Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

sự nghèo nàn của tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.97 KB, 13 trang )

Họ Và Tên : Quách Thị Nhàn
Lớp: Quay phim truyền hình K32
Môn học: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
ĐỀ BÀI: phân tích luận điểm sau của C.Mác: “sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là
biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực , vừa là sự phản kháng chống lại hiện thực
ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim. Nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân…”
VẤN ĐỀ: “ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO”
PHẦN MỞ ĐẦU:
Thuật ngữ “tôn giáo” trong tiếng anh là “religion”, nghĩa là sự ràng buộc cái hiện
thực vào cái hư ảo, siêu nhiên, là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên.
Từ lịch sử cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo. Các nhà
thần học hay các nhà tâm lý học đều có quan niệm về tôn giáo theo cách của riêng
mình.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lenin cũng đưa ra một hệ thống các luận
điểm cơ bản về tôn giáo dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Khi bàn về nguồn gốc,bản chất và chức năng của tôn giáo
C. Mác tóm lược lại trong một nhận xét khá ngắn gọn mà đầy đủ: “sự nghèo nàn
của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực , vừa là sự phản kháng
chống lại hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái
tim của thế giới không có trái tim. Nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần.
Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân…” Chủ nghĩa Mác-lenin xem xét tôn giáo
trên cả ba phương diện bản thể luận, nhận thức luận và xã hội học,vì thế mà có độ
đầy đủ,xác thực và phù hợp nhất.
Chúng ta có thể hiểu khái niệm tôn giáo một cách tổng quát: “tôn giáo là khái niệm
để chỉ một hình thái tín ngưỡng, là hoạt động của cộng đồng người có cùng một thế
giới quan duy tâm về đời sống hiện thực của mình, cùng tôn sùng và phụ thuộc vào
một lực lượng siêu nhiên và cùng sinh hoạt gắn bó với nhau trong một tổ chức và
một thể chế tương ứng.
PHẦN NỘI DUNG


Tôn giáo là hệ thống tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều nhiều vị thần và những
nghi lễ để thể hiện sự sùng bái ấy.Chủ nghĩa Mác- Leenin cho rằng, tôn giáo là một
hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường hư ảo hiện thực khách
quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên, xã hội
đều trở thành thần bí, những sức mạnh của thế gian trở thành sức mạnh của siêu
thế gian.
Như vậy, tôn giáo có nguồn gốc xuất phát từ đâu?
Từ luận điểm của Mác: “sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo
nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở
dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim.”, đã giúp ta
hiểu được nguồn gốc kinh tế- xã hội và nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. “Nó là
tinh thần của trật tự không có tinh thần”, qua đó thể hiện rõ nét nguồn gốc tâm lý
của tôn giáo. Cũng từ những nguồn gốc hình thành đó mà quy định bản chất, chức
năng của tôn giáo trong đời sống tinh thần của xã hội hiện thực “là thuốc phiện của
nhân dân”.
I. NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO
Nếu các nhà duy tâm, thần học cho rằng tôn giáo có nguồn gốc siêu nhiên, thế giới
tự nhiện xã hội loài người cũng như toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân con người
đều chịu sự chi phối, điều khiển của các lực lượng siêu nhiên, thần thánh thì các
nhà duy vật, vô thần lại có quan điểm hoàn toàn đối lập. Chủ nghĩa Mác- Lenin
cho rằng, tôn giáo có nguồn gốc hiện thực của nó.
1. Nguồn gốc kinh tế- xã hội
Đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử, C.Mác và Ăngghen đã luận giải rằng sự
xuất hiện và tồn tại của tôn giáo xuất phát từ hiện thực khách quan, là sự phản ánh
hiện thực, “sự nghèo nàn của hiện thực” và nguồn gốc quan trọng nhất của tôn giáo
chính là điều kiện kinh tế- xã hội.
Trong lịch sử tiến hóa của mình, con người luôn có yêu cầu đặt ra là cải tạo tự
nhiên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của
mình. Nhưng trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trình độ của lực lượng sản xuất
và đời sống xã hội thấp kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối và bất lực trước

các hiện tượng tự nhiên, vì vậy họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực
siêu nhiên và thần thánh hóa những sức mạnh quyền lực ấy. Đây chính là nguồn
gốc cơ sở đầu tiên của sự hình thành và tồn tại tôn giáo.
Đặc biệt khi xã hội xuất hiện có chế độ tư hữu, có sự phân chia giai cấp và nảy sinh
đối kháng giai cấp, có sự áp bức, bóc lột về kinh tế, bất công xã hội xuất hiện ngày
càng nhiều và trở nên phổ biến trong khi các cuộc đấu tranh giai cấp,đấu tranh xã
hội chưa giải quyết triệt để những bất công xã hội này làm cho bộ phận lớn người
dân rơi vào tình thế cùng quẫn, bất lực trước các thế lực thống trị. Thêm vào go là
những yếu tố ngẫu nhiên,tự phát, rủi ro bất ngờ nằm ngoài ý muốn của con người
gây ra cho họ nỗi sợ hãi,lo lắng, mất cảm giác an toàn. Đó cũng là nguyên nhân
khiến con người tìm đến và dựa vào sự che chở của tôn giáo, những lực lượng siêu
nhiên trở thành đức tin, trở thành lực lượng cứu thế để bù đắp cho sự bất lực của
con người và in sâu vào tiềm thức của họ. Đây cũng là nguồn gốc hình thành nên
tôn giáo.
Cắt nghĩa về nguồn gốc kinh tế -xã hội của tôn giáo, Ph.Ăngghen viết: “trong
những thời kì đầu của lịch sử chính những lực lượng thiên nhiên là những cái trước
tiên được phản ánh như thế, và trong quá trính phát triển hơn nữa thì ở những dân
tộc khác nhau,những lực lượng thiên nhiên ấy được nhân cách hóa một cách hết
sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp… Nhưng chẳng bao lâu,bên cạnh những lực lượng
thiên nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động- những lực lượng này
đối lập với con người,một cahs xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ,
và cũng thống trị hội với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống bản thân những lực lượng tự
nhiên vậy”.
Không chỉ có những triết gia duy vật biện chứng nổi tiếng mới có ý kiến như vậy
mà khi bàn về vấn đề này, Lênin cũng khẳng định: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc
lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt
đẹp ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc
đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra long tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép
màu”.
2. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo

Các nhà duy vật trước Mác thường nhấn mạnh đến nguồn gốc nhận thức
của tôn giáo. Nhưng những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin lại
quan tâm trước hết đến nguồn gốc kinh tế- xã hội,đồng thời làm rõ hơn
nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.
Trong lịch sử tồn tại của loài người, nhận thức của con người về về tự
nhiên,xã hội và bản thân mình luôn bị giới hạn đối với thế giới xung
quanh, đồng thời cũng luôn có cái “đã biết” và cái “chưa biết” tồn tại.
Đối với “chưa biết” thì những người duy vật giải thích rằng đó là hạn
chế của lịch sử trong năng lực nhận thức của con người và con người
không ngừng vươn lên để nhận thức nó.Ngược lại với các nhà duy vật thì
các nhà duy tâm quan niệm cái “chưa biết” đó là cái siêu nhiên có quyền
lực vạn năng và chi phối cái “đã biết”,chi phối đời sống hạnh phúc con
người, do đó con người phải tôn sùng nó nếu mong có được cuộc sống
hạnh phúc trên trần gian hay ở “thế giới bên kia”.
Như vậy sự hạn chế trong nhận thức của con người cũng là nguồn gốc
của tôn giáo. Dù hiện tại khoa học ngày càng phát triển, ngày càng nhiều
những cái “chưa biết” được con người nhận thức song thế giới khách
quan là muôn màu, muôn vẻ và muôn điều bí ẩn vì thế mà những ‘chưa
biết” luôn luôn tồn tại. Bộ phận dân cư cần đến tôn giáo như một sự nỗ
lực để tìm hiểu cái “chưa biết”bằng con đường duy tâm.Cũng chính bởi
lẽ đó mà sự hạn chế trong nhận thức của con người được xem là nguồn
gốc sẽ tồn tại lâu dài nhất của tôn giáo.
Ngoài ra nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn được thể hiện ở nội dung,
phương pháp giáo dục của xã hội, nhà trường,gia đình,trong việc chuyển
giao tri thức cho thế hệ tương lai vẫn còn những quan điểm duy tâm và
chưa tiếp thu được chủ nghĩa duy vật biện chứng, vì lẽ đó nên dễ dẫn
đến niềm tin tôn giáo ở tiềm thức của các thế hệ trẻ.
3. Nguồn gốc tâm lý
Hoạt động tâm lý là lĩnh vực tình cảm, tinh thần của con người trước
các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Hoạt động tâm lý là nguồn gốc của tôn giáo được biểu hiện:
Trước hết đó là tâm lý sợ sệt, yếu đuối, thiếu sức mạnh của lý trí. “Sự
sợ hãi sinh ra thần linh”, giống như Lênin phân tích “sự sợ hãi trước
thế lực mù quáng của tư bản, sự phá sản đột ngột, bất ngờ, ngẫu
nhiên… làm họ bị diệt vong, từ đó họ cảm thấy hụt hẫng trong cuộc
sống, trống vắng trong tâm hồn vì thế sẽ hình thành tâm lý tôn giáo để
mong có được sự yên ổn tâm linh.
Hay tâm lý vui, buồn, kính trọng, biết ơn những lực lượng tự nhiên,xã
hội có liên quan đến hạnh phúc hiện tại và tương lai của con người.
Tâm lý đó khiến cho một bộ phận dân cư tôn sùng, ngưỡng mộ những
lực lượng thần bí, siêu nhiên. Đó cũng là tâm lý tôn giáo.
Từ những đặc điểm tâm lý đó mà dần hình thành trong dân cư những
thói quen sinh hoạt, giáo huấn những lẽ sống, những đạo lý làm
người, nét tâm lý cao đẹp ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, có thờ có
thiêng, có kiêng có lành,
II. BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO
1. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử
Trước hết, thành tựu của Mác cà Ăngghen là chỉ ra tôn giáo là sản
phẩm của lịch sử. Mác khẳng định “con người sáng tạo ra tôn giáo
chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Sự sáng tạo ra tôn giáo
của con người của tôn giáo được thức hiện thông qua con đường
nhận thức. Chủ thể tạo ra tôn giáo là con người,con người sáng tạo
ra thần thánh theo hình mẫu của mình và đối tượng của sự phản ánh
mà con người sáng tạo ra tôn giáo là sức mạnh ở bên ngoài thống trị
cuộc sống hàng ngày của con người,còn phương thức nhận thức để
tạo ra tôn giáo là phương thức hư ảo. Với chủ thể, đối tượng và
phương thức của nhận thức như trên thì kết quả là con người tạo ra
cái siêu nhiên thần thánh trong đầu óc mình thuộc lĩnh vực ý thức,
niềm tin. Sự ra đời của tôn giáo với bản chất như trên là tất yếu
khách quan vì khi con người bị bất lực trước sức mạnh của thế giới

bên ngoài thì con người cần đến tôn giáo nhằm bù đắp cho sự bất
lực ấy. Điều đó đồng nghĩa với việc bản chất của tôn giáo được thể
hiện rõ nhất thông qua chức năng “đền bù hư ảo” của nó.
2. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội
Đứng trên lập trường duy vật lịch sử, Mác đã giải quyết vấn đề bản chất
tôn giáo thông qua việc chỉ ra ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội,
do tồn tại xã hội quyết định. Mặc dù có tính độc lập tương đối song mọi
hiện tượng trong đời sống tinh thần,xét đến cùng đều có nguồn gốc từ đời
sống vật chất và tôn giáo cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tôn giáo
cũng là một hình thái ý thức xã hội, nhưng khác với các hình thái ý thức
xã hội khác, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc
thù,là sự phản ánh hoang đường thế giới khách quan. Với các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cách biến dạng, sai
lệch, hư ảo về giớ tự nhiên và con người về các quan hệ xã hội, là sự nhân
cách hóa giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất con người”. Chính con
người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản
chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi dù
đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”.
3. “Sự đền bù hư ảo” của tôn giáo
Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ
muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn
nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc
giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người
ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau
đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại
sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu
sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo
tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”.
Điều vĩ đại của C.Mác, quan điểm duy vật lịch sử và tính cách mạng
trong học thuyết Mác về tôn giáo chính là ở chỗ đó. Trong khi các nhà

duy vật vô thần chỉ biết phê phán bản thân tôn giáo thì C.Mác lại không
phê phán tôn giáo mà phê phán chính cái hiện thực đã làm nảy sinh tôn
giáo, tức là phê phán sự áp bức, bất công, bạo lực… trong xã hội đã đẩy
con người phải tìm đến với tôn giáo và ru ngủ mình trong tôn giáo.
C.Mác đã nhận thấy rất rõ quan hệ nhân – quả trong vấn đề này. Vì tôn
giáo là một hiện tượng tinh thần có nguyên nhân từ trong đời sống hiện
thực nên muốn xoá bỏ tôn giáo, không có cách nào khác là phải xoá bỏ
cái hiện thực đã làm nó nảy sinh. Theo C.Mác, vấn đề không phải là “vứt
những bông hoa giả” đi mà là xoá bỏ bản thân cái “xiềng xích” được
trang điểm bởi những bông hoa giả đó để con người có thể “giơ tay hái
những bông hoa thật” cho mình, tức là tìm kiếm được hạnh phúc thật sự
ngay trong thế giới hiện thực. Từ đó, C.Mác đã khẳng định rằng, muốn
xoá bỏ tôn giáo và giải phóng con người khỏi sự nô dịch của tôn giáo thì
trước hết phải đấu tranh giải phóng con người khỏi những thế lực của
trần thế, xoá bỏ chế độ áp bức bất công, nâng cao trình độ nhận thức cho
người dân và xây dựng một xã hội mới không còn tình trạng người bóc
lột người, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.
III. CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO
1. Chức năng đền bù hư ảo
Luận điểm nôỉ tiếng của Mác: “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã
làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của hình thái ý thức xã hội
này.Giống như thuốc phiện,tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của sự làm
nhẹ tạm thời nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những mất mát, những
thiếu hụt hiện thực của đời sống con người. Nhưng bên cạnh go nó cũng
gây ra tác hại cho con người khi tạo ra ở họ nhu cầu thường xuyên tách
khỏi hiện thực, quá tin tưởng vào thần linh, phụ thuộc vào tâm linh, tiêm
nhiễm vào tinh thần của họ những quan niệm phản khoa học mà có thể
những thế lực chính trị sẽ lợi dụng tôn giáo để dễ bề cai trị, áp bức con
người.
Câu nói này của Mác đã khẳng định tôn giáo là một hiện tượng tồn tại dai

rẳng,lâu bền như khi con người nghiện “thuốc phiện” không dễ gì bỏ
được. Vì lẽ đó, trong xuốt thời gian tồn tại của mình trong lịch sử,tôn
giáo sẽ không ngừng thực hiện chức năng an ủi,làm giảm nhẹ “nỗi
đau”,là “tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức” không gì thay thế được.
Ý kiến này của Mác cũng định hướng cho chúng ta trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo: không chỉ là tuyên truyền mà còn phải xây dựng cuộc
sống cho nhân dân để từ ảo tưởng tôn giáo trở thành vấn đề hiện thực,
mang lại cuộc sống ấm no, đủ đầy cho con người. Mặt khác, khi giải
quyết vấn đề tôn giáo cũng phải linh hoạt, mềm dẻo,không được tuyên
chiến với tôn giáo, như Lênin khẳng định : “ tuyên chiến với tôn giáo là
tự sát”.
2. Đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của con người
Tôn giáo có chức năng chế ngự nỗi sợ hãi bởi ai cũng có nỗi sợ,và sợ
nhất là cai chết. Vì không ai hiểu cái chết là gì,và chết đi rồi sẽ như
thế nào nên người ta luôn lo sợ nó là một điều khủng khiếp. Nên trong
tôn giáo cũng xây dựng một ảo tưởng về thế giới bên kia sau khi chết,
có thể là thiên đàng,địa ngục, âm phủ hay như thế nào là phụ thuộc
vào cách sống và tu dưỡng đạo đức,những việc con người đã làm
trong cuộc sống hiện tại. Điều này góp phần tạo nên tâm lý chung,có
ích trong việc giáo dục nhân cách cho con người.
Tôn giáo cũng có chức năng giải tỏa căng thẳng, lo âu, là phương
pháp trị liệu tâm lý, giúp cho đời sống tinh thần của con người được
thanh thản, bình tâm hơn.
3. Giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hóa con người
Tôn giáo tạo ra hệ thống chuẩn mực, những giá trị, những nghi lễ
nhằm điều chỉnh hành vi của con người theo những giáo điều, lệ thức
sinh hoạt không chỉ trong công việc tâm linh mà còn giáo dục nhân
cách đạo đức, hành vi, thái độ ứng xử cho con người trong cuộc sống
hàng ngày và trong cả cộng đồng xã hội.
4. Chức năng nhận thức

Tôn giáo cũng là một phương cách nhận thức khác với khoa học. Nếu
khoa học dạy con người nhận thức thế giới một cách duy lý, dựa trên
lý tính, trên cơ sở tri thức xác thực, phổ quát, khách quan thì tôn giáo
giúp con người nhận thức thế giới theo cách riêng, bằng thần bí, bằng
đức tin,cảm quan, trải nghiệm cá nhân. Tôn giáo quan tâm tới các giá
trị,lý giải các vấn đề tự nhiên và xã hội, hướng con người tới cái siêu
nhiên thần thánh, giúp họ tích cực làm điều thiện, có ích, và luôn lạc
quan, có niềm tin yêu cuộc sống.
5. Chức năng liên kết cộng đồng qua tổ chức giáo hội
Xuất phát từ bản chất xã hội của tôn giáo nên nó cũng thực hiện chức
năng liên kết tín đồ, liên kết cộng đồng. Không có một tôn giáo nào
tồn tai mà chỉ có một hoặc một số ít người theo. Đầu tiên tư một
người sáng lập, sau sẽ thành một nhóm người,tiếp đó là phát triển
thành một cộng đồng. Những người có cùng niềm tin tôn giáo thì dễ
hiểu nhau và có xu hướng sống cố kết với nhau hơn với những người
không cùng hoặc không có tôn giáo. Họ có thể bảo vệ nhau, chống lại
những mối đe dọa hoặc chế độ phản tiến bộ đương thời.
6. Chức năng giao tiếp, nhiều khi nó đồng nhất với chức năng liên kết
cộng đồng
Cang nhiều người tham gia một tôn giáo thì nhu cầu quản lý, tập hợp
tín đồ đặt ra ngày càng cao, từ đó họ lập ra các thiết chế tôn giáo bắt
buộ mọi tín đồ phải thực hiện. Khi đó, các tín đồ tập hợp thành một xã
hội thu nhỏ, nếu tôn giáo tiếp tục phát triển lớn mạnh sẽ có thể bao
trùm lên xã hội của toàn quốc gia,dân tộc. Đó là chức năng liên kết
cộng đồng của tôn giáo, thể hiện ở khả năng liên hệ giữa những người
có chung một tín ngưỡng tôn giáo. Sự liên hệ ấy được thể hiện chủ
yếu trong hoạt động thờ cúng, tôn sùng, trong đó, hoạt động giao tiếp
với thần thánh được xem là giao tiếp tối cao.
PHẦN KẾT THÚC
Như vậy,theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tôn giáo có nguồn

gốc từ trong hiện thực và phản ánh chính hiện thực đó, một hiện thực cần
có tôn giáo và có những điều kiện đủ để tôn giáo xuất hiện và tồn tại.
Luận điểm của Mác tuy ngắn gọn “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu
hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo
nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là
trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của
những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
nhưng chứa đựng trong đó là tầm cao tri thức, không những chỉ ra nguồn
gốc hiện thực, nguyên nhân phát sinh, hình thành tôn giáo mà còn cho ta
thấy được bản chất, điểm khác biệt của một hiện tượng tâm linh, thuộc về
tinh thần nhưng lại được nhìn nhận từ hiện thực, xuất phát từ hiện thực và
phản ánh chính hiện thực của thế giới khách quan, đồng thời cũng phản
ánh chức năng tồn tại của hình thái ý thức xã hội này trong đời sống hiện
thực của con người.
Tôn giáo vẫn sẽ luôn tồn tại cùng nguồn gốc nhận thức của mình trong
đời sống cộng đồng xã hội.

×