BÀI TẬP QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ
Bài 1: Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán gạo có nhu cầu cả năm là 1.250 tấn,
chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 200.000 đồng, chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị sản
phẩm là 8.000 đồng/tấn. Trong năm doanh nghiệp hoạt động là 250 ngày. Thời gian phân
phối trễ là 6 ngày. Dùng mơ hình EOQ hãy xác định:
1. Số lượng hàng tối ưu trong mỗi lần đặt hàng?
2. Khoảng cách thời gian giữa hai lần đặt hàng?
3. Tổng chi phí tồn kho hàng năm?
4. Điểm đặt hàng lại?
Bài 2: Nhà máy Vikado sản xuất màng hình latop với tốc độ 100 chiếc/ngày. Trong năm, DN
cần lắp ráp 20.000 laptop cung cấp cho các đơn hàng. Thời gian làm việc trong năm là 250
ngày. Chi phí tồn trữ 20.000 đồng/màng hình. Chi phí tổ chức sản xuất 300.000 đ/ đợt. Thời
gian cần thiết để cung cấp màng hình là 2 ngày. Nhà máy Vikado muốn biết:
1. Sản lượng sản xuất kinh tế là bao nhiêu?
2. Mỗi năm tổ chức sản xuất bao nhiêu đợt?
3. Mức độ tồn kho tối đa sẽ là bao nhiêu?
4. Tổng chi phí tồn trữ tối ưu?
5. Thời điểm tái sản xuất phụ tùng?
Bài 3: Cơng ty QMS có đặt giấy viết thư cho nhà in VISIN. Nhu cầu của công ty là 10.000
hộp/năm. Tỷ lệ chi phí tồn trữ là 20%. Chi phí mỗi lần đặt hàng là 280.000 đồng. Nhà in
VISIN báo giá như sau:
Số lượng đặt hàng (Hộp)
200 – 999
1000 – 2999
3000 – 5999
>=6000
Tỷ lệ chiết khấu (%)
0%
2%
4%
7%
Yêu cầu: Hãy xác định số lượng mỗi lần đặt hàng để có tổng chi phí tồn kho thấp nhất và
hãy tính tổng chi phí tồn kho hàng năm, biết rằng giá in mỗi hộp là 160.000 đồng.
Bài 4: Hiệu bánh Kinh Đô cần cung cấp bánh cho qn kem Đơrêmi, hàng ngày có khả
năng tiêu thụ như sau:
Số lô bánh bán được
Xác suất
24
0,05
25
0,1
26
0,2
27
0,25
28
0,25
29
0,1
30
0,05
Giá mua mỗi lô bánh là 11.000 đồng và bán ra là 20.000 đồng/lô. Vậy hàng ngày quán kem
phải đặt mấy lô bánh? Biết ràng số lơ bánh này để đến ngày hơm sau thì khơng bán được vì
bị hỏng.
Bài tập 5 : Nhu cầu về một loại bánh (theo tuần) và xác suất tương ứng tại Cửa hàng bánh
NL như sau:
Nhu cầu (hộp)
Xác xuất
10
0.2
11
0.3
12
0.2
13
0.2
14
0.1
Chi phí sản xuất là: 75000 Đồng/hộp, giá bán ra là 100000 đồng/hộp. Nếu khơng bán được
trong vịng một tuần, loại bánh này sẽ không sử dụng được và phải bán cho nhà tái sản xuất
với giá 50000 Đồng/hộp. Hỏi cửa hàng bánh NL này nên sản xuất bao nhiêu hộp một tuần?
Bài tập 6 : Một doanh nghiệp kinh doanh cây thông Noel biết rằng nhu cầu về mặt hàng này
và xác suất tương ứng tại cửa hàng như sau:
Nhu cầu (cây)
Xác suất
50
0.05
75
0.1
100
0.2
125
0.3
150
0.2
175
0.1
200
0.05
Giá bán một cây là 15$, giá mua chỉ 6$, tuy nhiên nếu hàng mua rồi khơng bán được thì sẽ
không bán được trong mùa sau. Doanh nghiệp này nên trữ bao nhiêu cây là tối ưu?
Bài tập 7 : Quan sát tại một đơn vị sản xuất hóa chất trong trong 20 ngày người ta thấy
rằng
Có 4 ngày bán được 4 thùng
5 ngày bán được 5 thùng
4 ngày bán được 7 thùng
2 ngày bán được 8 thùng
5 ngày bán được 6 thùng
Biết rằng hóa chất trên nếu khơng bán được trong ngày sẽ phải hũy. Chi phí sản xuất là
40$, giá bán là 60$. Hãy cho biết doanh nghiệp trên nên sản xuất tối đa là bao nhiêu thùng.
Bài tập 8 : Fresh Co., Ltd có nhà máy tại Hóc Môn là công ty chuyên cung cấp rau sạch cho
hầu hết các trường học bán trú và nội trú tại khu vực nội thành Tp.HCM. Mỗi kiện rau được
sản xuất với chi phí là 5$, giá bán là 15$. Tuy lợi nhuận cao nhưng nếu không rau sản xuất
mà không bán được trong ngày phải bán lại cho các chợ với giá 3$/kiện. Xác suất nhu cầu
hằng ngày ở mức 100 kiện là 0.3; ở mức 200 kiện là 0.4 và ở mức 300 kiện là 0.3. Chính
sách kinh doanh của Fresh Co., Ltd là phải cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng vì cơng ty tính toán mức độ thiệt hại nếu để cho khách hàng đi mua của đối thủ cạnh
tranh khác là: 16$/kiện. Nếu bạn là giám đốc Fresh Co., Ltd, mức sản xuất của bạn là bao
nhiêu kiện/ngày?
Bài tập 9 : Lỗ biên tế của công ty thương mại thực phẩm VS là 35$/thùng. Lợi nhuận biên
tế là 15$/thùng. Trong năm ngoái, doanh số trung bình bán được là 45000 thùng với độ lệch
chuẩn là 4550. Hỏi công ty nên mua bao nhiêu thùng? Giả sử doanh số theo phân phối
chuẩn.
Bài tập 10 : Doanh nghiệp CV bán keo dán. Giá bán một lọ keo là 2$, giá mua là 0.75$.
Nếu keo mua về trong một tháng khơng bán được sẽ phải huỹ vì keo đông lại không sử
dụng được. Biết rằng trong các tháng trứơc doanh số bán trung bình là 60 lọ/tháng, độ lệch
chuẩn là 7. Hỏi Doanh nghiệp CV nên trữ bao nhiêu lọ keo? giả sử doanh số theo phân phối
chuẩn.