Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hiệu quả kinh tế xã hội và bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển giáo dục các nước asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 101 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HỒ CHÍ MINH



HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TỪ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC NƢỚC ASEAN
ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
Mã số : CS 2002 - 23 - 23.


Ngƣời thực hiện :
TS. Ngô Minh Oanh


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2 - 2005



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HỒ CHÍ MINH



HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TỪ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC NƢỚC ASEAN
ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
Mã số : CS 2002 - 23 - 23.



Ngƣời thực hiện :
TS. Ngô Minh Oanh



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2 - 2005


1

NỘI DUNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài : 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề : 4
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu : 6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu : 6
5. Cấu trúc của đề tài : 7
B. PHẦN NỘI DUNG : 9
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC NƢỚC
ĐÔNG NAM Á 9
I. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và lịch sử khu vực Đông Nam Á 9
1.Điều kiện địa lý tự nhiên : 9
2.Quá trình phát triển lịch sử : 9
II. Chính sách phát triển giáo dục các nƣớc Đông Nam Á. 11
1. Quan điểm và các chính sách ƣu tiên phát triển giáo dục đào tạo : 11
2. Cấu trúc hệ thống Giáo dục - Đào tạo : 13
3. Đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất và xậy dựng đội ngũ giáo viên. 14
4. Nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục : 15

CHƢƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC ĐÀO TẠO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 17

2


I. Hiệu quả kinh tế xã hội của chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo 17
1. Về kinh tế. 17
2. Về mặt xã hội : 17
4. Về nguồn lực con ngƣời 19
II. Những hạn chế giáo dục ASEAN 20
III. Bài học kinh nghiệm 22
CHƢƠNG III. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở MỘT SỐ NƢỚC ASEAN TIÊU
BIỂU 26
I. BRUNEI. 26
II. INDONESIA. 27
III. CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 29
IV. MALAYSIA 33
V. PHILIPPINES. 38
VI. THAILAND. 46
VII. SINGAPORE 53
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHẦN PHỤ LỤC 79

3

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài :

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và với sự phát triển nhƣ vũ bão của Cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai thì tri thức - sản phẩm của một nền giáo dục đã trở
thành một vốn quý của loài ngƣời và của mỗi quốc gia. Cách mạng khoa học công nghệ đã
trở thành một lực lƣợng sản xuất trực tiếp, có vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế -
xã hội.
Không phải ngẫu nhiên mà các nƣớc phát triển trên thế giới và một số nƣớc Đông
Nam Á đã có sự phát triển vƣợt bậc từ nửa sau thập niên 70 của thế kỷ XX. Nhiều nƣớc ở
châu Á, đặc biệt trong đó có một số nƣớc ở Đông Nam Á đã trở thành "rồng" với những
thành tựu kinh tế - xã hội thu đƣợc rất to lớn. Đạt đƣợc những kết quả nói trên trong nhiều
nguyên nhân thì có một nguyên nhân rất quan trọng là họ đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của giáo dục đào tạo và có chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo đúng hƣớng. Họ ƣu tiên đầu
tƣ tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục, cho đội ngũ giáo viên và những ngƣời làm công tác
giáo dục, có cơ chế và chính sách phù hợp, tăng cƣờng xã hội hóa giáo dục để đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Thực tế phát triển của các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Singapore, Thailand, Malaysia
đã chứng minh cho điều đó.
Việt Nam chúng ta vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài để giành độc lập, toàn
vẹn lãnh thổ cho dân tộc. Thời gian hòa bình cho phát triển kinh tế - xã hội chƣa đựơc bao
lâu. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay vấn đề chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, tránh
tụt hậu so với khu vực đang là một đòi hỏi cấp bách. Việc đào tạo nguồn nhân lực và phát
triển nền kinh tế tri thức không thể thu đƣợc kết quả nếu nhƣ không có một chiến lƣợc dài hơi
và cấp bách về phát triển giáo dục - đào tạo.

4

Trong phát triển giáo dục, việc học hỏi kinh nghiệm, kế thừa có chọn lọc những kinh
nghiệm của các nƣớc khác, nhất là các nƣớc Đông Nam Á, những nƣớc có những nét tƣơng
đồng với ta là điều rất nên làm. Với mong muốn trên, chúng tôi đã chọn đề tài : " Hiệu quả
kinh tế - xã hội và bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển giáo dục một số nƣớc
ASEAN " để nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
Trong những năm gần đây do bùng nổ nền kinh tế tri thức và nhân loại cũng đã nhận
ra tầm quan trọng của phát triển giáo dục - đào tạo, các nhà nghiên cứu giáo dục thế giới đã
quan tâm nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm phát triển giáo dục của các nƣớc, nhất là những
nƣớc đạt đƣợc những thành tựu cao về kinh tế - xã hội. Ở nƣớc ta việc nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển giáo dục thế giới nhất là những nƣớc phát triển gần gũi với chúng ta ở
Đông Nam Á nhƣ Singapore, Malaysia, Thailand, Brunei
Ngoài các cuốn sách viết về lịch sử giáo dục thế giới của nhà xuất bản giáo dục trên
các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu Đông Nam Á, các cuộc hội thảo và các trung tâm
nghiên cứu đã có nhiều bài viết về giáo dục các nƣớc ASEAN nói chung và của từng nƣớc
thành viên cụ thể nói riêng. Có thể kể tên một số bài viết tiêu biểu nhƣ sau" :
- Chính sách Giáo dục - Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở các nƣớc ASEAN trong
thời kỳ công nghiệp hóa của tác giả Hoa Hữu Lân và Trần Lan Hƣơng, Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á số 4/1998
- Giáo dục đại học ở một số nƣớc Đông nam Á - Thực trạng và xu thế phát triển của
tác giả Trần Thị Vinh, Tạp chí nghiên cứu Việt Nam Đông nam Á, số 2 (15) 1994.
- Giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ở các nƣớc ASEAN của tác giả
Hoàng Xuân Long , Tạp chí Cộng sản số 22 (11-1998).

5

- Một vài kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển của giáo dục đại học ở Đông Nam Á của
tác giả Trần Văn Tấn, Kỷ yếu hội thảo khoa học, trung tâm Châu Á -Thái Bình Dƣơng, 1992.
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nƣớc Đông Nam Á, Giáo dục quốc
tế, Viện nghiên cứu giáo dục, ĐH Sƣ phạm TPHCM, tháng 5/2002.
- Giáo dục đại học ở các nƣớc Châu Á - Thái Bình Dƣơng và những vấn đề của Việt
Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học , Trung tâm nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dƣơng, 1992
- Dự báo về tình hình phát triển giáo dục trong các thập niên tới ở khu vực Châu Á -
Thái Bình Dƣơng của tác giả Đông Văn Quan, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trung tâm nghiên
cứu châu Á - Thái Bình Duơng, 1992.

- Vấn đề đào tạo "Thạc sĩ quản trị kinh doanh" qua kinh nghiệm của Thái Lan, Mỹ và
một số nƣớc phát triển khác của GS Phạm Phụ, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trung tâm nghiên
cứu Châu Á - Thái Bình Dƣơng, 1992.
- Các phần nói về giáo dục ASEAN trong sách ASEAN và các nƣớc thành viên, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
- Giáo dục ở các nƣớc Đông Nam Á của tác giả Nguyễn Ngọc, Báo Giáo dục - Thời
đại.
- Những khó khăn trong giáo dục của Đông Nam Á của Chữ Đức Nhã dịch, Tạp chí
Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số tháng 4 - 1998.
- Một vài kinh nghiệm giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp của Thailand, Indonesia,
Singapore của tác giả Nguyễn Viết Sự, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số tháng
7 năm 1999.
- Hiện tƣợng học sinh bỏ học hiện nay ở khu vực châu Á -Thái Bình Dƣơng của tác
giả Đặng Thành Hƣng, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
- Hiện trạng thất học ở Châu Á, Báo Giáo dục và Thời đại số 52 và nhiều tài liệu
khác
Nói chung nghiên cứu về giáo dục ở các nƣớc ASEAN đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của các

6

nhà giáo dục Việt Nam và thế giới. Các bài nghiên cứu đã đi vào từng mảng giáo dục cụ thể,
từng cấp học hay từng nƣớc mà chƣa có một công trình nào tập hợp một cách hệ thống giáo
dục của các nƣớc ASEAN. Vì vậy trên cơ sở những tƣ liệu tập hợp đƣợc tiêu biểu trên đây và
nhiều nguồn tài liệu khác không thể kể hết ra đây, chúng tôi cố gắng dựng nên bức tranh toàn
cảnh, tƣơng đối đầy đủ về nền giáo dục ASEAN trong đó đặc biệt chú trọng đến các nƣớc
phát triển.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu :
Lịch sử phát triển giáo dục của khu vực Đông Nam Á có truyền thống lâu dài trong
lịch sử và là một đề tài rất rộng lớn, tuy nhiên để làm nổi bật chủ đề nghiên cứu, chúng tôi chỉ

tập trung giới hạn vấn đề nghiên cứu nhƣ sau :
- Về không gian : Chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu 4 nƣớc phát triển trong
ASEAN đó là Singapore, Malaysia, Thailand và Brunei - những nƣớc mà giáo dục - đào tạo
đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội, và đã mang lại hiệu quả thực sự.
Các nƣớc còn lại chúng tôn sẽ cung cấp tƣ liệu nhằm có sự đối sánh, làm bật lên ƣu
điểm của chiến lƣợc phát triển giáo dục của các nƣớc nằm trong phạm vi nghiên cứu. Riêng
Việt Nam chúng tôi không đƣa vào nội dung đề tài vì đã có quá nhiều công trình đề cập tới và
chúng ta cũng biết quá rõ về nền giáo dục của mình.
- Về thời gian : Chúng tôn cũng chỉ tập trung vào khoảng thời gian 30 năm cuối của
thế kỷ XX, tức là từ thập niên 70 trở đi. Đây là giai đoạn các nƣớc ASEAN có những bƣớc
đột phá trong chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo và đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to
lớn.
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Trên quan điểm và phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tác giả sử dụng
phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logíc

7

để xem xét một cách khách quan và biện chứng quá trình phát triển và thành quả giáo dục của
các nƣớc ASEAN.
- Tác giả cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học lịch sử và
phƣơng pháp nghiên cứu giáo dục để hoàn thành đề tài này.
5. Cấu trúc của đề tài :
Đề tài gồm có phần mở đầu, kết luận và ba chƣơng nội dung, phần phụ lục. Cụ thể
nhƣ sau :
Chƣơng I: Tổng quan về chính sách phát triển giáo dục các nƣớc Đông Nam Á.
I. Khái quát về điều kiện địa lí tự nhiên và lịch sử khu vực
Đông Nam Á
1. Điều kiện tự nhiên
2. Sơ lƣợc về lịch sử phát triển

II. Chính sách phát triển giáo dục đào tạo các nƣớc Đông Nam Á
1.Quan điểm phát triển giáo dục và các chính sách ƣu tiên ƣu tiên phát triển giáo dục
2. Cấu trúc hệ thống giáo dục
3. Đầu tƣ tài chính, cơ sở vật chất
- Đầu tƣ cơ sở vật chất
- Học phí
4. Xây dựng đội ngũ giáo viên và những ngƣời làm công tác giáo dục
5. Nội dung chƣơng trình và phƣơng thức tổ chức dạy học
Chƣơng II: Hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sách phát
triển giáo dục và những bài học kinh nghiệm, I. Hiệu quả kinh tế - xã hội
1. Hiệu quả kinh tế.
2. Hiệu quả xã hội
3. Hiệu quả về văn hóa
II. Những bài học kinh nghiệm
Chƣơng III: Phát triển giáo dục - đào tạo ở một số nƣớc tiêu biểu.

8

1. Brunei.
2. Malaysia.
3. Indonesia.
4. Laos.
5. Philippines.
6. Singapore.
7. Thailand.
Phần kết luận
Phụ lục

9


B. PHẦN NỘI DUNG :
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC
NƢỚC ĐÔNG NAM Á
I. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và lịch sử khu vực Đông Nam Á
1.Điều kiện địa lý tự nhiên :
Đông Nam Á là một khu vực trải dài trên một phần trái đất từ khoảng 92
0
đến 140
0

Kinh Đông, và từ khoảng 28
0
Vĩ Bắc, chạy qua Xích dạo lên 15
0
Vĩ Nam với trên 4 triệu
kilômét vuông.
Về địa lý hành chính, Đông Nam Á hiện nay gồm có 11 nƣớc : Việt Nam, Laos,
Cămpuchia, Thailand, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philipines và
Brunei với dân số khoảng 500 triệu ngƣời.
Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, từ lâu đã đƣợc coi là ngã tƣ
đƣờng, là cầu nối trên con đƣờng giao thƣơng buôn bán từ Nam Á và xa hơn là vùng Địa
Trong Hải với khu vực Đông bắc Á nhƣ các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên
Đông Nam Á năm trong khu vực "Châu Á gió mùa" có tài nguyên đa dạng và phong
phú.
Việc buôn bán giữa các khu vực với Đông Nam Á bằng đƣờng biển đã khá nhộn nhịp
từ thế kỷ II, các thuyền buôn của Ả Rập đã thƣờng xuyên đến Đông Nam Á để thu mua
nguyên liệu, các loại đồ gia vị.
2.Quá trình phát triển lịch sử :
Ngƣời ta đã phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ học khẳng định ngay từ rất sớm Đông
Nam Á đã có con ngƣời sinh sống,


10

Ở Đông Nam Á có mặt hầu nhƣ đủ các nhóm tộc ngƣời với những ngữ hệ khác nhau nhƣng
học đã quần tụ và gắn bó với nhau trong đời sống xã hội.
Trƣớc khi tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài, cộng đồng cƣ dân Đông Nam Á
đã có một đời sống văn hóa phát triển cao. Đông Nam Á đã khẳng định là một trong nƣớc
trung tâm văn minh của thế giới trong thời kỳ cổ Trung Đại. Một mặt cƣ dân Đông Nam Á
khẳng định và phát triển bản sắc của nền văn minh bản địa mặt khác tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu văn minh bên ngoài để làm hoàn thiện và làm phong phú thêm những thành
tựu văn minh của mình.
Trên cơ sở một nền nông nghiệp lúa nƣớc đã tạo nên một nền tảng chung cho nền văn
minh các nƣớc Đông Nam Á, văn hóa dân gian, tín ngƣỡng, lễ hội gắn liền bới chu kỳ nông
nghiệp. Nông nghiệp cũng tạo ra một lối ứng xử riêng tạo nên tính phong phú đa dạng của
bản sắc văn hóa các quốc gia nói riêng và của khu vực nói chung.
Từ đầu công nguyên cho đến thế kỷ thứ VII, ở Đông Nam Á đã xuất hiện các quốc gia
sơ kỳ mà ngƣời ta có thể thống kê đƣợc khoảng 30 quốc gia. Đến khoảng từ thế kỷ X đến thế
kỷ XV các quốc gia phong kiến đã phát triển rất thịnh đạt đủ sức đề kháng chống lại các cuộc
xâm lăng của phong kiến phƣơng Bắc.
Sau thế kỷ XV, các quốc gia phong kiến bắt đầu bƣớc vào giao đoạn suy thoái và vào
các thế kỷ từ XVI đến XIX, các quốc gia phong kiến, trừ Tháiland, đã lần lƣợt rơi vào tay các
nƣớc tƣ bản phƣơng Tây.
Từ khi bị thực dân phƣơng Tây thống trị, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc
của nhân dân các nƣớc Đông Nam Á đã diễn ra liên tục trong suốt thời kỷ bị thống trị.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nƣớc Đông Nam Á đã lần lƣợt giành đƣợc độc
lập và đặc biệt từ những năm 70 một số nƣớc nhờ chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng
hƣớng đã có những bƣớc phát triển nhảy vọt trở thành những con rồng châu Á. Một trong
những nguyên nhân phát triển của các

11


nƣớc là nhờ chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội.
II. Chính sách phát triển giáo dục các nước Đông Nam Á.
1. Quan điểm và các chính sách ƣu tiên phát triển giáo dục đào tạo :
Vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, phần lớn các nƣớc ASEAN
đều là những nƣớc có nền kinh tế nông nghiệp, trên dƣới 50% dân số đều sống dƣới mức
nghèo khổ. Chính phủ các nƣớc đều thấy đƣợc tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, coi
giáo dục đào tạo là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bằng việc coi phát triển
giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để tạo khả năng tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho dân cƣ, xóa bỏ đói nghèo, tạo công bằng xã hội và phát triển bền
vững.
Bên cạnh chủ trƣơng ƣu tiên phát triển giáo dục đào tạo đƣợc thể hiện trong việc tăng
cƣờng đầu tƣ kinh phí, ngân sách cho giáo dục đào tạo luôn tăng hàng năm, các nƣớc
ASEAN ƣu tiên hàng đầu cho giáp dục phổ cập, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Một số nƣớc
nhƣ Indonesia, Malayxia ngân sách giành cho giáo dục phổ thông chiếm đến trên 70% kinh
phí.
Chính phủ các nƣớc ASEAN đều quản lý chặt chẽ hệ thống giáo dục, đây là một cơ
chế để đảo bảo cho nhà nƣớc vừa thực hiện đƣợc chiến lƣợc và chính sách phát triển giáo dục
của mình vừa kiểm soát đƣợc hệ thống giáo dục, định hƣớng cho các cơ sở giáo dục phát
triển theo định hƣớng.
Ở Singapore, tất cả các cơ sở giáo dục đào tạo kể cả nhà nƣớc và tƣ nhân đều do Bộ
giáo dục quản lý. Tất cả các học sinh muốn nhập học ở bất kỳ cấp nào cũng đều phải qua sát
hạch kiến thức bằng một kỳ thi tuyển quốc gia.
Ở Malaysia, trƣớc năm 1990, hệ thống giáo dục - đào tạo đƣợc nhà nƣớc quản lý theo
chỉ tiêu sắc tộc. Tuy nhiên chính

12

sách này đã làm hạn chế số ngƣời trong độ tuổi vào học các cấp học, nhất ở ở độ tuổi từ 19

đến 24 vào các trƣờng đại học quốc gia. Từ năm 1991, chính sách ƣu tiên theo sắc tộc đã
giảm dần để nhƣờng chỗ cho chính sách mở rộng hệ thống giáo dục cho nhiều tầng lớp.
Malayxia đã ban hành đạo luật cho phép các trƣờng học nhà nƣớc, tƣ nhân và nƣớc ngoài
đƣợc tự do cạnh tranh để nâng cao chất lƣợng dạy học thích ứng với tình hình mới.
Kế hoạch phát triển giáo dục ở các nƣớc ASEAN đều do Bộ giáo dục soạn thảo, riêng
ở Singapore, kế hoạch này do Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại soạn thảo để nhằm cân đối
nguồn nhân lực theo yêu cầu của nền kinh tế. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
dài hạn mƣời năm về phát triển nguồn nhân lực để định ra kế hoạch tuyển sinh trong các
trƣờng chuyên nghiệp.
Trƣớc nhu cầu phát triển ngày càng cao nhất là những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ
XXI, các nƣớc ASEAN đang đƣa đất nƣớc phát triển ở một trình độ mới, tăng cƣờng năng
lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực đáp
ứng những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế. Trƣớc những đòi hỏi đó chính phủ các
nƣớc ASEAN đã có những chủ trƣơng và biện pháp đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo.
Trong các kế hoạch phát triển của mình các nƣớc Singapore, Thailand Philippines đều
có chính sách và kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo. Các chủ trƣơng và biện pháp phát
triển giáo dục chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Các nƣớc ASEAN mở
rộng cho các lực lƣợng trong xã hội tham gia họat động giáo dục - đào tạo. Nhà nƣớc động
viên khu vực tƣ nhân tham gia vào việc lập kế hoạch, xây dựng chƣơng trình và đầu tƣ vào
lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Các doanh nghiệp đƣợc khuyến khích tự bỏ tiền vốn để đào tạo
nguồn nhân lực cho mình. Các quỹ phát triển kỹ năng và tay nghề đã đƣợc thành lập ở
Malaysia và Thailand.

13

Việc chuyển hƣớng mục tiêu giáo dục đào tạo đã đƣợc các nƣớc quan tâm. Giáo dục
đại học từ chỗ phục vụ tầng lớp thƣợng lƣu trí thức sang giáo dục đại chúng nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế đất nƣớc. Giáo
dục phải nhằm rút ngắn khoảng cách dần từ các tầng lớp, giữa các vùng, miền, vừa tận dụng
nguồn lực giáo dục ở trong nƣớc vừa tranh thủ các nguồn đào tạo từ nƣớc ngoài.

Định hƣớng của giáo dục của các nƣớc ASEAN là nhất thiết phải gắn mục tiêu giáo
dục với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc, với trình độ công nghệ của từng giai đoạn,
từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Vừa duy trì hệ thống giáo dục hàn lâm với giáo dục công
nghệ, nhấn mạnh đến kỹ năng thực hành, gắn việc đào tạo của nhà trƣờng với hoạt động của
các nhà máy, doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có điều kiện thâm nhập thực
tế từ đó có định hƣớng hoạt động của mình trong tƣơng lai. Định hƣớng gắn giáo dục đào tạo
với chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, gắn với thực tiễn đã đƣợc nhà nƣớc và các xí nghiệp tạo
điều kiện tối đa nhƣ : xúc tiến một chƣơng trình về kinh nghiệm làm việc ngay từ khi còn
ngồi trên ghế giảng đƣờng, cho sinh viên làm việc ở các dự án phát triển cộng đồng, xí
nghiệp. Chƣơng trình này ngoài tác dụng gắn chặt giáo dục với cuộc sống lao động, rèn luyện
kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, còn tạo ra một thái độ lao động đúng đắn, tôn
trọng lao động chân tay, ý thức về sự hòa đồng xã hội, đóng góp sức mình vào phát triển
quốc gia.
2. Cấu trúc hệ thống Giáo dục - Đào tạo :
Hệ thống giáo dục - đào tạo của các nƣớc ASEAN có giáo dục phổ thông, giáo dục
đại học và hệ thống trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Về giáo dục phổ thông, phần lớn các nƣớc đều có hệ thống giáo dục 12 năm. Tuổi bắt
đầu đi học là 6 tuổi, trừ Mianmar là 5 tuổi và Indonesia là 7 tuổi. Có 3 nƣớc là Brunei,
Malaysia và

14

Singapore có hệ thống giáo dục phổ thống 13 năm. Hệ thống giáo dục phổ thông các nƣớc
đều dành cho chƣơng trình tiểu học một số năm chủ yếu từ 5 đến 6 năm, còn lại là chƣơng
trình dành cho phổ thông, trong đó phổ thông trung học (cấp 3) từ 2 đến 4 năm.
3. Đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất và xậy dựng đội ngũ giáo viên.
Để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục - Đào tạo. Chính phủ các nƣớc ASEAN đã
đầu tƣ thích đáng ngân sách cho giáo dục đào tạo. Tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục các nƣớc
ASEAN tăng từ 2,5 % năm 1960 lên 3,7% GNP vào năm 1990 và 3,2 GNP vào năm 1993 -
1994. Và đến năm 1995 tỷ lệ này đã là 5,3% ở Malaysia, 4,2% ở Thailand.

Nếu tính theo tỷ lệ chi ngân sách thì ở Malaysia trong giai đoạn từ 1980 -1992 chi cho
giáo dục chiếm từ 12,9% - 18,1% trong tổng chi ngân sách, ở Thailand cũng chi cho giáo dục
tới 20%. Xét về cơ cấu phân bổ ngân sách, thì các nƣớc đều ƣu tiên ngân sách giáo dục phổ
cập, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Nếu tính tỷ lệ đó ở các nƣớc nhƣ sau : Indonesia là 89% so
với 9% cho giáo dục bậc cao, Malaysia là 75%so với 14,6%, Singapore là 64,6 % so với
30,7% và ở Thailand tỷ lệ này là 81,3% so với 12%.
1

Nhìn chung trong suốt thời kỳ phát triển nhanh chóng của các nƣớc Đông Nam Á tiêu
biểu thì các nƣớc đều đầu tƣ cho giáo dục với mức trung bình khoảng 20% trong tổng chi tiêu
ngân sách của nhà nƣớc. Tỷ trọng đầu tƣ này là khá cao so với thế giới, và thực tế cho thấy sự
ƣu tiên đầu tƣ này là hợp lý vì nó đã tạo ra hiệu xuất cao cho nền kinh tế, là nhân tố hàng đầu
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong việc đầu tƣ tài chính cho giáo dục, các nƣớc ASEAN còn chú trọng đến chính
sách tiền lƣơng và phúc lợi cho đội


1
Chính sách giáo dục - Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực T/c NC Đông Nam Á.số 4/ 1998. Trang 27

15

ngũ giáo viên đang tại chức và cả sau khi họ đã về hƣu. Lƣơng giáo chức ở Singapore thuộc
vào mức cao của thế giới. Ở Malaixia tổ chức công đoàn giáo dục độc lập luôn đấu tranh cho
quyền lợi của giáo viên. Đội ngũ giáo viên khi đang tại chức đựơc nhà nƣớc và các cơ sở giáo
dục trả lƣơng đảm bảo cho một cuộc sống đầy đủ để yên tâm công hiến. Khi giáo viên về hƣu
họ đƣợc hƣởng ngay một khoản trợ cấp khoảng 25000 đôla và đƣợc hƣởng nguyên lƣơng nhƣ
khi đang còn tại chức. Đặc biệt khi họ mất đi thì vợ hoặc chồng của họ vẫn đựơc hƣởng xuất
lƣơng của ngƣời đó cho đến khi vợ hoặc chồng của họ chết.
Những chính sách về lƣơng và phúc lợi nói trên đã là động lực để thúc đẩy đội ngũ

giáo viên cống hiến hết sức mình cho việc dạy học.
4. Nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục :
Vấn đề nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục bao giờ cũng là một vấn đề
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển giáo dục.
Trong nội dung chƣơng trình giáo dục bao giờ cũng phải có các bộ phận
2
:
- Giáo dục tri thức gồm những tri thức chung của nhân loại với nhiều bộ môn tƣ khoa
học cơ bản đến các tri thức kỹ thuật, thực hành và những tri thức về dân tộc nhƣ ngôn ngữ,
lịch sử, văn hóa.
- Giáo dục nhân văn và nghệ thuận bao gồm tất các các ngành khoa học và các ngành
nghệ thuật nào có khả năng phát triển con ngƣời một cách toàn diện, hài hòa trên nhiều mặt :
thể xác, tình cảm, nhận thức và hành động.
- Giáo dục "ý thức chung" : bao gồm những vấn đề chung của nhân loại nhằm xây
dựng một ý thức chung cho tất cả các dân tộc theo mô hình : "công dân thế giới" đã từng khởi
xƣớng từ những thế kỷ trƣớc.


2
Đông Vãn Quan. Kỷ yếu hội thảo "giáo dục đại học châu Á - Thái Bình Dƣơng. Trung tâm Châu Á - Thái
Bình Dƣơng, ĐH Sƣ Phạm TP. HCM. 1992. trang 71.

16

- Giáo dục môi trƣờng, giáo dục sức khỏe ngày càng có một vị trí quan trọng và thích
đáng trong chƣơng trình học.
Về phƣơng pháp giáo dục, các nƣớc ASEAN đã từng bị ảnh hƣởng bởi mô hình giáo
dục phƣơng Tây từ cuối thế kỉ XIX mang nặng tính suy diễn và giáo điều. Các trƣờng học
thƣờng đào tạo những cán bộ đa năng, trong lúc cơ cấu kinh tế cần chuyên môn hóa tức là
những ngƣời có chuyên môn sâu.

Rút đƣợc kinh nghiệm đó, các nƣớc ASEAN đã khuyến cáo giáo dục phải chú trọng
phát triển tƣ duy độc lập, tự chủ trong suy nghĩ, năng động sáng tạo trong hành dộng, có hoài
bão và ý chí. Nhƣ ở Singapore, tháng 1/1996 đã đƣa " Chƣơng trình tƣ duy " vào giảng dạy
để giúp cho sinh viên phát triển kỹ năng nhận xét, đánh giá độc lập trong học tập.
Đổi mới trong phƣơng pháp giáo dục của hệ thống giáo dục các nƣớc ASEAN đã làm
cho nguồn lực lao động cung ứng cho xã hội có tính tháo vát, linh hoạt và khả năng độc lập
trong giải quyết những vấn đề thực tiễn. Đây là những phẩm chất cần thiết trong một môi
trƣờng công nghiệp thay đổi thƣờng xuyên và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Để nguồn nhân lực có khả năng giao lƣu và hợp tác quốc tế, trong chƣơng trình đào
tạo, ngoại ngữ đƣợc chú trọng, ở Singapore ngay từ cuối lớp 4 học sinh đã đƣợc bắt đầu học
ngoại ngữ. Ở Malaysia và Philippines ngay từ khi trẻ em cắp sách đến trƣờng các em đã đƣợc
đƣợc học tiếng Anh. Tiếng Anh nhƣ là ngôn ngữ thứ 2 ở Malaysia sau tiếng Mã lai, đặc biệt
là học viên sau đại học phải dùng tiếng Anh trong học tập từ báo cáo khoa học đến làm luận
án tốt nghiệp.

17

CHƢƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. Hiệu quả kinh tế xã hội của chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo
1. Về kinh tế.
Phƣơng châm coi giáo dục là quốc sách , là điểm đột phá. Chính phủ các nƣớc
ASEAN đã đầu tƣ mạnh mẽ cho giáo dục. Điều đó đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho
việc phát triển kinh tế. chỉ mới đây thôi các nƣớc còn là các nƣớc nông nghiệp lạc hậu với tỉ
lệ dân số sống dƣới mức nghèo khổ: ở Indonesia là 58%, ở Thailand 59%, ở Malaysia 37%, ở
Singapore 31% đến nay đã trở thành các nƣớc công nghiệp mới (NIC), những con rồng ở
Châu Á.
Theo số liệu của UNDP cứ 1000 ngƣời dân Singapore thì có 2,2 nhà khoa học kỹ
thuật, tỷ lệ này ở Malaysia là 0,1, ở Thailand và Indonesia là 0,2 . Nền giáo dục với sự đầu tƣ
thích đáng đã góp phần tạo nên thể chất, nhân cách khả năng tƣ duy sáng tạo và năng xuất

cho ngƣời lao động. Năng xuất lao động, tiền lƣơng ở các nƣớc ASEAN không ngừng đƣợc
tăng lên kéo theo thu nhập bình quân đầu ngƣời cũng tăng lên. Năm 1997, nếu nhƣ GDP bình
quân đầu ngƣời ở Nhật Bản là 23 440 USD và của Hàn Quốc là 12 390 USD thì GDP bình
quân đầu ngƣời của Singapore là 24 610 USD, Malaysia là 9 835 USD, Thailand là 8165
USD, và Indonesia là 4140 USD
Đây là những bằng chứng thuyết phục cho thấy hiệu quả cao của nền giáo dục đƣợc
đầu tƣ đúng mức mang lại.
2. Về mặt xã hội :

18

Phần lớn các nƣớc Đông Nam Á mặc dù đã có những bƣớc phát triển đáng kể nhƣng
sự cách biệt giữa các vùng miền vẫn còn rất lớn. Không chỉ có sự cách biệt về mức sống mà
còn có sự khác biệt rất lớn về trình độ dân trí, văn hóa. Từ thực trạng đó các nƣớc ASEAN đã
chứ trọng phát triển giáo dục đào tạo, hình thành mạng lƣới các trƣờng học từ tiểu học đến
đại học một cách rộng rãi, mang tri thức đến nhiều vùng miền khác nhau. Việc phát triển
trƣờng lớp đi đôi với với việc tăng cƣờng đầu tƣ đội ngũ, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất cho
trƣờng học. Nhờ vậy trình độ dân trí ở các nƣớc ngày càng đƣợc nâng cao, nguồn nhân lực có
trình độ cao ngày càng nhiều, đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nƣớc.
Từ một nƣớc nghèo nàn lạc hậu, tỷ lệ dân số mù chữ cao nhƣng đến năm 1996, số
ngƣời biết đọc biết viết ở Malaysia đã đạt đến 89,3%. Tỷ lệ trẻ em đi học là 98,9% . Hàng
năm có khoảng 950 000 học sinh vào phổ thông trung học.
Ở Thailand tỷ lệ ngƣời biết chữ là 90%, năm 2000 Thailand đã phổ cập lớp 9 cho toàn
dân. Tuy nhiên tỷ lệ ngƣời biết đọc biết viết cao nhất Châu Á phải kể đến Philippines, chiếm
tới 94% vào năm 1994.
Các nƣớc nhƣ Singapore, Brunei, Laos, Myanmar cũ có những bƣớc phát triển đáng
kể.
3. Về văn hóa .
Trình độ dân trí ngày càng đựơc nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần ngày càng đựơc
cải thiện và phát triển. Đời sống tinh thần luôn đƣợc thỏa mãn với các phƣơng tiện sống và

làm việc đƣợc đáp ứng đầy đủ.
Có những tiếp xúc văn hóa và những ảnh hƣởng văn hóa phong phú và đa dạng từ các
nền văn hóa trên thế giới đã làm cho con ngƣời Singapore có đƣợc nhân sinh quan vừa truyền
thống và hiện đại, trong đó tƣ tƣởng nho giáo ảnh hƣởng rất sâu sắc. Ngƣời Singapore luôn
thỏa mãn với chính mình và cuộc sống của mình và không ngừng hoàn thiện vƣơn lên.

19

Những giá trị truyền thống của Nho giáo nhƣ lòng trung thành với chủ xí nghiệp,
chính danh trong công việc, chữ tín trong sản xuất và cuộc sống đƣợc chú ý giáo dục. Bên
cạnh đó những giá trị tiến bộ của văn hoa phƣơng Tây cũng đƣợc khai thác triệt để nhƣ xây
dựng một nhà nƣớc pháp quyền, xây dựng một xã hội có trật tự, có một lối sống văn minh,
hiện đại. Tuy là một nƣớc Á Đông nhƣng hiện nay xã hội Singapore có một nền kinh tế và lối
sông văn minh không thua gì các xã hội ớ phƣơng Tây.
Đời sống kinh tế phát triển cao, mặt bằng trình độ dân trí không ngừng phát triển đã
làm cho hoạt động nghệ thuật cũng nở rộ và phát triển nhanh chóng.
Ở Philippines số lƣợng báo chí phát hành hàng ngày rất lớn đáp ứng nhu cầu thông tin
của độc giả. Cứ 38 ngƣời thì có 1 máy điện thoại (1996).
4. Về nguồn lực con ngƣời
Hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét nhất của chính sách phát triển giáo dục đào tạo ở các
nƣớc ASEAN là đã cung cấp một nguồn lực lao động có trình độ cao đáp ứng sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội.
Cộng hòa Philippines đang nổi lên nhƣ là một quốc gia giàu tài nguyên nhân lực con
ngƣời ở Châu Á. Theo Niên giám thống kê của Unesco thì cứ 1000 ngƣời Philippines có 29,9
nhà khoa học, nhà kỹ thuật, cao nhất trong các nƣớc ASEAN. Nguồn nhân lực cao tại
Philippines có tới 1,7 triệu ngƣời, trong đó hơn 3 vạn ngƣời là chuyên gia máy tính. Lao động
Philippines có mặt khắp nơi trên thế giới . Thƣờng xuyên có từ 2 đến 5 triệu các nhà chuyên
môn và công nhân làm việc ở nƣớc ngoài, hàng năm họ đóng góp vào doanh thu ngoại tệ của
Philippines khoảng 3 tỉ đôla. Ngoài lợi ích kinh tế, hiện tƣợng này con cho thấy tính năng
động và khả năng hòa nhập quốc tế cao của nguồn lực lao động Philippines

3
.


3
ASEAN và các nƣớc thành viên. trang 94

20

Nếu tính trên một kilômet vuông thì ở Singapore có nhiều nhà triệu phú hơn bất kỳ
nơi nào trên thế giới.
Ở Thailand do hệ thông đào tạo nghề và hƣớng nghiệp của bộ giáo dục có trách nhiệm
cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề cao nên nguồn lực mà ngành giáo dục đào tạo cung
cấp nên đáp ứng đƣợc đòi hỏi cho xã hội. Cùng với chƣơng trình đào tạo nội bộ các công ty,
Thailand còn gửi đi đào tạo ở các nƣớc tƣ bản phát triển hay cho các công ty của Nhật, Mỹ tổ
chức tay nghề tại Thailand.
II. Những hạn chế giáo dục ASEAN
Ở Châu Á nói chung và các nƣớc ASEAN hiện nay tình trạng thất học vẫn còn phổ
biến, trở thành mối lo ngại của chính phủ các nƣớc : Theo bản báo cáo mới đây, dựa trên
phân tích dữ liệu giáo dục trong năm học 2000 - 2001 từ 22 quốc gia châu Á của Tổ chức
giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) thì châu Á là khu vực chiếm phần lớn nhất trong số trẻ
em không đƣợc thụ hƣởng nền giáo dục.
Mặc dù tỷ lệ trẻ đƣợc học tập đã tăng nhƣng còn tới 46 triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu
học ở khu vực châu Á không đƣợc đến trƣờng (trong đó có tới 28 triệu trẻ em gái) tức là
chiếm 45% tổng số trẻ em trên toàn thế giới không đƣợc đến trƣờng.
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do điều kiện dạy học khó khăn và bất cập
trong đào tạo giáo viên. Theo bản báo cáo này thì chất lƣợng giáo dục giữa các khu vực thuộc
châu Á rất khác xa nhau. Học sinh thuộc khu vực Đông Á nhận đƣợc tỷ lệ giáo viên tốt nhất
là 1 giáo viên /21 học sinh trong trƣờng tiểu học, trong khi đó ở Nam và Tây Á thì tỷ lệ trên
là 1/40.

Trong các nƣớc đƣợc nghiên cứu thì Malaysia có tỷ lệ GDP đầu tƣ cho giáo dục cao
nhất với 6,2 % trong khi Mianmar đứng cuối cùng trong việc đầu tƣ cho giáo dục, với chỉ
1,4%

21

GDP. Một số nƣớc có tỷ lệ thất học cao là Laos 47%, Myanmar 45%, Cambodia từ 35 -
38%
4
.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay theo giám đốc cơ quan khoa học
và công nghệ quốc gia Thailand là do những thiếu sót về giáo dục. Các trƣờng phổ thông, đại
học ở Thailand và các nƣớc Đông Nam Á không đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế chuyển đôi.
Trong khi các nền kinh tế trong khu vực tăng trƣởng với tốc độ nhanh thì giáo dục cũng cần
phải đƣợc xem là một yếu tố quyết định sự thành công. Một trong những khó khăn lớn nhất
hiện nay của các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thailand là thiếu đội ngũ công nhân lành nghề trong
khi giá trị tổng sản phẩm quốc dân trên đầu ngƣời của Thailand cao hơn gấp đôi Philipines,
nhƣng tỷ lệ trẻ em đến trƣờng học lại thấp hơn.
Việc thiếu hụt đội ngũ có trình độ kỹ thuật một phần là do quan niệm thiên lệch về
nghề nghiệp trong xã hội. Ở Thailand các ngành khoa học xã hội đƣợc ƣu tiên hơn các ngành
khác, vì vậy chỉ có 15% sinh viên theo học các ngành khoa học - kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp
các trƣờng chuyên nghiệp, các sinh viên này cũng chỉ muốn tìm kiếm viêc làm trong các cơ
quan quản lý.
Bên cạnh nguyên nhân đầu tƣ thấp cho giáo dục, khoảng 4% GDP ở Thailand, thì hệ
thống quản lý nhà nƣớc đôi với giáo dục cũng rất cồng kềnh, tập trung và rất bảo thủ. Ở
Thailand có đến 7 bộ trong chính phủ tham gia quản lý giáo dục. Còn chính quyền ở các địa
phƣơng thì tỏ ra lúng túng và hoạt động yếu kém.
Tại Indonesia, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo ra cũng không đáp ứng đƣợc nhu cầu của
nền kinh tế. Tình trạng quan liêu trong quản lý giáo dục cũng rất phổ biến. Trong gần 1300
trƣờng đại học tƣ thì các chƣơng trình đào tạo hầu hết đều do chính phủ quyết định. Trong

lúc đó chƣơng trình đào tạo đƣợc soạn theo hƣớng dân tộc chủ nghĩa. Tiêng Indonesia đƣợc
sử


4
Thanh Anh. Háo Giáo dục thời đại. số 52

22

dụng làm ngôn ngữ chính nên tiếng Anh của sinh viên thƣờng yếu kém hơn sinh viên các
nƣớc khác. Mặt khác nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp học tập còn nhiều bất cập, chƣa
thực sự thu hút sinh viên và phụ huynh học sinh. Do đó hàng ngàn gia đình đã gửi con em
của mình ra nƣớc ngoài để học tập.
Ở Malaysia, xu hƣớng du học cũng rất phổ biến, số học học sinh du học chiếm tỉ lệ
cao trên số dân so với các nƣớc trong khối ASEAN khoảng hơn 50 nghìn ngƣời.
Trong nhiều thập kỷ qua các chuyên gia nƣớc ngoài đến công tác và giảng dạy tại các
nƣớc Đông Nam Á đều nhận xét và phê phán cách học thụ động, sao chép và ngại đặt câu hỏi
của sinh viên Đông-Nam Á
5
.
Những hạn chế trên đây đã làm cho sự nghiệp giáo dục các nƣớc ASEAN không thể
phát triển một cách toàn diện, và không đáp ứng đƣợc vai trò to lớn của mình đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Hiện nay các nƣớc ASEAN cũng đang xem
xét lại chính sách phát triển giáo dục của mình nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho
thời gian tới.
III. Bài học kinh nghiệm
1. Nhận thức đúng vị trí và tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu.
Trong những năm thập kỉ sáu mƣơi và đầu thập kỉ bảy mƣơi tình hình kinh tế - xã hội
các nƣớc ASEAN đều ở trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển. Chính phủ các nƣớc

ASEAN đã nhanh chóng nhận thức ra vấn đề là chỉ có phát triển giáo dục - đào tạo mới đƣa
đất nƣớc khỏi nghèo nàn lạc hậu. Trong những năm cuối thập niên bảy mƣơi, trong bối cảnh
Cuộc cách mạnh khoa học kĩ thuật lần thứ hai phát triển nhanh chóng, cùng với thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc


5
Chữ Đức Nhã. Tạp chí ĐẠi học và Giáo dục chuyên nghiệp, số tháng 4. 1998.tr. 40

23

tế, các nƣớc ASEAN đã nhận thức đƣợc tính cấp bách của việc phát triển và đầu tƣ thích
đáng cho giáo dục.
Đƣờng lối chiến lƣợc về phát triển giáo dục đào tạo đều đƣợc thể chế hóa trong hiến
pháp hoặc trong luật giáo dục chứ không chỉ dừng lại sự hô hào cổ vũ chung chung. Không
chỉ trong các văn bản, các chính phủ còn tuyên truyền tầm quan trọng của giáo dục đến tận
từng ngƣời dân, nêu cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc học tập, nâng cao trình độ,
để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nƣớc.
2. Biến những tƣ tƣởng chiến lƣợc về giáo dục - đào tạo thành những việc làm cụ thể.
Đó là việc thể chế hóa bằng đƣờng lối, chính sách, luật Biến nhận thức thành hành động
bằng cơ chế đầu tƣ tài chính, đầu tƣ cho đội ngũ những ngƣời làm công tác giáo dục, đầu tƣ
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trƣờng học, xã hội hóa giáo dục
3. Gắn giáo dục đào tạo với chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội, gắn nhà trƣờng với
cơ sở sản xuất, các nhà máy Kinh nghiệm từ các nƣớc phát triển ASEAN. chỉ tiêu đào tạo
các ngành nghề không chỉ đƣợc đề ra từ Bộ Giáo dục - Đào tạo mà còn có sự tham gia của
các Bộ khác. Ở Thailand, chính sách phát triển giáo dục đào tạo có sự tham gia của 6 bộ.
Chính phủ các nƣớc khuyến khích các công ty, nhà máy, xí nghiệp bỏ vốn kết hợp với các cơ
sở đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực. Nhờ vậy nguồn nhân lực đào tạo ra là có thể "nhập
cuộc" ngay mà không còn phải mất thời gian tập sự, làm quen với công việc. Hơn nữa nguồn
nhân lực đƣợc đào tạo có việc làm ngay không để xảy ra tình trạng lãng phí cho xã hội.

4. Đa dạng hóa mô hình đào tạo, khuyến khích cả khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân,
trƣờng tƣ và trƣờng công, huy động nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài, đào tạo tại chỗ và
gửi đi đào tạo, đa dạng hóa loại hình trƣờng lớp.

×