Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích hình thức trả lương tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên - Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.68 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Thế kỉ 21 được xem là thế kỉ bùng nổ của khoa học kĩ thuật và máy móc hiện
đại. Tuy nhiên, khoa học càng phát triển thì vai trò của con người lại càng được đề cao
hơn bao giờ hết. Quản trị nguồn nhân lực vì vậy cũng trở nên vô cùng quan trọng, làm
thế nào để nguồn lực này phát huy hiệu quả cao nhất sẽ có ảnh hưởng “sống còn” đến
kết quả của cuộc chiến trên thương trường giữa các doanh nghiệp.
Để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả thì quản trị tốt vấn đề về tiền lương là
điều bắt buộc. Đây là khoản thu nhập mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động, quan điểm hiện đại cho rằng đây là một khoản đầu tư chứ không phải chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra. Trả lương theo hình thức như thế nào để khoản đầu tư này mang
lại lợi nhuận cao nhất là vấn đề của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước
ngoài đang phát triển với tốc độ rất nhanh, nhưng doanh nghiệp Nhà Nước vẫn có tầm
ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế chung. Chính vì vậy, nhóm thực hiện đã quyết
định chọn đề tài “Phân tích hình thức trả lương tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi
chức năng Thừa Thiên - Huế ” để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
• Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý thuyết của việc áp dụng các hình thức trả lương vào trong thực
tế ở Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên - Huế, bằng cách phân
tích một cách tổng quát những nhân tố chính cấu thành nên tiền lương ở tổ chức này.
Đề tài cũng đi sâu phân tích ưu nhược điểm của hình thức trả lương hiện đang được áp
dụng .
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hình thức trả lương đang được áp dụng tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi
chức năng Thừa Thiên - Huế.
• Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Việc phân tích và đánh giá hình thức trả lương tại một doanh nghiệp là một
công việc phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố. Vì vậy, đề tài được xây dựng dựa trên


2
sự kết hợp nhiều phương pháp như thu thập số liệu, phân tích dữ liệu, so sánh với các
quy định hiện hành, đánh giá chủ quan của nhóm nghiên cứu…
Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài được lấy từ bảng lương tháng 11 năm
2013 tại Bệnh viện Điều Dưỡng Phục Hồi Chức Năng Thừa Thiên - Huế.
• Cấu trúc đề tài
Để làm rõ vấn đề “Phân tích hình thức trả lương tại Bệnh viện Điều dưỡng -
Phục hồi chức năng Thừa Thiên - Huế”, đề tài sẽ bao gồm những nội dung chính
như sau:
- Phần Mở đầu: Tổng quan về đề tài.
- Phần Nội dung chính bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận, giới thiệu những vấn đề liên quan đến các hình thức trả
lương hiện có cũng như các quy định hiện hành của Nhà Nước.
Chương 2: Phân tích hình thức trả lương hiện đang được áp dụng tại Bệnh viện
Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên - Huế dựa vào các nguồn số liệu có
được.
Chương 3: Đánh giá ưu nhược điểm của hình thức trả lương này và những đề
xuất liên quan.
- Phần Kết luận: Khái quát, tóm lược về đề tài.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Các hình thức trả lương
1.1.1. Trả lương theo sản phẩm
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết
quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn,
kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm,
lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
- Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp

Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho
một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền
lương được lãnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là không vượt
hoặc vượt mức quy định.
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành *
Đơn giá tiền lương
- Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công
việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân
xưởng sản xuất, bảo dưỡng máy móc thiết bị Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp
cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Theo
cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận
trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanh nghiệp xác định .
Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lãnh của bộ phận trực tiếp
sản xuất x Tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp.
- Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
4
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ
khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết
kiệm nguyên vật liệu…
- Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào mức
độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt lũy tiến. Số
lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng
nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng
suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc
độ sản xuất… Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá

thành sản phẩm
- Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người
lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng
đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành
trong một thời gian nhất định
Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người
lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt
được yêu cầu chất lượng đã qui định.
Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao
động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.
Nhược điểm: Tính toán phức tạp.
1.1.2. Trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời
gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương tính
theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao
động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong
mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và chia
làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định.
5
Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay
tính theo thời gian có thưởng.
- Trả lương theo thời gian thuần túy
Trả lương theo thời gian thuần túy = Lương căn bản + Phụ cấp theo chế độ khi
hoàn thành công việc và đạt yêu cầu.
- Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các
thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương
tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên
chức.
• Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN:
Mức Lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc x (Hệ số lương + Tổng

hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)
● Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác:
Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc x (Hệ số lương + Hệ số
các khoản phụ cấp được hưởng theo qui định)/ Số ngày làm việc trong tháng theo qui
định ] x Số ngày làm việc thực tế trong tháng.
- Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc
Lương tuần = (Mức lương tháng x 12)/52
- Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao
động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian
học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn.
Lương ngày = Mức lương tháng / Số ngày làm việc trong tháng theo qui định
(22 hoặc 26 ngày)
- Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho
người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn
giá tiền lương trả theo sản phẩm.
Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo qui định (8 giờ)
- Trả lương theo thời gian có thưởng
6
Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương
trong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng
suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu… nhằm khuyến khích người lao động hoàn
thành tốt các công việc được giao.
Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + các
khoản tiền thưởng.
Nhận xét: Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người
lao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay
nghiệp vụ của họ.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán.
Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn với kết quả lao
động cuối cùng do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao

động.
- Trả lương theo thời gian thả nổi.
Người lao động nhận được lương mỗi tháng khác nhau, tăng hoặc giảm tùy theo
1 số biến nhất định như việc tăng lợi tức, lợi nhuận, khối lượng công việc, năng suất
lao động, giảm giá thành…
Giới hạn dưới của lương thả nổi được qui định trong hợp đồng lao động nhưng
giới hạn trên của lương thả nổi không giới hạn.
Ưu điểm: Kích thích người lao động tăng mức độ cống hiến cho công ty.
Hạn chế: Không tính được hết những khác biệt trong công việc.
1.2. Các quy định về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà Nước
1.2.1. Quy định về lương tối thiểu và thời gian làm việc
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,
trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, thay thế
Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22-8-2011.
7
Theo đó, từ ngày 1-1-2013 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1.650.000 -
2.350.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/1/2013
(đồng/tháng): Vùng I là 2.350.000 đồng, vùng II là 2.100.000 đồng, vùng III là
1.800.000 đồng, vùng IV là 1.650.000 đồng.
Kể từ ngày 01/07/2013, mức lương tối thiểu chung là 1.150.000 đồng/ tháng.
Dưới đây là bảng một số quy định của Nhà nước liên quan đến tiền lương:
(website:Quantrinhansu-online.com)
1.2.2. Qui định về lao động trẻ em, phụ nữ
Nghiêm cấm các doanh nghiệp nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ
một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Đối với
ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập
nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha
mẹ hoặc người đỡ đầu. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa
8

thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực,
trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành
niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động. Thời
giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá bảy giờ một ngày
hoặc 42 giờ một tuần.
Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam
giới. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Khi sinh con phụ nữ được
nghỉ từ 4 đến 6 tháng và hưởng quyền lợi thai sản.
Nhà nước qui định bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng trong các doanh
nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng khi đã đóng bảo
hiểm xã hội 20 năm trở lên và tuổi đời đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
Trong thời gian nghỉ thai sản người lao động được trợ cấp 100% tiền lương. Trong thời
gian làm việc nếu người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân
nhân được hưởng chế độ tử tuất và được quỹ bảo hiểm xã hội trợ cấp 1 lần 24 tháng
tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
9
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG TRONG BỆNH VIỆN
ĐIỀU DƯỠNG - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THỪA THIÊN – HUẾ
2.1. Thực trạng về hình thức trả lương trong bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức
năng Thừa Thiên - Huế
2.1.1. Giới thiệu về bệnh viện
Ngày 15/7/2003, nhằm củng cố mô hình hoạt động Y Tế của tỉnh để tạo điều
kiện phát triển, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định sáp nhập Trung tâm
Phục hồi chức năng trẻ tàn tật vào Bệnh viện Điều Dưỡng - Phục hồi chức năng với tên
gọi là Bệnh viện Điều Dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên - Huế.
- Địa chỉ:
Cơ sở 1: 93 Đặng Huy Trứ, Huế

Cơ sở 2: 30 Tô Hiến Thành, Huế
- Điện thoại: (054)-3821278 hoặc (054)-3523264
- Fax: (054)-3821278
- Website: www.langhoabinh-hue.org.vn
Chức năng nhiệm vụ:
- Điều trị, phục hồi chức năng cho các trẻ khuyết tật. Tư vấn, phát hiện sớm và can thiệp
sớm những trường hợp khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật.
- Điều trị và phục hồi chức năng cho người lớn các bệnh lý thần kinh, cơ xương khớp,
tim mạch, hô hấp và các bệnh lý mạn tính khác.
- Điều dưỡng cho các đối tượng chính sách, cán bộ an dưỡng .
- Xây dựng mạng lưới và triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
(CBR)
Nhân lực:
- Tổng số cán bộ: 58 trong đó 39 nữ và 19 nam.
- Trình độ đại học:17, sau đại học 04
Các khoa phòng:
- 5 khoa: Khoa PHCN trẻ em, khoa PHCN người lớn, khoa Bệnh người cao
tuổi, Khoa khám bệnh.
10
- 3 phòng: phòng Tổ chức hành chính – Dinh dưỡng, phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch
nghiệp vụ.
2.1.2. Hình thức trả lương của bệnh viện
Hiện nay, bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên- Huế đang
áp dụng hình thức trả lương theo thời gian thuần túy mỗi tháng một lần. Tiền lương
tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương,
được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương
đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức.
Sở dĩ bệnh viện áp dụng hình thức trả lương này là bởi vì đây là phương thức trả
lương đơn giản nhất, trả theo tỉ lệ tiền công lao động trên giờ. Tiền công không đồng
đều cho mọi nhân viên, nó tương ứng với trình độ mỗi nhân viên qua nấc thang điểm.

Phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp chưa đo lường sản xuất cụ thể. Hình
thức trả lương theo giờ khá phổ biến trên thế giới. Nó dễ áp dụng và tạo thu nhập ổn
định, nhưng chưa đo lường yếu tố gắn kết và hiệu quả sản xuất. Vì tính chất công việc
ở bệnh viện rất khó đo lường hiệu quả nên hình thức trả lương theo thời gian là lựa
chọn hợp lý cho bệnh viện.
2.2. Phân tích ngạch lương trong Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa
Thiên - Huế
2.2.1. Quy trình tính hệ số lương
Để có thể tính được hệ số lương, cần tiến hành thực hiện các bước như sau:
1. Xác định nhóm (A2, A1, A0…) dựa vào chức danh (ngạch viên chức)
2. Xác định bậc lương dựa vào thâm niên
3. Từ nhóm và bậc lương suy ra hệ số lương
Tuy nhiên để có thể đánh giá hệ số lương đang được áp dụng tại Bệnh viện Điều
dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên – Huế, nhóm đã tiến hành quy trình ngược lại
như sau:
1. Dựa vào hệ số lương suy ra nhóm, bậc của đối tượng nhân viên
2. So sánh quy định về chức vụ của Nhà Nước để có thể đánh giá
2.2.2. Một số chức danh trong Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên - Huế
11
Dựa vào hệ số lương từ bảng lương Bệnh viện, tiến hành đối chiếu ngược với
quy định của Nhà nước, ta có bảng một số chức danh theo hệ số lương (các chức danh
này là theo cách xếp của Bệnh viện):
Chức vụ
Chức danh
Giám đốc
Viên chức loại A2 nhóm 1 (A
2.1)
Bác sỹ trưởng phòng
Phó giám đốc
Bác sỹ trưởng khoa

Bác sỹ
Viên chức loại A1
Bác sỹ phó khoa
Cử nhân điều dưỡng
Bác sỹ trưởng khoa
Y tá trưởng
Trưởng phòng hành chính
Phó phòng nghiệp vụ
Bác sỹ phòng khám
Cử nhân kinh tế
Dược sỹ phòng khám
Cử nhân kinh tế phó phòng
Kế toán trưởng
Công nhân kĩ thuật thiết bị y tế Viên chức A0
Y tá
Viên chức loại B
Y sỹ
Y sỹ y tá trưởng
Kĩ thuật viên
Thủ quỹ
Y sỹ y học cổ truyền
Kĩ thuật viên xét nghiệm
Dược sĩ trung cấp
Kĩ thuật viên chính dược
Văn thư
Viên chức loại C nhóm 1 (C1)
Hộ lý
Cử nhân kĩ thuật vật tư y tế
Cử nhân vật lí trị liệu
Y công Viên chức loại C nhóm 2 (C2)

Cấp dưỡng
Nhân viên
Lái xe
12
2.2.3. Một số ngạch viên chức Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên -
Huế
Căn cứ vào Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về Chế độ
tiền lương đôí với cán bộ, công chức, ta có các bảng Ngạch viên chức dưới đây:
Các đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Viên chức loại A2: Nhóm 1 (A2.1):
STT Ngạch viên chức
1 Kiến trúc sư chính
2 Nghiên cứu viên chính
3 Kỹ sư chính
4 Định chuẩn viên chính
5 Giám định viên chính
6 Dự báo viên chính
7 Phó giáo sư- Giảng viên chính
8 Bác sĩ chính
9 Dược sĩ chính
10 Biên tập- Biên kịch- Biên dịch viên chính
11 Phóng viên- Bình luận viên chính
12 Đạo diễn chính
13 Hoạ sĩ chính
14 Huấn luyện viên chính
Viên chức loại A1:
Số TT Ngạch viên chức
1 Lưu trữ viên
2 Chẩn đoán viên bệnh động vật

3 Dự báo viên bảo vệ thực vật
4 Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật-thú y
5 Kiểm nghiệm viên giống cây trồng
6 Kiến trúc sư
7 Nghiên cứu viên
8 Kỹ sư
9 Định chuẩn viên
10 Giám định viên
11 Dự báo viên
12 Quan trắc viên chính
13
13 Giảng viên
14 Giáo viên trung học
(1)
15 Bác sĩ
(2)
16 Y tá cao cấp
17 Nữ hộ sinh cao cấp
18 Kỹ thuật viên cao cấp y
19 Dược sĩ
20 Biên tập- Biên kịch- Biên dịch viên
1 Phóng viên- Bình luận viên
22 Quay phim viên
(*)
23 Dựng phim viên chính
24 Đạo diễn
25 Họa sĩ
26 Bảo tàng viên
2 Thư viện viên
28 Phương pháp viên

(*)
29 Hướng dẫn viên chính
30 Tuyên truyền viên chính
31 Huấn luyện viên
32 Âm thanh viên
(*)
33 Thư mục viên
(*)
Viên chức loại B:
Số TT Ngạch viên chức
1 Lưu trữ viên trung cấp
2 Kỹ thuật viên lưu trữ
3 Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật
4 Kỹ thuật viên dự báo bảo vệ thực vật
5 Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật – thú y
6 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng
7 Kỹ thuật viên
8 Quan trắc viên
9 Giáo viên tiểu học
10 Giáo viên mầm non
(3)
11 Y sĩ
12 Y tá chính
13 Nữ hộ sinh chính
14 Kỹ thuật viên chính y
15 Dược sĩ trung cấp
16 Kỹ thuật viên chính dược
17 Dựng phim viên
14
18 Diễn viên hạng III

19 Hoạ sỹ trung cấp
20 Kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng
21 Thư viện viên trung cấp
22 Hướng dẫn viên (ngành văn hoá - thông tin)
23 Tuyên truyền viên
24 Hướng dẫn viên (ngành thể dục thể thao)
Viên chức loại C:
- Nhóm 1 (C1):
Số TT Ngạch viên chức
1 Quan trắc viên sơ cấp
2 Y tá
3 Nữ hộ sinh
4 Kỹ thuật viên y
5 Hộ lý
6 Dược tá
7 Kỹ thuật viên dược
- Nhóm 2 (C2): Ngạch nhân viên nhà xác
- Nhóm 3 (C3): Ngạch Y công
Ghi chú:
Các ngạch đánh dấu (*) là có thay đổi về phân loại viên chức.
Đối với ngạch bác sĩ: Trường hợp học nội trú khi tốt nghiệp được tuyển dụng
vào ngạch bác sĩ thì trong thời gian thử việc được hưởng lương thử việc tính trên cơ sở
mức lương bậc 2 của ngạch bác sĩ; hết thời gian thử việc được bổ nhiệm vào ngạch bác
sĩ thì được xếp lương vào bậc 2 của ngạch bác sĩ, thời gian xét nâng bậc lương lần sau
được tính kể từ ngày được bổ nhiệm vào ngạch bác sĩ.
Lương y xếp lương như y, bác sĩ có cùng yêu cầu trình độ đào tạo.
Các đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức trong các cơ quan nhà nước.
Công chức loại A2: Nhóm 1 (A2.1)
Số TT Ngạch công chức

1 Chuyên viên chính
2 Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
15
3 Thanh tra viên chính
4 Kiểm soát viên chính thuế
5 Kiểm toán viên chính
6 Kiểm soát viên chính ngân hàng
7 Kiểm tra viên chính hải quan
8 Thẩm kế viên chính
9 Kiểm soát viên chính thị trường
Công chức loại A1:
Số TT Ngạch công chức
1 Chuyên viên
2 Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
3 Công chứng viên
4 Thanh tra viên
5 Kế toán viên
6 Kiểm soát viên thuế
7 Kiểm toán viên
8 Kiểm soát viên ngân hàng
9 Kiểm tra viên hải quan
10 Kiểm dịch viên động- thực vật
11 Kiểm lâm viên chính
12 Kiểm soát viên đê điều
(*)
13 Thẩm kế viên
14 Kiểm soát viên thị trường
Công chức loại Ao: Áp dụng đối với các ngạch công chức yêu cầu trình độ đào
tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng) (công chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi
nâng ngạch lên công chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).

Công chức loại C: Nhóm 2 (C2)
Số TT Ngạch công chức
1 Thủ quỹ cơ quan, đơn vị
2 Nhân viên thuế
Ghi chú: Các ngạch đánh dấu (*) là có thay đổi về phân loại công chức.
2.2.4. Đánh giá cách xếp loại viên chức của Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng
Thừa Thiên – Huế
16
Các viên chức A2 nhóm 1 bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các bBác sỹ
trưởng khoa, trưởng phòng có chuyên môn chính trong bệnh viện. Các bác sỹ ở nhóm
A2 này có thâm niên đủ tiêu chuẩn để xét duyệt và có trình độ quản lí đã được các cơ
quan có thẩm quyền cấp quyết định nâng ngạch lương hoặc vượt qua kì thi nâng ngạch
từ ngạch bác sĩ nhóm A1 lên ngạch chuyên viên nhóm A2 nên được xếp loại trên các
bác sỹ khác 1 ngạch lương.
Các viên chức A1 bao gồm các Bác sỹ trưởng khoa, Bác sỹ phó khoa, Y tá , Cử
nhân điều dưỡng, Y tá trưởng, Trưởng phòng hành chính, Phó phòng nghiệp vụ, Bác sỹ
phòng khám, Cử nhân kinh tế, Dược sỹ phòng khám, Kế toán trưởng. Ta thấy các Bác
sỹ trưởng và Phó khoa đều xếp trong ngạch này do thâm niên công việc và chức vụ
quản lí của họ chưa đạt đủ điều kiện để xếp vào nhóm A2 nhưng bậc lương trong
ngạch của họ vẫn cao hơn so với các bác sĩ khác. Cũng như các Trưởng phòng hành
chính, nghiệp vụ có bậc lương cao hơn so với các Cử nhân kinh tế do thâm niên làm
việc của họ. Qua bảng thống kê bên dưới có thể thấy một Cử nhân điều dưỡng có hệ số
lương bằng với một Y tá trưởng điều này chứng tỏ là chức vụ không ảnh hưởng đến hệ
số lương mà số năm làm việc mới ảnh hưởng đến hệ số lương.
Chức vụ Chức danh Hệ số
Bác sỹ
Công chức loại A1
4,98
Bác sỹ phòng khám
4,65

Cử nhân điều dưỡng
4,32
Bác sỹ trưởng khoa
4,32
Cử nhân điều dưỡng y tá trưởng
4,32
Trưởng phòng hành chính
3,99
Cử nhân điều dưỡng
3,66
Phó phòng nghiệp vụ
3,33
Dược sỹ phòng khám
3,33
Cử nhân kinh tế phó phòng
3,00
Kế toán trưởng
3,00
Cử nhân kinh tế
2,34
Ở nhóm A0 ta có 1 nhân viên duy nhất là Cử nhân kỹ thuật thiết bị y tế được
xếp loại vào nhóm này cho thấy đây là nhân viên tốt nghiệp hệ cao đẳng chuyên ngành
y.
17
Ở nhóm B ta thấy bệnh viện này có các chức danh như Y tá, Y sỹ, Y sỹ- y tá
trưởng, Kĩ thuật viên, Y sỹ y học cổ truyền, Kĩ thuật viên xét nghiệm, Dược sĩ trung
cấp, Kĩ thuật viên chính dược, Thủ quỹ. Ngoài các đối tượng có trong nhóm B của các
đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước theo đúng quy định thì chức danh thủ quỹ là
thuộc nhóm C trong các cơ quan nhà nước chứ không thuộc nhóm B như bệnh viện
hiện đang xếp loại. Đây có thể là một nhầm lẫn trong việc xếp ngạch lương cho nhân

viên của bộ phận nhân sự bệnh viện.
Văn thư, Hộ lý, Cử nhân kĩ thuật vật tư, cử nhân vật lí trị liệu là các viên chức
được xếp theo nhóm C1 theo đúng quy định của Nhà nước.
Nhưng y công lại xếp vào nhóm C2 thay vì là nhóm C3 như quy định Nhà nước
ban hành cho thấy đây cũng có thể là sai sót của bộ phận nhân sự của bệnh viện
Ngoài ra, bệnh viện còn có các nhân viên Cấp dưỡng, Lái xe được xét hệ số
lương theo đúng quy định của Nhà nước về việc trả lương cho nhân viên thừa hành
phục vụ trong cơ quan nhà nước.
Bảo vệ là nhân viên kí hợp đồng duy nhất của bệnh viện.
2.3. Cách tính lương
2.3.1. Lương cơ bản
Như đã phân tích ở trên, trong cột lương cơ bản, ta có cột hệ số lương được hình
thành dựa vào nghị định Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về Chế độ Tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang.
Từ hệ số lương ta tính được cột thành tiền với công thức:
Lương cơ bản = Hệ số lương x 1,150,000
2.3.2. Vượt khung
Ở cột vượt khung, ở tiết a điểm 1.1 mục II của Thông tư Hướng dẫn thực hiện
chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức đã quy định
rõ rằng: Cán bộ, công chức, viên chức đã có 3 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối
cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy
18
định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
theo quy tắc ở tiết a điểm 1.1 điều III như sau: cán bộ, sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp
bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức
danh đó; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
Chẳng hạn như đối với anh Lê Quang Đoàn với chức danh là Bác sỹ, nhìn vào

hệ số vượt khung của anh là 6%, ta có thể suy ra được hệ số lương của anh là 4.98
trong 4 năm cụ thể: 3 năm đầu hệ số vượt khung của anh là 5% và đến năm thứ 4, hệ số
vượt khung của anh được cộng thêm 1% và đạt mức 6%.
Cột thành tiền ở hệ số vượt khung được tính theo công thức sau:
Thành tiền vượt khung = Hệ số vượt khung x Lương cơ bản.
2.3.3. Hệ số phụ cấp
Hệ số phụ cấp ở Bệnh viện Điều Dưỡng Phục Hồi Chức Năng Thừa Thiên - Huế
bao gồm 2 loại phụ cấp.
a) Phụ cấp chức vụ
Theo Thông tư số 23/2005/TT-BYT về Hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự
nghiệp y tế, tại mục Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, ta sẽ có được hệ số phụ cấp chức
vụ các chức danh lãnh đạo của Bệnh viện theo 4 mức: 0.7; 0.5; 0.4; 0.2.
Chẳng hạn đối với Giám đốc Nguyễn Quang Hiền, hệ số phụ cấp chức vụ của
ông là 0.7. Bác sĩ Nguyễn Thái Long kiêm Trưởng phòng có mức hệ số phụ cấp chức
vụ là 0.4.
Từ đó ta tính ra mức phụ cấp chức vụ với công thức sau:
Thành tiền Phụ cấp chức vụ = Hệ số Phụ cấp chức vụ x 1,150,000
b) Phụ cấp trách nhiệm
19
Hệ số phụ cấp trách nhiệm được quy định Theo điều 3 Nghị định số
205/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ
phụ cấp lương trong các công ty nhà nước bao gồm 4 mức, ta có hệ số phụ cấp trách
nhiệm có 4 mức: 0.1; 0.2; 0.3 và 0.5 so với mức lương tối thiểu chung.
Trong bảng lương của Bệnh viện, có 2 cán bộ được hưởng hệ số phụ cấp trách
nhiệm là Thủ quỹ Nguyễn Thị Phùng Diễm và CNKTTP Trần Thị Ngọc Hân.
Thành tiền của Phụ cấp trách nhiệm được tính theo công thức:
Thành tiền Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số Phụ cấp trách nhiệm x 1,150,000
Từ đó ta có:
Tổng cộng hệ số phụ cấp = Hệ số chức vụ + Hệ số Trách nhiệm
Tổng thành tiền hệ số phụ cấp = Thành tiền Phụ cấp chức vụ + Thành tiền phụ

cấp trách nhiệm
2.3.4. Phụ cấp ưu đãi
a) Mức phụ cấp ưu đãi
Theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC của Bộ Y tế - Bộ
Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện NĐ số 56/2011/NĐ-CP ngày 4.7.2011 của
Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức
(CCVC) công tác tại các cơ sở y tế công lập, ta có mức phụ cấp ưu đãi đối với các cán
bộ có 4 mức: 50%, 40%, 30%, 20% được quy định cụ thể theo tính chất công việc.
Theo đó:
- Đối mức phụ cấp 50%, áp dụng tại khoản 3, điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP: tại
bệnh viện có 8/59 nhân viên được hưởng mức phụ cấp này, trong đó có 5 KTV, 1
CNĐD, 1 Hộ lý và bà Đoàn Thị Minh Xuân – Phó Giám đốc bênh viện. Những nhân
viên này thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê
hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
- Đối với mức phụ cấp 40%, áp dụng tại khoản 4, điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP: ở
mức phụ cấp này có 42/59 nhân viên bệnh viện được hưởng, trong đó gồm có các chức
vụ như PPNV, YSYTT, KTVXN, Hộ lý, VT… Mức phụ cấp áp dụng đối với công
chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm;
20
khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức
năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm,
trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ
sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp
quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP.
- Đối với mức phụ cấp 20%, áp dụng tại khoản 6, điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP:
hiện có 9/59 nhân viên của bệnh viện được hưởng mức phụ cấp 20%, các chức danh
được hưởng mức phụ cấp này gồm có : TPHC, CNKT, CNKTTP và Thủ Quỹ của bệnh
viện. Mức phụ cấp này áp dụng đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm
chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn
vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị

định 56/2011/NĐ-CP).
b) Cách tính phụ cấp ưu đãi
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện
hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được
xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ
cấp ưu đãi
theo nghề
được hưởng

=
Mức
lương tối
thiểu
chung

x
Hệ số lương ngạch, bậc hiện
hưởng + Hệ số phụ cấp chức vụ
lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo
hệ số) Phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có)

x
Mức phụ cấp
ưu đãi theo
nghề được
hưởng
Ví dụ: Phó Giám đốc bệnh viện là bà Đoàn Thị Minh Xuân, có trách nhiệm
khám, điều trị trực tiếp Bảo hiểm y tế ban đầu, có hệ số lương là 4,74, hệ số phụ cấp

chức vụ lãnh đạo 0,5. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của bà được tính như sau:
Tiền phụ cấp
theo nghề 1
tháng
= 1,150,000 x (4.74+0.5) x 50% = 3,013,000
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế.
21
2.3.5. Tổng cộng phụ cấp
Tổng phụ cấp được tính theo công thức:
Tổng phụ cấp = Tổng phụ cấp trong cột Hệ số phụ cấp + Phụ cấp ưu đãi
2.3.6. Tổng lương và phụ cấp
Tổng lương và phụ cấp được tính theo công thức:
Tổng lương và phụ cấp = Lương cơ bản + Vượt khung + Tổng phụ cấp
2.3.7. Tiền lương của số ngày nghỉ
Bộ luật Lao động; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và Nghị định số
45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chế độ nghỉ hằng năm, căn cứ
vào điều kiện làm việc của người lao động. Cụ thể, người lao động nếu có đủ thời gian
làm việc 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm và hưởng
nguyên lương. Số ngày nghỉ là 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong
điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc
hại…
Ở cột này số ngày nghỉ của tất cả cán bộ đều không có, chứng tỏ họ không nghỉ
ngày nào trong tháng 11.
2.3.8. Trích bảo hiểm
Theo quy định của Luật BHXH (2006) và văn bản pháp luật khác có liên quan
hiện hành, người lao động phải trích 7% cho bảo hiểm xã hôi, 1.5% cho bảo hiểm y tế
và 1% cho bảo hiểm thất nghiệp. Vậy tổng mức bảo hiểm mà người lao động phải đóng
là 9.5%. Từ đó ta tính được số tiền trích bảo hiểm như sau:

Tiền trích bảo hiểm = 0.095 x (Lương cơ bản +Vượt khung + Hệ cấp chức vụ)
2.3.9. Lương thực nhận
Với mức trích bảo hiểm 9.5%, suy ra số lương còn lại chiếm 90.5%. Ta có số
lương thực được tính theo công thức sau:
Lương thực = 0.905 x (Lương cơ bản + Vượt khung)
2.3.10. Phụ cấp chức vụ thực nhận
Với mức trích bảo hiểm 9.5%, suy ra số phụ cấp chức vụ còn lại chiếm 90.5%.
Ta có số Phụ cấp chức vụ thực nhận được tính theo công thức sau:
22
Phục cấp chức vụ thực nhận = 0.905 x Phụ cấp chức vụ
2.3.11. Tổng tiền lương nhận được
Cuối cùng, số tiền lương nhân viên nhận được sẽ tính theo công thức:
Tổng tiền lương nhận được = Phụ cấp trách nhiệm + Phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp
chức vụ thực nhận + Lương thực nhận
Dưới đây ta sẽ lấy mức lương mà chị Dương Thị Hà nhận được làm ví dụ cụ thể
cho cách tính lương của Bệnh viện.
Với chức danh là Bác sĩ, chị thuộc làm nhóm công chức loại A1 bậc 7, cho nên
hệ số lương cơ bản của chị là 4.32. Và lương cơ bản của chị sẽ là:
4.32 x 1,150,000 = 4,968,000 (VNĐ)
Chị không có lương ở mục vượt khung nên ta bỏ qua cột này.
Đối với hệ số phụ cấp, vì chị Hà kiêm chức Trưởng phòng nên chị có hệ số phụ
cấp chức vụ là 0.4, từ đó ta tính phụ cấp chức vụ mà chị nhận được bằng:
0.4 x 1,150,000 = 460,000 (VNĐ)
Chị không có phụ cấp trách nhiệm nên ta bỏ qua cột này và tổng phụ cấp trong
cột Hệ số phụ cấp của chị cũng chính là 460,000 (VNĐ) - mức Phụ cấp chức vụ mà chị
nhận được.
Đối với mức hưởng phụ cấp ưu đãi 40%, ta tính ra được số tiền phụ cấp ưu đãi
chị nhận được:
= 0.4 x (Lương cơ bảng + Vượt khung + Phụ cấp chức vụ)
= 0.4 x (4,968,000 + 0 + 460,000)

= 2,171,200 (VNĐ).
Tổng mức phụ cấp chị nhận được là:
Tổng phụ cấp trong cột Hệ số phụ cấp + Phụ cấp ưu đãi
= 460,000 + 2,171,000
= 2,631,200 (VNĐ).
Tổng lương và phụ cấp chị nhận được bằng:
Lương cơ bản + Vượt khung + Tổng phụ cấp
= 4,968,000 + 0 + 2,631,000
23
= 7,599,200 (VNĐ).
Vì chị Hà không nghỉ ngày nào trong tháng 11 nên cột Tiền lương của ngày
nghỉ việc ta bỏ qua.
Với mức trích bảo hiểm là 9.5%, ta có mức tiền chị phải trích ra là:
0.095 x (Lương cơ bản +Vượt khung + Phụ cấp chức vụ)
= 0.095 x (4,968,000 + 0 + 460,000)
= 515,660 (VNĐ)
Lương thực nhận của chị sẽ là:
0.905 x (Lương cơ bản + Vượt khung)
= 0.905 x (4,968,000 + 0)
= 7,083,540 (VNĐ)
Phụ cấp chức vụ thực nhận của chị là:
0.905 x Phụ cấp chức vụ
= 0.905 x 460,000
= 416,300 (VNĐ)
Và cuối cùng, tổng tiền lương mà chị Hà nhận được là:
Phụ cấp trách nhiệm + Phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp chức vụ thực nhận + Lương
thực nhận
= 0 + 2,171,200 + 416,000 + 4,496,040
= 7,083,540 (VNĐ)
24

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN CỦA BỆNH
VIỆN ĐIỀU DƯỠNG - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THỪA THIÊN - HUẾ
3.1. Ưu điểm
- Thứ nhất, áp dụng đúng đối tượng: Bệnh viện đã áp dụng hình thức này đúng với đối
tượng nhân viên của mình - là những người mà công việc không thể định mức chặt chẽ
được, rất khó xác định số lượng hay chất lượng lao động.
- Thứ hai, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng: Lương cơ bản và phụ cấp được tính như đã
phân tích bên trên. Việc quản lý cũng vì thế mà đơn giản hơn rất nhiều. Đồng thời,
hình thức này cũng giúp cho những người quản lý cũng như những người lao động dễ
dàng tính được lương của mình.
- Thứ ba, đảm bảo tương đối công bằng vì tiền lương được tính dựa trên hệ số lương
theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Tức là hệ số này đã được phân chia dựa
trên mức độ phức tạp của công việc, điều kiện làm việc, chênh lệch cung cầu trên thị
trường lao động…
- Thứ tư, đảm bảo được tính minh bạch: Điều này để các nhân viên có thể yên tâm phát
huy hết khả năng của mình.
- Thứ năm, trong trường hợp này, ở Bệnh viện Điều Dưỡng Phục Hồi Chức Năng Thừa
Thiên - Huế, hình thức này khắc phục được nhược điểm của trả lương theo sản phẩm là
chạy theo số lượng và lãng phí nguyên nhiên liệu.
- Thứ sáu, đảm bảo được tính ổn định tương đối về mặt mức lương, tránh sự biến động
quá lớn trong một thời gian ngắn.
3.2. Nhược điểm
- Thứ nhất, tiền lương được nhận không liên quan đến kết quả lao động trực tiếp của
nhân viên nên có thể gây nên sự ỷ lại trong công việc.
- Thứ hai, tiền lương được nhận căn cứ vào ngày công làm việc thực tế, do đó đòi hỏi
việc quản lý thời gian làm việc phải thật sự hiệu quả. Tuy nhiên việc này không đồng
25

×