Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài tại công ty CP công trình đường thủy Vinawaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.49 KB, 58 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
TÓM LƯỢC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài
tại công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
2. Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Liên
3. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Ngát
Lớp K45U2
Điện thoại:0984472691
Email:
4. Thời gian thực hiện: Từ 03/2012 đến 05/2012.
5. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích hoàn thiện công tác tuyển dụng
nhân lực từ nguồn bên ngoài tại công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài có ba nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa một số lý thuyết cơ bản về vấn đề tuyển dụng nhân
lực từ nguồn bên ngoài tại công ty CP công trình đường thủy Vinawaco
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng nhân lực từ nguồn
bên ngoài của công ty CP công trình đường thủy Vinawaco trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba: Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân
lực từ nguồn bên ngoài của Công ty CP công trình đường thủy Vinawaco.
6. Nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề cơ bản về tuyển dụng nhân lực từ
nguồn bên ngoài.
Chương 3: Phân tích thực trạng tuyển dụng nhân lực từ nguồn bên ngoài tại
công ty CP công trình đường thủy Vinawaco
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên


Chương 4:
7. Kết quả đạt được:
STT Tên sản phẩm
Số
sản
phẩm
Yêu cầu khoa học
1 Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp 1 Đảm bảo tính khoa học, logic
2 Bộ số liệu tổng hợp kết quả điều tra 1 Trung thực, khách quan
3 Tổng hợp ghi chép phỏng vấn 1 Trung thực, khách quan

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên tác giả bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc Sĩ Nguyễn Thị Liên đã
tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo trong khoa quản trị nhân lực,
các thầy cô giáo trường Đại Học Thương mại đã trang bị cho tác giả những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ
tác giả thực hiện đề tài này.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo, phòng Hành Chính-Nhân
Sự , cán bộ công nhân viên công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco đã
cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân, nhưng do trình độ
còn hạn chế, cũng như kiến thức thực tế còn chưa nhiều, nên chắc chắn bài khóa
luận của tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những

lời góp ý chân thành từ các thầy cô và những người quan tâm để bài khóa luận này
được hoàn thiện nhất.
Xin chân thành cảm ơn !
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
1 CP Cổ phần
2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
3 ThS Thạc sỹ
4 TS Tiến sỹ
5 PGS.TS Phó Giáo Sư Tiến sĩ
6 GĐ Giám Đốc
7 XB Xuất Bản
8 ĐH Đại Học
9 SS So Sánh
10 TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2

6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật là sự
phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trên phạm vi toàn thế giới, các nước
ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và xuất hiện quá trình toàn cầu hóa. Trong bối cảnh
đó, Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc
tế. Quá trình toàn cầu hóa đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội
nhưng cũng đồng nghĩa với không ít thách thức. Nền kinh tế thị trường đầy biến
động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt nếu không làm mới mình thì sẽ không
thể tồn tại. Để có thể đứng vững và phát triển trong hoàn cảnh đó các doanh nghiệp
phải biết phát huy mọi nguồn lực của mình. Cùng với vốn, cơ sở vật chất, khoa học
kỹ thuật thì con người là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Nhưng
để có được một đội ngũ nhân viên đủ về số lượng, có chất lượng tốt đáp ứng được
yêu cầu công việc luôn luôn thay đổi phù hợp với sự biến động của môi trường thì
doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác đầu tiên trong quản trị nhân sự là tuyển
dụng nhân lực.
Tuyển dụng nhân lực có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, người lao động
và xa hơn còn tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuyển dụng
nhân lực giúp doanh nghiệp tạo và bổ sung nhân lực để đáp ứng nhu cầu trươc mắt
và lâu dài, phục vụ chiến lược hoạt động, phát triến của doanh nghiệp, Giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của doanh
nghiệp, tạo tiền đề cho công tác bố trí sử dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, tạo
không khí thi đua, cạnh tranh trong nội bộ những người lao động.
Công ty CP công trình đường thủy Vinawaco với bề dày lịch sử, trải qua hơn
40 năm tồn tại và phát triển, hoạt động quản lí nhân lực tương đối tốt, đóng vai trò
quan trọng sự thành công của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng không tránh khỏi
một số vấn đề còn tồn tại trong công tác tuyển dụng nhân lực dẫn đến hiệu quả

tuyển dụng chưa được tốt, có thể liệt kê một số hạn chế sau:
 Công ty chưa xác định được nguồn tuyển dụng chính và quan trọng mà
công ty cần quan tâm và ưu tiên khi tuyển dụng.
 Chi phí dành cho công tác tuyển dụng còn hạn chế nên việc đăng thông
báo, thông tin tuyển dụng của công ty còn sơ sài, chưa lựa chọn được một kênh
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
đăng tin hiệu quả, đảm bảo thông tin tuyển dụng của công ty đến được với nhiều
người có nhu cầu tìm việc.
 Quy trình tuyển dụng của công ty cũng chưa thực sự đầy đủ các bước,
quá trình tuyển dụng thực hiện chưa được tốt, vẫn thiếu sót và đơn giản
Từ những vấn đề cấp thiết trên, tác giả nhận thấy công tác tuyển dụng nhân
lực trong công ty hiện nay là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, việc hoàn
thiện hơn nữa công tác tuyển dụng tại công ty CP công trình đường thủy là hết sức
cấp bách. Vì vậy, tác giả lấy vấn đề này làm đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp,
với hi vọng sẽ có thể vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường vào
trong thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chính bản thân tác giả cũng có cơ
hội trau dồi, sử dụng những kiến thức, lí thuyết đã được học ở trường và thực tiễn.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề liên quan đến tuyển
dụng nhân lực từ nguồn bên ngoài tại công ty CP công trình đường thủy Vinawaco
Tên cụ thể của đề tài là “ Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng từ nguồn bên
ngoài tại công ty CP công trình đường thủy Vinawaco”.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
 Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề tuyển dụng nhân
lực từ nguồn bên ngoài
Hiện nay, tuyển dụng nhân lực là một vấn đề đang rất được quan tâm và được
các doanh nghiệp chú trọng mạnh mẽ. Vì thế, đã có khá nhiều các đề tài nghiên cứu

về vấn đề “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực” tại một số doanh nghiệp.
Dưới đây là một vài đề tài về tuyển dụng nhân lực :
Đề tài 1: Cải thiện công tác tuyển dụng nhân sự từ nguồn bên ngoài tại công
ty TNHH sản xuất đầu tư và Thương Mại Trường Thịnh của sinh viên Đào Thị Mậu
do cô Mai Thanh Lan hướng dẫn năm 2007
Đề tài này, khi phân tích quy trình tuyển dụng nhân lực của công ty, tác giả
đã nêu lên được các ví dụ ở mỗi bước trong quy trình tuyển dụng. Đây là một điểm
đặc biệt làm rõ hơn về quy trình cũng như công tác tuyển dụng nhân lực tại Công
ty, giải pháp tác giả đưa ra khá cụ thể, gắn với thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực
của Công ty. Tuy nhiên, phần lý thuyết tác giả đưa ra khá dài dòng, chưa có sự tập trung.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
Đề tài 2: Hoàn thiện công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài tại công ty CP
dược và vật tư thú y HANVET của sinh viên Dương Thị Quỳnh Nga do cô Mai
Thanh Lan hướng dẫn năm 2011.
Đề tài này, tác giả có đề cập đến quy trình tuyển dụng của Công ty là khá rõ
ràng, tác giả có đưa ra được một số giải pháp khá là cụ thể, rõ ràng và gắn chặt với
quy trình tuyển dụng nhân lực của Công ty. Tuy nhiên, một số phần lý thuyết ví như
ở chương mở đầu phần 5: Các phương pháp nghiên cứu tác giả còn nêu khá sơ sài.
Đề tài 3: Tăng cường hiệu lực quản trị quy trình tuyển dụng nhân lực từ
nguồn bên ngoài công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Hà Nội HJC
của sinh viên Tăng Thị Liền do TS. Lê Quân hướng dẫn năm 2007.
Đề tài nghiên cứu về quy trình tuyển dụng và nguồn tuyển dụng từ bên ngoài
doanh nghiệp, từ đó đưa ra những ưu điểm cũng như những hạn chế của quy trình
hiện tại của công ty và của từng nguồn tuyển dụng. Tuy nhiên những giải pháp mà
đề tài của bạn Tăng Thị Liền đưa ra chung chung chưa đi vào cụ thể, chưa hoàn
thành trong quy trình tuyển dụng.
 Các công trình đã ngiên cứu năm trước tai công ty CP công trình đường

thủy Vinawaco
Tại Công ty CP công trình đường thủy Vinawaco đã có rất nhiều đề tài viết
về các vấn đề khác nhau thuộc các lĩnh vực khác nhau như: quản trị kinh doanh, tài
chính, kế toán như:
Đề tài 1: Tình hình đầu tư phát triển tại công ty CP công trình đường thủ
Vinawaco do PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, sinh viên thực hiện là Nguyễn Thị
Ngọc Diệu năm 2009, trường Học viện Tài chính.
Qua tổng quan nghiên cứu đề tài tác giả nhận thấy đây là đề tài đầu tiên
nghiên cứu về vấn đề tuyển dụng nhân lực từ nguồn bên ngoài tại Công ty CP công
trình đường thủy Vinawaco, nên tác giả sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài này
và đưa ra những giải pháp mang tính cụ thể và thiết thực nhất cho công tác tuyển
dụng nhân lực từ nguồn bên ngoài tại công ty CP công trình đường thủy Vinawaco.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất: Hệ thống được những lí thuyết cơ bản về quản trị nhân lực và đi
sâu nghiên cứu những lí luận về công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài tai công ty
CP công trình đường thủy Vinawaco.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
Thứ hai: Khi nắm chắc được lí thuyết, hiểu rõ về lí luận sẽ ứng dụng được
vào thực tế của công ty. Nghiên cứu và năm rõ được những thực trạng công tác
tuyển dụng từ nguồn bên ngoài tại công ty CP công trình đường thủy Vinawaco,
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân lực từ nguồn bên ngoài của
công ty. Phát hiện những điểm tốt và chưa tốt của công tác này ở công ty, những
nguyên nhân gây hạn chế để tìm biện pháp giải quyết trong thời gian tới.
Thứ ba: Từ việc hệ thống hóa các cơ sở lí luận, phân tích thực trạng công tác
tuyển dụng từ nguồn bên ngoài tại công ty CP công trình đường thủy Vinawaco, đề
xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực từ nguồn bên
ngoài của Công ty CP công trình đường thủy Vinawaco.

1.5. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu taị công ty CP công
trình đường thủy Vinawaco.
 Về mặt thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu trong thời gian 3 năm 2010 – 2012.
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nhiên cứu vấn đề về tuyển dụng nhân lực từ
nguồn bên ngoài của công ty.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thấp dữ liệu
 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp rất phong phú và đa dạng tuy nhiên thì nó chỉ cung
cấp thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được
bản chất hoặc mối liên hệ bên trong của vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể
lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho
việc làm khóa luận tác giả đã lấy những dữ liệu thứ cấp từ nguồn bên ngoài và bên
trong trong của công ty. Với những dữ liệu bên trong mà tác giả thu nhập và có
được như chức năng, nhiệm vụ của công ty; báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
trong 3 năm 2010-2012; số lượng trình độ nhân sự của công ty trong 3 năm gần đây.
Đặc biệt tác giả chú ý đến tình hình quản lí và sử dụng lao động, thực trạng tuyển
dụng lao động của công ty trong những năm gần đây để có được những cái nhìn
chính xác nhất về vấn đề tuyển dụng lao động của công ty từ đó có thể đưa ra những
biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài
cho công ty CP công trình đường thủy Vinawaco. Ngoài những dữ liệu bên trong
công ty tác giả còn chú ý đến dữ liệu bên ngoài công ty rất phong phú và phức tạp.
Các nguồn dữ liệu này tác giả phải thu thập qua các ấn phẩm của cơ quan nhà
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
nước , tạp chí, sách báo, internet, Để có những dữ liệu chính xác, thực tế thì tác giả
phải chọn lọc kĩ càng, cẩn thận.

 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp là việc dựa vào việc thu thập thông tin thực tế. Đó là
các thông tin thu thập, tập hợp từ việc tiến hành điều tra nhân viên, phỏng vấn lãnh
đạo Công ty để có được những dữ liệu nhất quán về công tác tuyển dụng nhân lực
từ nguồn bên ngoài tại Công ty.
 Phương pháp bản hỏi hay còn gọi là phương pháp sử dụng phiếu điều tra
trắc nghiệm: Với đề tài nghiên cứu này tác giả đã thiết kế một bản hỏi gồm 15 câu
hỏi xoay quanh vấn đề về tuyển dụng nhân lực ở công ty gửi cho các đối tượng như
trợ lí tổng giám đốc, phó giám đốc, nhân viên kinh doanh, nhân viên phòng hành
chính-nhân sự, nhân viên phòng kế toán để thu thập thông tin về công tác tuyển
dụng nhân lực, nguồn tuyển dụng nhân lực, chi phí tuyển dụng.Tác giả cũng đã tiến
hành phát 25 phiếu điều tra nhân viên tại Công ty, và thu về 25 phiếu hợp lệ.
 Phương pháp phỏng vấn: Để có được những dữ liệu chính xác và sát thực
nhất với đề tài tác giả đã đưa ra 5câu hỏi phỏng vấn tập chung vào vấn đề tuyển
dụng nhân lực. Cụ thể là:
Phỏng vấn 3 người:
1. Ông Nguyễn Văn Thuận Chức vụ: Giám đốc công ty.
2. Bà Trịnh Thị Kim Thoa Chức vụ: Trưởng phòng hành chính-nhân sự
3. Ông Nguyễn Xuân Nam Chức vụ: Nhân viên phòng kế toán .
Những câu hỏi phỏng vấn được tác giả thu thập chủ yếu qua hình thức điều
tra trực tiếp ban lãnh đạo, quản lí, những nhân viên của công ty.Việc tiến hành
phỏng vấn giúp tác giả thấy được mức quan tâm của nhà quản trị, các nhân viên đến
công tác tuyển dụng nhân lực của Công ty và làm rõ hơn những mặt mạnh và những
tồn tại trong công tác tuyển dụng nhân lực của công ty mà phương pháp phiếu hỏi
chưa làm rõ được. Cùng với việc phỏng vấn thì tác giả ghi chép lại những dữ liệu
phỏng vấn, sau đó lựa chọn lại những dữ liệu cần thiết phù hợp với đề tài của mình.
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Với các thông tin, các dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra bằng các
cách thu thập thông tin khác nhau. Để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong đề
tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu: Các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu
thập được trong quá trình thu thập, điều tra là các số liệu rời rạc, tác giả sử dụng
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
phương pháp thống kê tổng hợp để tổng hợp số liệu vào các bảng thống kê, sau đó
đi so sánh số liệu và phân tích số liệu để có những kết luận chính xác về tình hình
kinh doanh và công tác tuyển dụng nhân lực của Công ty.
 Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh số liệu giữa các
kỳ, các năm với nhau nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu, thấy rõ thực trạng
về tình hình tuyển dụng nhân lực, những thành công cũng như những hạn chế trong
công tác tuyển dụng nhân lực.
 Phương pháp phân tích:Với các số liệu thu thập được có dữ liệu thứ
cấp, có dữ liệu sơ cấp. Với các dữ liệu thu thập được từ bản hỏi, thông qua
phỏng vấn là các dữ liệu sơ cấp, các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các phòng
ban trong công ty là các dữ liệu thứ cấp. Các dữ liệu này cần phải được tiến hành
phân tích để làm nổi bật ý nghĩa các con số.
1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ
đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn gồm có 4
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nâng cao chất lượng tuyển dụng từ nguồn bên ngoài ở
công ty CP công trình đường thủy Vinawaco.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề cơ bản về tuyển dụng nhân lực từ nguồn
bên ngoài tại công ty CP công trình đường thủy Vinawaco.
Ch  ng 3: Phân tích thc trng các vn   tuyn dng nhân lc t ngun bên
ngoài ti công ty CP công trình    n g thy Vinawaco.
Ch  ng 4:   xut gii pháp nhm nâng cao cht l ng tuyn dng t ngun
bên ngoài ti công ty CP công trình    n g thy Vinawaco.

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TUYỂN
DỤNG NHÂN LỰC TỪ NGUỒN BÊN NGOÀI
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1. Quản trị nhân lực
Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay, quản trị
nhân sự là một vấn đề được nói đến nhiều và khái niềm quản trị nhân lực được trình
bày dưới nhiều góc độ khác nhau:
Theo cách tiếp cận của tác giả Bùi Hoàng Lợi trong cuốn Quản trị nhân sự:
Quản trị nhân lực là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển tài nguyên nhân lực thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và
định hướng viễn cảnh của tổ chức.
Theo TH.S Nguyễn Văn Điềm-PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân trong cuốn Quản
trị nhân lực, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân: Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt
động của một tổ chức để thu hút, xây dựng và phát triển, sử dụng. đánh giá, bảo
toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức
về mặt số lượng và chất lượng.
Theo ThS Vũ Thùy Dương và TS Hoàng Văn Hải trong bài giảng quản trị
nhân lực Trường Đại học Thương mại: Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt
động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả
yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp
Tuy nhiên, khái niệm theo cách tiếp cận của ThS Vũ Thùy Dương và TS
Hoàng Văn Hải, Trường Đại học Thương mại là phổ biến hơn cả. Bởi khái niệm
này trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Khái niệm cũng phân định rõ ràng 4 nội dung của
quản trị nhân lực là tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả. Chính vì vậy,
với đề tài này tác giả đi theo hướng tiếp cận của Trường Đại học Thương mại.

2.1.2. Tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân lực là hoạt động liên quan đến quá trình cung ứng lao
động cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, tuyển dụng nhân lực cung cấp đầu vào
đặc biệt cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng của đội
ngũ lao động sẽ quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của mọi doanh nghiệp. Vì
vậy, để có được một đội ngũ nhân viên làm việc có hiệu quả, công tác quản trị nhân
lực đòi hỏi quá trình tuyển dụng cũng phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp
và hiệu quả, tìm được người phù hợp với công việc và văn hóa của doanh nghiệp.
Theo cuốn Quản trị nhân sự của Nguyễn Hữu Thân - NXB Thống Kê, 2006:
Tuyển dụng nhân lực là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều
nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn xin ứng tuyển và từ đó lựa chọn ra được
người lao động có thể làm đúng việc và đúng lúc cho doanh nghiệp. Hay nói cách
khác là tìm được người có khả năng đáp ứng đúng nhu cầu công việc một cách tốt nhất
và sắp xếp họ vào đúng vị trí để phát huy tối đa sở trường và năng lực của họ
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
Theo tuyển dụng nhân lực là quá trình gồm Trong cuốn Quản trị nhân sự của
Vũ Việt Hằng - NXB Thống Kê, 1994: Tuyển dụng nhân lực là quá trình gồm hai
giai đoạn là tuyển mộ và tuyển chọn người lao động. Tuyển mộ là quá trình tìm
hiểu những nhu cầu, phân tích công việc, đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn và xác định nguồn
cung cấp nhân lực có hiệu quả nhất. Nó được thực hiện nhằm tìm kiếm, thu hút và tập
trung những người có nguyện vọng xin việc. Giai đoạn tuyển chọn là quá trình sàng lọc
ra trong số đó những người có năng lực phẩm chất phù hợp nhất với công việc
Các cách tiếp cận khác nhau sẽ diễn đạt khái niệm về tuyển dụng nhân lực
theo cách khác nhau, nhưng tác giả đồng tình nhất với khái niệm của Trường Đại
học Thương mại do Bộ môn Quản trị nhân lực – Khoa quản lí nhân lực – trường
Đại học Thương mại biên soạn: Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút
và lựa chọn nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và bổ sung lực lượng lao động

cần thiết cho doanh nghiệp. Đây là khâu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
quản trị nhân lực của doanh nghiệp.
2.1.3. Tuyển dụng nhân lực từ nguồn bên ngoài
Tuyển dụng nhân lực từ nguồn bên ngoài có thể hiểu là: một quá trình tìm
kiếm,lựa chọn nhân lực để thỏa mãn nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp và
bổ sung lực lượng lao động cần thiết được tuyển chọn từ nguồn bên ngoài của
doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, tuyển
dụng nhân lực từ nguồn bên ngoài chính là tìm được những người có đủ khả năng
đáp ứng nhu cầu công việc của doanh nghiệp một cách tốt nhất từ nguồn bên ngoài
doanh nghiệp
2.1.4. Truyền thông và tuyển mộ lao động
Truyền thông tuyển dụng: là quá trình truyền tải thông tin về nhu cầu tuyển
dụng và hình ảnh, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đến các ứng viên, giúp
doanh nghiệp dễ dàng thu hút các ứng viên tiềm năng tạo thuận lợi cho quá trình
tuyển mộ và tuyển chọn của doanh nghiệp
Theo Bài giảng tuyển dụng lao động, khoa quản trị nhân lực, Trường ĐH
Thương Mại, năm 2010.
Tuyển mộ lao động: Là quá trình tìm kiếm, thu hút những ứng viên có khả
năng từ nhiều khác nhau đến đăng kí, nộp đơn ứng tuyển tại doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
Theo Bài giảng tuyển dụng lao động, khoa quản trị nhân lực, Trường ĐH
Thương Mại, năm 2010.
2.2. Các nội dung của tuyển dụng nhân lực
2.2.1. Các nguồn tuyển dụng từ bên ngoài
2.2.1.1 Đặc điểm
Một doanh nghiệp thu hút lao động tham gia tuyển dụng từ nguồn bên ngoài
cần quan tâm đến các yếu tố như thị trường sức lao động; công việc cần tuyển

người; vị thế của doanh nghiệp; chính sách nhân sự của doanh nghiệp và của
chính quyến địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động; khả năng tài chính của
doanh nghiệp.
Nguồn tuyển dụng lao động từ bên ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp bổ sung
cả về số lượng và chất lượng lao động cho quá trình thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Xuất phát từ đối tượng tuyển dụng, nguồn tuyển bên ngoài doanh nghiệp có
thể xem xét từ các lại lao động sau:
 Người lao động đã qua đào tạo: Mỗi người “đều sống để làm việc và làm
việc để sống”. Mỗi công việc đòi hỏi những nhân sự đã được đào tạo ở một trình
độ nhất định. Trong khi tuyển chọn các ứng viên, nhà quản trị phải quán triệt các
nguyên tắc:
• Chuyên môn người lao động phù hợp với yêu cầu công việc. Đây là yêu
cầu không chỉ cho người sử dụng lao động mà tạo thuận lợi cho người lao động
phát huy được kiến thức đã đào tạo một cách hữu ích nhất.
• Người lao động đã được đào tạo chuyên môn nhưng là việc ở doanh nghiệp
là tục đào tạo “tay nghề chuyên sâu”.Vì vậy, người sử dụng lao động phải hướng dẫn
giúp đõ để người lao động có điều kiện ứng dụng những kiến thức đã học, bổ sung
những điều cần biết và phát triển thành người lao động giỏi nghề nghiệp.
 Người chưa được đào tạo: Thị trường lao dộng dồi dào, tuyển dụng nhân
viên có bằng tú tài cho các công việc nghiệp vụ kĩ thuật, vì vậy doanh nghiệp cần
tuyển người trẻ tuổi, sau đó tiến hành dạy nghề, đào tạo nghề cho họ. Việc tuyển
dụng người chưa qua đào tạo đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo nghề
và sử dụng hợp lí vì toàn bộ công việc này đòi hỏi chi phí không nhỏ đói với mỗi
doanh nghiệp. Đối tượng này không tuyển cho các chức danh nhân viên chính,
thương mại hoặc các chuyên viên làm công tác nghiên cứu khác.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
 Người không có việc làm: Một số người lao động do các điều kiện khác

nhau mà tạm thời hoặc vĩnh viễn mất việc làm. Họ là những người lao động đã có
kinh nghiệm việc làm và cần có việc làm. Vì vậy, doanh nghiệp xem xét tuyển dụng
những lao động này vào công việc phù hợp sẽ tốn ít thời gian và chi phí cho việc
đào tạo
Nguồn tuyển dụng bên ngoài doanh nghiệp có thể từ hệ thống các cơ sở đào tạo;
các cơ quan tuyển dụng; sự giới thiệu của nhân viên; các ứng viên tự nộp đơn xin việc.
 Hệ thống các cơ sở đào tạo:Đó là nguồn lao động đến từ các trường đại
học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề. Cách làm tương
đối phổ biến là bộ phận nhân sự của doanh nghiệp liên hệ với các cơ sở đào tạo để
gặp gỡ sinh viên, qua đó giới thiệu về doanh nghiệp cùng với nhu cầu tuyển dụng.
 Các cơ quan tuyển dụng: Đó là các tổ chức chuyên trách việc tuyển dụng
nhân sự cho các doanh nghiệp. ở nước ta hiện nay các tổ chức này thường hoạt
động dưới dạng các doanh nghiệp hay trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm.
 Sự giới thiệu của nhân viên: Mỗi doanh nghiệp khi tìm người vào những
chức vụ quan trọng hay đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt thường tham khảo ý kiến
của người quen, bạn bè hay nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp.Thậm chí
có doanh nghiệp coi sự giới thiệu của nhân viên là một điều kiện bắt buộc. Thông
qua kênh thông tin này chúng ta có thể tìm được ứng viên phù hợp với yêu cầu công
việc một cách nhanh chóng.
 Các ứng viên tự nộp đơn xin việc: Đây là các ứng viên thông qua các kênh
thông tin đại chúng như trên các kênh của các đài truyền hình, đài phát thanh, trên các
báo, tạp chí và các ấn phẩm khác mà biết được thông tin tuyển dụng, nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp mà tự viết đơn xin vào làm việc. Đây là nguồn ứng viên
đáng kể về số lượng nhưng không phải lúc nào họ cũng là ứng viên mà doanh
nghiệp cần tìm
 Thông qua Internet: Hiện nay có thể lấy các bản mô tả công việc và các ản
lí lịch bằng điện tử từ nhiều website về tuyển dụng. Các doanh nghiệp có thể dùng
các phần mềm máy tính kiểm tra các bản lí lịch của ứng viên xem ứng viên nào phù
hợp nhất với tiêu chuẩn công việc của doanh nghiệp.Như vậy các doanh nghiệp sẽ
tiết kiệm được đáng kể trong việc tuyển dụng và quảng cáo nhờ các hệ thống theo

dõi phần mềm này.
2.1.1.2 Ưu, nhược điểm của nguồn tuyển dụng bên ngoài doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
 Ưu điểm
Nguồn ứng viên phong phú, đa dạng về số lượng và chất lượng.
Môi trường làm việc và công việc mới giúp cho người lao động thích thú,
hăng say làm việc.
Người sử dụng lao động có điều kiện huấn luyện từ đầu nguyên tắc làm việc
và các quy định về những công việc có ý định giao cho nhân viên mới.
Thông thường người lao động mới tuyển dụng hòa nhập vào môi trường
doanh nghiệp thông qua thực hiện công việc để làm quen với các nhân viên và quản
lí của doanh nghiệp. Vì vậy họ coi công việc là tất cả sự quan tâm.
Không bị ảnh hưởng của những yếu tố ràng buộc tiêu cực của doanh nghiệp
nên hăng hái làm việc và có tinh thần đổi mới
 Nhược điểm
Môi trường mới cũng gây không ít khó khăn cho người lao động mới và sử
dụng lao động như: chưa hiểu biết kỹ hoàn cảnh, khả năng chuyên sâu, thậm chí
tính cách, cách ứng xử vì vậy có thể cản trở sự giao tiếp, khó khăn trong việc hài
hòa mục tiêu của người lao động và của doanh nghiệp
Tuyển lao động từ nguồn bên ngoài thường làm cho doanh nghiệp phải bỏ ra
chi phí cao hơn và thời gian nhiều hơn cho việc tìm kiếm, tuyển chọn và hội nhập
nhân viên.
2.2.2. Quy trình tuyển dụng nhân lực
Quy trình tuyển dụng nhân lực gồm 7 bước sau:
Hình 1: Quy trình tuyển dụng từ nguồn bên ngoài doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
17

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
(Nguồn: Bài giảng tuyển dụng lao động, khoa quản trị nhân lực,
Trường ĐH Thương Mại, năm 2010)
2.2.2.1. Xác định nhu cầu và lập kế hoạch tuyển dụng
Xác định nhu cầu tuyển dụng
Mục đích: Xác định nhu cầu nhân sự doanh nghiệp cần tuyển về số lượng, cơ
cấu, thời điểm nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo cho hoạt động doanh
nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Nội dung: Tiến hành phân tích đánh giá, dự báo để quyết định về số lượng,
yêu cầu cụ thể về nhân lực tại từng thời điểm căn cứ vào nhu cầu về sử dụng nhân
lực của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch tuyển dụng
Là bước quan trọng trong công tác tuyển dụng bao gồm việc chuẩn bị những
thông tin, tài liệu cần thiết, lựa chọn người tiến hành tuyển dụng, lựa chọn hình thức
tuyển dụng phù hợp để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
2.2.2.2. Truyền thông tuyển mộ lao động
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
Xác định nhu cầu và lập kế hoạch
tuyển dụng
Xác định nhu cầu và lập kế hoạch
tuyển dụng
Truyền thông và tuyển mộ lao động
Truyền thông và tuyển mộ lao động
Sơ tuyển và thi tuyển
Sơ tuyển và thi tuyển
Phỏng vấn tuyển dụng
Phỏng vấn tuyển dụng
Đánh giá ứng viên và ra quyết định
tuyển dụng

Đánh giá ứng viên và ra quyết định
tuyển dụng
Hội nhập nhân viên mới
Hội nhập nhân viên mới
Đánh giá tuyển dụng
Đánh giá tuyển dụng
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
Các hoạt động thường được doanh nghiệp tiến hành để tuyển mộ là:
Truyền thông trước mỗi đợt tuyển dụng.
Thuê các trung tâm, tổ chức môi giới việc làm, thuê các công ty “săn đầu
người” tìm kiếm giới thiệu thậm chí cả sơ tuyển ứng viên tiềm năng.
Các hoạt động chiêu mộ, săn đón nhân tài do doanh nghiệp tự tiến hành
Đối với các nhân lực có trình độ cao, các hoạt động tuyển mộ thường được
tiến hành trực tiếp bới chính quản lí của bộ phận có nhu cầu tuyển dụng hoặc các
nhà quản trị nhân lực, nhà quản trị cấp cao của công ty. Cách thức phổ biến ở nhiều
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chiêu mộ nhân viên có năng lực từ đối tác, đối
thủ cạnh tranh và mối quan hệ xã hôi khác.
2.2.2.3. Sơ tuyển và thi tuyển
Sơ tuyển
Là quá trình chon lọc sơ bộ các ứng viên thông qua hồ sơ dự tuyển để đưa ra
một danh sách ứng viên đáp ứng các yêu cầu cơ bản của vị trí tuyển dụng. Để tiến
hành sơ tuyển các doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc thu nhận và xử lí hồ sơ. Hồ sơ
của ứng viên là toàn bộ các thông tin và tài liệu minh chứng liên quan đến dặc điểm,
phẩm chất, quá trình học tập, làm việc, của cá nhân ứng viên mà doanh nghiệp
cần/muốn biết.
Thi tuyển
Là quá trình phân loại ứng viên thông qua các bài kiểm tra về kiến thức,
hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm, thái độ, về tư duy công việc, chuyên môn nghiệp

vụ. khả năng phát triển, từ đó tạo cơ sở để tìm ra nhân sự tốt nhất có thể đảm
nhận công việc mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Thi tuyển có thể được
tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng loại công việc và
chức danh tuyển dụng. Có thể thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm hay kết hợp các
hình thức trên.
2.2.2.4. Phỏng vấn
Là quá trình tiếp xúc giữa hội đồng tuyển dụng với ứng viên là cơ hội cho cả
doanh nghiệp và ứng viên tìm hiểu về nhau thêm.
Mục đích: Kiểm tra trực tiếp, thẩm định lại kết quả thi để xem ứng viên thực
tế có đủ kiến thức và trình độ so với yêu cầu công việc không. Không những thế
còn đánh giá diện mạo, vóc dáng khả nang giao tiếp và những yếu tố khác mà ứng
viên không bộc lộ qua vòng thi trước, Ngoài ra còn thông báo hoặc thỏa thuận
lương, thưởng và điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ với nhân viên sau tuyển dụng.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
2.2.2.5. Đánh giá ứng viên và ra quyết định tuyển dụng
Đánh giá ứng viên
Mục đích của bước này là đánh giá ứng viên một cách chính xác và khách
quan trên tất cả các mặt chuyên môn, đạo đức, lí tưởng, thể lực.
Khi tuyển dụng thì hội đồng tuyển tuyển dụng cầm tuan thủ các bước sau:
Bước 1: Xác định được các tiêu chí đánh giá, thứ tự ưu tiên, trọng số từng
tiêu thức.
Bước 2: Đánh giá mức độ phù hợp của từng ứng viên và xếp thứ tự ưu tiên.
Bước 3: So sánh và lựa cọn ứng viên dự trên sụ cân nhắc của nhiều yếu tố
liên quan.
Ra quyết định tuyển dụng
Là bước quan trong, đánh dấu sự kết thúc của quá trình tuyển dụng. Căn cứ vào
kết quả đánh giá ứng viên, hội đồng tuyển dụng phải quyết định ứng viên nào bị loại,

ứng viên nào được tuyển dụng. Để nâng cao mức độ chính xác của quyết định tuyển dụng,
đòi hỏi quá trình ra quyết định phải được tiến hành một cách hệ thống và khoa học.
2.2.2.6. Hội nhập nhân viên mới
Sau khi được chọn vào doanh nghiệp, nhân viên mới sẽ có nhiều bỡ ngỡ, bướ
c này giúp cho người được tuyển dụng nhanh chóng tiếp cận công việc và hòa nhập
với tập thể.
Những nhân viên được tuyển từ nguồn bên ngoài sẽ được hội nhập với môi
trường doanh nghiệp và công việc của doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp cũng
đánh giá được khả năng thích nghi, hướng phát triển của nhân viên mới từ đó có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân viên nhằm phát huy tối đa năng lực của
họ.
2.2.2.7. Đánh giá tuyển dụng
Mục đích:
Đánh giá tuyển dụng, cung cấp các thông tin cơ bản, dựa vào đó doanh
nghiệp mới có thể xác định được kết quả của công tác tuyển dụng.
Giúp cán bộ nhân sự và các bộ phận liên quan xem xét lại tiêu chuẩn tuyển
dụng, phương pháp tuyển dụng, quá trình tổ chức tuyển dụng đã đạt yêu cầu chưa.
Giúp cho BGĐ doanh nghiệp, các bộ phận nhân sự và các bộ phận liên quan
phát hiện ra sai sót và điều chỉnh trong quá trình tuyển dụng.
Nội dung:
Đánh giá tuyển mộ
Đánh giá tuyển chọn
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng từ nguồn bên ngoài
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
Trên thực tế, tuyển dụng nhân lực nói chung, tuyển dụng nhân lực từ nguồn
bên ngoài nói riêng chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên,
theo phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả xin đưa ra một số nhân tố sau:

2.3.1. Thị trường lao động
Thị trường lao động có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung
và đối với công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp nói riêng. Nếu thị trường
lao động đang dư thừa loại lao động mà doanh nghiệp đang cần tuyển tức là cung
lớn hơn cầu thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tuyển chọn được lao động có trình độ cao
phù hợp với tiêu chuẩn của doanh nghiêp. Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu thì
doanh nghiệp khó mà tuyển dụng được nhân viên đúng yêu cầu của mình bằng biện
pháp thông thường mà phải chớp cơ hội nếu không nhân viên đó sẽ rơi vào tay đối
thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí và
thời gian lớn để có sự phục vụ của nhân viên mình cần tuyển dụng. Doanh nghiệp
phải có các chính sách hấp dẫn để thu hút được các ứng viên tham gia ứng tuyển.
2.3.2. Tình hình kinh tế đất nước
Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, người lao
động. Với một nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định thì đó là một điều kiện vô
cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, mục tiêu kinh doanh được đảm bảo
hiệu quả và qua đó doanh nghiệp có thể mở rộng thêm thi trường và quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp phải cần
thêm nhân viên. Muốn vậy thì công tác đầu tiên phải tuyển dụng nhân sự . Mặt khác
với một xã hội ổn định thì người lao động xẽ có trình độ và năng lực cao, giúp cho
doanh nghệp có cơ hội tuyển mộ được nguồn lao động có chất lượng tốt, trình độ
chuyên môn cao.
2.3.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân
lực của doanh nghiệp, nó cho phép doanh nghiệp có thể dành chi phí bao nhiêu cho
tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp. Nguồn chi phí dành cho tuyển dụng hàng
năm là lớn hay nhỏ? nó được cố định hàng năm hay biến đổi phụ thuộc vào nhu cầu
tuyển dụng, số lượng tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp? Nguồn chi phí dành
cho tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp hàng năm lớn thì nó tạo điều kiện cho các
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
21

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
khâu trong quy trình tuyển dụng nhân lực được đảm bảo thực hiện tốt, hình thức đăng
tuyển thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp cũng có thể vì thế mà đa dạng hơn,
ứng viên có cơ hội biết được thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp cao hơn. Số
lượng ứng viên tham gia tuyển dụng vì thế cũng nhiều hơn và chất lượng các ứng
viên tham gia cũng có thể vì thế mà tốt hơn. Nếu nguồn chi phí dành cho tuyển dụng
hạn hẹp thì sẽ ngược lại.
2.3.4. Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Người lao động luôn muốn làm việc trong một doanh nghiệp có cơ hội thăng
tiến, ít bị đe dọa mất việc, có khả năng phát triển. Do vậy một doanh nghiệp ccó uy
tín, làm ăn ổn định, đạt lợi nhuận cao, sẽ gây được ấn tượng và sự chú ý đối với
người lao động, và có khả năng thu hút nhân tài cao. Ngược lại, khi hình ảnh, uy tín
của doanh nghiệp bị đánh giá thấp thì triển vọng thu hút ứng viên sẽ không cao, ít
có khả năng thu hút được ứng viên giỏi.
2.3.5. Nguồn nhân lực làm công tác tuyển dụng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn tuyển dụng được các ứng viên tốt, phù hợp với vị trí
công việc tuyển dụng, thì ngoài việc thu hút được các ứng viên tốt, phù hợp với yêu
cầu của vị trí công việc tuyển dụng thôi chưa đủ mà chất lượng, trình độ đội ngũ
làm công tác tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Chất lượng
của đội ngũ làm công tác tuyển dụng được thể hiện qua việc, họ có xác định đúng đắn
nhu cầu nhân lực hiện tại của doanh nghiệp hay không? Xác định chính xác nguồn tuyển
dụng, hình thức đăng tuyển thông tin phù hợp, tiết kiệm chi phí, hay cũng như họ có
khách quan trong việc đánh giá và lựa chọn các ứng viên hay không?
2.3.6. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng tới việc tuyển dụng và chất lượng công tác
tuyển dụng. Khi môi trương cạnh trạnh gay gắt thì các doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh cao sẽ thu hút được nhiều lao động trên thị trường và ngược lại. Do đó
cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp
tuyển dụng để không bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác để từ đó thu hút được

nguồn ứng viên có chất lượng cao.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
TỪ NGUỒN BÊN NGOÀI TẠI CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
VINAWACO
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty CP công trình đường thủy Vinawaco
3.1.1 Khái quát về công ty CP công trình đường thủy Vinawaco
3.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
VINAWACO, (tiền thân là công ty công trình đường thủy – đơn vị thành viên của
Tổng công ty xây dựng đường thủy - Bộ giao thông vận tải).
Địa chỉ trụ sở chính: 159 Đường Thái Hà – Phường Láng Hạ - Quận Đống
Đa – TP. Hà Nội.
Điện thoại: (04) 38.561.482 – (04) 38.561.483.
Vốn điều lệ: 15.000.000.000đồng.
Công ty CP công trình đường thủy Vinawaco (tiền thân là công ty công trình
đường thủy là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường
thủy) được thành lập 16/4/1972. Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số:
601/QĐ/TCCB-LĐ ngày 05 tháng 4 năm 1993). Được kế thừa những thành quả của
công ty công trình đường thủy từ năm 1972. Đến nay công ty CP công trình đường
thủy – Vinawaco đã trải qua 40 năm xây dựng và phát triển. 40 năm qua công ty CP
Đường thủy- Vinawaco đã có rất nhiều cố gắng, xây dựng công ty thành một đơn vị
lớn, vững mạnh.
Là doanh nghiệp cổ phần hạch toán độc lập theo quyết định số 2323/QĐ-
BGTVT ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Bộ GTVT.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty Cổ phần số: 01 001 09593 do sở

kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 22 tháng 6 năm 2012 (thay đổi 6 lần).
3.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng của công ty
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng: thi công các công trình giao thông đường
thủy và đường bộ đảm bảo quá trình lưu thông, đi lại của người dân được thuận lơi.
Thông qua các hoạt động kinh doanh để bảo trì và phát triển nguồn vốn của
công ty, sử dụng hợp lí các nguồn lực, tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tư và phát
triển công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên

Nhiệm vụ của công ty
Thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
Thực hiện đúng các luật kinh tế do nhà nước ban hành và các cam kết với các
đối tác để luôn giữ uy tín của công ty
3.1.3. Khái quát về nguồn lực của công ty
Nhân lực của công ty hiện có: 290 người trong đó có 263 nam và 27 nữ.
Trình độ nhân lực: 8 người trình độ trên đại học; 78 người trình độ đại học; 29
người trình độ trung học, cao đẳng; 175 người trình độ đã qua đào tạo.
Vốn: 20.000.000.000đồng.
Cơ sở vật chất: khang trang, đầy đủ tiện nghi.
Công nghệ: Sử dụng các trang thiết bị hiện đại, quy mô lớn như tàu ngoạm
Bình Dương, tàu ngoạm TC- 02, tàu hút bụi Long Châu 02, thiết bị nạo vét.
3.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010-2012
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong các năm 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu

Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Gíá
trị
Tỉ lệ
(%)
Giá
trị
Tỉ lệ
(%)
1
Tổng Doanh Thu
246 279 300 33 13,41 21 7,5
2
Tổng Chi phí
236 267 290 31 13,13 23 8,6
3
Lợi nhuận kế toán trước thuế
10 12 10 2 20 -2 16,6
4
Thuế TNDN hiện hành
2,3 2,9 3,2 0,6 26,09 0,3 10,34

5
Lợi nhuận sau thuế TNDN
7,7 9,1 6.8 1,4 18,18 -2,3 25,27
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 – 2011 Công ty Vinawaco)
Nhận xét: So sánh kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất
2010, 2011,2012 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2010, 2011
là tốt nhưng năm 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty có chiều đi xuống. Tuy nhiên thì công ty vẫn
có mức lợi nhuận sau thuế cao chỉ thấp hơn năm 2010, 2011, doanh thu tăng, chi
phí tăng. Cụ thể:
Tổng Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 7,5%, tương ứng tăng 21 tỉ
đồng. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 13,41% tương ứng tăng 33 tỉ đồng.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị
Liên
Tổng Chi phí năm 2012 so với năm 2011 tăng 8,6%, tương ứng tăng 23 tỉ đồng,
năm 2011. Năm 2011 so với so với năm 2010 tăng 13,13 % tương ứng tăng 31 tỉ đồng.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập Công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm
25,27%, tương ứng giảm 2,3 tỉ đồng. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 18,18%,
tương tăng 1,4 tỉ đồng.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân lực từ nguồn bên
ngoài tại Công ty CP công trình đường thủy Vinawaco
Như đã phân tích ở mục 2.3 – các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển
dụng nhân lực nói chung, thì ở Công ty CP công trình đường thủy Vinawaco cũng
vậy, công tác tuyển dụng nhân lực chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố xung
quanh, cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố chính gồm:
3.2.1 Thị trường lao động
Thị trường lao động của Việt Nam hiện nay rất phong phú, đa dạng cả về số
lượng và chất lượng lao động. Hàng năm có một lượng lớn các lao động được đào

tạo tại hệ thống các cơ sở đào tạo được đưa vào thị trường, đảm bảo chất lượng và
phong phú về số lượng. Chính điều này đã tạo thuận lợi cho công tác tuyển dụng
nhân lực từ nguồn bên ngoài của Công ty thu hút được đông đảo sự quan tâm của
người lao động có trình độ tốt đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực của công ty.
Mặt khác, trụ sở của công ty được đặt tại Hà Nội, một thành phố có đông đảo hệ
thống các cơ sở đào tạo, có nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao, điều này
cũng tạo điều kiện cho công ty có thể tuyển dụng được các ứng viên có trình độ,
phù hợp với yêu cầu công ty đề ra.
3.2.2. Tình hình kinh tế đất nước
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm
trọng và Việt nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Năm vừa qua đã có rất
nhiều công ty bị phá sản hay phải sa thải nhân viên, người lao động đứng trước
nguy cơ mất việc làm, các công ty cắt giảm nhân lực, làm cho số lượng người thất
nghiệp tăng lên đáng kể đã làm cho thị trường lao động ngày càng phong phú hơn
cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra hằng năm các trường đào tạo còn đào tạo và
đưa ra thị trường một lượng lao động khá lớn với tay nghề ngày càng cao, số lượng
lao động này góp phần làm phong phú hơn thị trường lao động. Đây là cơ hội tốt để
công ty có thể tuyển dụng được nhân viên theo yêu cầu của mình nhanh hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngát Lớp: K45U2
25

×