Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế trên địa bàn xã đào thịnh, huyện trấn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 79 trang )

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
===&&&===

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐÀO THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Dung
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Ngọc Quỳnh

Mã số sinh viên

: 1754010441

Lớp

: 62 – KT

Khóa học

: 2018 - 2021

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ ............................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
5.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 3
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................. 4
6. Kết cấu của khóa luận ............................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP......................................................................... 6
1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp .... 6
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ............................................................. 6
1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế ................................................................ 8
1.1.3. Ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế .................................................. 9
1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế .................................................................... 10
1.3. Chỉ tiêu đánh giá HQKT ...................................................................... 12
1.3.1. Chỉ tiêu đáng giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp .................. 12
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong lâm nghiệp ............................ 17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT trong sản xuất nông nghiệp ........... 18
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ
ĐÀO THỊNH.................................................................................................. 25
i



2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 25
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 28
2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........ Error! Bookmark not defined.
3.1. Thực trạng trồng quế tại xã Đào Thịnh ................................................ 36
3.1.1. Thực trạng chung về trồng quế tại xã Đào Thịnh......................... 36
3.1.2. Kết quả tiêu thụ các sản phẩm từ quế tại xã Đào Thịnh .............. 39
3.2. Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế trên địa bàn xã Đào Thịnh ...... 42
3.2.1. Thông tin cơ bản về các hộ trồng quế ........................................... 42
3.2.2. Chi phí sản xuất và kinh doanh của các hộ trồng quế........... Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Chi phí trồng và chăm sóc (tính cho 1ha)..................................... 44
3.3. Doanh thu của các hộ trồng quế ........................................................... 47
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế qua các chỉ tiêu NPV,
BCR và IRR ................................................................................................ 49
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quế ở các chu kỳ khác nhau .. 49
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây quế ................... 51
3.6. Khó khăn, hạn chế để nâng cao HQKT của cây quế ........................... 53
3.6.1. Về đất đai ...................................................................................... 53
3.6.2. Về giống và kỹ thuật ...................................................................... 54
3.6.3. Về thị trường và chính sách .......................................................... 54
3.6.4. Về con người ................................................................................. 54
3.7. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ
trồng quế...................................................................................................... 55
3.7.1. Giải pháp về đất đai, giống và kỹ thuật ........................................ 55
3.7.2. Giải pháp về vốn ........................................................................... 55
3.7.3. Giải pháp về thị trường ................................................................. 56
3.7.4. Giải pháp về chính sách hỗ trợ ..................................................... 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
ii


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây quế của xã 2017 - 2019 ......... 36
Bảng 3.2. Kết quả tiêu thụ các sản phẩm từ quế tại xã Đào Thịnh ................. 39
Bảng 3.3. Một số thông tin cơ bản về các hộ trồng quế.................................. 43
Bảng 3.4. Chi phí giai đoạn năm thứ nhất ...................................................... 44
Bảng 3.5. Chi phí giai đoạn năm thứ 2 ........................................................... 45
Bảng 3.6. Chi phí giai đoạn năm thứ 3 .......................................................... 45
Bảng 3.7. Chi phí giai đoạn năm thứ 4 – năm thứ 10 .................................... 46
Bảng 3.8. Tập hợp các khoản thu theo năm tính cho 1ha quế ........................ 47
Bảng 3.9. Tập hợp chi phí và doanh thu theo dịng thời gian tính cho 1ha quế .....49
Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quế theo chu kỳ khai thác...... 50

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
HQKT

Hiệu quả kinh tế

UBND


Ủy ban nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

ĐVT

Đơn vị tính

BQ

Bình qn

BHYT

Bảo hiểm y tế

KH

Kế hoạch

NN

Nơng nghiệp


CNXD

Cơng nghiệp – xây dựng

TMDV

Thương mại dịch vụ

HTX

Hợp tác xã

BVTV

Bảo vệ thực vật

iv


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quế là loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng, cho sản phẩm thu từ vỏ,
thân, lấy tinh dầu và cho gỗ. Sản phẩm từ cây có giá trị kinh tế cao trên thị
trường trong và ngoài nước. Vỏ của cây quế thu từ thân và cành đã được sử
dụng trong dân gian từ rất lâu đời, thường được gọi là vỏ quế. Lồi cây này có
vùng sinh thái hẹp, nên nó được coi là cây đặc sản của các tỉnh Yên Bái, Lai
Châu, Thanh Hóa,… Từ xa xưa, nhân dân đã nhận biết được lợi ích của cây
quế và sử dụng quế vào nhiều mục đích. Trước hết, quế được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh, vỏ quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống,
hoặc trong các bài thuốc có chứa các bộ phận của cây quế để chữa một số

bệnh đường tiêu hố, đường hơ hấp, kích thích sự tuần hồn của máu, lưu
thơng khí huyết, làm cho cơ thể ấm lên, chống lại giá lạnh và có tính chất sát
trùng. Quế được nhân dân coi là một trong tứ đại danh dược của Đông y, bao
gồm: Sâm, nhung, quế, phụ. Cây quế khi khai thác tận dụng được tất cả lá,
cành, thân để chưng cất tinh dầu. Tinh dầu quế là một trong những hương liệu
tạo nên các loại nước hoa nổi tiếng trên thị trường. Bên cạnh đó, quế được sử
dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì quế có vị thơm, cay và ngọt có thể
khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn,
kích thích được tiêu hố. Quế cũng được sử dụng trong các loại bánh kẹo,
rượu như bánh quế, kẹo quế, rượu quế. Đồng thời thân cây cũng cho giá trị về
gỗ.
Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong những trung tâm trồng quế
lớn của nước ta. Yên Bái có hơn 30.000 ha đất trồng quế, tập trung ở các
huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, đây đều là những huyện có diện tích
trồng quế lớn nhất trong nước. Huyện Trấn Yên nói chung và xã Đào Thịnh
nói riêng là một trong những địa phương đưa cây quế từ rừng tự nhiên trở
thành cây trồng, dựa trên cơ sở tích lũy các kinh nghiệm truyền thống của các
đồng bào dân tộc sinh sống tại địa phương. Nhiều năm qua, cây quế được xác
1


định là cây kinh tế mũi nhọn có ý nghĩa rất lớn với đời sống kinh tế - xã hội
cũng như mơi trường sinh thái. Cho đến nay diện tích trồng quế tại Đào Thịnh
lên tới con số trên 700 ha, là một vùng trồng quế lớn của Trấn Yên. Do cây
quế là cây có giá trị lớn, người dân nơi đây đã gắn bó với cây quế từ lâu đời.
Cũng nhờ cây quế có giá trị lớn nên góp phần cho cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo của địa phương. Bên cạnh giá trị kinh tế, phát triển cây quế cũng góp
phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng tỷ lệ che phủ của rừng, bảo vệ đất, hạn
chế xói mịn, điều hịa khí hậu. Do vậy, nhiều năm gần đây người dân trong
xã ra sức trồng mới, từ đó diện tích trồng quế ngày càng được mở rộng hơn.

Tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại cho đời sống của nhân dân cũng như xã
hội còn chưa cao bởi chất lượng sản phẩm quế chưa được đáp ứng được thị
trường, hiệu quả thu nhập của người sản xuất vẫn bấp bênh, chưa ổn định.
Xuất phát thực tiễn nêu trên, trong khn khổ khóa luận tốt nghiệp, tơi
tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế
trên địa bàn xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” với mục đích
phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế hộ gia đình tham gia trồng quế tại địa
phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế tại xã Đào
Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đó đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng quế tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế trên địa bàn xã.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng
quế trên địa bàn xã.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế tại xã Đào Thịnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

+ Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế
trên địa bàn nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2017 đến năm 2019.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ 08/02 - 02/05/2021.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 12/01 - 16/05/2021.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Đặc điểm cơ bản của xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng quế trên địa bàn xã.
- Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ
trồng quế trên địa bàn xã.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được sử dụng để thực hiện nội dung về đặc điểm địa
bàn nghiên cứu và nội dung thực trạng sản xuất kinh doanh quế tại địa bàn xã.
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã được kế thừa từ các
báo cáo phát triển kinh tế xã hội của xã.

3


5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Về thực trạng sản xuất kinh doanh quế tại địa bàn xã, tiến hành thu thập
và tham khảo các thông tin, số liệu về diện tích trồng quế, khối lượng sản
phẩm vỏ quế, giá cả vỏ quế… tại xã thông qua các thông tin thu thập trong
phiếu điều tra (mẫu phiếu điều tra ở phụ biểu). Trên cơ sở số liệu đã thu thập,
sử dụng phương pháp phân tích thống kê và kinh tế để đánh giá thực trạng sản

xuất kinh doanh cây quế.
Để có số liệu phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều
tra thực tế trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế của các hộ trên địa bàn
xã Đào Thịnh:
- Chọn điểm điều tra: tồn xã Đào Thịnh có 7 thơn trong đó 80% số hộ
trồng quế và tiêu thụ sản phẩm từ cây quế tập trung tại 3 thôn là thôn 5, thôn 6
và thôn 7. Đề tài tiến hành chọn điều tra 90 hộ từ các thôn 5, thôn 6 và thôn 7;
mỗi thôn sẽ điều tra 30 hộ.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ tham gia trồng quế tại
các thôn đã được chọn tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến trồng và
tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế như chi phí đầu tư cơ bản ban đầu, chi phí
trồng, chi phí chăm sóc, các thu nhập từ cây quế trong các năm phát sinh.
Ngồi ra, đề tài cũng thu thập các thơng tin cơ bản của từng hộ được điều tra
như số lao động, trình độ chủ hộ, độ tuổi, cơ sở vật chất của hộ.
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Dựa vào các số liệu đã được thu thập, tổng
hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của
đề tài. Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý dựa trên phần mềm Microsoft
Excel.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê mơ tả: Mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất,
tổng số, số bình qn, tỷ trọng để phân tích mức độ hiện tượng, phân tích tình

4


hình biến động của các hiện tượng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại địa bàn xã.
+ Để đánh giá hiệu quả kinh tế kinh doanh trồng rừng quế sử dụng
phương pháp phân tích chi phí và thu nhập, trong đó sử dụng các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả tài chính cây lâm nghiệp là NPV, BCR và IRR.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của khóa luận được thể
hiện trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đào Thịnh
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về vật chất và tinh thần của
toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, nên
việc nâng cao HQKT là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả và hiệu quả sử dụng các nguồn tài ngun là gì? Xuất phát từ
các góc độ nghiên cứu khác nhau, đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về
hiệu quả, có thể khái quát thành các quan niệm sau:
Quan điểm 1: Tính hiệu quả theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên
trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một
cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Hay nói cách khác, với cách hiểu hiệu quả khi được xác định bằng nhịp
độ tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân cao. Quan niệm này
đúng như chưa được thoả đáng, không đảm bảo yêu cầu có tính ngun tắc

của Lênin, nên chưa tạo ra “Năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản”.
Bởi lẽ với mục đích là sản xuất ra giá trị sử dụng, nhưng chưa xét đến sự đầu
tư các nguồn lực và các yếu tố bên trong, bên ngoài của nền kinh tế để tạo ra
tổng sản phẩm hay thu nhập quốc dân đó, như thế việc “tiết kiệm thời gian lao
động” bị đẩy xuống sau và không được xem xét là vấn đề “chính thể”. Như
vậy hiệu quả là mục tiêu của mọi nền sản xuất xã hội, là cơ sở đảm bảo tính
ưu việt của một chế độ xã hội mới.
Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản
xuất kinh doanh mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinh
doanh.
6


Cơng thức:
Trong đó:

H=

𝑄
𝐶

- H: Hiệu quả kinh tế
- Q: Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
- C: Chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Quan điểm này được sử dụng phổ biến. Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu
được tính trên cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó.
Quan điểm 3: Theo Nguyễn Đình Hợi, hiệu quả kinh tế được đo bằng
hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – Chi phí sản xuất

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp khơng thực hiện được
phép trừ hoặc phép trừ khơng có ý nghĩa. Mặt khác, quan điểm này không cho
thấy khả năng cung cấp vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau là
khác nhau khi có cùng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Quan điểm 4: Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm
của kết quả sản xuất và phần tăng thêm của chi phí.
Cơng thức:

H = ∆Q/∆C

Trong đó:
- H: Tỷ suất kết quả bổ sung
- ∆Q: Kết quả bổ sung
- ∆C: Chi phí bổ sung
Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất
với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này phức
tạp một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chưa thật đầy đủ bởi trong thực tế,
kết quả sản xuất ln là hệ quả của chi phí sẵn có và chi phí bổ sung.
Quan điểm 5: Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì: “Hiệu quả sản
xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hố mà khơng
cắt giảm một loạt sản lượng hàng hố khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm
7


trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của quan điểm này đã đề
cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội.
Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả
năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu
quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và khơng thể có mức hiệu
quả nào cao hơn nữa.

1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải
phát triển không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ
chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao HQKT của quá
trình sản xuất.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai
phạm trù kết quả và hiệu quả:
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Như vậy kết quả có
thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ
thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà q trình kinh doanh
tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m2, m3, lít,… các đơn vị giá trị có thể là đồng,
triệu đồng, ngoại tệ,…
Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo
lường bằng các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối.
Ta có thể tính tốn trình độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối là tỷ số giữa
kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí ln là số
tuyệt đối: Phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên
cũng mang bản chất là kết quả của q trình kinh doanh khơng bao giờ phản
ánh được trình độ lợi dụng nguồn lực sản xuất.
8


1.1.3. Ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản
xuất kinh doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn làm thế nào để
tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất nhưng có chi phí thấp

nhất. Vì thế nên tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính tốn kỹ lưỡng sao
cho đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi
nhuận, từ đó các nhà sản xuất tích luỹ vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở
rộng, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường... đồng
thời không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây chính là cái
gốc để giải quyết mọi vấn đề.
Đối với sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế các nguồn lực
trong đó hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao
hiệu quả kinh tế các hình thức sử dụng đất nơng nghiệp thì một trong những
vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực. Cụ thể với nguồn lực đất đai có
hạn, yêu cầu đặt ra đối với người sử dụng đất là làm sao tạo ra được số lượng
nông sản nhiều và chất lượng cao nhất. Mặt khác, phải khơng ngừng bồi đắp
độ phì của đất. Từ đó sản xuất mới có cơ hội để tích luỹ vốn tập trung vào tái
sản xuất mở rộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là tất yếu của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên,
ở các địa vị khác nhau thì có sự quan tâm khác nhau. Đối với người sản xuất,
tăng hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận. Ngược lại, người tiêu dùng
muốn tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng hàng hoá với giá thành ngày
càng hạ và chất lượng hàng hoá ngày càng tốt hơn. Khi xã hội càng phát triển,
công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Nâng cao hiệu quả sẽ làm cho cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của người sản xuất
và người tiêu dùng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu
quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững giữa hiệu quả kinh tế với
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trước mắt và lâu dài.

9


1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi

khác nhau, các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các
quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích, ý đồ
nghiên cứu khác nhau thì nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế cũng khác
nhau. Do đó để nghiên cứu HQKT cần phải hiểu phân loại hiệu quả.
* Phân loại theo các yếu tố cấu thành chúng ta có các loại hiệu quả:
- Hiệu quả kỹ thuật: là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên chi phí
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có
tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tính
hợp của cả hau chỉ tiêu hiệu quả nêu trên.
* Phân loại theo bản chất và mục tiêu:
- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về
mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động
sản xuất.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích về
mặt xã hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá
chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại.
- Hiệu quả kinh tế xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng
hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kế quả đó.
- Hiệu quả phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế - xã hội có được
do những tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo
những lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường về lâu dài.
10



* Theo mức độ khái quát chung ta có các loại hiệu quả sau:
- Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh
cơng ích, phục vụ chung cho toàn xã hội. Cùng với hiệu quả kinh tế, hoạt
động sản xuất còn tạo ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội
như: tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, tăng ngân
sách cho Nhà nước, giảm tỷ lệ những người mắc phải tệ nạn xã hội…
- Hiệu quả môi trường: Đây là vấn đề được các nhà quản lý rất quan
tâm. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó phải
khơng có ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Hiệu quả mơi trường được
đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính như: bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sự cân
bằng sinh thái, tăng độ che phủ mặt đất…
- Hiệu quả kinh tế: Là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế cần phải xem xét
đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng
tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế đạt được khi trong điều kiện nguồn lực có hạn mà
vẫn cho ra được lượng kết quả đầu ra lớn nhất ở mức chi phí thấp nhất.
* Theo phạm vi nghiên cứu vi mô và vĩ mô:
Ở phạm vi vĩ mô, HQKT được phân chia như sau:
- HQKT quốc dân là hiệu quả kinh tế được xem xét chung trong toàn
bộ nền kinh tế - xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo ngành, lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem
xét đối với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem
xét đối với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như
ngành Nông nghiệp, Công nghiệp…trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong
Nơng nghiệp có các ngành như trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành cụ
thể như cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp….

11



HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế - tự
nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính như vùng đồng bằng sơng Hồng, hay
phạm vi tỉnh hoặc huyện.
Ở phạm vi vi mô, HQKT được xem xét đối với các đơn vị doanh
nghiệp và chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3. Chỉ tiêu đánh giá HQKT
1.3.1. Chỉ tiêu đáng giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp
* Yêu cầu:
Hiệu quả kinh tế là một bộ phận của hiệu quả kinh tế xã hội, vì vậy
ngồi những đặc điểm chung do tính chất phức tạp của vấn đề hiệu quả trong
nông nghiệp nên khi nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế phải đáp ứng
những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của
nền kinh tế quốc dân và ngành nông nghiệp.
- Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống, tức là có các chỉ tiêu tổng quát,
chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu phụ,…
- Đảm bảo tính khoa học, đơn giản và tính khả thi.
- Phù hợp với đặc điểm, và trình độ phát triển nơng nghiệp ở nước ta,
đồng thời có khả năng so sánh với quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại đặc
biệt là sản phẩm xuất khẩu.
- Kích thích được sản xuất phát triển, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
* Hệ thống chỉ tiêu chung:
Hệ thống chỉ tiêu kinh tế được bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả, đó
là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay giữa chi phí và kết quả thu được
từ chi phí đó. Do vậy, người ta thiết lập được mối tương quan so sánh giữa kết
quả sản xuất và các chi phí sản suất trên cơ sở các định lượng như sau:
HQKT =
12


𝑄
𝐶

(1)


Q: Là kết quả sản xuất
C: Là chi phí sản xuất
Từ dạng tổng quát (1) chúng ta có thể xem xét nhiều khía cạnh khác
nhau của hiệu quả như sau:
Cơng thức 1:
Hiệu quả = Kết quả đạt được - Chi phí để đạt được kết quả
H=Q-C
Là số tuyệt đối của hiệu quả.
Trong đó: H: Là hiệu quả
Q: Kết quả đạt được
C: Chi phí đầu tư
Chỉ tiêu này thường được tính theo một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng
chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động ... Tuy nhiên, ở cách này quy mô
sản xuất lớn hay nhỏ như thế nào chưa được tính đến, khơng so sánh được
hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản suất có quy mơ khác nhau.
Cơng thức 2:
Q−C
C

Tỷ số:

Là trị số tương đối của hiệu quả.
Công thức 3:

H=

𝐶
𝑄

Biểu hiện tỷ trọng chi phí cần thiết để có được một đơn vị kết quả hay
còn gọi là hiệu suất tiêu hao, hiệu suất chi phí. Chỉ tiêu này được sử dụng
rộng rãi trong thực tế.
Công thức 4:
H=

𝑄
𝐶

Biểu hiện kết quả trên một đơn vị nguồn lực, cách này có ưu điểm phản
ánh rõ nét mức sử dụng các nguồn lực, xem xét trên một đơn vị nguồn lực
13


đem lại bao nhiêu kết quả, công thức này phản ánh hiệu quả sản suất một cách
rõ nét hơn. Tuy nhiên, cơng thức này vẫn có nhược điểm là khơng nói nên
được qui mơ của hiệu quả kinh tế.
Cơng thức 5:
H = Q - C
Trong đó:

H: Là hiệu quả
Q :

Chênh lệch kết quả sản xuất


C : Chênh lệch chi phí đầu tư

Cơng thức 6:
H=

Q
C

Nó được biểu hiện ở quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và
phần tăng thêm của chi phí, khi đánh giá hiệu quả kinh của tiến bộ khoa học
kỹ thuật và trong việc đánh giá lựa chọn phương án sản xuất thì quan điểm
này tỏ ra thích hợp.
Hai cơng thức (5) và (6) cho ta thấy rõ hiệu quả của việc đầu tư thêm
chi phí, nó xác định được mức độ kết quả đạt được khi thêm một đơn vị chi
phí đầu tư tăng thêm hoặc quy mô kết quả thu được. Hai cơng thức này có nội
dung rất quan trọng, đặc biệt là để sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế do áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư ... vào q trình sản xuất kinh
doanh nơng nghiệp.
Như vậy muốn xác định được hiệu quả sản suất thì phải xác định được
Q, C, Q , C , nghĩa là phải xác định được khối lượng đầu ra và chi phí đầu
vào, kết quả đầu ra và chi phí đầu vào được biểu hiện qua các góc độ khác
nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.

14


Hiệu suất của thu nhập:
Hiệu suất của thu nhập


=

Thu nhập
Tổng chi phí

Hiệu suất của chi phí:
Hiệu suất của giá trị sản lượng =

Giá trị sản lượng
Tổng chi phí

Theo hệ thống SNA ta có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
* Chỉ tiêu thể hiện kết quả:
- Giá trị sản xuất, GO: Là giá trị tính bằng tiền của các loại sản phẩm
trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một chu kỳ sản xuất (một vụ hoặc
một năm).
Công thức: GO =

n

 QiPi
i −1

Trong đó:

Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại i

Chi phí trung gian, IC: Là tồn bộ các chi phí vật chất (trừ phần khấu
hao tài sản cố định) và dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm. Trong nơng nghiệp,

chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống cây, phân bón,
thuốc trừ sâu ...
Cơng thức: IC =

m

 Cj
j −1

Trong đó:

Cj: Chi phí cho sản phẩm thứ j

- Giá trị gia tăng, VA: Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các
ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất.
Công thức: VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp, MI: là phần giá trị gia tăng sau khi trừ đi khấu hao
tài sản, thuế và tiền th nhân cơng (nếu có).
MI = VA - (A + T) - Tiền thuê nhân cơng.
Trong đó:

A: Phần khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
15


T: Thuế sản xuất (thuế nông nghiệp)
- Thu nhập thuần túy, Pr: Là phần lãi trong thu nhập hỗn hợp khi sản
xuất trong một chu kỳ sau khi trừ đi chi phí cơ hội của lao động gia đình.
Cơng thức: Pr = MI - LPi.
Trong đó: L là số ngày cơng lao động gia đình được sử dụng để sản

xuất trong một chu kỳ sản xuất
Pi: Là giá trị lao động tại địa phương
Thu nhập thuần túy là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp, việc xác định
chính xác nó có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu kinh tế, nhưng thực
tế sản xuất trong nông hộ hiện nay, việc xác định chi phí lao động là hết sức
khó khăn đặc biệt là lao động gia đình. Mặt khác, lợi nhuận không phải là
mục tiêu duy nhất của sản xuất của nơng hộ. Do đó, trong trường hợp xác
định cơng gia đình khó khăn chúng ta khơng quan tâm đến thu nhập thuần túy
mà cần phải quan tâm nhiều đến thu nhập hỗn hợp của nông hộ.
* Các chỉ tiêu thể hiệu quả kinh tế:
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí Tgo là tỷ số giá trị sản xuất GO
của sản phẩm với chi phí trung gian IC trên một đơn vị diện tích của một vụ.
Công thức: TGO =

GO
(lần)
IC

- Tỷ suất giá trị tăng thêm chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện cứ đầu tư thêm
một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
Công thức: TVA =

VA
(lần)
IC

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện giá trị thu
nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí.
Cơng thức: TMI =


MI
IC

16


* Ngồi ra cịn một số chỉ tiêu bổ sung:
- Thu nhập hỗn hợp bình qn trên một cơng lao động.
Công thức:
Thu nhập hỗn hợp/1

Thu nhập hỗn hợp

=

công lao động

Tổng số cơng/1đvdt

Đvt: Là đồng hoặc nghìn
- Thu nhập thuần túy trên một ngày công lao động.
Công thức:
Thu nhập thuần túy

=

(Pr)/1 công lao động

Thu nhập thuần túy (Pr)
Tổng số công/1đvdt


Đvt: Là đồng hoặc nghìn.
- Giá trị sản phẩm, thu nhập, thu nhập thuần túy/một đồng chi phí tăng
thêm.
- Giá trị sản phẩm, thu nhập hỗn hợp, thu nhập thuần túy/một đvdt.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong lâm nghiệp
(1) Giá trị hiện tại thuần:
Giá trị hiện tại thuần (NPV - Net present value): là giá trị hiện tại của
một khoản đầu tư. Đây chính là giá trị tại thời điểm hiện tại của tồn bộ dịng
tiền thuần của một dự án.
Cơng thức tính theo DK. Paul như sau:
𝑛

NPV = ∑𝑖=0

𝐵𝑡 − 𝐶𝑡
(1+𝑟)𝑡

Trong đó:
NPV: giá trị hiện tại thực (giá trị lợi nhuận ròng hiện tại)
Bt: thu nhập năm thứ t
Ct: chi phí năm thứ t
r: tỷ lệ chiết khấu (hay tỷ lệ lãi suất)
t: thời gian

17


Chỉ tiêu NPV phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu NPV lớn hơn
khơng thì việc sản xuất kinh doanh có lãi, nhỏ hơn khơng thì việc sản xuất

kinh doanh khơng có lãi, và NPV bằng khơng thì hịa vốn.
(2) Tỷ lệ thu nhập trên chi phí
Tỷ lệ thu nhập trên chi phí là thương số giữa tồn bộ thu nhập so với
tồn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại.
Công thức tính theo John E.Gunter như sau:
𝐵𝑡
(1+𝑟)𝑡
𝐶𝑡
∑𝑛
𝑖=0(1+𝑟)𝑡

∑𝑛
𝑖=0

BCR =

Chỉ tiêu này phản ánh về mặt chất lượng đầu tư, tức là cho biết được
mức độ thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó cho phép so sánh và lựa
chọn các phương án có quy mơ và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án có
BCR lớn thì được lựa chọn.
Nếu BCR > 1 thì phương án kinh doanh có lãi và ngược lại nếu BCR <
1 thì phương án bị thua lỗ.
(3) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal rate of return): có nghĩa là suất
sinh lợi của chính bản thân dự án. IRR là nghiệm của phương trình NPV = 0.
𝑛

Nếu ∑𝑖=0

𝐵𝑡 − 𝐶𝑡

(1+𝑟)𝑡

= 0 thì r = IRR

Khi đó IRR = r. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tư.
Ngồi ra chỉ tiêu này cịn cho biêt mức độ quay vòng của vốn đầu tư. IRR cho
phép xác định được thời điểm hoàn trả của vốn đầu tư. Từ chỉ tiêu này có thể
so sánh và lựa chọn các phương án có quy mơ và kết cấu đầu tư khác nhau,
phương án có IRR lớn hơn thì được lựa chọn.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT trong sản xuất nông nghiệp
Trong điều kiện các nguồn lực có hạn và sự tác động của quy luật khan
hiếm không thể tạo ra kết quả bằng mọi giá mà phải dựa trên việc sử dụng
18


nguồn lực ít nhất, lúc này phạm trù hiệu quả kinh tế ra đời. Vì vậy các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu quả kinh tế sẽ là:
* Đất đai:
Những đặc tính về lý tính và hố tính của đất đai quy định độ phì nhiêu
tốt hay xấu, địa hình có bằng phẳng hay khơng, vị trí của đất canh tác có
thuận lợi hay khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển vật tư, nông sản phục vụ
cho quá trình sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của sản xuất
kinh doanh của hộ.
* Kiến thức và kỹ năng của người sử dụng nguồn lực:
Sự tiếp thu kỹ thuật, kiến thức và kỹ năng canh tác của người nơng dân
có quan hệ chặt chẽ đến năng suất cây trồng. Trình độ và kinh nghiệm cũng
có thể coi là các biến ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế.
* Cơ sở hạ tầng của sản xuất:
Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh tế. Chúng bao gồm các cơng trình giao

thơng, thuỷ lợi, thơng tin, các dịch vụ về sản xuất và khoa học kỹ thuật, sự hỗ
trợ của cơng nghiệp chế biến nơng sản và sự hình thành các vùng sản xuất
nơng nghiệp chun mơn hố. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế, trong nhiều trường hợp cịn có
ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành và phát triển của kinh tế hộ. Điều này
được thể hiện rõ nhất ở các vùng dự án xây dựng các nhà máy chế biến
đường, nhà máy chế biến hoa quả, cà phê, điều,...
* Biện pháp kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất:
Điều này có nghĩa là cải tiến, đổi mới các biện pháp kỹ thuật, công
nghệ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể hướng tới việc tiết kiệm
các nguồn lực. Sự phát triển của khoa học cơng nghệ địi hỏi phải đảm bảo sử
dụng đầu vào tiết kiệm. Vì vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực phụ thuộc lớn
vào kỹ thuật, công nghệ được áp dụng trong sản xuất. Với cùng chủng loại và
số lượng đầu vào, nhưng sự thay đổi cách thức và kỹ năng sử dụng sẽ cho các
19


kết quả khác nhau, và từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế cũng khác nhau.
* Thời tiết - khí hậu:
Cây trồng phụ thuộc rất sâu sắc vào thời thiết - khí hậu, cây sinh
trưởng, phát triển nhanh hay chậm nhờ vào khí hậu - thời tiết có phù hợp hay
không, ở các vùng sinh thái khác nhau cây sinh trưởng, phát triển khác nhau
và đem lại hiệu quả khác nhau cả về năng xuất và chất lượng sản phẩm, do đó
cho hiệu quả khác nhau.
* Chính sách của Chính phủ:
Có hai nhóm chính sách, một là các chính sách thơng qua giá như chính
sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế v.v... có tác động trực tiếp đến
kết quả và hiệu quả kinh tế. Hai là, các chính sách không thông qua giá như
phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nơng, cung cấp tín dụng, nghiên
cứu và phát triển,... có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế.

* Cơ cấu thị trường:
Bao gồm thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh.
Chẳng hạn đối với thị trường nông nghiệp, phần lớn có tính cạnh tranh hồn
hảo hơn so với các ngành khác. Vì vậy, tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh
cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Mơi trường lành
mạnh trong đó các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân phải có quyền
ngang nhau trong việc tạo vốn, sử dụng thông tin, mua và bán sản phẩm.
1.5 Giới thiệu chung về cây quế
Giá trị kinh tế cây Quế
Quế là loài cây đa tác dụng. Vỏ và quả Quế dùng làm thuốc, lá và vỏ
khô cho tinh dầu và làm gia vị, gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ dùng gia
đình. Đây là lồi cây cho hiệu quả kinh tế cao và được trồng ở nhiều nơi
Theo tài liệu thống kê cho thấy: Nếu 1ha Quế sau chu kỳ 15 – 20 năm
thu được 1,5 – 2 tấn vỏ trị giá 15 – 20 triệu đồng tương ứng với 10 tấn thóc.
Để thu được 10 tấn thóc phải canh tác trên 10 ha lúa nương (sản lượng lúa
nương 1 tấn/ha/năm) hoặc 20 ha sắn hoặc ngô.

20


×