Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề án bổ nhiệm trưởng phòng: Nâng cao chất lượng công tác hành chính Tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.08 KB, 18 trang )

ĐỀ ÁN
KHƠNG NGỪNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CƠNG TÁC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
I. LỜI MỞ ĐẦU

Cơng tác hành chính tư pháp là cơng tác vơ cùng quan trọng, có quan hệ và
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân như hộ tịch, nuôi con nuôi, bồi
thường nhà nước, giao dịch bảo đảm….Trong những năm qua cơng tác hành chính
tư pháp tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn nhiều việc phải
làm, cần phải cải tiến thì mới đáp ứng được những yêu cầu bức thiết về phía người
dân cũng như về quản lý nhà nước.
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
- Thực hiện các quy định tại Luật Hộ tịch, Luật Nuôi con nuôi, Luật trách
nhiệm bồi thường của nhà nước; các Nghị định, Thông tư hướng dẫn áp dụng và
biện pháp thi hành thực hiện;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 12/12/2014
của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
- Căn cứ Quyết định số 1086/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh huyện Tương Dương ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp huyện Tương Dương;
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Ủy ban
nhân dân huyện về kiện toàn tổ chức, bộ máy làm việc; nâng cao chất lượng công
tác tham mưu; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác chuyên môn; đảm
bảo sự ổn địnhvà hiệu quả của cơng tác hành chính tư pháp trong thời gian tới.
2. Mục tiêu, ý nghĩa của Đề án
2.1. Mục tiêu
- Việc xây dựng Đề án giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện tốt vai trò
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực Hộ tịch, Nuôi con nuôi, Bồi thường nhà nước,


Đăng ký giao dịch bảo đảm.
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


- Đánh giá đúng hiện trạng, khó khăn, vướng mắc từ đó đề ra các giải pháp
tháo gỡ hoặc kiến nghị, đề xuất đến cơ quan có thẩm quyền.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ phù hợp với vị trí, u cầu cơng
việc; nâng cao chất lượng và trang thiết bị cơ sở vật chất hạ tầng.
2.2. Ý nghĩa
- Việc xây dựng Đề án thể hiện sự chủ động trong công tác tham mưu; giúp
Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch UBND huyện kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, đưa ra các giải pháp áp dụng vào công tác chuyên môn; đảm bảo sự phù hợp,
ổn định với từng lĩnh vực trong công tác quản lý nhà nước.
- Kịp thời phát hiện các bất cập theo quy định của Luật, các quy định không
phù hợp trong văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên, từ đó có kiến nghị, đề xuất cụ thể.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Hộ tịch
- Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/2016;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 hướng dẫn thi hành Luật
Hộ tịch và Nghị định 123.
- Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT của Bộ Tư pháp, Bộ
Công an, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện liên thơng các thủ tục hành chính về đăng
ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;

- Nghị quyết số 62/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Nghệ an về việc quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân
tỉnh theo Luật Phí và Lệ phí, thay thế Nghị quyết số 42/2016/NQ-HĐND ngày
07/12/216 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 88/2017/NQ-HĐND ngày
13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ an sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
62/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
2. Nuôi con nuôi
- Luật Ni con ni 2010;

NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


- Nghị định số 24/2019/NĐ – CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổim bổ
sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ – CP ngày 21/3/2011 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ni con ni.
 - Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
- Thông tư 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc hướng
dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;
- Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về
việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
3. Bồi thường nhà nước
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 ngày 20/6/2017.
- Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 của Bộ Tư pháp
ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước.
4. Đăng ký biện pháp giao dịch bảo đảm
- Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Nghị định số 05/2012/NĐ – CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều cảu các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp
lý, luật sư, tư vấn pháp luật;
- Nghị định 102/2017/NĐ – CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký
biện pháp giao dịch bảo đảm;
- Thông tư số 08/2018/TT – BTP ngày 20/6/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và
trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm đăng ký giao
dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ

1. Khái quát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
a) Về vị trí, chức năng:
- Phịng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực
hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: cơng
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn
bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con
nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; quản lý nhà nước
về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp
khác theo quy định của pháp luật.
- Phòng Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công
chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tư pháp; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn

thiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trong lĩnh vực tư pháp.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo
các văn bản về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở
xã, thị trấn.
- Về quản lý và đăng ký hộ tịch:
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch trên địa bàn; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và đăng ký hộ tịch cho công
chức Tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn;
+ Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của
pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những
giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp luật (trừ
trường hợp kết hôn trái pháp luật);
+ Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao
trích lục hộ tịch theo quy định;
+ Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ
đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


- Thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
- Về chứng thực:
+ Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ cho công chức chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ
bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

- Về bồi thường nhà nước:
+ Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân huyện xác định cơ quan có trách nhiệm bồi
thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự thống nhất về
việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện việc giải quyết bồi thường;
+ Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện
quyền yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính;
+ Theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi
thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật đối với
trường hợp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm giải quyết bồi thường.
- Giải quyết các việc về ni con ni có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Về việc phân cơng, nhiệm vụ đối với Trưởng phịng Tư pháp
2.1. Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Sở Tư pháp, Huyện ủy, HĐND,
UBND huyện về mọi hoạt động của Phòng Tư pháp;
2.2. Trực tiếp lĩnh vực: Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế
cơng chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế
độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
đối với công chức;
2.3. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính của Phịng theo quy
định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
2.4. Ký chứng thực, trình UBND huyện thực hiện về chế độ Hòa giải thuộc
thẩm quyền cấp huyện theo quy định của pháp luật. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hơn trái pháp luật);
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


2.5. Một số công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật và theo sự
phân công của Lãnh đạo UBND huyện.

2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế
- Phòng Tư pháp là 01 trong 10 phòng chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện. Phịng hiện có 04 cơng chức, gồm: 03 Phó Trưởng phịng, 01 chun viên.
Về trình độ học vấn: 03 cơng chức có trình độ Thạc sĩ, 01 cơng chức có trình độ
Đại học. Về trình độ lý luận chính trị: 02 cơng chức có trình độ Cao cấp Lý luận
chính trị, 02 cơng chức có trình độ Trung cấp Lý luận chính trị.
- Từ đầu năm đến nay Phòng Tư pháp đã xây dựng các Kế hoạch, Chương
trình cơng tác năm. Sau đó có sự phân cơng cơng việc rõ ràng, cụ thể cho từng công
chức, việc phân công được thực hiện sau khi có quyết định của đơn vị về việc phân
cơng nhiệm vụ. Trong đó, phân cơng rõ trách nhiệm của các đồng chí Phó trưởng
phịng và chun viên.
3. Một số kết quả hoạt động nổi bật của đơn vị
3.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đồn thể
Tồn thể cơng chức Phịng Tư pháp đã nêu cao tinh thần tích cực, trách nhiệm
trên mọi lĩnh vực, thường xuyên trau dồi, học tập kiến thức chuyên môn, rèn luyện
phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Đến thời điểm hiện tại, phòng đã cử 04 cán bộ
tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Cục Hộ tịch - Quốc tịch và Chứng thực;
các cơng chức đã hồn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
chương trình Chun viên chính; 01 đảng viên tiêu biểu được khen thưởng trong
phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào dịp kỷ
niệm 126 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2016); các công chức được
công nhận chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và tập thể Chi bộ Tư pháp được Ban Thường
vụ Huyện ủy cơng nhận đơn vị hồn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2018.
3.2. Công tác Hộ tịch
- Trước khi Luật Hộ tịch có hiệu lực, Phịng đã tham mưu cho Ủy ban nhân
dân huyện tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu Luật hộ tịch và các văn bản hướng
dẫn thi hành cho toàn thể đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã, thị trấn.
- Cử công chức phụ trách công tác hộ tịch tham gia lớp tập huấn tại Sở Tư
pháp để được hướng dẫn về thủ tục và làm quen với hồ sơ, giấy tờ hộ tịch có yếu tố
nước ngồi và cách thức giải quyết đối với từng vụ việc cụ thể. Đến nay, cơng tác

NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


đăng ký và quản lý hộ tịch được triển khai đồng bộ, thống nhất, việc giải quyết thủ
tục hành chính được đảm bảo thời gian.
- Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cơng tác đăng ký hộ tịch, Phịng Tư
pháp đã chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã,
thị trấn bố trí cơng chức Tư pháp – Hộ tịch tham gia tập huấn nghiệp vụ (03 đợt). Đến
nay, 03 công chức phịng Tư pháp và 22 cơng chức Tư pháp – Hộ tịch các xã, thị trấn
đã được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ hộ tịch (theo quy định của Luật Hộ tịch), cịn 06
cơng chức được điều chuyển từ Trưởng Công an xã sang đảm nhiệm công chức Tư
pháp – Hộ tịch đang được hồn chỉnh việc bố trí thực hiện nhiệm vụ.
Kết hợp với việc hỗ trợ nghiệp vụ hộ tịch do Đồn cơng tác của Sở Tư pháp
thực hiện trợ giúp pháp lý tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, biên giới, hải
đảo, các thôn thuộc chương trình 135 và đề án 196 về các nội dung phổ biến Luật
Hộ tịch và những văn bản pháp luật được người dân quan tâm, kết hợp trợ giúp
pháp lý miễn phí cho người dân; thuyết phục, vận động người dân chấp hành
nghiêm quy định của Luật Hộ tịch; phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành
đăng ký lưu động cho tại thôn Đài Van, xã Đài Xuyên (trong đó chủ yếu là những
sự kiện hộ tịch đã phát sinh trên thực tế nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền). Cách làm này nhận được sự hưởng ứng tích cực của chính
quyền,cơng chức tư pháp hộ tịch và người dân tại địa phương.
- Nhận thức được ý nghĩa của việc Đăng ký khai sinh điện tử, phịng Tư pháp
đã bố trí cán bộ tham gia tập huấn để triển khai các ứng dụng trên hệ thống. Khơng
chỉ dừng lại ở đó, phịng còn tiếp tục cử cán bộ đến các địa phương các xã để
hướng dẫn công chức Tư pháp – Hộ tịch các xã sử dụng phần mềm Đăng ký khai
sinh điện tử. Với sự quyết tâm và tham mưu tích cực của Phịng, đến nay cơ bản
cơng chức tư pháp hộ tịch cấp xã đã sử dụng được phần mềm.
3.3. Công tác Nuôi con nuôi
Ngay sau khi Luật Nuôi con ni được ban hành, phịng Tư pháp tham mưu

cho Ủy ban nhân dân huyện triển khai, tổ chức thực Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi
con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ an”, ban
hành kèm theo Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 31/8/2012 của UBND tỉnh Nghệ
an. Cùng với đó, phịng chủ động ban hành các văn bản để hướng dẫn việc thực hiện
tuyên truyền nội dung Luật và các văn bản hướng dẫn và triển khai các nội dung văn
bản hướng dẫn của Cục Hộ tịch – Quốc tịch và Chứng thực, Bộ Tư pháp và Sở Tư
pháp. Nhờ công tác tuyên truyền được triển khai hiệu quả nên Luật Ni con ni và
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, việc tiếp cận, áp
dụng các quy định về nuôi con nuôi được thuận lợi và hiệu quả.
3.4. Công tác Bồi thường nhà nước
- Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Nghị định
số: 68/2018/NĐ - CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Thông tư số:
04/2018/TT - BTP ngày 17/5/2018 của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu
trong công tác bồi thường nhà nước; Văn bản số 4264/BTP - BTNN ngày
06/11/2018 của Bộ Tư pháp về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi
thường nhà nước năm 2019; Kế hoạch số 04/KH – STP ngày 14/01/2019 của Sở Tư
pháp tỉnh Nghệ an về triển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2019. Ủy ban
nhân dân huyện Tương Dương đã ban hành Kế hoạch số 172/KH - UBND ngày
29/01/2019 về việc triển khai công tác bồi thường thường Nhà nước năm 2019.
- Nhằm triển khai có hiệu quả cơng tác bồi thường nhà nước trên địa bàn
huyện, phòng Tư pháp đã tham mưu cho UBND huyện văn bản chỉ đạo các phịng
ban chun mơn, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác phổ biến, quán triệt
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đặc
biệt là trong đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước. Đồng
thời chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện đưa
nội dung này vào trong Kế hoạch cơng tác hàng năm. Trên cơ sở đó, các phịng ban

chun mơn và các địa phương đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch tuyên
truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà
nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động và nhân dân trên địa bàn. Công tác tuyên truyền được thực hiện thường
xuyên, liên tục thông qua các buổi sinh hoạt của các cơ quan, đơn vị, qua hội nghị
tập huấn pháp luật đến tận cơ sở trong đó có chuyên đề về trách nhiệm bồi thường
của nhà nước. Ngoài ra cơng tác tun truyền cịn được thực hiện dưới nhiều hình
thức phong phú như tun truyền trên Cổng thơng tin điện tử của huyện; Bản tin
điện tử; sách hỏi đáp pháp luật, tờ gấp, tờ rơi…
- Phòng đã kịp thời, chủ động tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân
huyện các văn bản triển khai thực hiện đối với việc trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước đối với ông Phạm Thanh Hà - trú tại tổ 2, khu 7, phường Quang Hanh,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Nghệ an. Đến nay đã tham mưu cho UBND huyện ban
hành Quyết định số 2751/QĐ – UBND ngày 31/7/2018 của UBND huyện về việc
giải quyết bồi thường trách nhiệm Nhà nước đối với Phạm Thanh Hà với tổng số
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


tiềnlà: 1.349.443.946 đ (Bằng chữ: Một tỷ ba trăm bốn mươi chín triệu bốn trăm
bốn mươi ba ngàn chín trăm bốn mươi sáu đồng).
4. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
4.1 Khó khăn, hạn chế:
4.1.1 Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và công tác cán bộ
- Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT – BTP – BNV ngày
22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ thì Phịng Tư pháp cấp huyện được phân
cơng nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước thuộc 26 nhóm lĩnh
vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực: Hộ tịch, Nuôi con nuôi, Bồi thường nhà nước,
Đăng ký giao dịch bảo đảm. Ngồi ra, cịn tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện
xây dựng và thực hiện các Đề án, Kế hoạch, Chương trình cơng tác; tổng hợp, báo
cáo theo yêu cầu, chuyên đề, định kỳ; kiểm tra hướng dẫn công tác đăng ký hộ tịch

tại địa phương…Với khối lượng công việc lớn như trên, việc triển khai thực hiện
đôi lúc bị chồng chéo, quá tải và chưa hiệu quả.
- Phòng Tư pháp hiện được giao 04 biên chế cơng chức, trong đó theo sự chỉ
đạo của UBND huyện, Phịng hiện cử 02 cơng chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết
thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính cơng huyện, vì vậy 02 đồng chí này
phải thường xun túc trực tại Trung tâm hành chính cơng nên khơng khó khăn cho
việc hỗ trợ các cơng việc khác tại đơn vị. Ngồi ra, do nhu cầu cơng việc, quy định
về công tác cán bộ, việc đảm bảo quyền lợi về thời gian cho công chức được cử đến
làm việc tại Trung tâm Hành chính cơng nên biên chế của Phịng ln thiếu và
khơng ổn định.
4.1.2. Cơng tác Hộ tịch
- Một số quy định của Luật Hộ tịch là chưa cụ thể, rõ ràng gây khó khăn khi
áp dụng thực hiện. Việc hướng dẫn, tháo gỡ cho địa phương hầu hết dựa trên văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ hành chính, chưa xây dựng thành văn bản quy phạm, dẫn
đến việc tản mát, khơng tập trung, khó tra cứu để thực hiện.
- Việc chuyển giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngồi cho
UBND cấp huyện là nhiệm vụ mới, tính chất đa dạng, phức tạp; cơng chức tư pháp
Phịng Tư pháp hầu hết đều chưa có kinh nghiệm, chưa tiếp xúc với các loại giấy tờ
nước ngồi, do đó trong q trình giải quyết thủ tục hành chính cịn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc.
NGƠ DUY HƯNG –PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


- Đội ngũ công chức làm công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã mặc dù cơ bản đã
đạt các tiêu chuẩn theo quy định nhưng vẫn còn một số hạn chế, như: ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; xử lý tình huống khi có sự
kiện hộ tịch phức tạp xảy ra; việc áp dụng những quy định khác có liên quan để đăng
ký hộ tịch như Bộ luật Dân sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Quốc tịch..
- Việc triển khai phần mềm dùng chung đăng ký và quản lý hộ tịch là một
điểm mới, đột phá của Bộ Tư pháp, giúp cơ quan quản lý nhà nước thuận tiện trong

công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho
người dân. Tuy nhiên, việc triển khai chưa mang lại kết quả như mong muốn, do
Phần mềm dùng chung vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm; cơ sở vật chất hạ tầng
chưa đồng bộ (máy tính đang dùng chung, cấu hình thấp; đường truyền Intenet
kém, yếu); cơng chức tư pháp hộ tịch hay có sự thay đổi và trình độ ứng dụng cơng
nghệ thơng tin cịn hạn chế.
4.1.3. Cơng tác Ni con ni
Tương Dương nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Nghệ an, có tổng diện tích
2.171km2, trong đó diện tích đất nổi là: 551,3 km2, được tập hợp trên 600 hịn đảo
lớn nhỏ, cơ cấu hành chính 12 đơn vị (01 thị trấn và 11 xã), với 79 thơn, khu; trong
đó có 05 xã thuộc tuyến đảo; có 06 xã thuộc diện bãi ngang; có 05 thơn đặc biệt
khó khăn. Dân số tồn huyện trên 4,6 vạn người; có 14 dân tộc anh em cùng sinh
sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm đa số, cịn lại 13 thành phần dân tộc thiểu số
với trên 6.600 người, chiếm 14,39% dân số tồn huyện, gồm: Sán Dìu, Hoa, Dao,
Tày, Nùng, Mường, Thái, Giáy, Sán Chay (gồm có Cao Lan và Sán Chỉ), Mơng,
Raglay, Tà Ơi, Pu Péo. Các xã có số lượng đồng bào dân tộc thiểu số tập trung
đơng chủ yếu ở Bình Dân, Đồn Kết, Đơng Xá, Vạn n, Đài Xun. Dân tộc Sán
Dìu có 4.893 người chiếm 10,66%; dân tộc Tày có: 188 người chiếm 0,4%; dân tộc
Hoa có: 359 người chiếm 0,78%; dân tộc Dao có 920 người chiếm 2,0%; dân tộc
Mường có 94 người chiếm 0,16%; dân tộc Thái có 61 người chiếm 0,13%; dân tộc
Nùng có 54 người chiếm 0,11%; dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chỉ) có:
22 người chiếm 0,04%; ngồi ra cịn một số dân tộc khác (Mơng, Raglay, Giáy, Tà
Ôi, Pu Péo... ) chiếm 0,02%.
 Về điều kiện đối với người nhận con nuôi:
+ Tại điểm c, khoản 1, Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định người nhận con
ni phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, ni dưỡng,
giáo dục con ni. Tuy nhiên, trên thực tế, lại khơng có căn cứ xác định chuẩn chung
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an



thế nào là có điều kiện về kinh tế. Chính vì vậy, mỗi nơi lại áp dụng quy định này một
kiểu. Có địa phương chỉ cần đương sự chứng minh mình có việc làm là được. Song có
địa phương lại yêu cầu đương sự phải có thu nhập ở mức nhất định. Việc xác định chỗ
ở như thế nào để bảo đảm việc chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục con ni cũng rất
khó khăn. Chính vì thế, khơng dễ dàng để xác minh điều kiện ni con ni vì người
dân khơng trình bày đúng với điều kiện hồn cảnh thực tế của mình. 
+ Tại Khoản 3, Điều 14 Luật quy định: trường hợp cha dượng nhận con
riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con ni hoặc cơ, dì, chú, bác
ruột nhận cháu làm con ni thì khơng áp dụng quy định về khoảng cách độ tuổi
và điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở theo quy định tại điểm b và c tại Khoản 1
Điều này. Nhưng Luật lại không quy định rõ, vợ hoặc chồng của cô, dì, chú bác
ruột có được áp dụng quy định này khơng. Do Luật khơng quy định rõ nên khó
khăn trong việc áp dụng, khơng có sự thống nhất giữa các địa phương.
- Về trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em: Tại điểm b khoản 2,
điều 15 của Luật quy định trường hợp trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích
khơng cịn khả năng ni dưỡng thì báo với UBND cấp xã để tìm gia đình thay
thế cho trẻ em. Nhưng thực tế, khơng có cơ sở để xác định thế nào là khơng có
khả năng ni dưỡng. Điều này gây khó khăn cho q trình áp dụng của các cơ
quan trong quá trình thực hiện. 
- Về việc lấy ý kiến đồng ý cho trẻ làm con nuôi của cha, mẹ đẻ: Theo quy
định của Luật Nuôi con nuôi thì việc nhận ni con ni phải được sự đồng ý của
cha, mẹ đẻ hoặc của người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi. Nhưng
thực tế lại phát sinh một số trường hợp cho nhận con nuôi rất tùy tiện, như sau khi
sinh con, cha mẹ đẻ cho con làm con ni dưới hình thức trao tay, giấy viết tay,
giấy chứng sinh… mà không để lại địa chỉ, thậm chí để lại địa chỉ nhưng lại là địa
chỉ giả. Khi tiến hành thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, UBND cấp xã không thể liên
hệ được với cha, mẹ đẻ để lấy ý kiến đồng ý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc đi lại của một số hộ gia đình ở cách xa trung tâm, việc đi
lại mất thời gian và tốn kém nên việc đến Sở Tư pháp xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp
để hồn chỉnh hồ sơ ni con ni gặp khó khăn, nhiều gia đình vì thế chậm trễ

trong việc làm hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi.
4.1.4. Công tác Bồi thường nhà nước
Công tác bồi thường nhà nước là công tác phức tạp, tác động nhiều mặt đến
hoạt động của cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành, liên quan đến quyền và lợi
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; cán bộ, công chức được giao thực hiện công
tác này chưa có kinh nghiệm nên gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện, như: xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; xác định thiệt hại được
bồi thường, xác định trách nhiệm hồn trả của người thi hành cơng vụ có hành vi
trái pháp luật gây ra thiệt hại...
4.1.5. Công tác đăng ký Giao dịch bảo đảm
Việc phối hợp giữa cơ quan Tư pháp và cơ quan Tài nguyên môi trường là
chưa kịp thời, thiếu đồng bộ; dẫn đến việc chỉ đạo trong công tác Giao dịch bảo
đảm tại địa phương chưa hiệu quả, chung chung mang nặng tính hình thức.
4.2. Nguyên nhân
4.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Do khối lượng cơng việc trong cơng tác hành chính tư pháp ngày càng tăng
lên, nhưng biên chế không tăng; đến nay, một công chức phải kiệm nhiệm và đảm
bảo thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy tính chuyên sâu trong việc giải
quyết cơng việc cịn hạn chế. Việc ln chuyển, điều động cán bộ do yêu cầu công
việc, sự thiếu hụt công chức do đi học, bồi dưỡng, tập huấn, ln chuyển, điều động
đã gây khó khăn cho cơng tác chun mơn trong q trình triển khai thực hiện.
Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016; các quy định về đăng
ký và quản lý hộ tịch có nhiều thay đổi, một số quy định chưa cụ thể, rõ ràng; các
sự kiện hộ tịch ngày càng phức tạp, thực tế phát sinh nhiều tình huống chưa có quy
định áp dụng giải quyết; cơ sở vật chất hạ tầng và con người để đáp ứng yêu cầu
còn thiếu và chưa đồng bộ.
Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần phải được xác định

một cách cụ thể, có căn cứ viện dẫn rõ ràng, trong khi quy định tại Luật Trách
nhiệm bồi thường của nhà nước còn chung chung, chưa cụ thể; việc hướng dẫn theo
quy định của Thơng tư gây khó khăn cho việc áp dung và thực hiện.
4.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, một số người dân còn
chưa nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đăng ký và quản lý hộ
tịch; đăng ký nuôi con nuôi, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa và biên giới.
NGÔ DUY HƯNG –PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


Trình độ chun mơn của một bộ phận cán bộ tư pháp cịn hạn chế, do đó việc
hướng dẫn, giải thích, tư vấn các quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, nuôi con
nuôi là chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến sự kém hiệu quả trong việc giải quyết các hồ sơ
liên quan.
Phòng Tư pháp mặc dù là cơ quan được giao quản lý nhà nước trong lĩnh
vực đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng lại không phải là cơ quan trực tiếp thực hiện
các bước trình tự, thủ tục theo quy định mà chủ yếu làm công tác tổng hợp, báo cáo
lên cơ quan cấp trên; do không bao quát được hết việc thực hiện, dẫn đến việc chỉ
đạo thiếu kịp thời và chưa hiệu quả.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ

1. Giải pháp chung
1.1. Rà sốt lại tồn bộ các văn bản quy phạm, văn bản hành chính hướng
dẫn liên quan đến cơng tác chun mơn của Phịng. Từ đó kiến nghị đến cơ quan có
thẩm quyền hủy bỏ, bãi bỏ những quy định hết hiệu lực, những quy định bất cập,
không khả thi; sửa đổi, bổ sung các quy định mới cho phù hợp, khoa học, thuận
tiện khi áp dụng.
1.2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ rà sốt lại số lượng biên chế; việc bố trí,
sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho công chức tại đơn vị. Từ đó kiến nghị cơ quan có

thẩm quyền bố trí đủ biên chế; phân công nhiệm vụ theo khả năng, trình độ của
cơng chức để phát huy tốt nhất khả năng của công chức tại đơn vị.
1.3. Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc; đề cao
tinh thần tập thể, khuyến khích cá nhân sáng tạo; mạnh dạn thay đổi, áp dụng các
phương pháp, giải pháp mới vào cơng tác.
1.4. Nâng cao trình độ chun mơn, chính trị cho cán bộ cơng chức, nhất là
trình độ tin học, nhằm áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý
và giải quyết thủ tục hành chính.
1.5. Thường xun rà sốt thủ tục hành chính đang giải quyết tại đơn vị và
lĩnh vực do đơn vị quản lý, với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiến tới
cắt giảm tối đa thời gian và các loại giấy tờ không cần thiết.
1.6. Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện các Quy chế, Chương trình hoặc
Kế hoạch phối hợp giữa các đơn vị tại cơ quan hoặc với các phòng, ban, ngành
khác nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phối hợp trong giải quyết cơng
việc và thủ tục hành chính; kịp thời đề xuất lãnh đạo các giải pháp mới, cách làm
hay đã được áp dụng và mang lại hiệu quả.
NGÔ DUY HƯNG –PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


1.7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục
hành chính, phấn đấu thời gian tới các hồ sơ thủ tục hành chính liên thơng dọc,
ngang đều được gửi qua đường điện tử.
1.8. Mạnh dạn đề xuất các giải pháp, kiến nghị với Chủ tịch UBND huyện để
không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ công chức tại đơn vị,
tạo sự yên tâm và động lực để cán bộ công chức thực hiện nhiêm vụ và phát huy
hết khả năng của mình.
2. Các giải pháp cụ thể:
2.1. Cơng tác Hộ tịch
* Thứ nhất, về công tác xây dựng lực lượng, đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch:
- Các cấp chính quyền cần quan tâm xem xét đến chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo

thực hiện nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính; tập trung đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nhận thức cho đội ngũ công chức tư pháp cấp huyện và nhất là
cấp xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bên cạnh các biện pháp mang tính chế tài
xử lý thì biện pháp khuyến khích hiệu quả công việc cũng đặc biệt được chú ý.
- Rà soát, tổng hợp, thống kê những bất cập liên quan đến văn bản Luật và
các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến lĩnh vực hộ tịch. Kịp thời kiến nghị
với cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các quy
định của pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo hành lang pháp
lý cho quản lý nhà nước về hộ tịch, tránh chồng chéo, trùng lắp, hiệu quả thấp.
- Chỉnh đốn lề lối làm việc công sở, đổi mới phương thức làm việc hiệu quả, từng
bước kiện tồn, thay thế đội ngũ cơng chức tư pháp-hộ tịch làm việc kém hiệu quả. Bên
cạnh đó là nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực cung cấp cho cấp
huyện, xã, đầu tư kinh phí, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho công tác đăng ký, quản lý nhà nước
về hộ tịch được thực hiện một cách chính xác, khoa học, chất lượng và thống nhất
trong phạm vi tồn quốc. Dưới góc nhìn tổ chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong
đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch, được coi là một giải pháp để kiện toàn tổ chức
bộ máy, phương thức làm việc, qua đó sẽ giảm bớt sức lao động thủ cơng, góp phần
tăng năng suất lao động, tạo sự kết nối dữ liệu, nâng tầm quản lý giữa các cơ quan
thực hiện đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông
tin, được thực hiện trên cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đòi hỏi cần phải hết sức được
quan tâm, bố trí nguồn nhân lực và có sự đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, mà cơ bản
nhất là bảo đảm các điều kiện cho sử dụng phần mềm hộ tịch dùng chung. Tại cấp
huyện, cấp xã cần tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ công chức tư pháp- hộ tịch về
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


nghiệp vụ chun mơn, kỹ năng sử dụng máy móc. Bên cạnh đó thì việc đầu tư cơ sở
hạ tầng đảm bảo cho tuyến huyện, xã, nhất là xã sát biên giới, xã vùng sâu về hệ thống
giao thông, điện lưới, đường truyền là rất cần thiết, để có thể duy trì và thực hiện.

* Thứ hai, xây dựng và hồn thiện đội ngũ làm cơng chức tư pháp-hộ tịch:
- Tại cấp huyện, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
công chức thực hiện công việc hộ tịch cịn thực hiện việc bố trí lãnh đạo và công chức
chuyên về công tác hộ tịch để bảo đảm giải quyết kịp thời các công việc phát sinh tại
Phòng Tư pháp;
- Tại cấp xã: tùy theo điều kiện thực tế của địa phương cần bố trí đủ hai công
chức làm công tác tư pháp - hộ tịch; riêng các xã phát sinh việc giải quyết thủ tục
hành chính liên quan đến hộ tịch nhiều và công chức tư pháp – hộ tịch cịn hạn chế
về chun mơn, cần thiết trong khoảng thời gian trước mắt có thể thực hiện việc
luân chuyển công chức từ các xã này đến xã khác hoặc thị trấn để đảm bảo có cơng
chức thực hiện ngay những cơng việc có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn;
* Thứ ba, về năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp- hộ tịch:
+ Năng lực thực thi cơng vụ chính là điều kiện để cơng chức tư pháp-hộ tịch có thể
hồn thành tốt chức trách được giao, có khả năng tham mưu và đáp ứng được công việc.
Đội ngũ công chức tư pháp-hộ tịch có năng lực tốt, có thể giúp Ủy ban nhân dân, Phòng
Tư pháp giải quyết các hạn chế, vướng mắc của công tác hộ tịch một cách hiệu quả.
- Đội ngũ công chức tư pháp- hộ tịch nếu như được tuyển dụng theo năng lực,
được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, được bố trí sắp xếp cơng việc và trao cho họ
những điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, thì việc phát huy năng lực, khả năng hồn
thành sẽ cao. Ngược lại, nhóm cơng chức tư pháp- hộ tịch cịn yếu về nghiệp vụ
chun mơn, là do trong q trình tuyển dụng cơng chức, cơ quan tuyển dụng chưa
thực hiện đúng quy định, hơn nữa công tác bố trí chưa hợp lý, khơng thường xun
được tập huấn và một phần do tố chất bản thân nội tại của cơng chức đó. Như vậy,
việc bố trí đội ngũ cơng chức hiệu quả, phát huy được năng lực, có khả năng hồn
thành tốt nhiệm vụ thì cần tập trung giải quyết những tồn tại trên với các giải pháp.
* Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật nhằm thay đổi nhận thức của cá nhân về vai trò, tầm quan trọng và lợi ích của
đăng ký, quản lý hộ tịch
- Mục tiêu là trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân các
dân tộc về pháp luật hộ tịch, ý nghĩa của đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch, thì

bên cạnh những giải pháp tổng thể được triển khai thực hiện trong phạm vi cả
nước. Bên cạnh đó trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch phải có sự kết
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


hợp giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan, tổ chức liên quan như các Đồn biên
phòng, cộng tác viên dân số, các cơ quan, đoàn thể huyện, xã … để thực hiện có
hiệu quả cơng tác tun truyền.
* Thứ năm, đầu tư cơ sở vật chất đối với quản lý hộ tịch
Cơ sở vật chất làm việc hiện nay cịn khó khăn, thiếu thốn, nhất là đối với các
huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Những đơn vị này có điều kiện giao thơng đi lại khó khăn,
chưa có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Việc
sử dụng máy vi tính, mạng internet cũng như phần mềm hộ tịch cịn gặp khó khăn. Vì
vậy, giải pháp được đề cập là cần chỉ đạo và hỗ trợ việc trang bị phương tiện, máy móc,
lắp đặt phần mềm điện tử về hộ tịch, tổ chức tập huấn đào tạo sử dụng.
2.2. Công tác Nuôi con nuôi
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về nuôi con nuôi cho
người dân với hình thức, nội dung phù hợp như tuyên truyền trên đài truyền thanh,
truyền hình tại địa phương để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công
tác đăng ký nuôi con nuôi;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chức tư pháp
hộ tịch; yêu cầu công chức tư pháp hộ tịch khi hướng dẫn hồ sơ nuôi con nuôi cần
hướng dẫn cho công dân thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, thơng tin về đối tượng
được miễn lệ phí khi cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
2.3. Công tác Bồi thường nhà nước
- Hiện nay, một số quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước
đã được sửa đổi so với Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Do
vậy, việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và xác định trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước đối với những vụ việc có liên quan cần phải có sự phối hợp đồng bộ của
các cấp, các ngành. Trong đó, cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với

việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn, tránh
việc thực hiện sai các bước thủ tục dẫn đến việc phải bồi thường cho người dân.
- Trong quá trình triển khai, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật, công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc và đồng bộ với nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, đưa Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo
thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại do cán bộ, công chức, viên chức gây ra khi thực thi cơng vụ, góp phần nâng
cao trách nhiệm cơng vụ và thực hiện có hiệu quả pháp luật về bồi thường Nhà nước...
NGÔ DUY HƯNG –PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


2.4. Công tác đăng ký Giao dịch bảo đảm
Xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm giữa
phòng Tư pháp và phòng Tài nguyên môi trường. Việc ban hành Quy chế phối hợp
sẽ quy định rõ trách nhiệm của từng ngành trong công tác tham mưu, quản lý, chỉ
đạo và nâng cao chất lượng công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương.
V. KẾT LUẬN
Việc xây dựng Đề án nâng cao chất lượng cơng tác hành chính tư pháp là thực
sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp đưa ra trong Đề án mang tính
thực tiễn, được nghiên cứu và xem xét qua kiểm nghiệm thực tế. Mục đích nhằm
nâng cao chất lượng công việc, sự ổn định và phát triển của cơng tác hành chính tư
pháp. Các giải pháp này có thể chưa bao qt hết cơng tác hành chính tư pháp trong
thời gian tới, cũng như tính khả thi khi triển khai, áp dụng. Tuy nhiên việc nghiên
cứu, xây dựng Đề án đã đề cao vai trò của cơng tác tham mưu; tính chủ động, sáng
tạo trong thực hiện các nhiệm vụ công tác; thể hiện sự quan tâm và vai trò chỉ đạo
kịp thời của Chủ tịch UBND huyện đối với sự ổn định và phát triển của cơng tác
hành chính tư pháp nói riêng và cơng tác tư pháp nói chung tại địa phương.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN


NGƯỜI VIẾT ĐỀ ÁN

Ngô Duy Hưng

MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
2. Mục tiêu, ý nghĩa của Đề án
2.1. Mục tiêu
2.2. Ý nghĩa
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Hộ tịch
2. Ni con ni
NGƠ DUY HƯNG –PHỊNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an


3. Bồi thường nhà nước
4. Giao dịch bảo đảm
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ
1. Khái quát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế
3. Một số kết quả hoạt động nổi bật của đơn vị
3.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đồn thể
3.2. Cơng tác Hộ tịch
3.3. Công tác Nuôi con nuôi
3.4. Công tác Bồi thường nhà nước
3.5. Công tác đăng ký Giao dịch bảo đảm
4. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
4.1. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và công tác cán bộ

a) Khó khăn, hạn chế
b) Ngun nhân
4.2. Cơng tác Hộ tịch
a) Khó khăn, hạn chế
b) Ngun nhân
4.3. Cơng tác Ni con ni
a) Khó khăn, hạn chế
b) Ngun nhân
4.4. Cơng tác Bồi thường nhà nước
a) Khó khăn, hạn chế
b) Nguyên nhân
4.5. Cơng tác đăng ký Giao dịch bảo đảm
a) Khó khăn, hạn chế
b) Nguyên nhân
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ
1. Giải pháp chung
2. Một số giải pháp khác
2.1. Công tác Hộ tịch
2.2. Công tác Nuôi con nuôi
2.3. Công tác Bồi thường nhà nước
2.4. Cơng tác đăng ký Giao dịch bảo đảm
V. KẾT LUẬN

NGƠ DUY HƯNG –PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN Tương dương, TỈNH nghệ an



×