Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ SINH RA TRONG GIA ĐÌNH KHUYẾT THIẾU CHỈ CÓ MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.31 KB, 35 trang )

Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Mục lục
Họ và tên: Vũ Thị Phi Yến
Mã số sv: 08031403
Ngày sinh: 08/3/1990
Bài tiểu luận cuối kì
Môn: Xã hội học văn hoá
Gv: TS. Mai Thị Kim Thanh
Đề tài:
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ
SINH RA TRONG GIA ĐÌNH KHUYẾT THIẾU CHỈ CÓ MẸ
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 1
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
I . MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong lịch sử phát triển của gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi
đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người duy trì và phát triển ở họ
những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với thiết chế
giáo dục, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc xã hội hóa con người, từ con
người sinh vật thành con người xã hội. Sự hình thành những chuẩn mực và định
hướng giá trị tốt đẹp của gia đình không chỉ củng cố các mối quan hệ trong gia đình
mà còn kiến tạo môi trường xã hội thuận lợi cho mỗi cá nhân được phát triển hài
hòa và toàn diện.
Một gia đình hoàn thiện, hòa thuận, hạnh phúc và mọi người cùng thương
yêu, đùm bọc lẫn nhau là mơ ước của tất cả mọi người khi sinh ra và lớn lên trên
cõi đời này. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng được như chúng ta
mong muốn, nhất là trong điều kiện xã hội luôn thay đổi như hiện nay. Vì vậy trong
xã hội, bên cạnh những gia đình hoàn thiện đầy đủ thì cũng tồn tại không ít những
gia đình khuyết thiếu do nhiều nguyên nhân khác nhau như cha hoặc mẹ mất, cha
hoặc mẹ ly hôn, hoặc sinh con ngoài giá thú
Trong một đất nước vốn từ rất lâu đã mang nặng dấu ấn của Nho giáo như


nước ta vai trò của người phụ nữ vốn dĩ đã không được đề cao. Nên việc những
người phụ nữ ly hôn vì bất cứ lý do gì hoặc có con ngoài giá thú thường bị xã hội
lên án, phê phán rất mạnh mẽ. Mà theo lẽ thường thì, bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra trên
đời này, đều cần có cả bố và mẹ. Nếu thiếu đi một trong hai người, cuộc đời của trẻ
khó trở nên bình thường như bao cuộc đời khác. Vì vậy, những trẻ em ở trong các
gia đình chỉ có mẹ bên cạnh sự thiếu vắng tình cảm của người cha còn bị sự kì thị
của dư luận xã hội rất lớn. Và điều tất nhiên là trong hoàn cảnh như vậy, chúng
không thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác được.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 2
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Mặt khác, những người mẹ có con ngoài giá thú hoặc sau ly hôn do mặc cảm
của người phụ nữ “bỏ chồng” hoặc bị “chồng bỏ” nên dường như ít mở rộng giao
lưu xã hội và thường có xu hướng bao bọc con – dường như muốn bù đắp những
thiệt thòi mà nó phải gánh chịu. Đồng thời để bù đắp lại những thiệt thòi mình phải
chịu, những bà mẹ này thường chờ đợi quá mức vào sự thành đạt của con cái. Điều
này gây nhiều sức ép đối với trẻ, làm trẻ hoang mang.
Những trẻ mồ côi nói chung và đặc biệt là những trẻ ở trong những gia đình
chỉ có mẹ bên cạnh những đặc điểm tâm lý chung của trẻ em cùng lứa tuổi, còn có
những đặc điểm tâm lý đặc thù về định hướng giá trị, mong muốn nguyện vọng
cuộc sống, về thái độ hành vi đạo đức khác với những đứa trẻ bình thường. Những
đặc điểm tâm lý riêng biệt này là tất yếu vì đó là con đẻ của các hoàn cảnh riêng
biệt của chúng.
Hiểu đặc điểm tâm lý riêng của các em để từ đó tổ chức hoạt động trên cơ sở
tính đến sự phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em là một việc làm rất có ý nghĩa.
Đồng thời, đây cũng là con đường tốt nhất để đưa trẻ hòa nhập với cộng đồng xã
hội nhằm bớt những thiệt thòi mà các em phải gánh chịu từ tuổi thơ.
Xuất phát từ những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “Đời sống văn hoá của
những đứa trẻ sinh ra trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Ở nước ta, càng ngày càng xuất hiện nhiều đề tài nghiên cứu về gia đình với
các khía cạnh của của nó, trong đó có hiện tượng ly hôn. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về những tổn thương tâm lý của trẻ trong các gia đình ly hôn và ảnh
hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ trong các gia đình thì chưa nhiều.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 3
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Đặc biệt là những trường hợp sinh con ngoài giá thú thì hầu như không có nghiên
cứu nào. Ta có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau:
TS. Văn Thị Kim Cúc (chủ biên), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do
bố mẹ ly hôn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội – 2003. Đây là một công trình
nghiên cứu khá toàn đề cập đến nhiều mặt của hiện tượng ly hôn. Cuốn sách gồm
hai phần: phần thứ nhất trình bày những vấn đề chung nhất về tình hình ly hôn
trong nước cũng như trên thế giới, các đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của thiếu
niên từ 10-17 tuổi – Đây là cơ sở để tham chiếu khi phân tích các đặc điểm phát
triển tâm lý của các em có bố mẹ ly hôn. Và các tổn thương tâm lý thường gặp ở
tuổi thiếu niên như tổn thương về tình cảm, cảm xúc, niềm tin, nhận thức và hành
vi. Và trọng tâm của cuốn sách là phần thứ hai trình bày kết quả nghiên cứu thực
tiễn về các tổn thương tâm lý của thiếu niên (ở trong độ tuổi từ 10-15 tuổi) do bố
mẹ ly hôn như: ảnh hưởng của ly hôn lên đời sống nhận thức và tình cảm, tới hành
vi ứng xử hàng ngày, tới sự tự đánh giá bản thân, tới việc hình thành các chiến lược
đối phó với hoàn cảnh khó khăn của trẻ qua so sánh với những trẻ có bố mẹ chung
sống bình thường. Cuối phần hai, các tác giả của cuốn sách trình bày hai trường hợp
cụ thể về trẻ có bố mẹ ly hôn. Và cuối cùng đưa ra một số kiến nghị với các cấp có
thẩm quyền, với những người làm bố, làm mẹ nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa,
cân bằng tối ưu cho trẻ phải chịu hoàn cảnh bố mẹ ly hôn.
G.S Gerard Poussin (Nguyễn Văn Sự dịch), Khi cha mẹ chia tay, tâm lý học
gia đình, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội – 2003. Nội dung cuốn sách nói về quan hệ
giữa cha mẹ và con cái khi ly hôn, tâm lý của trẻ em có cha mẹ ly hôn qua các giai
đoạn cụ thể như: khi còn bú, từ 2-3 tuổi, từ 3-6 tuổi, trong thời kỳ tiềm ẩn và tuổi
thiếu niên, ví trí của trẻ em mối quan hệ với gia đình. Đồng thời cũng đề xuất việc

phòng ngừa những khó khăn tâm lý của trẻ xuất hiện ngay sau khi ly hôn tùy thuộc
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 4
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
vào sự phát triển và vị trí của trẻ trong gia đình và giúp đỡ của các chuyên viên tâm
lý trong từng giai đoạn ly hôn.
Mai Quỳnh Nam (chủ biên), Trẻ em, gia đình và xã hội, 2004. Nội dung có
nhiều bài viết về vai trò của gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ
em, trong đó đề cập đến những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nêu ra những khó
khăn và giải pháp.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Mối tương quan giữa biểu tượng về uy quyền
người cha và kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường ở trẻ sống
vắng cha, Luận văn Thạc sĩ khoa học tâm lý, 2007. Luận văn đã chỉ ra thực trạng
các biểu tượng của trẻ em về uy quyền của người cha, chỉ ra cách thức giải quyết
các xung đột trong cuộc sống đời thường của trẻ em sống vắng cha, làm rõ mối
quan hệ giữa biểu tượng về uy quyền của người cha và kỹ năng giải quyết xung đột
trong cuộc sống đời thường của trẻ sống vắng cha ở độ tuổi 12-15 và đề xuất các
giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiệ thuận lợi nhất cho sự phát triển nhân cách toàn
diện ở trẻ….
Ngoài những tác phẩm, công trình nghiên cứu trên thì vấn đề tâm lý của trẻ
em có cha mẹ ly hôn còn được đề cập qua báo, tạp chí một cách trực tiếp thành một
chủ đề riêng biệt hay được nhắc đến trong các chủ đề khác có liên quan đặc biệt là ở
tạp chí tâm lý học với các bài viết tiêu biểu như:
- Trần Thị Minh Đức, Phân tích những biểu hiện tâm lý qua tranh vẽ của trẻ
em, Tạp chí Tâm lý học số 2, 2008, tr.19-27. Dựa trên những kết quả phân tích 518
bức tranh của các em thuộc 4 trường giáo dưỡng trên cả nước, bài báo khái quát
một số biểu hiện chung về nhận thức, những trải nghiệm về cuộc sống, những hoài
niệm về gia đình, sự cô đơn, những mong muốn và ước mơ của các em được phóng
chiếu vào tranh.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 5
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá

- Nguyễn Thị Minh Hằng, Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em có cha mẹ ly
hôn, Tạp chí Tâm lý học số 2, 2003, tr. 27-32. Bài viết nói về đặc điểm tâm lý
chung của những đứa trẻ trong các gia đình có bố mẹ ly hôn dưới góc độ lứa tuổi và
giới tính. Những đặc điểm đó biểu hiện khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau và cũng
khác nhau giữa các em nam và nữ. Đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn của trẻ
trong quá trình thích ứng tâm lý - xã hội: khó khăn trong học tập, trong việc thích
nghi với hoàn cảnh sống mới, khó khăn trong các mối quan hệ xã hội (đặc biệt là
trong quan hệ bạn bè. Chúng cảm thấy vị thế của mình trong nhóm không còn như
trước nữa. Ở các em sinh ra tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với bạn bè, có xu
hướng co mình lại hoặc chỉ thích chơi với một nhóm nhỏ hai người).
- Nguyễn Thị Minh Hằng, Nghiên cứu tâm lý trẻ em có bố mẹ ly hôn bằng
trắc nghiệm vẽ tranh gia đình, Tạp chí Tâm lý học số 11(104), 2007, tr. 33-40. Qua
việc phân tích các bức tranh (của 99 trẻ từ 6-10 tuổi có bố mẹ ly hôn và 92 trẻ bình
thường để so sánh) bài viết đã đưa ra một số kết luận và cũng là một số đặc điểm
tâm lý của trẻ em có bố mẹ ly hôn như sau:
+ Trẻ em trong các gia đình đó thể hiện mong ước, khát khao tình yêu thương
của bố mẹ. Trẻ em có những biểu hiện thiếu hụt tình cảm đối với bố mẹ, biểu hiện ở
chỗ không thích nghi tâm lý đối với sự vắng mặt của bố hoặc mẹ, hoặc cả hai người
trong cuộc sống.
+ Trẻ em trong các gia đình đó tồn tại hai xu hướng trong quan hệ với cha
mẹ: trẻ vừa dành nhiều tình cảm cho mẹ vừa thể hiện sự khao khát tình cảm của
người bố hoặc mẹ vắng mặt của mình.
+ Thường bộc lộ tâm trạng buồn, u uất, mặc cảm, tự ti, có khi là ức chế.
+ Có biểu hiện khó khăn trong quá trình đồng nhất hóa do sự vắng mặt lâu
ngày của người bố hay mẹ cùng giới với mình.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 6
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Nhìn chung các tác phẩm, các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học
cũng như các bài viết trên các báo, tạp chí đã phần nào nghiên cứu về những đặc
điểm tâm lý của trẻ em trong các gia đình khuyết thiếu. Nhìn chung các công trình

đó chỉ mới đề cập đến đặc điểm tâm lý của trẻ em có cha mẹ ly hôn nói chung chứ
chưa đề cập đến đặc điểm tâm lý của những trẻ em trong các gia đình có bố hoặc
mẹ mất và đặc biệt là những trường hợp con ngoài giá thú. Mặt khác những công
trình đó cũng chỉ mới đề cập đến đặc điểm tâm lý ở một độ tuổi nhất định mà thôi
(từ 10-15 tuổi). Vì vậy nghiên cứu của tôi muốn đi sâu tìm hiểu tâm lý của trẻ trong
trường hợp chỉ có mẹ.
3. Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp luận:
- Hệ thống lý luận, phương pháp luận của xã hội học đại cương trong việc
giải thích các sự kiện, hiện tượng xã hội .
- Các lý thuyết xã hội học về xã hội hóa, về nhân cách và vai trò của gia đình
trong việc hình thành nhân cách con người
- Lý thuyết xã hội học gia đình
- Lý thuyết tương tác biểu trưng
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập và phân tích, xử lý số liệu
bằng cách dùng bảng hỏi.
- Phương pháp định tính:+ phỏng vấn sâu.
+ Sử dụng một số tài liệu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu qua tạp chí, sách báo từ trước tới nay.
II . NỘI DUNG CHÍNH
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 7
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Chương 1: Cơ sở lý luận.
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản:
Gia đình: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau
bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục.
Gia đình khuyết thiếu: là gia đình không hoàn thiện,chỉ có cha hoặc mẹ hặc
thiếu cả hai.

Dư luận xã hội: Thuật ngữ này được nhà văn ,nhà hoạt động nhà nước người
Anh J.Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 12. Tuy nhiên, chính Rousseau mới
được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại khi ông là
bộ Trưởng Bộ ngoại giao Pháp. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Dư luận xã hội còn
được gọi theo những cách khác bằng những thuật ngữ tương đương như công luận,
dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng…Thuật ngữ này sử dụng
nhiều trong đời sống xã hội, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và trong
một số ngành khoa học cũng như chính trị học, triết học và trong tâm lý học xã
hội… Tuy nhiên, cho dù được sử dụng khá phổ biến, nhưng khái niệm này lại
không có nội dung xác định, không có một ý nghĩa thống nhất. Chính vì vậy, có
những trường hợp cả hai nhóm ủng hộ và phản đối một vấn đề gì đấy thì được nói
rằng Dư luận xã hội đứng về phía họ. Nói cách khác, trong nhiều lĩnh vực, người ta
sử dụng khái niệm Dư luận xã hội như một thói quen, mà không có định nghĩa cụ
thể về nó.
Hiểu một cách chung nhất Dư luận xã hội chính là ý kiến còn lại sau quá
trình thảo luận, trao đổi trong xã hội. Nói cách khác, nó là kết quả của quá trình
thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận dài hay ngắn và theo hình thức nào tùy theo
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 8
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hoá và tính thuần nhất của mỗi
quốc gia.
Trong giới hạn của bài tiểu luận này tôi xin được sử dụng khái niệm dư luận
theo nghĩa là các phán xét của xã hội về một hiện tượng nào đó, mà cụ thể là hiện
tượng trẻ trong gia đình chỉ có mẹ.
Kỳ thị: là một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân dưới mắt của người
khác. Trong một nền văn hóa hoặc một bối cảnh nào đó, một số đặt tính nhất định bị
người khác để ý và coi là đáng xấu hổ hoặc đáng bị coi thường. Khi kỳ thị được thể
hiện hành động thì đó là phân biệt đối xử.
1.2 Các lý thuyết sử dụng trong đề tài
- Xã hội học gia đình: là một nhánh của xã hội học chuyên biệt; xã hội học

gia đình là bộ môn khoa học nghiên cứu sự sinh ra, phát triển và sự hoạt động
của gia đình như là một trong những hạt nhân đầu tiên của xã hội trong các điều
kiện văn hóa, kinh tế - xã hội cụ thể, cũng như nghiên cứu về cơ cấu của chức năng
gia đình trong xã hội; là một bộ môn xã hội học nghiên cứu về gia đình với tư cách
là một thiết chế xã hội và một nhóm nhỏ.
- Tâm lý học ðám ðông là thuyết của Gustave Le Bon ðýợc viết nãm 1895.
Với Công xã Paris mà ông trực tiếp nếm trải, và cách mạng Pháp năm 1789 và 1848
mà ông hết sức chăm chú nghiên cứu, nhận thức trên đây của ông có sự chuyển
động lớn: trong thời hiện đại xuất hiện một yếu tố còn quan trọng hơn cả bản chất
di truyền vừa nói, đó là ĐÁM ĐÔNG, SỨC MẠNH CỦA ĐÁM ĐÔNG, nó làm
lung lay cả bản chất di truyền nọ, chồng lên đó và đôi khi khác biệt sâu sắc với bản
chất ấy, chi phối cả những chuyển động lịch sử lớn lẫn hành vi của từng cá nhân
ông cho rằng “nhà bác học nghiên cứu những hiện tượng xã hội phải luôn nhớ rằng
bên cạnh giá trị lý thuyết, những hiện tượng này còn có giá trị thực tiến, và đứng về
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 9
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
phương diện tiến hoá của các nền văn minh, thì chỉ riêng giá trị thực tiễn là có tầm
quan trọng nào đó…”Với một thái độ như vậy, ông chỉ ra rằng đám đông bao giờ
cũng vô thức, dù là bất cứ đám đông nào, dù đó là đám đông cao sang và bác học
nhất, như đám đông nghị viện chẳng hạn; dù những cá nhân hợp thành nó là như thế
nào, là nông dân, người bình thường, người vô học, hay là nhà trí thức, nhà khoa
học, nhà bác học, nhà chính trị tinh tường…, khi đã tham gia vào đám đông, chuyển
thành đám đông thì lập tức tính cách hay trí tuệ của từng cá nhân trong đó hoàn toàn
biến đổi, họ hành động hoàn toàn theo những quy luật khác; và Gustave Le Bon
không ngần ngại chỉ ra rằng “họ xử sự như người nguyên thuỷ, không còn khả năng
suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng liên kết các ý tưởng; họ
rất thất thường, có thể đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn đến ngây dại ngớ ngẩn
nhất; họ cần một người thủ lĩnh, người cầm đầu, kẽ có thể dắt dẫn họ và cho bản
năng của họ một ý nghĩa…”. Tức nói cách khác, trong thời hiện đại, với đám đông
như là nhân tố chi phối chủ yếu, những bản năng nguyên thuỷ đang bừng thức dậy,

và hãy coi chừng, chính nó đang dắt dẫn lịch sử!
- Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan
nhất định. Trong ngành xã hội học, hành động xã hội (tiếng Anh: Social actions) là
một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn ðề xã hội. Hành
ðộng xã hội ðýợc tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các ðảng phái chính
trị, v.v Thực chất, hành ðộng xã hội là sự trao ðổi trực tiếp giữa các cá nhân với
nhau cũng nhý các khuôn mẫu quan hệ ðã ðýợc cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ
chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát ðýợc trong mọi tình huống cá
nhân và công cộng hàng ngày là hành ðộng xã hội của con ngýời diễn ra theo những
quy tắc nhất ðịnh và trong những hình thái nhất ðịnh, những quy tắc và hình thái
này có một sứ bất biến týõng ðối. Hành ðộng xã hội là cốt lõi của mối quan
hệ giữa con ngýời với xã hội, ðồng thời là cõ sở của ðời sống xã hội của con ngýời.
Hành ðộng xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 10
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
- Thuyết gán nhãn: Lý thuyết gán nhãn hiệu (tiếng Anh: Labeling Theory) là
một lý thuyết xã hội học nghiên cứu hành vi ứng xử của con người theo phương
pháp phân tích tương tác biểu tượng qua đó khẳng định hành vi tuân thủ hay lệch
lạc của một người là do kết quả của quá trình người khác xác định hay gán nhãn
hiệu. Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc đánh giá hành vi lệch
lạc, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau.
Người đưa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý thuyết
gán nhãn hiệu là nhà xã hội học nổi tiếng ngườiMỹ George Herbert Mead (1863 -
1931) Người đã có công định hình và phổ biến lý thuyết gán nhãn hiệu là nhà xã
hội học người Mỹ Howard Becker (1928). Lý thuyết gán nhãn hiệu đã cho thấy
nguồn gốc của sự lệch lạc trong phản ứng của người khác, nó cũng đưa ra lý giải
thuyết phục cho việc một hành vi ở người này bị xem là lệch lạc trong khi hành vi
tương tự ở người khác thì lại không. Thông qua sự phát triển của các ý niệm lệch
lạc sơ cấp, lệch lạc thứ cấp, vết nhơ và lệch lạc chuyên nghiệp, thuyết này đã chứng
minh rằng nhãn hiệu lệch lạc có thể kết hợp vào sự tự nhận thức bản thân của người

mang nhãn hiệu đến mức độ có khả năng dẫn đến sự lệch lạc tiếp theo.
Chương 2: Khái quát về gia đình khuyết thiếu
1. Khái niệm “Gia đình khuyết thiếu”:
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và
hoặc quan hệ giáo dục.
“Gia đình khuyết thiếu”: là gia đình không hoàn thiện,chỉ có cha hoặc mẹ
hoặc thiếu cả hai.
Gia đình khuyết thiếu vốn là một hiện tượng đặc biệt của xã hội, mà trong đó
khó khăn nhất vẫn là những gia đình khuyết thiếu cha. Những đứa trẻ sinh ra trong
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 11
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
các gia đình đó, chúng không chỉ mất đi một chỗ dựa tình cảm còn phải chịu những
dư luận từ xã hội . Bản thân chúng sẽ chịu những tác động khác nhau và phải tìm
cho mình những cách thích nghi khác nhau.
2. Phân loại:
Trong các trường hợp khuyết thiếu cha, tôi xin được chia làm ba loại dựa trên
tiêu chí các nguyên nhân dẫn tới gia đình thiếu đi một thành viên mà cụ thể là người
cha:
+ Gia đình khuyết thiếu cha do cha mất: Đây là những gia đình mà hai bên
nam nữ (chủ yếu) là tự nguyện đến với nhau thông qua quan hệ hôn nhân và được
pháp luật thừa nhận.
Chúng ta đều biết sinh tử là quy luật của tự nhiên mà không một ai, không
một gia đình nào có thể thay đổi được. Một gia đình hoàn thiện, mọi người sống
hòa thuận, hạnh phúc, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau là mong ước của mọi người con
nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các gia đình đó có thể thiếu đi bố, mẹ
hoặc cả hai. Dù thiếu đi một trong hai người thì cuộc đời của trẻ cũng không thể
bình thường như bao cuộc đời khác. Trong trường hợp này tôi chỉ xét trường hợp
cha mất. Đây là một thực tế rất đau lòng dù không muốn nhưng mỗi thành viên, mỗi
gia đình cũng như xã hội đều phải thừa nhận. Và nó cũng đã có những ảnh hưởng

không nhỏ đến những đặc điểm tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình đó đặc
biệt là đối với những đứa con khi mà chúng mất đi một chỗ dựa vững chắc nhất.
Những gia đình này cha mất có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: có
thể là do tai nạn, ốm đau, bệnh tật, bỏ đi không rõ lý do nhưng không ly hôn vì vậy
trên danh nghĩa thì đứa con vẫn có cả bố và mẹ nhưng trên thực tế thì chỉ sống với
mẹ và cũng có trường hợp là do tự tử.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 12
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Trong những gia đình này dù người cha mất vì nguyên nhân nào đi chăng nữa
thì cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến những thành viên trong gia đình, họ
hàng và đặc biệt là những đứa trẻ đã từng sinh ra và lớn lên dưới mái ấm gia đình
đó. Nhìn chung, trong tất cả những trường hợp đó khi người cha không còn nữa thì
tất cả những đứa con đều chịu sự thiếu thốn về tình cảm cũng như sự dạy dỗ của
người cha. Tuy nhiên trong từng hoàn cảnh cụ thể thì mỗi trẻ một sẽ có những
những biểu hiện tâm lý, thái độ tình cảm cũng như những hành động khác nhau.
Với những đứa trẻ trong các gia đình mà cha mất vì lý do tai nạn, ốm đau,
bệnh tật thì trẻ ít bị tổn thương hơn. Thông thường, trong trường hợp này trẻ đã có
cả một quá trình để chuẩn bị tâm lý cho sự thiếu đi tình cảm của người cha nên ít
ảnh hưởng đến tâm lý hơn và thời gian ảnh hưởng cũng không kéo dài lắm. Tuy
nhiên cũng có sự khác nhau giữa những trẻ đó.
Có những đứa trẻ bề ngoài thì tỏ ra lãnh đạm, lầm lì, ít nói, ngại tiếp xúc với
mọi người hơn, thường cố che giấu tình cảm của mình để tránh sự thương hại của
mọi người. Trong mọi hành động của mình chúng thường tỏ ra tự lập, quyết đoán
không muốn nhờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh. Nhưng trong thâm
tâm thì cảm thấy đau khổ, dằn vặt hơn. Vì có những điều mà khi sống cùng nhau
chúng ta không nhận ra và chỉ khi có sự chia ly, mất mát thì mới nhận ra những ý
nghĩa đích thực của nó. Chính vì vậy, có nhiều đứa trẻ đã cảm thấy đau khổ hơn vì
trước đó đã làm cho cha mẹ mình không vui, phải bận tâm và không hài lòng. Đó có
thể chỉ là những hành động cử chỉ rất bình thường không đến mức gây ra những hậu
quả nghiêm trọng như có lần không nghe lời cha mẹ, phàn nàn về những điều mà bố

mẹ dặn mình quá nhiều điều…
+ Gia đình khuyết thiếu cha do cha mẹ ly hôn: Khái niệm ly hôn có quan hệ
chặt chẽ với khái niệm kết hôn: ly hôn là hệ quả không mong đợi của kết hôn. Kết
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 13
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
hôn có nghĩa là lấy nhau làm vợ chồng hay chúng ta có thể hiểu theo một cách
khác: hôn nhân là quá trình xác lập mối quan hệ, một liên minh dựa trên cơ sở tự
nguyện. Ly hôn là “vợ chồng bỏ nhau khi tòa án cho phép hủy cuộc hôn nhân đã
được pháp luật công nhận” là quá trình chấm dứt mối quan hệ, sự liên minh. Nếu
kết hôn dựa trên cơ sở tự nguyện thì ly hôn cũng dựa trên sự tự nguyện và thuận
tình từ hai phía
Vậy có thể hiểu ly hôn có nghĩa là cặp vợ chồng bỏ nhau hợp pháp sau thời
gian chung sống.
Hiện nay tình trạng ly hôn ở trong nước và trên thế giới ngày càng gia tăng
chủ yếu do hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về chủ quan đó là tình
trạng sức khỏe, kinh tế, công việc, nhận thức và các quan điểm của các cá nhân về
vấn đề hôn nhân và ly hôn. Về nguyên nhân khách quan đó là những tác động của
môi trường sinh sống và làm việc, các chính sách, điều kiện của pháp luật lên sự
bền vững của hôn nhân. Hai nhóm nguyên nhân này có thể bổ sung cho nhau trong
việc lý giải những cuộc ly hôn khác nhau đang diễn ra hàng ngày xung quanh ta.
Thực trạng ly hôn diễn ra ngày càng tăng để lại những hậu quả xã hội, bản
thân gia đình ly hôn và ảnh hưởng tới sự giáo dục và phát triển của con cái của
những gia đình đó.
Đối với cha mẹ - những đối tượng trực tiếp của ly hôn có thể ly hôn là một
giải pháp tốt nhất đối với họ nhưng cũng dẫn tới những khủng hoảng như phải thích
nghi với cuộc sống thiếu vợ hoặc chồng thậm chí thiếu cả con cái, niềm tin về cuộc
sống hôn nhân gia đình suy giảm
Đối với con cái - đối tượng chịu tổn thương lớn nhất sống trong những gia
đình ly hôn, trẻ mất cảm giác an toàn, tình thương bị chia sẻ, niềm tin bị tổn thương,
cảm xúc bị tác động. Nhiều đứa trẻ nảy sinh tâm lý tự ti, sống khép kín, dễ phát sinh

Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 14
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
một số bệnh xã hội như stress, trầm cảm; hoặc là cách sống buông thả, bất cần đời,
xu hướng trở thành những người xấu, tội phạm xã hội là trường hợp không thiếu
trong xã hội hiện nay Cũng không thể nói rằng, tất cả những đứa trẻ lớn lên trong
gia đình có bố mẹ ly hôn đều hư hỏng, sống trong trạng thái tâm lý tổn thương,…
tùy thuộc vào sự quan tâm giáo dục từ cha mẹ, gia đình và xã hội, cùng với nhận
thức từ bản thân mình, các em vẫn có thể phát triển toàn diện về thể chất và tinh
thần như bao đứa trẻ khác.
Như vậy từ người lớn đến trẻ em, tác động của ly hôn tới đời sống tình cảm
là không nhỏ, và những điều kiện để cho sự phát triển bình thường đã bị xáo trộn
làm cho cái tôi của trẻ chưa kịp trưởng thành đã vấp phải những trở ngại.
Trẻ em, thanh thiếu niên là độ tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách
cần phải được giáo dục chặt chẽ, cần sự yêu thương chăm sóc từ cả cha lẫn mẹ.
Những đứa trẻ trong gia đình ly hôn, ngoài việc phải biết học hành chúng còn phải
chịu những tác động trái chiều từ gia đình và xã hội. Tùy vào nhận thức, bản lĩnh
của từng đứa trẻ mà sự hình thành và phát triển nhân cách của chúng khác nhau.
Người cha trong gia đình là người có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành
nhân cách, tâm sinh lý của những đứa con trong gia đình. Khi ly hôn, những đứa bé
còn quá nhỏ thì thường theo mẹ, lớn hơn một chút thì dựa vào điều kiện của cha
hoặc mẹ mà theo cha hoặc mẹ (phần lớn là theo mẹ), lớn hơn thì đứa trẻ có thể tự
lựa chọn theo cha hoặc mẹ. Tùy vào tình cảm của đứa con với cha mẹ mà sau khi
cha mẹ ly hôn thì chúng sẽ lựa chọn theo cha hoặc mẹ. Trong bài nghiên cứu này,
tôi chỉ xét đến trường hợp, sau khi ly hôn đứa trẻ được ở với mẹ.
Với vấn đề ly hôn có nhiều nguyên nhân để từ đó nảy sinh thái độ, tình cảm
và ứng xử của những đứa con trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần của
chúng.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 15
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
- Thứ nhất: Ly hôn do hai người nhận thấy không hợp, cuộc sống hôn nhân

còn tiếp tục sẽ dẫn đến bế tắc, họ coi ly hôn là giải thoát. Trường hợp này
thường mang đến ở trẻ tâm lý tự nhận lỗi về mình, chúng cho rằng mình
đã làm gì sai thì bố mẹ mới không cần đến mình nữa, nhưng đa phần
chúng không có nhu cầu muốn chia sẻ. Vì vậy, chúng có thể sống tự ti,
khép kín, mang trong mình cảm giác có lỗi, Hoặc, cũng là do bố mẹ ly
hôn vì không hợp nhau nhưng đứa con không hiểu hoàn cảnh của bố mẹ,
nó nảy sinh tâm lý uất ức, sinh ra tâm lý phản kháng, chống đối, sống
buông thả với ý nghĩ làm cho bố mẹ mình phải ân hận, phải đau đớn vì đã
không cho mình một mái ấm hạnh phúc như chúng bạn, chúng khiến cho
bố mẹ vừa cảm thấy đau đớn, có lỗi và cũng cảm thấy bất lực. Ở Bản 1
Tân Văn – Kim Sơn – Bảo Yên – Lào Cai, bạn Nguyễn Văn Khánh và em
gái bạn là Nguyễn Thị Kim Ngân cùng sống với mẹ, năm nay bạn đã 22
tuổi, đang học trường trung cấp nghề đường sắt, em Ngân đang học cấp 3
ở gần nhà. Bố mẹ bạn ly hôn do không hợp nhau, nhiều mâu thuẫn gia
đình không được giải quyết Sau thời gian ly hôn, dù bố mẹ vẫn hết sức
quan tâm, cùng nhau hợp tác chăm sóc, giáo dục con cái. Tuy nhiên, vì sự
hẫng hụt về tình cảm nên người cha rất chiều bạn Khánh, thường xuyên
cho tiền khiến bạn dần trở nên đòi hỏi ngày càng nhiều, dần trở nên ăn
chơi, đua đòi. Nếu những yêu cầu không được cha mẹ đáp ứng, bạn tỏ ra
hỗn láo, lời nói và hành động vi phạm khuôn phép của một người con với
cha mẹ, sau dần xa ngã và hư hỏng.
- Thứ hai: Ly hôn do cha hoặc mẹ ngoại tình. Điều này tác động đến tâm lý
đứa trẻ - chúng sẽ nghiêng tình cảm nhiều hơn về người bị tổn thương và
thường có thái độ chống đối đối với người còn lại. Trong trường hợp thứ
hai này, một vấn đề cần nói đến, nếu là người ngoại tình là cha, sau cuộc
ly hôn, đứa trẻ vẫn sống với mẹ, nhận được sự giáo dục tốt của người mẹ,
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 16
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
chúng có thể vẫn hoàn thiện hành vi, tư cách, đạo đức và trí lực một cách
bình thường như những đứa trẻ khác. Nhưng trong trường hợp, người

ngoại tình là mẹ, sau ly hôn, đứa trẻ ở với mẹ thì tâm lý của chúng lại
khác. Thông thường chúng có tâm lý coi thường, thiếu tôn trọng người mẹ
và thương người cha nhiều hơn, Nhiều trường hợp do mẹ ly hôn, đứa
con mà nhất là con gái thường có hai chiều hướng hoặc là sống hoàn thiện
mình, hành động và ứng xử đúng, có phẩm chất đạo đức, Nhưng ngược
lại, cũng không ít những trường hợp đứa con sống buông thả, bất cần, lao
theo vòng xoáy cuộc đời, trở thành những người xấu, hoặc một số trở
thành tội phạm xã hội.
- Thứ ba: ly hôn do sức ép của dòng tộc họ nội khi mà vấn đề trọng nam
khinh nữ, coi trọng con trai vẫn còn tồn tại trong một số gia đình. Trường
hợp này, thường cha mẹ vẫn còn tình cảm với nhau nhưng vì sức ép đó, họ
buộc lòng phải đi tới ly hôn và thường thì đứa con gái sẽ ở với mẹ. Ở đây,
đứa trẻ đó vẫn giữ thái độ tôn trọng với cha mẹ chúng, vẫn ứng xử tốt với
cộng đồng nhưng với gia đình họ nội thì thái độ của chúng thường là căm
ghét, không tôn trọng. Ngoài ra, cũng nằm trong nội dung này còn ly hôn
do bản thân người bố mang nặng tư tưởng về người con trai nối dõi theo
tư tưởng: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” mà hai vợ chồng không có
con trai nên người chồng đi ngoại tình để có con trai. Nếu đứa con gái
hiểu được cho cha mình và có sự dung hòa của người mẹ, đứa trẻ vẫn có
thể giữ lòng tôn trọng với người cha, nhưng ngược lại khi đứa trẻ đó
không hiểu, cộng với những lời nói mạt sát, cay độc từ người mẹ dành cho
người cha của đứa bé thì sẽ khiến đứa bé sẽ có những phản ứng tiêu cực
đối với người cha, dù cho người cha đó có quan tâm và lo lắng cho chúng.
- Thứ tư: Ly hôn do vấn đề bạo lực gia đình. Thông thường, bạo lực gia
đình thường đến từ người chồng. Người chồng đó có thể do rượu chè, cờ
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 17
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
bạc đánh đập người vợ… nên dẫn đến ly hôn. Trường hợp này, người con
thường có tâm lý ám ảnh, chán nản, nhất là với người con gái, dễ gây cảm
giác sợ hãi, sống khép kín, không dám mở lòng đón nhận những tình cảm

đến với mình sau tất cả những gì chúng đã chứng kiến. Có những đứa con,
vì quá sợ hãi mà sinh ra cảm giác hoảng loạn, hoặc có thể ngược lại là sự
kích động, sự thù hằn gây ra nhiều cảnh con giết cha như trong báo chí
truyền thông đã từng nói đến.
+ Gia đình khuyết thiếu cha do có con ngoài giá thú: Ngoài những trường
hợp con chỉ ở với mẹ do cha mất hay bố mẹ ly hôn thì còn có trường hợp khác, ở
đây chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp có con ngoài giá thú.
Trường hợp có con ngoài giá thú được hiểu là trường hợp người mẹ có con
mà không được pháp luật thừa nhận, tức là người mẹ có con nhưng không đăng ký
kết hôn.
Trong trường hợp có con ngoài giá thú nói chung thì lại có rất nhiều trường
hợp “con” ở trong đó. Chúng tôi xin liệt kê một số trường hợp sau:
- Trường hợp có giấy chứng nhận xin con nuôi: Đây là trường hợp người
mẹ không thể có con, họ xin con của một người khác và nuôi dưỡng như
con ruột, nhưng vẫn có giấy chứng nhận con nuôi.
- Trường hợp có giấy chứng nhận con nuôi nhưng thực tế là con đẻ là
trường hợp người phụ nữ xin con của một người đàn ông nhưng vì muốn
cho hợp pháp nên xin giấy chứng nhận con nuôi và không có quan hệ gì
với người đàn ông đó sau khi có con, và người cha không cần có trách
nhiệm nuôi dưỡng.
- Trường hợp ở với mẹ mà không phải con nuôi và không có giấy chứng
nhận hôn thú do có con với một người đã có gia đình nhưng sau khi có
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 18
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
con vẫn có quan hệ qua lại, người cha vẫn có thể chung nuôi dưỡng với
người mẹ.
Trong những trường hợp đã liệt kê ở trên thì những đứa trẻ đó có thể biết
hoặc không biết về cha mình. Chúng không chịu tổn thương về mặt mất mát (do
mất cha hoặc do cha mẹ ly hôn), nhưng chịu tác động nhiều từ dư luận xã hội vì
chúng là những đứa trẻ không cha. Trẻ sinh ra trong các trường hợp này so với

trường hợp cha mất, hoặc cha mẹ ly hôn thường chịu nhiều áp lực tâm lý từ dư luận
xã hội nhiều hơn. Bản thân những đứa trẻ đó nhận thức được hoàn cảnh của mình,
song trước dư luận xã hội mỗi đứa trẻ sẽ phản ứng theo các thái độ khác nhau. Có
những trẻ sẽ chống đối lại các dư luận bằng cách biến mình trở thành trẻ xấu, cũng
có trẻ sẽ chấp nhận dư luận xã hội, song cũng có trẻ chọn cách đấu tranh với những
dư luận xã hội đó.
Với những trẻ chọn cách thứ nhất, chúng thường có những biểu hiện chống
đối với những người xung quanh thậm chí với cả những người thân trong gia đình,
theo tâm lý bị “gán nhãn”. Bản thân chúng nghĩ rắng dù có cố gắng thì xã hội vẫn
coi chúng là những đứa trẻ không cha, không được dạy dỗ và giáo dục như những
đứa trẻ bình thường. Chúng có thể có những hành động như bỏ học, mải chơi, đua
đòi, và dễ vướng vào các tệ nạn xã hội… Như trường hợp anh Lữ Văn Hoan (27
tuổi, Bắc Giang), mặc dù đã ở vào độ tuổi trưởng thành nhưng vẫn ham chơi, hơn
nữa còn tự cho mình là đàn anh khi đầu xanh đầu đỏ phóng xe vèo vèo quanh xóm,
bỏ ngoài tai sự la mắng của mẹ và những người xung quanh.
Khi được sự can thiệp của gia đình chúng thường kháng cự và tỏ thái độ bất
cần, thậm chí còn mắng chửi, và sỉ nhục nặng tiếng.
Với những đứa trẻ lựa chọn cách thứ hai, là những đứa trẻ thường chấp nhận
và bỏ ngoài tai các điều tiếng từ dư luận nhưng chúng cũng không có sự phấn đấu
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 19
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
của riêng mình trước dư luận. Những đứa trẻ như vậy, thường chọn lối sống khép
kín, ít tiếp xúc với những người xung quanh và thu mình vào trong không gian của
riêng mình, bàng quang trước mọi sự kể cả sự quan tâm của những người thân trong
gia đình. Chúng thường rất dễ mắc phải căn bệnh tự kỷ.
Với những đứa trẻ lựa chọn cách thứ ba thường là những đứa trẻ có ý thức
cao, chúng không chỉ nhận thức được hoàn cảnh của mình, hiểu được những đánh
giá của xã hội mà còn tự phấn đấu vượt qua những tác động đó, để xóa đi những
định kiến của xã hội về mình. Chúng thường phải đối đầu với cuộc sống, nhưng
chính những khó khăn khó sẽ giúp chúng có được những kinh nghiệm trong cuộc

sống, và biến chúng trở thành những người thành đạt. Những trẻ này thường cố
gắng hơn nhiều so với những đứa trẻ đồng trang lứa nhưng có hoàn cảnh bình
thường khác.
Sở dĩ chúng tôi phân chia như vậy vì ở ba trường hợp này, mức độ dư luận xã
hội và tổn thương tình cảm của trẻ cũng khác nhau. Ở trường hợp thứ nhất, trẻ chịu
tổn thương vầ mất mát lớn, do mất đi người thân, nhưng ít chịu tổn thương về dư
luận, có nhiều trường hợp trẻ sẽ nhận được sự đồng cảm nhiều hơn, quan tâm hơn
từ anh em, làng xóm. Song cũng có trường hợp trẻ bị kỳ thị, xa lánh đó là do
nguyên nhân mất của người cha như bệnh xã hội, hay vì những nguyên nhân tế nhị
mà mất.
Ở trường hợp thứ hai, trẻ vẫn còn cả cha và mẹ, nhưng phải chứng kiến cảnh
ly tán của hai người thân nhất, trẻ sẽ chịu những tác động rất lớn về tâm lý. Dù cha
hay mẹ là người có lỗi trong cuộc chia tay ấy thì trẻ đều khó có thể chấp nhận việc
chỉ được ở với một người. Trong trường hợp này, những tai tiếng sau việc ly hôn
của cha mẹ cũng tạo những tác động tâm lý không tốt với trẻ. Đặc biệt là với những
trẻ đã đủ lớn để hiểu mọi chuyện.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 20
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Trường hợp cuối cùng là trường hợp chịu nhiều thiệt thòi nhất, những trẻ này
không chỉ thiếu thốn tình cảm, thiếu đi sự dạy dỗ mà còn chịu nhiều tai tiếng không
tốt từ xã hội. Bản thân chúng không biết về cha mình mà còn phải mang những
gánh nặng xã hội do người cha ấy đem lại. Hầu hết bản thân chúng bị gán mác “con
hoang” và là hậu quả của một hiện tượng hôn nhân không bình thường.
Trong tiểu luận này tôi đã cố gắng thu thập các trường hợp cụ thể, song do
thời gian có hạn, nên không thể tìm và khảo sát tất cả các trường hợp, tôi chỉ có
điều kiện tìm và khảo sát 9 mẫu.
Stt Họ Tên Tuổi Nghề nghiệp Ðịa chỉ liên hệ
1 Phạm Ngọc Tuấn 15 Học sinh Thái Nguyên
2
Lâm Viết Cýờng 21 Sinh viên Hà Nội

3
Bùi Thị Chãm 22 Kế toán Hýng Yên
4
Bùi Thị Hiền 16 Ở nhà Hýng Yên
5
Nguyễn Vãn Khánh 21 Ði làm Lào Cai
6
Bùi Thị Nguyệt 11 Học sinh Hýng Yên
7
Trần Hùng Cýờng 24 Sinh viên Hýng Yên
8
Lữ Vãn Hoan 26 Ở nhà Bắc Giang
9
Vi Hải Yến 21 Sinh viên Thái Nguyên
Chương 3 Đời sống văn hoá của trẻ sinh ra trong gia đình
khuyết thiếu chỉ có mẹ.
1. Những tác động của dư luận xã hội:
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 21
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Ngay từ xa xưa, cha ông ta có câu “Con không cha như nhà không nóc” để
ám chỉ rằng những đứa trẻ sinh ra mà không có cha, sẽ không được che chở và dạy
dỗ, giống như ngôi nhà không nóc, sẽ không vượt qua nổi những thách thức của
cuộc sống. Dư luận xã hội với từng trường hợp cũng không giống nhau, thậm chí
với cùng một trường hợp cũng khác nhau.
Trong những trường hợp mà bố chết vì bệnh tật bình thường hoặc tai nạn thì
dư luận xã hội có thể nói là nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với trường hợp bố mất do tự
tử hoặc những căn bệnh xã hội.
Những trường hợp mà bố mất do bệnh tật hoặc tai nạn thì thường những đứa
trẻ và gia đình của người đã mất hay nhận được sự quan tâm nhiều hơn là sự kì thị.
Mọi người quan tâm hơn, thương cảm nhiều hơn hay có những hoạt động giúp đỡ

về cả tinh thần và vật chất đối với các em và gia đình. Tuy nhiên, bản chất xã hội là
đa dạng nên bên cạnh những sự quan tâm đó thì cũng có không ít người đã nói xấu,
bàn tán “sau lưng” hoặc tỏ ra khinh thường đối với những đứa trẻ đó. Trong hoàn
cảnh như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới những đứa trẻ trong các gia đình đó.
Theo lẽ thường khi chúng ta nghe thấy những lời đồn đại, bàn tán không đúng về
mình thì chúng ta cũng thường tỏ ra tức giận và cố gắng chứng minh là mình “trong
sạch”. Vậy còn những đứa trẻ trong các gia đình mất đi người thân đó chúng sẽ có
suy nghĩ như thế nào? Khi mà chúng đã phải chịu nỗi đau mất đi người thân bây giờ
lại phải chịu thêm sức ép của xã hội.
Theo tìm hiểu của tôi thì các em thường cảm thấy đau khổ, tủi thân hơn vì
nỗi đau mất đi người thân chưa nguôi ngoai thì lại phải chịu thêm sự rèm pha của
dư luận xã hội, cũng có trường hợp chúng thường tỏ ra cố gắng hơn để chứng minh
cho mọi người thấy chúng không phải là người như mọi người vẫn nghĩ. Ví dụ
trường hợp của em Phạm Ngọc Tuấn là một ví dụ, em có tâm sự: “sau khi bố em
mất em đã nhận được sự động viên, an ủi, giúp đỡ của rất nhiều người như họ
hàng, thầy cô giáo, bạn bè… Nhưng bên cạnh đó vẫn có người trước mặt thì tỏ ra
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 22
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
quan tâm nhưng khi không có mặt em ở đấy thì họ lại nói xấu mình ngay. Có lần em
đã nghe thấy mấy bác gần nhà ngồi nói chuyện bảo: “thằng nào sau khi cha, mà
chả hư hỏng,chỉ có điều sớm hay muộn thôi”. Phải nói thật là sau khi nghe được
những lời bàn tán đó, lúc đầu em cảm thấy rất tức giận nhưng nghĩ lại em thấy đó là
hầu hết, còn mình không như thế, sau này họ sẽ biết.
Còn trường hợp bố mất do tự tử thì các em ít nhận được sự thông cảm của xã
hội mà hay bị xã hội xoi mói và kì thị nhiều hơn. Trước dư luận xã hội đó thì cũng
tùy từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể mà mỗi người sẽ có những cách ứng xử,
phản ứng khác nhau: có người mặc kệ dư luận xã hội họ không phản ứng lại nhưng
cũng không có những hành động để chứng minh mình không phải như thế, có người
phản ứng theo hướng tiêu cực, có người thì cố gắng hơn để chứng minh mình
không phải như vậy. Ví dụ, trong trường hợp của bạn Lâm Viết Cường có bố tự tử

do mâu thuẫn trong gia đình (chủ yếu là về kinh tế). Khi nói chuyện, bạn bảo trước
mặt mình thì họ (làng xóm, bạn bè cùng lớp cũng như bạn bè từ thời nối khố) vẫn
động viên an ủi mình cố gắng học tập và phải sống tốt hơn vì cuộc sống vẫn còn
nhiều điều tốt đẹp ở phía trước. Họ nói “dù sao mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi có
đau buồn cũng chẳng thay đổi được hoàn cảnh và cũng chẳng giải quyết được việc
gì. Điều quan trọng nhất bây giờ là mày phải tập trung vào học để sau này mới có
cơ hội để thay đổi cuộc sống của mình”. Nhưng sau lưng mình thì họ lại bàn tán thì
thầm to nhỏ rằng: “bố mẹ nó thế thì chắc nó cũng chẳng hơn gì đâu “rau nào sâu
ấy” mà” hoặc những câu như “mẹ nó như thế đứa nào sau này mà làm con dâu
nhà ấy thì cũng khốn khổ”, “may mà trong gia đình mình mẹ mình không như vậy.
Chứ nếu không chắc mình sẽ không dám đi học nữa vì xấu hổ, nhục nhã với bạn bè
và bà con làng xóm” – Cường kể lại. Trước những lời bàn tán đó, bạn tâm sự:
“nhiều lúc thấy bạn bè và hàng xóm nói như vậy, mình rất buồn và rất giận mẹ và
chị gái. mình chỉ mong muốn có một gia đình hạnh phúc thôi. Mình sẽ cố gắng
nhiều hơn nữa để mọi người phải thay đổi cách nhìn về mình”.
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 23
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
Còn trường hợp những đứa trẻ trong gia đình có bố mẹ ly hôn thì cũng có
nhiều quan điểm khác nhau
Trường hợp bạn Nguyễn Văn Khánh ở Bảo Yên – Lào Cai – bố mẹ ly hôn do
không hợp nhau, mâu thuẫn tồn tại, không thể giải quyết bằng tình cảm, và chia tay.
Bạn có chia sẻ rằng, bố mẹ chia tay, bạn thấy tổn thương, bạn còn nói: “Tao cũng
chán, mày nghĩ xem, bố mẹ tao không yêu nhau mới bỏ nhau, tao thấy tao cũng chỉ
là vật không mong muốn, thế thì phấn đấu làm gì?…Bây giờ, tao ở với mẹ nhưng
tao là con trai, bố tao cũng vẫn qua lại nhưng chỉ vì sợ khi ông ấy chết không ai
chống gậy, chứ có yêu thương gì đâu?”. Như vậy, chính trong nhận thức của bạn đã
tồn tại những tư tưởng bất cần, buông xuôi, chấp nhận cái gọi là “An bài số phận”
và trong lời nói của bạn đi kèm với sự thách thức rằng… “ông ấy chết ai chống
gậy”.
Trong khi đó, cũng có nhiều trẻ không vì những dư luận đó mà buông xuôi,

giống như hai trường hợp dưới đây:
Trường hợp bạn Bùi Thị Nguyệt ở Hưng yên, bố mẹ ly hôn do mẹ bạn không
sinh con trai, sức ép của gia đình bên nội khiến bố mẹ bạn phải ly hôn – Từ những
lời chia sẻ của em Nguyệt như đã trình bày ở trên có thể thấy em là một người có
nhận thức đúng, vẫn thương bố mẹ, và nghĩ tới một tương lai tốt đẹp: “Hi vọng rằng
sau này em lớn, lấy chồng sẽ không phải chịu cảnh như mẹ em” – đó là tiếng lòng
mong mỏi khát khao vào một mái ấm hạnh phúc và tương lai tốt đẹp mà em gửi
gắm trong tương lai.
Về xã hội, mọi người có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về trường hợp của
em Nguyệt. Tuy nhiều người nói rằng bố em không tốt nhưng em vẫn hiểu và yêu
thương, có hiếu với bố mẹ, vẫn hi vọng cuộc sống hạnh phúc hơn. Qua những gì em
nói, hành động và những gì em thực hiện được, mọi người đều tin tưởng rằng dù
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 24
Vũ Thị Phi Yến – k53 Lịch sử văn hoá
thiếu sự sát sao chăm sóc của người cha nhưng bé Nguyệt sẽ là một người con
ngoan, một công dân tốt cho xã hội, và theo ý kiến của một số người dân quanh khu
nhà em – “Con bé có hiếu lắm, ngoan ngoãn, lễ phép và học giỏi lắm. Con nhà tôi
bao giờ mới được như thế…”
Trường hợp bạn Trần Hùng Cường ở Ân Thi – Hưng Yên, bố mẹ ly hôn do
người cha luôn bạo lực với mẹ bạn. Bạn hận bố bạn – đó là điều khó có thể tránh
khỏi khi ở cái tuổi nhận thức đang dần hình thành, hoàn thiện, bạn lại chịu những
tác động tâm lý quá lớn như vậy, nhìn người mẹ của mình bị hành hạ, đánh đập bởi
bàn tay của chính cha mình, bạn không chịu tha thứ cho cha. Nhưng bạn không
buông xuôi, xa đà, mà luôn phấn đấu vì tương lai, vì hạnh phúc của mẹ và các anh
chị của mình. Đó là điều đáng quý mà không phải đứa trẻ nào cũng có thể làm
được.
Về xã hội, người ta thấy gia đình bạn thực sự quá khổ, họ cũng bất mãn với
những gì mà bố bạn đã đối xử với gia đình. Tuy nhiên, nhiều người cũng khuyên
bạn nên tha thứ cho cha mình vì đó là người đã sinh ra bạn, cũng từng nhọc nhằn
nuôi bạn khôn lớn…

Khó khăn nhất vẫn là những đứa trẻ sinh ngoài giá thú, chúng tuy không chịu
nỗi đau mất mát, nhưng lại chịu rất nhiều sự kỳ thị từ xã hội, vì nguồn gốc không rõ
ràng của mình. Trường hợp bạn Vi Hải Yến (21 tuổi, Thái Nguyên). Sinh ra trong
gia đình chỉ có mẹ và được gia đình ngoại bao bọc, mẹ Yến cũng rất vất vả để nuôi
con một mình. Yến có biết về cha qua mẹ và những người thân trong gia đình cũng
như những người xung quanh. Bởi câu chuyện tình cảm giữa cha và mẹ Yến, hầu
như trong làng ai cũng biết và thông cảm. Ngoài những người thân trong gia đình,
Yến cũng được rất nhiều người trong làng quan tâm và yêu thương. Cứ ngỡ ai cũng
giống như những người xung quanh, khi đi học, Yến không mấy ngại ngùng kể về
Đời sống văn hoá của những đứa trẻ trong gia đình khuyết thiếu chỉ có mẹ Page 25

×