp sau đã trừ thuế sản xuất và chi phí sản xuất. Thu
nhập tài sản nhận được gồm: thu từ cho thuê nhà ở và cho thuê khác, tiền lãi
tiết kiệm, cổ phần. Tiền trợ cấp khác nhận được gồm: trợ cấp bảo hiểm xã hội,
trợ cấp hưu trí, bảo hiểm tính mạng, và các khoản trợ cấp hiện hành khác.
Tổng thu nhập có thể sử dụng của hộ gia đình là khoản sẵn có để hộ gia
đình sử dụng cho chi tiêu cuối cùng, các khoản chi không bắt buộc khác và để
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
24 Chuyên đề tốt nghiệp
tiết kiệm. Nó được lấy ra từ tổng thu nhập của hộ gia đình sau khi trừ thuế
trực tiếp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội và quỹ trợ cấp.
Để tính một số khoản thu nhập, không thể thu thập tất cả các thông tin
cần thiết từ hộ gia đình dưới dạng tiền mặt. Một phần của thu nhập có thể
nhận bằng hiện vật. Khi tính thì những thu nhập bằng hiện vật sẽ được quy
đổi sang tiền mặt.
1.1.2.3. Nội dung của thu nhập hộ gia đình
Cấu thành của thu nhập bao gồm:
+ Thu từ tiền công, tiền lương
+ Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản
xuất).
+ Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản(sau khi đã

trừ chi phí sản xuất).
+ Các khoản thu khác tính vào thu nhập, gồm: các khoản cho, biếu, mừng,
giúp, cho thuê nhà, đất tài sản và các khoản làm tăng thu nhập khác của hộ.
Nội dung cụ thể của các khoản đó là:
Thu từ tiền công, tiền lương của các thành viên hộ từ công việc chính,
việc phụ và việc khác (nếu có).
Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: đây là thu nhập từ hoạt
động sản xuất hoặc dịch vụ về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
cho hộ (các hoạt động tự làm: nông, lâm, thủy sản). Để hiểu rõ hơn cách tính
nguồn thu này, ta xem xét từng phần một, trước hết là tổng thu, sau đó là chi
phí sản xuất. cuối cùng lấy tổng thu trừ đi chi phí sản xuất chi phí sản xuất ta
có kết quả của thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Tổng thu cho hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ về trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và thủy sản cho hộ (các hoạt động tự làm: nông, lâm, thủy sản)
của hộ gồm các khoản:
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A
25 Chuyên đề tốt nghiệp
- Thu nhập từ trồng trọt của hộ gia đình: là kết quả của tổng thu về
trồng trọt trừ chi phí trồng trọt của hộ.
+ Tổng thu từ trồng trọt là các khoản thu từ các loại cây trồng được liệt
kê trong 55 mã cây trong bảng hỏi hộ gia đình (gồm: lúa, cây lương thực, cây
thực phẩm hàng năm, các cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, cây ăn quả),
và các sản phẩm phụ khác từ trồng trọt như rơm/rạ, thân cây, ngọn lá củ…
Các khoản thu từ trồng trọt được tính trên tổng trị giá sản phẩm đã thu hoạch
trong 12 tháng qua của các loại cây trồng của hộ (bao gồm cả trị giá sản phẩm
sử dụng cho tiêu dùng tự túc trong hộ, làm giống, bán đổi…)
Trị giá SP
thu được
trong 12
tháng qua

=
Trị giá SP
bán (đổi)
trong 12
tháng qua
+






Tổng
sản
lượng

Số
bán
(đổi)






x
Giá bình
quân năm tại
thị trường
địa phương

các sản phẩm phụ mà hộ có thu hoạch và sử dụng để bán, đổi hàng làm tăng
thu nhập của hộ hoặc sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi hoặc sử dụng cho
đời sống (ví dụ: rơm rạ hoặc củi để bán hoặc nấu ăn, dây khoai lang, rơm rạ
làm thức ăn chăn nuôi…) cũng được tính vào thu nhập.
+ Chi phí trồng trọt bao gồm các khoản chi phí vật chất, chi phí dịch vụ
và các khoản chi phí khác phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ bao
gồm phần mua vào, hộ tự túc và có được không phải trả tiền.
Để tính chi phí sản xuất của hộ, quy định chỉ tính các khoản chi phí do
hộ tự túc hoặc nhận được đã được tính vào thu của hộ. Ví dụ: thóc đã được
tính vào sản lượng thu hoạch, tức là đã tính vào thu, nay đem ra làm giống để
gieo trồng. Không ghi những khoản chi phí do hộ tự túc hoặc nhận được
(không phải mua) nhưng chưa được tính vào thu của hộ ở bất kỳ chỗ nào
trong phiếu phỏng vấn hộ gia đình này, ví dụ: không cần ghi vào chi phí trồng
trọt dụng cụ nhỏ tự làm dùng cho sản xuất chưa được tính vào thu của hộ.
Nguyễn Nam Phương Thống kê 47A

×