Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài tiểu luận (bài tập) bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên dạy môn lịch sử và địa lí thcs, bài tập phần lịch sử cổ trung đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.01 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ - TRUNG ĐẠI
Giảng viên:

Học và tên:
Sinh ngày:
Lớp: Bồi dưỡng cho GV THCS dạy mơn Lịch sử và Địa lí
Đơn vị công tác: Trường THCS

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

1


ĐỀ BÀI
Câu 1: (2.5 điểm)
Nguyên nhân và thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang, thành tựu
kinh tế, văn hoá của nhà nước Văn Lang. Bước phát triển của nhà nước Âu
Lạc so với nhà nước Văn Lang. Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của nền văn
minh sông Hồng.
Câu 2: (2,5 điểm)
Phân tích và đánh giá cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. So sánh với cuộc
cải cách Lê Thánh Tông và nhận xét về những thành tựu kinh tế, chính trị,
luật pháp và văn hóa giáo dục mà thời Lê sơ đã đạt được
Câu 3: (2,5 điểm)
Phân tích đặc điểm của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa từ thế kỷ
X đến thế kỷ XV và đánh giá nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử .
Câu 4: (2.5 điểm)


Những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn và nhận định về
vai trò của Nguyễn Huệ giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII. Đánh giá khái quát
về những mặt mạnh và mặt yếu của nhà Nguyễn từ 1802 -1884 trong lịch sử
dân tộc

2


BÀI LÀM
Câu 1: (2.5 điểm)
Nguyên nhân và thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang, thành
tựu kinh tế, văn hoá của nhà nước Văn Lang. Bước phát triển của nhà
nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang. Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
của nền văn minh sông Hồng.
Bài làm
*Nguyên nhân và thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang, thành
tựu kinh tế, văn hóa của nhà nước Văn Lang
Quá trình hình thành quốc gia Văn Lang gồm :
– Sự chuyển biến về kinh tế : Từ đầu thiên niên kỉ I đến thế kỉ I, ở nền
văn hố Đơng Sơn, cơng cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt
đầu có cơng cụ bằng sắt, nhờ đó đất đai được khai phá ngày càng nhiều, nền
kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo trâu bị khá phát triển. Sự
phân cơng lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
– Sự chuyển biến về xã hội : Từ thời Đơng Sơn, mức độ phân hố giàu
– nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các cơng
xã nơng thơn (làng, xóm), các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
– Sự chuyển biến về kinh tế – xã hội dẫn đến địi hỏi phải có các hoạt
động trị thuỷ phục vụ sản xuất nông nghiệp, và do yêu cầu phải có sự chỉ huy
thống nhất để chống ngoại xâm… đã đạt ra vấn đề phải có nhà nước để đáp
ứng những địi hỏi đó. Đây là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước

Văn Lang .
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư
dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sống lớn, đời sống sản
3


xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu
làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên
ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang.
– Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang: Chủ yếu ở lưu vực các
sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
Thành tựu kinh tế, văn hóa của nhà nước Văn Lang
* Về chính trị - xã hội
Đại Việt sử lược, bộ sử khuyết danh xưa nhất còn lại cho đến ngày nay
viết: "Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 - 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có
người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương,
đóng đơ ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang .... Truyền được 18 đời đều gọi
là Hùng Vương"
Đại Việt sử kí tồn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên .... viết " Lạc Long
Quân phong con trưởng làm Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn
Lang" đóng đơ ở Phong Châu (Bạch Hạc - Phú Thọ), đời đời cha truyền con
nối gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương cả".
Những sử liệu trên, mặc dầu chưa nói nguồn gốc chân thực, chứng tỏ
rằng vào khoảng thế kỉ VII - VI TCN, trên đất bắc Việt Nam với trung tâm là
vùng Phú Thọ (nơi có đền Vua Hùng) đã hình thành một tổ chức chính trị một nhà nước, đứng đầu là vị vua, cha truyền con nối. Nói một cách khác,
trên cơ sở phát triển của kinh tế nông nghiệp và trao đổi sản phẩm, giao lưu
văn hoá đã này sinh một q trình phân hố xã hội và hợp nhất các cộng đồng
nhỏ. Yêu cầu bảo vệ đi đôi với phát triển sản xuất duy trì an ninh trật tự cho
các xóm làng cho sự trao đổi hàng hố, chống nạn lũ lụt hàng năm cũng như
4



chống lại những cuộc xâm lấn của các bộ tộc phía Bắc - điều mà sau này trở
thành một nhân tố rất quan trọng của sự liên kết hợp lực - địi hỏi phải có một
lực lượng, một tổ chức quản lí, chỉ đạo và điều hành chung cho mọi cộng
đồng nhỏ có cùng tiếng nói, cùng cơ sở kinh tế và cùng sống trên một lãnh
thổ nhất định. Do u cầu đó đã hình thành một sự hợp nhất các làng bản với
tên gọi Văn Lang và một tổ chức chịu trách nhiệm chung, đó là nhà nước của
các Vua Hùng.
Nhà nước của các Vua Hùng và quốc gia Văn Lang đã đưa toàn bộ xã
hội của các thị tộc, bộ lạc Việt cổ sang một thời đại mới.
Như sử cũ ghi chép, đứng đầu nhà nước là các Vua Hùng hay đúng hơn
là các chức Hùng, cha truyền con nối. Giúp việc Vua Hùng có một số chức
viên gọi là Lạc Hầu , Lạc tướng. Sử cũ chép : " Đặc tướng văn gọi là Lạc hầu,
tướng võ gọi là Lạc tướng. Con trai Vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là
Mị Nương".
Dựa vào các phát hiện của khảo cổ học, chúng ta biết rằng các Vua
hùng, các Lạc hầu Lạc tướng đều thuộc lớp người giàu có, nhiều của cải. Các
Vua Hùng đều có ni nơ tì phục vụ trong nhà. Chính quyền trung ương phụ
trách các công việc chung như bảo vệ quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, tổ
chức các làng bản bảo vệ đồng ruộng mùa màng khi có thiên tai. Những cơng
việc cụ thể có địa phương giao cho các lạc tướng, người đứng đầu bộ gồm
nhiều làng bản hay chạ, do chức Bộ chính trơng coi. Làng, Chạ là đơn vị
hành chính cơ sở, vốn là những cộng đồng thị tộc đã hình thành từ lâu đời,
nay tụ hợp lại. Do đó, Làng, Chạ vẫn là những đơn vị kinh tế hầu như độc

5


lập, có những sinh hoạt văn hố riêng của mình. Già làng vẫn là một lớn

người giữa vai trò quan trọng nhất trong Làng, Chạ.
* Về kinh tế
Cơ sở kinh tế của văn minh Văn Lang là nông nghiệp lúa nước. Trên cơ
sở phát triển nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng ngày càng được sản
xuất nhiều hơn và có nhiều hình dạng hơn. Khảo cổ học đã tìm thấy gần 200
lưỡi cày đồng ở nhiều địa phương khác nhau trên đất Bắc, có hình cánh bướm
, hình thoi, hình tam giác .v.v.... Lưỡi cày đồng ra đời đã thúc đẩy nền nông
nghiệp dùng cày phát triển. Câu "Ruộng lạc, theo nước thuỷ triều lên xuống
mà làm" của Giao Châu ngoại vực kí chứng tỏ rằng người Việt cổ đã có được
phương thức làm ruộng nước ở ven sơng, ven biển, tránh những ảnh hưởng
xấu đến mùa màng. Lịch nơng nghiệp đã hình thành.
Ngành luyện kim đồng thau phát triển đến trình độ cao. Người ta khơng
chỉ sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau mà còn dần dần cơng thức
hố tỉ lệ các chất kim loại trong hợp kim đồng thau tuỳ theo công dụng của
sản phẩm. Chẳng hạn tỉ lệ chung của hợp kim đồng thau tuỳ theo công dụng
của sản phẩm. Chẳng hạn tỉ lệ chung của hợp kim đồng thau là 80 - 90%
đồng, 10 - 20% thiếc, nhưng khi đúc mũi tên, mũi giáo thì người ta tăng tỉ lệ
thiếc lên. Về sau, người ta lại biết cho thêm chỉ vào để tăng độ mềm. Kĩ thuật
nung cũng tiến bộ, từ 8000C của lò gốm tăng lên 1200 - 12500C ở lò luyện
kim.
Trên cơ sở phát triển kĩ thuật kim đồng thau, người Việt cổ đã sáng tạo
ra nghề nấu sắt bằng phương pháp hồn ngun. Từ việc nung quặng để có
được sắt xốp, người ta tiếp tục nung đỏ lên, rèn dập nhiều lần để có được sắt
6


chín cần cho việc làm cơng cụ. Chiếc rìu sắt đúc tìm được trong một ngơi mộ
thuộc di chỉ Đơng Sơn (Thanh Hoá) chứng tỏ rằng người Việt cổ đã biết đúc
gang. Nuôi tằm, kéo tơ, dệt lua cũng thể hiện một trình độ phát triển kinh tế
của người Việt cổ, phục vụ yêu cầu trang phục.

* Vệ sinh hoạt và trang phục
Nhà ở phần lớn là nhà sàn mái cong lợp lá cọ hay rơm rạ, có cầu thang
ở cửa . Tường vách tre, nứa, trát đất sét hoặc để nguyên. Trong nhà có chỗ
cất giữ thóc lúa. Dưới sàn là chỗ ni trâu bị gà lơn.
Sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa giúp cho
người Việt cổ ăn mặc ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy, loại ngắn
hoặc dài, đơi lúc có thêm một mảnh vải vng vắn có trang trí hoa văn ở
trước bụng; phụ nữ thường mặc yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội,
họ mặc váy xoè, cắm thêm lơng chim hoặc cả lá cây . Tóc ít khi để xoã mà
thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau. Có lúc họ
buộc một tấm khăn nhỏ vào chân cuộn tóc.

7


Nam thường cởi trần, mặc khố, đầu cạo trọc. Dân sống ven sơng
thường có tục vẽ mình để tránh "giao long" làm hại. Các lạc hầu, lạc tướng có
áo giáo đồng hộ thân đi chiến đấu. Nối tiếp truyền thống làm đẹp của tổ tiên,
người Việt cổ thích trang sức các dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đát hoặc đeo
hoa tai, vịng tay bằng đá.
* Đạo đức, tín ngưỡng, lễ hội
Nhìn chung xã hội Văn Lang đã chuyển sang chế độ phụ quyền. Người
cha trong gia đình nắm mọi quyền hành, đặc biệt là ở các gia đình lạc hậu, lạc
tướng. Tuy nhiên vai trò của người phụ nữ còn rất quan trọng. Những câu
chuyện cổ tích, những nữ tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ
I đã chứng tỏ điều đó.
Trong làng xóm, người già rất được tơn trọng và đóng vai trị là người
dàn xếp các cuộc tranh chấp, quyết định các mối quan hệ trong nội bộ cũng
8



như đối ngoại. Người già cũng là các thầy giáo của thế hệ trẻ và là người gìn
giữ những tục lệ của cộng đồng.
Hôn nhân một vợ một chồng dần dần phổ biến, mặc dầu đây đó cịn giữ
lại chế độ hơn nhân anh em chồng, tục bắt cóc cơ dâu v.v......
- Nhuốm răng đen, một hình thức chống sâu răng của người Việt cổ, đã
trở thành tục lệ chung. Cùng với nó tục, ăn trầu, cũng phổ biến và được
truyền từ đời này sang đời khác.
- Từ sớm, những cư dân trên đất Việt Nam đã có một quan niệm nhất
định về linh hồn. Tục chôn người chết sớm hình thành ở người thời Bắc Sơn,
Quỳnh Văn. Dưới thời Hùng Vương, việc chôn người chết được tiến hành
nghiêm túc kèm theo nghi lễ. Người ta tìm thấy nhiều kiểu áo quan khác nhau
từ bình, tháp đến thân cây khoét rỗng (hình thuyền). Việc chơn theo người
chết các cơng cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức đã thể hiện một quan niệm
nhất định về sở hữu cá nhân về sinh hoạt ở thế giới bên kia. Không những
thế, người đương thời đã biết chế tạo một số đồ minh khí ( như trống đồng)
chơn theo người chết.
- Ngơi sao 14 tua giữa mặt trống đồng tượng trưng cho Mặt trời, và
việc dóng trống đồng vào ngày lễ hội cầu mưa v.v.... chứng tỏ người Việt cổ
đã theo tín ngưỡng thờ thần Mặt trời, thần sấm, thần mưa .... những hiện
tượng tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp .
Những người hố trang lơng chim trên mặt trống đồng gợi lên ý nghĩ
về đạo vật tổ của người thời Hùng Vương, cũng như hình người trai, gái giã
cối, hình con cóc, hình những cặp người giao cấu trên tháp đồng... gợi cho ta
liên tưởng đến tín ngưỡng phồn thực.
9


- Lễ Hội là một hoạt động vừa có ý nghĩa tín ngưỡng vừa có ý nghĩa
sinh hoạt vui chơi tập thể của người Việt cổ. Những hình khắc trên trống

đồng đã phản ánh các lễ hội ngày mùa, cầu mưa, cầu nắng, cầu đánh thắng
giặc ..... Trong những buổi đó, người ta đánh trống da, trống đồng, chiêng
cồng, hố trang nhảy múa, ca hát. Hình người cầm giáo đâm vào đầu một
người quỳ gối dưới chân trên mặt trống đồng ghi lại một lễ hiến phù. Tóm lại,
những tín ngưỡng, lễ hội, tập tục của người Việt cổ thời Hùng Vương đánh
dấu một cuộc sống mới vui tươi, tập thể và hoà hợp. Tuy nhiên, bên cạnh
những nét chung trong tín ngưỡng, lễ hội, mỗi làng, chạ vẫn có những sinh
hoạt văn hố riêng của mình
* Nghệ thuật
Từ thời Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Hoa Lộc quan niệm thẩm mĩ của
người thời cổ đã nảy sinh và ít nhiều đã có sắc thái riêng. Trí thẩm mĩ đó
được nối tiếp và phát triển ở thời Văn Lang - Âu Lạc, phản ánh một trình độ
phát triển của nhận thức.
Điều khắc tinh tế và bước đầu đạt đến trình độ mơ típ hố. Những hoa
văn trên các lưỡi rìu đồng, những hình người hố tranng, những con chim,
con nai ..... trên mặt trống đồng, hình lưỡi rìu, mũi giáo v.v.... đã nói lên điều
đó. Nhiều mơ típ hoa văn đã trở thành dấu hiệu của văn minh Văn Lang - Âu
Lạc.
Tuy nhiên hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang là trống đồng
Trống đồng là sản phẩm của nghệ thuật trang trí và kĩ thuật đúc đồng
đương thời. Mặc dầu vào đầu công nguyên, các lực lượng xâm lược đã nhiều
lần thu vét trống đồng của người Việt cổ đưa về nước hoặc phá đi. Nhưng
đến nay các nhà khảo cổ vẫn phát hiện được hơn 170 chiếc ở khắp nơi trên
10


đất bắc Việt Nam. Trống đồng thể hiện một trình độ cao của kĩ thuật luyện
kim đương thời.
Kiểu dáng và các hình trang trí trên mặt trống thể hiện một trình độ
nghệ thuật cao, tang trống thể hiện một trình độ nghệ thuật cao, óc thẩm mĩ

tinh tế, một quan niệm nhất định về quan hệ giữa người và thế giới xung
quanh. Cấu tạo của trống hài hoà, cân đối. Chẳng hạn quan sát các trống đồng
Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, ta có thể thấy: Mặt trống trịn, giữa có ngơi sao nhiều
cánh xung quanh có hàng chục vành, mỗi vành có một loại hoa văn khác
nhau: hươu nai, chim cị, người hố trang lơng chim, tháp canh , hoa văn hình
chữ S, hình trịn có tiếp tuyến v.v.... Tất cả đều được khắc một cách tinh tế,
có cùng kiểu dáng, đều đặn và đẹp. Tang trống in nổi hình những chiếc
thuyền có người chèo, người cầm cung tên. Các thuyền này vừa thuộc loại
thuyền đua, vừa thuộc loại thuyền chiến.
Mỗi chiếc trống đồng thường có cách trang trí khác nhau, mặc dầu vẫn
giữ được những nét đặc sắc chung, nhưng khơng dừng lại ở một trình độ cách
điệu như nhau. Hoa văn trên trống đồng phản ánh cả một bước tiến của quan
niệm thẩm mĩ của người thợ thủ công đương thời. Ngồi ra, người thợ đúc
cịn làm ra những chiếc trống đồng minh khí nhỏ dùng vào việc cúng tế hay
chôn theo người chết.
Trống đồng vừa là một nhạc khí vừa là một hiện vật tượng trưng cho
quyền uy của người thủ lĩnh.
*Bước phát triển của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.
Âu Lạc

Văn Lang
11


Giống nhau

Vua có quyền quyết định tối cao
Giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu, Lạc tướng.
Lạc tướng đứng đầu các bộ, Bộ chính đứng đầu các
chiềng, chạ.


Khác nhau

Kinh đô ở vùng đồng
bằng: Cổ Loa – Đông
Anh – Hà Nội.

Kinh đô ở vùng trung du:
Bạch Hạc – Phú Thọ.

Vua Hùng quyền lực
Có thành Cổ Loa vừa là khơng tập trung nhiều
kinh đô, trung tâm kinh tế hơn An Dương Vương.
chính trị, vừa là cơng
trình qn sự bảo vệ an
ninh quốc gia. Có quân
đội mạnh.

* Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của nền văn minh sông Hồng.
Vào thời đại Đồ đồng đã ra đời một nền văn hóa thống nhất và độc đáo,
đạt mức độ kỹ thuật và nghệ thuật cao, nền văn hóa Đơng Sơn rực rỡ. Các
nghiên cứu nhân chủng, lịch sử và khảo cổ gần đây đã khẳng định sự tồn tại
một thời kỳ các Vua Hùng khoảng trên 1000 năm trước Công nguyên tên
Vương quốc Văn Lang, sau đó đổi tên là Âu Lạc. Đến thế kỷ thứ hai trước
Công nguyên, Ấu Lạc đã bị xâm chiếm và sáp nhập vào đế chế phong kiến
Hán hùng mạnh ở phương Bắc. Nhưng sự thống trị của phong kiến Trung
Hoa kéo dài mười thế kỷ đã khơng bẻ gãy và khơng đồng hố được nền văn
hố Việt.

12



Một điều đương nhiên, khi kẻ đi xâm lược không bẻ gãy được nền văn
hóa hùng mạnh bản địa thì tức thì kẻ xâm lược và trực tiếp ở lại cai trị lại bị
chính nền văn hóa đó đồng hóa. Nhưng cũng phải kể đến ảnh hưởng văn hóa
của kẻ đi xâm lược cũng có mặt tích cực cho văn hóa bản địa. Thực tế chứng
minh qua nhiều nền văn hóa trên thế giới cho thấy điều này hồn tồn đúng.
Một ví dụ cho nền văn hóa Trung Hoa, đó là dân tộc Hán suốt trong chiều dài
lịch sử của mình thường xun bị những cư dân du mục phía Bắc xâm lược
và đô hộ, nhưng những kẻ xâm lược và ở lại cai trị từ phương Bắc Trung
Quốc mất dần văn hóa của mình để hịa mình vào văn hóa Trung Hoa. Điều
này nói lên để khẳng định lại một lần nữa cho Văn minh Sông Hồng phát
triển càng rực rỡ và hùng mạnh hơn ở thời kỳ hoàng kim - Đế chế Đại Việt
của Hoàng đế Lê Thánh Tơng.

Câu 2: (2,5 điểm)
Phân tích và đánh giá cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. So sánh với
cuộc cải cách Lê Thánh Tông và nhận xét về những thành tựu kinh tế,
chính trị, luật pháp và văn hóa giáo dục mà thời Lê sơ đã đạt được
Bài làm
*Phân tích và đánh giá cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

13


Lĩnh vực

Nội dung cải cách

Chính trị - Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ

bằng những người khơng phải họ Trần có tài năng và thân cận với
mình.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng
cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
14


- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và
tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.
Kinh tế - Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
- tài chính
- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế
ruộng.
Xã hội

- Ban hành chính sách hạn nơ: hạn chế nơ tì được ni của vương hầu,
quý tộc, quan lại.

Văn hóa - - Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
giáo dục
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.
- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.
- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

* Nhận xét: những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, trên tất cả các lĩnh
vực, bao gồm cả thời gian trước và sau khi nhà Hồ được thành lập.

* So sánh với cuộc cải cách Lê Thánh Tông và nhận xét về những thành
tựu kinh tế, chính trị, luật pháp và văn hóa giáo dục mà thời Lê sơ đã
đạt được
Nội dung của cuộc cải cách hành chính Lê Thánh Tơng dưới thời Lê Sơ:
- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tơng đã tiến hành
một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.
- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định
mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài,
Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.
15


- Địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tun, mỗi đạo có 3 ti trơng coi
các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ.
Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.
- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật
(Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất
thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát
triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ binh ư nơng.
- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc,… quan hệ láng giềng êm
đẹp…
Nhận xét về bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tơng dưới thời Lê Sơ
Triều đình:
+ Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn. Thời vua Lê Thánh
Tông, một số cơ quan cùng chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi
bỏ, tăng cường tính tập quyền
=>Mọi quyền lực đều được tập trung vào trong tay vua, triều đình, hạn

chế được tính phân tán, cục bộ địa phương.Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà
nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.
+ Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ
trung ương đến xã.
- Các đơn vị hành chính:
+ Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa
tuyên và cấp xã.
16


+ Chia cả nước thành 13 đạo.
+ Dưới đạo là phủ, huyện, xã.
=> Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều
kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa.

17


Câu 3: (2,5 điểm)
Phân tích đặc điểm của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa từ thế
kỷ X đến thế kỷ XV và đánh giá nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử
.
Bài làm
I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
1. Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê
- Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân
sang xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó Thái Hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tơn Lê
Hồn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng,thắng lớn nhanh

chóng ở vùng Đơng Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược
Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý
- Thập kỉ 70 của thế kỉ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời
tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức tổ chức thực hiện chiến lược "tiên
phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của địch.
+ Năm 1075, Quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống,
đánh tan các đạo quân Tống ở đây, sau đó rút về phịng thủ.
- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
+ Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ bắc của
sông Như Nguyệt => ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII
18


- 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược Đại Việt vào các năm
1258, 1285, 1287 - 1288. Giặc rất mạnh và hung bạo.
- Các vua trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả
nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn
Kiếp, Bạch Đằng.
- Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân
Nguyên
- Mông bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
- Nguyên nhân:
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đồn kết nội bộ và
đồn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình =>

nhân dân đồn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa
Lam Sơn
- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta
rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi lãnh đạo.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Nam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của
nhân dân vùng giải phóng càng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến
giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
19


- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh
giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đồn kết tồn dân, trong
đó các q tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Có sự lãnh đạo của các vua với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo
đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang
bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của tồn dân, mà nịng cốt là
quân đội.

Ý nghĩa:
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến
đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn
nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào
dân để đánh giặc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lịng tự
hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Đánh bại hoàn toàn mộng xâm lược nước ta của nhà Tống.
Khẳng định nước ta là một nước.
20



×