Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Câu hỏi ôn tập môn văn hóa các dtvn 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.84 KB, 22 trang )

CÂU HỎI ƠN TẬP
MƠN VĂN HĨA CÁC DÂN TỘC VN
LỚP VNH 2018. 4 TÍN CHỈ
Câu 1 : Theo anh (chị) yếu tố nào mang đặc trưng trong văn hóa của người
Việt. Hãy phân đặc điểm của thiết chế dòng họ của người Việt.
Trước hết cần phải phân biệt họ( tông tộc, tức một đơn vị huyết thống lớn, là
tập hợp các gia đình có chung một ơng tổ) với tên họ( có nhiều người mang họ
Nguyễn, họ Lê,... chỉ là sự trùng tên họ, không cùng huyết thống hay ông tổ).
Trên thực tế, có nhiều trường hợp tên họ khơng đồng nghĩa với huyết thống, do
đổi họ vì những lý do sau đây:
 Một người làm con nuôi một người nào đó, hoặc người ngụ cư tại một
làng thường phải nhận làm con ni một vị chức dịch,kỳ mục có uy
quyền trong làng để khỏi bị dân chính cư chèn ép và nhanh được chuyển
thành dân chính cư.
 Trong họ có nhiều người phạm trọng tội, người trong họ phải đổi họ để
tránh bị tru di, trả thù,..
 Do trùng với tên của vua, hoàng hậu, trùng với miếu hiệu của vua.
Chẳng hạn, họ Hoa vì trùng tên với bà Hồ Thị Hoa( mẹ vua Thiệu Trị)
phải đổi thành họ Văn;...
 Do vua bắt đổi
Họ của người Việt được tổ chức theo hai nguyên tắc cơ bản:
 Nguyên tắc trưởng- đích: ngơi trưởng( trưởng họ, trưởng chi, hoặc con
trưởng trong gia đình) và ngành đích( con của người vợ cả) mang tính
cha truyền con nối, là đại diện chính thứccuar gia đình, dịng họ trên các
phương diện. Trường hợp ngành trưởng và ngành đích khơng có con trai
hoặc có nhưng không đảm đương được nhiệm vụ, ngành thứ mới được
thay thế
 Nguyên tắc cửu tộc( 9 đời): lấy một người nam giới làm “ mốc”(Êgơ)
thì trên đời có 4 người là Cao( tiếng Việt là Kỵ)- Tằng(Cụ)- Tổ ( Ông)Phụ( cha) và dưới người có 4 đời: Tử (Con)-Tơn ( cháu)- Tằng
tôn( Chắt)- Huyền tôn( Chút). Tất cả mọi đều được sinh ra từ cụ tổ đến
đời thứ chín đều được coi như có quan hệ thân thuộc về dịng máu, nên


phải cư xử với nhau trên tinh thần “ Giọt máu đào hơn ao nước lã”. Con
cháu trong phạm vi chín đời về ngun tắc khơng được kết hơn với
nhau.
Mỗi họ có hội đồng gia tộc điều hành, gốm trưởng tộc, các trưởng chi và
những người già am hiểu, có uy tín
Họ người Việt tuy khơng cịn là đơn vị kinh tế song sức cố kết rất lớn về tâm


lý và tình cảm,nhờ ý thức chung về cội nguồn, được củng cố bởi mộ tổ, gia
phả, nhà thờ họ, ngày giỗ tạo ra tâm lý gắn kết dòng họ. Ý thức, tâm lý cố kết
này mang nhiều ý nghĩa tích cự, giúp cho người trong họ giúp đỡ nhau khi gặp
khó khăn, hoạn nạo, có cơng to việc lớn, trong đó tổ chức khai hoang, phát
triển sản xuất, khuyến học, đánh giặc, cả hoạt động đánh giặc sau này. Song ý
thức, tâm lý cục bộ dòng họ, sự đố ký và mâu thuẫn giữa các cặp dòng họ
trong làng. Ngày nay, các ảnh hưởng tiêu cực này vẫn còn rất đậm nét.
Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm các tộc người ở Việt Nam. Theo anh
(chị) đặc điểm nào đóng vai trị quan trọng nhất ? Vì sao?
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau đây:
1. Về dân số
Đặc điểm nổi bật là các tộc người có sự chênh lệch lớn về số lượng dân cư.
Chênh lệch giữa người Việt và các tộc người thiểu số; người Việt chiếm 85,7%
dân số cả nước, trong khi 53 tộc thiểu số chỉ chiếm 14,3%( dân số năm 2009)
Trong đó 53 dân tộc thiểu số, 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu là người: Tày,
Thái, Mường. Mông, Khmer, Nùng; 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người,
trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất(428 người). Địa bàn sinh sống
chủ yếu của người dân tộc thiểu số là vùng trung du và miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên.
Chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng: trong khi phần lớn các tỉnh miền núi
chỉ có mật độ dân số bình quân trên dưới 100 người/1 km2, thậm chí có những
tính chỉ vài chúc người thì ở vùng đồng bằng, cư dân tập đông đúc nhất.

Chênh lệch giữa nông thôn và đô thị: không chỉ ở các tỉnh đồng bằng mà ở các
tỉnh miền núi cũng có sự chênh lệch giữa hai khu vực. Dân cư tập trung đơng
đúc tại các đơ thị, trong đó có 18 thành phố miền núi là: Điện Biên Phủ, Sơn
La, Yên Bái, Lào Cai, Hịa Bình,...
Ảnh hường của chênh lệch về dân cư
 Về kinh tế-xã hội” gây khó khăn trong bố trí cơ cấu kinh tế, đào tạo và
bố trí nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế-xã hội ở miền núi và vùng
các tộc người thiểu số, nhất là các tộc có dân số q ít
 Về văn hóa- xã hội: vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa bị “đói văn hóa”.
Đối mặt với nguy cơ mai một văn hóa,vùng có nhiều tộc người sống đan
xen dễ xảy ra hiện tượng văn háo của các tộc người có dân số ít bị hịa
vào văn hóa của nhóm đơng hơn.
2. Về tính chất cư trú
Đặc điểm nổi bật là các tộc người cư trú xen kẽ nhau, phân tán trên nhiều vùng
lãnh thổ, hình thành các vùng dân tộc


Trong 54 dân tộc, người Việt có địa bàn sinh sống đầu tiên và tập trung là
trung du, châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau chuyển đến sinh sôngs ở các
tỉnh đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhìn chung, địa bàn cư
trú của người Việt là một dải “ đậm đặc” riêng biệt từ trung du, đồng bằng Bắc
Bộ, vào đến đồng bằng Trung Bộ và Nam Bộ.
Trong khi đó, các tộc người thiểu số thường cư trú xen kẽ với nhiều tộc khác,
không có tộc nào cư trú trên lãnh thổ riêng, trong một khu vực rộng lớn, như
một tỉnh hoặc rộng hơn. Vì thế, có tỉnh, huyện có đến hàng chục tộc.
Gắn với sự cư trú đan xen là việc hình thành các vùng tộc người, mỗi vùng có
nhiều tộc sinh sống, phần lớn các vùng có 1-2 tộc có trình độ phát triển kinh
tế-xã hội-văn hóa cao hơn đóng vai trị làm “ trung tâm điểm”, tức các tộc có
ảnh hưởng tương đối tồn diện ở trong vùng. Có thể kể ra các vùng tộc người
lớn là:

 Vùng Tây Bắc: có 25 tộc, trong đó người Thái và người Mường đóng
vai trị “ trung tâm điểm”
 Vùng Đơng Bắc: có 15 tộc. Người Tày và Nùng giữ vai trò là “ trung
tâm điểm”
 Miền núi Thanh- Nghệ: có 8 tộc sinh sống, trong đó người Thái và
người Mường đóng vai trị “ trung tâm điểm”
 Vùng Trường Sơn có 21 tộc, khơng có tộc nào giữ vai trị trung tâm
điểm, do đây là vùng bị chia cắt mạnh về địa hình, lịch sử tộc người
 Vùng Tây Nguyên có 29 tộc, tộc người trung tâm điểm tùy thuộc từng
tỉnh
 Vùng duyên hải Trung và Nam Trung Bộ là nơi cộng cư của các tộc:
Khơ-me, Chăm, Hoa và Viêt,..
Trong mỗi vùng lại có các “ tiểu vùng” và nhiều tộc người cùng sinh sống xen
kẽ nhau, trong đó có một tộc người giữ vai trị “ trung tâm điểm:, tộc người
này có thể trùng hoặc không trùng với tộc trung tâm điểm của cả vùng.
Khi xét tới vai trò "trung tâm điểm" của một tộc người tại một vùng hay tiểu
vùng là xét đến các yếu tố:
 Có dân số đơng hơn, nổi trội.
 Có trình độ phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa cao hơn.
 Tiếng nói được sử dụng nhiều hơn trong giao tiếp thường ngày, thậm chí
cả trong các cơng sở ngồi thời gian hành chính.
 Lực lượng cán bộ đông hơn, nắm giữ được nhiều vị trí then chốt trong
hệ thống chính trị các cấp.
 Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các tộc khác trong vùng.
2. 2. Ảnh hưởng của cư trú xen kẽ


Đối với du lịch: sự đa dạng văn hóa do cư trú xen kẽ tạo điều kiện để
phát triển du lịch. Tuy nhiên, cư trú xen kẽ cũng có điểm khơng thuận là gây
khó khăn cho một số mặt:

- Việc quản lý xã hội: do các tộc người khác nhau về lối sống, phong tục
tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo, tâm lý, tính cách nên khơng tránh khỏi sự
khơng đồng thuận, thậm chí cả xích mích giữa một bộ phận cư dân một số tộc
ở một vài địa phương;
- Đối với văn hóa, cư trú xen kẽ dễ làm mai một văn hóa của các tộc
người có số dân ít, có trình độ phát triển kinh tế- xã hội thấp sống cạnh các tộc
người có dân số đơng, có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao hơn
3. Về địa bàn cư trú
Đặc điểm nổi bật về cư trú của các tộc người thiểu số ở nước ta là sống
tại những địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị-xã hội, an
ninh quốc phịng và mơi trường sinh thái.
Trong 53 tộc người thiểu số có 3 tộc cư trú tập trung tại đồng bằng
(Khơ-me, Hoa và Chăm), 50 tộc còn lại sinh sống tại vùng miền núi và trung
du, thuộc 12 tỉnh vùng cao và 9 tỉnh miền núi (1).
Ngồi ra cịn có các huyện, xã vùng cao của các tỉnh miền núi các
huyện, xã miền núi ở các tỉnh đồng bằng .
Địa bàn các tộc sinh sống có vị trí quan i thiểu có trọng chiến lược trên
tất cả các mặt: kinh tế, chính trị-xã hội, an ninh quốc phịng và mơi trường sinh
thái.
- Về kinh tế:
+ Ngoài đồng bằng (nơi cư trú của các tộc: Khơ-me, Hoa, Chăm-ngoài
người Việt), vùng các tộc người thiểu số cịn có rừng và biển là hai thế mạnh,
hai hướng phát triển kinh tế quan trọng của Việt Nam trong tương lai.
+ Vùng các tộc người thiểu số còn có các cửa khẩu để phát triển thương
mại; một số cửa khẩu đảm nhiệm chức năng ngoại giao. Đó là các cửa khẩu:
Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn), Lào Cai
(tỉnh Lào Cai), ...
- Về chính trị: các tộc người thiểu số có tính thực thà, dễ tin người nên dễ bị kẻ
xấu lợi dụng, bị kẻ địch kích động chính trị. Sự ổn định về chính trị-xã hội của
vùng các tộc người thiểu số và miền núi, nhất là vùng biên giới có ảnh hưởng

lớn đến đồng bằng, đến kinh đô (nay là thủ đơ), đến cả nước. Vì thế, thời
phong kiến, vùng các tộc người thiểu số và miền núi được coi là "nơi biên
viễn, đất phên dậu", các triều đại phong kiến đều có các chính sách, các giải
pháp để nắm và tạo ra sự ổn định chính trị cho vùng này để bảo vệ từ xa cho
vùng đồng bằng.


+ Thời Lý, các vua thường trao chức tước, gả con gái trong hoàng tộc
cho các tù trưởng miền núi, để ràng buộc họ cả về quan chức (chế độ "thổ
quan") và hôn nhân, thông qua họ để nắm các tộc người thiểu số.
+ Thời Trần trao chức tước, không gả cơng chúa (do nhà Trần thực hiện
"nội hơn dịng họ").
+ Thời Lê Sơ áp dụng biện pháp như nhà Lý và bắt đầu đặt chế độ “lưu
quan” (cử quan lại người Việt ở đồng bằng lên nhậm trị), thay thế dần các thổ
+ Thời Lê-Trịnh tăng cường đặt chế độ "lưu quan", thay thế thổ quan.
- Về an ninh quốc phịng (gắn chặt với vấn đề chính trị): vùng các tộc người
thiểu số sinh sống có đường biên giới đất liền, giáp với các nước láng giềng và
đường biên giới trên biển. Cả trên bộ và biển đều là đường tiến công xâm lược
của các thế lực phong kiến ngoại bang trước đây.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của cộng đồng các tộc người ở Việt
Nam, vùng miền núi và các tộc người thiểu số thường là nơi đầu tiên nổ ra các
cuộc khởi nghĩa (hoặc diễn ra các trận đánh mang tính quyết chiến chiến lược
(hoặc mở đầu các chiến dịch quyết chiến chiến lược
- Về môi trường sinh thái: vùng các tộc người thiểu số sinh sống đều có rừng
(rừng trên núi đất liền và rừng ven biển), giữ một vị trí quan trọng với mơi
trường, khơng chỉ với đồng bằng mà cịn với chính vùng miền núi.
4. Về nguồn gốc
Các tộc người có thời gian sinh tụ ở Việt Nam khác nhau.
Về nguồn gốc, có thể phân các tộc người thành các nhóm sau:
- Các tộc người bản địa (tức cư trú từ xa xưa ở Việt Nam), như Việt, Mường,

Tày, Chăm, hầu hết các tộc người thuộc nhóm Ngơn ngữ Mơn / Khơ-me, một
bộ phận người Nùng. Các tộc người thuộc Ngôn ngữ Ma Lai- Đa Đảo tuy
khơng có nguồn gốc bản địa, song có mặt ở Việt Nam từ thời các Vua Hùng
dựng nước, nên cũng có thể coi là bản địa.
- Các tộc đến Việt Nam từ trước Công nguyên (khởi đầu chủ yếu là binh lính
xâm lược và các quan cai trị) đến đầu thế kỷ XX: người Hoa.
Các tộc đến Việt Nam vào thế kỷ VIII-XIII: người Lự, Thái, Nùng và một bộ
phận người Dao.
- Các tộc đến Việt Nam vào thế kỷ XVI trở đi: người Sán Diu, Dao...
Các tộc đến Việt Nam vào thế kỷ XVII- XIX: người Hmông, các tộc thuộc
ngơn ngữ Tạng-Miến.
Tuy có thời gian sinh sống ở Việt Nam khác nhau, song các tộc người
đều có truyền thống đồn kết gắn bó để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các tộc


người thiểu số có nguồn gốc bên ngồi đều coi Việt Nam là Tổ quốc thân yêu,
hình thành ý thức quốc gia dân tộc Việt Nam rất rõ nét.
Từ thời Hùng Vương, hai cộng đồng Lạc Việt (thuộc Ngôn ngữ ViệtMường) và u Việt (thuộc Ngôn ngữ Tày-Thái) cùng chung sức dựng nên Nhà
nước Văn Lang. Thế kỷ thứ III trước Cơng ngun. Trong hơn nghìn năm
"Bắc thuộc", nhân dân các tộc người thiểu số luôn sát cánh cùng người Việt
đấu tranh chống lại ách đơ hộ và đồng hóa của các thế lực phong kiến Hán tộc,
giành độc lập dân tộc vào đầu thế kỷ X.
Thời Lý (1009-1225), nhân dân các tộc Tày-Nùng vùng Đông Bắc dưới
sự lãnh đạo của các tù trưởng địa phương đã tích cực tham gia cuộc kháng
chiến chống Tống (năm 1075 –1076).
Thời Trần (1225-1400), các thủ lĩnh người Mường tham gia cuộc kháng
chiến chống giặc Nguyên- Mông lần thứ hai (năm 1285).
Đầu thế kỷ XV, sau khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh
xâm lược, người Mường, người Thái ở miền núi Thanh Hóa đã ủng hộ nghĩa
quân ngay từ buổi đầu. Sau 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa kết

thúc thắng lợi, vương triều Lê được thiết lập.
Cuối thế kỷ XVIII, nhân dân các tộc người thiểu số ở Bình Định, Quảng
Ngãi. góp phần vào việc lật đổ các thế lực phong kiến cát cứ, lập lại nền thống
nhất quốc gia.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhân dân các tộc Thái, Mường ở
Thanh Hóa đã tích cực tham gia các phong trào chống thực dân Pháp.
Trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng Tháng Tám
1945, nhân dân các tộc Tày- Nùng-Dao... ở vùng Việt Bắc góp cơng lớn vào
thắng lợi của cuộc Cách Tám 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Việt Bắc là chiến khu, nơi
đóng của Trung ương Đảng, Chính phủ-Bộ chỉ huy của cuộc kháng chiến.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), vùng Trường Sơn-Tây
Nguyên là địa bàn chiến lược,
5. Về trình độ phát triển
Các tộc người ở Việt Nam có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát
triển (hay phát triển khơng đều) và có xuất phát điểm thấp, do những nguyên
nhân chủ thể hiện ở các điểm sau:
5. 1. Chênh lệch phát triển về kinh tế, có thể chia nền kinh tế truyền
thống của các tộc thành các nhóm phát triển sau:
- Nhóm một là các tộc người làm ruộng nước thâm canh, có cơng
nghiệp, thủ cơng nghiệp và thương nghiệp phát triển như người Việt, Hoa,
Chăm.


- Nhóm hai là các tộc người làm ruộng nước thâm canh, có cơng nghiệp
(chủ yếu là thủ cơng nghiệp) và thương nghiệp: Tày, Nùng, Khơ-me và bộ
phận người Thái ở Nghệ An.
- Nhóm ba là các tộc người làm ruộng nước thâm canh, hầu như khơng
có cơng thương nghiệp: Mường, Thái, Lự.
- Nhóm bốn là đa số các tộc người ở Tây Bắc, Trường Sơn - Tây

Nguyên sống dựa vào kinh tế nương rẫy với năng suất thấp và bấp bênh (năm
được trâu, năm bán con), một số tộc cịn du canh du cư.
- Nhóm năm là một số tộc người gần đây còn sống chủ yếu bằng hái
lượm, săn bắt và săn bắn: người La Hủ, một bộ phận người Chứt.
Dù có những khác biệt về trình độ phát triển giữa các nhóm, song nhìn
chung, nền kinh tế truyền thống của các tộc người ở nước ta đều mang những
đặc điểm chung sau:
- Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, trong đó trồng trọt là chủ đạo,
chăn ni nhỏ bé và phụ thuộc chặt vào trồng trọt.
- Thủ công nghiệp là bộ phận gắn chặt với nông nghiệp; nghề thủ công
của phần lớn các tộc người thiểu số là thủ cơng gia đình.
- Trừ người Việt và người Hoa, cịn hầu hết các tộc người thiểu số
khơng chủ động về thương nghiệp, chỉ có số ít cư dân của một số tộc sống tại
những vùng cửa khẩu biên giới, hoặc các trục đường giao thơng lớn có điều
kiện để phát triển thương nghiệp.
- Sản xuất dựa trên lao động thủ công và kỹ thuật cơ bắp, vốn tri thức
kinh nghiệm và gia truyền, khơng có khoa học kỹ thuật hỗ trợ, nên năng suất
cây trồng, vật nuôi thấp và bấp bênh, phụ thuộc nặng nề vào thiên nhiên.
- Là nền sản xuất mang nặng tính tự nhiên, tự cấp tự túc, không tạo ra sự
phân công lao động triệt để giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp thủ
cơng nghiệp và thương nghiệp nên khó tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa.
Phần lớn các đặc điểm về kinh tế trên đây ảnh hưởng lớn, theo hướng là
trở lực đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
5. 2. Chênh lệch phát triển về xã hội, có thể chia xã hội truyền thống của
các tộc thành các nhóm phát triển sau:
- Nhóm một là các tộc người đã phân hóa giai cấp, có nhà nước hoặc
từng có nhà nước trong lịch sử như: Việt, Hoa, Chăm, Khơ-me, Tày.
- Nhóm hai là các tộc người có tổ chức xã hội mang dáng dấp một nhà
nước: Mường, Thái.
- Nhóm ba là các tộc người đã phân hóa giai cấp: Nùng, nhóm Sán Chí

của tộc Sán Chay.


- Nhóm bốn là các tộc người mới manh nha có giai cấp: Gia-rai, Ba-na,
Ê-đê, Sán Dìu, nhóm Cao Lan của tộc Sán Chay, Hmơng. Tuy nhiên, sự phân
hóa giai cấp của các tộc chủ yếu dựa vào quyền lực chính trị cộng đồng, khơng
phải dựa trên cơ sở của phát triển kinh tế.
- Nhóm thứ năm, chiếm đa số các tộc người, xã hội mới phân hóa giàu
nghèo, chưa hình thành giai cấp. Một số tộc cịn những tàn tích của xã hội
nguyên thủy, như chế độ mẫu hệ (người Ê-đê, Gia- rai, Mnông, Chăm, Ra-glai,
Cơ-tu, Chu- ru); hay chế độ song hệ (người Xê-đăng, Giẻ-Triêng) hoặc đang
chuyển từ chế độ song hệ sang phụ hệ (người Co, Chợ- ro, Rơ măm).
Mặc dù có sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nhóm, song nhìn
chung, xã hội truyền thống của các tộc người ở Việt Nam đều mang những đặc
điểm chung sau:
- Cư dân sống theo làng là đơn vị tụ cư cơ bản, kết hợp chặt chẽ giữa
quan hệ láng giềng với quan hệ huyết thống, mang tính tự quản và tính cộng
đồng rất cao, là cơ sở xã hội của mỗi tộc người.
- Vị trí của già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ được đề cao trong
đời sống cộng đồng,
- Phong tục tập quán, luật tục giữ vai trị quan trọng, là cơng cụ chính để
quản lý đời sống cộng đồng, hay xã hội truyền thống của hầu hết các tộc người
được quản lý bằng phong tục, luật tục cùng một số phương tiện khác.
6. Về văn hóa
Đặc điểm nổi bật là mỗi tộc người dù có dân số đơng hay ít, trình độ phát triển
kinh tế-xã hội cao hay thấp đều có nền văn hóa riêng, với những nét độc đáo
riêng, hợp thành nền văn hóa Việt Nam đa sắc thái.
Nét riêng về nền văn hóa của mỗi tộc người thể hiện ở các mặt:
- Các yếu tố vật thể (kết cấu làng bản, nhà cửa, y phục, ẩm thực, đồ ăn thức
đựng, ..v. v.).

- Các yếu tố phi vật thể, gồm nền văn học dân gian (một số tộc người có nền
văn học viết; nền âm nhạc dân gian; nền nghệ thuật dân gian; các phong tục tập
quán liên quan đến chu trình đời người, đến gia đình, làng bản; các luật tục liên
quan đến các ứng xử xã hội;...
7. Những vấn đề mới trong đời sống các tộc người ở Việt Nam hiện nay
Trước hết là sự trỗi dậy của ý thức tộc người ở một số nhóm địa phương trong
nhiều tộc người, tức xu hướng muốn tách ra thành tộc người riêng, vừa để
khẳng định vị thế của các cộng đồng đó trong bức tranh tộc người ở nước ta,


vừa muón được bảo đảm thêm các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục.
Thứ hai là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng phân ly, ly khai,đi
ngược với lợi ích tộc người và lợi ích quốc gia.
Thứ ba là sự gia tăng khoảng cách phát triển giữa các dân tộc thiểu số và người
Việt, giữa các nhóm thiểu số với nhau; sự gia tăng khoảng cách phát triển và
bất bình đẳng giữa nơng thôn với thành thị, giữa một bộ phận cán bộ có chức
quyền với cơng chức viên chức bình thường, với công nhân lao động và nông
dân
Thứ tư là sự gia tăng các mối quan hệ tộc người xuyên biên giới và xuyên quốc
gia trên tất cả các mặt
Thứ năm là những thách thức trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa các tộc người
do tác động của cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, của tồn cầu hóa, do tâm lý
tự ty,...
Thứ sáu là sự xuất hiện sự liên kết tộc người theo tôn giáo,
Thứ bảy là mâu thuẫn và xung đột dân tộc diễn ra ở một số địa phương chủ
yêu về đất đai.

Câu 3: Anh chị hãy phân tích đặc trưng trong văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần của người Khơ – me ở vùng Nam Bộ.


Người Khơ- me tạo ra hệ thống lịch riêng. Trong tiếng Khơ- me, có các từ
riêng chỉ tháng ( khe) theo lịch âm( của đồng bào), lịch dương, tuần lễ. Các
tháng theo lịch Khơ- me lần lượt có tên gọi là: Khe Míkésê (tháng Giêng),khe
Bốs (tháng Hai), khe Mýsak ( tháng Ba), khe Focun ( tháng Tư), khe Chét
( tháng Năm), khe Písác ( tháng Sáu), khe Chês ( tháng Bảy),...Các tháng của
lịch Khơ- me sớm hơn lịch người Việt hai tháng và với lịch Dương một tháng.
Ví dụ thánh Chét ( tháng Năm- tháng có Tết năm mới Chơn Chnam Thmây) là
tháng tư Dương lịch và tháng Ba theo lịch của người Việt).
Sinh sống lâu đời tại vùng đồng bằng Nam Bộ, người Khơ- me đã tạo ra nền
văn hóa riêng rõ nét. Do mộ đạo Phật( chủ yếu là dòng Tiểu thừa) nên người
Khơ-me đã tạo ra một hệ thống chùa( trước giải phỏng 1975 có đến trên 400
ngôi chùa). Chùa không chỉ là nơi thờ Phật( chỉ thờ phật Thích ca, chứ khơng
thờ đa Phật như chùa ở ngồi Bắc); mà cịn là nơi quản lý nhân khẩu, bàn bạc
các công việc và tổ chức các sinh hoạt của cộng đồng, nơi tiếp khách và là
trường học ở nông thôn. Trẻ em Khơ- me đến tuổi đi học thường vào chùa học
và tu một thời gian rồi mới ra lập nghiệp. Mỗi chùa có ban quản trị riêng gồm
sư cả, 2 sư phó, 10 ơng luật (những nam giới ở tuổi trung niên, đã xuất tu, có
uy tín trong phum). Ban quản trị chùa thay mặt sự trơng nom chùa, quản lý tài
chính, lo tu bổ chùa, mua sắm đồ thờ. Nhiều chùa có thư viện riêng, nghĩa


trang riêng cho các tín đồ của chùa. Sư ở đây cũng nam giới Khơ- me khi đi tu
chỉ phải kiêng ăn mặn từ 12 giờ trưa hôm trước đến 6h sáng hôm sau, song
được uống sữa. Các đồ mặn phải là đồ do các tín đồ của chùa dâng lên, sư và
người đi tu khơng được chê, vì đó là thành quả lao động của tín đồ. Sư cũng
như người đi tu khơng được sát sinh.
Người Khơ- me có tục thờ tổ tiên, song điều đặc biệt là phần lớn các gd khơng
đặt hoặc đặt ít bàn thờ tổ tiên trong nhà, vì lễ cúng tổ tiên thường diễn ra ở
chùa là chính. Nơi trang trọng nhất trong nhà thường là bàn thờ Phật.

Ngồi đạo Phật, người Khơ-me có nhiều hình thức tín ngưỡng truyền thống.
 Tín ngưỡng tơ tem, thờ rồng do đồng bào sinh sống trên vùng đất sơng
nước, nhiều sình lầy( mơ típ rồng thường được gắn với trên nóc chùa,
nóc đền đình)
 Các thần bảo hộ có acrắck( thần bảo hộ dịng họ, gia đình, một khu đất,
khu rừng) và anéktà ( thần bảo hộ của xóm, giống như thổ địa). Đáng
lưu ý là arắk được thừa kế theo dịng nữ
 Tín ngưỡng nơng nghiệp có lễ cầu mưa vào dịp đầu năm mới, khi mùa
mưa sắp đến, lễ cúng thần ruộng, thần mục súc ( để xua đuổi các lồi
thú, cơn trùng làm hại cây trồng), cúng hồn lúa khi gặt về.
Về phong tục( gắn với lễ tiết và tín ngưỡng), trong một năm người Khơ-me có
ba lễ tiết quan trọng nhất:
 Lễ mừng năm mới vào tháng ba ngày 14,15,16 của tháng Chét. Ngồi lễ
cúng gia tiên ở các gia đình, có các lễ thức chung của cộng đồng ở chùa
theo trình tự sau:
 Ngày đầu: từ sáng sớm( hoặc từ chiều hôm trước), mọi người tắm
rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới đẹp, mang theo lễ vật lên chùa để
làm lễ rước lịch mới ( giống như đón vị đương niên hành khiển
của người Việt). Dân làng xếp hàng đi ba vòng quanh chính diện
của chùa, có Acha ( người đàn ơng đứng tuổi, am hiểu phong tục,
có uy tín) dẫn đầu để mừng năm mới và xem năm mới tốt hay
xấu. Sau đó có các trị chơi dân gian.
 Ngày thứ hai: các tín đồ dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư.
Trước khi ăn, các sư tụng kinh, làm lễ tạ ơn những người đã làm
ra lương thực, thực phẩm. Ăn xong, sư lại tụng kinh cầu phúc cho
các tín đồ. Sau lễ này, dân làng tổ chức đắp núi cát, núi lúa quanh
chính diện để cầu cho một năm mới được may mắn.
 Ngày thứ ba: sau khi dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư, các tín
đồ mang nước thơm đến bàn thờ làm lễ tắm cho Phật, tắm cho
các vị sư cao niên. Sau đó, mọi người về nhà làm lễ tạ lỗi, tẩy bỏ

bụi trần bằng cách dâng bánh trái và tắm cho các bậc ơng bà cha
mẹ có tuổi. Nhiều gia đình tổ chức đắp mộ cho người thân và


mời sư đến làm lễ cầu siêu.
 Lễ cúng tổ tiên từ 29 tháng Tám đến mồng 1 tháng 9.
 Lễ cúng trăng( lễ nuốt cốm) vào tối ngày rằm tháng Mười- ngang với
rằm tháng Tám của người Việt mục đích của lễ này là lễ cầu được mùa.
Lễ được tổ chức tại sân chùa, sân nhà hay bãi đất trống để có thể thuận
tiện ngắm trăng. Trước khi trăng lên, dân làng đào lỗ để cắm hai thanh
tre cạnh nhau khoảng 3 mét để tạo thành một chiếc cổng. Dưới cổng đặt
một chiếc bàn, bên trên bàn bày một số đồ cúng gồm: cốm, khoai lang,
khoai môn, dừa tươi, chuối, bánh kẹo, ấm trà. Khi trăng lên đến đỉnh
đầu, cử người lớn tuổi, có đức độ, uy tín cúng tạ trăng đã phù hộ cho
thời tiết thuận lợi, nhà nhà no đủ, phum sóc yên vui. Trong khi lễ cúng
diễn ra, trẻ em trong xóm tụ tập đợi được ăn bánh kẹo, hoa quả. Sau lễ
cúng, trẻ em xếp thành hàng trước bàn lễ. Người lớn lấy các đồ cúng
một thứ một ít, đút vào miệng trẻ,. Trẻ chỉ được ngậm các đồ đó, khơng
được nuốt. Khi các đồ cúng được đút vào đầy miệng thì miệng đứa trẻ
đã cứng lại. Người chủ lễ đấm nhẹ vào lưng đứa trẻ ba cái và hỏi năm
nay muốn gì. Vì thức ăn đầy miệng nên đứa trẻ sẽ phát âm không rõ, tạo
ra những trận cười cho người lớn, song căn cứ vào lời của những đứa trẻ
phát âm không rõ sẽ dự đoán được vụ mùa năm sau và tương lai của đứa
trẻ. Việc đút lễ này còn tượng trưng cho việc mọi người đã nhận được
lộc của thần mặt trăng.
Cũng trong dịp này, người Khơ-me có tục thả đèn bay( thể hiện tục thờ
trăng), thả bè chuối gắn đèn trên sông, đua ghe ngo hay đua thuyền( thể
hiện tục cầu nước). Ghe ngo là loại thuyền độc mộc, dài 25-30 mét,
rộng1-1,4 mét, mỗi thuyền có 40-60 người bơi. Một số vùng có tục đua
bị.

Về văn hóa dân gian:
 Người Khơ-me có một kho tàng văn học dân gian phong phú gồm
truyện kể( truyện cổ tích,thần thoại, ngụ ngơn, truyện cười), các
câu tục ngữ, châm ngôn đúc kết các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Bên cạnh đó, văn học viết cũng khá phát triển.
 Nghệ thuật điêu khắc, tạo hình nổi bật với kiến trúc chùa( ba cấp
mái) và trang trí ở chùa, trang trí tượng; nguồn tranh dân gian với
màu sắc sặc sỡ gắn với các tích của đạo Phật.
 Âm nhạc Khơ-me thường gắn với sinh hoạt ca múa và sân khâu;
các nhạc cụ có dàn nhạc dây dùng trong các dịp vui; các đàn
chiêng; trống vỗ,... Nguồn dân ca gắn với các điệu múa khá phong
phú. Các điệu múa có thể diễn tả tình cảm, dùng trong đám cưới,
cúng tế.


Câu 4 : Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm kinh tế truyền thống của người Việt.
Ngành kinh tế nào đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của người Việt? Vì
sao?
1. Nông nghiệp
Người Việt sớm chọn nông nghiệp làm cơ sở kinh tế chính, trong đó trồng trọt
ruộng nước là chủ đạo, được bổ sung bằng một số loại hoa màu. Nền nơng
nghiệp của người Việt có các đặc điểm nổi bật:
 Duy trì trên cơ sở lịch mặt trăng và được thực hiện trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới gió màu, coi trọng yếu tố thì (thời vụ ): “ Nhất thì nhì
thục”, chi phối tồn bộ lịch trình canh tác. Mội năm được chia làm 24
tiết, mỗi tiết ứng với một đặc điểm của thời tiết, khí hậu và một khâu
canh tác buộc phải tuân thủ, nếu không thực hiện canh tác đúng sẽ ảnh
hưởng xấu đến năng suất cây trồng
 Đạt đến trình độ thâm canh cao so với các tộc người làm ruộng nước
khác, trong đó, coi trọng các khâu canh tác cơ bản: nước- phân-cầngiống, đồng thời yếu tố “thì” cũng rất coi trọng

 Trải qua nhiều công đoạn sản xuất: làm đất;gieo mạ,be bờ,cấy, chăm
sóc,thu hoạch. Tất cả các khâu này đều diễn ra trong điều kiện thời tiết
rất khắc nghiệt, vụ chiêm phải lội xuống ruộng sâu để cấy lúa trong điều
kiện rét tháng Một, Chạp cắt da; khi gặt phải dầm mình trong cái nóng
nung người của nắng đầu mùa tháng Tư dội xuống đồng nước. Vụ mùa
phải lội xuống đồng cày cấy giữa cái nắng tháng Sáu gay gắt nhất trong
năm; đén tháng Mười phải gặt lúa khi tiết trời đã chuyển sang giá lạnh
Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở về nước, phần lớn diện tích đồng
ruộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chỉ cấy được một vụ mùa hoặc
một vụ chiêm với năng suất thấp và bấp bênh. Nhìn chung, một thời gian
dài hàng nghìn năm thời phog kiến và đến cuối những năm80 của thế kỷ
XIX, người Việt ở Bắc Bộ khơng đảm bảo an ninh lương thực
Trong khi đó, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, đất đai rộng rãi, bằng
phẳng, màu mỡ nên việc cấy trồng theo lối quảng canh.
Từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, công cuộc làm thủy lợi cải tạo đồng
ruộng được đẩy mạnh làm cho phần lớn diện tích ở khắp các vùng đã
chủ động gieo trông ba vụ cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật làm cho nông nghiệp của người Việt có những đột biến, năng
suất lúa đạt bình quân trên 80 tạ trở lên trên một ha gieo trồng hai vụ;
sản lượng lúa hàng năm thường xuyên đạt trên dưới 40 triệu tấn, xuất
khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới ( trên dưới6 triệu tấn/ năm)
Chăn nuôi truyền thống của người Việt gồm các loại gia súc, gia cầm, song
quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu theo gia đình và phụ thuộc chặt vào trồng trọt.


Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, chăn nuôi đã phát triển thành
ngành chính, tương xứng với trồng trọt với hướng sản xuất hàng hóa,
quy mơ, ngày càng được mở rộng
2. Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp của người Việt khá phát triển với nhiều nghề: chế biến lương

thực- thực phẩm, dệt và may mặc, gốm,... tạo ra một lượng lớn sản phẩm đáp
ứng được yêu cầu cho cuộc sống của các tầng lớp xã hội, hình thành nhiều
làng nghề thủ công chuyên nghiệp như gốm Bát Tràng, dệt Vạn Phúc, làm nón
làng Chng,... Tuy nhiên, thủ cơng nghiệp vẫn chỉ là một bộ phận gắn chặt
với nông nghiệp. Số làng nghề không nhiều và sản xuất phụ thuộc rất nhiều
vào nông nghiệp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản xuất
3. Thương nghiệp
Thương nghiệp truyền thống của người Việt nhìn chung khơng phát triển,
trước hết do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo coi nghề buôn là “ mạt nghệ”
( nghề ngọn, vì nơng nghiệp mới được coi là “ nghề gốc”) và thương nhân là
tầng lớp cuối cùng trong “ tứ dân” (sĩ-nơng-cơng-thương). Trong thương
nghiệp thì nội thương là chủ yếu, thông qua hệ thống chợ làng và luồng buôn
bán tiểu thương do những người phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn đi buôn quanh
các chợ để lấy thêm thu nhập cho gia đình, số người có cửa hiệu bn ở thành
phố khơng nhiều, nên hình thành các trung tâm thương nghiệp lớn. Trong một
vùng 5-10 làng có một vài chợ, các chợ họp luân phiên nhau tạo thành vịng
trịn khép kín 5 ngày một, để ngày nào cũng có chợ họp cho các dân làng trao
đổi sản phẩm với nhau.
Do kỹ thuật vượt biển kém, do yêu cầu bảo vệ an ninh đường biển và biên giới
đất liền và do Nhà nước nắm độc quyền trong buôn bán với nước ngồi, người
dân khơng có quyền tự do buôn bán, nên trong nền kinh tế truyền thống của
người Việt ngoại thương không phát triển thành một ngành mũi nhọn chỉ mang
tính “ đơn tuyến” hay một chiều
Tóm lại, kinh tế truyền thống của người Việt tuy phát triển hơn các tộc người
thiểu số nhưng vẫn ở trình độ thấp, dựa trên cơ sở nơng nghiệp, trong đó
trồng trọt là chủ đạo.Có thể coi nền kinh tế đó như là một vườn cây, trong đó là
trồng trọt-nơng nghiệp là cây cổ thủ tỏa bóng rợp cho hết ánh sáng của các
cây- ngành khác, làm cho các cây ngành này chỉ là những cây leo bám quanh
cây cổ thụ, cố kết rất vững bền nhưng vươn lên rất chậm chạp.
Mặc dù có một số hạn chế, nhưng nền kinh tế của con người Việt phong phú

về ngành nghề, đem lại giá trị lớn nhất cho nền kinh tế của đất nước.
Nơng nghiệp là nền kinh tế chính ở Việt Nam vì một số lý do quan trọng sau:
Lịch sử và địa lý: Việt Nam có lịch sử lâu đời với nền nông nghiệp phát triển


từ thời cổ đại. Đất nước này có khí hậu thuận lợi và đa dạng địa hình, bao gồm
đồng bằng sơng Cửu Long, đồng bằng sơng Hồng, vùng núi phía Bắc, và các
vùng biển ven bờ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
và đa dạng hóa sản phẩm nơng sản.
Nguồn lao động: Nơng nghiệp tạo ra nhiều việc làm cho dân số Việt Nam, đặc
biệt là ở các vùng nông thôn. Một phần lớn dân số nông dân đã và đang tham
gia vào hoạt động nông nghiệp, từ canh tác, chăn nuôi đến thu hoạch và chế
biến nông sản. Việc nông nghiệp tạo cơ hội việc làm cho một số lớn người dân
và đóng góp vào giảm nghèo và phân bổ thu nhập.
Sản phẩm xuất khẩu: Nơng nghiệp Việt Nam đóng góp quan trọng vào xuất
khẩu và thương mại quốc tế. Các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, cao
su, hải sản, quả lựu, và nhiều loại cây trồng khác được sản xuất và xuất khẩu
rộng rãi. Nhờ đó, nơng nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn
thu ngoại tệ và cung cấp cho thị trường quốc tế.
Tính tự cung: Nơng nghiệp cung cấp nguồn thực phẩm và nguyên liệu quan
trọng cho nền kinh tế trong nước. Nó đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống và các
ngành công nghiệp khác. Điều này giúp giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và tăng
cường sự ổn định của nền kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là Việt Nam chỉ phụ thuộc vào nông
nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển hướng và phát triển các ngành
kinh

Câu 5: Anh (chị) hãy phân tích đặc trưng trong văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần của người Mường ở vùng Tây Bắc.

Văn hóa vật thể của người Mường được đúc kết bằng câu thành ngữ “ Cơm đồ,
nước vác, nhà gác, lợn thui, ngày lui,tháng tiến, trâu đeo mõ, chó leo thang, áo
một gang, quần một ống” thể hiện ở các yếu tố:
 Kết cấu làng xóm: làng thường dựng ở ven đồi, gần nguồn nước, gần
ruộng nước nhất
 Ngơi nhà sàn của người Mường khơng có quy mô lớn, kết cấu đẹp như
nhà của người Thái, song bố trí mặt bằng sinh hoạt theo chiều dọc và


chiều ngang nhà giống như nhà người Thái
 Bộ nữ phục, đặc biệt là chiếc váy, tai cạp váy có thêu các hoa văn giống
như hoa văn trên trống đồng Đơng Sơn, cho phép khằng định chủ nhân
của Văn hóa Đông Sơn, trống đồng Đông Sơn là tổ tiên của nhóm ViêtMường
Văn hóa phi vật thể của người Mường thể hiện ở các yếu tố:
 Nguồn văn học dân gian khá phong phú, gồm các trang cổ tích, thần
thoại; nguồn thơ tập trung về đề tài tình yêu nam nữ, về quá trình lập
mường; nguồn ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
 Các làn điệu dân ca( gắn với các nhạc cụ); các điệu múa các hình thức
hát đối đáp, diễn xướng( hát sắc bùa vào đầu năm mới)
 Người Mường giỏi sử dụng cồng chiêng, đâm đuống
 Về tín ngưỡng, người Mường coi trọng thờ tổ tiên., thờ ma mường, thờ
thành hồng làng, thờ cây( cây si,cây mía), thờ thú( rùa, khỉ); các dịng
họ có tục thờ tơ tem. Đặc biệt, đám tang của người Mường có lễ thức
làng mo và đọc mo( trước đây diễn ra trong 12 đêm) là những áng văn
vần với nội dung đưa hồn người chết về các mường khác nhau, thể hiện
quan niệm về một vũ trụ “ ba tầng, bốn thế giới”. Cụ thể là:
o Tầng trung tâm (Mường Pưa, mường bằng phẳng), có con người
sinh sống
o Tầng trên (mường trời, ở trên trời), ngăn cách với tầng trung tâm
bởi sông Khàng, bến Khạn

o Tầng dưới( thế giới âm) có hai mường: mường Pưa tín( ở bên đất)
và mường Vua Khú( bên nước)
Câu 6: Anh (chị) hãy so sánh sự khác nhau giữa làng của người Việt ở Bắc Bộ
với ấp của người Việt ở Nam bộ Phân tích cơ sở hình thành và đặc trưng trong
tính cách của người Việt ở Nam Bộ và người Việt ở Bắc Bộ.
Làng Bắc Bộ

Làng Nam Bộ

Hình thành do khai phá cộng đồng Hình thành do lưu dân(người tứ xứ)
(hoặc do tập thể cư dân, hoặc do Nhà khai phá với sự tổ chức của các điền
nước, quan lại đứng ra tổ chức)
chủ, của quan lại Nhà nước.
Hình thành sớm, trước khi Nhà nước
thiết lập các đơn vị hành chính cấp cơ
sở- xã nên có tính tự quản cao, tính
hành chính phải “nương” theo tính
qn.

Hình thành muộn, do công cuộc mở
đất của các chúa Nguyễn, cấp hành
chính cơ sở hình thành cùng với làng,
nên tính hành chính cao hơn tính tự
quản.

Tính cố kết chặt, quan hệ địa vực Cố kết lỏng lẻo, quan hệ chính cư-


nặng nề (phân biệt chính cư- ngụ cư), ngụ cư khơng rõ nét, khơng có hương
có hương ước

ước.
Kinh tế tự cấp tự túc, khép kín

Kinh tế hàng hóa, mở

Phân cực giai cấp xã hội thấp (5 giai Phân cực giai cấp rõ ràng, triệt để (chỉ
cấp kinh tế với sở hữu nhỏ và manh có các điền chủ với hàng trăm hàng
mún), “đẳng cấp” nổi trội
nghìn ha cho các tá điền lĩnh canh nộp
tơ)
Con người kín đáo, cục bộ, vun vén

Con người khoáng đạt, cởi mở (thể
hiện ở cách chi tiêu ăn uống), dễ hịa
nhập, ít cục bộ

Câu 7: Anh (chị) hãy phân tích nét đặc trưng trong văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần của người Thái ở vùng Tây Bắc.

Văn hóa vật thể của người Thái thể hiện trước hết ở kết cấu bản làng, bản.Bản
được dựng dưới chân các dải đồi thấp hoặc các gò đất cao, sát đồng lúa hoặc
ven các con suối. Nhà cửa trong bản dựng theo lối mật tập, cửa số chính nhìn
ra phía có ruộng nước gần nhất
Người Thái ở nhà sàn. Nhà của hai nhóm Thái có những đặc điểm phân biệt
như đã dẫn ở trên. Khi đến nhà người Thái khách cần lưu ý một số điểm:
 Nhà người Thái có hai cầu thang. Cầu thang chính ở phía gian
quản, tức ở phía đường lớn vào nhà, dành cho nam giới và khách;
cầu thnag phụ ở phía bếp, dành cho phụ nữ trong nhà
 Theo chiều ngang, mặt bằng sinh hoạt của ngôi ,nhà người Thái
được chia làm hai nửa: nửa phía cầu thang quản gọi là bên ngồi

dành cho nam giới; nửa về phía cầu thang bếp dành cho nữ giới.
Bố trí chỗ ngồi khi nói chuyện, ăn cơm, chỗ ngủ đều theo nguyên
tắc này. Trường hợp phụ nữ khi ngồi ăn cơm, nói chuyện ở nửa
bên ngồi cũng phải ngồi quay lưng về phía bếp.
 Theo chiều dọc, mặt bằng sinh hoạt của nhà người Thái được chia
làm hai nửa ( tính từ nóc nhà chiếu xuống mặt sàn): nửa về phía
cửa sổ chính gọi là bên trên, dành cho người cao tuổi, cao thức
trong xã hội; nửa về phía cầu thang( bên dưới) dành cho người ít
tuổi hơn và thấp chức hơn.
Trang phục người Thái có những nét riêng dễ nhận biết, thể hiện rõ nhất ở bộ
nữ phục( chiếc váy đen thêu hoa văn, chiếc khăn piêu)
Văn hóa vật chất của người Thái cịn thể hiện ở những bộ chăn đệm rất ấm
cúng do người từng gia đình tự làm. Mỗi gia đình dù nghèo đến mấy cũng có


một hai bộ chăn-đệm- gối dành riêng cho khách. Khi khơng có khách gia đình
lại phơi phóng kỹ và cất giữ cẩn thận. Đây là một tục thể hiện sự quý mến
khách mà dường như chỉ có ở người Thái. Người con gái Thái từ 15-16t đã
thành thạo việc dệt, khi về nhà chồng thường mang đủ số chăn đệm để biếu bố
mẹ chồng, thể hiện sự đảm đang, tài khéo và chu đáo của mình.
Về ăn người Thái trước đây ăn cơm nếp, nay chủ yếu ăn cơm tẻ. Khi ăn xôi,
người Thái lấy xôi từ giỏ tre nắm thành nắm rồi véo ra từng miếng nhỏ, chấm
với đĩa “ chéo”
Người Thái rất hiếu khách. Điều này được thể hiện qua bữa cơm đãi khách, rất
tinh tế mà khách đến dự cần lưu ý một số điểm:
 Khi có khách, dù khó khăn đến mấy, người Thái cũng cố gắng có một
con gà để đãi khách. Tất cả bộ phận con gà được bày ra thành từng đĩa,
chứ không chỉ bày một bộ phận nào đó. Khi trong mâm cơm khách có
các đĩa thịt gà, khách cần lưu ý khơng ăn chiếc đùi gà. Tim gan, lịng mề
của con gà được bày ra đĩa riêng nhưng thường ăn từ giữa bữa cơm trở

đi, vì quan niệm “ ở lâu mới biết lòng nhau”
 Trong khi ăn cơm, người Thái thường hay uống rượu. Khách dù không
quen uống rượu cũng phải cố gắng uống được hai chén đầu; từ chén thứ
ba trở đi có thể xin phép từ chối. Thường phải uống hết chén rượu thứ
hai, người Thái mới cầm đũa gắp thức ăn. Trong bữa ăn, người Thái
thường mời nhau rượu để chúc tụng nhau và tâm tình với nhau.
 Trong bữa ăn, nếu cần ra ngoài và vẫn quay trở lại ăn tiếp, người Thái
có tục để đũa ghếch lên bát hoặc đặt nằm dọc lên miệng bát; cịn nếu
khơng ăn nữa, thì đặt đũa nằm ngang bát cơm.
 Trong bữa ăn, nhất là khi nhà khách, ở những gia đình bố mẹ đã mất,
người chủ nhà thường rót hai chén rượu nhỏ đặt ở đầu mâm. Cạnh chỗ
chủ nhà ngồi. Hai chén này được gọi là rượu thờ để mời bố mẹ về để
chứng giám nhà có khách và phù hộ cho con cháu và cho khách. Hai
chén rượu không ai được động đến, kể khi mâm hết rượu. Chỉ khi mọi
người trong mâm không ai ăn uống nữa chủ nhà mới san rượu đó chia
cho mỗi người một chút để “ lấy lộc”
Văn hóa phi vật thể
Người Thái có các tác phẩm văn học viết bằng chữ Thái kể về quá trình thiên
di của tổ tiên vào Tây Bắc hay ngợi ca tình yêu; các bộ luật tục Thái và nguồn
truyện kể dân gian, ca dao tục ngữ.
Người Thái có nhiều làn điệu dân ca, gắn với các nhạc cụ, các điệu múa, các
hình thức diễn xướng.
Về tín ngưỡng, người Thái coi trọng thờ cúng tổ tiên, thờ tơ tem dịng họ, thờ
ma mường, ma bản, các nghi lễ nông nghiệp, quan niệm về mường trời.


Nhìn chung, trên cơ sở một nền nơng nghiệp ruộng nước trong thung lũng, một
thiết chế xã hội mường- bản, người Thái với dân số nổi trội đã tạo ra một nền
văn hóa với nhiều nét độc đáo. Có thể nói, văn hóa Thái là yếu tố nổi trội nhất
ở vùng Tây Bắc; hay nói đền vùng văn hóa Tây Bắc trước hết phải nói đến văn

hóa Thái.
Tuy nhiên, văn hóa Thái cũng chịu ảnh hưởng và tiếp thu nhiều yếu tố của văn
hóa các tộc người thuộc Ngơn ngữ Mơn/Khơ-me.

Câu 8: Căn cứ vào những tiêu chí nào để xác định một tộc người là “trung tâm
điểm” của một vùng văn hóa. Theo anh (chị) tộc người nào đóng vai trị “trung
tâm điểm” ở vùng Đơng Bắc. Hãy phân tích nét đặc trưng trong văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần của một tộc người tiêu biểu vùng Đơng Bắc.
Câu 9: Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
của người Chăm ở vùng duyên hải Trung và Nam Trung bộ.
Nét độc đáo nhất về phương diện vật thể trong văn hóa Chăm là các tháp
Chăm, tập trung nhiều ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
n, Khánh Hịa, Ninh Bình, Bình Thuận.
Về văn hóa tinh thần
Người Chăm có nguồn thần thoại, truyền thuyết về vũ trụ, về con người và
nguồn gốc tộc người; nguồn ca dao, tục ngữ, dân ca cũng rất phong phú. Bên
cạnh đó, văn học viết cũng khá phát triển gồm sách Thượng cổ sử, sấm thi, bi
ký,...
Vốn âm nhạc của người Chăm khá phong phú, gồm các bài hát, bài diễn xướng
lễ tại các lăng tháp; các làn điệu dân ca: ru con, đối đáp, hát lễ. Nhạc cụ có đàn
dây, kèn, trống một mặt da và trống hai da mặt.
Về tín ngưỡng, người Chăm dù theo Phật giáo hay Hồi giáo vẫn còn giữ được
nhiều yếu tố tín ngưỡng truyền thống, với mức độ khác nhau, tùy theo các
nhóm, các địa phương của các tơn giáo. Đó là tín ngưỡng đa thầm, tín ngưỡng
vạn vật hữu linh gắn với các tập tục, các kiêng kỵ. Một trong những kiêng kị
nổi bật bật là trong vườn, trong làng kiền trồng cây to có bóng râm, nhất là cây
đa, vì theo quan niệm là nơi trú ngự của các loại ma. Người Chăm còn bảo lưu
các nghi lễ nông nghiệp, do từng cộng đồng làng tổ chức như lễ khai mương
đắp đập, lễ xuống đồng, lễ mừng lúa non,.... Ngồi ra cịn có các nghi lễ liên
quan đến ngôi nhà, lễ cúng cơm mới ở từng gia đình...

Là cư dân theo chế độ mẫu hệ, người Chăm coi trọng việc thờ nữ thần. Đó là
Pơ- Nagar- Mẹ Xứ Sở là thân đã sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý, lúa
ngô và dạy người Chăm cách trồng trọt. Hình tượng Mẹ Thần được khắc, đắp
ở cửa ngoài và được thờ trong các lăng tháp.


Là cư dân thạo nghề đi biển, người Chăm còn coi trọng việc thờ cá voi. Theo
quan niệm của người Chăm, cá voi là hóa thân của Ja Chemeng Key-thơng
minh từ bé, học bùa phép cứu dân, trở thành cận thần của vua, rồi chết ở biển,
hóa thành thần sóng phù hộ cho người đi biển. Có thuyết cho đó là Cha ah Va,
đi học phép thuật, nơn nóng trở về nhà, không nghe lời thầy, bị thầy phạt, biến
thành cá voi trôi ra sông lớn, đổi tên thành thần sóng biển hoặc thành thiên
nga, cứu giúp người đi biển bị nạn.
Người Chăm có nhiều lễ thức và kiêng kỵ liên quan đến nghề đi biển, đến con
thuyền như lễ cúng thuyền, khi ăn cá không lật ngược con cá,...
Vùng Nam Trung Bộ, người Chăm cịn thờ vua Pơ Klơng Garai là vị vua
nhưng được tôn vinh là thần làm thủy lợi( xây đập nước ở Ninh Sơn thể kỷ
XII) và Pơrơmê( phát triển nơng nghiệp ở tỉnh Bình Thuận giữa thế kỷ( XVI).
Trong một năm, người Chăm có nhiều lễ lớn, ở nhóm theo Bà la mơn, lễ lớn
nhất là hội Ka tê, tổ chức vào ba ngày đầu vừa để đón năm mới, vừa để tưởng
nhớ tổ tiên, các anh hùng tiền nhân, tạ ơn các thần linh và cầu được mùa. Lễ
hội được tổ chức tại ba điểm: tháp Pô Klông, tháp Pôrômê và tháp Bà.
Câu 10: Theo anh (chị) tộc người nào đóng vai trị “trung tâm điểm” ở vùng
Trường Sơn – Tây Nguyên. Hãy phân tích đặc trưng trong văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của một tộc người tiêu biểu ở vùng văn hóa này.
Ê đê
Câu 11: Anh (chị) hãy so sánh sự khác nhau trong văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần của người Việt ở Bắc Bộ và người Việt ở vùng duyên hải Trung và
Nam Trung bộ.
Câu 12: Theo anh (chị) tộc người nào đóng vai trị “trung tâm điểm” ở vùng

Nam Bộ. Hãy phân tích nét đặc trưng trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần của người Hoa ở Nam Bộ.
Về văn hóa của người Hoa Nam Bộ có nhiều yếu tố đặc sắc.
 Về ẩm thực, thể hiện ở các món ăn đặc trưng như cơm chiên thập cẩm,
cháo, mì vằn thằn, bánh bao, coi trọng sử dụng gia vị, các loại chè uống.
 Về ở: người Hoa ở đô thị thường gắn nhà với cửa hàng: nhà hình ống,
phía ngồi là cửa hàng có treo biển dọc cánh tường, có khi treo thêm
chiếc đèn lồng, có phết giấy bóng, dán chữ. Trong cửa hàng bày tủ kính
sát tường, cao đến trần nhà; có bày hàng để bán; cịn hàng dự trữ thì để ở
trong kho hay trên gác. Cạnh quầy hàng có bộ ghế tràng kỷ để tiếp
khách. Góc nhà có khám thờ Quan Cơng hoặc Thần tài. Phía trong có
bàn ăn cơm. Phía sâu trong nhà là gian ngủ.
Văn hóa vật thể của người Hoa cịn thể hiện ở các ngơi qn. Đây là trụ sở


chung của từng cộng đồng người Hoa, vừa là nơi thờ Quan Công và Thiên
Hậu- hai nhân vật biểu tượng cho tinh thần Hán tộc. Ngồi ra, người Hoa cũng
có các ngơi chùa, đền và đình.
Về tín ngưỡng, người Hoa vùng Nam Bộ có tục thờ Tứ vị Thánh nương, thờ bà
Thiên Hậu, ... 108 anh em tử nạn trong q trình di cư đến Việt Nam; thờ ơng
Bổn ( giống như thổ địa của người Việt).
Về văn hóa tinh thần, người Hoa nổi tiếng với các loại hình sân khấu, lễ hội
hoa đăng, các điệu múa lân, múa sư tử,...
Một trong những đặc điểm của người Hoa là tính cộng đồng, tương trợ rất cao.
Những người cùng quê định cư trước luôn giúp đỡ những người mới đến và
những người có chí thú làm ăn nhưng đang gặp khó khăn; dành cho những
món tiền lãi để giúp người hoanh nạn. Người Hoa có ý chí quyết thắng, song
cũng có tính hiếu thắng, ngầm ngầm thực hiện các dự định; đặc biệt đi đâu
cũng tìm cách lấy lịng người có chức quyền, để tạo điều kiện cho việc làm ăn.
Câu 13: Anh (chị) hãy so sánh giống và khác nhau trong văn hóa vật chất và

tinh thần của người Ba Na và người Ê đê ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên.
Câu 14: Anh (chị) phân tích những đặc điểm trong tơn giáo và tín ngưỡng của
người Việt ở vùng Nam Bộ.
Văn hóa vật thể
Về ẩm thực
Ngồi một số món ăn Bắc, người Việt Nam Bộ tạo ra nhiều món ăn mới để
thích ứng với ăn uống trong điều kiện thiên nhiên của một vùng có nhiều kênh
rạch. Người Việt Nam Bộ ưu tiên dùng nguồn đạm thủy sản, kết hợp các loại
chim thú, các loại côn trùng.
Kỹ thuật chế biến thực phẩm có nấu, nướng, phơi khơ, ướp, làm mắm.
Người Việt Nam Bộ ưa ăn mặn,ăn cay, chua, gỏi; trong đó mâm cơm thường
có đĩa rau tự nhiên trong vườn, đĩa mắm ớt thêm vài lát xoài. Các vùng có dừa
chú trọng sử dụng dừa trong chế biến các món ăn.
Về uống, ưa uống các loại nước mát, ít dùng trà
Cộng cư dân lâu đời với người Khơ- me và người Hoa, người Việt Nam Bộ
tiếp thu nhiều món ăn của hai dân tộc này, như các món xào, rán, canh chua
của người Khơ-me,...
Trong ăn uống của người Việt Nam Bộ, nét nổi bật là cung cách ăn uống rất
phù hợp với điều kiện của vùng sông nước và có kinh tế hàng hóa phát triển: ít
chú ý đến chế biến cầu kỳ, bày vẽ hình thức mà thường “ xuyền xồng”, thích
ăn uống ở hàng qn, ăn uống kết hợp với giải quyết các mối quan hệ công
việc và xã hội. Trong ăn uống thường ăn nhiều, ăn tự nhiên, khơng khách khí.
Khung cảnh ăn uống của người Việt ở Nam Bộ là con người và quan hệ con



×