Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tiểu luận (bài tập) bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên dạy môn lịch sử và địa lí thcs , bài tập phần địa lí kinh tế học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.59 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: ĐỊA LÝ KINH TẾ HỌC ĐẠI
CƯƠNG
Giảng viên: ..........

Họ và tên: ..........
Ngày sinh:
Lớp: Bồi dưỡng cho giáo viên THCS dạy môn Lịch sử - Địa lí
Đơn vị cơng tác: Trường THCS ..........

Hà Nội, tháng 8 năm 2022
1


ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 điểm) Trình bày khái niệm Mơi trường Địa lí. Anh/chị hãy trình
bày phân tích các chức năng của mơi trường Địa lí.
Câu 2: (3 điểm) Đơ thị hóa là q trình lịch sử nâng cao vai trị của đơ thị
trong sự vận động của xã hội. Anh/chị hãy trình bày khái niệm “Đơ thị
hóa” và đặc điểm của đơ thị hóa.
Câu 3: (4 điểm) Phát triển bền vững là vấn đề mang tính tồn cầu nhưng
có sự khác biệt giữa các nhóm nước. Anh (Chị) hãy làm rõ “Vấn đề môi
trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển”

2


Câu 1: (3 điểm) Trình bày khái niệm Mơi trường Địa lí. Anh/chị hãy


trình bày phân tích các chức năng của mơi trường Địa lí.
Bài làm
*Khái niệm Mơi trường Địa lí:
* Khái niệm mơi trường địa lý: Là khơng gian bao quanh Trái Đất,có quan
hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
*Ảnh hưởng của con người đến môi trường địa lý:
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Con người làm cho mơi trường địa lý tốt hơn thông qua các hoạt động
bảo vệ môi trường(thu gom rác và xử lý rác thải….).
+ Làm cho môi trường địa lý thêm phong phú,đa dạng (xây dựng nhà
cửa,đường xá…)
- Ảnh hưởng tiêu cực: Làm cho môi trường địa lý xấu đi(khai thác tài
nguyên quá mức,thải rác bừa bãi.

3


*Các chức năng của mơi trường Địa lí:
+ Là khơng gian sống của con người.
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
-Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ mơi trường vì: Mơi trường có vai trị
rất quan trọng đối với xã hội lồi người ( nhưng nó khơng có vai trị quyết
định đến sự phát triển của xã hội).

4


Câu 2: (3 điểm) Đơ thị hóa là q trình lịch sử nâng cao vai trị của đơ
thị trong sự vận động của xã hội. Anh/chị hãy trình bày khái niệm “Đơ

thị hóa” và đặc điểm của đơ thị hóa.
Bài làm
*Khái niệm “ Đơ thị hóa”:
Đơ thị hóa là sự mở rộng của đơ thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân
đơ thị hay diện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay
khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời
gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó cịn được gọi là mức độ đơ thị hóa; cịn
theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đơ thị hóa.
Đơ thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua
các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống...
Các nước phát triển (như tại Châu Âu, Hoa Kỳ hay Úc) thường có mức
độ đơ thị hóa cao (trên 87%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển
(như Việt Nam) (khoảng ~35%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn
định nên tốc độ đơ thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang
phát triển.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đơ thị so
với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đơ thị. Do đó, sự tăng
trưởng của đơ thị khác tốc độ đơ thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo
các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm).
Đới nóng là nơi có tốc độ đơ thị hóa cao trên thế giới.
5


Tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng và các siêu đô thị ngày càng nhiều.

*Đặc điểm của Đô thị hóa:
Q trình đơ thị hóa thể hiện ở ba đặc điểm chính sau đây:
a) Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và liên tục.


6


b) Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
- Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
- Hiện nay trên thế giới có trên 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50
thành phố có số dân từ 5 triệu trở lên.

c) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
7


Q trình đơ thị hóa làm cho lối sống của dân cư nơng thơn nhích gần lối
sống thành thị nhiều mặt.
Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội và mơi trường
a. Ảnh hưởng tích cực
- Kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
- Xã hội: Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, các quá trình sinh, tử,
hơn nhân,…
- Mơi trường: Hình thành mơi trường mới.
b. Ảnh hưởng tiêu cực
- Kinh tế: Thiếu việc làm, nông thơn mất nguồn lao động lớn,…
- Xã hội: Nghèo đói, sinh hoạt thiếu thốn.
- Mơi trường: Ơ nhiễm mơi trường,…

8


Câu 3: (4 điểm) Phát triển bền vững là vấn đề mang tính tồn cầu

nhưng có sự khác biệt giữa các nhóm nước. Anh (Chị) hãy làm rõ
“Vấn đề mơi trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát
triển”
Bài làm
*Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại
của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ
tương lai. Phát triển bền vững là một phương hướng phát triển được các
quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới, đó là niềm hy vọng lớn của tồn
thể lồi người.
Phát triển bền vững có đặc điểm:
9


- Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn
hại hệ sinh thái và môi trường.
- Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới.
- Ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa
phương.
- Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
- Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và
chất lượng cuộc sống của ngươì dân đều thay đổi theo hướng tích
cực.
Các ngun tắc cho phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường với nội dung cụ thể
như sau:
- Phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình đạt được tăng trưởng kinh
tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát,
lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư
có chất lượng, có năng suất cao thơng qua việc nâng cao hàm lượng

khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã
hội và môi trường.
- Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự công
bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận

10


đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm
phương hại đến kinh tế và môi trường.
- Phát triển bền vững về môi trường: là việc sử dụng hợp lí tài ngun
thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác
quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về mơi
trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các
hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao
gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý
tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm
thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Ngồi ra, phát triển bền vững về mơi trường cần phải hướng được các
doanh nghiệp từng bước thay đổi mơ hình sản xuất, hướng doanh nghiệp
đến các cơng nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn. Phát
triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đến kinh
tế và xã hội.

11


Tại sao phải phát triển bền vững
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới, nhiều thách thức đặt

ra với lồi người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và
đói nghèo,.. Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ tồn cầu và bằng
cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể:
- Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế:
Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh
nhưng vẫn đảm bảo tính an tồn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển nền
kinh tế lành mạnh, vẫn đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống, nâng
cao đời sống người dân nhưng lại tránh được sự suy thối hoặc đình trệ
kinh tế trong tương lai đặc biệt là gánh nặng nợ nần để không biến nó thành
di chứng cho các thế hệ mai sau.
- Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về xã hội:

12


Ngồi tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững cịn đảm bảo tính bền
vững về xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển con người
thông qua thước đo là chỉ số HDI. Theo đó, tính bền vững được thể hiện ở
việc đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều
được bình đẳng ngang nhau. Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay
chiến tranh.
- Phát triển bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững về mơi trường:
Như bạn biết đấy, mơi trường đang là một trong những vấn đề “nóng” hiện
nay, là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Các nguồn tài nguyên
thiên nhiên ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tình trạng rừng bị tàn phá, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm
khai thác gỗ hoặc lấy đất canh tác…gây nên hàng loạt các thiên tai, gây
biến đổi khí hậu.
Chính vì vậy, phát triển bền vững nhằm mục đích khai thác và sử dụng hợp

lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không ngừng bảo vệ và cải thiện chất
lượng mơi trường sống theo hướng tích cực. Đảm bảo cho con người sống
trong môi trường xanh - sạch - đẹp, đảm bảo mối quan hệ hài hòa thật sự
giữa con người, xã hội và tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của thế hệ
hiện tại, nhưng không cản trở các thế hệ tương lai có cơ hội thỏa mãn nhu
cầu của họ về tài nguyên và môi trường.

*Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển:
– Môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng do trình
độ chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, gánh nặng nợ nước ngoài,
hậu quả của chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép dân số, nạn đói…

13


– Các nước đang phát triển chiếm hơn ½ diện tích lục địa, đây là khu vực
giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
rừng, đất trồng. Những vấn đề môi trường ở khu vực này là sự suy giảm tài
nguyên khoáng sản, thu hẹp tài nguyên rừng, tình trạng khan hiếm nước và
tranh chấp nguồn nước.
Liên hệ phát triển bền vững ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai
đoạn 2011 – 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả, đi đôi
với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và mơi trường, giữ vững
ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 được cụ thể hóa
bằng những mục tiêu cơ bản sau:
Về kinh tế
Cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng

xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và
tiêu dùng bền vững; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp,
nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương.
Nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, đặc biệt
là các chính sách tài chính, tiền tệ. Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng chủ
yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên
cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức
cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp
hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất hàng hóa có chất
lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường
quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng,
lao động và nguồn vốn);...

14


Về xã hội
Nhà nước tập trung đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo theo hướng bền
vững; tạo việc làm bền vững. Cụ thể, ưu tiên nguồn lực để giảm nghèo và
nâng cao điều kiện sống cho đồng bào ở những vùng khó khăn nhất. Hỗ trợ,
tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có nhà ở, có tư liệu và phương
tiện để sản xuất; phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao; phát triển sản xuất hàng hóa;
trợ giúp việc học chữ, học nghề.
Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển văn
hố hài hồ với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam; xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo
vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình

độ nghề nghiệp thích hợp với u cầu của sự phát triển đất nước, vùng và
địa phương…
Về tài nguyên và môi trường
Nhà nước tăng cường các biện pháp nhằm chống thoái hoá, sử dụng hiệu
quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền
vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài
ngun khống sản; bảo vệ mơi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển
tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm khơng khí và
tiếng ồn ở các đơ thị lớn và khu công nghiệp…

15



×