Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Xử lý tình huống trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.57 KB, 14 trang )

TÌNH HUỐNG
Tên tình huống: Xử lý tình huống trong hoạt động đăng ký
và quản lý hộ tịch trên địa bàn xã Đức Minh, huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2020

Người thực hiện:...................................................
Chức vụ:.................................................................
Đơn vị công tác:.....................................................

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC

4

LỜI CẢM ƠN

5

A- LỜI NÓI ĐẦU

6


B- NỘI DUNG

7

I. Mơ tả tình huống

7

II. Mục tiêu xử lý tình huống

7

III. Phân tích ngun nhân và hậu quả tình huống

9

1. Nguyên nhân xảy ra tình huống

9

2. Kết quả của việc xử lý tình huống

10

IV. Xây dựng các phương án, lựa chọn phương án giải quyết

11

1. Phương án thứ nhất


11

2. Phương án thứ hai

12

3. Lựa chọn phương án

13

V. Tổ chức thực hiện

13

C- KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

14

I. Kiến nghị

14

II. Kết luận

15

Tài liệu tham khảo

16


2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Huyện ủy, UBND Huyện
Mộ Đức đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi tham gia học lớp Bồi dưỡng kiến thức
về Quản lý Nhà nước chương trình ngạch chun viên.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của q thầy cơ giáo Học viện hành
chính quốc gia - Phân viện học viện hành chính quốc gia tại thành phố Huế đã trực
tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản về Quản lý Nhà nước chương
trình chuyên viên với thời gian 02 tháng qua, giúp tơi tiếp thu và hiểu biết nhiều
hơn và có cơ sở vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn trong q trình
cơng tác; cảm ơn các đồng nghiệp đã giao lưu học hỏi trao đổi trong thời gian học
tập; đặt biệt tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô và cô giáo Chủ nhiệm lớp đã
tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành tiểu luận này.
Về thời gian thực hiện báo cáo tiểu luận cuối khóa cịn hạn hẹp, bản thân tơi
thực sự chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết từng vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực này nên
trong bài viết tiểu luận chắc chắn khơng sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế về
nội dung lẫn hình thức kính mong sự góp ý nhận xét của q Thầy cơ, để tơi có
những kinh nghiệm và hồn thiện kiến thức mình hơn để vận dụng và thực hiện
một cách có hiệu quả.
Kính chúc q thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc
để tiếp tục đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào sự nghiệp “Trồng người”.
Xin trân trọng cảm ơn./.

3


Phần A
LỜI MỞ ĐẦU

Đăng ký và quản lý hộ tịch là một trong những nội dung cơ bản của hoạt
động quản lý Nhà nước về hành chính tư pháp. Đây là một hoạt động đặc biệt quan
trọng và không thể thiếu trong bất cứ xã hội, nhà nước nào. Bởi lẽ, nó khơng chỉ là
cơng cụ để nhà nước quản lý cơng dân của mình mà cịn là cách thức, biện pháp để
một cá nhân có thể xác định sự tồn tại của mình trong xã hội. Thơng qua hoạt động
này, một con người từ khi sinh ra đến khi chết đi, các thông tin liên quan đến bản
thân cá nhân họ đều được nhà nước và xã hội ghi nhận, từ đó có thể xác định họ là
ai, được sinh ra khi nào, ai là cha mẹ họ, dân tộc nào, giới tính là gì… và cuối cùng
là chết khi nào?. Chính vì lẽ đó, trong thời gian qua, hoạt động này ln được các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quan tâm thực hiện theo hướng ngày càng hồn
thiện. Cùng với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, việc đăng ký quản lý hộ tịch
ngày càng được thực hiện theo hướng đơn giản, khoa học và hiệu quả hơn vừa đảm
bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân
thực hiện.
Mặc dù vậy, việc thực hiện hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch hiện nay
vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định thể hiện ở sự thiếu thống nhất trong một
số loại giấy tờ hộ tịch (cả về nội dung lẫn hình thức biểu mẫu), quản lý hồ sơ đăng
ký vẫn cịn lỏng lẻo, trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế của một số cán
bộ làm công tác tư pháp hộ tịch cấp cơ sở, cùng với đó là sự nhận thức chưa đầy đủ
của một bộ phận cán bộ, nhân dân đối với vị trí, vai trị của giấy tờ hộ tịch trong
đời sống xã hội. Điều này đã làm phát sinh nhiều tình huống phức tạp liên quan
đến lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch xảy ra trên thực tế làm ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của
người dân. Với mong muốn đưa ra một cái nhìn tổng qt dưới góc độ quản lý
hành chính nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, xuất phát từ thực tế hoạt
động đăng ký và quản lý hộ tịch hiện nay, để từ đó phát hiện những tồn tại, hạn chế
và đưa ra một số đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
4



này trong thời gian tới, tôi đã chọn nội dung “Xử lý tình huống trong hoạt động
đăng ký và quản lý hộ tịch” làm đề tài tình huống lớp chuyên viên năm 2020.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện khố học này, để đạt được các mục
đích đề ra, tôi đã sử dụng những phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và
các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê.
Để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu xử lý tình huống và đảm bảo tính lơgíc
hệ thống trong q trình giải quyết các vấn đề đặt ra, khố luận này được trình bày
thành ba phần cụ thể như sau:
Phần B
NỘI DUNG
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Ơng Nguyễn Minh Đức sinh năm 1962, có hộ khẩu thường trú tại Khu dân
cư số 2 xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1983, ông lấy vợ là
bà Trần Thị Hoa sinh năm 1964 người cùng Tổ dân phố 02 và sinh được hai người
con gái: Nguyễn Thị Nhường sinh năm 1984 và Nguyễn Thị Loan sinh năm 1986.
Vì ơng là con trai duy nhất của gia đình, đồng thời cũng là trưởng tộc họ Nguyễn
nên ơng Đức mong muốn có một đứa con trai để nối dõi. Chính vì vậy, năm 1989
vợ chồng ông quyết định lại tiếp tục sinh thêm người con thứ ba để có con trai.
Tuy nhiên, khơng ngồi ý muốn của ơng Đức, đứa con thứ ba của ông là con trai.
Khi con ông vừa lọt lịng mẹ được một tuần lễ, ơng rất mừng và đã đến Ủy
ban nhân dân xã Đức Minh để đăng ký khai sinh cho con và lấy tên là Nguyễn
Minh Nhất. Năm 1990 sau một năm ông tổ chức sinh nhật lần thứ nhất cho con
trai, có mời bà con dòng họ nội ngoại đến dự, trong dòng họ phát hiện ra con ông
trùng tên với ông cố nội, do đó ơng đã huỷ bản gốc giấy khai sinh có tên Nguyễn
Minh Nhất. Đến năm 1994, con trai của ông Đức đến tuổi đi học, ông Đức đến Ủy
ban nhân dân xã Đức Minh đề nghị cấp bản sao giấy khai sinh để nộp hồ sơ nhập
học cho con. Thay vì lấy tên khai sinh trước đó là Nguyễn Minh Nhất, ông khai lại
tên con là Nguyễn Minh Nhật, cán bộ Tư pháp xã lúc đó, do quen thân gia đình
5



ông Đức nên chỉ căn cứ vào lời khai của ông Đức mà không đối chiếu với Sổ đăng
ký khai sinh gốc và đã cấp bản sao giấy khai sinh cho con ông Đức với tên là
Nguyễn Minh Nhật. Kể từ đó con ơng Đức trong hồ sơ học bạ và bằng cấp đều ghi
tên con trai của ông Đức là Nguyễn Minh Nhật. Đến năm 2002, con trai ông Đức
chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học cơ sở và thi vào lớp 10. Để thống nhất tên con trai
là Nguyễn Minh Nhật trong sổ đăng ký hộ khẩu và giấy khai sinh với các giấy tờ
học bạ, cùng với bản sao khai sinh trước đây đã hết, ông Đức đã tới Ủy ban nhân
dân xã Đức Minh để đăng ký khai sinh lại cho con trai ông với tên là Nguyễn Minh
Nhật. Mặc dù trường hợp của con ông Đức không thuộc trường hợp đăng ký khai
sinh lại theo quy định của pháp luật, nhưng vì lý do quen biết và để tạo điều kiện
cho con ông Đức kịp thời hoàn tất các giấy tờ thủ tục để dự thi vào lớp mười, nên
Ủy ban nhân xã Đức Minh đã chấp nhận đăng ký khai sinh lại cho con ông Đức
với tên là Nguyễn Minh Nhật.
Tháng 06 năm 2002, ông Đức đến Ủy ban nhân dân xã Đức Minh yêu cầu
cấp bản sao khai sinh mang tên Nguyễn Minh Nhật, trong khi đó UBND xã Đức
Minh có luân chuyển cán bộ Tư pháp theo đề án luân chuyển của cấp trên; cán bộ
Tư pháp mới đối chiếu với sổ gốc lưu tại UBND xã Đức Minh thì phát hiện việc
đăng ký khai sinh lại của ông Đức cho con là trái quy định của pháp luật, vì sổ gốc
vẫn còn lưu tại xã, nên cán bộ Tư pháp lập tờ trình đề nghị Uỷ ban nhân dân xã
Đức Minh ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký khai sinh lại đối với trường hợp con
trai ông Đức và cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ đăng ký khai sinh trước đây với
tên gọi là Nguyễn Minh Nhất. Khi biết được việc đăng ký khai sinh lại cho con của
mình là trái pháp luật, ơng Đức đã đến cán bộ Tư pháp xã Đức Minh để hướng dẫn
giải quyết trường hợp của con ông để vừa đảm bảo phù hợp với quy định của pháp
luật vừa có thể giúp con ông thống nhất tên gọi trong các hồ sơ giấy tờ tùy thân.
II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu chung
Đảm bảo hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp nói

chung và hoạt động quản lý đăng ký hộ tịch nói riêng. Qua đó nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ cũng như trách nhiệm của cán bộ công chức tư pháp xã
6


trong hoạt động quản lý đăng lý hộ tịch, đồng thời, thay đổi nhận thức của một bộ
phận quần chúng nhân dân trong việc đăng ký xác lập các nội dung thông tin liên
quan đến nhân thân của mỗi người, làm cho họ thấy được tầm quan trọng của việc
cung cấp và sử dụng những giấy tờ tùy thân như: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy
chứng minh nhân dân, bằng cấp…. trong đời sống xã hội và yêu cầu tất yếu là phải
bảo đảm tính chính xác, thống nhất về nội dung trong các loại giấy tờ đó.
2. Mục tiêu cụ thể:
Việc xử lý tình huống nêu trên nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể sau:
- Đảm bảo sự thống nhất về tên họ trong các loại giấy tờ về hộ tịch hộ khẩu
và bằng cấp, học bạ cho con trai ông Đức là Nguyễn Minh Nhật;
- Tăng cường công tác đăng ký quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã Đức
Minh đảm bảo việc đăng ký, đăng ký lại và cải chính hộ tịch phải tuân thủ đầy đủ
các quy định của pháp luật, tránh tình trạng vì nể nang tình cảm hay vì tư lợi cá
nhân mà làm trái quy định của pháp luật.
- Kịp thời xử lý những vi phạm, sai sót trong việc đăng ký quản lý hộ tịch
của cán bộ và nhân đân.
- Làm thay đổi nhận thức của ông Đức về tầm quan trọng của việc bảo đảm
tính chính xác trung thực và thống nhất trong quá trình cung cấp và sử dụng thông
tin cá nhân của những người thân trong gia đình, đồng thời cũng cần làm cho ơng
Đức thấy được trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ trong việc bảo đảm
các quyền và lợi ích hợp pháp của con mình, thấy được những việc làm sai trái để
kịp thời sửa chữa rút kinh nghiệm.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
1. Nguyên nhân xảy ra tình huống
Từ tình huống trên ta có thể nhận thấy được một số vấn đề liên quan đến

thực trạng đăng ký và quản lý hộ tịch hiện nay như sau:
Trong thời gian qua, hoạt động quản lý đăng ký hộ tịch trên địa bàn cả nước
nói chung và ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã đạt nhiều kết quả nhất định, điều này
thể hiện ở chất lượng hoạt động đăng ký quản lý hộ tịch ngày càng được nâng lên
đáp ứng được yêu cầu của công dân trong việc đăng ký và cung cấp các giấy tờ hộ
7


tịch, việc quản lý và lưu trữ hồ sơ hộ tịch được đảm bảo góp phần khơng nhỏ vào
việc tra cứu và sử dụng các thông tin về hộ tịch khi có u cầu, trình độ chun
mơn của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ngày
càng được nâng lên. Đặc biệt, dưới góc độ là những thủ tục hành chính, hoạt động
này ngày càng được đơn giản và chun mơn hóa cùng với tiến trình cải cách thủ
tục hành chính.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, thì việc đăng ký và quản lý hộ
tịch trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định. Điều này được
thể hiện là tình trạng bng lỏng quản lý ở một số địa phương đặc biệt là ở vùng
sâu, vùng xa dẫn đến công tác quản lý, đăng ký hộ tịch được thực hiện một cách
tùy tiện, việc đăng ký và cung cấp các giấy tờ hộ tịch đôi khi còn trái pháp luật, hồ
sơ lưu trữ nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo, tình trạng tự ý thay đổi các thơng tin đăng
ký hộ tịch vẫn cịn phổ biến. Chính điều này làm nảy sinh tình trạng sai lệch thơng
tin trong hồ sơ hộ tịch của nhiều đối tượng công dân và việc khắc phục nó hết sức
khó khăn, phức tạp.
Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên chủ yếu là:
- Thứ nhất: Do sự buông lỏng quản lý của một số cơ quan, đơn vị, cấp
ngành, địa phương trong lĩnh vực hành chính tư pháp mà cụ thể là trong hoạt động
quản lý đăng ký hộ tịch.
- Thứ hai: Do năng lực, trình độ chun mơn của một số cán bộ chun
trách trong cơng tác này cịn hạn chế, cùng với đó là sự dễ dãi, nể nang trong khâu
quản lý, trong hoạt động công vụ, đặc biệt là

trong việc đăng ký khai sinh, khai sinh lại và thay đổi hộ tịch ở cấp cơ sở.
- Thứ ba: Do nhận thức hạn chế của một bộ phận nhân dân trong vấn đề
đăng ký và sử dụng giấy tờ hộ tịch. Nhiều người tự ý thay đổi các thông tin liên
quan đến cá nhân mà không nhận thức được rằng việc thay đổi này phải do cơ
quan Nhà nước thực hiện và theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
2. Kết quả của việc xử lý tình huống
Khi tình huống nêu trên được giải quyết, nó sẽ mang lại những kết quả sau:

8


- Đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực hành chính tư pháp, đặc biệt là trong hoạt
động đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Làm thay đổi nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân trong việc
thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch, qua đó thấy được sự cần thiết của việc bảo
đảm tính chính xác và thống nhất trong việc đăng ký, cung cấp và sử dụng các
thông tin về hộ tịch;
- Thống nhất tên con trai ông Đức trong giấy tờ hộ tịch với hồ sơ học bạ,
bằng cấp và sổ hộ khẩu qua đó đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con ơng
Đức liên quan đến việc sử dụng các thông tin về quyền nhân thân.
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN GIẢI QUYẾT
Từ tình huống thực nêu trên, căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm
2005, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hộ tịch và Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, tôi
đề xuất một số phương án giải quyết như sau:
1. Phương án thứ nhất:
Giữ nguyên tên con ông Đức là Nguyễn Minh Nhất như đăng ký khai sinh
gốc được lưu tại sổ đăng ký khai sinh của UBND xã Đức Minh, từ đó, làm thủ thủ

tục để sửa tên trong học bạ và giấy tờ, bằng cấp khác như nội dung đăng ký khai
sinh. Điều này là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 158/2005/
NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, theo đó thì:
“Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, mọi hồ sơ giấy tờ của cá
nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân
tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh
của người đó”. Trong trường hợp này, việc đăng ký khai sinh lần đầu do ông Đức
thực hiện là hoàn toàn phù hợp với pháp luật, việc lưu trữ sổ đăng ký gốc được
thực hiện đầy đủ, do vậy tên trong sổ đăng ký là tên chính thức và các giấy tờ khác
phải phù hợp với nó.
Khi lựa chọn phương án này ta thấy có những ưu và nhược điểm sau:
9


1.1. Ưu điểm
Phương án này khi thực hiện có ưu điểm là: Đảm bảo phù hợp với quy định
của pháp luật về quản lý đăng ký hộ tịch và giữ được tên như ban đầu đã đăng ký.
1.2. Nhược điểm
Khi thực hiện phương án này có một số nhược điểm sau:
- Đối với con trai ông Đức, từ lâu đã sử dụng cái tên Nguyễn Minh Nhật –
đây là một cái tên hay và đẹp phù hợp với dòng họ – nhưng bây giờ phải sử dụng
lại tên khai sinh bàn đầu là Nguyễn Minh Nhất sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt cũng
như cuộc sống, gia đình sau nay, hơn nữa, đây không phải là một cái tên hay và
đẹp, nhất là trùng tên ông bà tổ tiên.
- Việc chỉnh sửa tên trong học bạ bằng cấp cũng rất khó khăn vì hiện nay
chưa có quy định hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục đối với hoạt động này.
- Thời gian chỉnh sửa các giấy tờ kéo dài, dẫn đến việc con ông Đức không
thể tham gia kỳ thi vào lớp mười sắp tới.
2. Phương án hai
Thực hiện việc cải chính hộ tịch theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự

năm 2005, theo đó, ơng Đức thực hiện các thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân xã Đức
Minh cải chính tên con trai ơng từ Nguyễn Minh Nhất thành Nguyễn Minh Nhật,
giữ nguyên tên Nguyễn Minh Nhật tại hồ sơ học bạ, bằng cấp và các giấy tờ tuỳ
thân khác.
Khi lựa chọn phương án này ta thấy có những ưu và nhược điểm sau:
2.1. Ưu điểm:
Phương án này khi thực hiện có một số ưu điểm như sau:
- Đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và về quản lý
đăng ký hộ tịch Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về
đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Không cần phải điều chỉnh tên con trai ông Đức trong hồ sơ học ba, bằng
cấp mà vẫn đảm bảo tính thống nhất tên Nguyễn Minh Nhật trong các giấy tờ tuỳ
thân;

10


- Giữ được tên “Nguyễn Minh Nhật”, là tên được sử dụng quen thuộc từ lâu
và nhất là đây là một cái tên dễ gọi, phù hợp với con trai ơng Đức và cả dịng họ
gia đình.
- Thủ tục cải chính đơn giản và khơng kéo dài thời gian, vì vậy đảm bảo cho
con trai ơng Đức có thể được tham gia kỳ thi vào lớp mười sắp tới.
2.2. Nhược điểm:
Phương án này khi thực hiện có nhược điểm là: Phải thay đổi tên đã được
đăng ký ban đầu và đã được lưu tại Sổ đăng ký ban đầu (sổ gốc), theo đó, một số
giấy tờ có tên Nguyễn Minh Nhất phải chỉnh sửa thành Nguyễn Minh Nhật để đảm
bảo tính thống nhất.
3. Lựa chọn phương án
Từ những phương án nêu trên, qua phân tích một số ưu và nhược điểm của
từng phương án, tôi nhận thấy rằng: việc giải quyết tình huống nêu trên theo

phương án hai là phù hợp nhất, vừa đảm bảo tính hợp lý, vừa thuận tiện cho người
thực hiện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để đảm bảo triển khai thực hiện phương án được lựa chọn một cách khoa
học hiệu quả, đáp ứng được những mục tiêu ban đầu đã đề ra, cần tiến hành theo
các bước sau:
1. Bước 1: Ủy ban nhân dân xã Đức Minh ra quyết định thu hồi giấy đăng
ký khai sinh lại của con trai ông Đức, đồng thời cán bộ Tư pháp xã Đức Minh
hướng dẫn ông Đức làm thủ tục cải chính hộ tịch đổi tên khai sinh từ Nguyễn Minh
Nhất thành Nguyễn Minh Nhật (vì con trai ơng Đức dưới 14 tuổi nên thẩm quyền
cải chính hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã) theo quy định tại Điều 27 Bộ Luật
Dân sự và Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ
về đăng ký và quản lý hộ tịch.
2. Bước 2: Ông Đức đến Ủy ban nhân dân xã Đức Minh nộp hồ sơ đề nghị
cải chính hộ tịch về thay đổi tên con trai ông từ Nguyễn Minh Nhất thành Nguyễn
Minh Nhật. Hồ sơ bao gồm Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính giấy khai
sinh có tên là Nguyễn Minh Nhất.
11


3. Bước 3: Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã Đức Minh tiếp nhận và xem xét hồ
sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vịng 05 ngày phải ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải
chính hộ tịch, ghi chú sổ khai sinh và quyết định cho phép cải chính hộ tịch, cụ thể
là thay đổi tên từ Nguyễn Minh Nhất thành Nguyễn Minh Nhật.
4. Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đức Minh cấp cho con trai ơng
Đức một bản chính quyết định cải chính hộ tịch, bản sao được cấp khi có yêu cầu.
Phần C
KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
I. Kiến nghị.
Từ tình huống thực tế nêu trên và thực trạng công tác đăng ký và quản lý hộ

tịch trong thời gian qua, để đảm bảo cho hoạt động này trong thời gian tới thực sự
hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước cũng như
nhu cầu của người trong việc bảo đảm các quyền nhân thân liên quan đến công tác
hộ tịch, thông qua đề tài này, tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
- Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực hành chính tư pháp nói
chung và hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng. Đặc biệt là thường xun
đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động này để phát hiện những sai
sót trong q trình thực hiện quản lý đăng ký hộ tịch qua đó có biện pháp sửa chữa
khắc phục kịp thời;
- Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký
và quản lý hộ tịch, đặc biệt là ở cấp cơ sở thông qua việc thường xuyên đào tạo bồi
dưỡng cả về trình độ chun mơn nghiệp vụ lẫn tinh thần trách nhiệm để cán bộ tư
pháp hộ tịch có thể đáp ứng yêu cầu của hoạt động này trong tiến trình cải cách thủ
tục hành chính hiện nay và cải cách hệ thống tư pháp trong thời gian tới;
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đặc biệt là
những quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch cho các tầng lớp nhân
dân, qua đó nâng cao nhận thức của họ
trong việc đăng ký và sử dụng các loại giấy tờ hộ tịch làm cho mọi người thấy
được vị trí đặc biệt quan trọng của cơng tác hộ tịch đối với việc bảo vệ quyền nhân
thân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mỗi người.
12


II. Kết luận.
Như vậy, thơng qua tình huống về đăng ký và quản lý hộ tịch nêu trên, ta có
thể nhận thấy rằng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp mà nội dung thông
tin cá nhân trong các giấy tờ hộ tịch và những loại giấy tờ cá nhân khác có sự mâu
thuẫn cần phải được điều chỉnh. Đây là một trong những yêu cầu thiết yếu của đời
sống xã hội, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
nhân thân của mỗi con người. Cho dù vì lý do gì đi nữa thì việc nhất thể hóa các

thơng tin cá nhân trong giấy tờ hộ tịch và các loại giấy tờ cá nhân khác sẽ làm cho
hoạt động quản lý Nhà nước dễ dàng hơn và việc bảo đảm quyền lợi cho mỗi cá
nhân được tốt hơn và trách nhiệm này thuộc về cả cơ quan Nhà nước lẫn cơng dân.
Ngồi ra, thơng qua trường hợp này ta cũng cần phải thấy rõ trách nhiệm của
bản thân mỗi người trong việc đi đăng ký hộ tịch và sử dụng các giấy tờ hộ tịch,
thông tin hộ tịch một cách đầy đủ chính xác. Thực tế cho thấy, đa phần các vấn đề
liên quan đến giấy tờ hộ tịch mà cần phải điều chỉnh lại đều có nguyên nhân xuất
phát từ cá nhân, từ sự thiếu ý thức trong việc đăng ký, sử dụng giấy tờ hộ tịch cho
đến việc tự thay đổi một cách tùy tiện các thông tin hộ tịch đã được đăng ký của
mỗi người. Bên cạnh đó, cần phải nói đến sự thiếu chặt chẽ của một bộ phận cán
bộ làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch đặc biệt là ở cấp cơ sở, chính điều này đã
tạo sơ hở để dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trong việc đăng ký, quản lý hộ
tịch của công dân.
Trong thời gian tới, để hoạt động này ngày càng hiệu quả, đáp ứng được yêu
cầu của công tác quản lý Nhà nước và nhu cầu của người dân thì cần phải có sự nỗ
lực nhiều hơn nữa từ phía cơ quan Nhà nước và ý thức của người dân ngày càng
cao đối với hoạt động này.
Trong phạm vi một khố luận cuối khóa, tơi chỉ có thể chuyển tải một số vấn
đề mang tính cơ bản nhất. Để giải các vấn đề thực tế đặt ra đối với hoạt động đăng
ký và quản lý hộ tịch một cách triệt để thì cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu
hơn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ
về đăng ký và quản lý hộ tịch;
2. Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005

3. Luật hộ tịch năm 2014;
4. Nghị định số123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính
phủ hướng dẫn Luật hộ tịch;
5. Thơng tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp : Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11
năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
hộ tịch.
6. Luật dân sự 2005.
7. Thông tư số-04/2020/TT- BTP, ngày 28/5/2020 của Bộ Tư Pháp thi hành
một số Điều của Luật hộ tịch.

14



×