Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
o0o
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và chế biến
lương thực vĩnh hà trong giai đoạn 2002 – 2007 và
dự đoán đến năm 2010
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN ANH TÚ
Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. NGUYỄN CÔNG NHỰ
Hà Nội, năm 2009
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
o0o
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và chế biến
lương thực vĩnh hà trong giai đoạn 2002 – 2007 và
dự đoán đến năm 2010
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN ANH TÚ
Chuyên ngành : THỐNG KÊ
Lớp : THỐNG KÊ A
Khoá : 47
Hệ : CHÍNH QUY
Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. NGUYỄN CÔNG NHỰ
Hà Nội, năm 2009
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 4
VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ 4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng và Chế
biến lương thực Vĩnh Hà 4
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức 6
1.1.3. Thực trạng của công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà: 9
1.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 9
1.1.3.2. Tình hình về lao động của công ty 11
1.1.3.3. Tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2007 12
1.1.3.4. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty 13
1.1.4. Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty và nhiệm vụ của cán bộ
thống kê trong công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 18
1.1.4.1. Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty 18
1.1.4.2. Yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ thống kê công ty CP xây dựng
và chế biến lương thực Vĩnh Hà 19
CHƯƠNG 2 21
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ 21
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 21
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC
VĨNH HÀ GIAI ĐOẠN 2002-2007 21
VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010 21
2.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực 24
2.1.1. Phân tích nguồn lực lao động 24
2.1.1.1. Phân tích biến động kết cấu lao động của công ty giai đoạn 2002 - 2007
24
2.1.1.2. Phân tích biến động quy mô lao động trực tiếp sản xuất 27
2.1.2. Phân tích chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty 29
2.1.2.1. Phân tích biến động tổng vốn kinh doanh 29
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
2.1.2.2. Phân tích cơ cấu tổng vốn 32
2.1.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định (TSCĐ) 35
2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 36
2.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu 36
2.2.1.1. Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu 36
2.2.1.2. Phân tích xu thế biến động doanh thu 40
2.2.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 41
2.2.2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh 48
2.2.2.1. Phân tích tình hình tăng trưởng lợi nhuận 48
2.2.2.2. Phân tích xu thế biến động của lợi nhuận 51
2.2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 52
2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 57
2.3.1. Phân tích năng suất lao dộng 57
2.3.2.Phân tích hiệu quả tổng sử dụng tổng vốn 59
2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 60
2.3.4. Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 61
2.4. Dự đoán kết quả sản xuất của công ty đến năm 2010 63
2.4.1. Dự đoán chỉ tiêu doanh thu 64
2.4.1.1. Phương pháp ngoại suy giản đơn 64
2.4.1.2.Dự đoán dựa vào hàm xu thế: 65
2.4.1.3. Dự đoán dựa vào san bằng mũ 65
2.4.2. Dự đoán cho chỉ tiêu lợi nhuận 67
2.4.2.1. Phương pháp ngoại suy giản đơn 67
2.4.2.2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế 68
2.4.2.3. Dự đoán dựa vào san bằng mũ 69
2.4.2.4. Dự đoán dựa vào mô hình ARIMA 69
CHƯƠNG 3 70
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 71
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 71
3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi cổ phần
hóa 71
3.2. Một số kiến nghị 72
3.3. Giải pháp : 72
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1. BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty từ năm 2002 – 2006: 14
Bảng 1.2 : Kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2007 15
Bảng 2.1: 25
Số liệu về lao động và cơ cấu lao động theo tính chất của công ty cổ phần Xây
dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2002 – 2007 25
Bảng 2.2:Số liệu về lao động và cơ cấu lao động ( theo trình độ lao động ) của
công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 26
giai đoạn 2002 - 2007 26
Bảng 2.3: Biến động quy mô lao động trực tiếp sản xuất 28
Bảng 2.4.: Số liệu về tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 29
Bảng 2.5.: Biến động tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 30
Hình 2.1: Đồ thị về tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế
biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 30
Bảng 2.6.:Cơ cấu vốn theo tính chất vốn của công ty cổ phần Xây dựng và Chế
biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2002 – 2007 33
Bảng 2.7: Số liệu về TSCĐ của công ty giai đoạn 2002 - 2007 35
Bảng 2.8: Biến động TSCĐ của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 35
Hình 2.2: Đồ thị về TSCĐ của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương
thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 36
Bảng 2.9: Số liệu về doanh thu của công ty giai đoạn 2002 - 2007 37
Bảng 2.10:Biến động doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 38
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Hình 2.3: Đồ thị về tổng doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 38
Bảng 2.11: Số liệu doanh thu theo biến t 40
Hình 2.4 40
Bảng 2.12: Số liệu về lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà trong giai đoạn từ 2002-2007 48
Bảng 2.13: Biến động lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 48
Hình 2.5: Đồ thị về lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương
thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 49
Bảng 2.14: Số liệu lợi nhuận sau thuế theo biến t 51
Hình 2.6 51
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động 57
Bảng 2.16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 59
Bảng 2.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 60
Bảng 2.18: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ 62
Bảng 2.19: So sánh lựa chọn mô hình tốt nhất 64
Bảng 2.20 65
Bảng 2.21 66
Bảng 2.22: Giá trị sai số chuẩn của mô hình tuyến tính ngẫu nhiên 66
Bảng 2.23: Giá trị sai số chuẩn của các mô hình 66
Bảng 2.24: So sánh hai mô hình dự đoán trên 68
Bảng 2.25: Giá trị sai số chuẩn của mô hình tuyến tính ngẫu nhiên 70
Bảng 2.26: Giá trị sai số chuẩn của các mô hình 70
2. HÌNH
Hình 2.1: Đồ thị về tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Error: Reference source not found
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Hình 2.2: Đồ thị về TSCĐ của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực
Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Error: Reference source not found
Hình 2.3: Đồ thị về tổng doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Error: Reference source not found
Hình 2.4 Error: Reference source not found
Hình 2.5: Đồ thị về lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương
thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Error: Reference source not found
Hình 2.6 Error: Reference source not found
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đi lên từ một nước có ngành nông nghiệp đóng vai trò
chủ dạo trong nền kinh tế.Từ trước đến nay, giá trị ngành nông nghiệp luôn chiếm
một tỷ trọng không nhỏ trong GDP của đất nước; cụ thể dưới đây là tổng sản phẩm
trong nước các năm vừa qua và giá trị của nghành nông nghiệp tương ứng: (đơn vị
tính: tỷ đồng)
Năm Cả
nước
Nông,lâm,ngư
nghiệp
Tỷ trọng nông nghiệp
so với cả nước (%)
1995 195.6 51.3 26.23
2000 273.6 63.7 23.28
2001 292.5 65.6 22.43
2002 313.3 68.4 21.83
2003 336.2 70.8 21.06
2004 362.4 73.9 20.39
2005 393.1 76.9 19.56
2006 425.4 79.7 18.74
2007 461.4 82.4 17.86
( Nguồn số liệu từ niên gián thống kê 2007 do tổng cục thống kê phát hành)
Từ bảng số liệu trên ta thấy mặc dù xu hướng phát triển kinh tế bây giờ là
giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ
nhưng ta thấy giá trị của ngành nông nghiệp vẫn tăng. Sản xuất nông nghiệp không
những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm
nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay
thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông
nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp
phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Thấy rõ những vai trò hết sức to lớn của ngành nông nghiệp Năm 1993, công
ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà được thành lập theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực
kinh doanh lương thực ở thị trường miền Bắc, đồng thời là một minh chứng rõ nét
cho việc chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước. Qua 15 năm hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều
thành tích trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp, góp phần phát triển
kinh tế đất nước.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới thì vẫn đề an ninh lương thưc
toàn cầu là một trong những vẫn đề hàng đầu mà tất cả các nước trên thế giới phải
chú trọng.Và nước ta cũng không là ngoại lệ.Vì vậy việc xây dựng các hệ thống chỉ
tiêu phản ánh tình hình sản xuất của công ty sẽ có vai trò rất lớn đến việc phân tích
hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời cũng đưa ra
những thuận lợi và khó khăn để đưa ra các chỉ tiêu kế hoặch cho các năm tiếp theo.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp; trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà; được sự hưỡng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Công Nhự và cô Đặng Thị Ánh Thu (kế toán trưởng của công ty) cùng các cô chú
trong công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà;em đã chọn đề
tài: “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà trong
giai doạn 2002-2007 và dự đoán đến năm 2010”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Kết cấu bài viết ngoài lời nói đầu và kết luận còn gồm 3 chương:
- Chương 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương
thực Vĩnh Hà
- Chương 2 : Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương
thực Vĩnh Hà giai doạn 2002-2007 và dự đoán cho đến năm 2010.
- Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
Mặc dù được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Công
Nhự và cô Đặng Thị Ánh Thu (kế toán trưởng của công ty) cùng các cô chú trong
công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà nhưng do kiến thức
cũng như tầm hiểu biết còn hạn chế cho nên bài viết không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương
thực Vĩnh Hà
• Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh
Hà.
• Tên giao dịch: Vĩnh Hà food processing and construction jont stock
company.
• Tên viết tắt: VINH HA FOOD JSC.
• Trụ sở chính: Số 9A Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
• Số điện thoại: (84-4)9871743
• Fax: (84-4)9870067
• Ngành nghề kinh doanh:
- Vận tải và đại lý vận tải đường biển, đường thuỷ, đường bộ.
- Thương nghiệp bán buôn bán lẻ.
- Bán buôn, bán lẻ công nghệ phẩm, hàng tiêu dung, hương liệu, phụ gia.
- Đại lý bán buôn, bán lẻ ga. chất đốt.
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp.
- Kinh doanh và sản xuất bao bì, lương thực.
- Kinh doanh bất động sản
- Bán buôn, bán lẻ và đại lý sắt thép, ống thép, kim loại màu…
- Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các mặt hàng đã chế biến.
- Xuất khẩu lương thực, thực phẩm.
- Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Nuôi trồng thuỷ sản.
- Dịch vụ dậy nghề, giới thiệu việc làm, hợp tác xuất khẩu lao động.
- Dịch vụ ăn uống, nhà hàng
- Cho thuê tài sản, nhà, kho…
Quá trình phát triển
Công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc được thành lập
theo Quyết định số 44 NN/TCCB – QĐ ngày 08 tháng 01 năm 1993 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
Trước đây, Công ty có tên gọi là Công ty Kinh doanh Vận tải – Lương thực
trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung ương I. Năm 1996, Công ty sáp nhập
thêm công ty Vật tư, bao bì lương thực. Đến năm 2000, tiếp tục sát nhập thêm công
ty Kinh doanh xây dựng lương thực và năm 2001 sáp nhập một số đơn vị thuộc
Liên hiệp các công ty lương thực Hà Nội.
Ngày 05 tháng 06 năm 2001, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty
Lương thực Miền Bắc có Quyết định số 232 HĐQT/QĐ – TCLĐ đổi tên công ty
Kinh doanh Vận tải – Lương thực thành công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà. Năm 2003, tách xí nghiệp chế biến và kinh doanh lương thực
Trương Định ra khỏi công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà.
Năm 2006, để tạo động lực mới, xây dựng cơ chế quản lý năng động, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển thịch
vượng, công ty đã tiến hành cổ phần và đổi tên công ty thành công ty Cổ phần Xây
dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà.
Qua 15 năm hình thành và phát triển, công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến
lương thực Vĩnh Hà đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất, kinh doanh, xây
dựng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước, được Đảng và Nhà nước
tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có: 01 huân chương lao động hạng 3, 02
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
cờ luân lưu “đơn vị thi đua xuất sắc” của Chính phủ. nhiều bằng khen, giấy khen
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Mô hình bộ máy tổ chức:
Mô hình tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng
và Chế biến lương thực Vĩnh Hà được mô tả qua sơ đồ sau:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KẾ
HOẠCH,
ĐẦU TƯ
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
KINH
DOANH
TRUNG
TÂM
KDLT
GIA
LÂM
TRUNG
TÂM
KDLT
CẦU
GIẤY
TRUNG
TÂM
KDLT
THANH
TRÌ
XÍ
NGHIỆP
CBNSTP
VĨNH
TUY
XÍ
NGHIỆP
THUỶ
SẢN
VĨNH
HÀ
XÍ
NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 2
TT GTSP
VÀ DV
VĨNH
HÀ
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
6
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của công ty:
• Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,
là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy
định của pháp luật và điều lệ công ty.
• Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng có
liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
cuả Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát ban
giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ
của Hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công
ty và nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định.
• Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt
động điều hành kinh doanh của Ban giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo
tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
• Ban giám đốc: Trong đó Giám đốc là người điều hành, quyết định các
vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao; đồng thời là
đại diện pháp nhân của công ty. Phó giám đốc giúp việc Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải
quyết những công việc được Giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật và
điều lệ công ty.
• Các phòng nghiệp vụ:
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công
ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: tổ chức bộ máy, cán bộ; tuyển dụng,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ
luật; an toàn - bảo hộ lao động, thực hiện chế độ chính sách với người lao động;
pháp chế, kiểm tra; quản trị hành chính Văn phòng công ty…
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
- Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công
ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Tài chính, công tác Kiểm toán trên phạm vi
toàn công ty
- Phòng kế hoạch, đầu tư: Có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc xây
dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và các kế hoạch hàng năm. Đồng thời, cân đối
nguồn lực, đưa ra các giải pháp thực hiện các kế hoạch đặt ra; hướng dẫn các đơn vị
trực thuộc xây dựng các kế hoạch hàng năm.
- Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ
chức thực hiện các công tác: quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý khai thác hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý kĩ thuật an toàn, quản lý các định mức kinh tế
kỹ thuật, quản lý về chất lượng. Đồng thời, phòng kỹ thuật còn có chức năng hướng
dẫn về kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc.
- Phòng kinh doanh: sử dụng vốn của công ty kinh doanh các mặt hàng có
trong đăng ký kinh doanh trong đó chủ yếu là xuất khẩu gạo, kinh doanh bất động
sản và nó độc lập với các đơn vị trực thuộc. Đồng thời phòng kinh doanh còn hướng
dẫn nghiệp vụ kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc.
• Các đơn vị trực thuộc công ty:
- Trung tâm KDLT Gia Lâm: là 1 đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụng vốn
của công ty và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân
sách nhà nước. Trung tâm kinh doanh các mặt hàng: lương thực; vật tư nông
nghiệp;các dịch vụ cho thuê nhà, kho bãi, dịch vụ nhà hàng, ăn uống, kinh doanh
vật liệu xây dựng, làm đại lý bán ký gửi hàng hoá, dịch vụ.
- Trung tâm KDLT Cầu Giấy: là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụng
vốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhà
nước. Trung tâm kinh doanh lương thực; vật tư nông nghiệp; kinh doanh các dịch
vụ cho thuê nhà, kho bãi, dịch vụ nhà hàng, ăn uống…; sản xuất chế biến nước tinh
lọc, bột canh, tôm thương phẩm.
- Trung tâm KDLT Thanh Trì: là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụng
vốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhà
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
nước.Trung tâm kinh doanh lương thực; vật tư nông nghiệp; kinh doanh các dịch vụ
cho thuê nhà, kho bãi, dịch vụ nhà hàng, ăn uống…
- Xí nghiệp CBNSTP Vĩnh Tuy : là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử
dụng vốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách
nhà nước. Xí nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa đậu nành, nước tinh lọc, bột canh.
- Xí nghiệp thuỷ sản Vĩnh Hà: là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụng
vốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhà
nước. Xí nghiệp kinh doanh lương thực, vật tư nông nghiệp, xuất nhập khẩu trực
tiếp, kinh doanh dịch vụ, sản xuất chế biến tôm thương phẩm.
- Xí nghiệp xây dựng số 2: là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụng vốn
và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhà
nước. Xí nghiệp chuyên về xây dựng dân dụng và xây dựng các hạng mục công
nghiệp.
- Trung tâm GTSP và dịch vụ Vĩnh Hà: là một đơn vị kinh doanh độc lập,
sử dụng vốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân
sách nhà nước.Trung tâm kinh doanh các dịch vụ ăn uống, giới thiệu sản phẩm và
các dịch vụ khác.
1.1.3. Thực trạng của công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh
Hà:
1.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
- Những thuận lợi mà công ty có được
- Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong ngành lương thực và
do đó đã có những bài học kinh nghiệm bổ ích nhất định, vì vậy khi chuyển sang
công ty cổ phần tiếp tục kế thừa và phát huy kinh doanh trong những năm kế tiếp.
- Doanh nghiệp đã có những bước đột phá nhất định trong việc chuyển đổi
cơ chế quản lý và vận dụng có hiệu quả cơ chế, chính sách của Nhà nước vào hoạt
động thực tế của Doanh nghiệp; dám nghĩ, dám làm, mở rộng ngành nghề kinh
doanh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
9
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
- Doanh nghiệp có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, hiện nay đang trực
tiếp quản lý và sử dụng gần 200.000 m
2
đất, có lợi thế đáng kể và khả năng lớn
trong việc tiếp cận các dịch vụ và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng của kinh tế
vùng cũng như kinh tế quốc dân.
- Việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần hoá giúp công ty có điều
kiện thu hút vốn đầu tư khi cần từ bên ngoài tránh đi vay nhiều ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, là một công ty cổ phần, đã vừa loại trừ được
những yếu tố mà trước đây còn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như không
lành mạnh của cơ chế bao cấp… vừa phát huy được tối đa tính tự chủ, nâng cao
trách nhiệm của người lãnh đạo cũng như của người lao động và của các cổ đông
nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà đầu tư, của doanh nghiệp và của người lao
động trong doanh nghiệp.
- Những khó khăn mà công ty gặp phải
- Số lượng lao động đông nhưng trình độ lao động nhìn chunh là thấp, do
được chuyển từ chế độ bao cấp sang. Điều này làm cho chi phí lao động sống tăng
nhưng năng suất lao động không tăng kịp với tốc độ tăng chi phí tiền lương cùng
các khoản chi phí có tính chất lượng.
- Vốn tuy lớn nhưng cơ cấu vốn cũng như hình thái vật chất của nó lạc hậu
đặc biệt là hệ thống kho tàng xuống cấp nghiêm trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu vốn,… Điều này làm cho khả năng sinh lời bị hạn chế.
- Nhận thức tư tưởng của người lao động chưa kịp với yêu cầu đổi mới
trong quản lý và chuyển đổi sang cơ chế thị trường.
- Các ngành nghề mới chưa được mở, các dự án đầu tư nhằm khai thác lợi
thế về đất đai chậm được triển khai thực hiện.
- Kinh doanh lương thực tại Miền Bắc nhìn chung những năm qua gặp
nhiều khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, các ngành nghề mới vẫn chưa mang lại hiệu
quả. Trong thời gian tới, việc kinh doanh lương thực của công ty cũng sẽ gặp rất
nhiều khó khăn do một phần thị trường xuất khẩu lương thực của Tổng công ty bị
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
suy giảm, một phần do lương thực là một loại hàng hoá thiết yếu nên xua hướng là
sẽ bão hoà trong tương lai.
1.1.3.2. Tình hình về lao động của công ty
• Tổng số lao động bình quân toàn công ty năm 2007: 229 người
• Trình độ lao động: Lao động công ty sử dụng bao gồm các ngành nghề phù
hợp với các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trên cơ sở đảm bảo cơ
cấu về trình độ được đào tạo như sau:
Trình độ đại học và trên đại học : 65 người
Cán bộ có trình độ trung cấp : 49 người
Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông : 115 người
• Biên chế lao động các phòng ban và đơn vị trực thuộc như sau:
- Văn phòng công ty 41 người
Ban giám đốc 02 người
Đảng uỷ, công đoàn 02 người
Phòng tổ chức hành chính 20 người
Phòng tài chính - kế toán 05 người
Phòng kế hoạch, đầu tư 02 người
Phòng kỹ thuật 02 người
Phòng kinh doanh 08 người
- Các đơn vị trục thuộc: 188 người
Trung tâm KDLT Gia Lâm 20 người
Trung tâm KDLT Cầu Giấy 8 người
Trung tâm KDLT Thanh Trì 35 người
Xí nghiệp chế biến NSTP Vĩnh Tuy 45 người
Xí nghiệp thuỷ sản Vĩnh Hà 40 người
Xí nghiệp xây dựng số 2 25 người
Trung tâm GTSP và dịch vụ Vĩnh Hà 15 người
• Kế hoạch tuyển dụng lao động:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
11
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
- Năm 2009: Tuyển dụng mới 20 người ( bổ sung cho bộ phận xây dựng 10
người, bán hàng 05 người và bộ phận quản lý 05 người)
- Năm 2010: Tuyển dụng mới 10 người ( bổ sung cho bộ phận bán hàng 05
người và bộ phận quản lý 05 người)
Như đã thấy ở trên, lao động qua đào tạo của công ty chiếm một tỷ lệ không
cao, khoảng 61,14% chứng tỏ chất lượng lao động của công ty chưa cao, chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển của công ty. Đây là một tồn tại lớn mà công ty cần phải
có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới nếu muốn có một bước phát triển mới
và đạt được các mục tiêu đặt ra. Vì vậy một vấn đề hiện nay của công ty cần phải
làm là cơ cấu lại lao động; tiến hành đào tạo lại các cán bộ có trình độ thấp, không
đáp ứng được nhu cầu của công ty; tuyển dụng lao động có chất lượng; sa thải
những lao động dư thừa nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
1.1.3.3. Tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2007
Tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp trong năm 2007 theo sổ kế toán là
92.589.570.870 đồng.
- Phân loại theo cơ cấu nguồn vốn
Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn 62.390.115.979 đồng
Tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn 30.208.454.891 đồng
- Phân loại theo nguồn vốn
Nợ phải trả 48.224.645.443 đồng
Vốn tự bổ sung 44.373.925.427 đồng
Tình hình tài sản cố định:
• Nhà cửa vật, kiến trúc:
- Nhà cửa, vật kiến trúc đang dùng (GTCL) 11.511.004.911 đồng
- Nhà cửa, vật kiến trúc không cần dùng (NG) 958.002.113 đồng
- Nhà cửa, vật kiến trúc đang chờ thanh lý (NG) 1.923.420.189 đồng
• Máy móc thiết bị:
- Máy móc thiết bị đang dùng (GTCL) 721.083.983 đồng
- Máy móc thiết bị không cần dùng (NG) 1.266.169.974 đồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
12
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
- Máy móc thiết bị chờ thanh lý (NG) 30.000.000 đồng
• Phương tiện vận tải:
- Phương tiện vận tải đang dùng (GTCL) 366.749.414 đồng
- Phương tiện vận tải chờ thanh lý (CL) 390.114.289 đồng
• Tình hình đất đai:
- Tổng diện tích đất đang quản lý và sử dụng 193.034,89 m²
Trong đó:
+ Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh 188.034,89 m²
+ Diện tích đất không sử dụng trong kinh doanh 5.000,00 m²
(Diện tích nhà tập thể của CBCNV)
- Tình hình quản lý và sử dụng đất:
+ Diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
111880 m²
+ Diện tích đất công ty đang quản lý và chưa được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là 76.154 m², hiện tại công ty đã hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Diện tích đất không cần dùng là diện tích đất ở tập thể của cán bộ, công
nhân viên. Số diện tích này đã có quyết định thu hồi của thành phố, công ty đang
hoàn thiện hồ sơ bàn giao theo quy định.
Một vấn đề của công ty cần giải quyết là nhà xưởng của công ty đã được
xây dựng lâu đời, hiện nay hầu hết đã cũ kỹ, lạc hậu và có giá trị thấp. Do có được
lợi thế về đất đai nên hiện tại công ty đang dự khiến chiến lược trong thời gian tới là
hợp tác, xây dựng các cao ốc cho thuê.
1.1.3.4. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong những năm qua, kinh doanh lương thực tại Miền Bắc gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt trong việc xuất khẩu lương thực; tình hình xuất khẩu vẫn chủ yếu qua
sự phân bổ của Tổng công ty; hoạt động kinh doanh lương thực mang tính mùa vụ.
Hơn nữa công ty lại sát nhập một số đơn vị thành viên của Tổng công ty nên công
ty phải ổn định cơ cấu tổ chức, cơ cấu lại sản xuất kinh doanh do vậy mà sản lượng
và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua bị hạn chế.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty từ năm 2002 đến năm 2006
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty từ năm 2002 – 2006:
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1
Vốn Nhà nước
theo sổ kế toán
Triệu đồng 41105 41203 41387 44408 44408
2 Nợ vay ngắn hạn Triệu đồng 2656 2662 1975 2475 2500
3 Nợ vay dài hạn Triệu đồng 7486 8462 0 0 0
4 Tổng số lao động Người 735 655 441 330 264
5 Tổng quỹ lương Triệu đồng 53876 6333 6495 5476 4500
6
Thu nhập BQ 1
người/ tháng
Đ/ng/tháng 750.584 850.664 1227.370 1382.814 1420.000
7
Tổng doanh thu
thuần
Triệu đồng 204450 205271 103145 142734 115000
8 Tổng chi phí Triệu đồng 204300 205116 102812 142704 114770
9
Lợi nhuận thực
hiện
Triệu đồng 150 155 333 30 230
10
Lợi nhuận sau
thuế
Triệu đồng 102 106 209 21 165,6
11
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế/vốn NN
% 0.25 0,26 0,70 0,05 0,37
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty)
Năm 2006 là năm đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (công ty cổ
phần), công ty đã chuyển hẳn hướng xây dựng, chỉ đạo cũng như các giải pháp thực
hiện kế hoạch sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, loại bỏ các hình thức và các
mối liên hệ kinh tế mang tính bao cấp, dàn trải, bình quân chủ nghĩa; các đơn vị và
các phòng ban luôn quán triệt và có biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí, tăng lợi
nhuận, kiên quyết loại bỏ chủ nghĩa hình thức không mang lại hiệu quả kinh tế
trong quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và quản trị nhân lực. Nhờ có những đổi
mới tích cực trong cơ cấu cũng như trong nhận thức của ban lãnh đạo và của người
lao động, công ty đã đạt đựơc những thành tựu nhất định trong sản xuất kinh doanh:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
14
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Bảng 1.2 : Kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2007
ST
T
Chỉ tiêu ĐVT
Văn
phòng
CTy
XN
thuỷ
sản
Vĩnh
Hà
Trung
tâm
KDLT
Thanh
Trì
Trung
tâm
KDLT
Gia Lâm
XN xây
dựng
số 2
XN
CBNSTP
Vĩnh Tuy
Trung
tâm
KDLT
Cầu
Giấy
Trung
tâm
GTSP và
dịch vụ
Vĩnh Hà
Toàn
công
ty
1
Tổng số lao động
sử dụng BQ
Người 41 40 35 20 25 45 8 15 229
2 Tổng quỹ lương Triệu.đồng 885,6 785,4 714 408 540 739,8 150,53 262,44 4.485,77
3 Thu nhập bình quân Trđ/ng/tháng 1,8 1,58 1,7 1,7 1,8 1,37 1,568 1,458 1,622
4 Doanh thu thuần Triệu đồng 93.200 5.450 12.537 24.200 2.2367 321,1 1.599,7 734,1 160.408,9
5 Doanh số mua vào Triệu đồng 79.600 4.945 11.040 23.000 0 0 1.038,8 480,8 120.104,6
6 Tổng chi phí Triệu đồng 92.000 4.945 12.492 24.100 22.339 565,6 500,5 244,8 157.186,9
7 Nộp ngân sách Triệu đồng 4.620 19 416.6 1.000 989,3 263 85,68 7.393,58
8 LN trước thuế Triệu đồng 200 105 45 100 28 - 60 50.4 9.6 450
9 LN sau thuế Triệu đồng 200 105 45 100 28 - 60 50.4 9.6 450
10 LN nộp công ty Triệu đồng 200 505 35 56.8 4,39 0 21,4 7,4 429
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
15
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Từ bảng 1.1 ta thấy:
Tuy công ty được nhà nước đầu tư số vốn rất lớn, nhưng lợi nhuận thu được
lại rất thấp, năm 2002 lợi nhuận sau thuế là 102 triệu đồng trong khi đó vốn đầu tư
mà nhà nước bỏ ra là 41.105 triệu đồng, năm 2003 là 106 triệu đồng trên tổng số
vốn mà nhà nước bỏ ra là 41.203 triệu đồng,năm 2004 là 209 triệu đồng trên 41.387
triệu đồng vốn đầu tư của nhà nước bỏ ra, năm 2005 giảm xuống còn 21 triệu đồng,
năm 2006 là 165.6 triệu đồng với tổng vốn bỏ ra của nhà nước trong 2 năm gần 45
tỷ đồng, năm 2007 là 450 triệu đồng trên tổng vốn bỏ ra của công ty là 44.374 triệu
đồng . Năm 2005 lợi nhuận giảm mạnh là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
• Năm 2005, giá nông sản trên thị trường thế giới có nhiều biến động nên
doanh thu thu được từ xuất khẩu nông sản giảm mạnh.
• Một số hợp đồng thu mua nông sản của công ty thua lỗ trầm trọng; hơn
nữa, một số mặt hàng công ty sản xuất như sữa đậu nành, bia không những không
mang lại lợi nhuận cho công ty mà còn khiến cho công ty phải bù lỗ. Đây là một
trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh
trong năm 2005.
• Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, thiếu hợp lý. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ,
công nhân viên còn mang nặng tư tưởng của chế độ tập trung bao cấp trước kia nên
hầu hết các đơn vị trực thuộc của công ty đều thua lỗ, lợi nhuận nộp cho công ty
giảm mạnh.
Năm 2006, lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể, từ 21 triệu đồng lên
165,6 triệu đồng. Nguyên nhân là do: công ty xác định đây là năm bản lề cho cổ
phần hoá nên cần phải phấn đấu đạt được một kết quả kinh doanh cao để chuẩn bị
tốt cho cổ phần; công ty đã có những thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức, đồng
thời giảm sản lượng các mặt hàng thua lỗ trong năm 2005 như bia, sữa đậu nành…
Nhờ có những cố gắng vượt bậc của ban giám đốc, cán bộ công nhân viên, công ty
đã cơ bản đạt được kế hoạch năm 2006 và chuẩn bị tốt cho các phương án cổ phần
hoá.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
16
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
Năm 2007, năm đầu tiên cổ phần hoá, nhìn chung công ty đã đạt và vượt
mức kế hoạch đặt ra. Trong kinh doanh lương thực, công ty đã hoàn thành tốt kế
hoạch xuất khẩu gạo. Trong kinh doanh lương thực nội địa đã chủ động về thị
trường ở miền Nam. Trong quý 3 và 4 đã chủ động khai thác và bước đầu nhập
khẩu mặt hàng bã đậu nành ở phía nam, đánh giá ban đầu là có hiệu quả. Về kinh
doanh nông sản, năm 2007 do dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng ở gia súc đã
tác động đến thị trường làm cho giá cả bất ổn định. Tuy đạt và vượt mức kế hoạch
về lượng nhưng cần phải khắc phục các yếu điểm, tránh rủi ro bằng cách lấy đầu ra
để xác định phương án kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế.
Như đã phân tích ở trên, tuy công ty có tổng số vốn rất lớn tới hơn 41 tỷ
đồng, nhưng lợi nhuận thu được lại quá nhỏ. Đây là một hạn chế rất lớn của công
ty, có khắc phục được nó thì công ty mới có được bước phát triển mới. Ban lãnh
đạo công ty đã xác định, lợi thế của doanh nghiệp hiện nay là có được một diện tích
đất khá rộng trong nội thành Hà Nội, tuy nhiên khai thác như thế nào cho hiệu quả
vẫn còn là một câu hỏi lớn đang được đặt ra vì nếu không sử dụng hiệu quả thì nhà
nước sẽ thu hồi lại. Thêm vào đó, tuy công ty đã đang ký kinh doanh rất nhiều mặt
hàng nhưng vẫn chưa có được thương hiệu riêng của mình, đây là một hạn chế rất
lớn đặt biệt trong điều kiện thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Do đó
nhiệm vụ đặt ra trong thời gian là công ty cần tìm một hướng đi đúng đắn, tạo bước
ngoặt trong phát triển, thu được những thành tựu to lớn. Năm 2008, nhiệm vụ cơ
bản được đặt ra là thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã
được xác định trong năm và những năm tiếp theo, đồng thời mục tiêu quan trọng
nhất và quyết định của kế hoạch, đó là hiệu quả kinh tế. Do vậy phải tiết kiệm chi
phí, tăng lợi nhuận, loại bỏ chủ nghĩa hình thức không mang lại hiệu quả kinh tế
trong cả quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và quản trị nhân lực. Mục tiêu kinh tế
cơ bản phải cố gắng đạt được trong năm 2010 là mức chi trả cổ tức đạt 7 %.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
17
Nguyễn Anh Tú Thống kê 47A
1.1.4. Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty và nhiệm vụ của
cán bộ thống kê trong công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh
Hà
1.1.4.1. Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty
Nhìn chung công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu của công ty cổ phần xây dựng
và chế biến lương thực Vĩnh Hà khá hoàn thiện. Nó đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các phòng ban trong công ty và các đơn vị trực thuộc. Trước kia, công tác kế hoạch
hoá của công ty được thực hiên theo quy trình sau:
• Tổng công ty có văn bản giử xuống công ty đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản
của năm kế hoạch như: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách nhà
nước…Nhưng có một số trường hợp đặc biệt, công ty sẽ giử đề nghị lên Tổng công
ty, và Tổng công ty sẽ xem xét và phê duyệt về một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
của công ty.
• Công ty dựa vào các chỉ tiêu đó xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch sản
xuất kinh doanh cho năm kế hoạch. Bản kế hoạch do phòng kế hoạch, đầu tư soạn
lập dựa trên báo cáo của các phòng ban chức năng khác và trình lên ban giám đốc
phê duyệt.
• Từ bản kế hoạch đã được phê duyệt, công ty sẽ gửi cho các đơn vị trực
thuộc một văn bản gồm các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh như lợi nhuận
trước thuế, lợi nhuận nộp lại công ty…Dựa vào các chỉ tiêu đó, các đơn vị này sẽ
xây dựng các chỉ tiêu thống kê cho kế hoạch chi tiết sản xuất, kinh doanh và nộp lại
cho công ty phê duyệt. Sau đó, các đơn vị này lập các kế hoạch cụ thể cho từng
tháng và gửi cho các phòng ban, phân xưởng tiến hành thực hiện.
Hiện tại, do công ty đã cổ phần hóa nên quy trình kế hoạch hoá của công ty
cũng có thay đổi: Công ty sẽ dựa vào báo cáo của các phòng ban chức năng về kết
quả bán hàng, tình hình tài chính, lao động…xây dựng kế hoạch cho năm tới, sau đó
công ty sẽ gửi các chỉ tiêu chủ yếu cho các đơn vị trực thuộc, tức là các bước sau
cũng tương tự như trong quy trình kế hoạch hoá trước cổ phần hoá, chỉ khác là công
ty không cần dựa trên yêu cầu của Tổng công ty để xây dựng kế hoạch cho năm tới.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
18