DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên ký hiệu
As Asen
BOD Lượng oxy cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học
BVMT Bảo vệ môi trường
Cd Cadimi
Cl
-
Clorua
COD
Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học
trong nước gồm cả hữu cơ và vô cơ
CN
-
Xianua
CT Chỉ thị
F
-
Florua
MT Môi trường
NO
2-
Nitrit
NO
3-
Nitrat
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
S
2-
Sunfua
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
SO
4
2-
Sulfat
Pb Chì
Cr
6+
Crom VI
Cu Đồng
O
3
Ozon
CO Cacbon monoxit
UBND Uỷ ban nhân dân
i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
4. Ý nghĩa của đề tài 2
4.1. Ý nghĩa khoa học 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
1.1.2. Cơ sở khoa học kỹ thuật công nghệ của quản lý môi trường 7
1.1.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường 8
1.1.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường 8
1.2. Công tác quản lý môi trường trên Thế giới và Việt Nam 9
1.2.1. Công tác quản lý môi trường trên Thế giới 9
1.2.2. Công tác quản lý môi trường ở Việt Nam 10
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thành phố Thái
Nguyên 19
3.2. Thực trạng môi trường 30
3.2.1. Thực trạng môi trường nước 30
3.2.1.1. Thực trạng nguồn nước ngầm 30
Nước ngầm dưới đất là tài nguyên rất quý. Nước mặt, nước mưa
thẩm thấu xuống dưới đất là nguồn tạo ra nước ngầm dưới đất. Các
lớp đất trên tầng ngầm có giá trị lọc và làm sạch chất ô nhiễm trong
nước mặt khi chúng thấm xuống tầng nước ngầm. Ô nhiễm nước
ngầm có nhiều nguyên nhân. Do dư lượng của hóa chất bảo vệ thực
vật dùng trong sản xuất nông nghiệp. Do các chất phóng xạ trong
các khoáng sản dưới đất hoặc các chất thải phóng xạ đã không được
xử lý, đổ thải không đúng kỹ thuật. Do rò rỉ nước từ các bãi rác, các
bể vệ sinh tự hoại thấm qua lớp đất có khả năng bảo vệ nước ngầm
kém hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan, các cọc bê tông xâm nhập
vào nước ngầm. Do các lỗ khoan nước bỏ đi không dùng nữa. Do
việc hút, bơm, khai thác nước ngầm quá mức ở các đô thị gần bờ
biển làm suy giảm mực nước ngầm 30
Theo kết quả khảo sát, thăm dò trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, nước ngầm thành phố tại một số điểm trong thành phố
như: Mỏ than Khánh Hòa, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Bệnh
viện Đa khoa TU Thái Nguyên, Nhà máy cán thép vẫn nằm trong
quy chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT 31
Bảng 3.1. Quan trắc chất lượng nước ngầm thành phố năm 2012 khu vực
nhà máy Cán Thép (Công ty Gang Thép Thái Nguyên) 31
ii
12. QĐ số 25/2010/QĐ-UBND V/v phê duyệt quy hoạch bảo vệ Quy hoạch bảo vệ môi
trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên 77
25. Trung tâm quy hoạch điều tra tài nguyên nước, Bộ TN&MT (2012), Thái
Nguyên: Tìm giải pháp quản lý tài nguyên nước sông Cầu
/>option=com_content&view=article&id=1527:thai-nguyen-tim-giai-phap-quan-ly-tai-
nguyen-nuoc-song-cau&catid=3:tin-trong-nuoc&Itemid=6, ngày 14/8/2012 79
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
4. Ý nghĩa của đề tài 2
4.1. Ý nghĩa khoa học 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
1.1.2. Cơ sở khoa học kỹ thuật công nghệ của quản lý môi trường 7
1.1.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường 8
1.1.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường 8
1.2. Công tác quản lý môi trường trên Thế giới và Việt Nam 9
1.2.1. Công tác quản lý môi trường trên Thế giới 9
1.2.2. Công tác quản lý môi trường ở Việt Nam 10
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thành phố Thái
Nguyên 19
3.2. Thực trạng môi trường 30
3.2.1. Thực trạng môi trường nước 30
3.2.1.1. Thực trạng nguồn nước ngầm 30
Nước ngầm dưới đất là tài nguyên rất quý. Nước mặt, nước mưa
thẩm thấu xuống dưới đất là nguồn tạo ra nước ngầm dưới đất. Các
lớp đất trên tầng ngầm có giá trị lọc và làm sạch chất ô nhiễm trong
nước mặt khi chúng thấm xuống tầng nước ngầm. Ô nhiễm nước
ngầm có nhiều nguyên nhân. Do dư lượng của hóa chất bảo vệ thực
vật dùng trong sản xuất nông nghiệp. Do các chất phóng xạ trong
các khoáng sản dưới đất hoặc các chất thải phóng xạ đã không được
xử lý, đổ thải không đúng kỹ thuật. Do rò rỉ nước từ các bãi rác, các
bể vệ sinh tự hoại thấm qua lớp đất có khả năng bảo vệ nước ngầm
kém hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan, các cọc bê tông xâm nhập
vào nước ngầm. Do các lỗ khoan nước bỏ đi không dùng nữa. Do
việc hút, bơm, khai thác nước ngầm quá mức ở các đô thị gần bờ
biển làm suy giảm mực nước ngầm 30
Theo kết quả khảo sát, thăm dò trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, nước ngầm thành phố tại một số điểm trong thành phố
như: Mỏ than Khánh Hòa, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Bệnh
viện Đa khoa TU Thái Nguyên, Nhà máy cán thép vẫn nằm trong
quy chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT 31
iv
Bảng 3.1. Quan trắc chất lượng nước ngầm thành phố năm 2012 khu vực
nhà máy Cán Thép (Công ty Gang Thép Thái Nguyên) 31
12. QĐ số 25/2010/QĐ-UBND V/v phê duyệt quy hoạch bảo vệ Quy hoạch bảo vệ môi
trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên 77
25. Trung tâm quy hoạch điều tra tài nguyên nước, Bộ TN&MT (2012), Thái
Nguyên: Tìm giải pháp quản lý tài nguyên nước sông Cầu
/>option=com_content&view=article&id=1527:thai-nguyen-tim-giai-phap-quan-ly-tai-
nguyen-nuoc-song-cau&catid=3:tin-trong-nuoc&Itemid=6, ngày 14/8/2012 79
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo
theo là quá trình đô thị hóa. Môi trường ở các đô thị đang bị ô nhiễm do chất thải
rắn và chất thải lỏng chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó,
khí thải, tiếng ồn, bụi của nguồn giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô
vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi
trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động.
Hiện trạng môi trường thành phố Thái Nguyên cũng đang bị ô nhiễm ở mức
quá giới hạn cho phép, nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Nước mặt bị ô nhiễm khá
nghiêm trọng, đặc biệt là sông Cầu, hàng năm tiếp nhận khoảng 35 triệu m
3
nước
thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để của hơn 1.000 cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, khai thác, chế biến khoáng sản, các bệnh viện.… Tại các khu công
nghiệp và khai thác khoáng sản, qua điều tra chất thải cho thấy ước tính mỗi năm
các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra khoảng một tỷ m
3
khí, hàng nghìn tấn
bụi và hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn, 90% cơ sở chưa có trạm xử lý nước thải và
hệ thống kỹ thuật hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác quản lý môi trường là một yêu cầu vô cùng quan trọng
trong công cuộc BVMT. Bởi lẽ làm tốt công tác quản lý môi trường sẽ giúp giữ
được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và BVMT. Thành phố Thái nguyên
đã triển khai nhiều cuộc truyền thông rộng rãi về công tác bảo vệ môi trường với
quy mô và hình thức khác nhau. Nhiều cuộc hội thảo về BVMT được tổ chức cho
cán bộ làm công tác môi trường và hội viên của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã
hội các cấp với sự tham gia của hàng nghìn người. Nhiều công trình, dự án được
đầu tư nâng cấp phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, thực hiện Đề án
bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan sông Cầu, trong
những năm qua, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước nâng cao nhận thức, ý
thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp, các tổ chức doanh nghiệp, các tổ
chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư về BVMT. Tuy nhiên, công tác quản lý
môi trường hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều bất cập.
1
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên".
2. Mục đích tổng quát
Đề tài đánh giá được thực trạng môi trường, công tác quản lý nhà nước về
môi trường của thành phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
quản lý và các biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả.
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và phát triển của thành phố
Thái Nguyên
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố
- Đánh giá công tác quản lý môi trường của thành phố
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho thành phố Thái Nguyên
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở đánh giá một cách tổng thể vấn đề
môi trường tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Là tài liệu tham khảo về đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường
đô thị.
- Cung cấp cơ sở các đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý bảo vệ môi trường tại thành phố Thái Nguyên.
2
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm quản lý môi trường
- Những khái niệm về quản lý môi trường cơ bản:
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Theo
một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản
lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về
môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả
của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000) và bảo vệ sức
khỏe của người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt
động sản xuất.
Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổng hợp các
biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục
đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của
con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái
đất -“phát triển bền vững”.
Như vậy, “Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ
môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục Các biện pháp
này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề
đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực,
quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,…[14,tr.1-tr.2]
3
- Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển:
Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá
trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát triển có mối
quan hệ chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển
Mục tiêu của quản lý môi trường: Theo Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính
trị, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể
của công tác quản lý môi trường Việt Nam hiện nay là:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong
các hoạt động sống của con người. Trong giai đoạn hiện nay, các biện pháp khắc
phục và phòng chống ô nhiễm chủ yếu là:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật Bảo vệ môi trường về báo cáo
đánh giá tác động môi trường trong việc xét duyệt cấp phép các quy hoạch, các dự
án đầu tư. Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chấp nhận thì
không cho phép thực hiện các quy hoạch, các dự án này.
+ Đối với các cơ sở kinh doanh đang hoạt động, căn cứ vào kết quả đánh giá
tác động môi trường, từ đó các bộ, các ngành, các tỉnh, các thành phố tổ chức phân
loại các cơ sở gây ô nhiễm và có kế hoạch xử lý phù hợp.
+ Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần ưu tiên áp dụng các công nghệ
sạch, công nghệ ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng bằng cách trang
bị, đầu tư các thiết bị công nghệ mới, công nghệ tiên tiên, cải tiến và sản xuất các
thiết bị tiêu hao ít năng lượng và nguyên vật liệu.
+ Các khu đô thị, các khu công nghiệp cần phải sớm có và thực hiện tốt
phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại, chất thải bệnh viện như:
đốt rác thải bệnh viện ở nhiệt độ cao, xử lý nước thải bệnh viện.
+ Thực hiện các kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố dầu tràn trên biển, kế
hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học dùng trong chiến tranh, quản lý các hóa
chất độc hại và chất thải nguy hại.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các
chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm
4
chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường. Để thực hiện mục tiêu trên cần quan tâm
đến các biện pháp cụ thể:
+ Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, các quy định về luật
pháp khác nhằm nâng cao hiệu lực của luật.
+ Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích việc áp
dụng các công nghệ sạch.
+ Thể chế hóa việc đóng góp chi phí bảo vệ môi trường: thuế môi trường,
thuế tài nguyên, quỹ môi trường,…
+ Thể chế hóa việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường: trong các kê hoạch phát triển kinh tế xã hội phải có các chỉ tiêu, biện
pháp bảo vệ môi trường. Tính toán hiệu quả kinh tế, so sánh các phương án phải
tính toán cả chi phí bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến
địa phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường:
+ Nâng cấp cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đủ sức thực hiện tốt các
nhiệm vụ chung của đất nước.
+ Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, vùng lãnh thổ và gắn
chúng với hệ thống các trạm quan trắc môi trường toàn cầu và khu vực. Hệ thống
này có chức năng phản ánh trung thực chất lượng môi trường quốc gia và các vùng
lãnh thổ.
+ Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu môi trường quốc gia, quy chế thu thập
và trao đổi thông tin môi trường quốc gia và quốc tế.
+ Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu và đào tạo cán bộ chuyên gia về
khoa học và công nghệ môi trường đồng bộ, đáp ứng công tác bảo vệ môi trường
của quốc gia và từng ngành.
+ Kế hoạch hóa công tác bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương,
các bộ, các ngành.
Thí dụ: kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước,
trong các ngành.
5
- Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội nghị
Rio-92 thông qua:
+ Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
+ Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
+ Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất.
+ Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất.
+ Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức mới vì sự phát triển bền vững.
+ Tạo điều kiện để cho các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình.
+ Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển bền vững.
+ Xây dựng khối liên minh toàn thê giới về bảo vệ và phát triển.
+ Xây dựng một xã hội bền vững.
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng
lãnh thổ riêng biệt như:
+ Xây dựng các công cụ quản lý thích hợp cho từng ngành, từng địa phương
tùy thuộc vào trình độ phát triển.
+ Hình thành và thực hiện đồng bộ các công cụ quản lý môi trường (luật
pháp, kinh tế, kỹ thuật công nghệ, các chính sách xã hội,…) [14, tr.2-tr.4].
Nội dung của quản lý môi trường bao gồm các vấn đề:
+ Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban
hành hệ thống tiêu chuẩn MT
+ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ MT, kế hoạch
phòng chống, khắc phục suy thoái MT, ô nhiễm MT, sự cố MT.
+ Xây dựng, quản lý các công trình BVMT, các công trình có liên quan
đến BVMT
+ Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng MT, dự báo diễn biến MT
+ Thẩm định các báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh
+ Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn MT
+ Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết
các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT
6
+ Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý MT
+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT
+ Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn tự nhiên, con người và
xã hội thành một hệ thống rộng lớn: “Tự nhiên – Con người – Xã hội”. Sự thống nhất
của hệ thống trên được thể hiện trong các chu trình sinh địa hóa của 5 thành phần cơ
bản: Sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ; sinh vật phân hủy; con người và xã hội loài
người; các chất vô cơ, hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người.
Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội” gắn liền với
quá trình tiến hóa của sinh quyển và lịch sử phát triển của xã hội loài người. Yếu tố
con người là mắt xích quan trọng trong mối quan hệ Tự nhiên – Con người – Xã
hội, yếu tố Xã hội quyết định sự bảo tồn của sự sống trên trái đất, nguồn tài nguyên
có giá trị khác nhau đối với con người và xã hội loài người trong từng giai đoạn lịch
sử khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì việc gắn bó với tự nhiên là điều tất
yếu. Cơ sở thống nhất của hệ thống Tự nhiên – Con người – Xã hội được quy định
bởi cấu trúc chặt chẽ liên hoàn của sinh quyển và bởi cơ chế hoạt động theo nguyên
tắc tự tổ chức, tự bảo vệ, tự điều chỉnh, tự làm sạch của chu trình sinh địa hóa. Vì
vậy cần phải có quan điểm hệ thống và toàn diện trong việc giải quyết các vấn đề
môi trường và quản lý môi trường hiện nay.
Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã
hội loài người. Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình phát triển lịch sử lâu dài và
phức tạp. Con người và xã hội ngày cáng phát triển thì những tác động đến tự nhiên
ngày càng gia tăng. Ngược lại, sự phát triển của con người không tách rời khỏi tự
nhiên và mối quan hệ của con người với xã hội loài người.
1.1.2. Cơ sở khoa học kỹ thuật công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ
thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế, xã hội.
- Cơ sở khoa học: Từ những năm 1960 đến nay, nhiều số liệu, tài liệu nghiên
cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo.
7
Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các
nguyên lý và quy luật môi trường.
- Cơ sở kỹ thuật công nghệ: Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn
đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc
phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi
trường như kỹ thuật viễn thám, tin học, được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống
“Tự nhiên – Con người – Xã hội” đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ
môn chuyên ngành. [20].
1.1.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật
chất dều diễn ra với sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có
chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh hơn. Trong khi loại hàng hóa
kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta có thể dùng các
phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản
xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường [20].
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các
tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi
trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho hoạt động sản xuất có sinh ra ô nhiễm,
hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo.
1.1.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về Luật quốc tế và
Luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế
điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế trong việc ngăn
chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài
phạm vi tàn phá quốc gia.
8
Các văn bản luật chính thức được hình thành từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi
trường và con người” tổ chức vào năm 1972 tại Thụy Điển và sau hội nghị thượng
đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật,
trong đó có Luật bảo vệ môi trường được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày
27/12/1993, đây cũng là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ cũng ban hành Nghị
định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và
Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Việt Nam thông qua Luật Bảo
vệ Môi trường bổ sung và sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Bộ luật hình
sự, hàng loạt các thông tư, nghị định, quyết định của các ngành chức năng về thực
hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường, Quy chuẩn
kỹ thuật môi trường đã được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi
trường được đề cập đến trong các văn bản khác như luật khoáng sản, luật đất đai,
luật bảo vệ rừng,
Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước ta phê
duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
1.2. Công tác quản lý môi trường trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Công tác quản lý môi trường trên Thế giới
Nhận thức được ảnh hưởng nguy hại của ô nhiễm môi trường đối với việc
phát triển bền vững, Hội thảo về môi trường và Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc
được tổ chức từ ngày 3/6/1992 đến ngày 14/6/1992 tại Rio De Janeiro, tại Brazil là một
chương trình toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề môi trường và phát triển.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững diễn ra tại
Johannesburg, Nam Phi với sự tham gia của 109 vị nguyên thủ quốc gia, hơn
45.000 đại biểu của hơn 190 nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội khác. Nội
dung chính của Hội nghị là thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và các nước
nghèo trên thế giới, xóa bỏ nghèo đói, nhưng không làm ảnh hưởng tới môi sinh.
9
Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Tuyên bố chính trị Johannesburg
2002 và kế hoạch thực hiện. Hai văn kiện này khẳng định sự cấp thiết phải thực
hiện phát triển kinh tế trong tương quan chặt chẽ với bảo vệ môi trường và bảo đảm
công bằng xã hội ở tất cả các quốc gia, khu vực và toàn cầu. Bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế – xã hội là nội dung quan trọng trong kế
hoạch thực hiện.
1.2.2. Công tác quản lý môi trường ở Việt Nam
* Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT
- Luật pháp bảo vệ môi trường:
Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và được thay thế
bằng Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên
quan đến môi trường đã được ban hành như:
Luật bảo vệ sức khỏe cho nhân dân (1989), Pháp lệnh về thu thuế tài
nguyên (1989), Pháp lệnh bảo vệ đê điều (1989), Luật bảo vệ và phát triển rừng
(1991); Luật đất đai (1993), Luật dầu khí (1993), Luật khoáng sản (1996), Luật tài
nguyên nước (1998), Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (1996), Pháp lệnh thú
y (1993), Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (1993). Các luật và pháp lệnh này
đã góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh các hành vi của các tổ chức, cá nhân
trong hoạt động BVMT ở Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường
Đến năm 1997, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành được
trên 200 TCVN về môi trường, trong đó có 9 TCVN về chất lượng môi trường xung
quanh, 9 tiêu chuẩn thải, 153 về tiêu chuẩn phương pháp thử, đánh giá xác định các
chỉ tiêu chất lượng môi trường, chất ô nhiễm, 29 tiêu chuẩn chung khác. Hệ thống
tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường là một phần quan trọng của hệ thống luật pháp
của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
cùng với Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp chấp
nhận một số tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 và ban hành thành Tiêu chuẩn Việt Nam,
thúc đẩy mạnh mẽ sự hòa nhập trong lĩnh vực môi trường với khu vực và thế giới.
10
Ngày 18/7/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Quyết định số
04/2008/QĐ-BTNMT về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam
Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đi theo là đô thị hóa, các áp lực đối với tài nguyên thiên
nhiên và môi trường ngày càng gia tăng. Các áp lực đó sẽ làm cho môi trường ngày
càng bị ô nhiễm, gây ra tác hại lớn đối với sức khỏe cộng đồng, làm suy thoái các
hệ sinh thái (động vật và thực vật), gây ra biến đổi khí hậu, làm suy giảm tầng ôzôn
và gây ra mưa axit, hậu quả là gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội, không đảm bảo
sự phát triển bền vững. Nhằm bảo vệ môi trường quốc gia và góp phần bảo vệ môi
trường khu vực và toàn cầu, Nhà nước ta đã ban hành luật pháp, quy định và tiêu
chuẩn về môi trường, quy chuẩn môi trường, đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để
quản lý môi trường và bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường của nước ta được
xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nêu rõ: các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân
và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống.
Ở Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 27/12/1993 và bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 10/01/1994. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ tám, thông qua
ngày 29/11/2005; được Chủ tịch Nước ký Lệnh số 29/2005/L/CTN ngày
12/12/2005 về công bố Luật; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật
Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 có 15 chương, 136
điều. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tăng 8 chương, 81 điều. [14, tr.21]
- Các quy định về bảo vệ môi trường
Sau khi ban hành Luật bảo vệ môi trường, các văn bản dưới Luật như Nghị
định, Quyết định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn v.v đã được ban hành:
1. Chỉ thị số 200-TTg, ngày 29/4/1994, của Thủ tướng Chính phủ về đảm
bảo nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn;
11
2. Thông tư số 1420-MTg, ngày 16/11/1994, của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường, hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
đối với các cơ sở đang hoạt động;
3. Thông tư số 1477-MTg, ngày 12/12/1994, của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường, hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Thanh tra
về bảo vệ môi trường;
4. Quyết định số 1806-QĐ/MTg, ngày 31/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường;
5. Quyết định số 26/CP, ngày 25/3/1995, của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;
6. Thông tư số 175-MTg, ngày 3/4/1995, của Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối
với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài;
7. Công văn số 3148/KGVX, ngày 16/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình Quốc gia nhằm loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn;
8. Thông tư số 1350-TT/KC, ngày 2/8/1995, của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 02-CP, ngày 5/1/1995, của Chính
phủ đối với hàng hóa là hóa chất độc mạnh, chất phóng xạ, phế liệu, phế thải kim
loại và phế liệu, phế thải có hóa chất độc hại và một số loại vật tư kỹ thuật cao cấp
kinh doanh có điều kiện ở thị trường Việt Nam;
9. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 845/TTg, ngày 22/12/1995 phê
duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam”;
10. Thông tư số 3370-TT/MTg, ngày 22/12/1995, của Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường do cháy nổ
xăng dầu;
11. Thông tư số 2262-TT/MTg, ngày 29/12/1995, của Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu;
12
12. Chỉ thị số 359/TTg, ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về
“Những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển động vật hoang dã”.
13. Công văn số 4527-ĐTr, ngày 8/6/1996, của Bộ Y tế, hướng dẫn xử lý
chất thải rắn trong bệnh viện;
14. Thông tư 2433/TT-KCM, ngày 3/10/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường, hướng dẫn thi hành Nghị định 26/CP của Chính phủ (26/4/1996)
quy định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường;
15. Công văn số 2592-MTg, ngày 12/11/1996, của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường, về việc kiểm soát ô nhiễm biển từ các phương tiện giao thông thủy;
16. Thông tư số 2781-TT/KCM, ngày 3/12/1996, của Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở công nghiệp;
17. Chỉ thị số 487-TTg, ngày 30/7/1996, của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước;
18. Quyết định số 2242 QĐ/KHKT-PC, ngày 12/9/1997, của Bộ trưởng Bộ
giao thông vận tải, ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận
tải;
19. Thông tư số 276-TT/MTg, ngày 6/3/1997, của Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường, hướng dẫn về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh sau khi có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường;
20. Chỉ thị số 199-TTg, ngày 3/4/1997, của Thủ tướng Chính phủ về những
biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công
nghiệp và Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD, ngày
17/10/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng, hướng
dẫn thực hiện chỉ thị số 1999-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
21. Thông tư liên tịch số 11/1997/TTLT-NN-CN, ngày 8/11/1997, của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý Nhà
nước đối với tài nguyên nước dưới đất.
13
22. Quyết định số 395/1998/QĐ-BKHCNMT, ngày 10/4/1998, của Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường, về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong
việc tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu
khí và các dịch vụ có liên quan;
23. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế BVMT
ngành xây dựng, số 29/1999/QĐ-BXD, ngày 22/10/1999;
24. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
25. Nghị định số 80/2006/NĐCP và Nghị định số hướng dẫn thi hành một số
nội dung của Luật Bảo vệ Môi trường;
26. Nghị định số 81/2006/NĐCP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
27. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ Quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
28. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường;
29. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về ĐCM, ĐTM, CBM.
* Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Trước đây, trong cơ cấu tổ chức của Bộ khoa học, Công nghệ và môi trường,
Cục môi trường cùng với các đơn vị chức năng của Bộ, ngành Trung ương và các
Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đã hình thành nên hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ Trung
ương đến địa phương. Trong 10 năm chủ trương tổ chức thực hiện Luật BVMT, hệ
thống tổ chức trên đã đóng vai trò quyết định đưa các quy định của luật đi vào cuộc
sống, góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện một bước chất lượng
môi trường.
14
Ngày 11/11/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Theo Nghị định này, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
có các đơn vị chức năng quản lý nhà nước về môi trường là: Vụ môi trường, Vụ
thẩm định và đánh giá tác động môi trường và Cục Bảo vệ môi trường.
Cùng với việc sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ
ngành, bộ phận quản lý nhà nước về môi trường theo ngành, lĩnh vực ỏ các bộ,
ngành cũng được điều chỉnh bổ sung theo hướng phù hợp với tình hình tổ chức mới.
Các địa phương, cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước vê tài nguyên
và môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các quận, huyện tương
đương và các cán bộ địa chính kiêm thực hiện trách nhiệm quản lý môi trường ở các
xã, phường và cấp tương đương đang được hình thành và ổn định hoạt động. Trong
cơ cấu của các đơn vị quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương có bộ phận
chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn.
Hình 1.1. Hệ thống quản lý nhà nước môi trường ở Việt Nam
1.3. Vấn đề đô thị hóa và môi trường ở Việt Nam
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có
khoảng 500 đô thị lớn nhỏ (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con
số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến năm 2007, cả nước đã có 729
15
đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội; 4 đô thị loại 1: Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4
và 635 đô thị loại 5 (đạt tỷ lệ đô thị hoá xấp xỉ 27%).
Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay
dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm
2020 là 80%.
Bộ Xây dựng dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt
khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu
dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m
2
/người. Nếu đạt tỉ lệ
100m
2
/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị nhưng hiện nay, diện
tích đất đô thị chỉ đạt quy mô 105.000 ha. Với tốc độ phát triển đô thị và dân số đô
thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp nảy
sinh từ quá trình đô thị hóa. [26]
Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành thị
tăng cao: Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm
cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở
thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và
nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm,
thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng
thêm phức tạp. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), người di
cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của TP Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội
và làn sóng này vẫn đang tiếp tục không ngừng chảy. Dự kiến dân số đô thị của Hà
Nội đến năm 2010 sẽ là 3,9 - 4,2 triệu người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người; còn
với TP Hồ Chí Minh năm 2010 là 10 triệu người, đến 2025 là 16-17 triệu người.[27]
Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo: Trong quá trình
hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghề cao để tiếp
cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao
động. Song thực tế cho thấy ở các đô thị và các vùng ven đô vẫn còn một bộ phận
không nhỏ những người thất nghiệp, trình độ học vấn không cao. Đây chủ yếu là
những lao động giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm.
16
Phần lớn trong số họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp,
khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm
kiếm công việc không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Nhiều vấn đề phát
sinh cũng bắt nguồn từ đây, khi thu nhập của người lao động không đủ tích lũy để
gửi về gia đình như kỳ vọng trước đó. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho
thấy, trong số lao động di cư, có tới 2/3 là lao động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di
cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống. Một điều tra khác của Viện
Khoa học lao động và xã hội cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70%. Tính đến tháng
12/2007 cả nước có hơn 170 khu công nghiệp, khu chế xuất phân bổ ở 55 tỉnh,
thành trên cả nước với khoảng trên 1 triệu người lao động đang làm việc, trong đó
có 700.000 người lao động di cư từ các tỉnh khác hoặc huyện khác đến. Do chỉ được
hưởng mức lương thấp, lại phải làm việc vất vả nên số lao động di cư này dễ nảy
sinh những bất đồng và có những hành động thiếu kiềm chế. Đây là sự bất ổn đối
với chủ trương phát triển một xã hội đô thị công bằng, ổn định và văn minh.[27]
Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị: Nhìn chung hầu hết
ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị
và những người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện
25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị
xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300 ngàn người đang
sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật
chội với diện tích ở không quá 3m
2
/người. Chính vì thế một số người đã bất chấp
những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây
nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan
của các đô thị. Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà
không số, phố không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần
nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây
khó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội.[27]
17
Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước: Tại các đô thị việc chiếm
dụng đất công, san lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm lòng đề đường để làm nhà và
xậy dựng trái phép diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát nước và chất
thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường xá giao
thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm
trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trường, khói
xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất
lượng không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thuộc vào loại tồi nhất trong khu
vực. Phần lớn hệ thống nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang
gia tăng nhanh chóng, và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại
được xử lý an toàn. [27]
18
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Môi trường đất, nước, không khí tại thành phố Thái Nguyên.
- Công tác quản lý nhà nước về môi trường của thành phố Thái Nguyên.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- Thời gian: Từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thành phố Thái Nguyên
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thành phố
Thái Nguyên
* Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, chế độ nhiệt,
các nguồn tài nguyên: Đất, nước, nhân văn, hệ thống thuỷ văn …
* Điều kiện kinh tế: Cơ cấu kinh tế, thu nhập
* Điều kiện văn hóa, xã hội: Dân số, lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe,
giáo dục, cơ sở hạ tầng
2.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- Phân tích và đánh giá thực trạng môi trường nước ngầm, nước mặt
- Phân tích và đánh giá thực trạng môi trường đất
- Phân tích và đánh giá thực trạng môi trường không khí
- Phân tích và đánh giá thực trạng ô nhiễm do chất thải rắn.
2.2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thành phố Thái
Nguyên
- Công tác ban hành và thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường
- Đầu tư xây dựng và quản lý các công trình BVMT
- Quan trắc và dự báo ô nhiễm, sự cố môi trường, tai biến môi trường
19
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải
quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường
- Công tác xây dựng đội ngũ, tăng cường nâng cao công tác quản lý môi trườn.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng
2.2.4. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng trong công tác quản lý nhà
nước về môi trường của thành phố
2.2.5. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- Giải pháp về nhân sự
- Truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường
- Giải pháp khoa học công nghệ
- Đầu tư trang thiết bị và kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước về
môi trường.
- Xây dựng và ban hành các văn bản, quy định về bảo vệ môi trường trên địa
bàn thành phố
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp như: các điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội của thành phố Thái Nguyên. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Sở Tài nguyên và
Môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường
thành phố.
2.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn các gồm nội dung sau: Lượng rác phát sinh từ
hộ gia đình, cơ quan, công sở,…Thành phần, khối lượng rác thải phát sinh trong
ngày tại các phường, xã trên địa bàn thành phố, lượng rác thải y tế phát sinh tại
bệnh viện. Cách xác định về khối lượng và thành phần như sau:
* Đối với khối lượng rác thải thu gom: Thu thập thông tin báo cáo của công
ty môi trường đô thị và kết hợp theo dõi thực tế. Theo dõi việc tập kết rác thải tại
các điểm tập kết, đếm số xe đẩy tay trong ngày, trong tuần và tháng. Sau đó đếm số
xe và cân khối lượng rác thải.
20