Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần nông nghiệp và thực phẩm hà nội kinh bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
------------------------------

NGUYỄN TRUNG ANH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM HÀ NỘI –KINH BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
------------------------------

NGUYỄN TRUNG ANH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM HÀ NỘI–KINH BẮC
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số:8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS.Phạm Thị Lý

HÀ NỘI - 2019




LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Đông Á dưới
sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cơ giáo; luận văn thạc sỹ“Nâng cao hiệu
quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh
Bắc” đã được hoàn thành.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo; đặc biệt là
TS.Phạm Thị Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể người lao động của Công ty cổ phần Nông nghiệp
và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thu thập tài liệu,
nghiên cứu nghiệp vụ và hồn thành luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Nguyễn Trung Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn“Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội , Ngày

tháng

năm 2019


Người cam đoan

Nguyễn Trung Anh


M ỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
M ỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ......................................................................................................... 6
1.1. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .......................................................6
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của hiệu quả kinh doanh ................................................................ 7
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp.. 8
1.3.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.. 11
1.3.1. Hiệu quả tổng hợp ........................................................................................ 11
1.3.2. Hiệu quả theo thành phần ............................................................................. 11
1.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh ...................................................................12
1.4.1. Trình tự và nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh ................................... 12
1.4.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh ............................................... 19
1.4.3. Tài liệu phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........................... 20
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp ...21
1.5.1. Nhóm nhân tố khách quan ............................................................................ 21
1.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan ............................................................................... 24
1.6. Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ......29

1.6.1. Các quan điểm cơ bản về đánh giá hiệu quả kinh doanh ............................. 29
1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.................................................. 30


Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................................ 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẨN NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM HÀ NỘI-KINH BẮC................. 36
2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh
Bắc .........................................................................................................................37
2.1.1.Giới thiệu về công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh
Bắc .......................................................................................................................... 37
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận……………….39
2.1.4. Một số đặc điểm của công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà
Nội-Kinh Bắc. ........................................................................................................ 41
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn ....................................................................... 44
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Nông nghiệp và
Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc từ 2016 -2018 .....................................................47
2.2.1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp ................................................... 47
2.2.2. Phân tích hiệu quả về sự biến động của cơ cấu tài sản ................................ 52
2.2.3. Phân tích hiệu quả về tình hình sử dụng vốn ............................................... 54
2.2.4. Phân tích một số chỉ tiêu so sánh ................................................................. 57
2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lợi........ 61
2.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nông
nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc ...........................................................64
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 64
2.3.2. Những tồn tại ................................................................................................ 64
2.3.3. Nguyên nhân................................................................................................. 65
Tóm tắt chƣơng 2 ........................................................................................................ 66
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC
PHẨM HÀ NỘI – KINH BẮC ................................................................................... 67


3.1. Định hƣớng phát triển Công ty đến năm 2025 ..........................................67
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty ........68
3.2.1. Giải pháp giảm chi phí.................................................................................. 69
3.2.2. Giải pháp nâng cao doanh thu ......................................................................69
3.2.1.1. Thành lập tổ chuyên sâu về Marketing...................................................69
3.2.1.2. Thực hiện các chương trình quảng cáo, chiêu thị.................................72
3.2.1.3. Hạn chế tối đa tình hình cơng nợ cao, cơng nợ khó địi trong bán hàng
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động ........................................................ 73
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý ........................................................... 74
3.2.5. Giải pháp xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh ...................................... 765
3.2.6. Giải pháp xây dựng chính sách sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 90012000 và hệ thống quản lý chất lượng .................................................................. 756
3.3. Kiến nghị........................................................................................................76
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ......................................................................... 77
3.3.2. Kiến nghị đối với công ty ............................................................................. 78
Tóm tắt chƣơng 3: ....................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 80
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 82

.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT


VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

1

ATTP

An toàn thực phẩm

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

CP

Cổ phần

4

DN

Doanh nghiệp

5


HKB

Hà Nội-Kinh Bắc

6

HĐQT

Hội đồng quản trị

7

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

8

SXKD

Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm
Hà Nội-Kinh Bắc trong các năm 2016, 2017, 2018................................................... 46
Bảng 2.2: Tình hình tài sản của Công ty các năm 2016, 2017, 2018....................... 53
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của Cơng ty trong các năm 2016, 2017,
2018 ............................................................................................................................... 56



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
về tổng thể được duy trì, nhưng có sự phân hóa mạnh giữa các thực thể kinh tế chủ
chốt; mậu dịch quốc tế tăng trưởng ổn định, giá cả các mặt hàng chủ chốt
tăng. Trước sự phát triển của nền kinh tế thế giới và sự hội nhập kinh tế quốc tế của
nền kinh tế Việt Nam, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp
muốn tồn tại và đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị
trường địi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, kinh doanh phải đạt được kết quả cao trên cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn
vốn và nguồn lao động sẵn có.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp, cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt hoạt động kinh doanh thể hiện
toàn bộ chất lượng của cơng tác quản lý kinh tế. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, qua đó mới mở rộng sản xuất,
nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tạo sự phát triển vững chắc của doanh
nghiệp.Khi đó, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định đúng phương hướng đầu tư,
quy mô sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu của thị trường và khả năng của
doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Ban quản trị doanh
nghiệp cần phải nắm bắt, thu thập, xử lý và phân tích thơng tin về kết quả hoạt động
kinh doanh của các năm trước đó để thấy được quy mô, cách thức, định hướng phát
triển doanh nghiệp... Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít các doanh nghiệp hiện nay chưa
đạt được kết quả kinh doanh khả quan, thậm chí thua lỗ triền miên. Vì vậy, các biện
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề đang được rất nhiều doanh
nghiệp quan tâm chú trọng.
Ngành sản xuất chế biến thực phẩm trên cả nước đang có tốc độ tăng trưởng
mạnh,các doanh nghiệp trong ngành đang có sự chuyển đổi đầu tư sản xuất và thị
trường. Thay vì chỉ tập trung xuất khẩu như trước đây thì nay các doanh nghiệp đã
đầu tư phát triển thị phần trong nước, với các sản phẩm có thể cạnh tranh về chất


1


lượng, mẫu mã so với hàng nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Hiện mức thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam không ngừng được cải thiện, kéo theo thị
hiếu tiêu dùng sản phẩm thực phẩm liên quan đến sức khỏe cũng tăng nhanh. Trong
đó, những sản phẩm thực phẩm cung cấp các giá trị mới, có chất lượng tốt và mẫu
mã đẹp, bao bì đặc trưng, tạo sự đột phá đang được người tiêu dùng quan tâm. Bên
cạnh đó, sự tiện lợi của các sản phẩm của ngành nên được người tiêu dùng ưa
thích… Xu hướng này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
cần tập trung hơn trong việc phát triển các chiến lược kinh doanh để giải quyết được
nhu cầu của người tiêu dùng về gói sản phẩm nhỏ, sử dụng phù hợp với nhu cầu cá
nhân và tiện lợi để mang theo sử dụng trên đường từ đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Công ty cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc thuộc loại hình
cơng ty cổ phần, đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội với mã chứng khốn là
HKB. Cơng ty có trụ sở chính tại địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội,
một trong những địa bàn có hoạt động kinh doanh phát triển mạnh. Tuy nhiên ở đâu
có thị trường kinh doanh sơi động, phát triển mạnh thì cũng có sự cạnh tranh gay
gắt và khốc liệt. Mục tiêu của công ty là đưa cơng ty phát triển thành một doanh
nghiệp có tầm cỡ trong lĩnh vực Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm của Việt
Nam. Do đó, để đạt được mục tiêu và tồn tại cạnh tranh được với các doanh nghiệp
khác, Cơng ty cần phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả kinh
doanh.
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực
phẩm Hà Nội-Kinh Bắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với kiến thức đã tích luỹ
được trong quá trình học tập cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề em đã chọn đề tài ˝Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nông
nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến HQKD của
các doanh nghiệp, tiêu biểu như: Bài nghiên cứu “Impact of Internal and External

2


factors on the performance of fast-growing small and medium business, Management
- Journal of Contemporary Management Issues” của tác giả Dasa Dragnic đăng trên
tạp chí Management - Journal of Contemporary Management năm 2014. Nghiên cứu
này cho thấy thực trạng về hiệu quả kinh doanh và sự biến động của các yếu tố mơi
trường cũng như ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Bài nghiên cứu “Effects of Strategic Planning on Performance of Medium Sized
Enterprises in Nakuru Town” của các tác giả Daniel Onwonga Auka và Jackline
Chepngeno Langat được đăng trên tạp chí International Review of Management and
Business Research năm 2016. Nghiên cứu này cho thấy hoạch định chiến lược trong
các doanh nghiệp quy mô trung bình là một cơng cụ thiết yếu để quản lý rủi ro, khai
thác và tận dụng các cơ hội, cải thiện vị thế của doanh nghiệp nhằm mục đích tăng
trưởng bền vững và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp như giáo trình, luận văn thạc sỹ, bài báo khoa học... Tiêu biểu như:
Nguyễn Thùy Trang (2007) với đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhóm mặt
hàng kim khí điện máy của công ty thương mại và dịch vụ Tràng Thi”. Trần Thị
Hồng Liên (2008) với đề tài: “Tác động của quản trị công ty tới hiệu quả kinh
doanh - Trường hợp Công ty cổ phần Thép Việt - Ý”. Đỗ Thị Hoa Liên (2009) với
đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm thép của Công ty cổ phần Tập đồn
Hịa Phát”. Lê Thị Hằng (2015) với đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ
viễn thông của Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông số”.Các tác giả đã trình bày cơ
sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thực trạng hiệu quả kinh doanh

tại các doanh nghiệp và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các
doanh nghiệp trên.
Khoảng trống nghiên cứu
Qua nghiên cứu các tài liệu khoa học và các nguồn tư liệu khác có thể khẳng
định: đến nay chưa có cơng trình khoa học trong nước cũng như ngoài nước nào
nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu và được công bố rộng rãi về ˝ Nâng cao

3


hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh
Bắc”. Do vậy, nghiên cứu này là một trong những tài liệu hữu hiệu bổ sung vào cơ
sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như giúp cho Công ty Cổ phần
Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc cũng như các nhà quản lý có tài liệu
tham khảo, áp dụng vào công tác quản lý tại công ty.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và kết
quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc
từ năm 2016- 2018, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của cơng ty để tìm ra giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới .
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu chung về thị trường của Doanh nghiệp. Nghiên cứu chung về phát
triển sản phẩm của Doanh nghiệp.
- Khái quát về Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường và thực trạng hoạt động
phát triển sản phẩm của Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh
Bắc.
- Đánh giá xu hướng phát triển thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong

tương lai và mục tiêu của Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh
Bắc.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông nghiệp
và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc.
Về thời gian: dữ liệu thu thập trong ba năm 2016-2018.
Về nội dung: Phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, giải pháp nâng cao

4


hiệu quả kinh doanh của công ty, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm các kỹ
thuật chủ cơ bản sau:
Phương pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu thu thập được đưa ra các khoản mục có
tính chất tương đồng vào các bảng biểu để mô tả từng vấn đề về hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phân tích để
xác định xu hướng, mức độ biến động của từng chỉ tiêu.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia am hiểu về kinh
doanh của công ty.Qua đó sẽ có những đánh giá phù hợp hơn và đề xuất các giải
pháp có khả năng thực thi.

7. Kết cấu của đề tài
Nội dung của luận văn ngoài mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông nghiệp và

Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội-Kinh Bắc

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về HQKD. Tuỳ theo từng lĩnh vực và
góc độ nghiên cứu người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về HQKD.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh mô tả mối tương quan giữa lợi
ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích
đó",(Phạm Cơng Đồn, Nguyễn Cảnh Lịch - 2004).
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh tế thương mại trước hết biểu hiệu mối
tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra" (Đặng Đình Đào, Hồng Đức
Thân - 2012).
Hai quan điểm này phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế, gắn
được kết quả với tồn bộ chi phí, tức gắn kết quả SXKD của doanh nghiệp với việc
sử dụng các yếu tố SXKD. Tuy nhiên quan điểm này mới phản ánh được sự tương
quan nói chung, chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và
chi phí kinh doanh.
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là biểu hiện của việc kết hợp
theo một tương quan xác định cả về lượng và chất của các yếu tố cấu thành quá
trình kinh doanh: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động” (Nguyễn Văn
Công-2009). Quan điểm này xác định được mối quan hệ giữa HQKD với sự kết hợp
về lượng và chất của các yếu tố cấu thành quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, quan
điểm này chưa chỉ ra cách tính tốn một cách hợp lý HQKD của doanh nghiệp,

trong khi đó để đánh giá một cách toàn diện kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp các tiêu chí đánh giá cần phải được lượng hóa và tính tốn ra những
kết quả cụ thể.
Quan điểm thứ tư cho rằng: " Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác
định"(Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền - 2011). Theo quan điểm này, để

6


đánh giá HQKD của bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải gắn xem xét việc thực hiện
mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp với xem xét trình độ sử dụng các yếu tố đầu
vào của doanh nghiệp. Quan điểm này đã khắc phục được những hạn chế của các
quan điểm nêu trên về HQKD của doanh nghiệp. Từ quan điểm này, các tác giả đã
đưa ra các chỉ tiêu định lượng xác định HQKD của doanh nghiệp.
Như vậy, HQKD của doanh nghiệp là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực đầu vào cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác,
HQKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực và vật
lực) vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp để có được kết quả kinh doanh cao
nhất với chi phí thấp nhất. Như vậy, HQKD là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản
ánh trình độ sử dụng các yếu tố tham gia quá trình SXKD đồng thời là một phạm trù
kinh tế gắn với sự sống còn của doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của hiệu quả kinh doanh
Phạm trù hiệu quả kinh doanh là phạm trù phức tạp và khó đánh giá chính xác
bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi mối tương quan qua lại giữa hai
đại lượng là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Trong khi cả hai đại lượng kết quả và
chi phí đều khó xác định chính xác.
Hiệu quả kinh doanh là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả của
lao động xã hội được xác định trong mối tương quan giữa lượng kết quả hữu ích

cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội được xác định trong mối
tương quan giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao
động xã hội bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một
cách toàn diện cả về khơng gian và thời gian, cả về mặt định tính và định lượng. Về
mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ, chu kỳ kinh
doanh tiếp theo. Điều đó địi hỏi bản thân doanh nghiệp khơng được vì lợi ích trước
mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Trong thực tế kinh doanh, điều này dễ xảy ra khi con
người khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cả nguồn lao

7


động. Khơng thể coi tăng thu giảm chi là có hiệu quả một cách tùy tiện, thiếu cân
nhắc các chi phí cải tạo mơi trường, đảm bảo mơi trường sinh thái, đầu tư cho giáo
dục, đào tạo nguồn nhân lực...
Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện khi hoạt động
của các bộ phận mang lại hiệu quả không ảnh hưởng đến hiệu quả chung (về mặt
định hướng là tăng thu giảm chi). Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí
kinh doanh và khai thác các nguồn lực sẵn có làm sao đạt được kết quả lớn nhất.

1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh
nghiệp
Với việc sử dụng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động dù khơng hiệu
quả, con người vẫn có thể sản xuất ra hàng hoá nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên
là vô tận. Như vậy mọi nhu cầu của con người sẽ được đáp ứng và con người
không phải quan tâm đến lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế. Nhưng trên thực tế, mọi
nguồn tài nguyên của trái đất như đất đai, khống sản, hải sản, nhân lực...đều có
giới hạn, và ngày càng khan hiếm. Chính vì thế, nếu chúng ta sử dụng nguồn nhân
lực và tài nguyên một cách lãng phí, khơng biết tiết kiệm thì chúng sẽ nhanh

chóng trở nên cạn kiệt và biến mất. Trong khi đó dân số thế giới ngày càng tăng
làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và khơng có giới hạn. Do vậy, nguồn
lực, của cải đã khan hiếm nay lại càng khan hiếm hơn. Mục tiêu của các doanh
nghiệp là đạt được tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện nguồn lực khan hiếm và
môi trường luôn biến động, cạnh tranh gay gắt. Muốn đạt được kết quả đó thì
doanh nghiệp phải đạt hiệu quả kinh doanh cao và đây cũng là công cụ để các nhà
quản trị thực hiện chức năng của mình.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để đảm bảo sự phát triển bền vững của
mỗi Doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi mà các nguồn lực khan hiếm, cạnh
tranh quyết liệt để tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh doanh thì sự tồn tại của
Doanh nghiệp cũng được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và dịch
vụ cho nhu cầu xã hội đồng thời tạo ra tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được điều
này thì Doanh nghiệp phải vươn lên đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi

8


trong q trình kinh doanh, từ đó đảm bảo được tái sản xuất mở rộng.
Trong quản trị Doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là công cụ cho các nhà quản
trị để quản lý doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể đưa ra phương án tối ưu từ việc
đánh giá hiệu quả và so sánh với các phương án khác từ đó lựa chọn ra các phương
án phù hợp với trình độ và tình hình của Doanh nghiệp, có thể đưa ra cái nhìn tổng
quát về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, đánh giá, phát triển, quản lý và sử
dụng hợp lý các loại chi phí.
Hiệu quả kinh doanh cao cho ta biết được trình độ quản lý, trình độ sử dụng lao
động của các nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời từ đó giúp các nhà quản trị đánh
giá chung về nguồn lực của mình và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực đó. Trước nhu cầu ngày càng tăng của con người, trong khi
các nguồn lực đầu vào đang dần cạn kiệt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng một
cách hợp lý nhất các nguồn lực ấy để phục vụ cho sản xuất với chi phí thấp nhất mà

vẫn đáp ứng được u cầu của khách hàng, khơng cịn cách nào khác là doanh
nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong
kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Thị trường
ngày càng phát triển thì các Doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau ngày càng khốc
liệt hơn. Sự cạnh tranh khơng chỉ là cạnh tranh về hàng hóa (chất lượng, mẫu mã,
giá cả...) mà còn là sự cạnh tranh về uy tín, danh tiếng thị trường, có cạnh tranh thì
Doanh nghiệp mới hồn thành mục tiêu đề ra. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy
vừa là sự kìm hãm sự phát triển của Doanh nghiệp. Do đó, để tồn tại và phát triển
Doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Để đạt được điều này thì sản phẩm
của doanh nghiệp phải đạt yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, mẫu mã và dịch
vụ bán hàng. Như vậy, hiệu quả kinh doanh chính là hạt nhân cơ bản của sự cạnh
tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường để các Doanh nghiệp tự nâng cao
sức cạnh tranh.
Hiệu quả kinh doanh còn là cơ sở để Doanh nghiệp có thể nâng cao đời sống
người lao động. Khi Doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì Doanh

9


nghiệp sẽ có nhiều điều kiện để nâng cao đời sống cho người lao động thông qua
việc tăng lương, thưởng, hay cải thiện môi trường làm việc...Nếu Doanh nghiệp
kinh doanh khơng đạt hiệu quả thì kể cả Doanh nghiệp muốn nâng cao đời sống của
người lao động cũng rất khó để có thể thực hiện được. Bởi khi doanh nghiệp kinh
doanh khơng hiệu quả, bị thua lỗ thì Doanh nghiệp khơng thể tăng lương, thưởng
cho người lao động vì nếu làm như vậy chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp cũng
sẽ tăng theo và khi đó có thể Doanh nghiệp sẽ thua lỗ nặng hơn.
Trong nền kinh tế thị trường, HQKD có vai trị to lớn, có ý nghĩa quyết định
đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Đối với nền kinh tế, kinh doanh hiệu quả thúc đẩy tiến bộ khoa học và cơng nghệ, vì

nâng cao HQKD của doanh nghiệp luôn đi đôi với tiết kiệm các nguồn lực của đất
nước trên cơ sở phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ. Chỉ kinh
doanh có hiệu quả doanh nghiệp mới có thể tích lũy để đầu tư áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ, tái sản xuất sức lao động, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người lao động, từ đó thực hiện tái sản xuất mở rộng (Đặng Đình Đào,
Hồng Đức Thân - 2012).
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cịn có ý nghĩa quan trọng đối với yêu
cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung
ở mỗi quốc gia. HQKD càng có ý nghĩa đặc biệt trong điều kiện khan hiếm về các
nguồn lực: lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn… Để đạt được mục tiêu kinh
doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng phát huy năng lực, nâng cao hiệu năng
của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Bản chất của HQKD là không
ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội (Đặng Đình
Đào, Hồng Đức Thân –2012). Khi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được
nâng cao thì đời sống người lao động cũng được nâng cao, góp phần giải quyết việc
làm cho xã hội. Ngoài ra, khi doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình
thì mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước cũng sẽ tăng.
HQKD có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như
trong phát triển kinh tế của một quốc gia. Do đó, tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm phát

10


triển ở từng giai đoạn mà mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia chọn cho mình một
hướng phát triển kinh tế vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa phù hợp với các điều kiện
phát triển của mỗi giai đoạn.

1.3. Hệ thống đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Hiệu quả tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu

quả kinh tế của tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng tất
cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất
định dựa trên tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, lao động... và bao hàm cả tác dụng
của yếu tố quản trị đến sử dụng có hiệu quả các yếu tố trên.
Các chỉ tiêu doanh lợi: Xét trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn quản
trị kinh doanh, các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị hoạt động kinh doanh
thực tế ở các Doanh nghiệp đều quan tâm trước hết đến việc tính tốn, đánh giá
chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của Doanh nghiệp. Vì chỉ tiêu doanh lợi
đánh giá cho hai loại vốn kinh doanh bao gồm cả vốn tự có lẫn vốn đi vay và
chỉ tính vốn tự có của Doanh nghiệp, nên có hai chỉ tiêu phản ánh doanh lợi của
Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được coi là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời
của số vốn kinh doanh, khẳng định mức đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số
vốn kinh doanh, khẳng định mức đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn
Doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn tự có của
Doanh nghiệp nói riêng. Nhiều tác giả coi các chỉ tiêu này là thước đo mang
tính quyết định đánh giá hiệu quả kinh doanh.
1.3.2. Hiệu quả theo thành phần
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thành phần thường được dùng để phân tích hiệu
quả kinh tế của từng mặt hoạt động, từng yếu tố sản xuất cụ thể nhằm tìm giải pháp
tối đa chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu này.
Ngoài ra chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thành phần cịn dùng để phân tích có tính chất
bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ
hơn kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp.

11


Do các chỉ tiêu thành phần phản ánh tính hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt
động nên thường được xây dựng trong thống kê, phân tích cụ thể, chính xác mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ phận công tác đến hiệu

quả kinh tế tổng hợp.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong Doanh nghiệp phản ánh tính
hiệu quả của hoạt động chung cũng như từng mặt hoạt động kinh tế diễn ra ở từng
bộ phận kinh doanh của Doanh nghiệp. Đó có thể là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
đầu tư, đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị ở phạm vi từng Doanh nghiệp, hiệu
quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh và thực hiện các chức năng quản trị
doanh nghiệp, tuỳ theo từng hoạt động cụ thể có thể xây dựng từng hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động tương tự như hệ thống chỉ tiêu đã xác định cho phạm vi
từng Doanh nghiệp.

1.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
1.4.1. Trình tự và nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh
1.4.1.1. Trình tự phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trình tự phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành qua 5
bước cơ bản như sau:
Bƣớc 1: Tập hợp các số liệu theo việc tính tốn các chỉ tiêu cần thiết. Việc thu thập
thông tin qua tập hợp số liệu đòi hỏi phải khoa học và đúng mục đích tức là phải
đúng, đủ, kịp thời và phù hợp với nhu cầu tính tốn của chỉ tiêu. Như vậy, trước hết
cần vạch ra một hệ thống các chỉ tiêu cần thiết. Trên cơ sở này có thể tính tốn được
thì nguồn cung cấp thường là các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
bảng cân đối kế tốn, báo cáo tài chính và những bảng báo cáo thường kì của doanh
nghiệp.
Bƣớc 2: Tính tốn và xác định các thơng số cần quan tâm. Việc tính tốn các chỉ
tiêu hiệu quả của từng bộ phận sản xuất, từng yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
đều tuỳ thuộc vào mức độ chi tiết trong phân tích và khả năng thu thập được số liệu.
Bƣớc 3: Đánh giá hiệu quả kinh doanh, so sánh các thông số vừa tính tốn được ở
bước 2 với các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này thường là giá trị chỉ tiêu khoa học,

12



định mức kì trước hoặc giá trị chỉ tiêu của các doanh nghiệp khác cần phân tích.
Dẫn đến kết luận về mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh
nghiệp so với mặt bằng chung.
Bƣớc 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả đã tính tốn ở trên.
Bước này xác định các biến số và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu hiệu quả,
đồng thời xác định mức độ nhạy cảm của từng nhân tố tới chỉ tiêu hiệu quả.
Bƣớc 5: Trên cơ sở những kết luận rút ra ở trên đưa ra những biện pháp điều chỉnh
có thể áp dụng được nhằm tác động vào chỉ tiêu hiệu quả theo hướng có lợi cho
doanh nghiệp. Trong đó đặc biệt tập trung sự chú ý vào các nhân tố có mức độ ảnh
hưởng lớn và độ nhạy cảm cao đối với các chỉ tiêu hiệu quả.
Như vậy, mục đích của phân tích hiệu quả là tính các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu
về năng suất và sức sinh lợi của doanh nghiệp. Dùng các chỉ tiêu đã tính tốn được
so sánh giữa kỳ sau với kỳ trước, với các doanh nghiệp cùng ngành, giữa chỉ tiêu kế
họach với thực hiện. Từ đó rút ra kết luận so với các mốc thì doanh nghiệp đã làm
ăn hiệu quả hay khơng. Chưa hiệu quả thì vì sao, do yếu tố nào.
Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả kinh doang của doanh nghiệp địi hỏi
doanh nghiệp phải tiếp cận nó thơng qua các quan điểm cơ bản sau đây:
+ Quan điểm 1 : Bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh phải xuất phát từ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước, trước hết thể hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn hàng của
Nhà nước giao cho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa nhà nước
với doanh nghiệp vì đó là nhu cầu và là điều kiện đảm bảo sự phát triển cân đối của nền
kinh tế quốc dân, của nền kinh tế hàng hố. Những nhiệm vụ chính trị kinh tế mà nhà
nước giao cho doanh nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa địi hỏi doanh
nghiệp phải quyết định việc bán những hàng hoá mà thị trường cần, nền kinh tế cần
chứ không phải bán hàng hố mà bản thân doanh nghiệp có.
+ Quan điểm 2: Bảo đảm sự kết hợp hài hồ lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích
người lao động. Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh


13


phải xuất phát và thoả mãn những mối quan hệ lợi ích trên, trong đó lợi ích của
người lao động được xem như là yếu tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh đem lại, phải thoả mãn nhu cầu cho người lao động, cho tập thể, cho Nhà
nước, căn cứ vào chi phí đã đầu tư cho việc đạt tới hiệu quả này.
+ Quan điểm 3: Bảo đảm tính tồn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải
xuất phát và đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội, của
ngành, địa phương và cơ sở. Hơn nữa, trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá
hiệu quả kinh doanh phải coi trọng tất cả hoạt động các lĩnh vực các khâu của quá
trình kinh doanh và phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của các tổ
chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo những mục tiêu xác định.
+ Quan điểm 4: Bảo đảm tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định mục tiêu, biện pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội của ngành, của
địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Chỉ có như vậy chỉ tiêu nâng
cao hiệu quả kinh doanh, phương án kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ra mới
có đủ cơ sở thực hiện vững chắc để đảm bảo lòng tin cho người lao động, hạn chế
những rủi ro và tổn thất. Chỉ có như vậy nhiệm vụ nâng cao hiệu quả kinh doanh
mới phù hợp với điều kiện khách quan đang tồn tại trong nền kinh tế, trong từng
ngành, từng địa phương và cơ sở nhưng cần nhấn mạnh thêm là những điều kiện
này đã bao gồm cả những yêu cầu của sự phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng
và khả năng hiện có.
+ Quan điểm 5: Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng về giá trị và hiện vật để đánh giá
hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi khi tính tốn và đánh giá một mặt phải
căn cứ vào sản lượng hàng hoá thực hiện và giá trị thu nhập của hàng hố đó theo
giá cả tiêu thụ trên thị trường - mặt khác phải tính đủ chi phí đã chi ra để sản xuất

và tiêu thụ những hàng hố đó.
Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị đó là địi hỏi tất yếu của nền
kinh tế hàng hoá và buộc các nhà kinh doanh phải tính tốn hợp lý và đúng đắn sản

14


lượng sản phẩm dở dang, bán thành phẩm cần thiết cho q trình tiếp theo. Điều đó
cho phép đánh giá đúng khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường về hàng hoá và
dịch vụ theo hiện vật và giá trị, tức là cả giá trị sử dụng và giá trị hàng hố mà thị
trường cần.
1.4.1.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh
(i) Phân tích tổng quát hiệu quả kinh doanh
Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu tiến hành tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu
như sau:
+ Sức sinh lợi của của nguồn vốn chủ sở hữu ROE
+ Sức sinh lợi của tài sản ROA.
+ Sức sinh lợi của lao động.
So sánh các chỉ tiêu hiệu quả trên theo thời gian, theo số khách hàng quản lí hoặc
các doanh nghiệp cùng ngành để trả lời câu hỏi doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh
có hiệu quả khơng
(ii) Phân tích các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tổng
quát:
+ Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu – ROE
Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu

ROE = ---------------------- x -----------------------Doanh thu


Tổng tài sản bình quân

Tổng tài sản bình quân
x

--------------------------Tổng NV sở hữu bình quân

ROE = ROA x hệ số tài trợ
Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu đang hoạt
động kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Muốn tăng sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu ta thấy phải tăng ROS hoặc phải
tăng năng suất tài sản = ( Doanh thu / Tổng tài sản bình quân ). Ở đây cũng xảy ra
mâu thuẫn khi tăng năng suất tài sản thì ROS sẽ giảm. Do vậy,đảm bảo tăng ROS
thì tốc độ tăng của lợi nhuận phải cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) hay được đem so sánh với sức sinh
lợi của tài sản (ROA). Nếu ROE > ROA nghĩa là hệ số tài trợ của doanh nghiệp đã

15


có tác dụng tích cực, doanh nghiệp đã thành cơng trong việc huy động vốn cổ đông
để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả cho các
cổ đông.
+ Sức sinh lợi của tài sản - ROA
Tỷ suất thu hồi tài sản hay tổng số vốn đầu tư cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng
tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Hoàn vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả
sử dụng tài sản càng cao.
Lợi nhuận sau thuế
ROA =


-----------------------Tài sản

Lợi nhuận sau thuế
= ------------------------ x
Doanh thu

Doanh thu
--- - ------------Tài sản

Tỉ số hoàn vốn tài sản ROA phản ánh trên 1 đồng vốn bằng tài sản đang hoạt động
kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỉ số hồn vốn tài sản ROA có 02 ý nghĩa: Một là nó cho phép liên kết hai con số
cuối cùng của 02 báo cáo tài chính cơ bản là lợi nhuận thuần của báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh và tổng cộng tài sản của bảng cân đối kế tốn; Hai là nó kết
hợp ba yếu tố cơ bản cần phải xem xét ngay từ đầu trước khi đi vào phân tích chi
tiết.
Vậy muốn tăng được ROA hoặc là phải giảm tài sản hoặc là phải tăng lợi nhuận;
Hoặc là cùng tăng cả lợi nhuận và tài sản, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận phải cao hơn
tốc độ tăng của tài sản.
ROA cũng có thể tăng bằng cách tăng tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)=(Lợi
nhuận/Doanh thu), hoặc tăng vòng quay tổng tài sản = (Doanh thu / Tài sản) hoặc là
cùng tăng cả hai yếu tố này.Ở đây sẽ xảy ra mâu thuẫn khi tăng vòng quay tổng tài
sản có thể dẫn đến ROS sẽ giảm. Do vậy,để đảm bảo tăng số vịng quay của tài sản
thì tốc độ tăng của doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của tài sản; Để đảm bảo tiêu
chí tăng ROS thì tốc độ tăng của lợi nhuận phải cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.
+ Sức sinh lợi của lao động
Sức sinh lợi của lao động cho biết trong một kỳ một lao động góp phần tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận.

16



×