Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Xây dựng một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình thành các biểu tượng toán về định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.44 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

MAI THỊ HÀ

XÂY DỰNG MỘT SỐ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC CĨ CHỦ ĐÍCH HÌNH THÀNH
CÁC BIỂU TƯỢNG TỐN VỀ ĐỊNH HƯỚNG
TRONG KHƠNG GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

THANH HÓA, THÁNG 05 NĂM 2019
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

XÂY DỰNG MỘT SỐ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH HÌNH THÀNH
CÁC BIỂU TƯỢNG TỐN VỀ ĐỊNH HƯỚNG
TRONG KHƠNG GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Hà
MSSV: 1569010060
Lớp: K18B - GDMN


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Doãn Đăng Thanh

THANH HÓA, THÁNG 05 NĂM 2019
ii


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường đại học Hồng Đức, Ban chủ nhiệm
khoa Giáo dục Mầm non cùng tồn thể các thầy cơ giáo đã dạy dỗ em trong suốt
khóa học, đã đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong thời gian em làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên ThS. Doãn Đăng Thanh, trong thời
gian qua đã tận tình hướng dẫn em trong suốt q trình viết và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Xuất phát từ vai trò của một sinh viên khoa GDMN kết hợp với kết quả thu
được từ quá trình kiến tập, thực tập tại trường mầm non nên em đã chọn đề tài
“Xây dựng một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình thành các
biểu tượng tốn về định hướng trong khơng gian cho trẻ mẫu giáo” làm đề tài
khóa luận của mình.
Với thời gian kiến tập, thực tập hạn chế cùng với sự hiểu biết có hạn. Mặc
dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức hoạt động
âm nhạc cho trẻ mầm non và nghiên cứu khoa học cịn hạn chế. Do vậy khóa
luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự quan tâm, đóng
góp ý kiến nhận xét quý báu từ thầy cơ để nội dung khóa luận được hồn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Hà


i


MỤC LỤC

ST

Tên chương, phần, mục, tiểu mục

Trang

LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC

ii

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1

1

Lý do chọn đề tài

1


2

Mục tiêu nghiên cứu

3

3

Nội dung nghiên cứu

4

4

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4

4.1

Đối tượng

4

4.2

Phạm vi nghiên cứu

4


Phương pháp nghiên cứu

4

5.1

Phương pháp nghiên cứu lí luận

4

5.2

Phương pháp quan sát

4

5.3

Phương pháp phỏng vấn

5

5.4

Phương pháp thống kê toán học

5

PHẦN II: NỘI DUNG


6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ

6

1.1

Đặc điềm nhận thức các biểu tượng về nhận thức định
hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo

6

1.2

Đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng tốn cho trẻ
mẫu giáo

8

1.2.1

Qúa trình nhận biết thơng qua hoạt động

8

1.2.2

Q trình nhận biết dựa nhiều vào cảm tính


8

1.2.3

Q trình nhận biết từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

9

1.2.4

Dạy học dựa vào trực quan, đảm bảo sự thống nhất giữa
trực quan và trừu tượng
Nguyên tắc dạy học có mở rộng

10

Nội dung chương trình hình thành các biểu tượng về định
hướng trong khơng gian của trẻ mẫu giáo

13

1.3.1

Lớp 3-4tuổi (Mẫu giáo bé)

13

1.3.2

Lớp 4-5 tuổi (Mẫu giáo nhỡ)


14

1.3.3

Lớp 5-6 tuổi (Mẫu giáo lớn)

15

Phương pháp hình thành các biểu tượng về định hướng

16

5

1.2.5
1.3

1.4

ii

12


1.4.1

trong không gian của trẻ mẫu giáo
Hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi (Mẫu giáo bé)


16

1.4.1.1 Dạy trẻ định hướng trên cơ thể mình

16

1.4.1.2 Dạy trẻ phân biệt tay phải, tay trái của trẻ

17

1.4.1.3 Dạy trẻ định hướng phía trên phía dưới, phía trước phía sau
của trẻ

17

1.4.1.4 Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng

18

1.4.2

Hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi (Mẫu giáo nhỡ)

19

1.4.2.1 Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái của trẻ

19

1.4.2.2 Dạy trẻ xác định các hướng phía trên phía dưới, phía trước

phía sau của người khác

20

1.4.2.3 Dạy trẻ định hướng khi di chuyển và biết di chuyển theo
hướng cần thiết

21

1.4.2.4 Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng

22

1.4.3

Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi (Mẫu giáo lớn)

23

1.4.3.1 Dạy trẻ xác định phía phải- phía trái của người khác

23

1.4.3.2 Dạy trẻ đinh hướng khi di chuyển

24

1.4.3.3 Dạy trẻ xác định vị trí của vật này so với vật khác

25


1.4.3.4 Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng

26

1.5

Cấu trúc của kế hạch tổ chức hoạt động học có chủ đích
hình thành các biểu tượng tốn cho trẻ mầm non

27

Chương 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

29

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CĨ CHỦ ĐÍCH HÌNH THÀNH
CÁC BIỂU TƯỢNG TỐN VỀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG
KHƠNG GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO

2.1
2.2

Một số hoạt động bổ trợ hình thành các biểu tượng tốn về
định hướng trong khơng gian cho trẻ mẫu giáo
Một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình
thành các biểu tượng về định hướng trong không gian cho
trẻ mầm non

29


PHẦN III: KẾT LUẬN

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

iii

40


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nền giáo dục của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bao
gồm rất nhiều bậc học: từ bậc học mầm non tới Tiểu học rồi THCS, THPT, Cao
đẳng, Đai học. Bậc học nào cũng đóng một vai trị to lớn trong việc giáo dục
hoàn thiện con người hiện nay. Trong đó phải kể tới bậc học mầm non, mặc dù
là bậc học thấp nhất nhưng phải khẳng định rằng nó gần như là bậc học quan
trọng nhất vì: Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân
cách con người Việt Nam, với mục tiêu là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1. Có thể nói rằng so với tất cả các bậc hoc, nghành học, các loại
hình giáo dục thì giáo dục mầm non địi hỏi có sự chăm lo về thể chất và tinh
thần của gia đình, nhà trường, các cấp và các ngành trong xã hội.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì khả năng nhận thức của trẻ
cũng nhanh hơn, trẻ thông minh hơn, sáng tạo hơn. Vì vậy nhu cầu kháp phá thế
giới của trẻ ngày càng cao song những kiến thức mà thực tiễn mang lại cho trẻ

lại chưa chính xác và đầy đủ nên chưa thỏa mãn được nhu cầu của trẻ. Do đó,
Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống nội dung chương trình giáo dục mầm non
gồm các mơn: Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, cho trẻ làm quen với chữ cái,
môi trường xung quanh, âm nhạc trong đó cịn có mơn làm quen với tốn, nó
bao gồm các mặt: Hình thành biểu tượng về tập hợp, con số, phép đếm; hình
thành các biểu tượng về hình dạng, hình thành các biểu tượng về định hướng
trong khơng gian; hình thành các biểu tượng về định hướng thời gian.Biểu tượng
về định hướng trong không gian là một trong năm nội dung cơ bản quan trọng.
Vì vậy, việc dạy nội dung này nhằm cung cấp cho trẻ những biểu tượng về
không gian(trên - dưới, trước - sau, trái - phải) của bản thân trẻ hay một đối
tượng nào đó. Thực tế hiện nay cho thấy việc dạy môn học này trong trường
mầm non cịn nhiều khó khăn. Để giải quyết những vấn đề đó việc nghiên cứu
đề tài: Hướng dẫn hình thành các biểu tượng tốn về định hướng trong không
gian cho trẻ mầm non là rất cần thiết.
1


Bản thân là một sinh viên nghành giáo dục mầm non - một giáo viên mầm
non tương lai. Tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài: Hướng dẫn hình thành các
biểu tượng tốn về định hướng trong khơng gian cho trẻ mầm non sẽ giúp tơi có
thêm kiến thức, những kiến thức mới về môn học này, cũng như thêm nhiều
kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy sau này. Chính vì những lý do
trên mà tơi đã chọn nghiên cứu đề tài Hướng dẫn hình thành biểu tượng tốn về
định hướng trong khơng gian cho trẻ mầm non.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng môt số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình thành
biểu tượng tốn về định hướng trong khơng gian chotrẻ mẫu giáo.
3.Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ sở của lý luận dạy học tốn cho trẻ Mầm non
có liên quan trực tiếp đến đề tài.

- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống bài tập nhằm luyện tập và phát triển các
biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo.
- Tổ chức thực nhiệm để đánh giá kết quả nhận thức, tiếp thu các biểu tượng
về định hướng không gian cho trẻ Mầm non.
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng
Kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình thành các biểu tượng tốn
về định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa kiến thức để xây dựng cơ sở khoa học của đề tài.
5.2. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát các hoạt động học có chủ đích và việc tổ chức các hoạt
động bổ trở nhằm luyện tập các biểu tượng về định hướng trong không gian cho
trẻ Mầm non tại một số trường Mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2


5.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số giáo viên sư phạm và giáo viên Mầm non nhằm thu thập
thông tin bổ sung cho các kết quả nghiên cứu.
5.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý các số liệu thu thập được nhằm
nâng cao độ tin cậy của các kết luận cho việc đánh giá kết quả thực nghiệm

3



PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1. Đặc điểm nhận thức các biểu tượng về nhận thức định hướng trong
không gian của trẻ mẫu giáo
Khả năng nhận biết về sự định hướng trong không gian của trẻ được phát
triển theo kinh nghiệm của nó và nhà có sự hướng dẫn đúng đắn của các nhà
giáo dục.
I. Trẻ dưới 3 tuổi
Sự cảm thụ về không gian xuất hiện ở trẻ từ rất sớm. Ví dụ: Trẻ 2 - 3 tháng
đã biết đưa mắt nhìn theo các vật có màu sắc sặc sỡ trước mặt, hay trẻ 5 - 6
tháng đang khóc nghe tiếng mẹ gọi là lập tức quay đầu về phía có tiếng nói.
Nhưng khi nhìn theo vật thi cả người trẻ chuyển động theo làm thay đổi vị
trí của trẻ. Như vậy sự dịch chuyển về phía vật là nguồn gốc sự phát triển cảm
giác về khơng gian.
Hướng nhìn của trẻ cũng được mở rộng dần trong không gian. Đầu tiên trẻ
chỉ dõi theo vật theo phương nằm ngang, sau đó theo phương thẳng đứng.
Sự nhận thức về hướng không gian của trẻ tăng lên cùng với sự phát triển
khả năng vận động( đi, chạy...) của trẻ.
II. Trẻ 3-4 tuổi (Mẫu giáo bé)
Trẻ xác định được các hướng khác nhau ngay trên cơ thể mình.
Trẻ có khả năng đánh giá bằng mắt vị trí của vật ở gần so với bản thân trẻ.
- Mối quan hệ khơng gian cịn chưa được trẻ phân biệt. Trẻ quan niệm
không gian là rời rạc, phân tán và miền xác định rất hẹp.
Vì vậy trẻ chỉ nhận biết được vị trí các vật nằm vng góc với một chiều
nào đó của cơ thể cịn các vật nằm ở các góc (30 - 60°) giữa 2 hướng thì trẻ
khơng xác định được. Ví dụ: Một vật ở phía trước về phía bên phải thì trẻ khơng
xác định được phía trước hay phía phải.
- Việc xác định phía phải, phía trái của trẻ là khó khăn hơn so với các hướng khác.
III.Trẻ - 5 tuổi (Mẫu giáo nhỡ)
- Trẻ có khả năng xác định được vị trí của các vật trong không gian so với

bản thân. Lúc này gốc tọa độ là chính bản thân trẻ.
4


- Trẻ có thể diễn đạt bằng lời nói vị trí của các vật trong khơng gian so với
trẻ về các phía trước - sau, trên - dưới; phải - trái.
- Từ quan niệm không gian là rời rạc trẻ đã phần nào thấy được mối quan hệ
của các đối tượng trong khơng gian với nhau vì vậy phần khơng gian mà trẻ xác
định là phía phải, phía trái được mở rộng dần. Trẻ hiểu được phía trên, phía dưới
của mình cũng là phía trên, phía dưới của bạn. Trẻ đã có khả năng định hướng
khơng gian cho các vật ở xa.
IV. Trẻ 5 - 6 tuổi (Mẫu giáo lớn)
Ở lứa tuổi này trẻ hiểu rõ việc phân nhỏ các phần trong không gian là sự
thống nhất và trẻ đã cảm thụ được các hướng chính của khơng gian. Trẻ hiểu
khơng gian là một thể thống nhất hồn chỉnh có tính liên tục và rời rạc. Mỗi
hướng chính diện cịn có cả các khu vực lân cận nối các vùng với nhau. Vì vậy
trẻ 5 - 6 tuổi đã biết phân chia không gian thành từng cặp theo 2 vùng đối xứng
nhau (trên - dưới; trước, sau; phải - trái ). Mỗi vùng lại được chia làm 2 khu
vực(2hướng). Ví dụ: “Trong vùng phía phải được chia làm 2 khu vực: bên phải
về phía trên và bên phải về phía dưới. Hay phía trước về bên phải và phía trước
về bên trái. Lúc này đứa trẻ được coi là điểm trung tâm (gốc tọa độ). Như vậy
trẻ 5-6 tuổi đã phân biệt được các vùng không gian khác nhau và các phần trong
mỗi vùng đó.
Khi xác định sự xếp đặt các vật thể trong không gian trẻ dần dần thấy rằng
các vật xung quanh nó đều có tọa độ riêng. Việc xác định vị trí của một vật nào
đó chỉ có tính chất tương đối. Khi gốc tọa độ thay đổi thì vị trí của vật cũng thay
đổi.
Việc định hướng trong không gian trên bản thân trẻ, từ trẻ và từ vật đã
chuyển dần từ chỗ trẻ dùng hệ tọa độ có điểm gốc cố định (là bản thân trẻ) đến
việc dùng hệ tọa độ có điểm gốc dịch chuyển tự do. Việc định hướng không gian

trên bản thân trẻ là sự mở đầu quan trọng, là cơ sở để trẻ định hướng khơng
gian cho các đối tượng khác.
Tóm lại: Đối với trẻ dưới 3 tuổi cần mở rộng dần các hướng quan sát vật đặt
và tăng dần khoảng cách so với trẻ.
Đối với trẻ 3, 6 tuổi, trước hết dạy trẻ xác định các hướng trên chính cơ thể
trẻ, lấy đó làm cơ sở để hình thành khả năng định hướng trong không gian. Từ
5


việc dạy trẻ biết xác định vị trí của các vật với trẻ, so với các bạn khác cô dạy trẻ
biết xác định vị trí của các đối tượng so với nhau theo các chiếu của đối tượng
chọn làm mốc. Khi xác định vị trí của một đối tượng nào đó cơ u cầu trẻ nói
rõ vị trí của vật so với chuẩn. Ví dụ: Phải nói “Bạn Lan đứng phía bên phải tơi”,
khơng được nói “Bạn Lan đứng phía bên phải”. Nhận thức của trẻ về không gian
và định hướng trong khơng gian là q trình dài và phức tạp. Để giúp trẻ đánh
giá chính xác vị trí các vật và quan hệ giữa các vật trong không gian cần phải có
sự giúp đỡ đúng đắn của các nhà giáo dục.
1.2. Đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng tốn cho trẻ mẫu giáo
1.2.1. Q trình nhận biết thông qua hoạt động
Một đặc điểm phố biển ở trở lứa tuổi mẫu giáo là trẻ rất hiếu động, tò mị,
thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán, mau qn mà tốn học gồm các khái
niệm khó và trừu tượng. Vì vậy trẻ khơng thể ngồi lâu một chỗ để nghe cơ giáo
hình thành các biểu tượng tốn thơng qua những lời giảng giải. Đối với trẻ chỉ
có hoạt động mới tạo ra hứng thú, hoạt động mới gây ra những tình huống để trẻ
tìm tịi, làm thử. Giúp trẻ tiếp thu các biểu tượng toán một cách tự nhiên. Hoạt
động đã tạo ra cơ hội để hình thành biểu tượng tốn ban đầu về: Tập hợp, số
lượng, hình dạng kích thước. Nhưng hoạt động tự nhiên của trẻ là những hoạt
động khơng có sự định hướng, trẻ thực hiện các hoạt động theo ý thích của cá
nhân, khơng có mục đích vì vậy hoạt động chỉ là cơ hội chứ không phải là điều
kiện cần và đủ để trẻ hình thành các biểu tượng tốn ban đầu đầy đủ, chính xác.

Ví dụ: Khi học bài số 3(Lớp 4 - 5 tuổi), trong trị chơi xâu hạt, cơ sẽ hướng
dẫn trẻ xâu hạt: 3 xanh, 3 đỏ, 3 vàng.
Nhưng nếu khơng có sự hướng dẫn của cơ, trẻ có thể xâu 1 dây toàn hạt đỏ
hoặc hạt xanh mà cháu thích.
Như vậy các biểu tượng tốn ban đầu muốn được hình thành một cách đầy
đủ, hệ thống, chính xác ở trẻ mẫu giáo phải thông qua các hoạt động dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
1.2.2. Quá trình nhận biết dựa nhiều vào cảm tính
Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo là “Nhận thức bằng cảm tính, tư duy
trực quan hình tượng là chủ yếu” vì vậy trẻ nhận biết các biểu tượng sơ đẳng về
tốn thơng qua hoạt động và nhờ vào sự tham gia của các giác quan: Mắt nhìn,
6


tai nghe, tay sờ mó, lời nói để nhận xét, giải thích. Qua hoạt động các giác quan
của trẻ được huy động để nhận biết làm thử, so sánh, phân biệt. Do tuổi cịn ít,
sự tiếp xúc với mơi trường xung quanh hạn chế, vốn ngôn ngữ nghèo nàn, khả
năng tổng hợp khái quát hoá cho cao, nhận thức bằng cảm tính chiếm ưu thế nên
sự chínhxác cịn hạn chế. Khi nhận biết các biểu tượng về tốn trẻ cịn chịu ảnh
hưởng nhiều của màu sắc, hình dạng đặc biệt là kích thước và sự sắp đặt các đồ
vật trong khơng gian.
Ví dụ: Khi so sánh số lượng 3 quả cam và 5 chấm trịn thì trẻ lại nhận xét số
cam nhiều hơn số chấm tròn.
Khả năng cảm thụ để rút ra nhận xét và ghi thành biểu tượng phụ thuộc vào
vốn kinh nghiệm và độ tuổi: Trẻ càng lớn khả năng khái quát càng tăng vì vậy
khi hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo rất cần có sự hướng
dẫn của cơ giáo đề trẻ tập rút ra những nhận xét khái quát, biết diễn đạt kết quả
bằng lời nói đúng, ngắn gọn.
1.2.3. Q trình nhận biết từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Đặc điểm này là căn cứ để xác định nội dung, phương pháp hướng dẫn trẻ

làm quen với các biểu tượng toán học ban đầu.
Vốn hiểu biết của trẻ cịn ít nên những biểu tượng tốn dù rất đơn giản
nhưng trẻ tiếp thu cũng khá khó khăn.
- Để trả lời câu hỏi “có bao nhiêu chấm trịn” nhiều trẻ chỉ biết đến một, hai,
ba, bốn khơng nói được kết quả có 4 chấm trịn. Để hình thành một biểu tượng
mới cho trẻ cần dựa vào vốn kinh nghiệm đã tích lũy được, vốn từ ngữ của trẻ,
đặc biệt phải dựa vào những biểu tượng mà trẻ đã có sự gần gũi với biểu tượng
sắp được hình thành, khơng thể hình thành một biểu tượng mới khi khơng có
biểu tượng cũ làm cơ sở.
Ví dụ: Trước khi cho trẻ so sánh, phân biệt hình vng và hình chữ nhật cơ
phải cho trẻ nhận biết, gọi tên các hình, chọn hình theo tên gọi.
Đặc biệt quan niệm “chế” hay “khó” phụ thuộc vào vốn hiểu biết, khả năng
nhận thức và môi trường sống của trẻ. Có những vấn đề mới tuy đơn giản nhưng
do chưa được chuẩn bị kỹ, khả năng hướng dẫn của cô giáo hạn chế làm trẻ tiếp
thu khó khăn, thậm chí khơng tiếp thu được. Ngược lại có những vấn đề mới tuy
7


phức tạp nhưng nhờ cách giải quyết từng vấn đề đơn giản qua hệ thống câu hỏi
hợp lý trẻ vẫn tiếp thu tốt.
Ví dụ: Để phân biệt sự giống và khác nhau giữa hình vng và hình chữ
nhật cơ cho trẻ thực hiện lần lượt các hoạt động: Xếp hình bằng que tính rồi đếm
số que tính xe mỗi hình thì trẻ sẽ dễ dàng nêu lên được kết quả.
Mơi trường cũng ảnh hưởng nhiều đến sự nhận biết của trẻ. Cùng một biểu
tượng nhưng trẻ ở các thành phố lớn tiếp thu dễ dàng hơn và thực hiện các kỹ
năng thanh thạo hơn trẻ ở các vùng nơng thơn.
Ví dụ: Khi hình thành biểu tượng “dài hơn - ngắn hơn” cho trẻ 3 - 4 tuổi thì
trẻ ở các thành phố khơng phải chỉ nêu kết quả mà cịn có thể kiểm tra kết quả
bằng kỹ năng so sánh.
Nắm được đặc điểm nhận biết này nên chương trình dạy trẻ đã được xây

dựng theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó phù hợp với từng độ
tuổi. Người giáo viên ngoài việc nghiên cứu kỹ nội dung chương trình cịn cần
phải tìm hiểu kỹ khả năng tiếp thu của trẻ, mơi trường trẻ lớp mình học tập, sinh
hoạt để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và hệ thống bài
luyện tập cho phù hợp.
Chương trình hướng dẫn trẻ hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán đã
thể hiện rõ nguyên tắc này. Tuy nhiên sự nhận biết của trẻ ở từng lớp, từng
trường, từng vùng, từng miền, khơng giống nhau. Vì vậy khi vận dụng nguyên
tắc này cô giáo cần nắm chắc nội dung, yêu cầu từng bài dạy trong chương trình.
Đặc biệt phải nắm được đặc điểm và trình độ của trẻ lớp mình phụ trách. Bài
học chỉ có kết quả khi cơ giáo lựa chọn được nội dung, hình thức tổ chức phù
hợp với sức tiếp thu của trẻ, biết linh hoạt điều chỉnh mức độ khó dễ tùy thuộc
vào tình huống cụ thể, quan tâm giúp trẻ có nhận thức chậm.
1.2.4. Dạy học dựa vào trực quan, đảm bảo sự thống nhất giữa trực quan
và trừu tượng
Nguyên tắc này phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo: từ dễ đến
khó, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đặc biệt đối với toán học,
dựa vào trực quan trẻ dễ huy động được giác quan để tìm hiểu, quan sát, so sánh
và rút ra kết luận. Khi đó các khái niệm tốn học trừu tượng được thể hiện qua
8


các đồ dùng trực quan cụ thể, trở thành các biểu tượng toán đơn giản phù hợp
với khả năng nhận thức của trẻ.
Mặt khác con đường để hình thành mỗi loại biểu tượng toán thường qua các
giai đoạn: Nhận biết, gọi tên (trên đồ dùng trực quan) sau đó mới tiến hành các
thao tác thực hành, so sánh, phân biệt nhằm hiểu rõ hơn về biểu tượng đó, vì vậy
phải có đồ dùng trực quan trong một giờ hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu
giáo là yêu cầu bắt buộc khơng thể thiếu.
Ví dụ: Khi hình thành biểu tượng hình vng, nếu chỉ được nghe cơ mơ tả

về hình dạng của hình vng và so sánh với hình trịn hay hình tam giác mà trẻ
đã biết thì các cháu sẽ khơng thể biết hình vng là hình như thế nào. Nhưng
nếu cơ cho trẻ được quan sát các hình vng bằng bìa, bằng nhựa trong các bức
tranh, sau đó cho trẻ gọi tên các hình đó, tìm được hình vng trong nhóm có
nhiều loại hình thì biểu tượng hình vng sẽ đậm nét trong trẻ. Được nghe cơ
nói, xem cô làm mẫu trẻ sẽ dễ dàng thực hiện các thao tác nhưng biểu tượng chỉ
trở thành bền vững khi trẻ được trực tiếp thực hiện các hoạt động và rút ra nhận
xét. Vì vậy sau khi nhận biết, gọi tên và tìm hình vng cơ cho trẻ dùng các que
tính xếp thành hình vng, đếm số que tính và so sánh chiều dài các quie tính trẻ
sẽ có nhận thức đầy đủ về hình vng: cả về hình dạng và tính chất đặc trưng:
“Hình vng được xếp lằng 4 que tính dài bằng nhau”. Khi đó trẻ có thể so sánh
được sự giống và khác nhau giữa hình vng với hình chữ nhật, hình tam giác
qua dấu hiệu đặc trưng của đường bao.
Nguyên tắc trực quan rất quan trọng trong việc hình thành các biểu tượng
ban đầu về tốn. Nhờ có đồ dùng trực quan, các khái niệm tốn được hình là trở
nên dễ hiểu đối với trẻ và làm trẻ chú ý tới phần quan trọng chủ yếu của vấn đề
cần linh hội.
Tuy nhiên cần phải biết được mối quan hệ đúng đắn giữa trực quan và trừu
tượng, giữa cụ thể và tổng quát. Khi trẻ lớn dần cô phải giảm bớt đồ dùng trực
quan. Không nên đề đồ dùng trực quan lấn át sự phát triển từ duy của trẻ. Vì vậy
khi hình thành biểu tượng ban đầu về tốn phải có đồ dùng trực quan cụ thể, gần
9


gũi với trẻ nhưng phải thay đổi theo lứa tuổi, nội dung bài giảng và mối tương
quan nhận thức giữa cụ thể và trừu tượng.
Cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và hợp lý các loại đồ dùng trực quan khi
giảng dạy. Phối hợp chặt chẽ giữa lời hướng dẫn, vật mẫu và hành động mẫu của
cô giáo khi sử dụng đồ dùng trực quan. Tạo ra các hoạt động, giúp trẻ được trực
tiếp sử dụng các đồ dùng học tập để hình thành biểu tượng.

1.2.5. Nguyên tắc dạy học có mở rộng
Thực hiện nguyên tắc dạy học có mở rộng nhằm phát triển nhân cách cho
trẻ, phù hợp với quan niệm cho rằng quá trình nhận thức của trẻ chính là q
trình phát triển. Sự mở rộng nhận thức của trẻ khơng chỉ dừng lại ở các biểu
tượng tốn học mà thể hiện ở cả các mối tương quan khác.
Trẻ em tiếp nhận các kiến thức trong quá trình học tập nhưng việc giảng dạy
không chỉ dừng ở mức độ chuyển kiến thức từ đầu người lớn sang đầu trẻ em mà
phải tạo cơ hội để chính bản thân trẻ chủ động suy nghĩ, nhận biết các mối tương
quan xác định trong cuộc sống cũng như trong quá trình làm quen với toán. Nội
dung kiến thức, kỹ năng mà trẻ tiếp thu được mở rộng dần và đồng thời với sự
phát triển các năng lực quan sát, so sánh, suy luận ở mỗi cá nhân sau mỗi bài
học hoặc sau một hệ thống các bài học các biểu tượng về tốn như: số đếm, hình
dạng, kích thước, khơng gian được hình thành, sự phát triển trí tuệ của trẻ tăng
dần. Các mối liên hệ và sự tương quan mới giữa các sự vật, hiện tượng được mở ra.
Ví dụ: Sau khi học biểu tượng về kích thước, trong buổi chơi trẻ phát hiện ra:
ô tô tải to hơn ô tô tắc xi hay trong 3 con vật nuôi trong rừng là voi, hổ, sóc thì
con voi to nhất, con hổ nhỏ hơn cịn con sóc nhỏ nhất.
Hoặc khi đi dạo trẻ thấy cây bạch đàn thì mọc thẳng, cao, khơng có tán, lá
dài và nhỏ cịn cây bằng lăng thấp, tán rộng, lá trịn và to.
Mỗi biểu tượng tốn hình thành thường đồng thời với việc phát triển cho trẻ
một vốn ngơn ngữ, vì vậy ngồi việc dạy cho trẻ biết diễn đạt đúng, biết chuẩn
bị những câu trả lời, cô giáo cần chạy trẻ biết lắng nghe câu trả lời của bạn để bổ
sung những điều cần thiết, đính chính, sửa sai những câu trả lời chưa đúng của bạn.
10


1.3. Nội dung chương trình hình thành các biểu tượng về định hướng
trong không gian của trẻ mẫu giáo
1.3.1. Lớp 3 - 4 tuổi (Mẫu giáo bé)
Hệ toạ độ cảm giác là hệ toạ độ đầu tiên mà trẻ nhỏ sử dụng để định hướng

trong không gian, đây là hệ toạ độ dựa theo các chiếu của cơ thể, chúng được
hình thành ở trẻ ba tuổi dựa trên những hiểu biết của trẻ về sự sắp đặt của các bộ
phận cơ thể của bản thân trẻ. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên để hình thành sự định
hướng trong khơng gian cho trẻ là dạy trẻ phân biệt , nhận biết và nắm được vị
trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể trẻ, như: đầu, tay phải, tay trái, mặt, lưng.
Trên cơ sở những kiến thức về sự sắp đặt của các bộ phận cơ thể trẻ mà trẻ
xác định các hướng từ trẻ trên cơ sở thiết lập các mối liên hệ như : phía có đầu là
phía trên, phía có chân là phía dưới, tay phải là phía phải. Vì vậy ở lứa tuổi mẫu
giáo bé giáo viên cần dạy trẻ dựa vào các mối liên hệ đó đó để xác định các
hướng khơng gian chính khi trẻ lấy mình làm chuẩn, như: phía trên - phía dưới,
phía trước - phía sau.
Để trẻ có thể dễ dàng xác định các hướng phía phải - phía trái của trẻ, cần
dạy trẻ phân biệt được tay phải và tay trái của bản thân trẻ, đó là cơ sở để trẻ sẽ
học cách phân biệt phía phải và phía trái của trẻ bằng cách thiết lập các mối liên
hệ, như: phía có tay phải là phía phải, phía có tay trái là phía trái của trẻ.
Với mục đích giúp trẻ dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trên mặt
phẳng, như: trên mặt bằng, tấm bài, tờ giấy, giáo viên cần hình thành cho trẻ
những kĩ năng đầu tiên định hướng trên mặt phẳng với các vị trí: ở trên, ở dưới,
ở bên phải, ở bên trái.
Như vậy nội dung dạy trẻ 3 - 4 tuổi định hướng trong không gian bao gồm:
- Dạy trẻ phân biệt, nhận biết, nắm được tên gọi và vị trí sắp đặt của các bộ
phận của cơ thể trẻ.
- Dạy trẻ xác định tay phải và tay trái của bản thân trẻ.
- Dạy trẻ xác định các hướng: phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau khi
trẻ lấy mình làm chuẩn.
- Dạy trẻ bước đầu biết định hướng trên mặt phẳng.
11


1.3.2. Lớp 4 - 5 tuổi (Mẫu giáo nhỡ)

Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ đã phân biệt được các hướng khơng gian như phía
trên phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân trẻ. Trẻ đã có khả năng đánh
giá bằng mắt vị trí của các vật ở gần trẻ, tuy nhiên vùng khơng gian mà trẻ định
hướng cịn rất hẹp. Vì vậy khi trẻ học ở lớp mẫu giáo nhỡ giáo viên cần tiếp tục
phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng không gian theo các hướng trên khi trẻ lấy
mình làm chuẩn, trên cơ sở đó mở rộng dân không gian định hướng cho trẻ.
Để phát triển sự định hướng trong không gian cho trẻ, giáo viên không chỉ
tiếp tục cho trẻ luyện tập xác định vị trí của các đối tượng khác nhau trong
khơng gian với chuẩn là bản thân trẻ, mà còn tiến đến dạy trẻ xác định các
hướng khơn gian cơ bản: phía trên ở phía dưới, phía trước - phía sau với chuẩn
là một người khác, trên cơ sở đó luyện tập cho trẻ xác định vị trí của các đối
tượng khác nhau trong không gian so với người khác.
Trẻ lứa tuổi 4 - 5 tuổi thường khó khăn khi xác định phía phải và phía trái
của bản thân trẻ, vì vậy giáo viên cần tiếp tục dạy trẻ xác định hai hướng không
gian này dựa trên những kiến thức của trẻ về sự sắp đặt của các bộ phận cơ thể
với hai phần bên phải và bên trái, như: tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, tai,
mắt phải, tai, mắt trái.
Trẻ lứa tuổi này cần tiếp tục được luyện tập định hướng trên mặt phẳng
(trong không gian hai chiều), dạy trẻ xác định các vị trí khác nhau trên mặt
phẳng như: ở trên-ở giữa-ở dưới, ở bên phải - ở giữa - ở bên trái. Ngoài ra để trẻ
dễ dàng thực hiện sự di chuyển trong khơng gian trong q trình tham gia các
hoạt động khác nhau, giáo viên cần bước đầu hình thành cho trẻ kĩ năng di
chuyển theo hướng cần thiết.
Như vậy nội dung dạy trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi định hướng trong không
gian bao gồm:
- Củng cố và phát triển kĩ năng xác định các hướng không gian như: phía
trên, phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân trẻ.
- Dạy trẻ xác định phía phải ở phía trái của bản thân trẻ.
12



- Dạy trẻ xác định các hướng phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của
bạn khác.
- Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển.
1.3.3. Lớp 5 - 6 tuổi (Mẫu giáo lớn)
Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng xác định các hướng khơng gian cơ bản như:
phía trên ý phía dưới, phía trước - phía sau, phía phải - phía trái của bản thân trẻ,
không gian định hướng đã được mở rộng hơn. Tuy nhiên giáo viên cần tác động
để tiếp tục phát triển cho trẻ khả năng xác định vị trí của những đối tượng xung
quanh so với trẻ và vị trí của bản thân trẻ giữa những đối tượng xung quanh, mở
rộng hơn nữa không gian định hướng cho trẻ.
Trẻ 5 - 6 tuổi cịn có khả năng xác định các hướng khơng gian cơ bản như:
phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của bạn khác. Một mặt, giáo viên cần
tiếp tục phát triển hơn nữa khả năng này của trẻ, mặt khác cần dạy trẻ xác định
phía phải - phía trái của bạn khác dựa trên sự xác định tay phải và tay trái của
bạn đó.
Đến cuối lớp mẫu giáo lớn giáo viên cần chú ý dạy trẻ học cách xác định vị
trí đồ vật so với đồ vật khác nhằm hình thành cho trẻ kĩ năng xác định và diễn
đạt bằng lời nói mối quan hệ khơng gian giữa các vật. Điều đó có tác dụng giúp
trẻ dễ dàng thực hiện sự định hướng trong không gian với việc sử dụng hệ toạ độ
tự do mà chuẩn là vật bất kì.
Trong thời gian trẻ học ở lớp mẫu giáo lớn giáo viên cần tiếp tục phát triển
cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng như: tờ giấy, bảng, tấm bìa, trang
sách. Với việc xác định một cách chi tiết hơn các vị trí trên mặt phẳng như: góc
trên bên phải, góc trên bên trái, góc dưới bên phải, gốc dưới bên trái. Tiếp tục
dạy trẻ định hướng và thay đổi hướng khi di chuyển.
Tóm lại nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian bao gồm:
- Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và
hại khác làm chuẩn.
- Dạy trẻ xác định các hướng phía phải ở phía trái của bạn khác. Dạy trẻ xác

định mối quan hệ không gian giữa các vật.
13


- Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên một phẳng và định hướng khi di
chuyển.
1.4. Phương háp hình thành các biểu tượng về định hướng không gian
của trẻ mẫu giáo
1.4.1. Hướng dẫn trẻ 3 - 4 tuổi (Mẫu giáo bé)
1.4.1.1. Dạy trẻ định hướng trên cơ thể mình
Việc dạy trẻ định hướng trong không gian cần bắt đầu bằng việc dạy trẻ định
hướng trên cơ thể mình, đó là cơ sở để phát triển các biểu tượng về khơng gian ở
trẻ. Vì vậy mà ngay từ lớp mẫu giáo bé, trẻ cần nhận biết và nắm được tên gọi
cũng như sự sắp đặt của các bộ phận cơ thể mình một cách chính xác, để dựa
vào những hiểu biết đó của trẻ mà giáo viên tiến hành làm quen trẻ với các
hướng không gian.
Vào đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu xem trẻ có nắm được tên gọi và vị
trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể mình khơng. Việc dạy trẻ định hướng trên cơ
thể trẻ không chỉ diễn ra trên các tiết học mà chủ yếu diễn ra trong cuộc sống
hàng ngày của trẻ trong thời gian tắm rửa, qua các trò chơi vận động, xây dựng
và các hoạt động khác như: tạo hình, âm nhạc, thể dục.
Để giúp trẻ định hướng trên cơ thể người, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi
các trò chơi học tập với búp bê như “Tắm cho búp bê ”, “Mặc cho búp bê ”.
Điểu quan trọng là trong q trình chơi, giáo viên khơng chỉ hướng sự chú ý
của trẻ tới các thao tác và hành động chơi với búp bê, mà tới sự nhận biết và gọi
tên các bộ phận của cơ thể, như: “Đây là đầu của búp bê, đầu ở phía trên, ta chải
tóc cho búp bê, rửa mặt cho em, đây là ngực của em, ngực ở phía trước ta lau
ngực cho em đi, đây là lưng của em, lưng ở phía sau, ta lau lưng cho em nào...”
Việc làm quen trẻ với các bộ phận của cơ thể trẻ không chỉ diễn ra qua các
trò chơi học tập mà chủ yếu diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, trong

thời gian lau rửa hay mặc quần áo cho trẻ giáo viên cần trò chuyện với trẻ, dạy
trẻ nắm tên gọi các bộ phận của cơ thể “Cháu lau mắt, má, mũi, tai, lau cằm,
trán, đội mũ lên đầu, quàng khăn vào cổ”, quan trọng hơn là giáo viên cần tác
động để trẻ tự gọi tên của các bộ phận cơ thể đó.
14


1.4.1.2. Dạy trẻ phân biệt tay phải, tay trái của trẻ
Trên các tiết học toán, giáo viên cần dựa trên những kiến thức của trẻ về vị
trí của các bộ phận cơ thể trẻ để dạy trẻ phân biệt các hướng trên trẻ như: đầu-ở
trên, chân-ở dưới, ngực-ở trước, lưng-ở sau, tay phải-ở bên phải, tay trái-ở bên trái.
Trẻ nhỏ đặc biệt khó khăn khi phân biệt tay phải và tay trái, cho nên việc dạy
lẻ phân biệt chúng cắn gắn liền với chức năng và các thao tác đặc trưng của hai
tay, như: tay phải là tay cầm chìa khi ăn, cầm bàn chải khi đánh răng, cắm bút
khi viết, tay phải là tay giữ bát khi ăn, giữ tờ giấy khi vẽ và cầm cốc khi đánh
răng. Giáo viên nên cho trẻ thực hiện các thao tác với hai tay mô tả các hành
động trên nhằm giúp trẻ định vị rõ ràng hơn tay phải và tay trái của bản thân trẻ.
Việc cho trẻ thực hành luyện tập phân biệt tay phải, tay trái với các bài tập đa
dạng, ví dụ: giơ tay theo chức năng đặc trưng của tay, giơ tay theo tên gọi, thực
hiện các nhiệm vụ khác nhau với hai tay “Tay phải cầm hình trịn, tay trái con
cầm hình vng”.
Trên các tiết học tốn, giáo viên cần tiến hành các bài luyện tập với từng
nhóm trẻ hoặc với cả lớp trẻ nhằm dạy trẻ định hướng trên cơ thể mình. Khi tiến
hành dạy trẻ, giáo viên khơng nên bố trí trẻ ngồi đối diện nhau, ngổi thành vịng
trịn hay hình chữ u, bởi với cách bố trí trẻ như vậy tính đồng nhất trong sự tri
giác các mối quan hệ không gian bị phá vỡ. Tuy nhiên, khi trẻ đã có những kiến
thức nhất định giáo viên có thể bố trí trẻ theo các cách khác nhau nhằm củng cố
và nâng cao kĩ năng định hướng của trẻ.
Trên các tiết học tố, tạo hình, âm nhạc, thể dục, giáo viên cần giao nhiệm
vụ cho trẻ thực hiện các thao tác khác nhau với tay phải, tay trái, chân phải, chân

trái, như: tay phải cháu cầm hình vng và tay trái cắm hình trịn, chân phải
bước lên phái trước, chân trái để nguyên vị trí cũ nhằm giúp trẻ ứng dụng những
kiến thức về các bộ phận cơ thể ở phần bên phải và bên trái của cơ thể vào việc
thực hiện các hoạt động khác nhau ở trường mầm non.
1.4.1.3. Dạy trẻ định hướng phía trên phia dưới, phía trước phía sau của trẻ
Dựa trên những kiến thức và kĩ năng mà trẻ đã có, giáo viên dạy trẻ phân
biệt và nắm tên gọi của các cặp phương hướng khi trẻ lấy mình làm chuẩn, như:
phía trên- phía dưới, phía trước-phía sau.

15



×