Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Cuoc chien chong khung bo cua my nhung nam dau the ky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.16 KB, 44 trang )

Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Lời mở đầu
Chương I: Tình hình nước Mỹ sau sự kiện 11/9
I. Sự kiện 11/9:

1. Các cuộc tấn công
2. Nguyên nhân và động cơ:

3. Hậu quả
II. Phản ứng của nước Mỹ
III. Phản ứng của quốc tê
Chương II: Cuộc chiến chống khủng bố của nước Mỹ
I. Vài nét về chủ nghĩa khủng bố trên thế giới
II. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền tổng thống Bush
1. Sự thành lập liên minh quốc tế chống khủng bố
2. Mỹ triển khai các hoạt động quân sự chống khủng bố
III. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền tổng thống Obama
IV. Vài nét về chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9:
1. Những hoạt động ngoại giao tiêu biểu của Mỹ sau sự kiện 11/9
2. Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9
3. Thái độ các nước đối với chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện
11/9.
Chương III: Kết quả cuộc chiến chống khủng bố
I.
II.

Kết luận

Kết quả ban đầu của cuộc chiến chống khủng bố:
Những nguy cơ khủng bố mới:




Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Lời mở đầu
Nước Mỹ giã từ năm đầu tiên của thế kỷ 21 với cơn chấn động gây tổn thương
chưa từng có bởi vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Ngay sau sự kiện này xảy ra
Tổng thống Mỹ G.W. Bush đã tuyên bố: “Đây là cuộc chiến đấu đầu tiên của thế
kỷ 21 và ngày 11/9 đã làm thay đổi nước Mỹ và thế giới”. Nói một cách khác, sự
kiện ngày 11/9 - cuộc đấu tranh đầu tiên trong thế kỷ 21 đã buộc Mỹ phải xem xét
điều chỉnh tồn bộ các chính sách của một đất nước có vị thế bậc nhất thế giới
hiện nay. Đây cũng được xem là một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế thế giới,
bởi nó đã khiến Mỹ và các nước khác phải xác định lại các mối quan hệ giữa
“bạn” và “thù” để từ đó đi đến sự phù hợp trên chiến trường quốc tế.
Với ý tưởng muốn nghiên cứu và tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh cuộc tấn
công khủng bố ngày 11/9/2001


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Chương I: Tình hình nước Mỹ sau sự kiện 11 tháng 9
I. Sự kiện 11/9:
1. Các cuộc tấn công:
Vụ tấn công khởi phát là việc cướp bốn chiếc máy bay thương mại. Với sức chứa
gần 91.000 lít (24.000 gallon) cho các động cơ phản lực của mỗi chiếc, những
chiếc máy bay này được biến thành những quả bom lửa đang bay. Chuyến bay 11
của hãng hàng khơng American Airlines đâm vào mé bắc của tồ Tháp Bắc WTC
vào lúc 8:46:40 sáng giờ địa phương . Lúc 9:03:11 sáng giờ địa phương, chuyến
bay 175 của hãng hàng khơng United Airlines đâm vào tồ Tháp Nam, được
truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía

Tháp Bắc. Chuyến bay 77 của hãng American Airlines lao vào Lầu Năm Góc vào
lúc 9:37:46 sáng giờ địa phương. Chiếc phi cơ thứ tư, chuyến bay 93 của hãng
hàng không United Airlines, rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville và thị trấn
Stonycreek thuộc Quận Somerset, bang Pennsylvania vào lúc 10:03:11 sáng giờ
địa phương, xác vụn của chiếc máy bay đã được tìm thấy cách đó tám dặm. Người
ta tin rằng máy bay bị rơi có thể là do nhóm khơng tặc cố ý làm như thế, nhưng
cũng có thể là do hành khách trên máy bay đánh trả lại làm nhóm khơng tặc khơng
thể kiểm sốt được chiếc máy bay. Trong số những người có mặt trên bốn chuyến
bay định mệnh này, khơng ai cịn sống sót. Một số hành khách và nhân viên phi
hành đoàn đã cố liên lạc bằng điện thoại từ trên máy bay. Họ báo cho biết có nhiều
khơng tặc đang có mặt trên máy bay. Sau này, FBI nhận diện được tổng cộng có
19 khơng tặc, bốn trên chuyến bay 93 của hãng United. Trên ba chuyến bay còn
lại, mỗi chuyến có năm khơng tặc. Theo ước tính của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật
Quốc gia (NIST) có khoảng 17 400 người có mặt trong Trung tâm Thương mại
Thế giới vào lúc xảy ra vụ tấn công, trong khi cửa quay của Cảng New York và
New Jersey cho thấy có 14 154 người ở trong tịa tháp đơi vào lúc 8:45 sáng. Đa
số đều ở dưới điểm va chạm nên được cứu thốt an tồn, có 18 người cố xoay sở
để thoát ra kịp lúc từ bên trên khu vực va chạm của tịa tháp phía nam trước khi nó
đổ xuống. Có ít nhất 1 366 người bị kẹt ngay tại hoặc bên trên điểm va chạm của
tồ tháp phía bắc, khơng ai cịn sống sót. Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, hàng


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

trăm người chết ngay khi xảy ra vụ nổ, những người còn lại bị mắc kẹt trong tòa
nhà, thiệt mạng khi tòa nhà sụp đổ. Có đến 600 người chết ngay lập tức hoặc bị kẹt
trong các tầng lầu ngay tại điểm va chạm hoặc bên trên của tịa tháp Nam. Trong
số những người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc nơi này bị
tấn cơng, ước tính có khoảng 200 người, tuyệt vọng vì bị nhấn chìm trong khói và
sức nóng của nhiên liệu phản lực đang bốc cháy, liều mạng nhảy ra khỏi tồ tháp

đơi rực lửa để hứng chịu cái chết thảm khốc khi rơi xuống đường phố và trên mái
của những toà cao ốc lân cận, hàng chục mét thấp hơn bên dưới. Nhiều người khác
đang ở các tầng lầu cao hơn điểm va chạm (nơi máy bay đâm vào toà nhà) cố chạy
ngược lên mái toà nhà với hy vọng sẽ được trực thăng đến cứu. Nhưng khơng có
kế hoạch cứu hộ nào được lập ra cho một tình huống như thế. Những người khác
bị chặn lại bởi cửa đã bị khoá chặt khi họ đang cố leo lên mái tồ nhà.
Có những suy đốn cho rằng chiếc máy bay thứ tư, chuyến bay 93 của hãng
United Airlines, bị nhóm khơng tặc dự định cho đâm vào Điện Capitol (Trụ sở
Quốc hội Hoa Kỳ) hoặc Toà Bạch Ốc ở Washington, D.C. Những gì được ghi lại
trong hộp đen cho thấy những hành khách, do Todd Beamer, Jeremy Glick và
Mark Bingham lãnh đạo, cố gắng giành quyền kiểm sốt máy bay từ tay nhóm
khơng tặc, trong một nỗ lực bất thành, cho phi cơ lắc mạnh nhằm khống chế nhóm
hành khách. Theo băng ghi âm của dịch vụ khẩn cấp 911, một hành khách trên
chuyến bay 93 yêu cầu người điện thoại viên cùng cầu nguyện với anh trước khi
nhóm hành khách này xơng lên tranh giành với nhóm khủng bố để chiếm lại quyền
điều khiển chiếc phi cơ. Sau khi cầu nguyện xong, người hành khách chỉ thốt lên
“let’s roll”. “Let’s roll” sau này trở thành tiếng hô xung trận của binh sĩ chiến đấu
chống Al Qaeda tại Afghanistan. Khơng lâu sau đó, chiếc phi cơ rơi xuống một
cánh đồng gần Shanksville thuộc thị trấn Stonycreek, hạt Somerset, tiểu bang
Pennsylvania vào lúc 10:30:11 sáng giờ địa phương. Có những bất đồng về thời
điểm chính xác máy bay rơi, dựa vào những chấn động được ghi nhận cho thấy có
thể xảy ra lúc 10:06. Ủy ban 9/11 báo cáo rằng quân sư của al-Qaeda (đã bị bắt),
Khalid Shikh Mohamed, khai rằng mục tiêu tấn công của chuyến bay 93 là Điện
Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, được dành cho bí danh “Khoa Luật”.
2. Nguyên nhân và động cơ:
Vài giờ thậm chí vài ngày sau sự kiện 11/9, người Mỹ nói riêng và nhân dân tồn
thế giới nói chung vẫn chưa hết bàng hoàng, sửng sốt về sự kiện này. Người ta tự
hỏi, vụ khủng bố bắt nguồn từ đâu, tại sao lại diễn ra một cách bài bản đến thế? Ai
là người đứng sau vụ khủng bố?...
Câu trả lời đến nay vẫn chưa có lời giải chính xác. Nước Mỹ đã biết đến chiến

tranh, nhưng trong suốt 136 năm qua, đó là cuộc chiến tranh bên ngồi nước Mỹ,
nhân dân Mỹ từng biết đến thương vong nhưng không phải là trung tâm của một
thành phố vĩ đại vào một buổi sáng bình yên. Nhân dân Mỹ cũng đã từng biết đến


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

những vụ tấn cơng bất ngờ nhưng chưa bao giờ là cuộc tấn công vào hàng ngàn
dân thường. Tất cả những điều này đã xảy đến với nước Mỹ chỉ trong một ngày.
Ngày 11/9/2001 và đêm tối đã ập xuống một thế giới mà ở đó cái được gọi là nền
tự do đã bị tấn công. Thực chất đây không phải là vụ khủng bố đơn thuần nhằm
vào nước Mỹ giống như vụ đánh bom hai sứ quán Mỹ Kenya và Tanzania năm
1998 hay vụ tấn công tàu U. SS. Cole tháng 10 năng 2000 mà đây là cuộc tấn cơng
làm “tổn thương lịng kiêu hãnh đối với nước Mỹ vốn từ trước tới nay được coi là
“bá quyền” một cách nghiêm trọng”.
Thảm hoạ ở NewYork và Washington ngày càng đưa ra nhiều câu hỏi, các
câu hỏi đó mang tính nhiều mặt và ở các tầm cỡ khác nhau, từ câu hỏi về thân thế
của những kẻ khủng bố đến độ tin cậy của các hệ thống an ninh ở các sân bay và
trên máy bay đến câu hỏi liệu đây có phải là sự mở đầu cuộc chiến tranh giữa các
nền văn minh, hay đó là biểu hiện cấp tiến của sự đối đầu theo cực Bắc – Nam,
phương Tây – phương Đông. Nhưng liệu chúng ta có thể tìm được câu trả lời cho
câu hỏi chính. Hành động ngày 11/9 có phải là thách thức toàn cầu mà chủ nghĩa
khủng bố đặt ra trước an ninh quốc tế vào đầu thiên niên kỷ mới hay đó là vụ
khiêu khích tồn cầu của các thế lực xuyên quốc gia sử dụng tiềm năng khủng bố
cho các mục tiêu sâu xa của mình. Nếu khơng nhận thức được những mối quan hệ
nhân quả sâu sắc thì tất cả các chiến dịch trả thù chỉ là cuộc chiến với những chiếc
cối xay gió.
Tại sao Mỹ thủ lĩnh về sức mạnh kinh tế – quân sự, về mức độ ảnh hưởng
đối với sự hình thành trật tự, thế giới mới, đất nước đấu tranh cho tự do, hình mẫu
của nền dân chủ phương Đơng và là người gìn giữ các giá trị của phương Tây- thủ

lĩnh của thế giới văn minh lại trở thành mục tiêu của cuộc tấn công . Nguyên nhân
của vụ khủng bố này bao gồm những nguyên nhân trực tiếp và sâu xa.
Nguyên nhân trực tiếp: Vụ khủng bốn ngày 11/9 một phần là hậu quả chính
sách của Mỹ ở Trung Đơng đối với những phần tử hồi giáo cực đoan, việc Mỹ
đánh Irắc, đóng quân ở A’rập nơi mà người hồi giáo coi là lãnh địa thiêng liêng
của mình và sự tiên vị đối với Ixrael trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông là sự
tấn công vào thế g iới Hồi giáo. Những kẻ khủng bố đã lập luận rằng chỉ bằng
cách buộc dân thường Mỹ phải chịu số phận như những người A’rập bị giết hại
bởi súng đạn và sự hỗ trợ của Mỹ thì chính quyền Mỹ mới buộc phải ngừng ủng
hộ Ixrael trong cuộc xung đột ở Trung Đông và những kẻ khủng bố cho rằng cần
phải sử dụng vũ lực chống lại Mỹ bởi vì đây là ngơn ngữ duy nhất mà nước Mỹ
hiểu. Ở khía cạnh khác, đây cũng là động cơ của những kẻ đến sau vụ 11/9.
Binlađen và các lãnh tụ Taliban đã tuyên bố Mỹ sẽ phải đương đầu với một cuộc
chiến lâu dài và đẫm máu, nếu chính quyền Mỹ khơng rút qn ra khỏi vùng vịnh
và tiếp tục hậu thuẫn Ixrael trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đơng. Chính sách
của Mỹ đối với thế giới, nhất là thế giới Hồi giáo là nguyên nhân quan trọng bởi từ


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

lâu, nhất là sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay, chiến lược bá quyền, chủ
nghĩa đơn phương của Mỹ trở nên càng ngày càng ngông cuồng hơn.
Ở mức độ sâu xa hơn tham vọng bá quyền, cường quyền, lợi dụng các vấn
đề sắc tộc, tôn giáo, dùng chiêu bài dân chủ nhân quyền để can thiệp vào công
việc nội bộ nước khác thậm chí sử dụng vũ lực, tiêu chuẩn kép trong các tuyên bố
và hành động của Hoa Kỳ. Là những nguyên nhân sâu xa gây ra tình cảm bài Mỹ
ở khắp nơi trên thế giới mà hình thức cực đoan là các hành động khủng bố nhằm
vào những người dân thường Mỹ và các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Mỹ.
Một nguyên nhân sâu xa nữa là sự thất bại kinh tế của nhiều nước Hồi Giáo
Trung Đông, điều mà các nước này cho rằng là do hậu quả của sự dồn nén đối với

những người hồi giáo do Mỹ cầm đầu đã đẩy nhiều tín đồ hồi giáo đến bước
đường cùng và trở thành những tín đồ trung thành của chủ nghĩa hồi giáo cực
đoan.
Tóm lại, có sự nhất trí chung về nguyên nhân gốc rễ của sự kiện 11/9 là vấn đề đói
nghèo, chính sách đối ngoại và chủ nghĩa bá quyền Mỹ đối với các nước khác đặc
biệt là đối với các quốc gia Hồi giáo và các nước thế giới thứ ba và cuộc xung đột
ở Trung Đông giữa Ixrael và Palextin.
3. Hậu quả:
Khi các khu ngoại ô chung quanh Thành phố New York biết tin thảm họa đang
xảy ra quá gần, nhiều trường học đóng cửa, di tản hoặc tự phong toả. Những khu
học chính khác ngăn khơng cho học sinh xem truyền hình bởi vì nhiều em có cha
mẹ đang làm việc trong tịa tháp đôi. Ở các bang New Jersey và Connecticut, các
trường tư đều được di tản. Trường học tại Scardale, bang New York bị đóng cửa.
Tại Greenwich, tiểu bang Connecticut, khoảng 15 dặm phía bắc Thành phố New
York, hàng trăm học sinh có quan hệ trực tiếp với những nạn nhân của vụ tấn
công. Greenwich, một trong những thị trấn giàu nhất thế giới, có nhiều cư dân tử
vong hơn bất cứ thị trấn nào trong vùng.
Theo tường thuật của hãng thông tấn Associated Press, thành phố đã nhận
diện hơn 1 600 tử thi, nhưng không thể xác định nhân thân cho số tử thi còn lại
(khoảng 1 100 người). Bản tường thuật cũng nói rằng thành phố có “khoảng 10
000 mẩu xương và các phần mô chưa thể xác nhận là phù hợp với danh sách tử
vong”.
Con số thương vong lên đến 2 975 người, trong đó có 19 khơng tặc, 246
người trên 4 chiếc máy bay (không ai sống sót), 2 603 người thiệt mạng tại Thành
phố New York, trong tịa tháp đơi cũng như trên mặt đất, và 125 người trong Ngũ
Giác Đài. Thêm vào danh sách nạn nhân là 24 người bị liệt kê mất tích. Ngoại trừ


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí


55 người thuộc các lực lượng vũ trang, tất cả đều là dân thường. Hơn 90 quốc gia
có cơng dân thiệt mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới.
Các viên chức y tế Thành phố New York đưa tên Felicia Dunn-Jones vào danh
sách nạn nhân. Năm tháng sau ngày xảy ra sự kiện 11/9, Dunn-Jones chết vì bệnh
phổi do hít phải bụi khi tịa nhà WTC sụp đổ. Thêm vào đó, tịa Tháp đơi cao 110
tầng của Trung tâm Thương mại Thế giới, cùng với năm tòa nhà khác thuộc khu
vực WTC, gồm có tịa nhà số 7 của WTC, tịa nhà chọc trời khung bằng thép cao
48 tầng cách đó một khu phố, các tòa nhà số 6, 5, 4, 3 của WTC, phức hợp Trung
tâm Tài chính Thế giới, và Nhà thờ Chính Thống giáo St Nicholas, cùng bốn trạm
tàu điện ngầm hoặc bị sụp đổ hoàn toàn hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tính tổng cộng,
trên Đảo Manhattan, có 45 tịa nhà bị thiệt hại. Các thiết bị truyền thơng như tháp
truyền hình, truyền thanh, radio hai chiều bị phá hủy nhưng các trạm truyền thơng
đã nhanh chóng phục hồi tín hiệu và phát sóng lại. Tại Arlington, một phần của tịa
nhà Lầu Năm Góc bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn, một phần khác bị sụp đổ.
Trong ngày 11 tháng 9 chín năm về trước, 2.975 người đã chết trong vụ
khủng bố tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ. Những sang trấn tâm lý và thương tổn mà
các nạn nhân và gia đình họ phải gánh chịu thật khó mà kể hết.
Tuy nhiên, mối hiểm nguy mà người dân New York phải đối mặt chưa dừng lại ở
đó. Ngồi số người mất trong ngày khủng bố, nước Mỹ cịn hàng nghìn “nạn nhân
chìm”. Họ là những người hít phải thứ bụi độc hại bao phủ khu Ground Zero và
mắc bệnh sau đó. Thực tế, số người có thể chết vì tác động của bụi cịn nhiều hơn
người chết bởi bản thân vụ tấn công. Số nạn nhân này bao gồm các nhân viên văn
phòng, các chủ cửa hiệu, sinh viên, người dân địa phương và bị ảnh hưởng nặng
nề nhất là lực lượng “phản ứng nhanh” gồm các nhân viên y tế, cứu trợ và các tình
nguyện viên, những người làm việc trực tiếp tại hiện trường vụ tấn công. Họ là
những người đến để cứu mạng người khác nhưng nay đang phải trả giá bằng chính
sinh mạng của mình.
Cơ quan Y tế Thành phố New York đã ghi nhận 817 trường hợp thuộc lực lượng
phản ứng của WTC bị tử vong vì các bệnh mắc phải do làm việc tại hiện trường vụ
khủng bố. Song, theo các số liệu chính thức của Chương trình Mơi trường và Điều

trị Y tế WTC thì hiện vẫn cịn 20.000 trường hợp đang mắc bệnh. Tuy nhiên, đó
chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Theo Cơ quan Đăng ký Y tế của WTC, đã có
410.000 người phơi nhiễm nặng các chất độc hại ở WTC, mắc các bệnh về hô hấp
và ung thư. Điều này biến vụ khủng bố 11/9 thành thảm họa môi trường trầm
trọng tương đương thảm họa nguyên tử ở Chernobưn (Nga), thảm họa mà số
trường hợp tử vong và mắc bệnh trong suốt 20 năm sau đó đã vượt xa số người
chết ban đầu. Lớp bụi từ vụ sụp đổ tịa tháp đơi hơm 11/9 dày và phát tán xa đến
nỗi người ta có thể viết tên mình trên nóc những chiếc xe ơ tơ đỗ cách đó hơn
1km. Đám bụi ấy chứa các hóa chất độc hại như amiang, chì, dioxin, các hóa chất
PVC chết người, thủy ngân từ vô số đèn huỳnh quang vỡ, cùng lượng khí thải của


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

200.000 gallon dầu diesel cháy âm ỉ bên dưới khu vực xảy ra thảm họa. Robin
Herbert, đồng giám đốc của Chương trình Giám sát Y tế thuộc WTC từng bày tỏ
mối quan ngại về sự kết hợp của các yếu tố gây ung thư do hóa chất bị phát tán.
Các nhà quan sát cũng đã nhận thấy xu hướng các bệnh ung thư đang phát triển
nhanh và nhiều dạng ở các nhân viên cứu trợ.
Những nhân viên này được điều đến khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới
ngay sau khi thảm họa xảy ra. Ban Phòng cháy Chữa cháy của New York lo ngại
rằng 300 lính cứu hỏa bị coi là mất tích đã thiệt mạng.
Trong số những người chết có một số quan chức của Ban Phịng cháy Chữa cháy.
Về phía lực lượng cảnh sát, họ khơng biết hiện tại đã có bao nhiêu nhân viên mất
tích, nhưng theo một nguồn tin thì con số đó là 80.
Từ đống đổ nát, người ta đã cứu sống được 2 sĩ quan cảnh sát và một số
người khác bị mắc kẹt đang dùng điện thoại di động để cầu cứu. Trung tâm cứu trợ
khẩn cấp cũng nhận được nhiều cú điện thoại của những người vẫn chưa thốt
khỏi đống đổ nát của 2 tồ tháp 110 tầng.
Một số bác sĩ tại các khu vực khác, đến đây để tham dự hội thảo, cũng tình nguyện

đến bệnh viện để giúp đỡ nạn nhân.
II. Phản ứng của nước Mỹ:
Quan chức Lầu Năm Góc, Nhà Trắng, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư pháp, Tòa nhà Quốc
hội, trụ sở CIA và tất cả các cơ quan chính phủ khác đều đã được sơ tán. Phó Tổng
thống Dick Cheney và phu nhân đã phải rời đến một địa điểm an toàn. Tồn bộ
sân bay ở Mỹ phải đóng cửa. Các chuyến bay quốc tế tới thủ đô Washington DC
và New York đều chuyển hướng sang Canada. Lần đầu tiên trong lịch sử nước
Mỹ, mạng lưới hàng khơng tồn quốc bị ngưng trệ hoàn toàn. Tổng thống Bush đã
phải hủy bỏ bài phát biểu ở Florida và trở về Washington. Ông nhận định rằng đây
là hậu quả của “các vụ tấn công khủng bố” và là “một thảm kịch quốc gia". Ở
Chicago, tất cả những người có mặt trong Tháp Sears đã được sơ tán. Trụ sở Liên
Hợp Quốc ở New York cũng vậy. Các quan chức ở cảng New York thông báo đã
đóng cửa tất cả các cầu và đường hầm dẫn vào thành phố. Bộ Ngoại giao Mỹ đã
gửi thông báo đến đại sứ quán Mỹ ở tất cả các nước, đề nghị nâng cao cảnh giác.
Khắp nơi trên nước Mỹ, người dân tập trung tại tất cả các cửa hàng, qn bar, bất
cứ nơi nào có màn hình, để xem trực tiếp sự kiện này.
Vụ tấn công tác động mạnh mẽ bao trùm lên toàn thể dân chúng Mỹ. Người ta bày
tỏ lòng biết ơn đối với những nhân viên duy trì an tồn cơng cộng, nhất là lính cứu
hỏa. Những người này đã bày tỏ lòng dũng cảm khác thường giữa tình thế hiểm
nghèo nơi hiện trường trong khi họ phải gánh chịu con số tử vong cao chưa từng


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

có khi thi hành nhiệm vụ. Một làn sóng hiến máu tự nguyện đã dấy lên ngay sau
ngày 11 tháng 9 để cứu sinh mạng người bị nạn. Cuộc tấn công ngay lập tức gây ra
những tác hại nghiêm trọng trên nền kinh tế của nước Mỹ và trên thị trường thế
giới. Thị trường Chứng khoán New York (NYSE), Thị trường Chứng khoán Mỹ
và NASDAQ đóng cửa trong ngày 11 tháng 9 và ngưng hoạt động cho đến ngày
17/9/2001. Bầu trời khu vực Bắc Mỹ bị đóng cửa trong vài ngày sau vụ tấn cơng,

các chuyến bay bị cắt giảm đáng kể cho đến khi có lệnh mới. Hệ quả của vụ tấn
cơng là làm suy giảm các hoạt động hàng không đến gần 20%, tăng mức độ
nghiêm trọng của các vấn đề tài chính cho ngành công nghiệp hàng không dân
dụng vốn đã gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều tiếng đồng hồ sau vụ tấn công,
người ta phải cho di tản cư dân và người làm việc ở các tòa tháp cao trong các khu
vực đô thị trên khắp nước Mỹ, kể cả Los Angeles, tại thành phố này lượng xe lưu
thông giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay, trong khi những khu doanh
nghiệp tại trung tâm các đô thị cũng trở nên hoang vắng.
“Đêm nay chúng ta là một đất nước thức tỉnh trước hiểm nguy. Họ (Taliban)
phải giao nộp những kẻ khủng bố bằng không họ sẽ phải chịu chung số phận
với bọn chúng”.
Đây là bài phát biểu được coi là quan trọng nhất kể từ đầu nhiệm kỳ Tổng
thống của ông George. W. Bush, ông đã phác hoạ ra chiến dịch chống khủng bố
của Mỹ, yêu cầu Taliban phải giao nộp tồn bộ các thành viên của nhóm Al-Qaeda
tổ chức khủng bố do Osama Binlađen cầm đầu.
“Nỗi buồn của chúng ta đã biến thành sự tức giận và sự tức giận biến thành lòng
quyết tâm cho dù là chúng ta đưa kẻ thù ra trước công lý hay đưa công lý tới kẻ
thù, công lý cũng sẽ được thực hiện”
Ngay sau sự kiện ngày 11/9 Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng thơng qua nghị
quyết cho phép Tổng thống Mỹ sử dụng vũ lực chống lại bất cứ cá nhân hoặc quốc
gia nào dính líu vào vụ khủng bố ngày 11/9 gần 90% người Mỹ được đòi hỏi đều
tiến hành quyền quyết tâm trả đũa của chính quyền Mỹ. Sự nhất trí cả trong chính
quyền và cơng chúng Mỹ về sự cần thiết phải trả đũa xuất phát từ hai lý do chủ
yếu:
Một là: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị tấn công ngay trên
lãnh thổ của mình. Thực chất đây là lời tuyên chiến với Mỹ và Mỹ khơng thể
khơng có hành động trả lời
Hai là: Nếu khơng trả đũa thích đáng đối với tổ chức đứng đằng sau vụ
khủng bố này thì đó sẽ là dung túng và nhượng bộ cho chủ nghĩa khủng bố. Điều
này đi ngược lại với chính sách truyền thống của Mỹ là không đàm phán, thoả hiệp

và nhượng bộ đối với chủ nghĩa khủng bố. Mỹ đã đối phó với các hoạt động
khủng bố nhằm vào Mỹ trước đó bằng các biện pháp kể cả vũ lực, hoạt động bí
mật, trừng phạt kinh tế để chống khủng bố.
Về phía chính phủ, khả năng Mỹ sẽ đánh trả những kẻ tấn công gần như chắc
chắn. Câu hỏi chỉ là ở đâu, khi nào và hành động quân sự của Mỹ sẽ nhận được


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

bao nhiêu sự ủng hộ.Thượng viện Mỹ đã nhất loạt phê chuẩn biện pháp cho phép
Tổng thống Bush sử dụng "mọi vũ lực cần thiết và phù hợp” để chống lại những
kẻ đứng đằng sau các vụ khủng bố. Trong khoản tiền khẩn cấp 40 tỷ USD được
Quốc hội nhanh chóng thơng qua, một nửa sẽ được sử dụng để tiến hành các hoạt
động cứu trợ và dọn dẹp tại những khu vực gặp nạn. Một nửa để đấu tranh chống
khủng bố. 10 tỷ USD sẽ được cấp ngay tức khắc không kèm theo điều kiện. 10 tỷ
USD tiếp theo, Nhà Trắng sẽ phải nêu ra chi tiết số tiền sẽ được dùng vào việc gì.
Số cịn lại sẽ được phân bổ trong ngân sách 2002. Tổng thống, theo yêu cầu của
Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, đã cho phép Lầu Năm Góc huy động
50.000 quân dự bị sẵn sàng ứng chiến. Đợt đầu tiên sẽ có 13.000 người cho Khơng
qn, 10.000 cho Lục qn, 7.500 cho Thuỷ quân Lục chiến và 2.000 cho Lực
lượng tuần duyên. Các quan chức Bộ Quốc phòng nhấn mạnh là mục đích nhằm
“bảo vệ tổ quốc”. Họ cho biết là có thể sẽ có chiến tranh với những kẻ đã đâm máy
bay vào Trung tâm Thương mại Quốc tế và Lầu Năm Góc. Theo các thơng tin đầu
tiên, tham gia chiến dịch trả thù sẽ gồm Hạm đội 6 (Địa trung hải), Hạm đội 5
(Vịnh Ba Tư, Biển Arập), không quân chiến lực từ các căn cứ Mỹ đặt tại châu Âu,
Thổ Nhĩ Kỳ, Cô-oét, Bahrain, Arập Sêut. Các mục tiêu dự tính có thể là 5 nước:
Afganistan, Pakistan, Sudan, Algeria và Yemen. Trên lãnh thổ của 3 nước cuối
hiện có các trại huấn luyện qn khủng bố. Cịn Afganistan và Pakistan thì có
quan hệ trực tiếp với bin Laden. Sau khi có bài diễn văn tại Nhà thờ Lớn, Tổng
thống đã bay tới New York. Chiếc Air Force One của ông được các phi cơ chiến

đấu F-16 yểm trợ. Ông Bush đã tới thăm khu Trung tâm Thương mại Thế giới
(WTC) ở Lower Manhattan. Các nhân viên cứu trợ và tình nguyện kêu vang “nước
Mỹ! nước Mỹ”, trong khi Tổng thống vẫy lá cờ Mỹ và cảm ơn họ vì đã làm việc
suốt ngày đêm để tìm kiếm những người sống sót.
Dựa trên “vơ số bằng chứng” có được, chính quyền Mỹ đã kết luận rằng Osama
bin Laden chính là kẻ tình nghi số một trong vụ khủng bố làm kinh động cả nước
Mỹ và thế giới. Ngày 13/9/2001, Tổng thống Bush, Quốc hội và Lầu Năm Góc
cam kết tiến hành một chiến dịch quân sự chống khủng bố, bắt đầu từ bin Laden.
Chính quyền Bush đang buộc Pakistan phải tìm cho ra những kẻ chịu trách nhiệm
trong vụ khủng bố nước Mỹ, đưa ra tòa, và phải sẵn sàng giúp đỡ Mỹ trong cuộc
tấn công.
Chỉ khoảng một tháng sau vụ tấn công, Hoa Kỳ dẫn đầu một liên minh quân sự
quốc tế tiến vào Afghanistan để săn đuổi các lực lượng vũ trang của al-Qaeda hầu
đánh đổ chính phủ Taliban vì cớ chứa chấp bọn khủng bố. Chính quyền Pakistan
quyết định đứng về phía Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Osama bin Laden và alQaeda. Nước này dành cho Hoa Kỳ một số phi trường và căn cứ quân sự làm hậu
cứ cho chiến dịch tấn công vào Afghanistan, cùng lúc cho bắt giữ hơn 600 nghi
can là thành viên al-Qaeda và giải giao những người này cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ
cũng được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Nga và Trung Quốc,
trong việc hợp tác chống khủng bố toàn cầu.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

III. Phản ứng của thế giới:
Gần như tồn thế giới tình nguyện tổ chức các đội cứu hộ, cứu trợ và hiến máu
cho Mỹ, nhằm giúp nước này đương đầu với thảm họa ở New York và
Washington. Ủy ban châu Âu thông báo họ đã huy động hơn 600 chuyên gia đầy
kinh nghiệm và kỹ năng, sẵn sàng sang New York một khi Mỹ mở cửa không
phận. Chiều tối ngày 12/9/2001, Chủ tịch Ủy ban Môi trường châu Âu Margot
Wallstrom thành lập một trung tâm cứu trợ, làm nhiệm vụ phối hợp hoạt động cứu

trợ của các nước châu Âu. 10 chuyên gia điều trị bỏng và nhận diện nạn nhân của
Bỉ đang đóng ở Iceland, chờ sân bay Mỹ hoạt động bình thường trở lại. Gần 500
nhân viên cứu hộ Pháp cũng đã sẵn sàng. Bên cạnh đó là đội ngũ chuyên gia Thụy
Điển, Ireland, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Cộng hòa Czech, Israel.
Về phía các nhà lãnh đạo, chủ tịch Palestine Yasser Arafat mở đầu phong trào
hiến máu nhân đạo ở dải Gaza. Ông phát biểu: “Trong lá thư gửi Tổng thống
Bush, tơi có nói rằng Palestine sẵn sàng giúp đỡ tổng thống và nhân dân Mỹ trong
hoàn cảnh khủng khiếp này, với khả năng nhỏ bé của mình”. Hội Chữ thập đỏ
Canada đang huy động nhân viên cứu hộ để sang Mỹ giúp tìm kiếm nạn nhân. Thủ
tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi cho biết, Tokyo đã xem xét việc cử đội ngũ
cứu trợ khẩn cấp tới Mỹ; đội ngũ này sẽ sẵn sàng cất cánh bất cứ lúc nào có lệnh
điều động. Bộ trưởng Quốc phịng Đức Rudolf Scharping thơng báo Đức sẽ gửi
cho Mỹ một máy bay Airbus A-310 để chở người bị thương. Hãng truyền thông
khổng lồ của Đức, Bertelsmann, thì đã qun góp 1,82 triệu euro (2 triệu USD) để
giúp đỡ gia đình các cảnh sát và lính cứu hỏa Mỹ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự cảm thông đối với người dân Mỹ, coi
đây là một thảm kịch tồi tệ. Ơng hy vọng rằng “kẻ gieo gió ắt phải gặp bão”. Thủ
tướng Anh Tony Blair cho rằng, đó là một tội ác mới trên thế giới hiện đại này. Nữ
hồng Elizabeth thì “bị sốc thật sự”. Tổng thống Pháp, Jacques Chirac, phải cắt
ngắn chuyến thăm tại địa phương. Ông phát biểu: “Chúng tôi luôn lên án các hành
động khủng bố. Thế giới cần phải chống lại chủ nghĩa khủng bố bằng mọi cách”.
Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder gọi đây là lời tuyên chiến đối với thế giới văn
minh. Lãnh đạo các nước Tây Âu bỏ dở những công việc thường ngày của họ, cấp
tốc trở về thủ đô, bày tỏ tình đồn kết với Mỹ. Khắp châu Âu, người đứng đầu
nhiều nước lên án vụ tấn công trên bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất. Liên minh
châu Âu cho rằng, đây là vụ tấn công tồi tệ nhất ở Mỹ kể từ sự kiện Trân châu
Cảng 60 năm về trước. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan coi đây là
"những hành động khủng bố có chủ ý", đồng thời kêu gọi mọi người bình tĩnh
đánh giá sự việc. Trong thơng điệp gửi đến Tổng thống Bush, Giáo hồng Paul II
bình luận đây là một sự "kinh hồng khơng nói nên lời", đẩy nước Mỹ "vào một

giây phút đen tối bi thảm". Đại sứ của Taliban ở Pakistan, Mullah Abdul Salam
Zaeef, phát biểu: "Chúng tơi muốn nói với trẻ em Mỹ rằng Afghanistan hiểu nỗi
đau của các em, và hy vọng sẽ mau chóng tìm ra thủ phạm của các vụ khủng bố


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

này". Chủ tịch Nhà nước Palestine Yasser Arafat: "Cho tôi gửi lời chia buồn sâu
sắc của người dân Palestine tới Tổng thống Bush, chính phủ và nhân dân Mỹ.
Chúng tôi cực lực phản đối hành động khủng bố nghiêm trọng này. Chúng tôi thật
sự bị sốc. Không thể tin được. Không thể tin được. Không thể tin được". Thủ
tướng Libăng Rafik al-Hariri bình luận: "Hành động này đi ngược lại tất cả các giá
trị nhân văn và tơn giáo". Những nước có quan hệ lạnh nhạt với Mỹ như Pakistan
và Cuba cũng lên án vụ khủng bố. Giữa lúc cả thế giới đang thực sự bị sốc trước
những gì diễn ra ở Mỹ, các phiến quân Palestine tại trại tỵ nạn ở Libăng lại chào
mừng “sự kiện” này bằng cách bắn hàng tràng chỉ thiên. “Mỹ và Israel chỉ là một.
Đó là kết quả tất yếu đối với các chính sách của Mỹ”, một tay súng nói. Chưa có
tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm cho cuộc tấn công trên. Vụ tấn công tạo ra
những phản ứng khác nhau trong nền chính trị tồn cầu. Phản ứng của các chính
phủ và phương tiện truyền thông trên khắp thế giới là gay gắt lên án hành động
khủng bố, với những hàng tít trên nhật báo Pháp Le Monde, tóm lược thái độ đồng
cảm của quốc tế: ”Ngày hôm nay Tất cả chúng ta đều là người Mỹ”, và hàng triệu
người trên thế giới tổ chức thắp nến tưởng niệm nạn nhân. Những nhà lãnh đạo
của hầu hết các quốc gia Trung Đông đều lên tiếng kết án vụ tấn công, nhưng Iraq
là một ngoại lệ, nước này đưa ra một thơng báo chính thức, “những gã cao bồi Mỹ
đang hứng chịu hậu quả tội ác của họ chống lại nhân loại”. Trong khi đó, có một
số ít người Palestine ăn mừng sự kiện này.
Về phía NATO, lần đầu tiên trong lịch sử, NATO tuyên bố coi vụ tấn công
nước Mỹ ngày 11/9 như hành động khủng bố toàn bộ 19 nước trong Liên minh.
Tổng thư ký NATO George Robertson khẳng định: “Tấn công một nước là tấn

công tất cả”. Như vậy nghĩa là lần đầu tiên trong 52 năm tồn tại của NATO, các
nước thuộc Liên minh đã quyết định viện dẫn Điều luật số 5 - Phòng vệ Tương hỗ
- để hành động. Điều luật này được ký tháng 4/1949, theo đó, Liên minh cam kết
giúp đỡ bất kỳ quốc gia thành viên nào "bị tấn cơng từ bên ngồi". Trong trường
hợp này, Mỹ sẽ được tất cả các nước NATO ủng hộ, ngay cả khi phải dùng hành
động quân sự. Điều luật số 5 quy định: “Các bên nhất trí rằng tấn cơng vũ trang từ
bên ngoài nhằm vào bất kỳ nước nào ở châu Âu hay Bắc Mỹ đều sẽ bị coi là hành
động tấn công tất cả các quốc gia trong Liên minh, và do đó, trong trường hợp
một/nhiều nước NATO bị tấn công vũ trang như vậy, mỗi quốc gia trong Liên
minh sẽ hỗ trợ nước/các nước bị tấn công, bằng cách tiến hành ngay lập tức và phù
hợp với các quốc gia khác những hành động cần thiết, kể cả sử dụng vũ lực, nhằm
phục hồi và duy trì an ninh trong khu vực Bắc Đại Tây Dương. Nước bị tấn cơng
được quyền quyết định có nhận sự giúp đỡ đó hay khơng”. Quyết định cho thấy
các nước đồng minh của Mỹ muốn cùng Washington chia sẻ những mất mát và
khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, vì đặc thù của cơng tác chống khủng bố là đảm bảo
bí mật, giữ kín thơng tin, nên nhiều khả năng Washington sẽ hành động một mình,
NATO chỉ có thể giúp đỡ bằng những biện pháp như mở cửa không phận hoặc căn
cứ không quân cho quân đội Mỹ. Nhiều nước cũng tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ tài chính
cho Mỹ, nhưng Washington tuyên bố rằng họ chưa cần sự hỗ trợ đó. NATO đã


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

nhất trí về một số việc như: sẵn sàng triển khai đơn vị chống thảm họa
(EADRCC), tiến hành các biện pháp cứu hộ, phối hợp các hoạt động hỗ trợ khẩn
cấp.
Chương II: Cuộc chiến chống khủng bố của nước Mỹ
I. Khái niệm khủng bố:
Từ trước đến nay, người ta từng nói nhiều đến khủng bố, nhất là sau sự kiện
11/09/2001 khủng bố lại càng thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Tuy

nhiên đây là một vấn đề mang tính cập nhật nên cũng chưa có một định nghĩa nào
được chấp nhận một cách chính thức và rộng rãi trên tồn thế giới. Thuật ngữ “
khủng bố” đã xuất hiện từ khá sớm, gắn liền với q trình lịch sử, chính trị xã hội
của lồi người mà theo các nhà nghiên cứu thì: thuật ngữ này được biết đến từ thế
kỷ đầu sau công nguyên khi giáo phái Do Thái Zealots Sicarri tiến hành các hoạt
động ám sát, bắt cóc và đầu độc quy mô lớn để gây lo sợ trong dân chúng nhằm
kích động quần chúng nổi dậy lật đổ ách thống trị của người La Mã ở Judea. Tuy
nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, thuật ngữ khủng bố cũng được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau, như vào năm 1795 khái niệm này lần đầu tiên được sử
dụng trong cụm từ “triều đại khủng bố” để chỉ một thời kỳ trong cách mạng Pháp.
Hay nhà triết học người Đức Emmanuel Kant sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa khủng
bố để mô tả quan niệm bi quan về số phận của nhân loại. Khủng bố trong các thế
kỷ XIX hay sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại càng khác nữa. Mặc dù vậy, vào
năm 1937 đã có một văn bản pháp lý quốc tế về chủ nghĩa khủng bố là bản Cơng
ước được 25 nước ký ở Geneve, trong đó xác định: “Khủng bố là những việc làm
phạm tội ác nhằm chống lại một nhà nước mà mục đích hoặc bản chất là gây ra sự
khủng khiếp đối với các nhóm người hay dân chúng”. Thế nhưng từ sau khi chiến
tranh lạnh xãy ra, tình hình khủng bố trên thế giới đến nay rất phức tạp, những
định nghĩa cũ xem ra đã khơng cịn phù hợp. Tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này
trong đó có việc đưa ra khái niệm thống nhất trở thành nhu cầu bức thiết.
Từ điển Bách khoa toàn thư Britanica (Anh) năm 2002 đã định nghĩa: “
Khủng bố là việc sử dụng các phương tiện bạo lực một cách có hệ thống để taọ
bầu khơng khí lo sợ chung trong dân chúng và nhờ đó đạt được một mục tiêu
chính trị nhất định. Khủng bố được tiến hành bởi các tổ chức chính trị cánh tả và
cánh hữu, các nhóm dân tộc chủ nghĩa và tôn giáo, các tổ chức cách mạng và kể cả
các thể chế nhà nước như quân đội, cơ quan tình báo, cảnh sát”. Định nghĩa này
mở rộng đối tượng được xem là khủng bố ra rất nhiều và đôi khi gây những “hiểu
lầm” trong nhận thức, trong khi quy kết một tổ chức, hay một hành động nào đó là
khủng bố. Điều này bắt nguồn từ thời Chiến tranh lạnh, do sự đối đầu căng thăng
Mỹ và Liên Xô, quan niệm về “khủng bố” và “chủ nghĩa khủng bố” của các nước

phương Tây, các nước XHCN và các nước đang phát triển đấu tranh cho độc lập
dân tộc rất khác nhau: các nước phương Tây đánh đồng những hành động bạo lực
vơ chính phủ với phong trào các mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc chống chủ
nghĩa đế quốc, thực dân ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và Trung Đông với cái


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

mác chung là “khủng bố”. Nhưng kỳ lạ thay, các hoạt động do các phần tử quá
khích, cực đoan mà người Mỹ ủng hộ để chống đối lại chính phủ các nước, gây ra
các cảch giết người, bắt cóc… thì lại được người Mỹ coi là “chiến sĩ tự do”, tức
không phải khủng bố. Vậy ra khủng bố hay không là do người Mỹ quyết định: khi
các hoạt động đều là bạo lực nhưng mang lại lợi ích cho Mỹ thì là “thánh chiến”,
cịn nếu khơng phục vụ lợi ích của họ thì là “khủng bố”. Chống lại điều vơ lý đó,
các nước Liên Xơ, Đông Âu hay những quốc gia mới giành độc lập cho rằng phải
phân biệt rõ ràng: “khủng bố” và “chiến sĩ cách mạng”. Trong quá trình đấu tranh
chống thực dân xâm lược, những nước thuộc địa đã tiến hành cuộc đấu tranh của
mình bằng nhiều cách trong đó có đánh du kích, đánh bom cảm tử, liều chết. Để
nhằm tiêu diệt kẻ thù một “chiến sĩ cách mạng” không sợ hy sinh đã mang theo
bom và cùng chết với đối phương, hay các đội quân “cảm tử” được lập ra với
phương châm “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”: là những người anh hùng, đáng
được ca ngợi. Họ đã hy sinh sự sống của bản thân để bảo vệ độc lập tự do cho đất
nước thì khơng thể bị coi là khủng bố. Thậm chí nhiều quốc gia đã dành được độc
lập dân tộc thơng qua chiến tranh giải phóng, có một giai đoạn nào đó (thường là
giai đoạn đầu cuộc chiến) sử dụng một số biện pháp có tính khủng bố, song điều
này tuyệt nhiên không thể bị nhầm lẫn với chủ nghĩa khủng bố. Như vậy cảm tử
quân đánh bom trong các phong trào giành độc lập là những hành động anh dũng
vì chính nghĩa rất đáng ca ngợi và sự thật ở các quốc gia đó các anh hùng đã được
Tổ quốc ghi công. Nhưng thật đáng lo ngại khi ngày nay nhiều kẻ khủng bố thật
sự lại đang sử dụng chiêu bài “cảm tử”, “đánh bom liều chết” để đạt được mục

đích của mình. Chúng ta cần phân biệt rõ, bởi lẽ hành động anh hùng mang lại lợi
ích cho nhân dân và chỉ nhằm vào kẻ thù xâm lược, trong khi các cuộc “đánh bom
cảm tử, liều chết” ngày nay lại nhằm vào dân thường hoặc khi khơng nhắm vào
người dân thì cũng làm cho biết bao thường dân vô tội bị chết và bị thương.
Trở lại các khái niệm về khủng bố, ngay ở nước Mỹ cũng có nhiều định
nghĩa khác nhau. Trong mục 22 của Bộ luật Liên Ban Mỹ. tiểu mục 2656f(d) có
đoạn: “ khủng bố là hành động bạo lực có dự tính và có động cơ chính trị nhằm
vào các mục tiêu phi quân sự được thực hiện bởi các nhóm khơng đại diện cho
quốc gia hoặc cá nhân hoạt động bí mật”. Bên cạnh đó Cục Điều Tra Liên Ban Mỹ
(FBI) cho rằng: “khủng bố là việc sử dụng sức mạnh và bạo lực một cách bất hợp
pháp chống lại các cá nhân và tài sản nhằm ép buộc hoặc đe doạ một chính phủ,
nhằm đạt được các mục tiêu chính trị hoặc xã hội”. Và họ đã sử dụng định nghĩa
này để phân loại và quy kết các tổ chức khủng bố trên thế giới. Các định nghĩa này
nếu xem xét kỹ ra lại thấy rằng người Mỹ vừa mở rộng vừa thu hẹp đối tượng
được xem là khủng bố. Vì nếu theo cách phân loại chủ nghĩa khủng bố thì khơng
chỉ có các nhóm người, các cá nhân nhằm vào người khác hoặc nhằm vào chính
phủ mới là khủng bố, mà cịn có chủ nghĩa khủng bố nhà nước, là các hoạt động
của một nhà nước nào đó nhằm củng cố quyền lực của mình, nhất là các nước đô
hộ, đưa ra những định nghĩa như trên người Mỹ đã “bỏ quên” các hành động ném
bom huỷ diệt của Mỹ xuống Việt Nam, các chiến dịch không kích dữ dội mà Mỹ
và NATO nhằm vào Irag trước kia hay Nam Tư gần đây. Tội ác khủng bố, đàn áp


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

dã man, các cuộc thảm sát người dân do bàn tay người Mỹ thực hiện ở các nước,
trong đó điển hình là Việt Nam, thì không thể không bị lên án như là hành động
khủng bố.
Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 2002 cũng đã đưa ra định nghĩa về
khủng bố như sau: “ Khủng bố là hành động dùng bạo lực cá nhân, tổ chức, nhà

nước hoặc liên minh nhà nước để đe doạ, cưỡng bức đối phương, khiến họ khiếp
sợ mà phải chịu khuất phục. Các hình thức khủng bố thường là ám sát, bắt cóc,
đánh bom, tàn sát man rợ…”. Cho đến nay, do quan điểm khác nhau giữa các
nước thành viên, Liên Hợp Quốc vẫn chưa đưa ra định nghĩa chính thức nào. Ngay
cả trong giới học giả chuyên nghiên cứu về khủng bố và chống khủng bố cũng
chưa thể thống nhất mà mỗi người có những định nghĩa của riêng mình.
Tuy vậy các quan điểm nói chung đều coi “khủng bố” là hành động bạo lực
hoặc đe doạ dùng bạo lực để gây khiếp sợ nhằm đạt được mục tiêu chính trị, xã
hội nào đó. “ Chủ nghĩa khủng bố” ln mang tính bất phục tùng pháp luật (dù
pháp luật đúng hay không đúng). Ngày nay, nếu chỉ xem xét hiện tượng khủng bố
theo cách đơn giản, một chiều, quy kết về một ngun nhân thì khơng thể đánh giá
nó thật đúng đắn được. Khủng bố cũng có nhiều loại, nhiều hình thức khác nhau.
Do đó, bài viết này chỉ đề cập đến chủ nghĩa khủng bố quốc tế do các nhóm khủng
bố khét tiếng như Al-Queda thực hiện, đang gây nên mối nguy hiểm cho toàn thể
nhân loại. “Khủng bố” hay “không khủng bố” xét một cách đơn giản nhất, hãy
nhìn vào kết quả cuối cùng của hành động đó. Do cho có được che đậy hay biện
hộ với mục đích nào đi chăng nữa mà một hành động gây ra thương vong, chết
chóc cho người dân vơ tội, gây nên nỗi căm thù, sợ hãi trong nhân dân thì cũng đã
đủ để coi đó là khủng bố.
II. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền tổng thống Bush:
1. Sự thành lập liên minh quốc tế chống khủng bố:

Nếu như trước đây người Mỹ đã từng là nạn nhân của các cuộc tấn công khủng bố
nhưng chủ yếu là ở bên ngồi đất nước của họ thì ngày nay mọi việc đã thay đổi.
Các vụ đánh bom nhằm vào các toà đại sứ hay các cơ quan quân sự của Mỹ ở một
số nước cũng đã làm cho nhiều binh lính hay sĩ quan Mỹ thiệt mạng nhưng những
con số đó nếu đem ra so với thiệt hại do vụ tấn cơng 11/9 gây ra thì vẫn cịn hết
sức nhỏ bé. Đúng như cựu cố vấn an ninh và Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Henry
Kissinger nhận định, với sự kiện 11/9 “mục tiêu tấn công không phải là khả năng
quân sự Mỹ nữa mà là đạo lý và lối sống của người dân”. Thiệt hại đó chắc chắn

cịn hơn cả trận Trân Châu Cảng. Vụ tấn cơng đó chứng minh rằng sức mạnh của
Mỹ đã không che chắn nổi cho người Mỹ. Nền an ninh của cường quốc số một thế
giới chưa bao giờ bị thách thức như bây giờ, vì chính lẽ đó mà chính quyền Mỹ
gấp rút tìm mọi phương án để trả đũa (nhằm rửa nhục cho đất nước) là điều dễ
hiểu.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Ngay trong ngày xãy ra thảm hoạ khủng bố, vào lúc 12h39’ ngày 11/9,
Tổng thống Bush đã ra lời tuyên bố sẽ tìm kiểm và trừng trị những kẻ chịu trách
nhiệm trong vụ khủng bố và sau đó là phát động cuộc chiến chống khủng bố trên
toàn thế giới. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 20/09/2001 của ông
Bush về các biện pháp trả đũa khủng bố cũng đã xác định đây là cuộc chiến lâu
dài của không chỉ người Mỹ mà của tồn thế giới. Chính phủ Mỹ sẽ làm mọi cách
để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố đồng thời kêu gọi tất cả các nước tham gia
trong cuộc chiến này. Từ sự vận động đó, một liên minh chống khủng bố dần được
thành lập.
Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ trở thành nước đi đầu trong cuộc chiến chống
khủng bố, đối tượng tấn công đầu tiên cũng đã được Mỹ xác định. Nhưng để
chủng bị cho cuộc tấn công vào Afghanistan nói riêng hay tấn cơng tồn bộ mạng
lưới khủng bố trên thế giới nói chung, Mỹ khơng thể một mình đảm nhận hết tất cả
mà rất cần sự ủng hộ của các nước khác. Chính vì vậy, Nhà Trắng đã mở chiến
dịch vận động ngoại giao nhằm lập ra một liên minh Quốc tế chống khủng bố rỗng
rãi. Mục đích của liên minh là cô lập những tên khủng bố đang ẩn náu, đóng cửa
khơng cho chúng tiếp cận các nguồn tài chính, tạo mơi trường quốc tế chống
khủng bố từ đó tiến tới tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa này.
Ngày 15/09/2001, Tổng thống Bush đã hội đàm với một số nguyên thủ
quốc gia (Tổng thống Mexico Vicente Fox, Tổng thống Tây Ban Nha Jose Maria
Aznas và Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf) nhằm chuẩn bị cho việc thành

lập liên minh. Trong cuộc gặp này, Tổng thống Mỹ một lần nữa khẳng định: “
khơng nghi ngờ gì nữa, Bin Laden là đối tượng đáng nghi nhất”, chính quyền Mỹ
sẽ thực thi mọi biện pháp, kể cả chiến tranh để truy tìm và bắt giữ kẻ khủng bố.
Người Mỹ khơng mấy khó khăn trong việc vận động thành lập Liên minh bởi vì
sau sự kiện 11/9, hầu hết các quốc gia đều lên án hành động khủng bố và bày tỏ sự
ủng hộ đối với Mỹ, Tổng thống Nga Putin là người đầu tiên gọi điện chia sẻ với
Tổng thống Bush và đề nghị được giúp đỡ ngay trong ngày 11/9. Tuy nhiên sự
hợp tác cụ thể như thế nào phải đến cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Seigei
Ivanov với Tổng thống và các quan chức cấp cao Mỹ vào ngày 20.9 mới được làm
rõ. Tổng thống Pháp Jacques Chirac là nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm Mỹ,
tiếp sau là Thủ tướng Anh Tony Blair. Là đại diện cho 2 nước đồng minh thân cận
của Mỹ, Anh sẽ sát cánh bên Mỹ trong cuộc chiến bằng cách gửi lực lượng quân
sự của mình tham gia vào các chiến dịch, người Pháp dù chưa có hành động gì cụ
thể nhưng ơng Chirac cũng đã hứa sẽ “đưa quân Pháp đến phối hợp khi cần”. Tiếp
đó, vào ngày 26/09/2001 các Bộ trưởng Quốc phòng NATO đã tập trung tại
Brussel thảo luận về vai trò của đồng minh trong chiến dịch chống khủng bố do
Mỹ đứng đầu. Tại cuộc họp, thứ trưởng Bộ quốc phịng Mỹ Paul Wolfowithz đã
giải trình những cơ sở để khẳng định Bin Laden là chủ mưu của vụ tấn cơng khủng
bố. Đến ngày 3/10 NATO nhất trí sẽ tiến hành các biện pháp quân sự hỗ trợ cuộc
tấn cơng trả đũa của Mỹ gồm có việc cho Mỹ sử dụng không phận, hải phận, các
sân bay và các hải cảng của các nước trong khối, chia sẻ thông tin và hợp tác về
hoạt động tình báo, tăng cường bảo đảm an ninh cho quân đội Mỹ, cung cấp nhiên


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

liệu và quân trang cần thiết… Như vậy trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa
khủng bố, người Mỹ đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của các đồng minh thân
cận, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ, và Mỹ cần mở rộng Liên minh ra nhiều hơn
thế.

Đối với Trung Quốc, sau khi lên nắm quyền Tổng thống, G.W.Bush đã
tuyên bố xem Trung Quốc như “đối thủ cạnh tranh” và là nhân tố nguy hiểm tiềm
tàng của Mỹ ở Châu Á thay cho chính sách coi Trung Quốc là “đối tác chiến lược”
trước đó. Nhưng sau sự kiện 11/9, Trung Quốc đã bày tỏ tinh thần ủng hộ Mỹ
trong cuộc chiến chống khủng bố. Tháng 10/2001, Washington cũng đã lên tiếng
yêu cầu Bắc Kinh ủng hộ Mỹ để mở đường cho cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp giữa
Tổng thống G.W.Bush và Chủ tịch Giang Trạch Dân tại hội nghị APEC ở Thượng
Hải. Tại hội nghị, hai bên đã bày tỏ mối quan tâm chung là chống lại chủ nghĩa
Hồi giáo cực đoan và các hành động khủng bố. Sự hợp tác giữa Mỹ và Trung
Quốc trong vấn đề này cần nhiều điều cần làm rõ bởi lẽ mỗi bên đều có những tính
tốn riêng của mình nhưng nhìn chung đây là bước chuyển biến mang tính “đột
phá” trong quan hệ của hai nước. Những mối hiềm khích cũng được hai bên bỏ
qua để cùng bắt tay nhau trước kẻ thù chung mới: Chủ nghĩa khủng bố.
Chính quyền của ơng Bush cịn nhận được sự ủng hộ từ nhiều nước khác
trên thế giới như Ấn Độ, Austraylia, New Zealand, Indonexia, Thái Lan, Hàn
Quốc hay thậm chí cả Iran, Triều Tiên…Dĩ nhiên mức độ hợp tác mỗi nước là
khác nhau: Austraylia, New Zealand coi việc Mỹ bị đe doạ cũng như an ninh của
họ bị đe doạ nên sẵn sàng tiến hành các hoạt động quân sự hỗ trợ Mỹ trong cuộc
chiến. Thái Lan, Indonexia tuyên bố sẽ phối hợp với Mỹ nếu được yêu cầu và hợp
tác chủ yếu là trên lĩnh vực trao đổi thơng tin tình báo. Hàn Quốc thì đề ra chương
trình “hỗ trỡ cả gói” bao gồm việc phái đi các đơn vị quân đội không trực tiếp
chiến đấu như: một bệnh viện phẫu thuật dã chiến (MASH), các may bay vẫn tải
quận sự và các sỹ quan liên lạc cùng với việc khoảng 500 triệu USD chi phí chiến
tranh. Đối với Ấn Độ, sau hơn nửa thế kỷ quan hệ “không mấy tốt đẹp” với Mỹ,
giờ đây Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên tham gia Liên minh quốc tế
chống chủ nghĩa khủng bố. NewDeli và Washington đang cùng nhau chống chủ
nghĩa khủng bố trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế và trong lĩnh vực tình
báo. Tình hình khủng bố ở Kashmir đã gây ra biết bao tan thương mất mát cho
nhân dân Ấn Độ, do đó Thủ tướng Vajpayee và Bộ trưởng ngoại giao J.Singh đã
phải lên tiếng yêu cầu cộng đồng quốc tế tiêu diệt chủ nghĩa khủng bộ dưới mọi

hình thức và ở mọi nơi, quan điểm này được Tổng thống Mỹ hoàn toàn chia sẻ và
tạo điều kiện cho sự hợp tác hai bên. Ngày 17/10/2001 Ngoại trưởng Mỹ C.Powel
và Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ L.L.Advaidn đã ký một hiệp định tương trợ tư pháp
tại New Deli theo đó hai bên sẽ đẩy mạnh việc theo đuổi mục tiêu tăng cường
củng cố luật pháp chung.
Trong việc thành lập Liên minh chống khủng bố có lẽ người Mỹ gặp khó
khăn nhiều hơn khi vận động các quốc gia Hồi giáo và các nước Ả Rập, khơng
phải vì chính quyền các nước này kiên quyết từ chối hợp tác với Mỹ mà vì nhân
dân các quốc gia này là những tín đồ Hồi giáo, họ lên án hành động trả đũa của


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Mỹ là đang nhằm vào thế giới Hồi giáo của họ. Vậy là các chính quyền của các
nước này luôn bị phản ứng từ trong nước khi lên tiếng ủng hộ Mỹ. Pakistan là
quốc gia Hồi giáo có quan hệ thân cận với Taliban và bị Mỹ cấm vận do đã thử vũ
khí hạt nhân, nhưng là một nước có vị trí quan trọng để tấn cơng Afghanistan từ
phía Bắc nên việc lơi kéo nước này vào Liên minh của Mỹ có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Để nhận được sự ủng hộ đó, Mỹ đã tuyên bố xoá lệnh trừng phạt
Pakistan. Ngày 16/09/2001 sau cuộc vận động ngoại giao của Colin Powel,
Pakistan ra tối hậu thư buộc chính quyền Taliban phải giao nộp Bin Laden trong 3
ngày tới. Tiếp theo đồng thời ra lệnh cho cảnh sát có biện pháp thích hợp kiểm
sốt hơn 1 triệu người Afghanistan hiện đang ở trong các trại tị nạn miền Bắc
Pakistan. Tổng thống Musarraf công khai khẳng định sẽ hợp tác với Mỹ trong
cuộc tấn công quân sự vào Afghanistan. Cộng tác quân sự với Mỹ, chính phủ
Pakistan muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc tranh chấp với Ấn Độ tại
Kashmir nhưng đó cũng là một hành động phiêu lưu của Tổng thống Musarraf, bởi
lẽ phong trào phản đối của nhân dân nhất là các nhóm Hồi giáo cực đoan thân
Taliban rất có thể sẽ bùng phát. Quan điểm trong thế giới Hồi giáo khơng rõ ràng
lắm, thậm chí có một số nơi người dân có cảm tình với vài khía cạnh, với hành

động của Bin Laden, do đó mà chính phủ các nước này phải rất thận trọng khi
tuyên bố ủng hộ Mỹ tấn cống Afghanistan, Saudi Arabia và Ai Cập là những ví dụ
minh chứng. Cả hai nước này đều lên tiếng tán thành hành động trả đũa của Mỹ
song lại rất lo ngại tình hình trong nước của mình. Chính phủ Saudi Arabia đã
buộc phải bác bỏ yêu cầu của Mỹ được sử dụng trong căn cứ quân sự không quan
trọng trong cuộc tấn công chống lại Osama Bin Laden. Tương tự như vậy, chính
phủ Iran sau khi tuyến bố đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, đến
ngày 20/9/2001 đã quyết định không cho phép Mỹ sử dụng không phận để tấn
công Afghanistan.
Dù cho gặp phải một số khó khăn từ các nước Hồi giáo và Ả Rập, Mỹ vẫn
đạt được nhiều kết quả trong cuộc vận động Liên minh chống khủng bố, trong đó
tiêu biểu là sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Ngày 28/09/2001, Hội đồng bảo an
Liên Hợp Quốc đã nhất trí thơng qua nghị quyết số 1373, lên án mạnh mẽ các
hành động khủng bố nhằm vào Mỹ ngày 11/9 và đề ra các chiến lược rộng lớn
nhằm chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Nghị quyết còn nêu lên nghĩa vụ của các
nước cũng như định rõ các chế tài trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế
giới. Ngày 7/10, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi tất cả các
quốc gia trên toàn cầu cùng nhau chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Đến đầu tháng 10/2001, trước khi diễn ra cuộc chiến tại Afghanistan, Mỹ
đã thiết lập được một Liên minh rộng rãi chống khủng bố. Nổi bật là những đồng
minh thân cận của Mỹ, trong đó có Anh, Pháp, Austraylia và New Zealand sẵn
sàng phái quân đội tham gia chiến đấu và 18 nước khác nhau như Nhật Bản, Đức,
Tây Ban Nha, Pakistan thông báo sẽ hỗ trợ hậu cần. Có 41 nước thơng báo sẽ cung
cấp phương tiện, chia sẻ thông tin và hợp tác pháp lý, trong khi đó 55 nước ủng hộ
chính trị và loại trừ tận gốc các phần tử khủng bố trong quốc gia họ, bao gồm cả
Triều Tiên.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí


Như vậy, ngồi NATO là bạn bè truyền thống, chính quyền G.W.Bush đã
tập hợp được một Liên minh chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo chưa từng có trong
lịch sử quan hệ quốc tế. Cao nhất là sự thống nhất của Hội đồng Bảo An Liên Hợp
Quốc với nghị quyết chống khủng bố bất kể những nhận thức về chủ nghĩa khủng
bố cịn chưa có khái niệm chung. Tuy nhiên, Liên minh chống khủng bố được hình
thành nhưng mỗi quốc gia đều có những mưu tính riêng cho lợi ích của mình,
đồng thời các mâu thuẫn cũ tạm thời được gác lại sau tác động của cuộc tấn cơng
11/9, nhưng khơng có gì có thể đảm bảo là các mâu thuẫn đó khơng bị bùng phát
trở lại. Và điều quan trọng nhất đã làm cho Liên minh chống khủng bố khơng bền
vững chính là chính sách của Mỹ, như một “con mãnh thú” bị “trúng thương” sau
sự kiện 11/9, chính quyền Washington gần như đã bắt buộc các nước phải lựa
chọn “hoặc đứng về phía Mỹ, hoặc đứng về phía chủ nghĩa khủng bố”, trong Liên
minh mới được thành lập này người Mỹ gần như có quyền quyết định tất cả, mọi
việc làm đều phải bảo đảm quyền lợi của Mỹ. Chính sự “chuyên quyền” đó của
Mỹ đã dẫn đến các phản ứng ngược lại của cộng đồng thế giới, Triều Tiên và Iran
là hai nước đã ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, thế nhưng, theo thời
gian, chính phủ hai nước này đã có những phản khán với chính sách của Mỹ. Từ
quan hệ ban đầu (kể từ sau 11/9) khá tốt đẹp, đến nay Iran và Triều Tiên bị Mỹ liệt
vào danh sách “Trục ma quỷ” và có những đe doạ đến nền an ninh của hai nước.
Với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, Triều tiên và Iran trở thành những
điểm nóng mới của thế giới. Dưới sức ép của Mỹ, chính quyền Triều Tiên đã có
những nhượng bộ nhưng người Iran vẫn ngạo nghễ thách thức Mỹ. Quân hệ đối
đầu giữa Mỹ - Iran hiện nay là một trong những mối lo ngại của tình hình thế giới.
Khơng chỉ là Triều Tiên hay Iran mà ngay cả đồng minh thân cận của Mỹ cũng
dần có những chỉ trích chích sách đơn phương của Mỹ. Nếu như cuộc chiến
Afghanistan do Mỹ phát động được hầu hết các nước ủng hộ thì đến chiến tranh
Irag, Mỹ đã vấp phải sự phản đối của hàng loạt các nước. Pháp là một ví dụ điển
hình, “bất bình” trước những hành động “chỉ biết có Mỹ” của chính quyền
G.W.Bush, Tổng thống Pháp đã có những hành động chống lại Mỹ trong vấn đề
tấn công Irag, đưa quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Nhiều nhà nghiên cứu đã

đưa ra cách đánh giá “Châu Âu đang chia thành Châu Âu cũ tức các nước ủng hộ
Mỹ và Châu Âu mới”. Cuộc khủng hoảng trong quan hệ Pháp – Mỹ chỉ lắng
xuống khi Tổng thống Nicolas Sarkcozi lên cầm quyền tại Pháp và tuyên bố tiếp
tục ủng hỗ Mỹ. Tuy nhiên qua diễn biến trên cũng đã cho thấy, Liên minh mà Mỹ
thiết lập được sau sự kiện 11/9 chứa đựng nhiều mâu thuận và khơng bền vững.
Chống khủng bố là việc làm chính nghĩa, được tất cả nhân dân u chuộng hồ
bình trên thế giới tán thành nhưng chống khủng bố theo kiểu Mỹ thì cần phải xem
xét lại. Đứng trước tình hình mới, người Mỹ muốn nhận được sự ủng hỗ cao từ
cộng đồng thế giới thì cần phải xem xét lại chính sách cũng như hành động của
chính mình.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2. Mỹ triển khai các hoạt động quân sự chống khủng bố
Cuộc chiến tranh chống khủng bố trên thế giới do Mỹ phát động sau sự kiện 11/9
được xác định là một cuộc chiến đầy cam go, phức tạp và diễn ra trên mọi lĩnh
vực. Trong đó việc tiến hành những cuộc tấn cơng qn sự vào các đối tượng
khủng bố hoặc chứa chấp khủng bố được coi là khơng thể thiếu để có thể đưa đến
khả năng giành thắng lợi cuối cùng cho Mỹ và các nước đồng minh trong cuộc
chiến này. Song song với các cuộc vận động ngoại giao nhằm thiết lập Liên minh
quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, chính quyền Washington cũng đã gấp rút tiến
hành các hoạt động chuẩn bị cho cuộc chiến tranh trả đũa nhằm vào Afghanistan.
Sở dĩ đất nước được cho là nghèo nhất thế giới này trở thành đối tượng bị Mỹ
“trừng phạt” đầu tiên vì: Chính quyền Taliban đã có thái độ hoan nghênh chào đón
Bin Laden vào năm 1998 khi Mỹ truy bắt trùm khủng bố này. Sau vụ tấn công
khủng bố vào New York và Washington ngày 11/9, người Mỹ đổ dồn mọi nghi
ngờ về phía Bin Laden và Afghanistan bị xem là nước đang chứa chấp, che chở
cho ông ta trở thành nước đầu tiên bị Mỹ nhắm đến.
Ngày 21/9/2001, Tổng thống Bush đưa ra tối hậu thư địi chính quyền

Taliban nộp ngay Bin Laden và những tên khủng báo: “Chinh quyền Taliban phải
hành động và cần phải hành động ngay. Họ phải giao nộp những tên khủng bố
hoặc là phải chịu chung số phận với những tên này”. Các đơn vị quân đội của Mỹ
đã được điều động đến chiến trường và sẵn sàng tác chiến. Trong khi đó chính
quyền Taliban ra lệnh đóng cửa khơng phận tất cả các chuyến bay quốc tế trừ
những chuyến bay của người Hồi giáo đến Ả Rập. Những dòng người tị nạn nhốn
nháo chạy sang Pakistan lánh nạn, các cơ quan Liên Hợp Quốc được lệnh rút khỏi
Afghanistan. Cuộc chiến đang đến đất nước này từng ngày từng giờ.
Ngày 7/10/2001, các máy bay ném bom và tên lửa hành trình Tomahawk đã
đồng loạt mở các đợt tấn công dữ dội vào các mục tiêu của Taliban và các trại
huấn luyện của Al – Queda ở Kabul, Paris Heart, Mazar – I – Sharif, Jalalabad,
Kandahar và Peshawar. Nhân cơ hội đó, các lực lượng đối lập với chính quyền
Taliban ở Afghanistan cũng nổ súng.
Ngay sau đợt khơng kích đầu tiên các máy bay Mỹ thả xuống Afghanistan
hàng chục túi hàng viện trợ bao gồm thực phẩm, thuốc men, radio, và các tờ
truyền đơn để giải thích về mục tiêu tấn cơng của Mỹ và thuyết phục nhân dân
Afghanistan chống lại chính quyền Taliban. Tuy nhiên việc làm này vẫn không
làm dịu đi những hỗn loạn của người dân Afghanistan. Dòng người chạy nạn vẫn
tiếp tục tìm đường thốt thân bởi bom đạn đang tàn phá đất nước họ.
Trước sự tấn công của người Mỹ, Bin Laden cũng phát đi lời tuyên bố “ Tôi
thề trước thượng đế rằng, người Mỹ sẽ không thể sống an bình cho đến khi chúng
ta có được an tồn và an ninh ở Palestine và Afghanistan”. Thủ lĩnh của Taliban
cũng kêu gọi các nước Hồi giáo giúp đỡ Afghanistan đánh trả sự tấn công của Mỹ.
Sau khi liên quân tấn cơng Afghanistan thì dư luận thế giới cũng có những ý kiến
khác nhau. Các nguyên thủ quốc gia của 15 nước EU, Nhật Bản, Nga đã tuyên bố
ủng hộ. Trong khi đó Iran, Iraq, hay cộng hịa dân chủ nhân dân Triều Tiên thì lên




×