Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Chủ đích thực sự của mục tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.42 KB, 1 trang )

Chủ đích thực sự của mục tiêu
Hãy để tôi chia sẻ với bạn một ý tưởng lý thú. Giá trị thật sự của việc thiết lập
mục tiêu không nằm ở việc hoàn thành chúng. Việc đạt được những thứ bạn
muốn thực sự chỉ thuộc vào hàng thứ hai.
Lý do thực sự của việc thiết lập mục tiêu là để thu hút bạn trở thành người có đủ các
phẩm chất cần thiết để hoàn thành chúng. Hãy để tôi giải thích:
Bạn nghĩ điều gì là giá trị nhất khi bạn trở thành triệu phú? Đó có phải là hàng triệu đôla?
Tôi không nghĩ vậy. Không giá trị lớn nhất nằm trong kỹ năng, kiến thức, kỷ luật, phẩm
chất lãnh đạo mà bạn sẽ phát triển trong quá trình đạt đến địa vị cao. Đó là kinh nghiệm
bạn sẽ đạt được trong việc hoạch định và phát triển các chiến lược. Đó là sức mạnh bên
trong, bạn sẽ phát triển để có đủ dũng cảm, sự cam kết và quyết tâm nhằm có được một
triệu đôla.
Nếu tặng một triệu đôla cho ai đó không có thái độ của một triệu phú thì người đó rất có
thể sẽ đánh mất nó. Tuy nhiên khi lấy mất tất cả sự giàu có từ một triệu phú thật sự thì rất
nhanh người đó sẽ tạo nên một gia tài mới. Tại sao? Vì những người đã đạt được vị trí
triệu phú đã phát triển những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để nhân bản quá trình
này thành nhiều lần.
Như bạn có thể thấy, khi một ai đó trở thành triệu phú, điều ít ý nghĩa nhất là những gì họ
có. Điều quan trọng nhất là những gì họ đã trở thành.
Đây là câu hỏi bạn nên dành thời gian suy nghĩ kỹ càng. Kiểu người như bạn muốn trở
thành để có được tất cả những thứ bạn muốn? Thực tế, tại sao không viết một vài suy
nghĩ về vấn đề này trong sổ tay hay sổ công tác. Viết ra những loại kỹ năng mà bạn cần
phải phát triển và kiến thức bạn cần có. Câu trả lời sẽ mang lại cho bạn vài mục tiêu mới
cho sự phát triển cá nhân.
Hãy ghi nhớ quy tắc này: Thu nhập hiếm khi vượt ngoài sự phát triển cá nhân. Đó là lý
do tại sao chúng ta phải tự kiểm tra chính mình.
Tôi thường nhìn vào cuộc sống của chính mình và hỏi: “Ờ, đây là những gì ta muốn
nhưng liệu ta có muốn trở thành kiểu người như thế không? Nếu tôi quá lười biếng, nếu
tôi không muốn học, đọc, nghiên cứu và phát triển để trở thành những gì mà tôi phải trở
thành thì tôi không thể kỳ vọng vào việc thu hút những gì tôi cần. Giờ đây khi đối mặt
với sự lựa chọn, tôi phải quyết định hoặc thay đổi chính mình hoặc là thay đổi những thứ


tôi muốn.

×