Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, một nhu cầu tất yếu trong xã hội hiện đại ok

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.74 KB, 3 trang )

VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Một nhu cầu tất yếu trong xã hội hiện đại
Ts. Cầm Bá Thức
Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương
Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng (VLTL-PHCN), là một chuyên khoa y học tập trung vào việc
phịng ngừa, chẩn đốn, phục hồi chức năng và điều trị cho những bệnh nhân bị khiếm khuyết về chức
năng do chấn thương, bệnh tật hoặc dị tật. Mặc dù đây là chuyên khoa là một tương đối trẻ (khởi đầu trong
những năm đầu thế kỷ XX), nhưng nền tảng của nó bắt đầu từ trong thời cổ đại, có lịch sử phát triển qua
nhiều nền văn hóa và ranh giới địa lý.
Nguồn gốc: Từ "liệu pháp/therapy" xuất phát từ refua chữ Hebrew cổ (làm lành bệnh). Liệu pháp
phục hồi, một thành phần thiết yếu của VLTL-PHCN có một lịch sử lâu dài. Hàng ngàn năm trước, thời
Trung cổ người Trung Quốc đã dùng Cong Fu, một liệu pháp vận động để giảm đau; Thế kỷ thứ V trước
công nguyên bác sĩ người Hy Lạp Herodicus đã đưa ra các bài tập thể dục để phịng và điều trị bệnh; Thế
kỷ thứ II sau cơng nguyên bác sĩ La Mã Galen đã đưa ra biện pháp can thiệp để phục hồi chấn thương cho
binh lính. Trong suốt thời Trung cổ, nhà Triết - Y học Maimonides nhấn mạnh nguyên tắc Talmudic, một
thói quen rèn luyện sức khỏe, kể cả chế độ ăn uống, được coi là một tun ngơn đầu tiên về Y học dự
phịng công bố giữa 1187-1190. Năm 1569 nhà Triết – Y học Mercurialis đã đề ra phương pháp luyện tập
thể hình để phòng bệnh và nâng cao sức khỏe. Đến Thế kỷ XVIII, Niels Stenson khám phá các cơ chế sinh
học vận động của con người và năm 1780 Joseph Clement Tissot một bác sĩ phẫu thuật cho rằng việc
luyện tập giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh sau phẫu thuật. Trong thế kỷ XIX, các khái niệm về tái giáo
dục thần kinh cơ đã được đề xuất bởi Fulgence Raymond (1844-1910).
Ở Hoa Kỳ, Năm 1921 cựu tổng thống Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt đã bị nhiễm vi rút bại liệt
và liệt hai chi dưới, ông được phục hồi chức năng tại Warm Springs - Georgia, ở đó ơng được áp dụng liệu
pháp bơi trị liệu và tắm nắng, nhờ đó ông lấy lại sức mạnh của đôi chân và sức đề kháng thể chất. Ông là
một người ủng hộ mạnh mẽ Y học phục hồi. Roosevelt mua bất động sản tại Warm Springs và biến nó
thành Trung tâm phục hồi chức năng toàn diện để giúp đỡ những người bị bại liệt, giúp những bệnh nhân
bai liệt độc lập trong sinh hoạt hàng ngày. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm tắm nắng, bơi lội, tập thể
dục, huấn luyện sử dụng dụng cụ chỉnh hình, tập luyện cơ bắp, mát xa, giải trí, hướng nghiệp và dạy nghề.
Warm Springs – Georgia được coi là cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc phục hồi chức năng tồn diện đầu
tiên ở Hoa Kỳ.
Về đào tạo, Bộ môn Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng được thành lập đầu tiên bởi Tiến sĩ Frank


Krusen tại Trường Y Đại học Temple năm 1929. Trong sự nghiệp hành nghề của mình ơng thấy rất rõ tầm
quan trọng của Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng kết hợp với kỳ nghỉ dưỡng kéo dài tại một viện điều
dưỡng ở những bệnh nhân sau phẫu thuật cắt phổi do lao. Ông cho rằng cần phải nghiên cứu ứng dụng các
phương pháp vật lý và các kỹ thuật phục hồi, đưa nó trở thành chuyên ngành Y khoa với một cơ sở khoa
học vững chắc và đào tạo cho các thầy thuốc. Tại Trung tâm Y khoa Mayo (Hoa Kỳ), Krusen nghiên cứu
tác dụng của tập luyện và các phương thức vật lý như điện, nhiệt, sóng ngắn và bức xạ tia cực tím trên
bệnh nhân khuyết tật, binh lính bị đau lưng và các biến chứng sau phẫu thuật cơ xương. Năm 1941, Tiến sĩ
Krusen xuất bản cuốn Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng và ông tự xưng danh là "Bác sĩ lý liệu
pháp/Physian".
Trong giai đoạn giữa và cuối thể kỷ thứ XX, có sự cải tiến mạnh mẽ trong chăm sóc y tế, bao gồm cả
việc sử dụng kháng sinh nhờ đó mà đã cứu được mạng sống của nhiều thương bệnh binh trong Thế chiến
II, nhiều binh lính tàn tật trở về nhà và cần được chăm sóc phục hồi chức năng. Ở giai đoạn này Lugwig
Guttmann (Anh) và George Bedbrook (Hoa Kỳ) đã đề ra các kỹ thuật chăm sóc và phục hồi chức năng cho
bệnh nhân tổn thương tủy sống;


Ngày nay các bệnh lý thần kinh, cơ xương khớp và chấn thương hoặc bệnh tật ảnh hưởng đến khả
năng di chuyển của bệnh nhân; chẩn đoán và điều trị đau; phục hồi tối đa chức năng bị mất sau chấn
thương, bệnh tật hoặc cải thiện môi trường sống; điều trị toàn diện con người; việc này được thực hiện bởi
một nhóm làm việc đa chuyên ngành gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên như vật lý trị liệu, ngơn ngữ
và nuốt, hoạt động trị liệu, chỉnh hình, thể thao, tâm lý, tư vấn đồng đẳng..v.v..., cung cấp các phương
pháp điều trị khơng phẫu thuật, giải thích các vấn đề y tế và kế hoạch điều trị cũng như phòng ngừa các
thương tật thứ cấp.

Tập phục hồi chức năng cho người sau đột quỵ

Tập chức năng bàn tay với găng tay rô bốt

Ở Việt Nam, ngay từ thời chiến tranh Bắc-Nam Nhà nước đã cử nhiều Bác sĩ đi nước ngồi học về
VLTL-PHCN, các thế hệ đầu tiên có công phát triển Y học phục hồi nước nhà là bác sĩ Nguyễn Xuân

Nghiên, Dương Xuân Đạm, Trần Trọng Hải, Ngô Thế Vinh. Năm 1988 Bộ môn Phục hồi chức năng của
Đại học Y Hà Nội ra đời để đào tạo cho sinh viên Y khoa, năm 1996 đào tạo Bác sĩ nội trú về VLTLPHCN tại Bệnh viện Bạch Mai, năm 1997 Đại học Y Hà Nội đào tạo Cao học VLTL-PHCN; nhiều Bộ
môn VLTL-PHCN được thành lập tại các trường đại học, cao đẳng và kỹ thuật y học. Nhà nước đã chuyển
hệ thống điều dưỡng cả nước sang làm nhiệm vụ Phục hồi chức năng; các bệnh viện đa khoa tuyến trung
ương và tuyến tỉnh đều có khoa Phục hồi chức năng, phần lớn bệnh viện tuyến huyện trên tồn quốc đã có
khoa Y học cổ truyền Phục hồi chức năng; năm 1999 Bộ Y tế thành lập Bệnh viện Phục hồi chức năng
Trung ương tại Thanh Hóa.
Về định hướng phát triển Phục hồi chức năng, Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005
của Đảng đã chỉ rõ là "Thực hiện chăm sóc sức khoẻ tồn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi
chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế
chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y". Năm 2007 Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về người khuyết
tật và năm 2014 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Công ước quốc tế về người khuyết tật; Luật người
khuyết tật ra đời và có hiệu lực từ tháng 01 năm 2011. Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển
y tế đến 2020 trong đó có ưu tiên phát triển hệ thống phục hồi chức năng; Chính phủ có chương trình hỗ
trợ người khuyết tật theo từng giai đoạn với các mục tiêu chính hàng năm là trên 90% người khuyết tật
được tiếp cận với các dịch vụ Y tế, trên 90% trẻ từ 0-6 tuổi được khám phát hiện sớm và can thiệp sớm,
khoảng trên 70.000 người khuyết tật được phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ
trợ giúp và dụng cụ thay thế. Năm 2007 Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ thị số 03/CT-BYT về tăng cường công
tác Phục hồi chức năng; năm 2013 ban hành Thông tư 46/TT-BYT quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của các Bệnh viện, Trung tâm, Khoa Phục hồi chức năng; Quyết định 4039/2014/QĐ-BYT
của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển Phục hồi chức năng giai đoạn 2014-2020 với mục
tiêu đề ra là khoảng 90% số xã có cán bộ chuyên trách, 90% các bệnh viện huyện có khoa hoặc đơn vị
Phục hồi chức năng; hiện nay khoảng gần 300 dịch vụ kỹ thuật VLTL-PHCN được Bảo hiểm Y tế chi trả,


Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được Nhà nước đầu tư và các Tổ chức quốc tế giúp đỡ đến nay đã
triển khai ở 50 tỉnh thành trong cả nước.
Trong thời gian tới, thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, các bệnh viện phục hồi chức năng trong
tồn quốc đối mặt với khơng ít khó khăn đó là: cơ sở vật chất được đầu tư thấp, khơng đồng bộ, thiếu rất
nhiều phương tiện chẩn đốn cũng như VLTL-PHCN kỹ thuật cao; thiếu cán bộ nghiêm trọng do đặc điểm

là ngành là phục vụ người khuyết tật, thu thấp, các bệnh viện khơng có điều kiện trả thù lao cao nên không
thu hút được các bác sĩ có tay nghề cao; ngành phục hồi chức năng ở Việt Nam còn chưa phát triển xứng
tầm, chưa đào tạo được bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tay nghề cao, chưa đào tạo được kỹ thuật
viên hoạt động trị liệu, giải trí, ngơn ngữ, tâm lý trị liệu; chưa phát triển được phục hồi chức năng chuyên
sâu như chẩn đoán và phục hồi chức năng nuốt, rối loạn tiểu, phục hồi chức năng tim mạch, hô hấp, nhận
thức và tri giác..v.v...; chưa áp dụng được các kỹ thuật điện tử tin học và y sinh học vào phục hồi chức
năng như cơ thắt nhân tạo, máy kích thích cơ máy bơm thuốc dãn cơ giảm đau cấy vào cơ thể, ứng dụng tế
bào gốc..v.v....; chưa có chính sách của nhà nước để đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài để về phát triển
các chuyên ngành sâu, chưa có cơ chế đặc thù cho các bệnh viện phục hồi chức năng; việc chi trả của Bảo
hiểm Y tế còn nhiều bất cập.
Ngày nay cơ cấu bệnh thật thay đổi rất rõ, các bệnh không lây nhiễm gia tăng, tai nạn thương tích
ngày càng nhiều, tuổi thọ tăng; tất cả những nguyên nhân trên làm gia tăng tỷ lệ người khuyết tật, nếu ước
tính tỷ lệ người khuyết tật là 8-10% thì Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, một nhu cầu phục
hồi chức năng rất lớn. Hội nghị tổng kết hai năm về phục hồi chức năng và định hướng phát triển được tổ
chức tại Nha Trang tháng 11/2016, Bộ Y tế định hướng rất rõ là tăng cường công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe phịng ngừa bệnh tật tai nạn, triển khai Cơng ước quốc tế về người khuyết tật, Luật người
khuyết tật, Luật khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm Y tế, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các
Thơng tư và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế, tiếp tục kiện toàn hệ thống bệnh viện chuyên khoa phục hồi
chức năng trên toàn quốc, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế làm công tác phục hồi chức năng,
tiếp tục đẩy mạnh phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nâng cao chất lượng công tác phục hồi chức
năng và tăng cường sự tiếp cận của người khuyết tật với các dịch vụ phục hồi chức năng, đẩy mạnh công
tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phục hồi chức năng, tiếp tục đề xuất và
xây dựng các chính sách đặc thù với chuyên ngành phục hồi chức năng, chính sách về Bảo hiểm Y tế đối
với người khuyết tật, triển khai phần mềm quản lý người khuyết tật trên toàn quốc, tăng cường kiểm tra
giám sát và tổ chức giao ban định kỳ với các đơn vị làm phục hồi chức năng để kịp thời nắm bắt những
bất cập và nhanh chóng giải quyết, làm tốt cơng tác thi đua khen thưởng đối tập thể và cá nhân có thành
tích xuất sắc trong cơng tác khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người khuyết tật./.




×