Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về môi trường tại cụm công nghiệp phú thị, huyện gia lâm, tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
CỤM CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊ, HỤN GIA LÂM, TP
HÀ NỢI

Ngành

: Khoa học mơi trường

Mã số

: 8.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học

: TS. Vũ Thị Huyền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS.Vũ Thị Huyền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức cán bộ Phịng
Tài Ngun và Mơi trường huyện Gia Lâm; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng
Huyện Gia Lâm đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ .................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
2.1.

Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 3

2.1.2.

Quản lý nhà nước về môi trường ........................................................................ 4

2.2.

Hiện trạng môi trường trong các cụm công nghiệp .......................................... 14

2.2.1.

Ơ nhiễm mơi trường do nước thải CCN ........................................................... 14

2.2.2.

Ơ nhiễm khơng khí do khí thải CCN ................................................................ 16

2.2.3.

Ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn trong các CCN ....................................... 18

2.3.

Tình hình quản lý nhà nước về mơi trường tại các khu, cụm công nghiệp ...... 19

2.3.1.

Thực trạng triển khai về việc ban hành các văn bản pháp lý về quản lý

môi trường cụm công nghiệp ............................................................................ 19

2.3.2.

Hệ thống quản lý môi trường cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội ............... 22

2.3.3.

Kết quả thực hiện các quy định pháp luật về BVMT trong CCN..................... 23

2.3.4.

Nguồn kinh phí cho công tác quản lý Nhà nước về môi trường các CCN ....... 24

2.3.5.

Kết quả thanh tra, kiểm tra BVMT CCN.......................................................... 25

2.3.6.

Xu thế quản lý Nhà nước về môi trường trong CCN tại Gia Lâm ................... 25

Phần 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 27
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 27

iii



3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 27

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.3.1.

Khái quát về Cụm công nghiệp Phú Thị........................................................... 27

3.3.2.

Hiện trạng mơi trường CCN Phú Thị ............................................................... 27

3.3.3.

Tình hình quản lý Nhà nước về môi trường trong CCN Phú Thị ..................... 27

3.3.4.

Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường CCN Phú Thị ................................. 28

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.4.1.


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 28

3.4.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 28

3.3.3.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích ...................................................................... 28

3.3.4.

Phương pháp đánh giá công tác quản lý môi trường ........................................ 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1.

Khái quát vê cụm công nghiệp Phú Thị ........................................................... 33

4.1.1.

Giới thiệu chung về cụm công nghiệp .............................................................. 33

4.1.2.

Cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường ........................................................... 35

4.1.3.

Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 36


4.1.4.

Tình hình sản xuất trong cụm cơng nghiệp Phú Thị......................................... 37

4.1.5.

Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí, chất thải nguy hại ............... 40

4.2.

Hiện trạng mơi trường cụm công nghiệp Phú Thị ............................................ 47

4.2.1.

Hiện trạng môi trường khơng khí ..................................................................... 47

4.2.2.

Hiện trạng mơi trường nước ............................................................................. 48

4.2.3.

Hiện trạng mơi trường chất thải rắn.................................................................. 59

4.3.

Tình hình quản lý nhà nước về môi trường cụm công nghiệp Phú Thị ............ 64

4.3.1.


Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường cụm công nghiệp Phú Thị trên
địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội ....................................................... 64

4.3.2.

Hiện trạng thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Phú Thị ................................................. 66

4.3.3.

Công tác áp dụng các công cụ quản lý nhà nước.............................................. 66

4.3.4.

Một số vấn đề trong quản lý Nhà nước về môi trường cụm công nghiệp
Phú Thị ............................................................................................................. 68

4.4.

Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường CCN Phú Thị ................................. 69

4.4.1.

Giải pháp quản lý .............................................................................................. 69

iv


4.4.2.


Tăng cường tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường .......................... 71

4.4.3.

Giải pháp kỹ thuật............................................................................................. 71

4.4.4.

Các giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ..................... 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 75
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 75

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 76

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 77
Phụ lục . .......................................................................................................................... 79

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BTNMT

Bộ tài nguyên Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CTNH

Chất thải nguy hại

KCN

Khu công nghiệp

KCNST

Khu công nghiệp sinh thái

KCX

Khu chế xuất

KT-XH


Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-UBND

Quyết định ủy ban nhân dân

QLDA

Quản lý dự án

QLMT

Quản lý môi trường

SNMT

Sự nghiệp môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường


TTBTNMT

Thông tư Bộ tài nguyên môi trường

UBND

Ủỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước
xử lý) ............................................................................................................ 16
Bảng 2.2. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm .................. 16
Bảng 2.3. Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số CCN ......... 18
Bảng 3.1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích nước mặt .............................................. 29
Bảng 3.2. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích nước thải .............................................. 30
Bảng 3.3. Lý lịch mẫu nước ......................................................................................... 31
Bảng 4.1. Tỷ lệ các loại hình sản xuất trong Cụm công nghiệp Phú Thị huyện
Gia Lâm – TP Hà Nội .................................................................................. 38
Bảng 4.2. Lượng nước thải của các cơ sở đang hoạt động tại cụm công nghiệp
Phú Thị ......................................................................................................... 40
Bảng 4.3. Thành phần chất thải rắn của các ngành sản xuất CCN Phú Thị ................. 44
Bảng 4.4. Danh sách CTNH phát sinh trong Cụm công nghiệp .................................. 45
Bảng 4.5. Kết quả quan trắc khơng khí xung quanh CCN Phú Thị ............................. 48
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra sau hệ thống
xử lý nước thải của CCN Phú Thị vào ngày 3/7/2019 ................................. 54
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra sau hệ thống

xử lý nước thải của CCN Phú Thị vào ngày 4/1/2020 ................................. 56
Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước mặt ................................................................. 58
Bảng 4.9. Khối lượng CTR phát sinh trung bình hàng tháng của CCN ....................... 60
Bảng 4.10. Khối lượng CTNH phát sinh của BQL CCN Phú Thị ................................. 61
Bảng 4.11. Hiện trạng thực hiện các thủ tục pháp lý về BVMT của các doanh
nghiệp trong CCN Phú Thị .......................................................................... 66

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường các CCN
thành phố Hà Nội ......................................................................................... 22
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí Cụm cơng nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm ............................. 33
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cụm cơng nghiệp ....................................................... 37
Hình 4.3. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải của CCN Phú Thị .................................... 49
Hình 4.4. Sơ đồ thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR thơng thường tại CCN ........... 60
Hình 4.5. Khu lưu giữ CTNH ...................................................................................... 62
Hình 4.6. Sơ đồ thu gom, lưu giữ, vận chuyển CTNH tại CCN Phú Thị .................... 63
Hình 4.7. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường cụm công nghiệp ................................. 64
Hình 4.8. Sơ đồ mơ hình đề xuất thu gom và vận chuyển chất thải rắn của các
công ty trong CCN Phú Thị ......................................................................... 73

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý Nhà nước về
môi trường tại Cụm công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 8.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng môi trường và quản lý Nhà nước về môi trường tại CCN
Phú Thị
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường Cụm
công nghiệp Phú Thị.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về Cụm công nghiệp Phú Thị;
- Hiện trạng mơi trường CCN Phú Thị;
- Tình hình quản lý Nhà nước về môi trường trong CCN Phú Thị;
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường CCN Phú Thị.
Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp;
- Phương pháp xử lý số liệu;
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích;
- Phương pháp đánh giá cơng tác quản lý mơi trường.
Kết quả chính và kết luận
1. Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Phú Thị thuộc địa bàn xã Phú Thị
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội được thành lập theo QDD8127/QĐ-UB ngày
2/10/2000 của UBND Thành phố. Ở CCN Phú Thị có 30 doanh nghiệp sản xuất đang
hoạt động với 06 ngành nghề chính bao gồm: cơ khí, xây dựng, may mặc, hóa chất, giấy
và bao bì, điện tử với 06 cơng ty lớn đại diện: Công ty Nhôm Đô Thành, Công ty
TNHH Thành An, Công ty TNHH Song Ngân, Công ty CP phụ gia và sản phẩm Dầu
Mỏ APP, Công ty TNHH Ngọc Diệp, Doanh nghiệp tư nhân Hương Quảng.


ix


2. Mơi trường khơng khí tại CCN Phú Thị tuy chưa có dấu hiệu ơ nhiễm, tuy
nhiên việc quản lý việc phát thải và xử lý khí thải chưa thực sự chặt chẽ, vẫn mang tính
chất đối phó. Hệ thống xử lí nước thải chung của CCN hoạt động khá hiệu quả, xử lý
nước thải đạt QCVN 02:2014/BTNMT về nước thải công nghiệp trên địa bàn TP Hà
Nội (B). Tuy nhiên, môi trường nước mặt của CCN Phú Thị đang có dấu hiệu của ơ
nhiễm. Ngun nhân ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt của các hộ dân.
Chất thải rắn tại CCN không đáng lo ngại do lượng phát sinh không nhiều, việc
thu gom, xử lý đang được chú trọng thực hiện và từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo
đúng quy trình, quy định.
3. Cơng tác quản lý Nhà nước về bảo vệ mơi trường CCN cịn thiếu đồng bộ. Sự
phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác bảo vệ mơi trường cịn yếu. Cơng tác
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ mơi trường CCN cịn chưa đúng
kế hoạch. UBND xã Phú Thị và doanh nghiệp cũng hầu hết chưa có cán bộ chuyên trách
về môi trường nên việc tiếp cận với các vấn đề môi trường mới hay bị gián đoạn, không
tập trung cũng gây nên thiếu hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường tại từng doanh
nghiệp.
4. Từ những thực tiễn trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi
trường CCN Phú Thị, huyện Gia Lâm: Giải pháp quản lý; tăng cường tổ chức thực thi
pháp luật về BVMT; giải pháp kỹ thuật; và giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ngoc Lan
Thesis title: “Assessing the current situation and proposing State management solutions

for the environment in Phu Thi Industrial Cluster, Gia Lam District, Hanoi City”
Major: Environmental science

Code: 8.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Assessing the state of the environment and State management of the
environment in Phu Thi Industrial Cluster;
- Proposing measures to improve the efficiency of State management of the
environment in Phu Thi Industrial Cluster.
Materials and Methods
Materials
- Overview of Phu Thi Industrial Cluster;
- Environmental status of Phu Thi Industrial Cluster;
- Situation of State management of the environment in Phu Thi Industrial Cluster;
- Proposing environmental protection measures for Phu Thi Industrial Cluster.
Methods
- Methods of collecting secondary data;
- Data processing methods;
- Methods of sampling and analysis;
- Methods of environmental management assessment.
Main findings and conclusions
1. Phu Thi, a small and medium concentrated industrial cluster in Phu Thi
commune, Gia Lam district, Hanoi city, was established by Decision No.8127/QD-UBND
dated October 2, 2000 of the People's Committee of Hanoi city. In Phu Thi IC, there are
30 manufacturing enterprises operating with 06 main industries, includes: engineering,
construction, garment, chemicals, paper and packaging, electronics with 06 large
representing companies: Do Thanh Aluminum Companies; Thanh An Co., Ltd; Song
Ngan Co., Ltd; Additives and Petroleum Products JSC (APP); Ngoc Diep Co., Ltd;


xi


Huong Quang Private Enterprise.
2. Although the air environment in Phu Thi Industrial Complex has not shown
signs of pollution, the management and treatment of emissions is not really tight and still
coping. The wastewater treatment system of Phu Thi IC works quite effectively, the
wastewater treatment meets QCVN 02:2014/BTNMT on industrial wastewater in Hanoi
City (B). However, the surface water environment of Phu Thi IC is showing signs of
pollution. The cause of pollution is from domestic wastewater of households.
Solid waste at Phu Thi IC is not worrisome due to the small amount generated, the
collection and treatment are being focused on implementing and gradually getting into
order, ensuring the proper process and regulations.
3. The State management of the environmental protection in the Industrial Cluster
is inconsistent. Coordination among stakeholders in environmental protection is still
weak. The inspection and examination of the observance of the law on environmental
protection of IC have not completed the plan. The People's Committee of Phu Thi
commune and enterprises also do not have any specialized staff on the environment, so
the accessment to the new environmental issues is interrupted, unfocused, also causes the
environmental protection ineffectively in each enterprise.
4. From the above practices, the author has proposed the number of the
environmental protection measures for Phu Thi IC, Gia Lam District: management
solutions; strengthen the law enforcement on environmental protection; technical
solutions; and propaganda solutions to raise the awareness of environmental protection.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế đất nước trong những năm gần đây đang có sự khởi sắc do tiến
trình hội nhập, phát triển nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
Xây dựng các khu cơng nghiệp (KCN) đang là mục tiêu hướng tới của nhiều tỉnh
thành trong cả nước. Mỗi KCN ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút
nguồn đầu tư trong nước và nước ngồi, tạo động lực lớn cho q trình tiếp thu
cơng nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế , phân công lao động phù hợp với xu thế
hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài ra phát triển KCN cũng thúc đẩy sự hình thành
và phát triển các khu đơ thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và
dịch vụ.
Tuy nhiên, phát triển sản xuất tập trung tại KCN thường đi liền với vấn đề ô
nhiễm môi trường. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, nguy cơ ơ nhiễm môi
trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững và sức khỏe của
người dân trong một tương lai khơng xa.
Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Gia
Lâm trong những năm gần đây đã tạo động lực không nhỏ trong việc phát triển
kinh tế – xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tạo công ăn việc
làm, góp phần thúc đẩy sự hình thành các đơ thị mới, các ngành công nghiệp phụ
trợ và dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển của các KCN
cũng đang bộc lộ những mặt trái của nó mà vấn đề đã và đang báo động hiện nay
chính là ơ nhiễm mơi trường do các khu cơng nghiệp gây ra.
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm phía đông của thành phố Hà Nội. Trong
những năm qua, cùng với sự đơ thị hóa của đất nước, huyện Gia Lâm đã có nhiều
đổi mới từng bước phát triển kinh tế – xã hội. Cụm công nghiệp (CCN) Phú Thị
là một cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm và đang là địa điểm thu hút
được nhiều nhà đầu tư. Với diện tích 20ha thuộc 2 xã Phú Thị và xã Dương Xá,
hiện nay cụm công nghiệp tập trung nhiều ngành sản xuất như: gia cơng cơ khí,
thiết bị điện, dệt may, nhựa,… Thì nguy cơ ơ nhiễm mơi trường khu vực là rất
lớn. Chính vì thế mà việc quan tâm đến chất lượng môi trường ở đây đang rất cần
thiết. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có những đánh giá đúng về chất

lượng mơi trường để từ đó đưa ra giải pháp quản lý Nhà nước về mơi trường phù
hợp và có hiệu quả. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại các khu

1


cơng nghiệp trên địa bàn huyện nói chung và cụm cơng nghiệp Phú Thị nói riêng
là vấn đề mang tính cấp thiết và lâu dài. Từ thực tiễn trên mà tôi tiến hành đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý Nhà nước về môi
trường tại cụm công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng môi trường và quản lý Nhà nước về môi trường tại
CCN Phú Thị;
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường
Cụm công nghiệp Phú Thị.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Thu thập được các thông tin, số liệu về hoạt động của CCN Phú Thị;
- Tìm hiểu mức độ ơ nhiễm và ảnh hưởng của CCN đến mơi trường;
- Tìm ra được ưu nhược điểm trong công tác quản lý Nhà nước về môi
trường CCN Phú Thị;
- Đề xuất được một số giải pháp phù hợp với điều kiện khu vực nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường CCN Phú Thị.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khu công nghiệp (KCN): Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh

nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất cơng nghiệp, nó có ranh giới đất đai ngăn cách với các khu dân cư xung
quanh. Hay có thể hiểu, khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định (Văn phịng
Chính phủ, 2008).
Khu chế xuất (KCX): là KCN chun sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN
đã quy định. Thông thường KCN và KCX được gọi chung là KCN, chỉ trừ trong
những trường hợp có quy định cụ thể (Văn phịng Chính phủ, 2008).
Cụm cơng nghiệp (CCN): là một dạng KCN nhưng có quy mơ nhỏ do chính
quyền địa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2009).
Điểm công nghiệp (ĐCN): là một dạng công nghiệp tập trung mới xuất hiện
gần đây do sự phát triển bùng phát của các làng nghề. Điểm cơng nghiệp có quy
mơ nhỏ từ vài chục ha trở xuống, được chính quyền địa phương phê duyệt và cấp
phép (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
Khu công nghệ cao: là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát
triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản
phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2009).
Khu kinh tế: là khu vực có khơng gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu
tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác
định… Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu thu phí thuế
quan, khu bảo thuế, khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), khu giải trí,
khu du lịch, khu đơ thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác

3



phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế (Văn phịng Chính phủ, 2008).
Khu cơng nghiệp sinh thái (KCNST): là một “cộng đồng” các doanh nghiệp
sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một
hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự
hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng
các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được hiệu
quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt
động riêng lẻ gộp lại (Nguyễn Cao Lãnh, 2004).
2.1.2. Quản lý nhà nước về môi trường
2.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về mơi trường tại CCN
Nhà nước là cơ quan có chủ trương hình thành và cấp phép hoạt động các
cụm cơng nghiệp thì nhà nước cũng chính là cơ quan quản lý về mọi mặt đối với
các cụm công nghiệp, trong đó có vấn đề quản lý mơi trường. Với mục tiêu
khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất, gia tăng ch̃i giá trị hàng
hóa nơng nghiệp tại các địa phương, thời gian qua, các cụm công nghiệp đã phát
huy tốt vai trị trong q trình phát triển. Thế nhưng, do hạ tầng thiếu đồng bộ,
nhất là hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém nên vấn đề ô nhiễm môi trường tại
các cụm công nghiệp đang ở mức báo động, đe dọa đến sức khỏe con người, hệ
sinh thái xung quanh ở hiện tại và cả tương lai. Do đó, cơ quan nhà nước các cấp,
các ngành và địa phương phải đặt mục tiêu bảo vệ môi trường song song với việc
phát triển bền vững của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cần phải xem
việc giải quyết ô nhiễm môi trường là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
Mặt khác, tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường không thuộc
của bất kỳ cá nhân nào mà là của toàn dân thuộc quản lý của nhà nước. Vì vậy,
nhà nước là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ môi
trường cho hiện tại và mai sau.
Để hiểu về khái niệm quản lý nhà nước về môi trường, trước tiên, ta đề cập
tới khái niệm quản lý nhà nước:

“Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những
chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).

4


Về khái niệm quản lý nhà nước về môi trường có thể được thống nhất
như sau:
“Quản lý mơi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng, môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia” (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng QLNN về mơi trường tại CCN được
hiểu là Nhà nước bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra
các biện pháp, luật pháp, chính sách thích hợp nhằm bảo vệ mơi trường tại
các CCN, đảm bảo chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh
tế xã hội.
2.1.2.2. Vai trò QLNN về môi trường tại các CCN
Quản lý môi trường tại các cụm cơng nghiệp có vai trị vơ cùng quan trọng,
ta có thể đề cập tới một số vai trò tiêu biểu như sau:
- Nghiên cứu và thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường cụm công
nghiệp. Thực tế, hầu hết hoạt động sản xuất của các cụm công nghiệp của nước ta
đều chưa đảm bảo tiêu chuẩn an tồn về mơi trường, gây tra tình trạng ơ nhiễm
nghiêm trọng và kéo dài. Vì thế, việc quản lý về môi trường của nhà nước là cần
thiết với vai trò nghiên cứu và thi hành các biện pháp kịp thời để khắc phục và
phịng chống suy thối, ơ nhiễm môi trường từ những hoạt động sản xuất tại các
cụm cơng nghiệp.
- Hoạch định các chương trình, kế hoạch, ban hành và thực hiện các chính

sách phù hợp; ban hành và thực hiện các luật lệ để xử phạt những đối tượng vi
phạm trong lĩnh vực môi trường nhằm đảm bảo hài hịa giữa phát triển cơng
nghiệp và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các công cụ quản lý môi trường cụm cơng nghiệp.
Một trong những vai trị quan trọng của quản lý môi trường cụm công
nghiệp là xây dựng các công cụ quản lý môi trường cụm công nghiệp hợp lý theo
từng ngành, từng địa phương. Các công cụ đó sẽ được xây dựng thích hợp cho
từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư, tạo hành lang pháp lý và các
điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các chủ thể trong nền kinh tế
Khi công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các cụm công nghiệp được
áp dụng tồn diện và hiệu quả thì sẽ nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường đối

5


với các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, chủ cơ sở và công nhân
đang lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thông qua các công cụ quản lý
môi trường.
2.1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường đối với các CCN
Về nội dung quản lý nhà nước về môi trường đối với các cụm cơng
nghiệp
Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu quản lý nhà nước về môi trường đối với
cụm công nghiệp, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ đi vào phân
tích nội dung của quản lý nhà nước về mơi trường đối với cụm cơng nghiệp theo
trình tự từ khi ban hành khung chính sách quản lý mơi trường đối với cụm công
nghiệp tới tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý môi trường
cụm công nghiệp.
a. Ban hành khung pháp lý quản lý môi trường cụm công nghiệp
Ban hành khung pháp lý quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp có vai trị vơ

cùng quan trọng. Khung pháp lý là kim chỉ nan cho các địa phương trong việc định
ra mục tiêu, chương trình, kế hoạch quản lý mơi trường cho quốc gia nói chung và
từng địa phương, từng cụm công nghiệp cụ thể nói riêng. Việc xây dựng và ban
hành khung chính sách về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp sẽ tạo ra
môi trường pháp lý thuận lợi cho sự pháp triển bền vững của các cụm công nghiệp
đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với môi trường (Lê Huy Bá,
2016).

Tùy vào từng cấp quản lý khác nhau có thẩm quyền trong việc ban hành
khung chính sách quản lý môi trường khác nhau.
- Ban hành khung luật pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp
Khung pháp lý về bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật như luật, nghị định, nghị quyết do cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung
ương bao gồm Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ban hành. Đây là
căn cứ quan trọng nhất cho việc thực hiện quản lý môi trường. Tất cả hoạt động
quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp đều phải tuân theo khung pháp lý đã
được ban hành.
Khía cạnh bảo vệ mơi trường được đề cấp tới trong nhiều văn bản luật
nhưng quan trọng nhất là luật bảo vệ môi trường với những quy định cụ thể, chi
tiết, cùng các chế tài rõ ràng. Bởi lẽ, đây là cơ sở cho tất cả các hoạt động quản lý

6


mơi trường nói chung và quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp nói riêng. Luật
bảo vệ mơi trường sẽ tạo ra khung pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động quản lý
về bảo vệ mơi trường trên tồn lãnh thổ Việt Nam.
Đi kèm với luật bảo vệ môi trường là hệ thống thông tư, nghị định liên
quan. Những văn bản này hướng dẫn cho cơ quan quản lý nhà nước thực thi pháp
luật một cách đúng đắn.

Bên cạnh hệ thống Luật bảo vệ mơi trường, để có thể tổ chức thực hiện
quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp hiệu quả, các thông số môi trường
cần được cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, rõ ràng trong các tiêu chuẩn,
quy chuẩn môi trường thông qua quy định về định mức, chỉ tiêu, yêu cầu về các
yếu tố môi trường như chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải, khí thải,
độ rung, tiếng ồn… đó là cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh và
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, đồng thời giúp các nhà đầu tư và kỹ thuật môi
trường thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm (Nguyễn Lệ Quyên, 2012).
Từ khung pháp lý đã ban hành, ở cấp địa phương, mỡi địa phương đều có
quyết định ban hành các quy chế cụ thể đối với hoạt động quản lý môi trường tại
cụm công nghiệp phù hợp với đặc thù của địa phương. Đây là căn cứ cho cơ quan
quản lý nhà nước tại địa phương tiến hành phối hợp quản lý hiệu quả mơi trường
cụm cơng nghiệp.
(1) Ban hành chính sách quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp
Dựa trên khung pháp lý đã ban hành về quản lý mơi trường và tình hình thực
tế của địa bàn quản lý, mỡi cấp quản lý hành chính ban hành chính sách quản lý
môi trường đối với cụm công nghiệp riêng phù hợp với thẩm quyền của mình.
Chính sách quản lý mơi trường cần được xây dựng đồng thời với chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, nó giải quyết những vấn đề chung nhất về quan
điểm quản lý môi trường, về mục tiêu bảo vệ môi trường cơ bản trong giai đoạn
nhất định và các định hướng lớn thực hiện mục tiêu, chú trọng việc huy động
các nguồn lực cân đối với các mục tiêu về bảo vệ môi trường (Nguyễn Lệ
Qun, 2012).
Chính sách quản lý mơi trường của địa phương vừa cụ thể hóa luật pháp và
những chính sách của các cấp cao hơn vừa mang tính đặc thù của địa phương ban
hành. Sự đúng đắn và thành cơng của chính sách cấp địa phương có vai trị quan
trọng trong đảm bảo sự thành cơng của chính sách cấp trung ương.

7



Chính sách quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp phải đảm bảo phù hợp với
bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động trong cụm công
nghiệp, phải có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ơ nhiễm. Đồng thời chính
sách phải được lập thành văn bản và phổ biến tới toàn bộ các doanh nghiệp kinh
doanh trong cụm.
Ở cấp trung ương, chính sách quản lý môi trường cụm công nghiệp được
thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết của chính phủ, quyết định của các bộ, ban
ngành liên quan với phạm vi rộng.
Ở cấp địa phương, chính sách quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp được
thể hiện qua các quyết định, nghị quyết của ủy ban nhân dân các cấp với phạm vi
thực hiện chính sách hẹp hơn (giới hạn trên địa bàn quản lý) do vậy chính sách do
cấp địa phương ban hành khơng có tính bao qt tồn diện cao mà thường hướng
tới mục tiêu cần hoàn thành cụ thể trong giai đoạn nhất định của địa phương (Lê
Xuân Sơn, 2012).
(2) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch quản lý mơi trường đối
với cụm công nghiệp.
Trước tiên xác định cụ thể những nội dung công việc quản lý môi trường cần
thực hiện phù hợp với từng cụm công nghiệp. Đặc biệt cần xác định rõ các yêu cầu
pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường cụm công nghiệp mà cơ quan quản lý
cụm công nghiệp cùng các cơ sở hoạt động trong cụm phải tuân thủ.
Nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu cần hoàn thành và lên kế hoạch thực
hiện chương trình quản lý mơi trường cụm công nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
đã đặt ra.
Kế hoạch gồm có thời gian, nguồn lực cần thiết, người chịu trách nhiệm
thực hiện những chương trình này, cách thức thực hiện. Với từng kế hoạch quản
lý môi trường tại cụm công nghiệp cần giao trách nhiệm cụ thể tới từng cán bộ
quản lý môi trường sao cho đảm bảo sự phù hợp nhất về chun mơn, trình độ,
nghiệp vụ.
Ban hành khung chính sách quản lý mơi trường đối với cụm công nghiệp là

giai đoạn đầu của công tác quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp và là nền
tảng để tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường cụm công nghiệp. Để giúp
chủ đầu tư, các doanh nghiệp trong cụm cơng nghiệp có định hướng quản lý mơi
trường đúng đắn, các văn bản kế hoạch hóa và chính sách quản lý mơi trường cũng
như pháp luật của nhà nước cần phải thống nhất, minh bạch, rõ ràng và đồng bộ.

8


Khung chính sách mơi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo công
tác quản lý môi trường cụm công nghiệp được thực hiện đạt hiệu quả cao.
b. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện quản lý môi trường tại cụm công nghiệp
Đây là giai đoạn các cơ quan quản lý nhà nước thiết lập và sử dụng các
công cụ quản lý môi trường nhằm tổ chức và chủ đạo thực hiện các chính sách
quản lý mơi trường. Khung chính sách đã được xây dựng và ban hành sẽ được đi
vào thực tế thơng qua quy trình quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp.
Quy trình quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp được thể hiện một cách tóm
tắt theo quy trình ba giai đoạn đó là: Giai đoạn xét duyệt dự án đầu tư (đối với
doanh nghiệp chuẩn bị tham gia vào cụm công nghiệp), giai đoạn xây dựng và
vận hành các cơng trình mơi trường (đối với dự án hoặc đơn vị sản xuất được yêu
cầu phải xây dựng) và giai đoạn doanh nghiệp đi vào hoạt động trong cụm cơng
nghiệp. Cụ thể vai trị quản lý nhà nước về môi trường tại các cụm công nghiệp
được thể hiện qua các giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn xét duyệt dự án đầu tư:
Bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp:
Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, hạn chế sử dụng đất canh tác nông nghiệp, không xâm
phạm các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, bảo đảm phát triển bền
vững và an ninh quốc phịng.

Tỷ lệ diện tích đất được phủ cây xanh tối thiểu phải đạt 15% tổng diện tích
của cụm công nghiệp.
Bảo vệ môi trường đối với thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm
công nghiệp:
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bao gồm hệ thống giao
thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cấp
điện, chiếu sáng, hệ thống thông tin phải được thiết kế đồng thời, đồng bộ để bảo
đảm thuận tiện trong xây dựng, sửa chữa, vận hành, tiết kiệm sử dụng đất và phải
tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đáp ứng u cầu về bảo vệ mơi trường.
Phải bố trí địa điểm tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn trong cụm
công nghiệp; phải xác định rõ cơ sở tiếp nhận, xử lý chất thải rắn thông thường
và chất thải nguy hại của cụm công nghiệp.

9


Phải tách riêng hồn tồn hệ thống thốt nước thải với hệ thống thoát nước
mưa. Mạng lưới thu gom nước thải cơng nghiệp phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp
để đấu nối với điểm xả nước thải của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.
Cụm công nghiệp phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhà máy xử
lý nước thải tập trung có thể chia thành nhiều đơn nguyên (modun) nhưng phải
bảo đảm tổng công suất đủ để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường khi các khu này được lấp đầy (Lê Thanh
Hải, 2014).
Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp:
Đối với doanh nghiệp chuẩn bị tham gia vào cụm công nghiệp phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Đánh giá tác động
môi trường là một cơng cụ mang tính khoa học và kỹ thuật được sử dụng để dự
báo các tác động mơi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư, trên cơ sở đó

đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm
thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong
thực tế triển khai. Chủ đầu tư dự án sẽ lập hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động mơi trường và trình UBND tỉnh phê duyệt.
Đối với các dự án không thuộc danh mục lập báo cáo đánh giá tác động mơi
trường thì phải lập cam kết bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất
phải có đơn xin đăng ký bản cam kết bảo vệ mơi trường sau đó trình UBND
huyện phê duyệt.
Doanh nghiệp chỉ được cấp phép đầu tư xây dựng trong cụm công nghiệp
sau khi nhận được quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đối
với dự án phải lập cam kết bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp chỉ được triển khai
hoạt động sau khi đã nhận được Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ mơi trường.
Quy trình cấp các loại giấy phép này theo trình tự như sau:
Bước 1: Chủ dự án lập và nộp hồ sơ theo quy định tại Chi cục bảo vệ môi
trường.
Bước 2: Cơ quan chuyên môn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ
của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ; hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung nếu chưa hợp lệ, chưa
đầy đủ. Sau khi tiếp nhận, chuyển hồ sơ đến phịng chun mơn. Chủ dự án đề
nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường đến Chi cục bảo vệ mơi
trường nộp phí, lệ phí.

10


Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ, trình
UBND tỉnh cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp quyết định trả lời bằng văn bản nêu lý
do không giải quyết.
Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Trong quá trình dự án hoạt động, cơ quan quản lý môi trường cần giám sát

thường xuyên nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện đúng
các nội dung đã cam kết.
- Giai đoạn triển khai xây dựng dự án
Các dự án phải xây dựng các cơng trình xử lý mơi trường theo đúng quy
định của pháp luật. Chủ dự án sẽ báo cáo kế hoạch xây dựng các cơng trình này
cho Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo hồ sơ thiết kế chi tiết của các cơng
trình đã được phê duyệt.
Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch vận hành thử nghiệm và thông báo cho Sở
Tài nguyên và Môi trường để bố trí kế hoạch giám sát, kiểm tra kết quả vận hành
thử nghiệm cơng trình xử lý mơi trường của dự án. Kết thúc vận hành thử
nghiệm, chủ dự án phải có văn bản báo cáo và đề nghị xác nhận kết quả vận hành
thử nghiệm cơng trình xử lý môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để
kiểm tra và xác nhận.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban quản lý cụm công nghiệp tiến
hành kiểm tra việc thực hiện của chủ dự án, xác nhận cơng trình xử lý mơi trường.
Dự án chỉ được triển khai hoạt động sản xuất sau khi đã kiểm tra, xác nhận
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi
trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
- Giai đoạn doanh nghiệp đi vào hoạt động trong cụm công nghiệp
Đối với các doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại phải tiến hành
thực hiện đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, đối với doanh nghiệp có thực hiện xả thải ra mơi trường cần tiến hành
thủ tục xin cấp phép xả thải. Hồ sơ đăng ký được thực hiện theo mẫu và gửi về
Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Định kỳ sáu tháng, doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất phải lập Báo cáo giám
sát môi trường định kỳ theo mẫu được quy định và nộp lên Sở Tài nguyên và
Môi trường. Sở có trách nhiệm thẩm định các báo cáo này.

11



Việc thẩm định báo cáo giám sát môi trường định kỳ giúp cơ quan quản lý
mơi trường có thể quản lý sát sao nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng,
đủ các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải theo nội dung đã được phê duyệt
của báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết mơi trường.
Ngồi báo cáo định kỳ của cơ sở, cơ quan quản lý mơi trường cịn thực hiện
quan trắc mơi trường định kỳ nhằm đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi
trường và các tác động xấu tới môi trường.
Hoạt động quan trắc môi trường bao gồm các hoạt động lấy mẫu, đo, thử
nghiệm và phân tích các thơng số ngay tại hiện trường hoặc bảo quản mẫu và vận
chuyển về phịng thí nghiệm để phân tích.
Cơ quan thực hiện quan trắc môi trường cụm công nghiệp: Trung tâm quan
trắc tài nguyên và môi trường trực thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh.
Kết quả phân tích các mẫu này sẽ được gửi về Sở Tài nguyên và Môi
trường, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Ban quản lý cụm công nghiệp, chủ đầu
tư cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trong cụm.
Thông qua các kết quả này, dựa vào hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi
trường, nhà quản lý sẽ xác định chính xác ảnh hưởng của q trình sản xuất công
nghiệp tới môi trường đặt cụm công nghiệp như thế nào. Bao gồm: hiện trạng
môi trường của khu vực đặt cụm công nghiệp, xác định môi trường nơi đặt cụm
cơng nghiệp có bị ơ nhiễm hay khơng, nếu có thì đang ở mức độ nào, địa điểm
nào trong cụm bị ô nhiễm, diễn biến theo chiều hướng ra sao. Từ đó, các nhà
quản lý có căn cứ để xác định mức phí bảo vệ mơi trường của doanh nghiệp đồng
thời sẽ điều chỉnh các kế hoạch, chính sách quản lý môi trường cho phù hợp
nhằm đảm bảo được mục tiêu cuối cùng là bảo vệ môi trường cụm cơng nghiệp.
Ngồi ra, qua thực hiện quan trắc mơi trường, nhà quản lý mơi trường có
thể xác định được chủ đầu tư, doanh nghiệp có vi phạm các nội dung đã cam kết
trong báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường hoặc bản cam kết mơi trường hay
khơng, từ đó có hướng xử lý phù hợp.
c. Thanh tra, kiểm tra quản lý mơi trường tại cụm cơng nghiệp

Đây chính là khâu giúp quản lý sự tuân thủ pháp luật về mơi trường của
doanh nghiệp. Do đó, cơng tác này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục
nhằm đảm bảo thông tin thu thập ln được cập nhật chính xác và kịp thời.
Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý môi trường tại cụm có các nhiệm vụ sau:

12


×