Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM ĐÌNH TIÊU

THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG,
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:
Mã số :

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8 31 01 10

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn


Phạm Đình Tiêu

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến GS. TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh
tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện và hồn
thành luận văn.
Qua đây tơi cũng xin cảm ơn UBND huyện Lạng Giang, Ban chỉ đạo xây dựng
nơng thơn mới huyện Lạng Giang, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Lạng Giang, Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang, và nhân dân ba xã Tân Hưng,
Xuân Hương, Tân Thịnh. Trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Phạm Đình Tiêu

iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................................iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình, hộp, biểu đồ ............................................................................................ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................. x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1 Mở đầu ................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.


Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................. 3

1.4.1. Về mặt lý luận ....................................................................................................... 3
1.4.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................... 4
Phần 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ............ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ............................................. 5

2.1.1. Khái niệm về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và bản chất của vấn đề ................. 5
2.1.2. Vai trò của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ..................................................... 6
2.1.3. Đặc điểm của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ................................................. 7
2.1.4. Nội dung nghiên cứu dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ..................................... 8
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ........................... 12
2.2.

Cơ sở thực tiễn về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ............................................. 14

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ........................................................ 14
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam............................................... 16
2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang .............. 20

Phần 3. Phương phap nghiên cưu ................................................................................ 21

iv


3.1.


Đặc điểm cơ bản của huyện Lạng Giang ............................................................ 21

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 21
3.1.2. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................... 23
3.1.3. Thực trạng môi trường ........................................................................................ 26
3.1.4. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ........................................ 27
3.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội .................................................................... 29
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 30

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 30
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 31
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tich thông tin .......................................................... 35
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ....................................................... 35
Phần 4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 37
4.1.

Thực trạng dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện Lạng Giang tỉnh
Bắc Giang ............................................................................................................ 37

4.1.1.

Căn cứ xây dựng giải pháp dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện Lạng
Giang.................................................................................................................... 37

4.1.2. Công tác tuyên truyền ......................................................................................... 40
4.1.3. Chuẩn bị nguồn lực dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ..................................... 42
4.1.4. Các hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp .............................................. 44

4.1.5. Thành lập ban chỉ đạo, Tiểu ban thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông
nghiệp tại huyện Lạng Giang .............................................................................. 56
4.1.6. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Lạng Giang .......................................................................................................... 58
4.1.7. Đánh giá chung về công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện
Lạng Giang .......................................................................................................... 63
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở
huyện Lạng Giang ............................................................................................... 67

4.2.1. Năng lực cán bộ................................................................................................... 67
4.2.2. Tài chính.............................................................................................................. 70
4.2.3. Phương thức sử dụng đất ..................................................................................... 71
4.2.4. Chính sách ........................................................................................................... 73

v


4.3.

Giải pháp dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện Lạng Giang tỉnh
Bắc Giang ............................................................................................................ 75

4.3.1. Đổi mới công tác tuyên truyền ............................................................................ 75
4.3.2. Chuẩn bị nguồn lực thực hiện dồn điền đổi thửa ............................................... 77
4.3.3. Đổi mới các hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ................................ 79
4.3.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp ......................................................................................................... 84
4.3.5. Giải pháp về chính sách ...................................................................................... 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 86
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 86

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................. 87

5.2.1. Đối với Nhà nước ................................................................................................ 87
5.2.2. Đối với tỉnh Bắc Giang ....................................................................................... 88
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 90
Phụ lục ............................................................................................................................. 92

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết Tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQ

Bình qn


CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DT

Diện tích

GTNĐ

Giao thơng nội đồng

GTTLNĐ

Giao thông thủy lợi nội đồng

GCN

Giấy chứng nhận

HTX


Hợp tác xã

HT

Hệ thống

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NTM

Nông thôn mới

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QSD

Quyền sử dụng


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TM-DV

Thương mại - dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn ao chuồng

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2019 của huyện Lạng Giang .................................... 24
Bảng 3.2. Cơ cấu GTSX năm 2018 và năm 2019 ............................................................ 29
Bảng 3.3. Thông tin số liệu thứ cấp ................................................................................. 32
Bảng 3.4. Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng .......................................................... 33
Bảng 4.1. Tình hình triển khai hoạt động tuyên truyền ................................................... 41
Bảng 4.2. Thực trạng đất nông nghiệp của huyện sau khi giao đất năm 1993 ............... 44

Bảng 4.3. Tổng hợp khối lượng làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng ..................... 46
Bảng 4.4. Cách xác định hệ số chuyển đổi đất ................................................................ 47
Bảng 4.5. Kết quả bốc thăm lần 1, lần 2 .......................................................................... 50
Bảng 4.6. Diện tích các xứ đồng thuộc cánh đồng huyện Lạng Giang trước dồn
điền đổi thửa đất nơng nghiệp........................................................................ 52
Bảng 4.7. Diện tích các xứ đồng thuộc cánh đồng huyện Lạng Giang vùng dồn
điền đổi thửa .................................................................................................. 53
Bảng 4.8. Hạng đất huyện Lạng Giang ............................................................................ 54
Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về tính phù hợp của việc dồn điền đổi thửa
đất nông nghiệp tại huyện Lạng Giang .......................................................... 55
Bảng 4.10. Thành phần ban dồn điền đổi thửa ................................................................ 57
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về sự phù hợp trong công tác hỗ trợ
cho dồn điền đổi thửa..................................................................................... 58
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lạng Giang .......................................................................................... 61
Bảng 4.13. Kết quả đầu tư hạ tầng giao thông thuỷ lợi sau dồn điền đổi thửa ................ 62
Bảng 4.14. Thông tin về cán bộ tham gia công tác dồn điền đổi thửa đất nông
nghiệp cấp xã, thôn ........................................................................................ 68
Bảng 4.15. Nhận xét, đánh giá của người dân về cán bộ tham gia công tác dồn điền
đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Lạng Giang giai đoạn 2017 - 2019 ............ 69
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện
công tác dồn điền đổi thửa hiện nay ở địa phương ........................................ 71
Bảng 4.17. Các công thức luân canh trước và sau dồn điền đổi thửa đất nông
nghiệp huyện Lạng Giang .............................................................................. 72
Bảng 4.18. Ý kiến của nông hộ về công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ......................... 75

viii


DANH MỤC HÌNH, HỘP, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1.

Các hoạt động dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp ................................... 9

Hình ảnh 4.1. Cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn huyện Lạng Giang .............................. 39
Hộp 4.1.

Cách xác định diện tích theo hệ số chuyển đổi đất ................................. 48

Biểu đồ 4.1.

Cơ cấu tỷ lệ các nông hộ lựa chọn phương án dồn điền đổi thửa đất nông
nghiệp...................................................................................................... 51

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Đình Tiêu
Tên Luận văn: Thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang.
Mã số: 8 31 01 10

Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh
hưởng tới dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang tỉnh Bắc
Giang trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện dồn điền đổi thửa đất

nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp với những số liệu đã được thống kê sẵn và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp để
điều tra, phỏng vấn thu thập bổ sung số liệu.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập, tác giả sử dụng các
phương pháp tổng hợp thống kê, phân tổ thống kê, xử lý, tính tốn và có thể sử dụng
các đồ thị để thể hiện các số liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, so sánh để mơ tả
lại vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và đặc điểm văn hóa, xã hội của huyện Lạng Giang
tỉnh Bắc Giang, đánh giá được thực trạng dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang
đánh giá khá tốt. Tổng diện tích đất nơng nghiệp đã thực hiện dồn điền đổi thửa là: 1.761,2
ha chiếm 9,36 % tổng diện tích đất nơng nghiệp. Tổng số thơn đã thực hiện dồn điền đổi
thửa là: 80 thôn/283. Tổng số hộ tham gia thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là:
5.871 hộ, các hộ tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp thành công không những đem lại
những sự thay đổi lớn trong sản xuất nơng nghiệp mà cịn đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội
của huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang, góp phần to lớn vào cơng cuộc xây dựng nông
thôn mới của tỉnh Bắc Giang.
Dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp ngồi việc làm thay đổi ruộng đất của các
nơng hộ, cịn góp phần quy hoạch lại hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng thuận lợi

x


cho sản xuất nông nghiệp. Sau khi dồn điền đổi thửa các nơng hộ có điều kiện thuận lợi
áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ KHKT, đầu tư thâm canh, xây dựng các mơ hình sản xuất

có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất tập trung, bố trí mùa vụ, cơ cấu lao động hợp lý. Từ đó
làm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người nông dân, phát triển kinh tế
nông hộ trên địa bàn.
Công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện dồn điền đổi thửa, yếu tố tài chính, yếu tố
phương thức sử dụng đất, yếu tố chính sách. Thực hiện dồn điền đổi thửa cịn gặp
những khó khăn, tồn tại do điều kiện về đất đai, về tài chính, về nhận thức và trình độ
của một bộ phận cán bộ và quần chúng nhân dân. Song huyện Lạng Giang vẫn khắc
phục khó khăn và làm khá tốt công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, để nhân dân
được đi vào sản xuất trên thửa mới.
Đề tài đã đề xuất được một số chính sách phù hợp để khắc phục những khó khăn,
bất cập cịn gặp phải trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp: Về
xác định nhu cầu dồn điền đổi thửa, đổi mới công tác tuyên truyền, chuẩn bị nguồn lực
thực hiện dồn điền đổi thửa, đổi mới các hoạt động dồn điền đổi thửa.

xi


THESIS ABSTRACT
Author:

Pham Dinh Tieu

Thesis title:

Implementation of agricultural land consolidation in Lang Giang
district, Bac Giang province

Advisor:


Prof. Dr. Do Kim Chung

Major:

Economic Management

Academic Institution:

Code: 8.31.01.10

Vietnam National Universtity of Agriculture

Research Objective
Based on the assessment of the status of agricultural land consolidation and the
factors affecting agricultural land consolidation in Lang Giang district, Bac Giang
province in recent years, propose some solutions to currently agricultural land
consolidation in Lang Giang district, Bac Giang province in the coming time.
Research methodology
Data collection method: The thesis used both secondary data with available
statistics and primary data that was collected through investigation and interviews.
Data analysis method: descriptive statistical and comparative statistical methods
were used to re-describe the geographical location, natural features, social and cultural
features of Lang Giang district, Bac province Giang, and to assessed the status of
agricultural land consolidation in Lang Giang district, Bac Giang province.
Key findings and conclusions
The results of the implementation of land consolidation in Lang Giang district are
evaluated quite well. The total area of land consolidation is 1,761.2 ha, accounting for 9.36%
of the total agricultural land area. The total number of villages with land consolidation is 80
villages per 283 total villages. The total number of households exchanging fields is 5,871
households who voluntarily participate in land consolidation work.

Successful implementation of land consolidation not only brought about great
changes in agricultural production but also renewed the socio-economic face of Lang
Giang district, Bac Giang province, greatly contributing to new rural construction of
Bac Giang province. Land consolidation contributes to change the land of farmers, and
re-plan the in-field transportation system convenient for agricultural production. After
land consolidation, farmers have favorable conditions to apply mechanization, advanced
technology, intensive farming, and to build production models with high economic
efficiency, concentrated production, seasonal arrangement, reasonable labor structure.

xii


From there, increase the efficiency of land use, increase income for farmers, develop
household economy in the locality.
Land consolidation implementation is influenced by factors such as: The capacity
of the staff to perform land consolidation, financial factors, land use mode, policies. The
implementation of land consolidation still faced difficulties and existed due to land
conditions, awareness and qualifications of a part of officials and the local people.
However, Lang Giang district still overcame difficulties so that people could go into
production on new land plots.
Based on the above results, the thesis has proposed a number of suitable solutions
to overcome the difficulties and shortcomings encountered in the process of agricultural
land consolidation including: identifying need for land consolidation, propaganda
reform, preparation of resources for land consolidation, and renovating land
consolidation activities.

xiii


PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là
đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Với các ngành khác, đất đai đóng vai
trị là yếu tố đầu vào khơng thể thiếu. Trong quá trình phát triển của đất nước để
giúp người nông dân yên tâm sản xuất, tạo động lực phát triển sản xuất nông
nghiệp Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách đổi mới đặc biệt là các
chính sách về đất đai và Luật đất đai năm 1993 ra đời với việc Nhà nước giao và
công nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho hộ nông dân sử dụng ổn
định với thời hạn 20 năm. Luật Đất đai năm 2003 ra đời vẫn tiếp tục khẳng định
chủ trương đứng đắn đó và Luật Đất đai năm 2013 ra đời với việc Nhà nước giao
và công nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho hộ nông dân sử dụng
ổn định với thời hạn 50 năm. Việc thực hiện các chính sách này đã giúp các hộ
nông dân yên tâm sản xuất, mạnh dạn đầu tưu thâm canh tăng vụ và áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2018 Việt Nam là quốc gia đứng
trong tốp 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất toàn cầu. Bên cạnh những kết quả đã đạt
được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như ruộng đất manh mún, phân tán, gây
cản trở cho q trình áp dụng cơ giới hố vào sản xuất cũng như tăng đầu tư
thâm canh và chuyển đổi hướng sản xuất hiệu quả hơn.
Ý thức được đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và có ý nghĩa quyết định
trong sản xuất nông nghiệp, cũng như nhiều địa phương khác, huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành “dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp”. Theo
phịng tài ngun và mơi trường huyện Lạng Giang thì q trình này của huyện
đã trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn một từ năm 2004 đến 2006, ở giai đoạn này
các hộ tham gia trực tiếp dồn đổi cho nhau nhưng chủ yếu là đưa ruộng về xứ
đồng gần nhà để thuận tiện canh tác, sau khi dồn đổi số thửa bình qn/hộ gần
như khơng thay đổi và q trình dồn đổi không gắn với quy hoạch lại đồng ruộng
và hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng nên việc sản xuất nơng nghiệp trên địa
bàn vẫn trong tình trạng manh mún, kết quả không cao. Giai đoạn hai từ năm
2014 đến 2018, ở giai đoạn này các xã thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với quy
hoạch lại đồng ruộng, vùng sản xuất tập trung, hệ thống giao thông thủy, lợi nội

đồng để phục vụ sản xuất, sau dồn điền đổi thửa số thửa bình quân/hộ của các hộ

1


tham gia dồn điền đổi thửa giảm mạnh, từ trung bình mỗi hộ có từ 10-13 thửa/hộ,
suống cịn 1-3 thửa/hộ, diện tích bình qn/thửa từ 250-300 m2/thửa, tăng lên trên
700 m2/thửa, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để cơ giới hóa trong sản xuất, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất hàng hóa, phát triển các tổ hợp tác và hợp
tác xã trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí đầu tư và tăng thu nhập cho người
nông dân.
Tuy nhiên đến nay công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Lạng
Giang vẫn còn nhiều bất cập cần có hướng giải quyết, để thực hiện dồn điền đổi
thửa trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả thì cơng tác tổ chức đóng vai trị cực
kì quan trọng. Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày 25/11/2016 của UBND tỉnh về
dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2017-2018. Ngày 29/12/2016 UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số
27/KH-UBND về thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu trên địa
bàn huyện giai đoạn 2017-2018, với tổng diện tích thực hiện 1.250 ha trên địa bàn
21 xã. UBND huyện Lạng Giang bắt đầu từ các chủ trương, chính sách của Nhà
nước, tiếp đến là khâu lựa chọn cán bộ gồm Ban chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc
ban chỉ đạo, công tác tuyên truyền vận động, công tác tổ chức thực hiện và cuối
cùng là sự đồng thuận, tự nguyện tham gia của người nông dân. Vậy tổ chức dồn
điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang đã và đang được
thực hiện như thế nào? Huyện đã đạt được những kết quả gì trong cơng tác dồn
điền đổi thửa? Những khó khăn và thuận lợi trong công tác dồn điền đổi thửa và
những biện pháp để giải quyết những vướng mắc đó ra sao? Ý kiến đánh giá của
người dân về công tác dồn điền đổi thửa như thế nào? Và cuối cùng là với nhiều
bất cập về ruộng đất như hiện nay thì huyện có nên thực hiện dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo nữa hay không?

Với lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Thực hiện dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” có ý nghĩa
thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực tiễn và những nguyên nhân ảnh hưởng đến dồn điền đổi
thửa đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp.
Đánh giá thực trạng dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dồn điền đổi
thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp để đẩy nhanh q trình dồn điền đổi thửa đất nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.
Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình, cá nhân tham gia dồn điền đổi thửa
đất nông nghiệp, cán bộ Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa huyện, xã, Tiểu ban dồn
điền đổi thửa của thôn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung
Tập trung nghiên cứu thực trạng quá trình dồn điền đổi thửa đất nơng
nghiệp, những ảnh hưởng của nó và các giải pháp đã thực hiện nhằm đẩy nhanh

công tác này.
1.3.2.1. Về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, đi sâu
vào một số xã điển hình.
1.3.2.1. Về thời gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2019.
Nhằm bổ sung hoàn thiện các giải pháp đẩy nhanh thực hiện dồn điền đổi thửa
đất nông nghiệp trong thời gian tới.
Số liệu điều tra từ năm 2017 – 2019. Giải pháp đến 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện dồn

3


điền đổi thửa đất nông nghiệp, làm rõ khái niệm về thực hiện dồn điền đổi thửa
đất nông nghiệp, vai trị của thực hiện dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp cũng
như các nội dung thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Luận văn cũng đã
hệ thống được các kinh nghiệm trên thế giới và các địa phương trong nước, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đã đánh giá thực trạng thực hiện dồn điền đổi thửa đất nơng
nghiệp của phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lạng Giang. Trong
thời gian qua, đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng, rút ra được những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý
luận, thực tiễn về thực trạng thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua. Qua đó chỉ ra

những vấn đề còn tồn tại giải quyết câu hỏi tại sao huyện Lạng Giang vẫn
chưa thể thực hiện được dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp. Từ đó, đề xuất các
giải pháp nhằm thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.

4


PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và bản chất của vấn đề
2.1.1.1. Dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sắp xếp quy
hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức
thiết kế lại đồng ruộng; nâng cao hệ số sử dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản
xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố
quan hệ sản xuất, thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003).
2.1.1.2. Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là chủ trương của chính quyền Việt
Nam tiến hành xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng
quy vùng sản xuất hàng hoá. Dồn điền đổi thửa giúp tăng diện tích trên một thửa
ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác, áp dụng cơ giới hóa nơng nghiệp. Biện pháp
thực hiện cịn có quy hoạch lại giao thơng, thuỷ lợi nội đồng, đưa cơ giới hoá và
ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước
phân cơng lao động trong từng địa bàn, nhằm tăng năng suất lao động, tăng giá
trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Theo chủ trương này, các hộ nơng
dân được chia lại đất, đồng thời nhà nước cấp mới cho họ Giấy chứng nhận

quyền sở hữu đất để có thể vay vốn ngân hàng, ngồi ra họ cịn được nhà nước
hỗ trợ một phần kinh phí (Đỗ Kim Chung, 2018).
2.1.1.3. Bản chất của dồn điền đổi thửa
Bản chất của dồn điền đổi thửa là quá trình dồn ghép các ô thửa nhỏ của
chủ sở hữu và chủ sử dụng ruộng đất ở nhiều khu vực về một khu vực tạo thành ô
thửa lớn nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu hay quyền sử dụng của các chủ
thể sở hữu và sử dụng ruộng đất mà vì mục tiêu tạo điều kiện để các chủ sở hữu
và sử dụng quản lý, sử dụng, sản xuất, kinh doanh một sản phẩm nơng nghiệp
nào đó với quy mơ tập trung gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, hệ thống giao

5


thông, thủy lợi nội đồng, vùng sản xuất tập trung, khắc phục tình trạng manh
mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng; nâng cao hệ số sử dụng
đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển
kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ sản xuất, thực hiện Công nghiệp hóa Hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn (Đỗ Kim Chung, 2018).
2.1.2. Vai trò của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế
nước ta. Nông nghiệp tạo ra 85% việc làm cho cư dân nông thôn và là nguồn sinh
kế kiếm sống của hơn 65% dân số cả nước. Nông nghiệp hiện nay phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa tập trung, như vậy nhu cầu tạo nên nhiều vùng sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa tập trung tạo nên năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa,
đảm bảo sự ổn định nông thôn, là động lực để nơng thơn ngày càng giàu mạnh,
văn minh và đóng góp cho các ngành kinh tế phát triển. Để tạo ra được các vùng
sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung, tạo nên năng suất, chất lượng, giá trị
hàng hóa thì dồn điền đổi thửa đóng vai trị vơ cùng quan trọng vì:
Dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất nơng nghiệp hàng
hóa tập trung sẽ tạo ra những thửa ruộng lớn hơn trên mỗi cánh đồng, giúp
cho sản xuất nơng nghiệp có thể tiến hành trên quy mô lớn, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơ giới hóa trong
sản xuất nơng nghiệp để hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
tập trung nhằm phát triển kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, thâm canh tăng vụ, trồng các loại cây hoa màu mang lại giá trị kinh tế
cao và hiệu quả hơn (Nguyễn Đình Kháng, 2008).
Dồn điền đổi thửa sẽ làm giảm số thửa ruộng của các chủ sử dụng trên mỗi
cánh đồng từ đó các chủ sử dụng sẽ dễ ràng quản lý hơn, dễ trong nom, chăm
sóc, bảo vệ, dễ nhớ, dễ ghi chép và hạch tốn chi phí đầu tư. Dồn điền đổi thửa sẽ
góp phần tích kiệm đất đai do tạo ra được các thửa ruộng lớn hơn, ít bờ vùng, bờ
thửa hơn từ đó làm tăng diện tích đất canh tác, tăng khả năng đầu tư, tăng sản
lượng thu hoạch, hiểu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế cao hơn (Nguyễn Đình
Kháng, 2008).
Dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch lại đồng ruộng sẽ khắc phục tình trạng
manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng gắn với cải tạo lại
đồng ruộng sẽ hạn chế tình trạng bấp bênh, chênh lệch giữa các thửa ruộng và

6


các vùng sản xuất. Dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch hệ thống giao thông,
thủy lợi nội đồng sẽ tạo ra được các tuyến đường nội đồng lớn hơn, thuận tiện
hơn, dễ đi lại hơn, hệ thống đường giao thông, mương thủy lợi nội đồng được
quy hoạch lại, cải tạo và làm mới phù hợp hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp
dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp
cũng như trong quá trình canh tác, quản lý và sử dụng của các chủ sử dụng đất.
Dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới sẽ tạo ra các
cánh đồng mẫu lớn, các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung, từ đó
hình thành các mơ hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm góp phần
tăng thu nhập cho người nơng dân và hồn thành các tiêu chí về xây dựng
nơng thơn mới (Nguyễn Đình Kháng, 2008).

2.1.3. Đặc điểm của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Trước dồn điền đổi thửa, tư tưởng để đảm bảo công bằng của thời kỳ đầu
nhận đất nơng nghiệp khốn đến hộ nơng dân là cần phải chia đều ruộng tốt - xấu,
xa - gần, cao - thấp đến nay đã khơng cịn phù hợp. Sự manh mún, nhỏ hẹp đó đã
trở thành lạc hậu, làm cho sản xuất nông nghiệp trở nên hạn chế, nhất là các thửa
ruộng quá nhỏ dẫn đến năng suất, hiệu quả không cao. Mặt khác trong sự vận động
của nền kinh tế thị trường, có hướng tới sản xuất hàng hóa thì mới có điều kiện
nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, có điều kiện để thu hẹp khoảng cách giữa
khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Như vậy, trước dồn điền đổi thửa, do
ruộng đất còn manh mún nên việc sản xuất của người dân bị kìm hãm, việc áp
dụng cơ giới hóa và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn, tiến trình sản xuất hàng hóa kìm hãm, do vậy sản xuất nơng
nghiệp khơng theo quy luật thị trường (Nguyễn Đình Kháng, 2008).
Sau dồn điền đổi thửa, vấn đề manh mún ruộng đất đã được cải thiện một
cách rõ ràng, những thửa ruộng lớn hơn trên mỗi cánh đồng được tạo ra, giúp cho
sản xuất nơng nghiệp có thể tiến hành trên quy mơ lớn, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất
nông nghiệp... Tuy nhiên, công tác dồn điền đổi thửa khơng dễ thực hiện bởi có
liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người nông dân. Công tác tuyên truyền có
vai trị quan trọng, cần phải kiên trì, giải thích rõ ràng về lợi ích của cơng tác dồn
điền đổi thửa. Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong cơng tác, tự nguyện
nhận những vùng khó khăn nhường đất thuận lợi hơn cho những hộ gia đình neo
đơn, gia đình chính sách. Có như vậy mới có sự ủng hộ của nhân dân và chắc

7


chắn sẽ có sự tác động tích cực cho cơng tác xây dựng nơng thơn mới (Nguyễn
Đình Kháng, 2008).
Tổ chức dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp bao gồm công tác chỉ đạo và

công tác tổ chức thực hiện. Tổ chức công tác dồn điền đổi thửa phải đảm bảo
chặt chẽ, thống nhất từ huyện đến cơ sở, với phương châm “làm đâu được đấy”
hoàn thành trong thời gian ngắn nhất và đảm bảo sớm ổn định phát triển sản xuất.
Tổ chức công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp phải gắn liền với chỉnh trang
đồng ruộng, đắp ấp trúc bờ lô, bờ vùng; làm đường giao thông ra đồng, nội đồng,
cải tạo, nâng cấp mạng lưới kênh mương thủy lợi, vệ sinh đồng ruộng (Nguyễn
Đình Kháng, 2008).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
2.1.4.1. Nhu cầu dồn điền đổi thửa
Nhu cầu dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu của thị
trường đối với sản xuất nơng nghiệp hàng hóa theo hướng tăng lợi nhuận, chất
lượng sản phẩm phải đáp ứng theo yêu cầu của người tiêu dùng, áp dụng khoa
học cơng nghệ để tăng khả năng cạnh tranh thì cần có quy mơ diện tích đất canh
tác lớn hơn, ít nhất là thông qua hoạt động dồn điền đổi thửa. Mặt khác, q trình
đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đã thu hút một lực lượng lao động nông thôn di cư
vào các khu đô thị và khu công nghiệp tìm việc làm. Điều này dẫn đến sự thiếu
hụt lao động, lao động nơng nghiệp cịn lại chủ yếu là nữ và người già đã làm cho
ruộng đất ở nông thôn bị bỏ hoang nhiều. Nông nghiệp cần phải được cơ giới hóa
và phát triển với các cơng nghệ hiện đại. Tuy nhiên tình trạng ruộng đất manh
mún làm cho hiệu quả sử dụng máy thấp và được coi là rào cản lớn nhất để cơ
giới hóa nơng nghiệp. Điều này làm cho năng suất lao động thấp, sản lượng nơng
nghiệp bình qn trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Indonesia và
chưa bằng 1/2 so với Thái Lan và Philippines (Ngân hàng thế giới, 2017). Vì vậy
cần phải thực hiện dồn điền đổi thửa để có các thửa ruộng lớn hơn để đáp ứng
yêu cầu đối với cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp, chuyển dịch lao động
trong nông nghiệp và nông thôn (Đỗ Kim Chung, 2005).
2.1.4.2. Công tác tuyên truyền, vận động người dân
Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt sẽ tạo sự chuyển biến tích cực về
nhận thức của nhân dân. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta phải tận
dụng tối đa các phương thức tuyên truyền, vận động trên các kênh khác nhau


8


như: Báo, đài, truyền hình, hội nghị, hội thảo... đến các hệ thống loa thông tin
truyền thanh của huyện, xã, thôn.
2.1.4.3. Công tác chuẩn bị nguồn lực thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Nguồn lực phải chuẩn bị bao gồm nhân lực và vật lực, để thay đổi được
nhận thức của người dân theo một cách đứng đắn thì cần phải có cán bộ giỏi,
nhiệt tình, vậy khâu lựa chọn cán bộ tham gia vào công tác dồn điền đổi thửa rất
quan trọng. Nguồn vật lực ngoài một phần hỗ trợ kinh phí của tỉnh, huyện, xã thì
cần phải huy động từ người dân và các tổ chức đoàn thể khác (Nguyễn Thế Hùng
& Hoàng Thái Đại, 2018).

2.1.4.4. Các hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Theo hướng dẫn số 175/HD-TNMT ngày 24/01/2014 của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bắc Giang về việc tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi
thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì các bước thực hiện dồn điền
đổi thửa đất nông nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất

Bước 2. Quy hoạch đồng, ruộng làm cơ sở để thực hiện dồn điền,
đổi thửa đất nông nghiệp
Bước 3. Xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp

Bước 4. Phê duyệt phương án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp

Bước 5. Thực hiện phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Bước 6. Đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Sơ đồ 2.1. Các hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

9


Bước 1. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất
Phân tích, đánh giá tình hình thực tế tại địa phương; các chỉ tiêu để đánh
giá bao gồm:
Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, tính chất đất đai;
Tổng diện tích tự nhiên, hiện trạng khu vực dồn điền đổi thửa
Dân số, lao động, số hộ .
Bình qn diện tích đất nơng nghiệp, đất canh tác/khẩu.
Bình qn diện tích/thửa, thửa có diện tích lớn nhất, thửa có diện tích
nhỏ nhất;
Bình quân số thửa/hộ, hộ có nhiều thửa nhất, hộ có ít thửa nhất;
Hiện trạng đất cơng ích, đất khó giao.
Bước 2. Quy hoạch đồng, ruộng làm cơ sở để thực hiện dồn điền, đổi thửa đất
nông nghiệp
a. Nguyên tắc trong quy hoạch đồng, ruộng
Việc quy hoạch đồng ruộng phải tuân thủ các quy hoạch đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt gần nhất như: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi
tiết xây dựng, quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch khác (nếu có).
b. Quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng
Quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, xác định rõ vùng sản
xuất.
c. Quy hoạch vùng đất cơng ích
Tổ chức rà sốt diện tích đất cơng ích, diện tích đất đã được quy hoạch dành
cho các cơng trình cơng cộng, đất quy hoạch dành cho phát triển khu dân cư theo
từng xứ đồng và đánh dấu trên bản đồ.

d. Xác định diện tích đất nơng nghiệp cịn lại để thực hiện dồn điền đổi thửa sau
khi đã trừ diện tích quy hoạch cho xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, bố trí
đất cơng ích
e. Lấy ý kiến và thơng qua, cơng khai quy hoạch đồng, ruộng
Sau khi lập xong Quy hoạch đồng, ruộng tổ chức thực hiện lấy ý kiến rộng
rãi toàn thể nhân dân để bàn bạc sâu rộng nhằm đạt được sự đồng thuận cao nhất,
xin ý kiến cấp có thẩm quyền để lựa chọn được phương án tối ưu. Sau khi lựa

10


chọn được phương án quy hoạch tối ưu, phải công khai kết quả để toàn thể nhân
dân biết và cùng nhau tổ chức thực hiện.
Bước 3. Xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp
a. Nguyên tắc
Sau khi dồn điền đổi thửa bình qn diện tích mỗi thửa ruộng phải đạt từ
700 m2 trở lên và mỗi hộ chỉ cịn 01 đến 03 thửa.
b. Bình nhóm đất
c. Thống nhất phương án dồn điền đổi thửa
Việc tính tốn khối lượng đào đắp cho từng hộ phải được dân bàn bạc,
thống nhất và nên lựa chọn 1 trong 2 phương án sau đây:
Phương án 1. Tính theo số khẩu được giao đất năm 1992-1993;
Phương án 2. Tính theo diện tích được giao của từng hộ sau khi đã chuyển
đổi lần này.
Bước 4. Phê duyệt phương án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp
Bước 5. Thực hiện phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
+ Tiến hành làm giao thông, thủy lợi
+ Giao đất tại thực địa
+ Vào sổ quy chủ (Sổ giao ruộng) tạm thời
+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ dồn điền đổi thửa

Bước 6. Đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
+ Đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính
+ Tổ chức kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, lập hồ sơ địa chính.
2.1.4.5. Kết quả dồn điền đổi thửa
Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:
Về giao thông, thủy lợi: Làm mới bao nhiêu tuyến, cải tạo bao nhiêu
tuyến, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu, hết báo nhiêu đất, lắp đặt bao nhiêu
cống mới.

11


Diện tích kế hoạch thực hiện dồn điền đổi thửa, diện đã thực hiện dồn điền
đổi thửa. Số hộ trước khi thực hiện dồn điền đổi thửa, số hộ sau khi thực hiện
dồn điền đổi thửa (Phạm Vân Đình & Đỗ Kim Chung, 1997).
Bình qn diện tích/thửa trước khi thực hiện dồn điền đổi thửa, bình qn
diện tích/thửa sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa. Số thửa/hộ trước khi thực hiện
dồn điền đổi thửa, số thửa/hộ sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa (Phạm Vân
Đình & Đỗ Kim Chung, 1997).
Tổng kinh phí thực hiện gồm: Kinh phí từ ngân sách nhà nước (tỉnh, huyện,
xã); Kinh phí do nhân dân đóng góp, trong đó cụ thể các nguồn kinh phí mua vật
tư, văn phịng phẩm, tài liệu phục vụ các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn
và tổ chức thực hiện, kinh phí thực hiện quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.
Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và
các quy hoạch khác có liên quan (Phạm Vân Đình & Đỗ Kim Chung, 1997).
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
2.1.5.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Số lượng, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện

dồn điền đổi thửa có vai trị hết sức quan trọng và ảnh hưởng rất lớn, quyết định
đến sự thành công hay thất bại của công tác dồn điền đổi thửa ở các địa
phương. Cần thành lập Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa các cấp, từ cấp huyện đến
cấp xã và Tiểu ban dồn điền đổi thửa các thôn để tổ chức tập huấn, quán triệt,
tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách đến với người dân. Các thành
viên Ban chỉ đạo phải thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ, bổ sung kiến
thức và phải là những cán bộ có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong công
tác dồn điền đổi thửa, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổ chức
sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm với các Tiểu ban dồn điền đổi thửa các thôn
(Phạm Thị Mỹ Dung, 2012).
2.1.5.2. Tài chính
Việc dồn điền đổi thửa phải đảm bảo kết quả sau dồn điền đổi thửa mỗi hộ
bình qn chỉ cịn từ 1-3 thửa/hộ, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phải phù
hợp với điều kiện địa hình và điều kiện sản xuất của từng khu đồng, tiết kiệm
diện tích đất và đảm bảo đối với hệ thống đường giao thơng nội đồng thì xe cơ
giới, máy gặt, máy cày đến được tất cả mọi xứ đồng và hầu hết các thửa ruộng;
đường giao thông chính rộng tối thiểu 5m, các bờ vùng rộng tối thiểu 3m; đối với

12


×