UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN HOÀNG NAM - CHÂU VĂN THUỶ - LÊ VĂN HIỆP
PHẠM THỊ THANH THU - LƯƠNG PHƯỚC HÙNG - PHAN THỊ HỒNG PHƯỚC
NGUYỄN QUẬN - NGUYỄN MẬU HÙNG KIỆT - MAI THỊ HIỀN - HỒ VĨNH SANH
NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN - HUỲNH THỊ KIM THẢO - NGUYỄN THỊ THANH THẢO
NGUYỄN THỊ MAI LIÊM - NGUYỄN THỊ NƯƠNG - ĐÀO THỊ LAN
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NAM
Lớ p
7
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Kí hiệu và hướng dẫn sử dụng tài liệu
MỞ ĐẦU
Giới thiệu một số hình ảnh, thơng tin gợi mở về chủ đề bài
học nhằm tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh.
KIẾN THỨC MỚI
Phần này bao gồm các nội dung kiến thức, hình ảnh
minh hoạ, câu hỏi gợi ý giúp học sinh tìm hiểu, tiếp thu kiến
thức mới.
LUYỆN TẬP
Nội dung luyện tập là các câu hỏi, bài tập thực hành để
học sinh củng cố kiến thức, phát triển năng lực, phẩm chất.
VẬN DỤNG
Phần này gồm các bài tập tình huống, hoạt động trải
nghiệm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn học
tập và đời sống.
Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng
cho các em học sinh lớp sau.
2
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Giáo dục địa phương là một trong những môn học mới trong Chương trình
Giáo dục phổ thơng 2018. Mục tiêu chính của mơn học là giúp các em học tập,
tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị,
xã hội của địa phương - nơi các em đang học tập và sinh sống.
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam được biên soạn nhằm phục
vụ cho việc giảng dạy tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng khơng
nằm ngồi những mục tiêu đó. Ở lớp 7, nội dung tài liệu gồm sáu chủ đề:
Quảng Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI; Hệ thống sống ngịi ở Quảng Nam;
Nơng - Lâm - Thuỷ sản ở Quảng Nam; Danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam; Gia
đình, dịng tộc văn hố tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Phịng chống ơ
nhiễm mơi trường ở Quảng Nam. Ở mỗi chủ đề, hệ thống kiến thức được trình
bày phù hợp với các hoạt động học tập để các em tìm hiểu, luyện tập, thực
hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống; phát triển các năng lực,
phẩm chất. Ngồi ra, tài liệu cịn sử dụng các lược đồ, hình ảnh về mơi trường
tự nhiên, chân dung các nhân vật, sự kiện,... để bài học thêm sinh động, gần
gũi, giúp các em hiểu rõ hơn về vùng đất và con người Quảng Nam trong tiến
trình lịch sử.
Ban Biên soạn rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của các em cùng quý
bạn đọc để tài liệu đạt chất lượng tốt hơn trong lần tái bản sau.
Chúc các em vui khoẻ, học tập chăm ngoan, tiến bộ!
BAN BIÊN SOẠN
3
MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ
TRANG
1
QUẢNG NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVI
5
2
HỆ THỐNG SƠNG NGỊI Ở TỈNH QUẢNG NAM
13
3
NƠNG – LÂM – THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM
22
4
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở QUẢNG NAM
29
5
DANH LAM THẮNG CẢNH Ở TỈNH QUẢNG NAM
38
6
4
NỘI DUNG
GIA ĐÌNH, DỊNG TỘC VĂN HĨA TIÊU BIỂU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
44
CHỦ ĐỀ
QUẢNG NAM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVI
1
Mục tiêu
– Trình bày được quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam.
– Nêu được những nét nổi bật về đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cư
dân Quảng Nam trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
– Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.
MỞ ĐẦU
Quảng Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI gắn với tên tuổi của những nhân vật
lịch sử như vua Trần Nhân Tông, Huyền Trân công chúa, vua Lê Thánh Tơng... Đây
là giai đoạn có sự ra đời của danh xưng Quảng Nam, là giai đoạn bắt đầu của một
đơn vị hành chính mới với nhiều nét đặc trưng của vùng Trung Bộ Việt Nam.
Đền thờ Huyền Trân công chúa
Tượng vua Lê Thánh Tông
Những nhân vật lịch sử trên có mối quan hệ như thế nào đối với vùng đất
Quảng Nam?
5
KIẾN THỨC MỚI
1. Quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam
Năm 1306, vua Trần Nhân Tông gã Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm là
Chế Mân. Vua Chiêm đã dâng Châu Ơ và Châu Rí làm đất sính lễ cho Đại Việt. Sau
khi hai Châu Ơ, Rí nhập vào đất Đại Việt, vua Trần Anh Tơng đổi tên Châu Ơ thành
Thuận Châu và Châu Rí thành Hóa Châu. Thuận Châu nay là Quảng Trị và Bắc
Thừa Thiên cịn Hố Châu nay là Nam Thừa Thiên và Điện Bàn (Quảng Nam).
Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần, Hồ Quý Ly lấy Chiêm Động, Cổ Lũy (Quảng
Nam, Quảng Ngãi) chia thành bốn châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt An Phủ sứ
cai trị.
Trong hai năm 1469 và 1470, người Chăm liên tục cướp phá đất Hóa Châu, vua Lê
Thánh Tơng đã thân chinh cầm quân đi đánh dẹp. Năm 1471, vua vây thành Trà Bàn,
bắt được vua Chăm-pa là Trà Toàn, lấy đất ấy đặt làm đạo Thừa tuyên Quảng Nam.
Đạo Thừa tuyên Quảng Nam kéo dài từ nam sông Thu Bồn đến bắc đèo Cù Mơng.
Lê Tấn Trung có công giúp vua chiến thắng trận Trà Bàn, được phong chức Bình
Chiêm Triệu quốc cơng và bố trí ở lại cùng với một số tướng lĩnh, binh sĩ để quản lý
vùng đất vừa chiếm. Ông được giao trấn thủ huyện Lễ Dương (phía Nam tỉnh Quảng
Nam). Tại đây, ơng chiêu mộ dân chúng, khẩn hoang lập ấp, mở mang vùng đất mới
Quảng Nam, đưa nơi đây thành một vùng trù phú. Người dân Quảng Nam xem ông
là một trong các bậc Tiền hiền của xứ Quảng.
1. Danh xưng Quảng Nam có từ khi nào? Ý nghĩa của sự ra đời đạo Thừa tuyên
Quảng Nam đối với quốc gia Đại Việt.
2. Vì sao Ơng Lê Tấn Trung được xem là một trong các bậc tiền hiền xứ Quảng?
2. Đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của cư dân
a) Chính trị, xã hội
Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì phát triển của chế độ phong kiến độc
lập tự chủ. Đất nước phát triển, dân số tăng nhanh nên cần mở rộng địa bàn sinh
sống. Trong giai đoạn này, phong kiến phương Bắc cũng liên tục tấn công và sử
dụng mũi tấn công vu hồi từ phía Nam nên việc củng cố hậu phương phía Nam là
rất cần thiết. Chính vì hai lí do này dẫn đến nhu cầu mở rộng ảnh hưởng về phía
Nam của Đại Việt.
6
Vùng đất giáp ranh giữa Đại Việt và Chăm-pa thường xuyên diễn ra các cuộc
tranh chấp. Để tạo mối quan hệ giao hảo giữa Đại Việt và Chăm-pa, vua Trần đã gả
công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân và nhận q sính lễ là hai châu Ơ, Rí. Sự
kiện công chúa Huyền Trân về làm dâu Chăm-pa là bước quan trọng trên hành trình
mở đất của cha ơng ta. Từ đó, những cư dân Việt đến đây sinh sống.
Với số lượng cịn ít, họ chủ yếu sống tập trung dọc hai bờ sông Vu Gia và Thu
Bồn, khai hoang, lập làng. Cùng với những biến động về chính trị, những cuộc di
dân ngày càng tăng và số dân vào vùng đất mới càng đông, địa bàn sinh sống ngày
càng mở rộng.
Cách thức khai phá vùng đất mới thời kì này chủ yếu theo hình thức bán quân
sự. Các điểm khai phá được tổ chức thành các tiền đồn di dân, thành viên là các
nơng binh, lúc n thì vỡ đất cày ruộng, khi động thì cầm vũ khí chiến đấu, vừa làm
ruộng, vừa chống giặc, vừa chống thú dữ.
Cư dân vùng đất Quảng Nam trong buổi đầu mở cõi gồm có nhiều thành phần.
Họ là quan, tướng hoặc binh lính được triều đình giữ lại để trấn giữ vùng đất mới;
là dân nghèo di dân để sinh cơ lập nghiệp; là những quan lại không phục tùng
mệnh lệnh và cả những tội phạm bị lưu đày. Dân di cư vào đây chủ yếu là từ vùng
Nghệ An, Thanh Hóa. Ban đầu giữa người Việt và Người Chăm có những tranh chấp, nhưng dần dần qua thời gian
quan hệ giữa các cư dân ở đây đã được
cải thiện. Người Việt đã nhận ra người
Chăm là chủ nhân xưa của vùng đất này,
là chủ nhân của nền văn hóa phát triển
và giàu kinh nghiệm sản xuất. Họ học
hỏi lẫn nhau để cùng tồn tại trên vùng
đất cịn nhiều khó khăn.
Cuộc sống ở vùng đất mới buổi ban
đầu đầy gian nan thử thách. Điều kiện
tự nhiên và xã hội nơi này đã sớm tạo
nên trong những con người ở đây những
đức tính mạnh mẽ, can trường, dũng
cảm. Họ vừa cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận
cái mới lạ, vừa chặt chẽ chắc chắn, gìn
giữ, “bảo thủ”.
Miếu thờ Thổ địa
7
Đình làng Hội An có niên đại hơn 150 năm gắn liền với những bậc tiền hiền
khai hoang dựng làng
1. Trình bày q trình di cư về vùng đất phía Nam của cư dân Đại Việt
trong các thế kỉ X đến XVI.
2. Đặc điểm của cư dân Quảng Nam trong các thế kỉ X đến XVI?
b) Kinh tế
Cũng như cư dân trên lãnh thổ Đại Việt lúc bấy giờ, hoạt động kinh tế chính của cư
dân Quảng Nam là nơng nghiệp trồng lúa. Những vùng đất màu mỡ ven các sơng lớn
như Thu Bồn, Vu Gia… được khai phá hình thành nên những cánh đồng. Bên cạnh
kiến thức nghề nông đã có sẵn, cư dân Quảng Nam cịn tiếp thu những tiến bộ trong
kĩ thuật sản xuất của người Chăm để phát triển sản xuất nông nghiệp như: kĩ thuật
“dẫn thủy nhập điền”, kỹ thuật đắp đập lớn, tưới ruộng bằng bờ xe nước quy mô, kỹ
thuật tưới “nước mội”, kinh nghiệm tìm mạch nước ngầm; kĩ thuật chế tác lưỡi cày có
thể chỉnh góc cho phép cày sâu hay cạn, kĩ thuật chọn giống cây trồng phù hợp... Một
giống lúa của người Chăm được cư dân Quảng Nam tiếp nhận phát triển về sau có
tên gọi rất quen thuộc là lúa Chiêm.
Ngồi cây lúa, cư dân Quảng Nam cịn trồng các loại cây lương thực khác như
đậu, bắp, khoai, sắn...
Miền rừng núi, cư dân khai thác các loại lâm sản quý như quế, trầm, mật ong, dầu
rái... Miền ven biển có nghề đánh bắt hải sản... Gắn liền với nghề đi biển là nghề làm
ghe thúng, ghe bầu – một loại ghe rất độc đáo được cư dân Quảng Nam phát triển trên
cơ sở tiếp thu kĩ thuật của người Chăm.
Thủ công nghiệp với nhiều ghề như rèn sắt, đúc đồng, làm mộc, đan lát, ươm tơ dệt
lụa, làm gốm, làm gạch ngói, làm đường từ mía, làm mắm .... Nét đặc trưng của sản
8
phẩm thủ công nghiệp nơi đây là sự kết hợp giữa kĩ thuật tinh xảo của người Chăm và
sự khéo léo, tài hoa của người Việt. Nhờ đó, các sản phẩm thủ công không những đa
dạng về mẫu mã mà còn bền đẹp được cư dân xa gần ưa chuộng.
Sự phát triến của nông nghiệp, thủ công nghiệp thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
Tại các bến sông lớn như Thu Bồn, Vu Gia, việc trao đổi buôn bán diễn ra nhộn nhịp.
Cảng Đại Chiêm (Hội An) được hình thành dưới thời vương quốc Chăm-pa đến giai
đoạn này vẫn được duy trì và phát triển.
Guồng lấy nước từ sơng vào ruộng
Trồng bắp ở Cẩm Nam - Hội An
Chiếc ghe bầu trên sơng Hồi - Hội An
Nêu những nét đặc trưng về kinh tế của cư dân Quảng Nam trong giai
đoạn từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI.
9
c) Văn hóa
Buổi ban đầu khi vừa tiếp quản vùng đất mới, cư dân Việt đã khéo léo dung hoà hai
nền văn hoá Việt và Chăm để cùng chung sống.
Trong quá trình sống cộng cư, người Việt đã biết tiếp nhận và cải biên các yếu tố
văn hóa của người Chăm để làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa của mình. Việc
đồng nhất giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với tín ngưỡng thờ bà Chúa Xứ
sở - Poh Yang Inư Nagar của người Chăm là một điển hình của sự dung hồ giữa hai
nền văn hố.
Nữ thần Xứ sở của người Chăm cịn được hố thân trong các nữ thần dân gian địa
phương như bà Thu Bồn, bà Phường Chào và được tổ chức lễ rước trang trọng vào
dịp sinh hoạt lễ hội.
Sự hưng thịnh của Phật giáo trên vùng đất mới này cũng là một nét ứng xử văn
hoá tâm linh rất đáng được chú ý. Đạo Phật phát triển trên đất Quảng Nam trong thời
kì này đã làm cho văn hố Việt hồ đồng với văn hố Chăm mà vẫn khơng bị hồ tan.
Trong các câu chuyện dân gian của văn hóa Xứ Quảng, tính tự tơn dân tộc trong
cốt chuyện vẫn là yếu tố nổi trội. Chuyện bà Phường Chào cho thấy nội dung thực
chất là một câu chuyện hoang đường dựa vào tục thờ nữ thần Poh Yang Inư Nagar
của người Chăm để Việt hoá.
Nét độc đáo trong văn hoá ứng xử của người Quảng Nam là biết tiếp nhận và cải
biên các yếu tố văn hoá Chăm thành văn hoá Việt để làm nên một vùng văn hoá mới
– Văn hoá Xứ Quảng.
Lễ hội bà Thu Bồn xã Duy Tân,
huyện Duy Xuyên
Lễ hội Bà Phường Chào xã Đại Cường,
huyện Đại Lộc
Nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Quảng Nam từ thế kỷ
X đến đầu thế kỷ XVI.
10
LUYỆN TẬP
1. Hoàn thành bảng sau: Những thay đổi về hành chính của vùng đất Quảng Nam
qua các triều đại từ triều Trần đến triều Lê Sơ.
Triều đại
Những thay đổi hành chính
2. Đèo Hải Vân và đèo Cù Mơng có liên quan đến sự ra đời đạo Thừa tuyên
Quảng Nam như thế nào?
Đèo Hải Vân
Đèo Cù Mông
11
3. Nét đặc sắc trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cư dân Quảng
Nam trong các thế kỷ từ X đến thế kỷ XVI là gì?
Thương cảng Hội An thế kỉ XVI
Họa tiết thần cưỡi voi trên bệ thờ Vân Trạch Hồ
VẬN DỤNG
1. Tìm hiểu gia phả một số dịng họ để từ đó biết về nguồn gốc của cư dân
Quảng Nam.
2. Tìm hiểu một số nghề thủ cơng truyền thống hoặc các di tích, các thành tựu văn
hóa nghệ thuật của cư dân Quảng Nam từ thế kỷ X đến thế kỉ XVI ở địa phương em
đang sinh sống.
12
CHỦ ĐỀ
HỆ THỐNG SƠNG NGỊI
Ở TỈNH QUẢNG NAM
2
Mục tiêu
– Nêu được đặc điểm chung của sơng ngịi Quảng Nam; xác định được trên lược
đồ các sơng chính của tỉnh.
– Trình bày được ảnh hưởng của hệ thống sơng ngòi đối với sản xuất và đời sống
ở Quảng Nam.
– Có ý thức và thực hiện được các hành động phù hợp góp phần bảo vệ tài
ngun và mơi trường sơng suối.
MỞ ĐẦU
Quảng Nam là tỉnh có diện tích rộng và điều kiện tự nhiên đa dạng. Em đã biết gì
về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của tỉnh Quảng Nam? Những đặc điểm này có ảnh
hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Nam?
Em đã biết gì về đặc điểm hệ thống sơng ngịi và ảnh hưởng của sơng ngịi đối với
đời sống và hoạt động kinh tế ở tỉnh Quảng Nam?
Bãi biển Tam Thanh (Tam Kỳ)
Rừng núi Tây Giang
13
KIẾN THỨC MỚI
1. Đặc điểm chung
Quảng Nam có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc, với tổng chiều dài hơn 900km.
Trong đó, có một số sơng lớn như sơng Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang và nhiều sông
nhỏ khác (Tam Kỳ, Ly Ly, ...).
Sơng ngịi Quảng Nam bắt nguồn từ vùng núi phía tây, chảy qua vùng đồi trung du
và đồng bằng rồi đổ ra biển Đông. Hầu hết các sơng đều ngắn, có độ dốc lớn, lịng
sơng tương đối hẹp và thường quanh co uốn khúc. Chế độ nước sông thay đổi theo
mùa: mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12, mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8.
Thượng nguồn sông Thu Bồn
Hạ lưu Sông Thu Bồn đổ ra Cửa Đại
Những cánh đồng hoa màu bên sông Thu Bồn
14
2. Các sơng chính
a) Sơng Thu Bồn
Dịng chính của sơng Thu Bồn bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh, ở phần thượng lưu
được gọi là sông Đăk Di; chảy qua địa phận các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên
Phước, Hiệp Đức có tên là sơng Tranh. Từ địa phận Nông Sơn, sông được gọi với tên
là Thu Bồn, tiếp tục chảy qua các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc và thị xã Điện Bàn. Tại
Giao Thuỷ (Đại Lộc), sông Thu Bồn hợp lưu với sông Vu Gia tạo thành hệ thống sơng
lớn. Ngồi dịng chính đổ ra biển ở cửa Đại (Hội An), sơng Thu Bồn cịn có một nhánh
là sông Vĩnh Điện chảy ra sông Hàn (Đà Nẵng).
Một phần sông Thu Bồn chảy vào sông Trường
Giang để đổ ra vịnh An Hịa Tam Quang,
huyện Núi Thành
Sơng Thu Bồn cùng với sơng Vu Gia,
hợp lưu tại Đại Lộc
Một góc Sông Tranh, Bắc Trà My
Một đoạn sông Thu Bồn chảy qua phố cổ Hội An
gọi là sơng Hồi
15
b) Sơng Vu Gia
Dịng chính của sơng Vu Gia bắt nguồn từ vùng núi phía tây nam của tỉnh Quảng
Nam và phía bắc tỉnh Kon Tum. Phần thượng nguồn ở Phước Sơn được gọi là sông
Đăk Mi, đến Nam Giang gọi là sông Cái. Sau khi nhận thêm nước từ các phụ lưu sông
Thanh, sông Bung, sông Con,... sông được gọi tên mới là sông Vu Gia. Đến Phiếm Ái
(Đại Lộc), sông Vu Gia tách làm hai nhánh: một nhánh chảy qua Quảng Huế hợp lưu
với sông Thu Bồn ở Giao Thuỷ, nhánh cịn lại chảy lên phía bắc hợp lưu với sông Cầu
Đỏ rồi chảy ra sông Hàn (Đà Nẵng).
Sông Vu Gia chảy qua huyện Nam Giang với tên
gọi là sông Cái
Sông Vu Gia hợp lưu với sông Cầu Đỏ
EM CĨ BIẾT?
Hệ thống sơng Thu Bồn - Vu
và là 1 trong 9 hệ thống sơng chính
Gia là hệ thống sông lớn nhất tỉnh
của cả nước. Từ nguồn ra đến cửa
Quảng Nam, được hợp thành bởi
biển, sông dài khoảng 200km với
2 sông: Thu Bồn và Vu Gia. Đây là
nhiều phụ lưu, chi lưu.
hệ thống sông lớn của miền Trung
c) Sông Trường Giang
Sơng Trường Giang khơng có đầu nguồn, chạy dọc bờ biển theo chiều bắc nam và
được ngăn cách với biển bởi dải cồn cát rộng lớn. Ở hai đầu, sơng đều thơng ra biển:
phía bắc ở cửa Đại (Hội An), phía nam ở cửa Lở và cửa An Hồ (Núi Thành).
16
Sơng Trường Giang
Sơng Trường Giang
Dựa vào Lược đồ sơng ngịi tỉnh Quảng Nam và thông tin trong bài, em hãy:
Xác định trên lược đồ các sông: Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang và cho biết
các sông này chảy qua những địa phương nào trong tỉnh?
3. Ảnh hưởng của sơng ngịi đối với đời sống và các hoạt động kinh tế ở
Quảng Nam
Hệ thống sơng ngịi có vai trị quan trọng đối với đời sống và các hoạt động kinh
tế ở tỉnh Quảng Nam. Các sông không chỉ cung cấp nước đáp ứng nhu cầu đời
sống mà còn phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và cơng
nghiệp, ... Hệ thống sơng ngịi đã tạo sự gắn kết thông thương giữa các vùng trong
tỉnh và tạo điều kiện để phát triển các ngành thủy sản, du lịch ở một số địa phương.
Tuy nhiên, hằng năm vào mùa mưa, do lượng mưa lớn, sông suối ở Quảng Nam
thường có lũ lụt, gây nhiều thiệt hại đối với đời sống và sản xuất.
17
Dựa vào thơng tin trong bài và các hình ảnh dưới đây, kết hợp hiểu biết thực tế,
hãy trình bày ảnh hưởng của sơng ngịi đối với đời sống nhân dân và sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
18
Cánh đồng ven sông Bàn Thạch (Tam Kỳ)
Nuôi cá lồng bè ở hồ thủy điện Sông Tranh 2
(Bắc Trà My)
Đập thủy điện Sông Bung 4 (Nam Giang)
Du lịch trên sơng Hồi (Hội An)
Ngập lụt ở Hội An
Sạt lở bờ sông Thu Bồn
LUYỆN TẬP
1. Tìm kiếm thơng tin trên mạng về hình ảnh các con sơng chính trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam. Em hãy giới thiệu về 01 trong những con sông đó.
2. Kể tên những việc làm của người dân có tác động tích cực và tiêu cực đối với
sơng ngịi. Theo em, cần phải làm gì để ngăn ngừa những tác động tiêu cực?
Vớt rác trên sơng Hồi
Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi ven sông
Học sinh dọn rác bờ biển
Rác thải vức bừa bãi ven biển
19
3. Kể tên một số thiên tai liên quan đến sông suối ở Quảng Nam. Theo em, mọi
người cần phải làm gì để giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai liên quan đến sông suối
gây ra?
Lũ quét cuốn trôi nhà cửa của người dân làng
Tắc Pát, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My
Nhiều điểm sạt lở trên một số tuyến đường tiềm
ẩn nguy hiểm, Nam Trà My
VẬN DỤNG
1. Tìm hiểu thực tế và sưu tầm tài liệu, hình ảnh để giới thiệu về một dịng sơng
(hoặc suối) ở địa phương em.
Suối khống nóng A Păng
Suối Nước Ví Bắc Trà My
2. Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động để bảo vệ sông, suối quê hương em.
20
EM CĨ BIẾT?
Quảng Nam hiện có hơn 80 hồ
lợi, các trạm thủy điện đã có giá trị
thủy lợi, thủy điện. Trong đó, tiêu
lớn trong việc cung cấp nước về
biểu là các hồ thủy lợi: Phú Ninh,
mùa khô cho vùng đồng bằng ven
Khe Tân, Việt An, ..., các hồ thủy
biển, góp phần hạn chế lũ lụt; tạo
điện: Sông Tranh 2, Sông Bung 4, A
điều kiện phát triển nông nghiệp,
Vương, Đăk Mi 4, ...
công nghiệp, du lịch đô thị và nước
Các hồ hình thành gắn liền với
sạch cho dân cư đơ thị.
việc xây dựng các cơng trình thủy
Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của
Khu sinh thái Hồ Phú Ninh
Cảnh sắc nước non hữu tình ở hồ Việt An
Cảnh đẹp Hồ Khe Tân
Hồ chứa cơng trình thủy điện Sơng Tranh 2
21
CHỦ ĐỀ
3
NÔNG – LÂM – THỦY SẢN
TỈNH QUẢNG NAM
Mục tiêu
– Trình bày được đặc điểm nổi bật của ngành nơng nghiệp Quảng Nam.
– Tìm hiểu tình hình sản xuất một số sản sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa tiêu
biểu.
– Nắm được một số xu hướng phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.
MỞ ĐẦU
Do đặc thù điều kiện địa lí nên Quảng Nam có nhiều thuận lợi trong phát triển nông
nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng. Kinh tế Quảng Nam đang chuyển biến mạnh mẽ
theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nhưng nơng nghiệp vẫn đóng vai trị trụ
cột. Đó là ngành đảm bảo kế sinh nhai, giúp ổn định cuộc sống cho đa số dân cư nông
thôn, là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị, tạo tiền đề đẩy nhanh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
KIẾN THỨC MỚI
1. Đặc điểm ngành nông nghiệp Quảng Nam
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phép Quảng Nam phát triển một
nền nơng nghiệp nhiệt đới, có cơ cấu ngành đa dạng với đầy đủ các nhóm ngành
nơng nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
22
Nông nghiệp Quảng Nam đang tiến mạnh lên nền nông nghiệp hàng hóa, ưu tiên
phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khóa học kỹ
thuật, cơ giới hóa trong nơng nghiệp.
1. Hiện nay nền nơng nghiệp Quảng Nam có đặc điểm gì nổi bật.
2. Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc trưng có thế mạnh của
tỉnh Quảng Nam.
2. Một số sản sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa tiêu biểu.
a) Sản xuất sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc ... là
loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam. Sâm Ngọc Linh sinh
trưởng tập trung ở khối núi Ngọc Linh, nhiều nhất ở huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum,
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Sâm Ngọc Linh là loại sâm tốt nhất so với nhiều giống sâm trên thế giới và được
xem là quốc bảo của ngành dược liệu Việt Nam. Tỉnh ta xác định sâm Ngọc Linh là
loại cây chủ lực, giúp xố đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện
vùng cao Nam Trà My và phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội của tỉnh.
Sâm Ngọc Linh phân bố quanh khối
núi Ngọc Linh, phát triển dưới tán rừng
nguyên sinh. Độ cao thích nghi từ 1.500
- 2.000 m. Khí hậu cận nhiệt đới trên núi
với tổng nhiệt độ năm từ 6.500 - 7.000oC,
Củ sâm Ngọc Linh
23
nhiệt độ trung bình 13°C, nhiệt độ cao nhất 20°C, nhiệt độ thấp nhất 5°C. Lượng
mưa trung bình năm từ 2.500 - 3.000 mm, độ ẩm trung bình năm từ 85% - 90%.
Thích hợp đất dưới tán rừng, độ dốc thấp (≤ 15 - 20°) có khả năng thốt nước tốt,
lớp mùn hữu cơ dày từ 20 - 30 cm, độ che phủ rừng từ 70 - 90%.
Hiện nay, cây sâm Ngọc Linh được quy hoạch phát triển ở 7 xã thuộc huyện Nam
Trà My: Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Leng, Trà Don.
Quảng Nam đang tiến đến việc khai thác giá trị sâm Ngọc Linh theo hướng công
nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm và du lịch. Đây là bước đi đột phá tạo động lực để
kinh tế - xã hội Quảng Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian đến.
Vườn ươm sâm Ngọc Linh
Vườn sâm con được trồng dưới tán rừng
1. Nêu điều kiện sinh trưởng, phát triển của sâm Ngọc Linh.
2. Vì sao, hiện nay Sâm Ngọc Linh được xem là cây tạo ra quốc kế dân sinh một
cách bền vững cho đồng bào một số huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam?
b) Nuôi tôm trên cát
Với hơn 125 km đường bờ biển cùng với hệ thống sông Trường Giang chạy song
song đã tạo điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây, ni
trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam có bước phát triển mạnh, nhất là kỹ thuật nuôi tôm
trên cát được ứng dụng, đem lại hiệu quả cao, góp phần xố đói giảm nghèo, phát
triển kinh tế xã hội cho cư dân vùng ven biển.
Trong những năm gần đây, mơ hình ni tơm trên cát cịn được cải tiến theo hình
thức áp dụng cơng nghệ cao. Mơ hình này khơng chỉ đem lại năng xuất cao mà cịn
đảm bảo được an toàn thực phẩm cho người dùng, đáp ứng được các tiêu chí sản
phẩm nơng nghiệp sạch của thị trường.
24
Tuy nhiên, các mơ hình ni tơm trên cát quy mơ lớn, ứng dụng cơng nghệ cao
cịn ít, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa. Đầu tư hạ tầng vùng ni trồng cịn
hạn chế nên dễ xảy ra dịch bệnh, mơi trường ni bị ơ nhiễm.
Mơ hình ni tơm trên cát ở xã Bình Hải,
huyện Thăng Bình
Mơ hình ni tôm trên cát của ông Nguyễn Xuân
Cần thôn Kỳ Trân, xã Bình Hải, huyện Thăng Bình
Tại sao vấn đề ni tôm thâm canh công nghệ cao hiện được xem là hướng đi mới
trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Nam?
c) Ni bị 3B
Cùng với chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, ngành chăn ni bị theo hướng hàng hóa ở Quảng Nam ngày càng phát triển,
nhất là chăn ni bị lai, giống bị 3B ứng dụng cơng nghệ cao.
Mơ hình ni bị 3B của ơng Phạm Văn Hồ
ở xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Mơ hình ni bị cơng nghệ cao do Hợp tác xã
chăn nuôi công nghệ cao Gò Nổi ở xã Điện Quang,
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
25