Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SỬ DỤNG TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.93 KB, 16 trang )

SỞ GD & ĐT ............
TRƯỜNG THCS & THPT ............
……

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH
NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

Lĩnh vực: Lịch sử
Tên tác giả: .............
Giáo viên môn: Lịch sử
Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT ............


Năm học 2021-2022
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2.Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................3
II. NỘI DUNG......................................................................................................3
1. Thực trạng vấn đề................................................................................................3
2. Sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử giai đoạn 1945-1954.. .4
2.1 Sưu tầm những tác phẩm tiểu biểu của Hồ Chí Minh.....................................4
2.2 Khai thác tài liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh.....................5
2.3 Phát triển tư duy cho học sinh thông qua việc nhận thức tài liệu lịch sử
trong tác phẩm của Hồ Chí Minh...................................................................7
3. Tính mới, sự khác biệt của sáng kiến..............................................................10
4. Tính thực tiễn..................................................................................................10
5. Tính hiệu quả……………...............................................................................10


III. KẾT LUẬN..................................................................................................12
1. Kết luận...........................................................................................................12
2. Kiến nghị.........................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong năm học 2020-2021, tôi đã sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 -1930. Đồng thời, tôi cố gắng
hướng dẫn học sinh lớp 12 tiếp cận với một số tác phẩm của Hồ Chí Minh để
rèn luyện phương pháp tự học, tự tìm hiểu tư liệu lịch sử phục vụ bài học. Kết
quả đạt được là đa số các em học sinh đều có ý thức tham gia thực hiện. Một số
học sinh u thích tìm đọc các tác phẩm của Người và rút ra được cho bản thân
kinh nghiệm học tập cũng như gửi các ý kiến thắc mắc về cho giáo viên giảng
dạy nhờ giải đáp. Bên cạnh đó cũng có học sinh chưa thích tìm hiểu, khai thác tư
liệu lịch sử thơng qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh. Vì vậy, tơi tiếp tục nghiên
cứu, tìm thêm các phương pháp để khắc phục hạn chế cũng như phát huy những
mặt tích cực đã đạt được.
Trong năm học này, tơi sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh vào dạy
học lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954. Tiếp tục động viên học sinh
đọc sách, đọc các các tác phẩm của Hồ Chí Minh để lan toả văn hố đọc. Vì mỗi
ngày các em dành nhiều thời gian để sử dụng điện thoại chơi các trò game hay
lướt facebook mà rất ít đọc sách nên giáo viên giao các bài tập về nhà hướng dẫn
các em tìm hiểu các tác phẩm và khuyến khích bằng cách ghi điểm cho các em.
Thực tế, chất lượng bộ môn lịch sử lớp 12 ở trường THCS & THPT ............
chưa cao. Nhưng đa số các em học sinh chọn ban xã hội để đăng ký thi tốt
nghiệp trong năm học này. Vì vậy, người giáo viên phải ln tìm tịi và vận

dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp các phương pháp
mới vào quá trình giảng dạy của mình để nâng cao chất lượng bộ mơn đặc biệt
là chất lượng lịch sử của lớp 12 để các em tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp đạt
kết quả tốt nhất.
Trong chương trình lớp 12, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954
rất quan trọng. Đây là giai đoạn lịch sử tìm hiểu tình hình nước ta sau cách mạng
tháng Tám năm 1945 gặp vơ vàn khó khăn như "ngàn cân treo sợi tóc". Đảng,
chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện các chính sách, biện pháp để đưa
đất nước vượt qua giai đoạn này và tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống
Pháp xâm lược giành thắng lợi vẻ vang. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều
tác phẩm về giai đoạn lịch sử này của đất nước. Đây là những tư liệu gốc quý
giá nên giáo viên cần khai thác vào bài dạy để nhấn mạnh, tạo biểu tượng lịch sử
cho học sinh.
Như vậy, việc sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh rất cần thiết cho
mọi người, đặc biệt là những người giáo viên lịch sử. Khi dạy lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1945 -1954, tôi đã hướng dẫn học sinh lớp 12 tiếp cận, khai thác các tư
liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh nhằm góp phần rèn luyện năng
lực tìm hiểu, nhận thức cũng như phát triển tư duy lịch sử cho các em. Vì vậy,
tơi xin trình bày đề tài: " Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh nhằm phát triển tư
duy cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 ". Đề tài
này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong q thầy cơ đóng góp
để hồn thiện hơn.
2


2.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, người giáo
viên lịch sử có thể ứng dụng các phần mềm cơng nghệ thông tin để bài dạy thêm
sinh động, thu hút người học. Nhưng để nội dung bài dạy đạt hiệu quả thì ngồi
việc bám sát u cầu cần đạt cần tham khảo tài liệu lịch sử để minh hoạ, để cụ

thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học, tạo cho học sinh có biểu tượng
rõ ràng, chân thực về quá khứ đã diễn ra. Vì vậy, việc sử dụng tài liệu rất cần
thiết trong dạy học đối với bộ môn lịch sử.
Tài liệu lịch sử trong các tác phẩm Hồ Chí Minh rất nhiều. Những tác
phẩm của Người phản ánh hiện thực về xã hội, con người, đất nước....về những
tháng ngày gian nan, khó khăn cũng như những chiến thắng vẻ vang trong kháng
chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta khai thác những tài liệu này để
giải thích sự kiện lịch sử, giúp học sinh hiểu bản chất của nó. Mặt khác, giáo
viên sử dụng để phân tích, nhấn mạnh khắc sâu cho học sinh về những sự kiện
lịch sử tiêu biểu có tính bước ngoặt. Đồng thời, giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu tài liệu lịch sử để tham gia hoạt động học tập trên lớp. Ngồi ra, có thể
sử dụng trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa hoặc phục vụ cơng tác bồi dưỡng
học sinh giỏi. Từ đó, củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản, phát triển tư
duy, sáng tạo và giáo dục đạo đức cách mạng cho các em.
Thông qua việc tiếp cận, khai thác tài liệu lịch sử trong những tác phẩm
của Hồ Chí Minh, học sinh biết cách sử dụng nguồn tài liệu lịch sử. Điều này
giúp các em rèn luyện năng lực tìm hiểu, nhận thức và phát triển tư duy lịch sử.
Góp phần hình thành phương pháp khoa học trong học tập, nâng cao năng lực
cho người học cũng như hình thành các phẩm chất tích cực cho các em.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề
1.1 Thuận lợi
Ở mái trường THCS & THPT ............, các giáo viên công tác nơi đây đều
nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm
nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của tổ chun mơn. Đa số các em học sinh chăm
ngoan, có ý thức hợp tác trao đổi, chia sẻ trong học tập.
1.2 Khó khăn
Năm học 2021-2022, Khối 12 trong nhà trường có một lớp gồm 33 học
sinh. Số lượng học sinh ít nên giáo viên khơng có nhiều cơ hội để so sánh, đối
chiếu đối tượng tham gia học cũng như phương pháp giảng dạy.Vẫn tồn tại một

số học sinh còn ham chơi, chưa chăm lo học tập. Các em bị cuốn vào các trị
chơi giải trí trên Internet nên ảnh hưởng đến thời gian học.
Các đoạn trích và các tác phẩm lịch sử của Hồ Chí Minh chủ yếu do giáo
viên dạy học sưu tầm hoặc hướng dẫn các em tìm kiếm trên mạng Internet chứ ở
thư viện nhà trường rất ít. Các em học sinh tiếp cận được với tác phẩm của Hồ
Chí Minh nhưng chưa biết cách khai thác và chưa biết cách phân tích những nội
dung chủ yếu phục vụ việc học tập. Hay nói cách khác, các em chưa thực sự
thích, đam mê đọc tài liệu.
3


Sau đây là các ý kiến học sinh lớp 12B1 năm học 2020-2021 về tác dụng
của việc sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong học tập lịch sử.
Thứ
tự
1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát

Số lượng
đồng ý
21/26
21/26
22/26
23/26
23/26


Tỷ lệ
%
80,7
80,7
84,6
88,4
88,4

Hiểu bài kỹ hơn
Rèn luyện được năng lực tìm hiểu lịch sử
Chủ động tiếp thu bài học
Góp phần phát triển tư duy cho học sinh
Xây dựng niềm tin vào lí tưởng cách
mạng.
6
Tích cực hơn trong học tập lịch sử.
24/26
92,3
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận ra rằng tác dụng giúp hiểu bài
kỹ hơn và rèn luyện năng lực tự tìm hiểu lịch sử, chủ động tiếp thu bài học còn
thấp so với các tác dụng khác. Từ thực tế này, trong năm học 2021-2022 tơi thấy
cần cố gắng sử dụng, tìm thêm phương pháp khích lệ, động viên học sinh khai
thác tài liệu trong tác phẩm Hồ Chí Minh để học tập lịch sử giai đoạn 1945-1954
đạt hiệu quả hơn. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu nội dung bài học kỹ hơn. Từ đó,
nâng cao chất lượng dạy học của bộ mơn.
2. Sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử giai đoạn
1945-1954.
Trong giai đoạn 1945-1954, tôi sử dụng các tác phẩm Hồ Chí Minh dạy
học lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Tơi tìm kiếm các tác phẩm của

Hồ Chí Minh, đặc biệt các tác phẩm viết về giai đoạn lịch sử 1945 đến năm
1954. Khai thác các tài liệu lịch sử gốc, tài liệu trích dẫn từ trong các tác phẩm
này để xây dựng trong kế hoạch bài dạy lịch sử. Tập trung tìm các phương pháp
phù hợp để hướng dẫn, kích thích học sinh nghiên cứu tư liệu lịch sử này vào
các hoạt động học tập trên lớp. Từ đó, các em học sinh rèn luyện năng lực nhận
thức lịch sử. Đồng thời thông qua các tài liệu lịch sử đó yêu cầu học sinh phân
tích, đánh giá, so sánh....để phát triển tư duy cho các em.
2.1 Sưu tầm những tác phẩm tiểu biểu của Hồ Chí Minh phục vụ dạy
học lịch sử giai đoạn 1945-1954.
Các tác phẩm Hồ Chí Minh phản ánh về giai đoạn lịch sử 1945 đến 1954
rất phong phú chủ yếu nằm trong Hồ Chí Minh tồn tập. Giáo viên tìm đọc và
sắp xếp giới thiệu đến học sinh một số tác phẩm tiêu biểu như sau:
- Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(3/9/1945).
- Thư gửi học sinh. (9/1945).
- Thư gửi các cụ phụ lão. ( 20/9/1945).
- Thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói. (28/9/1945).
- Ý nghĩa của tổng tuyển cử. (31/12/1945).
- Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. (5/1/1946).
- Lời kêu gọi sau khi kí Hiệp định sơ bộ. (11/3/1946).
- Thư gửi đồng bào Nam Bộ. (31/5/1946)
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. (19/12/1946).
4


-

Việt Bắc anh dũng. (1948)
Báo cáo tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng lao động
Việt Nam.(11/2/1951).

- Bài nói chuyện về hội nghị chiến tranh du kích. (7/1952).
- Mẫu chuyện về Điện Biên Phủ. (26/5/1954).
- Quân ta tồn thắng ở Điện Biên Phủ. (5/1954).
Giáo viên có thể cung cấp các trích đoạn quan trọng trong các tác phẩm
trên cho học sinh tiếp cận. Hoặc giới thiệu các tác phẩm nào sẽ làm rõ cho phần
nội lịch sử trong giai đoạn 1945-1954. Ví dụ Tài liệu “ Báo cáo tại đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ II của đảng lao động Việt Nam” giúp học sinh hiểu tình
thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước ta sau cách mạng tháng Tám. “Những
nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” do Hồ Chí Minh
trình bày trong phiên họp đầu tiên của chính phủ (3-9-1945) lý giải vì sao ta phải
tập trung giải quyết nạn đói, nạn dốt và quan trọng là chống giặc ngoại xâm.....
2.2 Khai thác tài liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh
phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954.
Căn cứ vào chương trình lịch sử lớp 12 (cơ bản), phần lịch sử Việt Nam từ
năm 1945 đến năm 1954 gồm các nội dung bài học: Bài 17 “Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước 19-12-1946”. Bài 18:
“Những năm đầu của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950).
Bài 19 “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(1951- 1953)”. Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953- 1954)”. Giáo viên tìm và trích dẫn những đoạn tài liệu từ các tác
phẩm của Hồ Chí Minh sử dụng vào các mục nội dung phù hợp trong các bài
học trên. Đặc biệt sử dụng vào trong các hoạt động dạy học để phân tích làm rõ
sự kiện lịch sử giai đoạn này.
Khai thác đoạn trích sau đây để làm rõ tình hình nước ta sau cách mạng
tháng Tám như " ngàn cân treo sợi tóc"
“Chính sách của Nhật và Pháp vơ vét nhân dân ta đến tận xương tuỷ, chỉ
trong vòng hơn nửa năm ( cuối năm 1944 đầu 1945 ) hơn 2tr đồng bào miền
Bắc chết đói. Nước ta độc lập chưa đầy một tháng thì phía Nam quân đội đế
quốc Anh kéo đến. Chúng mượn tiếng là lột vũ trang của quân Nhật, nhưng sự
thật chúng là đội viễn chinh giúp thực dân Pháp cướp lại nước ta. Phía Bắc thì

qn đội Quốc dân Đảng Trung Hoa kéo sang. Chúng mượn tiếng là lột vũ
trang quân Nhật nhưng thực chúng có ba mục đích hung ác : Tiêu diệt Đảng ta,
Phá tan Việt Minh, Giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân
dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng”1
Đoạn trích trong bài “ Ý nghĩa của tổng tuyển cử” của chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân
tộc: “Tổng tuyển cử là một dịp cho quốc dân tự do lựa chọn những người có
tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là
người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là cơng dân thì đều có
quyền đi bầu cử. Khơng chia trai gái, giàu nghèo, tơn giáo, nịi giống, giai cấp,
1

Hồ Chí Minh tồn tập, tập 6(1986), NXB sự thật, trang 20

5


đảng phái, hễ là cơng dân Việt Nam đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên tổng
tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đồn kết”2
Khai thác những đoạn trích trong bài “Thư gửi đồng bào tồn quốc ra sức
cứu đói”, “Chống nạn thất học”, “ Thư gửi nông dân Việt Nam” sẽ làm cho học
sinh hiểu thêm về những biện pháp khắc phục nạn đói, nạn dốt của Đảng và
chính phủ ta ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công.
“Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa đem gạo đó để cứu dân nghèo” 3
“Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa” 4
“Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ …vợ chưa
biết thì chồng bảo em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo,
người ăn người làm khơng biết thì chủ nhà bảo, các người giàu thì mở lớp tư
gia dạy cho người khơng biết chữ ở hàng xóm láng giềng .Các chủ ấp chủ đồn
điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm

cơng của mình” 5
Khi dạy về Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Bản Tạm ước 14-9-1946, giáo
viên khai thác các đoạn trích trong bài “Trả lời phỏng vấn các nhà báo Việt
Nam, Pháp và Trung Hoa” và “ Báo cáo tại đại hội II…” “ Vì muốn tỏ lịng tin
vào nước Pháp mới và sự thành thực vào những người đại diện cho chính phủ
Pháp, vì tin vào sự hồn tồn độc lập tương lai của nước nhà, tơi cũng như
chính phủ ta ký vào Hiệp định Sơ bộ với Chính phủ Pháp” 6
“Một là hai bên đều muốn cho người Pháp và người Việt Nam được làm
ăn dễ dàng. Hai là người Pháp và người Việt Nam đều nghĩ rằng hai dân tộc đã
khó chịu với nhau đã lâu rồi, giờ là lúc đi đến chỗ bắt tay nhau. Ba là hội nghị
Phơng –ten-nơ-bơ-lơ chưa kết thúc, cịn cần phải tiếp tục, bản Tạm ước ấy
chính là để làm cho công việc hội nghị sau này dễ dàng”7
Phân tích đoạn trích trong Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến của chủ tịch
Hồ Chí Minh để dạy bài 18: "Chúng ta muốn hồ bình, chúng ta phải nhân
nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì
chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không chúng ta thà hy sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Chúng ta
phải đứng lên Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia
tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp để cứu tổ quốc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm,
khơng có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra chống thực dân
Pháp cứu nước. Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng,
để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên
quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.”8
Khai thác các đoạn trích trong tác phẩm Việt Bắc anh dũng và trong bài
Trả lời các nhà báo khi dạy về chiến dịch Việt Bắc, chiến dịch Biên Giới.
2

Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4(1984), NXB sự thật, trang 72
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4(1984), NXB sự thật, trang 27

4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4(1984), NXB sự thật, trang 65
5
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4(1984), NXB sự thật, trang 29
6
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4(1984), NXB sự thật, trang 166
7
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4(1984), NXB sự thật, trang 116
8
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4(1984), NXB sự thật, trang 202,203
3

6


“ Âm mưu địch tấn công Việt Bắc: chúng muốn khủng bố nhân dân ta, tiêu
diệt chủ lực ta, phá tan cơ quan ta. Lực lượng của địch: chúng động viên 15.000
binh sỹ tinh nhuệ nhất trong hải, lục, không quân của chúng vào cuộc tiến công
này. Kế hoạch của địch: chúng phóng một gọng kìm khổng lồ phía Nam, từ Hà
Nội chọc thẳng đến Phú Thọ lên Tuyên Quang đến Chiêm Hố. Một gọng kìm
khổng lồ phía Bắc, từ Lạng Sơn vượt thẳng lên Cao Bằng đến Bắc Cạn. Một
mũi dùi khổng lồ từ Hà Nội, chọc thẳng vào vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn để
chặt Việt Bắc ra làm hai miếng. Nhảy dù lung tung ở Chợ Mới, chợ Đồn, chợ
Chu, Đại Từ, Vũ Nhai và nhiều nơi khác. Một đại đội quân từ Bắc Giang – Bắc
Ninh đánh tạt lên. Thế là bốn mặt thắt chặt, từ ngoài đánh vào từ trong quét
ra.”9
“ Kết quả của thắng lợi đó ta đã : Tiêu diệt và bắt sống được nhiều quân
và lính tinh nhuệ của giặc, làm cho giặc rất hoang mang. Thu được nhiều vũ khí
Mỹ giúp cho giặc. Khôi phục được năm tỉnh và nhiều nơi quan trọng.
Nguyên nhân: nhân dân ta rất hăng hái giúp bộ đội. Bộ đội ta rất dũng

cảm và tiến bộ về mặt kỹ thuật, chỉ huy ta rất kiên quyết. Các nơi hưởng ứng
đều và tích cực. Chuẩn bị khá chu đáo.
Ý nghĩa lần này ta giành được quyền chủ động. Ta học được nhiều kinh
nghiệm”.10
Về chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên sử dụng những đoạn trích trong
Những mẫu chuyện về Điện Biên Phủ, Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ để
có thêm những thơng tin về chiến dịch này. “13-3 ta tấn công đợt 1 , Pháp thất
bại . Nhưng hôm 15-3 Nava và Cô nhi vẫn múa mép : chắc rằng Pháp sẽ thắng .
Bọn chỉ huy Pháp huênh hoang như vậy nhưng tinh thần binh sỹ Pháp thì như
thế nào? Ngay sau hơm ta tấn cơng đợt 1, tên quan năm chỉ huy pháo binh địch
tự tử, tên quan năm tham mưu trưởng bị đuổi về Hà Nội. …Qn nhảy dù Pháp
chẳng cịn tinh thần gì mà nói …Mặt người nào cũng tái mét. Họ viết di chúc để
lại. Dốc hết cốc rượu cuối cùng, họ bắt tay nhau, im lặng khơng nói một lời,
bước lên máy bay. Rồi họ phó mặc trời”11
“ Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc vẽ vang cuộc kháng chiến lâu dài
gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta chống thực dân Pháp xâm lược
và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà
cũng là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Chiến
thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin
trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất
bại, cách mạng giải phóng dân tộc nhất định thành công. Chiến thắng Điện
Biên Phủ đã đưa đến thắng lợi của hội Nghị Giơ ne vơ năm 1954 về Đông
Dương” 12
Thực tế để đạt hiệu quả tốt trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1945-1954, ngồi việc sử dụng công nghệ thông tin giáo viên cần sử dụng
các tác phẩm của Hồ Chí Minh, khai thác tài liệu lịch sử bằng cách phân tích nội
9

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5(1985), NXB sự thật, trang 5-6
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 5(1985), NXB sự thật, trang 445

11
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 6(1986), NXB sự thật, trang 565
12
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 9(1989), NXB sự thật, trang 661
10

7


dung các đoạn trích phù hợp với nội dung của bài học giúp học sinh dễ dàng tiếp
thu và khắc sâu kiến thức cơ bản của phần lịch sử này.
2.3 Phát triển tư duy cho học sinh thông qua việc nhận thức tài liệu
lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh.
Phát triển tư duy học sinh được tiến hành trong học tập lịch sử. Ở đây,
chúng ta đề cập đến biện pháp sư phạm cụ thể của việc phát triển tư duy cho học
sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh nhận thức tài liệu lịch sử trong tác phẩm
của Hồ Chí Minh.
Trước tiên hướng học sinh tiếp cận, khai thác tài liệu lịch sử trong tác
phẩm của Người. Đặc biệt tập trung vào các tác phẩm lớn, có ý nghĩa đối với
lịch sử và có nội dung cần khai thác cho mỗi bài học. Giáo viên giúp học sinh
tiếp xúc với tài liệu có lựa chọn, ghi nhớ những thông tin cần thiết. Đồng thời
làm cho các em hiểu rõ ý thức trách nhiệm học tập của mình như Bác Hồ đã xác
định trong thư gửi học sinh tháng 9 năm 1945, nhân ngày khai trường đầu tiên ở
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người khẳng định: “ Non sơng Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn
ở cơng học tập của các em”13.
Nếu như nội dung các tác phẩm là cơ sở khoa học của việc nhận thức tài
liệu lịch sử trong các tác phẩm của Người thì việc sử dụng tài liệu đó vào bài
học lịch sử sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển tư duy cho học sinh. Từ

đó, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn. Khi hướng dẫn học sinh nhận thức
tài liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh, giáo viên cần chú ý đến “ nhu cầu
tư duy” của học sinh. Đặc biệt, khi các em học sinh tiếp cận với những tác phẩm
của Người, muốn hiểu sâu sắc nội dung tác phẩm, làm phong phú hơn kiến thức
đã học. Từ đó, các em biết cách phân tích, đánh giá tài liệu khi tiếp cận. Trường
hợp này sẽ xuất hiện ở học sinh những thắc mắc, những vấn đề cần giải quyết.
Khi ấy, giáo viên hướng dẫn giúp học sinh tự giác sáng tạo trong giải quyết vấn
đề trên. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh tiếp cận, phân tích, đánh giá tài liệu lịch
sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh, giáo viên nên vận dụng cách dạy học nêu
vấn đề. Trên cơ sở đó, phát huy tính tích cực tự nhận thức của học sinh. Đó
chính là một trong những đặc trưng cơ bản của việc phát triển tư duy cho các
em.
Trình bày những thơng tin cơ bản cần thiết về những tác phẩm của Hồ Chí
Minh để học sinh tự nhận thức trong học tập lịch sử. Việc trình bày khơng bắt
buộc học sinh phải ghi nhớ một cách máy móc mà hướng tới tính tích cực, nhận
thức của học sinh tức là nhằm cung cấp thông tin, tư liệu cho các em. Kết hợp
với việc trình bày những thông tin nêu trên, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh
sau khi tìm hiểu đoạn trích trong tác phẩm của Hồ Chí Minh. Đó là những câu
hỏi nhằm định hướng cho học sinh những nội dung lịch sử cần khai thác. Nội
dung câu hỏi mà giáo viên đặt ra buộc học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy
để trả lời như so sánh, phân tích, tổng hợp….Với cách làm này, câu hỏi đưa ra
không những có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục mà cịn góp phần trong việc phát
triển tư duy cho các em.
13

Hồ Chí Minh, Thư gửi cho học sinh, tập 4, trang 11

8



Phát triển tư duy cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh nhận
thức tài liệu lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh khơng phải được thực hiện
bằng việc lí luận, giải thích khơ khan, tẻ nhạt, cơng thức mà cần được tiến hành
trên cơ sở trí tuệ kết hợp với tình cảm, làm cho học sinh rung động, cảm thụ rồi
nhận thức sâu sắc những nội dung lịch sử cần khai thác. Do đó, việc tạo nên các
cảm xúc, phát huy tích cực, tuy duy của học sinh trong việc tiếp nhận giá trị của
những tài liệu áp dụng vào nội dung mỗi bài học cụ thể. Đó là điều quan trọng
cần thực hiện với nhiều hình thức sinh động phong phú trên cơ sở nội dung khóa
trình lịch sử và phương pháp hiệu quả trong các hoạt động dạy học.
Ví dụ khi tổ chức hoạt động học tập trong bài 17: NƯỚC VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY
19/12/1946.
Mục I. Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo viên đặt vấn đề tại sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 như "ngàn cân treo sợi tóc". Sau đó chia lớp thành các nhóm nhỏ
(4HS/nhóm) nghiên cứu tài liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh về tình
hình chính trị nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 kết hợp với việc
quan sát, khai thác hình ảnh và video về tình hình kinh tế, xã hội, văn hố.... học
sinh tiến hành đọc tài liệu, trao đổi thảo luận trong nhóm trả lời các câu hỏi sau
để giải quyết vấn đề đặt ra.
1. Nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
2. Đánh giá như thế nào về những khó khăn đó, khó khăn quan trọng cần
giải quyết hàng đầu?
3. Nếu là một người dân Việt Nam đang sống dưới thời kỳ lịch sử này,
em sẽ làm gì?
“...Chính sách của Nhật và Pháp vơ vét nhân dân ta đến tận xương tuỷ ,
chỉ trong vòng hơn nửa năm ( cuối năm 1944 đầu 1945 ) hơn 2tr đồng bào miền
Bắc chết đói.
Nước ta độc lập chưa đầy một tháng thì phía Nam qn đội đế quốc Anh
kéo đến. Chúng mượn tiếng là lột vũ trang của quân Nhật, nhưng sự thật chúng

là đội viễn chinh giúp thực dân Pháp cướp lại nước ta. Phía Bắc thì quân đội
Quốc dân Đảng Trung Hoa kéo sang.Chúng mượn tiếng là lột vũ trang quân
Nhật nhưng thực chúng có ba mục đích hung ác :
Tiêu diệt Đảng ta
Phá tan Việt Minh
Giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một
chính phủ phản động làm tay sai cho chúng”
Học sinh thực hiện nhiệm vụ, các em nghiên cứu tài liệu, phân tích, đánh
giá.....kết hợp nội dung SGK, hình ảnh, video do giáo viên cung cấp để hoàn
thành phần đáp án, báo cáo sản phẩm. Các nhóm tương tác vấn đáp những vấn
đề cịn thắc mắc. Đặc biệt khi tiến hành phân tích tài liệu lịch sử trên học sinh
rút ra được khó khăn về mặt kinh tế, chính trị: phía Bắc quân Trung Hoa Dân
quốc kéo vào nước ta, bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu cướp
chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. Phía Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo
vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Bọn phản động
9


trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng. Học sinh
nhận xét, đánh giá được khó khăn này quan trọng vì đe doạ đến độc lập của dân
tộc. Cùng với những khó khăn về văn hố, xã hội, tài chính... đã đưa nước ta
đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” sau cách mạng Tám năm 1945. Giáo
viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh ở trên lớp như vậy sẽ
rèn luyện ở các em các nhiều kỷ năng học tập. Đặc biệt thao tác tư duy như phân
tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá…. trong học tập lịch sử đã được hình thành.
3. Tính mới, sự khác biệt của sáng kiến
Tính mới của sáng kiến năm nay là tơi đã khai thác được tài liệu lịch sử
trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh làm phương tiện dạy và học lịch sử Việt
Nam ở giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954.
Tìm thêm nhiều cách thức, phương pháp để học sinh tiếp cận được với tài

liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh.
Tổ chức hướng dẫn cho học sinh nhận thức đúng tài liệu lịch sử này trong
các hoạt động học tập cụ thể trên lớp nhiều hơn. Qua đó, nhằm rèn luyện năng
lực tìm hiểu lịch sử, phát triển tư duy cho các em.
4. Tính thực tiễn
Khi sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1945-1954, bản thân tôi nhận thấy tài liệu lịch sử trong tác phẩm
của Người phục vụ dạy học lịch sử giai đoạn này thật phong phú, nhiều hơn cả
giai đoạn 1919-1930. Những bài viết, những lời văn, thơ của Người khi phân
tích dễ dàng đi vào lòng người và khắc sâu trong tâm trí. Vì vậy, các tác phẩm
của Hồ Chí Minh thực sự có thể sử dụng vào dạy học lịch sử Việt Nam trong
nhiều giai đoạn khác nhau……
Thực tế, việc sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử
cần kết hợp cùng các phương pháp khác như khai thác hình ảnh trực quan, phim
lịch sử, dạy học theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, dự án, đóng vai.....thì sẽ đạt
được kết quả tốt nhất. Nhằm củng cố, nâng cao kiến thức lịch sử, giáo dục tư
tưởng, đạo đức cách mạng và góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
Càng tiếp cận, khai thác nguồn tư liệu lịch sử trong tác phẩm của Người
chúng ta càng tự hào kính yêu về vị lãnh vụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài việc xây
dựng được nguồn tư liệu học tập phong phú, đa dạng chúng ta thêm có ý thức
học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời, thơng qua
việc làm này người giáo viên lịch sử ln trăc trở tìm các biện pháp để mang lại
kết quả tốt nhất cho các em học sinh. Vì vậy, trong những năm học tiếp theo, tơi
sẽ tìm thêm phương pháp để khai thác nguồn tài liệu lịch sử trong tác phẩm của
Hồ Chí Minh phục vụ dạy học các giai đoạn lịch sử khác nhau.
5. Tính hiệu quả
Sau khi áp dụng đề tài, tơi thu được kết quả như sau:
Kết quả bài kiểm tra thường xuyên về phần lịch sử Việt Nam 19451954.
Trường THCS &
Năm

Lớp
Số bài
Không
Đạt
Tỉ lệ
THPT ............
học
kiểm
đạt
(5đạt
tra
(0-<5)
<10)
Kết quả bài kiểm tra 2021- 12B1
33
9
24
72,7%
10


(chưa áp dụng đề
2022
tài)
Kết quả bài kiểm tra 2021(đã áp dụng đề tài) 2022

12B1

33


3

30

90,9%

Các ý kiến học sinh lớp 12B1 về tác dụng của việc sử dụng tác phẩm
Hồ Chí Minh trong học tập lịch sử.
Thứ
tự
1
2
3
4
5
6

Nội dung khảo sát
Hiểu bài kỹ hơn
Rèn luyện được năng lực tìm hiểu lịch sử
Chủ động tiếp thu bài học
Góp phần phát triển tư duy cho học sinh
Xây dựng niềm tin vào lí tưởng cách
mạng.
Tích cực hơn trong học tập lịch sử.

Số lượng
đồng ý
31/33
30/33

29/33
30/33
32/33

Tỷ lệ
%
93,9
90,9
87,9
90,9
96,9

30/33

90,9

Trung bình tác dụng của việc sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong học
tập lịch sử là 91,9%. Kết quả này cao hơn so với năm học trước đạt mức 85,9%.
Đặc biệt tỷ lệ các tác dụng về giúp hiểu bài kỹ hơn, rèn luyện được năng lực tìm
hiểu lịch sử, chủ động tiếp thu bài học đều tăng so với năm học trước. Điều này
chứng tỏ các em học sinh thực sự đã tiếp cận, phân tích, nhận thức được nguồn
tài liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh vào học tập lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1945-1954.

11


III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi tiếp tục mở rộng phạm vi

khai thác tài liệu trong tác phẩm của Hồ Chí Minh để phục vụ dạy học lịch sử
Việt Nam 1945-1954. Tơi mong muốn rằng kết quả những tìm tịi, hiểu biết
cũng như cách thức hướng dẫn học sinh tham gia thực hiện là những kinh
nghiệm để các đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi trong công tác giảng dạy
ở trường trung học phổ thơng.
Cùng với việc đổi mới tồn diện trong giáo dục, đặc biệt là đổi mới sách
giáo khoa theo chương trình 2018, quá trình thực hiện đổi mới cần quán triệt chủ
nghĩa Mác Lênin - tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Giáo sư Phan Ngọc
Liên đã khẳng định: “ Chúng ta học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh - trên lĩnh vực
sử học - sự thống nhất giữa hoạt động cách mạng và nghiên cứu lịch sử, để phục
vụ nhiệm vụ xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”14. Việc sử dụng những tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử
rất thiết thực nhằm nâng cao tri thức lịch sử, phát triển tư duy cho học sinh.
Đồng thời, rèn luyện nhiều kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho các em trong quá
trình học tập.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 là giai đoạn lịch sử quan
trọng của dân tộc. Những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua của đất
nước sau cách mạng tháng Tám thành công. Những gian khổ, hy sinh của cuộc
kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954). Tất cả toàn dân, toàn quân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện
đường lối kháng chiến đúng đắn để giành được chiến thắng vẻ vang, đáng tự hào
từ chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên Giới thu đông (1950) đến Đông
Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu kết thúc thắng
lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. Để khôi phục lại bức tranh lịch sử giai đoạn
hào hùng này, người giáo viên nên khai thác tài liệu trong các tác phẩm của Hồ
Chí Minh kết hợp với các phương pháp khác trong dạy học để học sinh không
những dễ dàng ghi nhớ sự kiện, hiểu bản chất sự kiện lịch sử mà còn vận dụng
vào trong cuộc sống mỗi ngày của các em bằng những hành động cụ thể. Từ đó,
các em cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện đạo đức.
Thực hiện đề tài: “ Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh nhằm phát triển

tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954”, tôi
nhận thấy tài liệu trong tác phẩm của Hồ Chí Minh rất phong phú, là phương
tiện cần thiết trong dạy học lịch sử của giáo viên và học sinh.
2. Kiến nghị
14

Phan Ngọc Liên chủ biên, Hồ Chí Minh bàn về lịch sử, NXB Hà Nội, 1995, trang 9 - 10

12


Đối với thư viện nhà trường trong năm học sắp tới cần mua thêm các tác
phẩm Hồ Chí Minh tồn tập để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh
có nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công tác dạy và học.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

............, ngày 10 tháng 3 năm 2022

ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Võ Văn Nhân

............


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
************
1. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi - Trần Vĩnh Tường,
(2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học QG HN.
2. Phan Ngọc Liên, (2008), Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Phan Ngọc Liên chủ biên, (1995) Hồ Chí Minh bàn về lịch sử, NXB Hà Nội
4. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 1( 1980), NXB sự thật.
5. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 2 ( 1980), NXB sự thật.
6. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 3 ( 1983), NXB sự thật.
7. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4 ( 1984), NXB sự thật.
8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 ( 1985), NXB sự thật.
9. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 6 ( 1986), NXB sự thật.
10. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 8 ( 1989), NXB sự thật.
11. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 9 ( 1989), NXB sự thật.
12. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5, (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 10, (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14.Trần Dân Tiên, (2008), Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí
Minh, NXB trẻ.
 Website:
- http://:wikipedia.org
- http://:www.chinhphu.vn
- www.vietnamnet.vn
- www.edu.net.vn
- http://:www.cpv.org.vn

14



15



×