Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trường thpt thị xã mường lay, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN

NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ NGÀNH: 7760101

Giảng viên hướng dẫn : Ths Phạm Duy Lâm
Sinh viên thực hiện

: Mào Văn Quyết

Mã sinh viên
Lớp
Khóa học

: 1754060611
: 62 - Cơng Tác Xã Hội
: 2017-2021

Hà Nội 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện

Mào Văn Quyết

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập, với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy,
cơ Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ em hồn thành tốt bài Khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh
trường THPT Thị Xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu thực trạng, thu thập thông tin,
lấy số liệu phục vụ khóa luận này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Duy Lâm –
giảng viên hướng dẫn em làm khóa luận cùng tồn thể thầy cơ trong khoa Cơng
tác xã hội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện nghiên cứu và hồn thành kháo luận.
Dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành bài khóa luận, song do điều kiện,
thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong bài khóa luận của em khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy
cơ để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện

Mào Văn Quyết

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......... 7
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 7
1.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 8
1.3. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 14
1.3.1. Khái niệm vị thành niên ............................................................................ 14
1.3.2. Khái niệm về nhu cầu ................................................................................ 14
1.3.3. Khái niệm giáo dục ................................................................................... 15
1.3.4. Khái niệm sức khỏe sinh sản ..................................................................... 16
1.3.5. Giáo dục sức khỏe sinh sản ....................................................................... 16
1.3.6. Học sinh Trung học phổ thông .................................................................. 17
1.3.7. Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT ......................... 17
1.2. Nội dung nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT ............. 17
1.2.1. Nhu cầu về nội dung giáo dục SKSS ......................................................... 18
1.2.2. Nhu cầu hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học phổ

thông .................................................................................................................... 24
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh THPT .... 26
1.3.1. Yếu tố chủ quan:........................................................................................ 26
1.3.2. Yếu tố khách quan: .................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH
SẢN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ MƯỜNG
LAY TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................................................... 29
iii


2.1. Khái quát về trường THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên ............... 29
2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Thị
Xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. ......................................................................... 30
2.2.1. Nhận thức của học sinh THPT về giáo dục SKSS. .................................... 30
2.3. Thực trạng nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh THPT Thị Xã Mường Lay,
Tỉnh Điện Biên. ................................................................................................... 33
2.3.1. Đánh giá của học sinh THPT về giáo dục SKSS ...................................... 33
2.3.2. Nhu cầu GD SKSS của học sinh THPT Thị Xã Mường Lay. .................... 41
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu GD SKSS của học sinh THPT Thị Xã
Mường Lay .......................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIÁO DỤC SKSS ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN.................... 51
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................ 51
3.1.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 51
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 51
3.2. Đề xuất những giải pháp cụ thể.................................................................... 52
3.2.1. Giải pháp 1: .............................................................................................. 52
3.2.2. Giải pháp 2: .............................................................................................. 53
3.2.3. Giải pháp 3: .............................................................................................. 53

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 55
1. Kết luận ........................................................................................................... 55
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu là học sinh ...................................................4
Bảng 2.2. Mô tả học lực của khách thể là học sinh ................................................30
Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của giáo dục SKSS .................30
Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về GDSKSS .....................................................31
Bảng 2.5. Nhận thức của học sinh về nội dung GDSKSS......................................32
Bảng 2.6. Đánh giá về hình thức giáo dục SKSS trong nhà trường.......................36
Bảng 2.7. Mức độ hài lòng của học sinh về hình thức tổ chức lớp học GDSKSS 39
Bảng 2.8. Nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh ....................................................41
Bảng 2.9. Lý do muốn được GDSKSS của học sinh THPT ..................................41
Bảng 2.10. Nhu cầu về hình thức GDSKSS của học sinh THPT ..........................44
Bảng 2.12. Nhu cầu về thời lượng môn học GDSKSS trong nhà trường ..............46
Bảng 2.12. Nhu cầu về phương tiện GDSKSS của học sinh THPT ......................47

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Nội dung giáo dục SKSS trong nhà trường .................................... 33
Biểu đồ 2.2. Hình thức giáo dục SKSS trong nhà trường ................................... 35
Biểu đồ 2.3. Đánh giá về mức độ hiệu quả của giáo dục SKSS trong nhà trường
............................................................................................................................. 38

Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ hữu ích của GDSKSS đối với học sinh THCS .. 40
Biểu đồ 2.5. Nhu cầu nội dung GDSKSS của học sinh theo giới tính................ 43
Biểu đồ 2.6. Nhu cầu đưa GDSKSS thành môn học riêng ................................. 45
Biểu đồ 2.7. Những yểu tố ảnh hưởng đến nhu cầu GDSKSS của học sinh
THPT ................................................................................................................... 48

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em do các cô
gái tuổi vị thành niên sinh ra, chiếm khoảng 11% tổng số sinh. Hiện nay Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến những nguy cơ về
SKSS vị thành niên. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam tại
Hội thảo “Sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên” 14/12/2004 do Bệnh
viện Phụ sản Trung ương phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức:
Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam
Á và xếp thứ 5 trên thế giới, mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút
thai ở độ tuổi 15 – 19. Ví dụ điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ phá
thai cao nhất cả nước, trong đó đáng báo động là thực trạng nạo phá thai ở nữ vị
thành niên. Năm 2011, có 95.067 ca phá thai trong đó 3.876 ca ở nữ vị thành
niên, chiếm tỷ lệ 3,2%. Năm 2012, có 89.956 ca phá thai trong đó 3.623 ca ở nữ
vị thành niên, chiếm tỷ lệ 3,0%. So với các năm trước thì năm 2011 và 2012, tỷ
lệ nữ vị thành niên nạo phá thai tăng lên rõ rệt. [1]
Khơng chỉ có vậy, tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở vị
thành niên, thanh niên cũng có xu hướng gia tăng nhanh, có tới 55,8% số người
nhiễm HIV ở Việt Nam trong độ tuổi từ 16-29 tuổi. Tại các trường THPT, có tới
1/3 các bạn hoc sinh chưa được tiếp cận với kiến thức và kỹ năng về các biện pháp
tránh thai an toàn, đặc biệt là chưa biết cách xử lý khi mang thai ngồi ý muốn, có

đến 90,3% các em biết nguy cơ mang thai ngoài ý muốn nhưng có tới 80% các em
khơng dùng biện pháp tránh thai nguy hiểm nhất là các em có tư tưởng: “khơng
muốn có con thì bỏ”(Báo Tiền Phong, ngày 13 tháng 09 năm 2013, Giới trẻ Việt
cởi mở với tình dục trước hôn nhân).[2]
Giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong
cuộc sống hiện nay, bởi lẽ trong tình hình Việt Nam đang hội nhập thế giới, bên
cạnh những nét văn minh, tích cực, chúng ta cần tiếp thu, thì những hành vi
ngoại lai khơng phù hợp với chuẩn mực văn hóa, lối sống của chúng ta đang
1


xâm nhập vào giới trẻ. Điều này đã dẫn tới một bộ phận thanh, thiếu niên hiện
nay có lối sống buông thả, sống thực dụng. Hậu quả là sự gia tăng tỉ lệ nạo phá
thai của các nữ thanh niên dẫn đến các tai biến do thai sản, lây nhiễm các bệnh
qua đường tình dục, trong đó có cả HIV/AIDS gia tăng.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các chiến lược dân số
và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 vào ngày 14/11/2011 với
mục tiêu cụ thể của chiến lược hướng vào VTN&TN là: cải thiện SKSS vị thành
niên và thanh niên, để vào năm 2020 tỷ lệ có thai ở vị thành niên và tỷ lệ phá
thai ở vị thành niên đều giảm 50% so với năm 2010 và có ít nhất 75% số điểm
cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS có dịch vụ thân thiện cho vị thành niên và
thanh niên”.[3]
Theo đánh giá ban đầu thì cơng tác tổ chức các hoạt động giáo dục SKSS
cho học sinh THPT vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu
của học sinh. Bên cạnh đó, đây cũng chính là nơi tơi sinh sống và Trường THPT
Thị Xã Mường Lay là ngôi trường tôi đã được học. Qua đánh giá sơ bộ, tôi nhận
thấy vấn đề giáo dục SKSS cho học sinh vẫn chưa được thực hiện sát sao, phù
hợp với nhu cầu, mong muốn của học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của vấn đề trên, do đó tơi
đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học

sinh Trường THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên ” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Cung cấp cái nhìn tổng thể về các nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của
học sinh Trường THPT Thị Xã Mường Lay, để các em có thể có những biện
pháp khoa học và hợp lý hơn về những nhu cầu của mình.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đưa ra một số biện pháp một cách khoa học, hiệu quả và có thể áp dụng
vào thực tế cho nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Thị Xã
Mường Lay, Tỉnh Điện Biên.

2


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở khảo sát thực trạng nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh Trường
THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên. Qua đó đề tài đề xuất một số biện
pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trong
trường.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu giáo dục SKSS của
học sinh THPT.
- Đánh giá thực trạng nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh trong trường
THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục SKSS của
học sinh trong trường THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá thực trạng về nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh trung học
phổ thông Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên.

4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhu cầu về giáo dục sức khỏe sinh
sản của học sinh Trường THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trường THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên .
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 08/ 02/ 2021 đến ngày 02/ 05/ 2021
- Phạm vi nội dung:
+ Một số khái niệm có liên quan đến đề tài “ Nhu cầu giáo dục sức khỏe
sinh sản của học sinh Trường THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên ”
+ Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản
của học sinh THPT.
+ Thực trạng các nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh Trường
THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên.

3


+ Đề xuất một số biện pháp về các nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản
của học sinh Trường THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập
các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp đã được công bố ở cơ quan lưu trữ, trên
sách báo, tạp chí, các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu: các văn bản pháp
luật, Nghị định và Quyết định của chính phủ và Bộ ngành liên quan; các nghiên
cứu có lien quan tới đề tài ; các báo cáo, bài báo cáo liên quan đến các nhu cầu
giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT.
Kế thừa các số liệu, tài liệu, cơ sở dữ liệu, các báo cáo về các nhu cầu
giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT.
- Đối với số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp là những thông tin được phỏng

vấn trực tiếp học sinh, cán bộ viên chức, ban Giám hiệu nhà trường THPT Thị
Xã Mường Lay.
* Khách thể nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên 150 khách thể là học sinh chia đều tỷ lệ
giữa nam và nữ.
Đồng thời thực hiện phỏng vấn sâu với các cán bộ giáo viên tại trường.
Trong đó phỏng vấn sâu với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ mơn và bí
thư đồn của trường.
Bảng 2.1. Mơ tả khách thể nghiên cứu là học sinh
Giới tính

Tỷ lệ (%)

Lớp

Tỷ lệ (%)

Đơn vị
Trường THPT

Nam

Nữ

75

75

Nam Nữ Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp
10

11
12
10
11
12
50
50 50
50
50
33,3 33,3 33,3

Thị Xã Mường
Lay

4


Trong tổng số 150 khách thể nghiên cứu qua điều tra bảng hỏi là đối
tượng học sinh thuộc đơn vị THPT Thị Xã Mường lay thì có: 50% là nam giới
và 50% là nữ giới, ngoài ra số lượng cũng được chia đều giữa ba khối 10, khối
11 và khối 12 của trường do đó đủ điều kiện đảm bảo tính khách quan cho q
trình điều tra và phân tích số liệu.
6.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Dựa vào các số liệu đã được công bố, tổng
hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề
tài.
Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý theo chương trình Microsoft Excel.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các số chỉ tiêu như số tương đối,
số tuyệt đối, số bình quân và dãy số biến động theo thời gian. Sử dụng phương

pháp thống kê mô tả để nêu lên mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của
các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau.
+ Phương pháp thống kê so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh các
kết quả về các nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh.
6.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát đối với học sinh,
giáo viên và những người có liên quan đến vấn đề nhu cầu giáo dục sức khỏe
sinh sản của học sinh. Mục đích chính của điều tra là thu thập thơng tin sơ cấp
cần thiết để phân tích, đánh giá các nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học
sinh THPT.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa
luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học
sinh trung học phổ thông.
5


Chương 2: Thực trạng nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh Trường THPT
Thị Xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
SKSS đáp ứng nhu cầu của học sinh Trường THPT Thị Xã Mường Lay, Tỉnh
Điện Biên.

6


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC
KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận:

 Khi được khuyên bảo và tư vấn, trẻ vị thành niên sẽ được trang bị tốt
hơn để ứng phó một cách thích hợp trước những tình huống bị lạm dụng, bị đe
doạ, bị đối xử bất cơng. Các em có thể biết cách để thốt khỏi các tình huống có
hại hoặc đối phó một cách linh hoạt, sáng tạo, chủ động.

 Nếu được bày tỏ tiếng nói và suy nghĩ của mình, trẻ vị thành niên có
thể cho biết những thông tin quan trọng về điều kiện học tập, lao động, về những
nguy cơ và vấn đề liên quan đến sức khoẻ cộng đồng. Các em có thể đề xuất
những sáng kiến mà người lớn có lẽ chưa nghĩ tới.

 Sự tham gia của trẻ vị thành niên không hề làm giảm đi vai trò quan
trọng của người lớn, trái lại nó thúc đẩy sự đối thoại một cách lành mạnh, bình
đẳng giữa trẻ vị thành niên và người lớn và cùng có chung trách nhiệm với nhau.

 Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang
người lớn. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của
cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những
thay đổi bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các
quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu
về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.

 Vị thành niên cũng giống như những con bướm đang lớn dần từ con
nhộng. Họ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy tiềm năng nhưng rất mỏng
manh. Vì vậy, họ cần được ni dưỡng, chăm sóc, được sống trong một mơi
trường an tồn và thuận lợi để có thể lớn lên và trưởng thành.

7



1.2 Cơ sở thực tiễn
Đặc điểm tâm sinh lý:
* Theo Tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10 - 19, ở
một số nước vị thành niên là những người từ 13 - 20 hoặc từ 15 - 24 tuổi. Các
nhà nghiên cứu sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn vị thành niên sớm tương đương với tuổi thiếu niên: Nam từ
12 - 14 tuổi, nữ từ 10 - 12 tuổi.
- Giai đoạn vị thành niên giữa tương đương với lứa tuổi thiếu niên lớn:
Nam từ 14 - 16 tuổi, nữ từ 13 - 16 tuổi.
- Giai đoạn cuối vị thành niên tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên:
Nam từ 17 - 19 tuổi, nữ từ 16 - 18 tuổi.
Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy
thì. Tuổi dậy thì đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên
(khoảng 13 - 14 tuổi), cũng đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng
14 - 15 tuổi). Tuổi dậy thì cũng tuỳ thuộc vào dòng tộc (châu Á sớm hơn châu
Âu), nơi sinh sống (thành thị sớm hơn nông thôn), mức sống (bây giờ sớm hơn
trước đây).
- Các nhà Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì
đến sớm hơn nhiều: nữ lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm
hơn hoặc muộn hơn bình thường.
- Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở
vào tuổi vị thành niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt
tâm sinh lý và chưa thể làm cha, làm mẹ được. Vì vậy, chúng ta phải giáo dục
sức khoẻ sinh sản, tạo điều kiện cho các em vị thành niên qua được giai đoạn
khủng hoảng của tuổi dậy thì để trở thành người lớn thực sự.
- Bước vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH
(follicle stimulating hormone) và hormone LH (lutein hormone) có tác dụng
kích thích hoạt động của buồng trứng (nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Khi

nhận được lệnh của tuyến yên, buồng trứng của nữ giới tăng cường sản xuất 2
8


hormone là estrogen và progesteron; cịn tinh hồn của nam giới sẽ sản xuất
hoocmon testosterone. Các hormone này khiến cho cơ thể có những biến đổi
sinh học cả bên trong và bên ngoài thật kỳ diệu: biến đổi nhanh về vóc dáng cơ
thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như lơng, râu, ngực
trở nên rừ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất
tinh. Sự phát triển đó đưa trẻ bước vào một cuộc sống mới của tuổi vị thành
niên.
- Sự đột biến về chiều cao và hành động cụ thể là do sự phát triển nhanh
của các xương dài ở chân tay. Chiều cao có khác nhau giữa nam và nữ do thời
kỳ dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thường gặp sớm hơn ở các em gái. Ở thời
kỳ này giữa các phần của cơ thể như thân mình, chân, tay, vai có tỷ lệ cân đối
hơn. Ở các em gái bắt đầu có sự tiết mỡ ở ngực, chậu hông và đằng sau vai, ở
các em trai có sự phát triển và tiết mỡ ở các khối cơ. Đến cuối tuổi dậy thì, các
em đó trở thành những chàng trai, cơ gái với vóc dáng, khả năng thể chất và sức
mạnh khác nhau.
- Trong thời kỳ ấu thơ, sự tăng trưởng xảy ra theo trình tự từ đầu đến
chân. Nhưng ở vị thành niên thỡ ngược lại, chân tay đạt được chiều dài đầy đủ
trước thân mình và đầu. Đây là hiện tượng sinh học bình thường. Sự vụng về,
chưa thành thục của vị thành niên có thể là những đặc điểm cá thể chứ không
hẳn do sự lớn nhanh không đồng bộ. Các cơng trình nghiên cứu cho thấy đa số
các em ở tuổi này khơng có khủng hoảng phát triển, chỉ có khoảng 20% trẻ em ở
độ tuổi này có khó khan trong sự phát triển, rối nhiễu tâm lý.
- Tuy nhiên, đơi khi những biến đổi q nhanh gây tình trạng sốc hoặc
cảm giác thẹn, xấu hổ, không yên tâm, thiếu tự tin, lúng túng ở một số vị thành
niên do các em chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ về mình.
* Cơ sở thực tiễn trong nước và nước ngoài:

Trong nước:
- Kết quả điều tra quốc gia về sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục
(SKTD) (năm 2015) cho thấy ngày nay vị thành niên (VTN), thanh niên (TN)
9


được thụ hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn, có điều kiện tiếp cận thông tin dễ
dàng hơn như máy tính (52%) và kết nối internet (49%). So sánh với năm 2009
thì các con số này lần lượt chỉ là 20% và 11%. Hơn 90% thanh thiếu niên trong
độ tuổi 10-24 cho biết đã trao đổi và tiếp cận thông tin thơng qua các kênh hiện
đại như Internet, truyền hình và tin nhắn SMS trên điện thoại di động . Trong
giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017, công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho
VTN, TN đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ nữ VTN, TN có kiến
thức đúng về thời điểm mà một người phụ nữ dễ thụ thai đã được cải thiện, mặc
dù chưa nhiều (22,1% năm 2017 so với 18,0% năm 2010).
- Tỷ lệ này ở nam tương ứng là 12,8% và 7,0%. Tỷ suất sinh ở nữ VTN
(15-19 tuổi) đã giảm đáng kể từ 46 ca sinh/1.000 phụ nữ (năm 2011) xuống còn
30 ca sinh/1.000 phụ nữ (năm 2017). Nhu cầu chưa được đáp ứng về các BPTT
ở nữ độ tuổi 15-24 đã giảm xuống 29,6% (năm 2017) so với 35% (năm 2011).
Tuy nhiên, tình trạng SKSS, SKTD của VTN, TN vẫn đang tồn tại những vấn đề
rất đáng quan tâm, cụ thể như sau:
+ Sức khỏe tình dục: Tuổi trung bình lần quan hệ tình dục đầu tiên của các
đối tượng điều tra ở nhóm tuổi 14-24 là 18,7 (2017) sớm hơn so với kết quả của
các điều tra trước (19,6 năm 2010). Khoảng 13% thanh thiếu niên cho biết đã
từng có quan hệ tình dục và trung bình họ đã có 2 bạn tình. Trong tổng số thanh
thiếu niên tham gia cuộc điều tra, 15% cho biết có quan hệ tình dục trước hơn
nhân. VTN, TN Việt Nam chưa có kiến thức đầy đủ và thực hành chưa đúng về
các vấn đề sức khỏe tình dục. Một nghiên cứu trên đối tượng nữ công nhân di cư
ở tuổi TN cho thấy tỷ lệ không sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) trong 6
tháng qua là 27,8%.

+ Hôn nhân, mang thai, phá thai, sinh con: Nhóm dân tộc thiểu số kết
hôn sớm hơn 6 lần so với dân tộc Kinh (8,4% so với 1,4%), và cao hơn trung
bình cả nước 3,5 lần (2,5%). Tỷ lệ từng kết hơn trong nhóm VTN từ 15-19 tuổi
là 2,6%.

10


Trong số những người đã từng kết hôn, 15% nữ và 27% nam đã kết hôn
trước tuổi pháp luật cho phép. Kiến thức về mang thai của thanh thiếu niên trong
độtuổi 10-24 khơng đầy đủ, chỉ có 17% trả lời đúng các câu hỏi về những ngày
mà phụ nữ có khả năng thụ thai. Trong tổng số nữ trong độ tuổi 15-24, có 18
trên 1,000 người đã từng phá thai (chiếm 9,2% trong tổng số những người đã
từng có thai). Tỉ lệ phá thai đặc biệt cao hơn ở nhóm nữ trong độ tuổi 19-24, dân
tộc thiểu số và nữ đã từng kết hơn so với nhóm nữ trong độ tuổi từ 15-18, người
Kinh và người chưa từng kết hôn. Nhu cầu chưa được đáp ứng về biện pháp
tránh thai hiện đại trung bình khoảng 30% và thậm chí lên tới 48,4% đối với nữ
chưa từng kết hôn độ tuổi 15-24. Trong tổng số thanh thiếu niên tham gia nghiên
cứu, 83% đã từng nghe nói về bao cao su nam và 63,4% hiểu đúng mục đích của
việc dùng bao cao su. Tuy nhiên, chỉ có 26% trong số họ biết các sử dụng bao
cao su đúng cách. Tình trạng sinh con ở tuổi chưa thành niên vẫn còn tồn tại ở
Việt Nam. Trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên (từ 10-17 tuổi) sinh
con trong 12 tháng trước thời điểm Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019
chiếm tỷ trọng 3,3‰; cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (9,7‰) và Tây
Nguyên (6,8‰). Đồng bằng sơng Hồng có tỷ lệ phụ nữ sinh con khi chưa thành
niên thấp nhất (1,1‰).
+ HIV và nhiễm khuẩn đường sinh sản: Thanh thiếu niên trong độ tuổi
10-24 có kiến thức cơ bản nhưng không đầy đủ về HIV/AIDS, chỉ có 27% có
kiến thức đúng, tồn diện và có khả năng trả lời tất cả các câu hỏi về HIV/AIDS.
Tỉ lệ thanh thiếu niên có thái độ chấp nhận người nhiễm HIV cịn thấp 14%).

Chỉ có 21% nam trong độ tuổi 10-24 có thể nêu được một triệu chứng của các
viêm nhiễm đường sinh sản và tỷ lệ này ở nữ là 19%. Khoảng 28% nam và 55%
nữ cho biết có triệu chứng viêm nhiễm đường sinh sản trong vòng 06 tháng qua
(2015).
+ Sự hỗ trợ của cha mẹ và thầy cô giáo về SKSS, SKTD: Việc trao đổi
với người lớn về các chủ đề SKSS, SKTD trong vòng 12 tháng trước điều tra

11


của thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 còn hạn chế, thanh thiếu niên thích hỏi
các nhân viên y tế hơn.
+ Bạo lực: Thái độ bình đẳng giới của VTN, TN nhìn chung là khá thấp,
đặc biệt là ở nhóm nam (9,5%) và dân tộc thiểu số (6,4%). Khoảng 60% thanh
thiếu niên đang đi học đã bị một hình thức bạo lực học đường trong vòng 12
tháng qua. Bạo lực tinh thần là phổ biến nhất (50%), tiếp đến là bạo lực thể chất
(34%) và cuối cùng là bạo lực tình dục (12%). Học sinh/sinh viên nam bị bạolực
học đường nhiều hơn học sinh/sinh viên nữ. Khoảng 9,4% thanh thiếu niên đã
từng bị bạo lực gia đình trong vịng 12 tháng qua trong đó gần một nửa (42%)
cho biết họ đã khơng làm gì khi bị bạo hành.
+ Tìm kiếm và tiếp cận thông tin về SKSS, SKTD: VTN, TN vẫn gặp phải
nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD đảm bảo chất
lượng, ví dụ các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) hiện nay tập trung
chủ yếu vào những người đã kết hôn. Can thiệp, chương trình SKSS, SKTD cho
VTN, TN cịn thiếu hụt trong giải quyết các vấn đề của các nhóm thiệt thòi, dân
tộc thiểu số, và vấn đề giới. Phương tiện thông tin đại chúng là nguồn thông tin
phổ biết nhất để tìm hiểu thơng tin về 9 chủ đề SKSS, SKTD. Yếu tố quan trọng
nhất để lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD là khoảng cách
gần nhà và nơi làm việc (38%); tiếp đến là sự tin tưởng vào năng lực chuyên
môn của cán bộ y tế (33%); cuối cùng là cơ sở và thiết bị tốt (23%).

*Các văn bản của Nhà nước quy định về giáo dục SKSS trong trường
Trung học phổ thông.
Được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNFPA. UNICEF,
UNESCO, giáo dục dân số tại Việt Nam đã được thực hiện từ những năm 80 của
thế kỷ 20. UNFPA đã giúp đỡ Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục dân số
qua 5 chu kỳ: 1984 – 1987; 1988 – 1991; 1994 – 1996; 1997 – 2000; 2001 –
2005) với quy mô ngày càng mở rộng, mức độ thựuc hiện ngày càng sâu và chi
tiết. Các tài liệu về dân số, các hướng dẫn giáo viên giảng dạy ở các cấp học
được biên soạn. Giáo dục dân số và SKSS đã được lồng ghép vào các môn học
12


như giáo dục công dân, sinh học, địa lý,… Công tác đào tạo giáo viên giảng dạy
giáo dục dân số - SKSS đã được thực hiện. Các văn bản quy định của nhà nước
cũng đã có đề cập đến những vấn đề này, cụ thể như sau:
+ Chiến lược Giáo dục và Đào tạo 2001 – 2010 [7] khẳng định giáo dục
giới tính, SKSS phải được coi là nội dung giáo dục bắt buộc và phổ cập trong tất
cả các trường học; phải đầu tư nguồn lực trong nước và tận dụng các nguồn tài
trợ quốc tế dể thực hiện lĩnh vực giáo dục này.
+ Quyết định 2013/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược Dân số và
sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 [20] do Thủ tướng chính phủ
ban hành đã nêu rõ trong mục tiêu 8: cải thiện SKSS của người chưa thành niên
và thanh niên, tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện với
người chưa thành niên và thanh niên trên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ
chăm sóc SKSS vào năm 2015 và 75% vào năm 2020. Mở rộng và nâng cao
chất lượng giáo dục về dân số, SKSS, bao gồm cả giáo dục về phòng ngừa
nhiễm HIV/AIDS, bình đẳg giới và sức khỏe tình dục trong nhà trường. Bộ Giáo
dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai
chiên lược phát triển Giáodục giai đoạn 2011 – 2020 sau khi được phê duyệt.;
thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, SKSS, bình đảng giới,

phòng chống HIV/AIDS, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số và quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
+ Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/09/2003 của Chính phủ [8] quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một ố điều của Pháp lệnh Dân số tại Điều 29:
“Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em, Bộ Y tế và các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung
giáo dục về dân số, SKSS, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ
chức công tác giảng dạy về dân số, SKSS, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng
giới; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về nội dung giáo dục dân số, SKSS,
kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu của sư phạm từng
ngành học, cấp học, bậc học”.
13


Như vậy, với chủ trương của Đảng và Nhà nước thì chương trình Giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh đã được quan tâm sát sao và đã được cụ thể
hoá vào các văn bản Pháp luật. Các văn bản pháp quy để hướng dẫn, yêu cầu
thựuc hiện nội dung giáo dục này; đồng thời chỉ rõ vai trò của các bộ, ngành liên
quan trong việc thực hiện chương trình giáo dục. Tuy nhiên nhìn chung thì
chương trình giáo dục SKSS trong nhà trường không phải là mục tiêu hoạt động
hàng đầu và việc triển khai thực hiện vẫn cịn chưa có nhiều hiệu quả.
1.3 . Một số khái niệm cơ bản
1.3.1. Khái niệm vị thành niên
– Vị thành niên (VTN): “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn”
– Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số
– Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh
về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và
hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ không chỉ là khơng có bệnh hay
khuyết tật của bộ máy đó”.


1.3.2. Khái niệm về nhu cầu
Nhu cầu là khái niệm được nhiều ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng
vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về
nhu cầu và đi đến nhận định: “ Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại
sinh ra tính tích cực của con người. Nhu cầu là một trạng thái tâm lý xuất hiện
khi cá nhân cảm thấy cần phải có những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của mình. Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động
nhằm đạt được những điều mình mong muốn ”. (Dự án VIE/97/P13 của Bộ giáo
dục - đào tạo đã sản xuất tài liệu: Phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm
về “SKSS” (2000) và bộ tài liệu tự học dành cho giáo viên “GDSKSSVTN”
2001).

14


Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của mỗi con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi
người có những nhu cầu khác nhau. (Từ điển Bách khoa Việt Nam)
Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Nhu cầu là những mong muốn, nguyện vọng cần
được đáp ứng để tồn tại và phát triển”.[15] Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi sử
dụng khái niệm nhu cầu của tác giả Nguyễn Quang Uẩn. Như vậy, nhu cầu
chính là những mong muốn tất yếu của con người cần được đáp ứng để đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi người. Mỗi người có hồn cảnh khác
nhau và có nhu cầu khác nhau được chia theo những nhu cầu cơ bản trong tháp
nhu cầu của Maslow.
1.3.3. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là một mặt không thể thiếu được của đời sống xã hội và là động
lực phát triển xã hội. Có khá nhiều khái niệm giáo dục được diễn giải theo nhiều
cách khác nhau. Nhìn chung, giáo dục được hiểu là “sự hình thành có mục đích

và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành
thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thẩm mỹ cho con người; Với nghĩa rộng nhất,
khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên
những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu của kinh
tế- xã hội”.
Giáo dục được hiểu là q trình tác động có mục đích, có tổ chức, có nội
dung và bằng phương pháp khoa hoc của nhà giáo dục tới chủ thể được giáo dục
trong các tổ chức giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho người được giáo dục.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình cho người được giáo dục lý tưởng, động
cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi ứng
xử phù hợp với chuẩn mực xã hội thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục
cho họ.[4]

15


1.3.4. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Khái niệm SKSS đã được chấp nhận và được chính thức hóa trong phạm
vi toàn Thế giới từ hội nghị Cairo 4/1994: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn
khỏe mạnh cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội không chỉ là khơng có bệnh
tật hoặc tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệ thống, chức phận và quá
trình sinh sản. Như thế, sức khỏe sinh sản có nghĩa là mọi người có thể có cuộc
sống tình dục an tồn, hài lịng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có
sinh con hay khơng, sinh con khi nào và sinh bao nhiêu con”.[5]
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra khái niệm sức khỏe sinh sản vào
năm 1994 là: “Sức khỏe sinh sản là một trạng thái hoàn hảo về mặt thể chất, tinh
thần và xã hội chứ khơng chỉ đơn thuần là khơng có bệnh tật trong mọi vấn đề
liên quan đến hệ thống sinh sản và các chức năng cũng như quá trình sinh sản.
Như vậy, thực chất sức khỏe sinh sản chính là sự hồn hảo về nộ máy sinh sản,
đi đơi với sự hài hòa giữa thể chất, tinh thần và xã hội”.[21]

Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liên
quan đến sức khoẻ tình dục. Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình
sinh sản của con người được hình thành, phát triển, và tồn tại trong suốt cuộc
đời. Sức khoẻ sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam giới và nữ
giới. Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trình tương tác giữa hai cá thể, nó
bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng.
1.3.5. Giáo dục sức khỏe sinh sản
Hợp nhất khái niệm giáo dục và khái niệm SKSS, chúng tôi đưa ra khái
niệm giáo dục sức khỏe sinh sản là q trình tác động có mục đích, có tổ chức,
có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới chủ thể được
giáo dục trong các tổ chức giáo dục nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về
các vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho người được giáo dục,
đồng thời nhằm hình thành và phát triển thái độ, hành vi giúp người học có được
những quyết định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này cho hiện tại cũng
như cho tương lai.
16


1.3.6. Học sinh Trung học phổ thông
Theo Từ điển Giáo dục học: “Bậc Trung học trong hệ thống giáo dục phổ
thông tiếp nối sau bậc Tiểu học và kết thúc trước bậc Đại học. Bậc Trung học
bao gồm từ lớp 6 đến lớp 12 và chia thành hai cấp: Cấp Trung học cơ sở
(THCS) từ lớp 6 đến lớp 9 và cấp Trung học phổ thông (THPT) gồm ba lớp từ
lớp 10 đến lớp 12”.
Vậy học sinh THPT là những người từ độ tuổi 15 tuổi đến 18 tuổi và đang
học các lớp từ lớp 10 đến lớp 12 trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.3.7. Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT
Nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh THPT chính là những mong muốn,
nguyện vọng của những người từ độ tuổi 15 đến 18 tuổi và đang học các lớp từ
lớp 10 đến lớp 12 trong hệ thống giáo dục quốc dân được giáo dục những kiến

thức SKSS để họ có những kỹ năng về chăm sóc SKSS cho bản thân.
1.2. Nội dung nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT
Cùng với sự phát triển của cơ thể và trí tuệ, học sinh cũng có nhu cầu
nhận thức, khám phá về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có những vấn đề thiết
thực liên quan đến sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Trẻ em ngày một lớn
nhanh hơn, do đó các em càng cần được giáo dục SKSS trong nhà trường để
nhận thức, khám phá về bản thân và các vấn đề nảy sinh xung quanh đó. Vì
SKSS chính là sự hồn hảo về bộ máy sinh sản, đi đơi giữa sự hài hịa về thể
chất, tinh thần và xã hội. Do đó nhu cầu được giáo dục SKSS chính là nhu cầu
được hồn thiện bản thân cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Khi được giáo dục
SKSS một cách đầy đủ, học sinh sẽ tự tin và được đảm bảo an toàn hơn khi tham
gia vào các mối quan hệ xã hội, phát triển và xây dựng tình u một cách lành
mạnh. Đó cũng chính là nhu cầu được tham gia và những mối liên hệ liên nhân
cách, vượt ra khỏi cái tôi của mình, giúp người khác tự khẳng định và nhận ra
cái tôi của họ.[12]
Nhiều thanh thiếu niên không được giáo dục về SKSS, có thể do đây
khơng phải là một phần trong chương trình học hoặc do những quan niệm truyền
17


thống của xã hội không coi đây là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên căn cứ vào sự
phát triển tâm lý của học sinh trong độ tuổi THPT và lý thuyết nhu cầu thì rõ
ràng: bên cạnh những chương trình học thơng thường trong nhà trường, học sinh
cần có những thông tin rõ ràng, dễ hiểu về sự phát triển của giới tính, SKSS và
kế hoạch hóa gia đình, những vấn đề về giới tính, về những bệnh lây truyền qua
đường tình dục , HIV/AIDS càng sớm càng tốt.[23]
Như vậy, nhu cầu được giáo dục SKSS trong nhà trường là điều hiển
nhiên đối với học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Nhưng nhu cầu
được giáo dục ở mức độ nào và những nội dung họ mong muốn được giáo dục là
gì thì chúng ta cần phải nghiên cứu thực trạng rồi có thể đưa ra kết luận. Từ

những nghiên cứu trước đó, nhu cầu được giáo dục SKSS của học sinh THPT
muốn tiếp cận và tìm hiểu chính là những kiến thức về SKSS trong lứa tuổi
THPT, từ đó nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của học sinh để có thể khám
phá bản thân, hồn thiện mình cả về thể chất lẫn tinh thần và giúp họ tự tin tham
gia vào những mối quan hệ trong xã hội.
Đối với học sinh THPT, nhu cầu giáo dục SKSS có những nội dung cụ
thể sau đây:
1.2.1. Nhu cầu về nội dung giáo dục SKSS
1.2.1.1 Cấu tạo cơ thể của nam và nữ
Sự khác biệt lớn nhất giữa nam giới và nữ giới là cơ quan sinh dục khác
nhau.
Cơ quan sinh dục của nam bao gồm: dương vật, túi dương, tinh hoàn và
ống dẫn tinh, tuyến sinh dục của nam giới – tinh hoàn là ở ngoài cơ thể, là để
xuất ra tinh trùng và khí quan hc môn nam giới.
Nam thay đổi về thể chất như:
– Phát triển chiều cao.
– Phát triển cân nặng.
– Phát triển lông mu.
– Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.
– Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.

18


×