Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.17 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
000
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI 60:
XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KẾ TOÁN
NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
GIẢNG VIÊN : TS. MAI THỊ HOÀNG MINH
NCS.PHẠM QUANG HUY
HỌC VIÊN : VÕ THỊ MINH THƯ ( 27/01/1985)
KHÓA : K18
KHOA : KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
HỆ : CHÍNH QUY
HỒ CHÍ MINH THÁNG 11/2012
LỜI NÓI ĐẦU
Càng ngày nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng về phương thức
hoạt động cũng như quy mô. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các
nước đặc biệt là những nước đang phát triển như nước ta. Đứng trước tình hình cấp bách
đó, các đơn vị hành chính sự nghiệp ngày càng được chú ý với mục đích nhằm sử dụng
có hiệu lực trong việc quản lý ngân sách nhà nước tại đơn vị, góp phần đắc lực vào việc
sử dụng các nguồn vốn (trong đó cơ bản là vốn ngân sách) một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Sở dĩ ta nói các đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng có hiệu lực trong việc quản lý ngân
sách nhà nước là vì các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính
nhà nước như đơn vị sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục - sự nghiệp thể thao, sự nghiệp
khoa học, công nghệ, sự nghiệp kinh tế… và chính các đơn vị này được hoạt động bằng
nguồn kinh phí nhà nước cấp, cấp trên cấp hay các nguồn kinh phí khác như: thu sự
nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhận viện trợ, biếu,
tặng… theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà
nước giao. Cũng chính vì sử dụng nguồn kinh phí nhà nước nên các đơn vị hành chính sự


nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước nhà. Khi các đơn vị hành chính sự
nghiệp hoạt động kém phát triển thì nguồn vốn nhà nước sẽ bị rơi vào tình trạng khủng
hoảng vì không còn vốn để đầu tư. Vì vậy trước tiên ta không những phải hiểu khái niệm
cũng như nhiệm vụ của công tác kế toán hành chính sự nghiệp mà còn đặc biệt phải có kiến
thức về:” Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán nhà nước hiện nay” để nhằm nắm bắt thật rõ
mọi nguyên tắc, mọi điều luật hướng đến làm việc đúng nguyên tắc, đúng qui định của pháp
luật ban hành.
Đây là đề tài tiểu luận mà tôi rất tâm đắc chọn làm báo cáo trong bộ môn Kế Toán
Công. Tuy có nhiều cố gắng và nổ lực trong việc tổng hợp kiến thức được học để hoàn thành
bài tiểu luận, tôi cũng không tránh khỏi những sai sót kính mong quý thầy cô dạy bảo và cho
tôi lời khuyên để tôi có thể hoàn thiện hơn khiến thức và bài làm được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Trân Trọng
Võ Thị Minh Thư
1.Sự cần thiết của đề tài
Các nhà quản lý đều muốn quản lý cơ quan của mình có hiệu quả nhất cả về mặt kiểm
soát quản lý và phát triển kinh doanh. Vì vậy, kiểm soát trở nên cực kỳ quan trọng trong hệ
thống quản lý của nhà nước. Xây dựng hệ thống kiểm soát hữu hiệu và hiệu quả là đưa ra
những quy định và chế tài chặc chẽ là mục tiêu hướng đến cuối cùng nhằm ổn định bộ máy
nhà nước.
Đối với một nhà nước muốn tồn tại và phát triển, xây dựng hệ thống qui định hữu hiệu
đều nhằm mục đích quản trị rủi ro trong tổ chức. Hay nói cách khác, việc xây dựng hệ thống
quy định để xử lý những vi phạm trong kế toán của nhà nước hiện nay là hoàn toàn cần thiết
Vì vậy, việc chọn chủ đề: “XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC
HIỆN NAY” làm đề tài cho bài tiểu luận môn KẾ TOÁN CÔNG là hết sức khách quan và cần
thiết đối với tôi trong việc trao dồi thêm hiểu biết của mình nhằm chuẩn bị cho đề tài thạc sĩ
sắp tới cũng như chuẩn bị cho tôi những kiến thức vững chắc nhất về những qui định và
nguyên tắc nền tảng để có một cái nhìn toan vẹn về hệ thống kế toán công của nước ta hiện
nay.
2.Mục đích nghiên cứu

Làm rõ hệ thống lý luận của kế toán công, kế toán hành chính sự nghiệp. Hiểu được
trách nhiệm, vai trò của kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp trong việc quản lý nguồn
ngân sách nhà nước đạt hiệu quả tiết kiệm nên tôi quyết định chọn đề tài " Xử lý vi phạm
trong lĩnh vực kế toán nhà nước hiện nay "
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghị định sửa đổi ,bổ sung một số điều của nghị định số 185/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 11
năm 2004 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02
tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

A. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH- SỰ
NGHIỆP
I. KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH- SỰ NGHIỆP.
Kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp (kế toán công ) là một bộ phận cấu
thành hệ thống kế toán nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin (đã kiểm tra )
về tình hình tiếp nhận và sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các
loại vật tư, tài sản công, tình hình chấp hành các dự toán thu, chi phí và thực hiện các tiêu
chuẩn,định mức của nhà nước ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đơn vị hành chính- Sự nghiệp là đơn vị do nhà nước quyết định thành lập
nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động
nào đó( các cơ quan chính quyền; cơ quan quyền lực nhà nước theo nghành; cá tổ chức
đoàn thể…). Đặc chưng cơ bản của các đơn vị hành chính- sự nghiệp là được trang trải
các chi phí hoạt và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn ngân quĩ nhà
nước hoặc từ qũi công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Điều đó đòi hỏi việc

quản lý chi tiêu phảI đúng mục đích, đúng dự toán đã phê duyệt theo từng nguồn kinh
phí, từng nội dung chi tiêu theo tiêu chuẩn, định mức của nhà nước.
Theo quy định hiện hành, chế độ kế toán hành chính- sự nghiệp được áp dụng
cho tất cả các đơn vị thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ và uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan đoàn thể, các tổ
chức xã hội do trung ương, địa phương quản lý và cá đơn vị lực lượng vũ trang hoạt động
bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác.
1.1.1 Khái niệm:
Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin số liệu để
quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình
quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và
thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của nhà nước ở đơn vị.
1.1.2Nhiệm vụ:
Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách nhà nước tại các đơn
vị sự nghiệp và các cơ quan hành chính các cấp,… (gọi chung là các đơn vị hành chính
sự nghiệp).
Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu
để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình
quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công; tình hình chấp hành dự toán thu, chi và
thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị.
Kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát
sinh trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp, được
nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén có hiệu lực trong việc quản lý ngân sách nhà
nước tại đơn vị, góp phần đắc lực vào việc sử dụng các nguồn vốn (trong đó cơ bản là
vốn ngân sách) một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Để thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính,
kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình
hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử

dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại đơn vị (nếu
có).
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, kiểm tra
việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu,
nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.
- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp
dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và
cơ quan tài chính theo qui định; cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc
xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chỉ tiêu; phân tích và đánh giá hiệu quả sử
dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị.
1.1.3 Yêu cầu công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp phải đáp
ứng được những yêu cầu sau:
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quĩ, kinh phí,
tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.
- Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương
pháp tính toán.
- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản
lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.
- Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.
1.1.4 Tổ chức công tác ghi chép ban đầu
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và thu, chi ngân sách
của mọi đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán đầy đủ, kịp
thời, chính xác. Kế toán phải căn cứ vào chế độ chứng từ do Nhà nước ban hành trong
chế độ chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp và nội dung hoạt động kinh tế tài chính
cũng như yêu cầu quản lý các hoạt động đó để qui định cụ thể việc sử dụng các mẫu
chứng từ phù hợp, qui định người chịu trách nhiệm ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh vào chứng từ cụ thể và xác định trình tự luân chuyển cho từng loại chứng

từ một cách khoa học, hợp lý, phục vụ cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu thông tin
kinh tế đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị. Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ
là do kế toán trưởng đơn vị qui định.
Trong quá trình vận dụng chế độ chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp, các đơn
vị không được sửa đổi biểu mẫu đã qui định. Mọi hành vi vi phạm chế độ chứng từ tuỳ
theo tính chất và mức độ vi phạm, được xử lý theo đúng qui định của Pháp lệnh kế toán
thống kê, Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản pháp qui khác của
Nhà nước.
1.1.5 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là phương tiện dùng để tập hợp, hệ thống hoá các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Tài khoản kế toán được sử dụng trong
đơn vị hành chính sự nghiệp dùng để phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ
thống tình hình vận động của kinh phí và sử dụng kinh phí ở các đơn vị hành chính sự
nghiệp. Nhà nước Việt Nam qui định thống nhất hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho
các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cả nước bao gồm các tài khoản trong bảng cân đối
tài khoản và các tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản.
Trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất có qui định những tài khoản kế toán
dùng chung cho mọi đơn vị trực thuộc mọi loại hình hành chính sự nghiệp và những tài
khoản kế toán dùng riêng cho các đơn vị thuộc một số loại hình qui định rõ các tài khoản
cấp 2 của một số tài khoản có tính chất phổ biến trong loại hình đơn vị hành chính sự
nghiệp.
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
VÀ SỰ NGHIỆP
Tổ chức kế toán trong các đơn vị hành chính- sự nghiệp là việc tạo ra một mối
liên hệ qua lại theo một trật tự xác định giữa yếu tố chứng từ,đối ứng tài khoản, tính giá
và tổng hợp – Cân đối kế toán trong từng nội dung công việc kế toán cụ thể nhằm thu
nhập thông tin chính xác kịp thời. Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra của
mình ,tổ chức kế toán trong các đơn vị hành chính – Sự nghiệp cần quán triệt các nguyên
tắc sau đây:
1.2.1 Nguyên tắc phù hợp : Việc tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị hành

chính sự nghiệp phảI phù hợp với từng cấp kế toán (Cấp I,Cấp II,Cấp III)và phù hợp với
quy mô hoạt động và khối lượng nghiệp vụ phát sinh của đơn vị .
1.2.2 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn
vị hành chính –Sự nghiệp phải sao cho gọn , nhẹ ,tiết kiệm chí phí vừa bảo đảm thu thạp
thông tin đầy đủ ,kịp thời , chính xác .
1.2.3 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc bất kiêm nhiệm phát sinh từ yêu
cầu quản lý an toàn công quỹ Nhà nước và phân công lao động hợp lý .Theo nguyên tắc
này ,tổ chức kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp đòi hái phải tách rời chức
năng chuẩn chi, chuẩn thu với chức năng thự chiện chi ,thực hiện thu của cán bộ, không
được để một cán bộ kiêm nhiệm cả hai chức năng này .Việc tách hai chức năng chuẩn chi
(thu) chính là cơ sở để Nhà nước tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau giữa hai cán bộ đó.
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH –
SỰ NGHIỆP.
Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị hành chính- sự nghiệp nói riêng và
trong các đơn vị khác nói chung là việc tạo ra một mối liên hệ qua lạI theo một trật tự xác
định giữa các yếu tố chứng từ, đối ứng tàI khoản tính giá( tập hợp chi) và tổng hợp- cân
đối kế toán trong từng nội dung công việc, kế toán cụ thể nhằm thu thập thông tin cần
thiết cung cấp cho quản lý. Tổ chức hạch toán kế toán bao hám nhiều nội dung khác
nhau, trong đó chủ yếu là tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống tàI
khoản kế toán, vận dụng hệ thống sổ sách, hệ thống báo cáo kế toán, tổ chức bộ máy kế
toán. Để cho kế toán thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra thông tinh của mình,
người làm kế toán phải nắm vững việc tổ chức hạch toán kế toán, bảo đảm sao cho với bộ
máy kế toán gọn, nhẹ, tinh giảm nhưng làm việc có hiệu quả, thu thập thông tinh kịp thời,
chính xác, số liệu cung cấp dễ hiểu, rõ ràng.
Sau đây là những nội dung tổ chức kế toán chủ yếu trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp:
1.3.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán :
Để thu thập thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận và
sử dụng kinh phí, phục vụ kịp thời cho kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các định mức
chi tiêu và làm căn cứ để ghi sổ kế toán cần thiết phảI sử dụng chứng từ. Chứng từ kế

toán là những chứng minh bằng giấy về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong việc
sử dụng kinh phí và tình hình thu, chi ngân sách của các đơn vị hành chính sự nghiệp đều
phải được phản ánh vào chứng từ theo đúng mẫu quy định, trong đó phải được ghi chép
đầyđủ, kịp thời các yếu tố, các tiêu thức và theo đúng quy định về phương pháp lập của
từng loại chứng từ. Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của từng đơn vị hành chính- sự
nghiệp, trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn mà nhà
nước ban hành, kế toán sẽ xác định những chứng từ cần thiết mà đơn vị sử dụng. Từ đó,
hướng dẫn các cá nhân và bộ phận liên quan nắm được cách thức lập (hoặc tiếp nhận),
kiểm tra và luân chuyển chứng từ.
1.3.2- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .
Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Nhà nước ban hành, căn
cứ vào nội dung và quy mô nghiệp vụ phát sinh của từng đơn vị, kế toán phải tiến hành
nghiên cứu, cụ thể hóa và xác định hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong đơn vị mình.
Đồng thời xây dựng danh mục và cách thức ghi chép các tài khoản cấp 2, cấp 3…
Theo chế độ hiện hành, hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong đơn vị hành
chính- sự nghiệp bao gồm bẩy loại sau:
+ Tiền và vật tư
+ Tài sản cố định.
+ Thanh toán.
+ Nguồn kinh phí.
+ Các khoản thu.
+ Các khoản chi.
+ Tài khoản ngoài bảng.
1.3.3- Tổ chức vận dụng hệ thống số sách :
Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của đơn vị và vào các hình thức tổ
chức kế toán, đơn vị sẽ lùa chọn cho mình một tổ chức sổ kế toán cho phù hợp. Tổ chức
sổ kế toán về thực chất là một việc kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo
một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệ thống hóa và tính toán và các chỉ tiêu theo yêu
cầu quản lý của từng đơn vị hành chính- sự nghiệp theo quy định, các đơn vị hành chính-
sự nghiệp có thể lùa chọn theo mét trong ba hình thức sổ kế toán sau:

- Hình thức sổ kế toán Nhật ký- sổ cái.
- Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.
- Hình thức Nhật ký chung.
Trong đó hình thức sổ cái đã được áp dụng trong khá nhiều công tác kế toán hành
chính sự nghiệp
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một
quyển sổ gọi là Nhật ký- Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết
hợp phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo trěnh tự thời gian vŕ phân loại theo hệ thống
hoá theo nội dung kinh tế( Theo tŕi khoản kế toán). Tất cả các tŕi khoản mŕ doanh nghiệp
sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ- Có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ ghi vào sổ
là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc mỗi chứng từ ghi vào một dòng vào
nhật ký- Sổ cái. Trình tự hạch toán như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng
loại đã kiểm tra, kế toán định khoản và ghi vào Nhật ký- Sổ cái. Mỗi chứng từ hoặc bảng
tổng hợp chứng từ gốc được ghi vào một dòng vào cả hai phần Nhật ký( Cột ” Số phát
sinh”) và Sổ cái (Cột “ Nợ”) và cột “ Có”. Sau đó, các chứng từ gốc (hoặc bảng tổng hợp)
được ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ
chứng từ vào Nhật ký- Sổ cái, kế toán tiến hành cộng Nhật ký-Sổ cái, tính ra số phát sinh
trong kỳ và số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên cơ sở đó đối chiếu số liệu trên Nhật ký-
Sổ cái theo các quan hệ cân đối sau:
Tổng số phát sinh ở phần Nhật ký= Tổng số phát sinh Nợ của các tài khoản =
Tổng số phát sinh của tất cả các tài khoản.
Tổng số dư bên nợ của tất cả các tài khoản= Tổng số dư bên có của tất cả các
tài khoản.
Để lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác cuối kỳ, kế toán
dùa vào số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và số liệu trên các số thẻ chi tiết để lập.
1.3.4- Tổ chức công tác kế toán.
Bản thân công tác kế toán bao gồm các công việc về chứng từ, ghi sổ, tính giá
và lập báo cáo tài chính. Nhiêm vụ của tổ chức công tác kế toán là tạo ra mối liên hệ giữa
công việc trong từng thành phần kế toán cụ thể. Mỗi phần hành kế toán là sự cụ thể hoá

nội dung kế toán cụ thể. Mỗi phần hành kế toán là sự cụ thể hoá nội dung hạch toán kế
toán cụ thể. Mức độ cụ thể hoá tuỳ thuộc vào quy mô của từng đơn vị cũng như số lượng
nghiệp vụ phát sinh.
Về tổng thể, trong đơn vị hành chính sự nghiệp thường bao gồm các phần
hành kế toán sau:
- Kế toán vốn bằng tiền
- Kế toán vật tư tài sản.
- Kế toán thanh toán.
- Kế toán nguồn kinh phí.
- Kế toán các khoản thu.
- Kế toán các khoản chi.
- Kế toán tổng hợp.
B- XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY.
II- THEO QUY ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN NHÀ
NƯỚC HIỆN NAY.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm
trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
2.1 Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về chứng
từ kế toán
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 700.000 đồng;

- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 200.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
Nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 6.000.000
đồng
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng.
Còn các hành vi còn lại khi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt
tiền cụthể là 20.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 25.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng.
Mức độ khi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể có
thể tăng lên theo khung hình phạt 25.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 23.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 27.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng;
2.2 Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về sổ kế
toán khi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 1.100.000
đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 700.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 200.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;

Nếu mức vi phạm nghiêm trọng hơn mà không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm
nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 3.500.000 đồng
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 3.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
Và mức phạt cao nhất khi có thể ở mức 10.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng;
Mức phạt có thể lên đến 22.500.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 25.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng;
2.3. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về tài
khoản kế toán mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
Nghiêm trọng hơn khi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền
cụthể là 15.000.000 đồng
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 13.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.000.000
đồng;

- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng.
2.4. Hình thức và mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về báo
cáotài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính cụ thể là 10.000.000
đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng;
Nghiêm trọng hơn có thể ở mức 22.500.000 đồng
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 25.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng.
2.5 Hình thức và mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về kiểm tra
kế toán cụ thể là 7.500.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng.
2.6 Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về
bảoquản, lưu trữ tài liệu kế toán cụ thể là 3.500.000đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 3.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
Nghiêm trọng hơn có thể ở mức 7.500.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;

- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
Và mức cao nhất có thể là 15.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 13.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng.
2.7 Hình thức và mức xử phạt tiền các hành vi vi phạm quy định về kiểm kê tài
sản cụ thể là 2.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 2.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 3.000.000 đồng;
Nghiêm trọng hơn có thể có mức phạt 4.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 3.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 3.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 4.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
Và mức phạt cao nhất là 7.500.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
2.8 Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về
tổchức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán cụ thể là
7.500.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;

- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
Nghiêm trọng hơn có mức phạt 15.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 13.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
2.9 Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hành
nghề kế toán cụ thể là 25.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 23.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 27.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng;
2.10. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về
ápdụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác cụ thể là 7.500.000
đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
Nghiêm trọng hơn có thể là 20.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 25.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng;
2.11 Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm liên quan đếnviệc
tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng cụ thể là 7.500.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.500.000 đồng;

- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
Nghiêm trọng hơn mức xử phạt có thể là 15.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 13.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
Mức phạt cao nhất có thể lên đến 25.000.000 đồng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 23.000.000 đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 27.000.000
đồng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng;
2.12 Hình thức và thời hạn xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành
nghề, không có tình tiếttăng nặng hoặc giảm nhẹ, thời hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ
hành nghề kếtoán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên là 9 tháng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, thời hạn tước quyền là 8 tháng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước quyền là 6 tháng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, thời hạn tước quyền là 10 tháng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước quyền là 12 tháng;
Hoặc nhẹ hơn là 3 tháng.
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, thời hạn tước quyền là 2 tháng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước quyền là 1 tháng;
- Trườnghợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, thời hạn tước quyền là 4 tháng;
- Trườnghợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước quyền là 5 tháng.
2.13 Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán dẫn đến trốn, lậu thuế
Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định thì người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực kế toán phải tiến hành xử phạt

vi phạm hành chính theo quy định,sau đó phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan thuế cùng
cấp để xử lý theo quy địnhcủa pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Các hành vi được coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán dẫn đến trốn,
Luật thuế :
a) Để ngoài sổ kế toán số liệu kế toán hoặc ghi sổ kế toán không đúng quy định
củachế độ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặclàm
tăng số thuế được miễn, giảm;
b) Sửa chữa, tẩy xóa chứng từ kế toán, sổ kế toán nhằm làm giảm số thuế phải nộp
hoặclàm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm;
c) Sử dụng hóa đơn khống hoặc các chứng từ kế toán khống khác nhằm mục đích
làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được
miễn, giảm;
d) Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán trước thời hạn quy định nhằm mục đích
làm giảmsố thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được
miễn, giảm;
đ) Lập hai sổ kế toán cho cùng một đối tượng kế toán nhưng có nội dung ghi khác
nhaunhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn
hoặclàm tăng số thuế được miễn, giảm.
III. THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Đối với hình thức xử
phạtcảnh cáo, người có thẩm quyền xử phạt không lập Biên bản vi phạm mà ra quyết
định xử phạt tại chỗ.
Lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đang thi hành côngvụ, khi phát hiện vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kế toán kịp thời. Biên bảnphải được lập thành ít nhất 02 bản; phải được
người lập biên bản và người viphạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Nếu có người
chứng kiến thì người chứng kiến cùng phải ký vào biên bản. Trường hợp biên bản gồm
nhiều tờ thì những người ký biên bản phải ký vào từng tờ biên bản. Trường hợp cá nhân,

đại diện tổchức vi phạm hoặc người chứng kiến từ chối ký biên bản thì người lập biên
bảnphải ghi rõ lý do vào biên bản; cá nhân, cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm travẫn thực
hiện những kiến nghị, quyết định tại biên bản và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về
những kết luận, kiến nghị đó.
Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản. Nếu vụ
vi phạmvượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi
biênbản đến người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước như cơ
quan Tài chính, cơ quan Thuế, Kiểm toán Nhà nước, … phát hiện các hành vi vi phạm
hành chính về kế toán nhưng không có thẩmquyền ra quyết định xử phạt thì phải lập biên
bản vi phạm hành chính theo quyđịnh tại mục này và gửi biên bản cho cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều
20 của Nghị địnhsố 185/2004/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung.
Quyết định xử phạt và thời hạn ra quyết định xử phạt. Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kế toán phải ghi rõ hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt
tiền, hình thức phạt bổ sung. Đốivới vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng thì phải ra
quyết định xử phạt trong thời hạn không quá mười (10) ngày, kể từ ngày lập biên bản về
hành vi viphạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp cần xác định rõ
đối tượng vi phạm hoặc tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xửphạt là ba
mươi (30) ngày, kể từ ngày lập biên bản. Quá thời hạn nêu trên, người có thẩm quyền xử
phạt không được ra quyết định xử phạt. Ngườicó thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong
việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì tùy theo mức độ vi phạm có thể
bị thi hành kỷ luật, bị truycứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy địnhcủa pháp luật; Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi
phạm hành chính, thìngười có thẩm quyền xử phạt chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó
quyết địnhhình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu hình thức xử phạt
làphạt tiền thì cộng dồn lại thành mức phạt chung; Quyết định xử phạt được gửi cho cá
nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạttrong thời hạn ba (3) ngày, kể từ ngày ra
quyết định xử phạt; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử
phạt được đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó;
Đốivới quyết định xử phạt của những người có thẩm quyền xử phạt mà không có quyền

đóng dấu trực tiếp thì quyết định xử phạt được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định
xử phạt vào góc trái phía trên của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu
của quyết định xử phạt.
Nộp tiền phạt, thời hạn nộp tiền phạt: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp tiền phạt
vào Quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt
trong thời hạn mười (10) ngày, kể từngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp
đã nộp tiền phạt tại chỗ. Trường hợp quyết định xử phạt tại các vùng xa xôi, hẻo lánh mà
việc đi lại gặp khó khăn thì người quyết định xử phạt có thể thu tiền phạt tại chỗ và nộp
vàoKho bạc Nhà nước trong vòng bảy (7) ngày. Thủ tục tước quyền sử dụng Chứng chỉ
hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểmtoán viên. Khi hành vi vi phạm của cá nhân phải
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán
hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên (gọichung là Chứng chỉ hành nghề) thì phải thi trong
quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt được thu giữ Chứng chỉ hành nghề và
phải thông báo ngay bằngvăn bản cho Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán).
Khi hết hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt,người
có thẩm quyền xử phạt phải giao lại Chứng chỉ hành nghề cho cá nhân bị tướcquyền sử
dụng Chứng chỉ hành nghề đó. Thủ tục thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Tịch thu
chứng từ kế toán,sổ kế toán. Khi hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức phải áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung khắc phục hậu quả là tịch thu chứng từ kế toán hoặc sổ kế toán thì
phải ghi trong quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong
biênbản vi phạm tên, số lượng chứng từ, sổ kế toán bị tịch thu và có chữ ký của người
tịch thu, đại diện tổ chức bị phạt và người chứng kiến. Ngườicó thẩm quyền xử phạt được
thu giữ chứng từ kế toán, sổ kế toán vi phạm để xử lý các ảnh hưởng có liên quan. Khi đã
xử lý xong, người có thẩm quyền xử lý phải lập Hội đồng tiêu hủy gồm: Người có thẩm
quyền xử phạt, đại diện đơn vị viphạm và người chứng kiến. Chấp hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính , chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế toán được quy định như sau: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chínhtrong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày được giao
quyết định xử phạt, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác. Sau khi ra quyết định xử
phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho người bị xử phạt hoặc thông

báo cho họ đến nhận. Thời điểm cá nhân, tổ chức bị xử phạt nhận được quyết định xử
phạt được coi là thời điểm được giao quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử
phạt không tự nguyện chấp hành đúng thời hạn quy địnhtại khoản 1 Điều này thì bị
cưỡng chế thi hành.
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị
xử phạt vi phạm hành chính nhưng quá thời hạn quy định tạikhoản 1 Điều 19 của Thông
tư này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành
quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hànhbằng biện pháp trừ vào tiền lương, thu nhập
hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản củacá nhân, tổ chức tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc
tổ chức tài chính khác. Tổ chức,cá nhân chỉ trả lương, thu nhập hoặc ngân hàng, tổ chức
tài chính, tín dụngkhác nơi tổ chức, cá nhân bị xử phạt mở tài khoản, trong thời hạn mười
(10)ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế, có trách nhiệm trích chuyển từtài
khoản tiền gửi nói trên vào Ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạcNhà nước
số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp. Trường hợp tổ chức tín dụng không thực hiện
việc giữ lại trong tài khoản của cánhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì tổ chức tín dụng phải nộp thay. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có
trách nhiệm hoàn trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã nộp cho Nhà nước. Trường hợp số dư
trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền phải trích chuyển thì cá nhân, tổ chức bị cưỡngchế
ngoài việc phải trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã nộp thay thì còn phảinộp cho Nhà nước
phần còn lại cho đủ số tiền phải nộp. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế: Những
người sau đây có thẩm quyền ra quyết địnhcưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt củamình và của cấp dưới: Chánh Thanh tra Sở Tài
chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Hoãn chấp hành quyết định phạt tiền khi : Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng
trở lên có thể được hoãn chấp hành quyếtđịnh xử phạt trong trường hợp đang gặp khó
khăn đặc biệt về kinh tế và có đơnđề nghị được cơ quan, tổ chức xác nhận. Thời hạn
hoãn chấp hành quyết định phạt tiền không quá ba (3) tháng, kể từ khi cóquyết định hoãn.
Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định hoãn chấp hành quyết định phạttiền
đó. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghiêmcấm việc giữ lại hồ sơ các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt

hànhchính. Trườnghợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó phát
hiện hành vivi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sựthì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải hủy bỏ quyết định
đóvà trong thời hạn ba (3) ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyểnhồ sơ vụ
vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự đã nhận hồ sơ vụ việc có trách nhiệm thông báo kếtquả xử lý cho cơ quan đã
chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
IV. THỰC HIỆN
Các quy định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2012 và thaythế
Thông tư số 120/2004/TT-BTC ngày 15/12/2004 của Bộ Tài chính về việc Hướngdẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 củaChính phủ
về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân,
Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển
khai hướng dẫn các cơ quan, tổchức, cá nhân thực hiện. Trongquá trình thực hiện nếu có
vướng mắc các cá nhân, tổ chức phản ánh về BộTài chính và có hướng giải quyết kịp
thời.
KẾT LUẬN
Các đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng có hiệu lực trong việc quản lý ngân sách
nhà nước là vì các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính nhà
nước như đơn vị sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục - sự nghiệp thể thao, sự nghiệp khoa
học, công nghệ, sự nghiệp kinh tế… và chính các đơn vị này được hoạt động bằng nguồn
kinh phí nhà nước cấp, cấp trên cấp hay các nguồn kinh phí khác như: thu sự nghiệp, phí,
lệ phí, thu từ kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhận viện trợ, biếu, tặng… theo
nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao.
Cũng chính vì sử dụng nguồn kinh phí nhà nước nên các đơn vị hành chính sự nghiệp có
ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước nhà.
Vì thế mà trách nhiệm quản lý, theo dõi tình hình hoạt động của các đơn vị hành
chính sự nghiệp là rất quan trọng đặc biệt với cương vị là kế toán. Để kế toán đơn vị hành
chính sự nghiệp thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài
chính thì việc nắm rõ luật pháp là vô cùng cần thiết, nắm bắt và hiểu cách xử lý vi phạm

trong kế toán nhà nước Việt Nam hiện nay sẽ giúp kế toán có kế hoạch làm việc đảm bảo
đúng pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bài giảng kế toán công
2. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
3. Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ
4. Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ
5. Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 và Nghị định số 39/2011/NĐ-
CPngày 26/5/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-
CP củaChính phủ
6. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7
năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội;
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

×