Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
MỤC LỤC
Trang
1
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế thế giới đã biến Việt Nam từ một nước nghèo,
trước kia phải nhận viện trợ lương thực thì nay đã trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Từ năm 1995 Việt Nam đã bình thường
mối quan hệ với Mỹ, rồi sau đó gia nhập ASEAN năm 1997. Đặc biệt
việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã mở
đường cho Việt Nam phát triển và hội nhập sâu rộng hơn nữa.
Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và WTO trong
vài năm tới nước ta sẽ dần dần cắt giảm thuế nhập khẩu ,mở cửa cho các
hàng hóa vào Việt Nam . Hiện nay nước ta chỉ nhập khẩu những mặt
hàng mà trong nước không sản xuất hay sản xuất còn yếu kém và những
nguyên vật liệu, máy móc để phục vụ cho sản xuất.
Hơn nữa, hiện nay cuộc sống của người dân ngày càng cao nên
nhu cầu về hàng hóa cao cấp ngày càng tăng .Cộng thêm với việc du lịch
Việt Nam ngày càng phát triển. Hàng năm có tới 4 triệu lượt khách vào
Việt Nam . Nhập khẩu cá hồi , thịt bò, thịt cừu,và một số hải sản khác
tuy không phải là hàng hóa được khuyến khích nhưng cũng thông thoáng
hơn trước.
Vì thế mà công ty TNHH Nam Sơn nhập khẩu cá hồi, thịt bò, thịt
cừu, và một số hải sản khác để phục vụ cho các nhà hàng lớn phục vụ du
khách nước ngoài và những người có thu nhập cao.
Với nhu cầu thực tế và ý nghĩa của việc nhập khẩu hàng hóa nên
giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu hàng hóa là rất quan trọng.
2
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Nam Sơn , dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo :TS Nguyễn Huyền Minh và được các nhân
viên của công ty TNHH Nam Sơn giúp đỡ tôi đã chọn đề tài
"Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thủy
sản và nông sản ở công ty TNHH Nam Sơn".
Kết cấu bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I - Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Nam Sơn.
Chương II - Thực trạng nhập khẩu thủy sản và nông sản của công
ty TNHH Nam Sơn.
Chương III- Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập
khẩu ở công ty TNHH Nam Sơn.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo,TS Nguyễn Minh Hiền cùng các cán
bộ phòng kinh doanh nhập khẩu - Công ty TNHH Nam Sơn. Tôi xin
chân thành cảm ơn và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, giúp
tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình.
Hà Nội ngày…tháng 3 năm 2009
Trương Bá Ước
3
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NAM SƠN
I .Khái quát về công ty TNHH Nam Sơn.
1 . Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Nam Sơn là một trong những công ty nhập khẩu cá
hồi, hải sản giá trị cao và thịt bò ,thịt cừu lớn ở Việt Nam .Khách hàng là
các siêu thị ,nhà hàng sang trọng ở Hà Nội .Ban đầu công ty chỉ là văn
phòng đại diện cho một thương gia nước ngoài chuyên nhập khẩu cá hồi
vào Việt Nam .Sau đó tách ra và hoạt động độc lập rồi trở thành công ty
TNHH Nam Son như ngày nay.
Năm 2005 công ty lấy tên chính thức là công ty TNHH Nam Son
hoạt động chủ yếu là nhập khẩu thịt bò và cá hồi ,sau đó năm 2006 ,công
ty mở rộng danh mục và thị trường nhập khẩu .
Từ năm 2006 tới nay doanh thu của công ty tăng nhanh do ngày
càng tạo được uy tín trên thị trường và người dân tiêu dùng về các sản
phẩm nhập khẩu của công ty .
Sự năng động và sáng tạo đã giúp công ty TNHH Nam Sơn trở
thành một trong những nhà nhập khẩu có uy tín về cá hồi, hải sản và thịt
bò ở Việt Nam hiện nay.Và giá trị nhập khẩu hàng năm lên tới hàng triệu
đô la .
Thông tin cơ bản về công ty
• Tên giao dịch : Công ty TNHH Thương mại Nam Sơn .
• Tên giao dịch quốc tế : Nam Son Company Limited.
4
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
• Tên viết tắt : NS Co.Ltd
• Địa chỉ công ty : 318 _ CT 8B_ Khu đô thị Văn Quán _Hà Đông
_Hà Nội
• Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh : 38/48A Trần Khát Chân _Phường
Tân Định _Quận I
2 . Lĩnh vực hoạt động của công ty và mục đích kinh doanh
2.1 Các hoạt động chủ yếu :
Hoạt động chủ yếu của công ty là nhập khẩu cá hồi ,cá ngừ ,cá
samba, thịt cừu, thịt bò từ các nước như Nauy, Mỹ, Úc ,…. rồi phân phối
lại cho các siêu thị, khách sạn, nhà hàng….
Ngoài ra công ty còn nhập cá hồi từ Sapa ,tỉnh Lào Cai.
2.2 Tôn chỉ mục đích kinh doanh .
Mục đích và tôn chỉ kinh doanh của công ty là đem lại sự hài lòng
tối đa cho khách hàng và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty . Để
làm được điều đó thì đội ngũ công nhân viên phải thực sự chuyên nghiệp
,có tinh thần trách nhiệm với công việc và vị trí đang làm việc .
Trong nhiều năm kinh doanh ,công ty không những đã mang lại sự
hài lòng cho khách hàng và uy tín cao trên thị trường mà còn mang lại
nhiều lợi nhuận . Hơn nữa tôn chỉ kinh doanh cũng tạo lòng tự tin và
trung thành nhân viên .
3 . Cơ cấu và bộ máy của công ty :
Với lĩnh vực hoạt động và thị trường tiêu thụ ,nên cơ cấu tổ chức của
công ty được thiết lập và phân chia tương đối hợp lý và hiệu quả .
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay bao gồm :
5
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
+ Trụ sở văn phòng
+ Kho bảo quản và giao nhận
+ Chi nhánh
Về bộ máy tổ chức hành chính công ty được chia là 3 phòng chức
năng, đó là :
+ Phòng tổng hợp
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng giao nhận
Hiện nay công ty có hơn 30 nhân viên, trong đó có 12 người trình
độ đại học,12 người cao đẳng,còn lại là trung cấp và lao động phổ
thông . Đặc biệt phòng kinh doanh là phòng được đánh giá là có trình độ
rất cao về ngoại ngữ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu .
Với cơ cấu và bộ máy hoạt động của công ty như vậy , bộ máy quản
lý được thể hiện như sau :
6
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Giao nhận
Phòng
Tổng hợp
Chi nhánh TP
Hồ Chí Minh
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
4 . Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty :
4.1 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu :
Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất trên thế
giới. Tuy nhiên hàng năm Việt Nam vẫn nhập lượng lớn hải sản ,tương
đương gần 200 triệu đô la mỹ . Số lượng nhập khẩu này đa phần là
những hải sản mà Việt Nam hiện nay chưa nuôi thả và đánh bắt được do
trình độ đánh bắt còn non yếu . Bên cạnh hải sản thì thịt bò của Việt
Nam cung cấp trên thị trường chất lượng không cao do nền sản xuất còn
nhỏ lẻ, chưa có nhiều các trang trại lớn .
Để phục vụ cho các nhà hàng cao cấp ,các siêu thị, công ty TNHH
Nam Sơn đã nhập các sản phẩm hải sản cao cấp ,thịt bò ,thịt cừu vào thị
trường Việt Nam. Đây chính là những nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu
của công ty .
Ngoài ra công ty còn thu mua một số sản phẩm hải sản chất lượng
cao mà VIệt Nam mới sản xuất được như : cá hồi để kinh doanh .Những
sản phẩm này cũng đáp ứng được nhu cầu và chất lượng ở trong nước ,
mà chi phí lại thấp nên sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty .
4.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài :
Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài thường khó khăn và
khá tốn kém .Tuy nhiên vì mặt hàng kinh doanh của công ty chỉ giới hạn
ít sản phẩm và thị trường nhập khẩu cũng ít nên công ty nghiên cứu thị
trường thông qua nghiên cứu thông tin từ Hiệp hội thủy sản Việt Nam
thông qua mạng Internet.
7
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Quy trình nghiên cứu thị trường được tiến hành như sau :
Giai đoạn Tìm kiếm thông tin và nghiên cứu
(1) Tìm kiếm thông tin
chung
- Thông tin chung và thông tin từ Hiệp hội thủy sản
Việt Nam
=> Phân tích lấy thông tin về các nước xuất khẩu
lớn nhất và giá cả phù hợp nhất đối với công ty.
(2) Tìm kiếm đối tác - Thông qua đại sứ quán Việt Nam và những bạn
hàng khách hàng tiêu thụ giới thiệu tìm kiếm đối
tác trực tiếp. Ngoài ra còn tìm kiếm đối tác trực
tiếp thông qua trang www.alibaba.com,
www.google.com… các cổng thông tin tìm kiếm
khác.
=> Tìm những đối tác phù hợp với mục đích
nghiên cứu của Công ty.
(3) Phân tích đối tác - Nghiên cứu đối tác: là website của đối tác. Thông
qua các công cụ search và các cổng thông tin tìm
kiếm các thông tin liên quan, các bài đánh giá về
đối tác đểlựa chọn ra đối tác phù hợp.
- Để chắc chắn về đối tác nhiều lúc công ty gửi thư
tới phòng thương mại công nghiệp tại nước sở tại
hoặc là thương vụ của đại sứ quán nước xuất khẩu
để biết thêm chi tiết.
(4) Quyết định chọn đối
tác
- Với những đối tác phù hợp nhất công ty lựa chọn
xem đối tác nào là phù hợp nhất với mục đích nhập
khẩu của Công ty. Công ty lựa chọn nhiều đối tác
chính để tránh rủi ro và ổn định nguồn cung
8
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Hà Nội
1 Loại
Số khách
hàng
Một số khách hàng tiêu
biểu
1 Nhà hàng Nhật Bản 50 Akatonbo, Toyota, Genji,
Doji, Ohan, Kihachi,
New Sake…
2 Khách sạn 25 Sofitel Metropole, Melia,
Deawoo, Nikko,
Sheraton…
3 Nhà hàng châu Á, châu Âu 250 Hoa Viên, Bobby chinn,
Legend Beer, Syphu…
4 Siêu thị 10 Chuỗi siêu thị Big C,
Gold Garden, Unimart…
Thành phố Hồ Chí Minh
STT Loại
Số khách
hàng
Một số khách hàng tiêu
biểu
1 Nhà hàng Nhật Bản 80 Toyota, Ohan, Sakura,
Saniki, Akataiyo…
2 Khách sạn 25 New World, Norfolk,
Amara, Sofitel Plaza,
Sheraton, Caravelle…
3 Nhà hàng châu Á, châu
Âu
250 Ommi, Sy Phu,
Furama…
4 Siêu thị 10 Chuỗi siêu thị Big C Hồ
Chí Minh, Gold
Garden…
Ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, là thị trường lớn ,các sản
phẩm của công ty còn được tiêu thụ ở các tỉnh khác như: Hải Phòng
,Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương ….và một số tỉnh khác .
9
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THUỶ SẢN VÀ NÔNG SẢN
CỦA CÔNG TY TNHH NAM SƠN
I. Quy trình nhập khẩu và tiêu thụ hàng thuỷ sản và nông sản của
công ty TNHH Nam Sơn
1. Quy trình nhập khẩu
Nghiên cứu thị trường là một hoạt động của các nhà Marketing sử
dụng hệ thống các công cụ kỹ thuật để thu thập và xử lý thông tin thị
trường về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trên cơ sở đỏa các
quyết định Marketing đúng đắn. Nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên
cứu thị trường trong nước va thị trường nước ngoài.
2. Thị trường nhập khẩu chủ yếu :
Do thị trường trong nước đòi hỏi các sản phẩm có giá trị cao và giàu
chất dinh dưỡng nên cá hồi và thịt bò đều được nhập khẩu từ những
nước có sản phẩm chất lượng cao và uy tín trên thế giới từ trước đến
nay.
* Sản phẩm cá hồi ,cá Saba, cá Samba:
Đa phần sản phẩm hải sản cao cấp đều bắt nguồn từ các nước ở biển
Ấn Độ Dương và các nước Bắc Mỹ bao gồm : Na Uy , Chi Lê , Mỹ
,Canada, và một số nước khác .Trong đó 2 nước Na Uy và Chi Lê là hai
nước có sản lượng cá hồi lớn nhất thế giới .
Trước kia cá hồi chủ yếu được đánh bắt tự nhiên thì hiện nay nhờ
công nghệ và chi phí sản xuất ngày càng rẻ nên sản lượng cá hồi nuôi thả
10
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
ngày càng lớn , gần gấp đôi so với cá hồi đánhh bắt tự nhiên . Nên các
sản phẩm ngày nay cung cấp trên thị trường chủ yếu là từ nuôi thả .
* Sản phẩm thịt bò ,thịt cừu :
Thịt bò ,thịt cừu từ những nước có điều kiện tự nhiên ưu đãi và công
nghệ phát triển nên có sản lượng lớn .Những nước có sản lượng thịt bò
lớn như là Mỹ ,Úc ,Canada ,Anh ….Các sản phẩm nhập khẩu vào Việt
Nam chủ yếu là từ Mỹ và Úc
3 Thị trường tiêu thụ chủ yếu :
Người Việt Nam ngày càng có cuộc sống đầy đủ hơn ,sung túc
hơn ,vì thế mà nhu cầu về các sản phẩm ,hải sản chất lượng cao ngày
càng lớn.Ngày trước người dân chỉ có nhu cầu ăn no thì bây giờ họ lại
muốn ăn ngon .
Hơn nữa ,hàng năm có gần 4 triệu du khách nước ngoài vào Việt
Nam, trong số đó có rất nhiều du khách là người Nhật Bản và Hàn Quốc.
Họ là những du khách tiêu thụ rất nhiều hải sản .Chính vì thế mà hiện
nay có rất nhiều nhà hàng mang phong cách nước ngoài để phục vụ nhu
cầu của khách du lịch .
Phục vụ cho người dân và các du khách là những nhà hàng ,khách
sạn, và các siêu thị. Đa phần các nhà hàng thường thiết kế và làm theo
phong cách của các nước khác nhau như : nhà hàng Nhật ,nhà hàng Hàn
Quốc , nhà hàng Châu Á , nhà hàng Châu Âu ….
Dưới đây là một số nhà hàng ,khách sạn ,siêu thị là bạn hàng chính
của công ty ở thị trường Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh:.
1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước:
Trên thị trường luôn có những biến động mà bản than doanh nghiệp rất
khó lượng hóa được. Do vậy cần phải theo sát và am hiểu về thị trường
11
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
thông qua hoạt động nghiên cứu . Việc thu thập đầy đủ thông tin về thị
trường có ý nghĩa cho việc ra quyết định trong kinh doanh vì đây là thị
trường đầu ra của doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu thị trường trong nước, doanh nghiệp cần trả lời
được câu hỏi:
- Thị trường trong nước đang cần những mặt hàng gì?
- Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó ra sao?
- Đối thủ cạnh tranh trong nước như thế nào?
1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài:
Mục đích nghiên cứu là lựa chọn được nguồn hàng nhập khẩu và đối
tác giao dịch một cách tốt nhất. Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc
nghiên cứu sẽ phải một số khó khăn và không được kỹ lưỡng như thị
trường trong nước. Doanh nghiệp cần các thông tin về khả năng sản
xuất, cung cấp, giá cả và sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó cần
am hiểu về chính trị, pháp luật, tập quán kinh doanh…. của nước bạn đối
tác.
2 . Lập phương án kinh doanh
Căn cứ vào các thông tin thu được trong việc nghiên cứu thị trường,
lựa chọn các đối tác và các quyết định ,mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề
ra để lập phương án kinh doanh.
Nội dung của việc lập phương án kinh doanh bao gồm các công việc:
- Xác định mặt hàng nhập khẩu.
- Xác định số lượng hàng nhập khẩu.
- Lựa chọn thị trường,bạn hàng, phương thức giao dịch.
- Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu như chiêu đãi, mời
khách, quảng cáo…
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu.
12
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Dùng một số chỉ tiêu đánh giá như:
- Lợi nhuận NK = Tổng doanh thu NK - Tổng chi phí NK
- Tỷ suất ngoại tệ hàng NK là số lượng bản tệ thu về khi phải chi
ra một đồng ngoại tệ.
Nếu tỷ suất hàng nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái thì phương án
kinh doanh này đạt hiệu quả ,doanh nghiệp nên nhập ,còn ngược lại
doanh nghiệp không nên nhập.
3 . Giao dịch và ký kết hợp đồng
3.1 Giao dịch đàm phán trước khi ký kết.
Để có thể soạn thảo và đi đến ký kết hợp đồng trước hết hai bên
phải đạt được những thỏa thuận chung trong buôn bán. Trong quá trình
đàm phán , hai bên sẽ đưa ra những yêu cầu , ý muốn của mình cùng
xem xét, thảo luận, cùng thống nhất làm căn cứ để soạn thảo một hợp
đồng.
Trong buôn bán quốc tế, những bước giao dịch chủ yếu thường
diễn ra như sau:
- Hỏi giá
- Phát giá
- Đặt hàng
- Hoàn giá
- Chấp nhận
3.2 Đàm phán ký kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán quốc tến là sự thỏa thuận của những chủ thể
có quốc tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở
hữu một khối lượng hàng hóa nhất định cho bên mua và bên mua có
nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng.
13
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Trong thương mại quốc tế, hợp đồng được thành lập bằng văn bản,
đó là chứng từ cụ thể và cần thiết về sự thỏa thuận giữa hai bên mua và
bán. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được thể hiện rõ ràng trong
hợp đồng sau khi hai bên đã ký kết trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có
lợi. Vì vậy hợp đồng là bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên khi
có tranh chấp vi phạm hợp đồng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thống
kê, theo dõi, kiểm tra đôn dốc việc thực hiện hợp đồng của các bên.
Một hợp đồng mua bán ngoại thương thường có nội dung như sau:
- Số hiệu hợp đồng
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
- Tên và địa chỉ của các bên đương sự
- Cơ sở pháp lý để thực hiện hợp đồng
- Các điều khoản chính của hợp đồng :
+ Tên hàng
+ Số lượng
+ Quy cách, chất lượng
+ Giá cả
+ Phương thưc thanh toán
+ Địa điểm và thời gian giao nhận hàng
Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận them những điều khoản
khác như điều khoản khiếu nại, điều khoản bất khả kháng và các điều
khoản khác.
Hợp đồng phải được thể hiện rõ rang, dễ hiểu để tránh sự mặc
nhiên suy luận của các bên theo các hướng khác nhau.,phải có chữ ký
của người đại diện và con dấu của các bên.
14
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
* Tổ chức thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh
nhập khẩu- với tư cách là một bên ký kết- phải tổ chức thực hiện hợp
đồng đó. Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải tiến
hành các công việc sau:
* Thị trường nhập khẩu
Tùy vào nhu cầu và thị hiếu ở trong nước ,công ty đã có sự lựa
chọn thị trường nhập khẩu, dựa trên các điều kiện thanh toán ,các điều
kiện giao nhận ,quan hệ ngoại giao, ưu đãi chính phủ để đạt hiệu quả
kinh doanh tốt nhất .
Từ năm 2005 đến năm 2007 :
Thời gian này được coi là những năm đầu của công ty nên công ty
mới chỉ nhập một số mặt hàng .Công ty TNHH Nam Sơn chỉ tập trung
nhập khẩu hải sản từ thị trường Na Uy. Bởi vì Na Uy là nước phát triển
với trình độ công nghệ đánh bắt và nuôi thả cá hồi rất cao ,sản lượng lớn
và giá thành lại rẻ ,có tầm ảnh hưởng về nguồn cung trên thế giới .Mặt
khác tìm kiếm đối tác lại dễ và khá thuận lợi .
Từ năm 2007 đến nay :
Hoạt động kinh doanh mở rộng hơn với nhiều danh mục nhập khẩu
.Ngoài cá hồi là sản phẩm chủ đạo ,công ty còn nhập thêm các sản phẩm
hải sản khác như cá Saba và cá Samba .Công ty còn nhập thêm thịt bò
,thịt cừu ở Mỹ và Úc để đáp ứng nhu cầu thị trường và để tăng năng lực
cạnh tranh của công ty .
15
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Hiện nay ở nước ta đã nuôi thả thành công cá hồi ở Sapa, giá rẻ
hơn đáng kể do chi phí thấp hơn ,nên không còn hoàn toàn phụ thuộc
vào nguồn cung từ nước ngoài như trước đây .Vì vậy mà từ năm 2007
,công ty đã nhập khẩu cá hồi từ Sapa .
2 . Đối tác nhập khẩu
Càng hội nhập kinh tế thế giới lại càng đòi hỏi các công ty phải độc
lập và năng lực hoạt động ngày càng cao để có thể cạnh tranh với các
công ty lớn trên thế giới và cạnh tranh với đối thủ ngay trên sân nhà .
Trước kia công ty rất khó khăn trong việc tìm đối tác nhập khẩu do
vẫn còn non trẻ và khả năng nghiệp vụ không cao .Chính vì thế công ty
phải nhập khẩu qua trung gian ,như thế có thể giảm được tính rủi ro về
nguồn cung nhưng lại tăng chi phí nhập khẩu khiến cho giá thành lên
cao.
Hiện nay năng lực hoạt động của công ty đã mạnh hơn rất nhiều và
có thể trực tiếp đàm phán với các đôí tác về các điều kiện trong hợp
đồng .Hơn nữa ,Internet nay đã phát triển và nhờ ứng dụng một số hình
thức thương mại điện tử vào giao dịch đã giúp công ty tiết kiệm được rất
nhiều thời gian .
Từ việc công ty nâng cao được năng lực ,cùng với việc Internet phát
triển đã giúp cho công ty có thể tìm thêm được nguồn hàng và làm việc
trực tiếp với đối tác .Hơn nữa việc tìm hiểu đối tác diễn ra rất thuận lợi
và làm giảm đi những rủi ro trong buôn bán quốc tế .
Hiện nay công ty chủ yếu nhập hàng của đối tác là Na Uy vì đây là
nước sản xuất cá hồi nổi tiếng với sản lượng lớn ,chất lượng và giá thành
rẻ .
* Dung lượng nhập khẩu .
16
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Với chiến lược kinh doanh tương đối hợp lý và giá cả cạnh tranh ,nên
công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường . Từ khi thành lập tới
nay ,khối lượng nhập khẩu không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ
công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và làm ăn có lãi .
Vì thị trường tiêu thụ của công ty là thành phố Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh, nên trong bài viết này, chỉ lấy báo cáo khối lượng tiêu thụ
ở hai thị trường này :
Hà Nội
Năm
Loại
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Cá hồi 28 30 31.5 33 36 39
Thịt bò 15.5 17 20 23
Thịt cừu 5 6 7.5 10
Hải sản khác 10 11 13 15 17 22
Thành phố Hồ Chí Minh
Năm
Loại
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Cá hồi 35 38 42 45 50 56
Thịt bò 7.5 10 35 58
Thịt cừu 3 6 13 21
Hải sản khác 8 12 15 19 25 30
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Nam Sơn
Qua nhiều năm kinh doanh khối lượng tiêu thụ ngày càng và khối
lượng năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Ban đầu thì chỉ có cá hồi và
một loại hải sản khác, sau đó từ năm 2003 đã nhập khẩu thêm thịt cừu và
thịt bò. Từ năm 2005 tới nay khối lượng nhập khẩu tăng nhanh hơn.
17
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Ngoài ra thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh ngày càng tiêu thụ nhiều
hơn thị trường Hà Nội
Có được những kết quả trên là do một số yếu tố hàm lượng tiêu thị
tăng lên
- Trước tiên, sự tăng trưởng khối lượng tiêu thụ của công ty gắn liền
với kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Nước ta càng ngày càng xuất
nhiều và cũng nhập nhiều do chính sách hội nhập kinh tế quốc tế mạnh
mẽ.
- Đời sống nhân dân ngày càng cao nên họ bắt đầu có thói quen tiêu
dùng những hải sản đắt tiền và thịt bò nhập khẩu cao cấp.
- Hàng năm lượng du khách tới Việt Nam ngày càng tăng và học
thích các thực phẩn chất lượng cao và ngon.
- Những nhân tố quan trọng nhất là do nỗ lực của công ty. Với tôn
chỉ và mục đích kinh doanh vì lợi ích của công ty và phát triển đất nước
nên công ty ngày càng năng động, hoạt động có hiệu quả. Trong những
năm qua đội ngũ nhân viên không ngừng nâng cao trình độ giao dịch với
khách hàng và nghiệp vụ nhập khẩu để tăng hiệu quả công viên tạo lên
thành công lớn cho công ty.
4. Quy trình giao dịch, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện
hợp đồng ở công ty
4.1. Giao dịch
Giao dịch trước khi ký kết hợp đồng thời bắt đầu bằng việc gửi thư
hỏi hàng hay là nhận được thư chào hàng từ các đối tác xuất khẩu.
4.2. Đàm phán
18
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Quá trình đàm phán của công ty diễn ra nhanh chóng bằng việc gửi
thư qua lại thoả thuận các điều kiện sao cho thoả mãn được hai phía:
công ty và đối tác.
4.3. Ký kết
Thông thường trên nguyên tắc sau khi thoả thuận thì bên đối tác
xuất khẩu sẽ gửi hợp đồng mẫu đến công ty và công ty sẽ ký vào đó nếu
như đồng ý. Tuy nhiên hầu hết các hợp đồng của công ty thực hiện với
đối tác xuất khẩu hình thành thông qua thứ điện tử. Bên đối tác xuất
khẩu sẽ gửi xác nhận bán hàng và Công ty TNHH Nam Sơn sẽ gửi lại
một bức thư khác thông báo đã nhận được xác nhận bán hàng và đồng ý
với xác nhận đó. Trên cơ sở đó hợp đồng được ký kết.
4.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Bước 1: Chuẩn bị hàng và gửi hàng
- Đối tác xuất khẩu sẽ chuẩn bị hàng và gửi hàng lên máy bay hoặc
dầu. Sau đó sẽ gửi bộ chứng từ cho Công ty TNHH Nam Sơn.
19
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Bước 2: Nhận hàng
- Thông thường trước khi nhận hàng thì công ty phải gửi giấy đăng
ký kiểm tra dịch tới Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y
thuỷ sản, Bộ Thủy Sản đề nghị được kiểm dịch hàng hoá
- Sau khi được chấp thuận kiểm dịch, công ty sẽ gửi bộ hồ sơ cùng
với đơn đăng ký kiểm dịch tới hải quan để được chấp nhận hồ sơ hải
quan.
- Sau đó hàng hoá được kiểm dịch và được thông quan. Công ty
chuyển hàng về kho lạnh ở Lãng Yên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bước 3: Thanh toán
Sau khi nhận được hàng, công ty sẽ gửi hồ sơ và một lệnh chuyển
tiền ra nước ngoài tới ngân hàng thanh toán. Thông thường phải gửi 2 bộ
hồ sơ, một bộ hồ sơ mua ngoại tệ và một bộ hồ sơ để chuyển tiền.
Việc thanh toán hợp đồng Công ty TNHH Nam Sơn thường thực
hiện sau khi giao hàng hoặc trước khi giao hàng
- Đối với những bạn hàng cũ, làm ăn uy tín thì việc chuyển tiền
thường diễn ra sau khi nhận hàng
- Đối với những khách hàng mới và những khách hàng khó tính thì
Công ty TNHH Nam Sơn phải thực hiện chuyển tiền trước khi nhận
hàng.
4.5. Giải quyết khiếu nại
Khi nhận hàng nếu có sai sót hay là không đúng phẩm chất đối với
hợp đồng đã ký hai bên thì khiếu nại. Thường thì bên công ty xuất khẩu
có lỗi. Những lỗi thường gặp là giao hàng kém phẩm chất hoặc hàng hoá
vì vận chuyển quá lâu nên không còn tươi nguyên như yêu cầu.
20
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian
qua.
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong
công ty TNHH Nam Sơn
1.1. Những nhân tố thuận lợi
Những nhân tốt thuận lợi ngoài công ty
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và Việt Nam tăng nhanh chóng
trong những năm qua. Trong đó xuất khẩu và nhập khẩu tăng trung bình
hàng năm gần 20%. Vì thế mà tỷ lệ giá trị của xuất nhập và nhập khẩu so
với GDP rất cao
Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu làm ăn với các nước thuộc hệ
thống xã hội chủ nghĩa và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt
Nam. Hàng hoá chủ yếu là hàng việc trợ và hàng trao đổi nên chất lượng
thấp, nghèo nàn.
Từ sau năm 1995, Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam và thiết lập quan
hệ bình thường, rồi Việt Nam vào hiệp hội các nước Đông Nam Á. Việt
Nam từ một nước nhận viện trợ đã chuyển sang nước xuất khẩu mạnh
mẽ.
Đặc biệt từ sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết
năm 2001 và khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới (WTO), hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có
quan hệ buôn bán với Việt Nam. Trong 200 nước có quan hệ buôn bán
với Việt Nam thì xuất siêu với 159 nước và nhập siêu với 47 nước.
21
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Hội nhập kinh tế đòi hỏi các nước phải mở rộng thị trường đón
nhận các nhà đầu tư, làm ăn buôn bán với các nước trên thế giới không
phân biệt đối sử với nước nào, giảm thuế và các hàng rào phi thuế khác.
Thông qua các hội nghị song phương và đa phương mà chúng ta có
thể ký kết làm ăn được với nhiều đối tác trong khu vực và trên thế giới,
các doanh nghiệp trong nước ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh
doanh, càng nhiều có sự lựa chọn đối tác và được các đối tác nước ngoài
tin tưởng vào các công ty Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự ổn định môi trường kinh tế - chính trị và chính sách
của chính phủ là một nhân tố rất quan trọng. Trước kia Việt Nam chỉ cho
nhập những máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất và các nhu yếu phẩm
cần thiết phục vụ đời sống nhân dân. Nhà nước hạn chế nhập khẩu các
hàng hoá được coi là xa xỉ và không phù hợp với đời sống nhân dân.
Nhưng mấy năm gần đây thương mại phát triển, đời sống nhân dân cải
thiện theo, nhà nước không còn cấm các mặt hàng nhập khẩu xa xỉ để
tiêu dùng nữa. Chính vì thế mà những mặt hàng phục vụ cho nhân dân
tiêu dùng đã phong phú hơn và ngày càng nhiều những sản phẩm đắt tiền
được nhập vào Việt Nam.
Hơn nữa môi trường kinh tế chính trị ổn định là một nhân tố thuận
lợi cho công ty. Kinh tế chính trị ổn định tạo ra cho doanh nghiệp yên
tâm đầu tư, các nhà sản xuất yên tâm về ký các hợp đồng lớn mà không
cần thông qua trung gian bảo lãnh.
4.3 Thị trường tiêu thụ chủ yếu :
Người Việt Nam ngày càng có cuộc sống đầy đủ hơn ,sung túc
hơn ,vì thế mà nhu cầu về các sản phẩm ,hải sản chất lượng cao ngày
càng lớn.Ngày trước người dân chỉ có nhu cầu ăn no thì bây giờ họ lại
muốn ăn ngon .
22
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
Hơn nữa ,hàng năm có gần 4 triệu du khách nước ngoài vào Việt
Nam, trong số đó có rất nhiều du khách là người Nhật Bản và Hàn Quốc.
Họ là những du khách tiêu thụ rất nhiều hải sản .Chính vì thế mà hiện
nay có rất nhiều nhà hàng mang phong cách nước ngoài để phục vụ nhu
cầu của khách du lịch .
Phục vụ cho người dân và các du khách là những nhà hàng ,khách
sạn, và các siêu thị. Đa phần các nhà hàng thường thiết kế và làm theo
phong cách của các nước khác nhau như : nhà hàng Nhật ,nhà hàng Hàn
Quốc , nhà hàng Châu Á , nhà hàng Châu Âu ….
Dưới đây là một số nhà hàng ,khách sạn ,siêu thị là bạn hàng chính
của công ty ở thị trường Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh:
Những yếu tố thuận lợi trong công ty
Công ty TNHH Nam Sơn là một tổ chức kính tế hoạt động lập theo
kinh tế thị trường, lời ăn lỗ chịu. Hoạt động dưới hình thức công ty có bộ
máy quản lý vận hành gọn nhẹ, hợp lý, cơ chế ra quyết định nhanh
chóng có trách nhiệm cao, tạo nên một khối thống nhất trong công việc.
Tuy là một công ty với quy mô nhỏ nhưng đội ngũ cán bộ và nhân viên
có trình độ cao với khả năng ngoại ngữ và vi tính khá, giỏi về nghiệp vụ
(đặc biệt là nghiệp vụ xuất nhập khẩu) và có trách nhiệm cao trong công
việc, tất cả vì sự lớn mạnh của công ty.
Mới chỉ hoạt động vài năm có quy mô nhở nhưng công ty đã có chỗ
đứng trên thị trường do công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giữ
được chữ tín trên thương trường, có nguồn cung ổn định.
Ngoài ra, công ty còn có cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, là 2 đầu tầu kinh tế cả nước, nơi tập trung hầu hết các nhà khách
23
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
sạn lớn. Hầu hết các du khách tới Việt Nam đều tới Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh.
1.2. Những nhân tố khó khăn
Khó khăn do môi trường kinh doanh
Có thể nói cơ chế thị trường tạo ra nhiều cơ hội trong hoạt động
kinh doanh cho bất kỳ kinh doanh nào đặc biệt là hoạt động xuất nhập
khẩu, xong nó cũng mang lại không ít khó khăn cho các thành phần kinh
tế. Đặc biệt là những công ty TNHH khi mà học không nhận được bất kỳ
sự ưu đãi nào từ phía chính phủ (trong khi các hình thức khác lại được
một số ưu đãi về vốn, thuế ). Mặt khác nhập khẩu hải sản là một lĩnh
vực không cấm nhưng lại không được chính phủ khuyến khích do đây là
mặt hàng mà Việt Nam đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu. Chính vì thế
mà các công ty không được hỗ trợ mà còn khá nhiều rào cản trong việc
nhập khẩu tài sản.
Những khó khăn bắt nguồn từ công ty
Do quy mô của công ty còn bé, lại không phải hoạt động trong lĩnh
vực được nhà nước khuyến khích nên công ty bất lợi trong việc kinh
doanh. Công ty gặp khó khăn khi tìm các hãng lớn vì đơn hàng của công
ty khá nhỏ, nên thường phải qua trung gian hay là tìm các nhà cung cấp
nhỏ hơn nên chi phí tăng lên nhiều hơn.
Một khó khăn khác đó chính là môi trường kinh doanh trong nước,
Việt Nam là nước đánh giá là có môi trường kinh doanh không tốt do
nạn tham nhũng và chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng yếu kém. Các
công ty thường mất mát nhiều thời gian khi làm thủ tục hải quan hay là
24
Thu hoạch tốt nghiệp Trương Bá Ước - TC24B -KTNT
các nghĩa vụ liên quan tới thuế. Nguyên nhân này cũng là một phần tăng
chi phí kinh doanh và giảm lợi nhuận của công ty.
1.3. Nhân tố khác.
Vì các sản phẩm đa phần được nhập khẩu bằng đường hàng không
nên chi phí vận chuyển khá cao, trong khi đó giá dầu mỏ trên thế giới
tăng cao khiến cho chi phí vận chuyển cũng tăng lên
Hải sản là mặt hàng cần phải có kho lạnh để bảo quản hàng hàng
luôn được tươi ngon. Nhưng do kho hàng của công ty chưa đủ lạnh vì
chi phí quá cao để trang bị nên không bảo quản được hàng lâu, phải bán
nhanh để khỏi bị hỏng.
2. Những thành tích đạt được
2.1 Doanh thu, lợi nhuận
Hàng năm tăng trưởng doanh thu của công ty đạt trên 15% và 12%
về lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận không tăng nhanh như doanh thu không
có nghĩa là công ty làm ăn kém hiệu quả mà do mục tiêu mở rộng thị
trường giảm giá thành, và chiếm lĩnh trên thị trường. Bởi vậy mà doanh
thu của công ty tăng nhanh trong khi lợi nhuận lại tăng chậm hơn.
Với lợi nhuận của một công ty thương mại hàng năm tăng trưởng
hơn 10% như vậy là bình thường. Nhưng đối với công ty con số đó còn
thể hiện sự phát triển mọi mặt, không những tăng về lợi nhuận mà còn
tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
2.2.Thị trường tiêu thụ và đối tác cung ứng
Đối tác cung ứng
Từ khi mới thành lập tới nay công ty đã xác định rõ hướng đi là chủ
yếu nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao phục vụ đối tượng khách
25