Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Ôn tập về nguyên lý tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.93 KB, 104 trang )

Ôn tập về nguyên lý tài chính tiền tệ
Đề thi 10 điểm
(1)Bài tập : (2 điểm) Đã có tài liệu(Lan Thanh)
(2)Tự luận : (2 điểm)
Gồm 3 vấn đề :
(i)Lemon problem :
Bài viết thứ nhất: (tài lệu được tải từ mạng)
Những câu chuyện về ô tô và lý thuyết kinh tế
(Dân trí) - Mang lại lợi nhuận khổng lồ, đương
nhiên công nghiệp ô tô cũng là đối tượng nghiên cứu
của kinh tế học. Nhưng có một điều ít ai biết là
những chiếc ô tô cũng đóng góp cho lý thuyết kinh
tế kha khá những ví dụ hay, thậm chí mở đầu cho
nhiều nhánh nghiên cứu mới. Đầu năm thử lai rai
một chút cho vui.
Câu chuyện về những “quả chanh” và thị trường ô
tô cũ
Câu chuyện về ô tô nổi tiếng nhất trong kinh tế học có lẽ là câu chuyện về thị trường ô
tô cũ.
Năm 2001, giải Nobel kinh tế được trao cho
Arkelof, với hạt nhân là luận văn kinh điển –
“The market for lemons” – thị trường của
những “quả chanh”. Ấy nhưng cái loại hàng
hóa được nhắc đến trong luận văn này không
phải là về chanh mà lại về ôtô. Nguyên do là
ở chỗ, tiếng lóng của người Mỹ gọi những
chiếc xe cũ nát thổ tả là quả chanh (lemon).
Và cái thị trường mà luận văn nói đến thực
chất là thị trường xe cũ.
Người bán xe cũ nói chung biết rõ xe của
mình tốt xấu ra sao, còn người mua xe thì


không. Người ta gọi đó là tình trạng thông tin
bất đối xứng.
Cho nên, nếu người mua xe biết giá trị chiếc xe cũ với những thông số như nhãn hiệu,
năm sản xuất .v.v. Như vậy có giá tối đa là, chẳng hạn 10.000$, tối thiểu là cho cũng
không đắt, thì biết rằng giá trị cái xe mình định mua nằm giữa 0 và 10.000$.

Thông tin người bán và người mua có
Không giống nhau, gọi là tình trạng
Bất đối xứng thông tin.
Nếu không chắc được giá trị chiếc xe nằm ở khoảng nào, để giảm bớt rủi ro, người mua
xe sẽ áng chừng nó ở mức trung bình, chẳng hạn 5.000$.
Nhưng nếu người mua nào cũng đánh giá như vậy, chỉ vì họ không nắm rõ thông tin, thì
những người bán xe cũ sẽ có xu hướng loại khỏi thị trường những chiếc xe có giá trên
5.000$.
Còn lại trong thị trường chỉ là những xe có giá
trị từ 5.000$ trở xuống. Nhưng người mua xe
cuối cùng cũng sẽ nhận ra điều đó, và họ biết
trong thị trường bây giờ chiếc xe tốt nhất, có
giá trị tối đa chỉ là 5.000$.
Như vậy thì, vì vẫn không biết giá trị từng cái
xe một, họ cứ trả giá trung bình là một nửa giá
đó, nghĩa là 2.500$. Trước cảnh đó, những
người có xe cũ giá trị cao hơn 2.500$ sẽ rút
lui, để lại trong thị trường chỉ còn những chiếc
xe trị giá từ 2.500$ trở xuống thôi.

Cứ tiếp tục như thế, sau cùng sẽ không còn thị
trường bán xe cũ nữa vì chỉ còn những chiếc
xe tệ hại nhất mà người ta gọi là những "quả
chanh".

Câu chuyện trên của Arkelof cho thấy tình
trạng bất đối xứng thông tin giữa người mua và người bán làm thị trường suy thoái thế
nào. Nó đã mở ra cả một ngành mới trong kinh tế học gọi là kinh tế thông tin và áp dụng
giải quyết được vô khối vấn đề thực tế.

Chẳng hạn bạn sẽ hiểu được tại sao một đôi giày không nhãn mác sẽ rẻ hơn rất nhiều lần
một đôi giày “hàng hiệu” cho dù kiểu dáng có thể đẹp hơn và chất lượng nhìn qua khó
có thể biết đôi nào tốt hơn đôi nào. Cái giá thấp hơn đó chính là bù cho việc thông tin
mang lại cho người dùng ít hơn.

Đó cũng là lý do các doanh nhân thường rất thích bỏ tiền mua những chiếc ô tô thật sang
trọng. Cũng là một cách “đánh tín hiệu” – cung cấp thêm thông tin đến đối tác về đẳng
cấp hay khả năng tài chính của doanh nghiệp mình.
Bài viết thứ hai: (tài lệu được tải từ mạng) Vấn đề những quả chanh - lựa
chọn đối nghịch ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính ntn
Khái niệm những quả chanh được lấy từ một đặc điểm tương tự trong thị trường ô tô
đã qua sử dụng (theo tôi, đây là một trong những vấn đề hết sức thú vị, he he). Bây


Những "quả chanh" trong thị trường
Ô tô gây bất bình đến mức ở nhiều
Bang của Mỹ, như bang California,
Có hẳn một luật là Lemon Law để
Bảo vệ quyền lợi của những người
Mua phải chiếc xe quá "thổ tả".
giờ, giả sử tôi muốn mua một chiếc ô tô second hand thì bản thân tôi sẽ không thể
nói liệu một xe đã qua sử dụng có phải xe tốt hay nó là một quả chanh, suốt ngày
đòi tiền sửa chữa. Do vậy, cái giá mà tôi phải trả cho cái xe phản ánh chất lượng
trung bình của những cái xe trong thị trường đó, tức là giá nằm ở đâu đó giữa giá trị
thấp của một quả chanh và giá trị của một cái xe tốt.

Chỉ có người chủ sở hữu cái xe mới biết, nó có phải là một quả chanh hay không.
Nếu xe là một quả chanh, người chủ sẽ rất vui lòng khi bán được nó với giá mà người
mua định trả (theo gía trung bình của thị trường). Nhưng với một cái xe tốt, người
chủ sẽ không chịu bán nó đi vì chiếc xe bị đánh giá thấp. Hậu quả là sẽ rất ít xe đã
qua sử dụng nhưng chát lượng còn tốt có mặt ở thị trường này. Do giá theo chất
lượng trung bình của một xe đã qua sử dụng có trên thị trường sẽ thấp và ít người
muốn mua một quả chanh nên doanh số của thị trường sẽ nhỏ. Nói chung, thị trường
xe đã qua sử dụng nói trên sẽ hoạt động tồi, thậm chí không hoạt động vì vấn đề
quả chanh.
1. Những quả chanh trong các thị trường cổ phiếu và trái khoán
Điều này tương tự trong thị trường cổ phiếu. Giả sử asdfghjkl nhà ta có một khoản
tiền rủng rỉnh và đi chơi cổ phiếu. Tuy nhiên, do asdfghjkl không thể đánh giá chính
xác liệu đầu tư vào một công ty mức rủi ro là cao hay thấp, cuối cùng, asdfghjkl sẽ
quyết định chỉ trả một giá phản ánh mức độ trung bình chất lượng hoạt động của
một công ty. Nếu công ty hoạt động tốt, họ sẽ không chấp nhận bán cổ phiếu ở mức
giá mà asdfghjkl sẵn sàng trả. Và asdfghjkl sẽ có nguy cơ chỉ vớ được những quả
chanh trên thị trường này. Cũng giống như thị trường ô tô, điều này khiến cho thị
trường cổ phiếu sẽ hoạt động không hiệu quả.
2. Các giải pháp
Nếu như vấn đề thông tin không cân xứng được giải quyết, người mua có thể dễ
dàng xác định giá trị của mặt hàng mình muốn mua, sẽ không còn tình trạng mua
phải những quả chanh trên thị trường nữa. Để giải quyết vấn đề này, các công ty có
thể sử dụng các biện pháp sau đây:
2.1 Tự sản xuất và bán thông tin
Có một số công ty có thể thu thập và đưa ra thông tin, nhữnh thông tin này giúp
phân biệt các công ty tốt với công ty tồi, sau đó bán nó cho những người mua chứng
khoán. Ở Mỹ, có một số công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực này như Standard
& Poor (S&P), Moody và Value Line Các công ty này chuyên tập hợp thông tin về
tình trạng các bản quyết tóa của các công ty và về các hoạt động đầu tư của họ,
công bố các số liệu này và bán nó cho các người đặt mua.

Có một vấn đề xuất hiện trong giải pháp này, đó là những người đi xe không mất
tiền (free rider). Giả sử bây giờ, nonliving tôi và asdfghjkl cùng muốn đầu tư vào thị
trường chứng khoán. Giả sử asdfghjkl vừa mua được thông tin nói rằng công ty nào
là tốt, những công ty nào tồi. Asdfghjkl đã tính toán như sau: chi phí mua thông tin
sẽ được bù đắp bởi việc sẽ mua được chứng khoán của những công ty tốt giá rẻ, và
asdfghjkl sẽ có lợi trong vụ đầu tư này. Vấn đề là, nonliving - có thể không tốn một
đồng nào - vẫn nắm được thông tin đâu là công ty tốt nhờ quan sát hành động của
asdfghjkl. Và trên thị trường, còn rất nhiều nhà đầu tư biết asdfghjkl nắm được
thông tin chính xác nên đều theo dõi nhất cử nhất động của asdfghjkl. Điều này
khiến cho asdfghjkl nhận ra rằng, thực ra ngay từ đầu mình không cần thiết phải
mua thông tin mà hoàn toàn có thể làm một "free rider". Vậy là giải pháp tự sản
xuất và bán thông tin có rất nhiều trở ngại.
2.2 Điều hành của chính phủ làm tăng thông tin
Vấn đề người đi xe không mất tiền đã ngăn cản thị trường tư nhân sản xuất đủ thông
tin để loại bỏ vấn đề thông tin bất tương xứng là loại thông tin đưa đến sự chọn lựa
đối nghịch. Vậy thì, chính phủ có thể tác động vào vấn đề này hay không? Một giải
pháp mà hầu hết chính phủ các nước đã thực hiện là khuyến khích các công ty tiết lộ
thông tin về bản thân họ, do đó mà cácn hà đầu tư có thể nhận biết đâu là công ty
tốt, đâu là công ty tồi. Ở Mỹ, Ủy ban hối đoái và chứng khoán có yêu cầu các công ty
có bán chứng khoán ra thị trường phải tôn trọng những nguyên tắc kế toán chuẩn và
phải cho biết thông tin về doanh số, tài sản và thu nhập của họ. Những quy định
tương tự cũng tồn tại ở các nước khác (ví dụ Việt Nam).
Tuy nhiên, giải pháp này cũng có bất lợi, đó là để xem xét một công ty thì thông tin
về doanh số, tài sản hay thu nhập của họ là chưa đủ. Hơn nữa, các công ty có thể
"window dressing" (một từ lóng trong ngành kiểm toán, ý nói việc đánh bóng các sổ
sách kế toán) những báo cáo để trông chúng "ngon lành" hơn, đánh lừa nhận định
của các nhà đầu tư.
(các bạn hãy nhớ kỹ điều này, nó liên quan đến vấn đề kiểm toán là gì, tại sao nó lại
ra đời đấy ạh).
2.3 Sự trung gian tài chính

Các trung gian tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ tín dụng Có thể đẩy
mạnh dòng vốn tới những người có cơ hội đầu tư sinh lợi bất chấp vấn đề thông tin
không tương xứng. Họ đã làm như thế nào? Ta hãy nghiên cứu lại vấn đề thị trường
ô tô.
Các cá nhân thường rất khó có thể đánh giá một cách chính xác một chiếc xe có tốt
hay không, thông thường họ sẽ tìm đến những người trung gian, chuyên mua bán
những chiếc ô tô cũ. Những người chuyên mua bán xe cũ này là những chuyên gia
trong việc tìm kiếm thông tin về một chiếc xe, xem nó có tốt hay không và thẩm
định chính xác giá trị của chiếc xe đó. Mọi người có thể mua một chiếc xe đã qua sử
dụng vì có đảm bảo của một người buôn xe và người buôn xe này có thể thu lợi do
việc tạo ra thông tin về chất lượng xe, nhờ đó có thể bán xe ở một giá cao hơn giá
mà họ mua nó.
Các trung gian tài chính, như một ngân hàng, có thể coi là một chuyên gia trong việc
tạo thông tin về các công ty, do đó họ có thể thu vốn từ những người gửi tiền và cho
những công ty làm ăn tốt vay. Khi ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các món cho
vay tới những công ty làm ăn tốt, nên ngân hàng có thể thu lợi nhuận cao hơn do
những món vay này so với lãi mà họ thanh toán cho những người gửi tiền.
Tóm tắt:
Phần này chúng ta đã thấy, vai trò của thông tin và chất lượng thông tin trong vấn
đề xem xét, lựa chọn đầu tư và các quyết định tài chính khác đối với một công ty.
Chúng ta cũng đã nghiên cứu một số giải pháp đưa ra để làm tăng lượng thông tin có
thể thu được từ một công ty. Yêu cầu về lượng thông tin này không chỉ có đầy đủ mà
còn phải phản ánh đúng đắn tình hình tài chính của một công ty. Sau này, chúng ta
sẽ thấy vai trò của các công ty kiểm toán trong vấn đề này.
(ii)Free rider(đi xe chốn vé)_tài lệu được tải từ mạng
1 (1) Bài viết thứ nhất:Free Rider or Riding (Người/Việc hưởng lợi
không phải trả tiền)
Việc hưởng lợi mà không phải trả tiền xảy ra khi một doanh nghiệp (hoặc
một cá nhân) hưởng lợi từ những nỗ lực của người khác mà không phải trả hoặc
không phải chia sẻ chi phí. Ví dụ, một cửa hàng bán lẻ có thể phải gánh chòu

những chi phí đào tạo ban đầu cho nhân viên để hướng dẫn cho những khách
hàng tiềm năng cách sử dụng những công cụ làm bếp. Họ có thể làm điều đó để
tăng lượng hàng hóa bán ra. Tuy nhiên, khách hàng sau đó có thể lựa chọn việc
mua hàng từ những nhà bán lẻ khác với giá rẻ hơn vì chiến lược kinh doanh của
họ không bao gồm các chi phí cho việc huấn luyện và hướng dẫn cách sử dụng.
Người bán lẻ thứ hai này được coi như “người hưởng lợi không phải trả tiền” trên
những nỗ lực và chi phí được gánh chòu bởi nhà bán lẻ thứ nhất. Nếu tình trạng
như vậy kéo dài, nhà bán lẻ thứ nhất sẽ không còn sự kích thích để tiếp tục giới
thiệu các sử dụng sản phẩm.
(2) Bài viết thứ hai: tài lệu được tải từ mạng
Nguyễn Vạn Phú
Dân trong ngành quản trị kinh doanh nói riêng và kinh tế nói
chung có những từ ngữ đặc biệt, có thể gây khó hiểu do
người “ngoại đạo”. Ví dụ, từ “rent-seeking” nghe qua tưởng
đâu là tìm kiếm tiền th nhà! “Rent-seeking” có thể hiểu nơm
na là “chạy chọt”, tức là lợi dụng quan hệ, tìm cách vận động
hành lang để doanh nghiệp mình hưởng lợi, doanh nghiệp
đối thủ bị thua thiệt. Khi phê phán chính sách khuyến khích các vụ kiện bán phá giá của Mỹ, một
nghiên cứu kết luận: “By increasing the total benefits accruing to industries filing successful
petitions, the law subsidizes rent-seeking”. Subsidize ở đây là khuyến khích.
Một từ khác cũng dễ gây hiểu nhầm - free rider, là người ngồi khơng hưởng lợi. Trong ví dụ về
kiện bán phá giá nói trên, giả thử có chín cơng ty chung sức hợp tác, gánh chịu chi phí để thúc
đẩy vụ kiện, một cơng ty khơng chịu làm gì cả. Nếu vụ kiện có kết quả, cả 10 được hưởng lợi và
cơng ty thứ 10 chính là một free rider. Chỉ có thể loại trừ vấn nạn “ăn theo” này bằng luật pháp -
“By awarding these subsidies only to those firms that actively support the petition, it mitigates the
free rider problem traditionally associated with collective actions”. Mitigate là giảm bớt, giảm nhẹ
còn collective actions là các vụ kiện tập thể.
Tuần này chúng ta hãy tập trung vào một khái niệm - giá - để đọc một số bài báo kinh tế liên
quan. Trong bài báo mang tựa đề “Match me if you can” trên tờ Financial Times, tác giả Tim
Harford cho rằng: “Price transparency is a double-edged sword”. Chắc các bạn còn nhớ bộ phim

Catch me if you can của Steven Spielberg do Tom Hanks và Leonardo dicaprio đóng. Tựa đề là
một cách nhại tên bộ phim, mang nghĩa “Có giỏi thử giảm giá theo tơi”. Vì sao tác giả cho rằng
cơng khai giá cả là con dao hai lưỡi? Lưỡi thứ nhất: “If customers can easily compare lots of
prices, then they will seek out the best deal”. Nhờ Internet, chuyện tìm ra nơi chào giá tốt nhất là
rất dễ dàng, nhờ thế cạnh tranh bằng giá rất dễ thu hút khách hàng. Nhưng lưỡi dao thứ hai: “But
Cạnh tranh bằng giá
if customers can easily compare lots of prices, so can competitors, and if they quickly cut prices
in response, they will also win back customers very quickly”. Vì thế, tác giả kết luận: “Companies
will realise that cutting prices to win market share is a mug’s game”. A mug’s game là chuyện vô
vọng.
Tờ The Economist cũng vừa có một bài báo giải thích vì sao các hãng hàng không giá rẻ có thể
chào giá vé rẻ như cho không. Tựa đề bài báo: “Low-cost airlines - Fare game” cũng là một cách
chơi chữ. Người ta thường dùng từ fair game để diễn đạt ý kẻ bị săn đuổi (Everyone is fair
game); ở đây fare game là cạnh tranh bằng giá vé nhưng vẫn có hàm ý ai cũng bị ảnh hưởng vì
trò giảm giá của các hãng này. Trong ngành hàng không có các từ short-haul, medium-haul và
long-haul để chỉ các loại tuyến bay: ngắn, trung và dài. Các hãng hàng không giá rẻ thường chỉ
bay các tuyến ngắn nhưng nay “Budget airlines take on long-haul routes”. Take on là “to fight or
compete against someone”. Tuy nhiên, cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thị trường này là điều
không dễ và người ta tiên đoán “The best that low-cost airlines can hope for on an all-economy
long-haul service is a slender 20% price advantage over the established carriers”. Như vậy so với
các hãng hàng không truyền thống, giá vé các hãng giá rẻ có giảm cũng chỉ tối đa đến mức 20%
mà thôi.
Tờ New York Times cũng có bài về giá nhưng ở đây là “congestion pricing”, được bài báo giải
thích: “The concept of charging higher fees to consumers for a good or a service at times of
heavy use”. Loại định giá theo thời điểm, nhiều khách - giá cao, vắng khách - giá rẻ như vậy đã
được sử dụng trong các ngành như khách sạn, điện thoại đường dài, hàng không Bài báo nói
về chuyện áp dụng “congestion pricing” vào quản lý đô thị để giảm nạn kẹt xe. “Congestion
pricing in theory encourages people to car-pool, or to drive at different times of the day, or to take
the train or bus”. Ở California, chẳng hạn, nếu chú ý ta sẽ thấy trên xa lộ có một làn đường ưu
tiên nằm trong cùng, dành riêng cho “car-pool”, tức là những người đi chung xe, vì giảm lượng xe

lưu thông nên được ưu tiên. Tờ New York Times nhận xét: “While London and Stockholm have
successfully enacted plans that levy fees on drivers who want to enter traffic-clogged city streets,
the United States has been slow to apply the concept on the roads”. Levy fees là đánh phí; traffic-
clogged city streets là đường phố đông nghẹt xe. Hiện nay ở Mỹ, việc tính phí giao thông như
kiểu Singapore, Stockholm chỉ mới được thí điểm như ở San Diego, “on an eight-mile stretch of
Interstate 15, high-occupancy toll, or H.O.T., lanes can be used by individual motorists willing to
pay fees that vary throughout the day, depending on traffic conditions”. Nên ghi nhớ từ viết tắt
mới này để khỏi nhầm vì H.O.T. chính là lệ phí giao thông trên đường nhiều người sử dụng.
(iii)Agency problem(ông chủ và người quản lý) _chưa có,anh(chị)
nào có thì hãy san sẽ cùng mọi người.
(3)Phân tích và dự báo : (2 điểm)
Gồm các phần sau:
Đề 1(đặc biệt lưu ý,khả năng thi rất cao)một loạt các công ty lớn
(đại gia) sẽ niêm yết lên thị trường chứng khoán.dung các khuôn
mẫu tiền vay,lượng cầu tài sản để phân tích,dự báo biến động lãi
xuất
Gợi ý(chưa có bài viết cụ thể. Anh(chị) nào có thì hãy san sẽ cùng
mọi người.)
Gợi ý:
Khi đó sẽ có một lượng hàng hoá tốt được tung lên thị
trườngphân tích biến động của thị trường :
Trước khi các công ty nay niêm yết:
Các cổ đông sẽ bán cổ phiếu của các công ty củ
để mua cổ phiếu của các công ty mới  giá các
công ty củ giảm giá vì nhiều người bán lại ít
ngưới muốn mua.
Sau khi các công ty này niêm yết :
Nhu cầu tăng lên(xuất sinh lời
cao,rủi ro giảm)
Nhu cầu trái phiếu giảm→lãi xuất

tăng lên
Bài phân tích cụ thể :
Vào khoản tháng 4 → 8 một loạt các công ty lớn sẽ cỗ phần hoá và
niêm yết tên thị trường. Điều này tác động rất lớn lên thị trường
chứng khoán(ttck). Điều này cũng có nghĩa là,một lượng hàng hoá
lớn sẽ được đưa ra thị trường. Lượng hàng hoá này không những
nhiều mà còn tốt hơn những hàng hoá củ. Khi thông tin này được
đưa ra lập tức thị trường có những biến động.
Đầu tiên,trước khi các công ty này được niêm yết. Các nhà đầu tư
sẽ ồ ạt bán cỗ phiếu cũ ra.những cỗ phiếu mà được cho là giá đã
đụng trần rồi. Những cỗ phiếu mà các nhà đầu cho rằng xuất sinh
lời bằng không(r=0) hoặc có chăng chỉ là con số âm. Chỉ số vn
index giảm. Giá cổ phiếu cũng giãm do bán nhiều hơn mua,do các
nhà đầu tư muốn dự chữ vốn đễ đợi mua cỗ phiếu của các đại gia
chuẩn bị lên sàn.
Điều này cũng gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu khác va
làm họ cũng bán cổ phiếu của mình ra. Trong kinh tế hiện tượng
này con gọi “hiện tượng bầy đàn”. Điều này càng đẩy giá cổ phiếu
xuống thấp hơn. Và chỉ số vn index càng giảm nhanh hơn.
Trong tương lai khi các đại gia này lên sàn. Chỉ số vn index sẽ tăng
chở lại. Không những vậy mà còn tăng mạnh do đồng vốn được
dồn về vn. Giá cổ phiếu lúc này tăng mạnh,lượng giao dịch tăng
dẫn tới chỉ số vn index tăng. Ngược lại với thị trường cổ phiếu,thị
trường trái phiếu chở nên ảm đạm,do nguồn vốn đã được dồn hết
về thị trường cổ phiếu.
S
I

D2 D1
Điều này làm cho giá của trái phiếu giảm mạnh. Lượng giao dịch

cũng giảm. Lượng cầu về trái phiếu giảm. Làm cho lãi xuất
tăng,các ngân hàng buộc phải tăng lãi xuất nhằm lôi kéo lại lượng
khách hàng bị mất. Vì vậy,trong thời gian tới lãi xuất sẽ tăng
Hoàng Lợi
Đề 2: (chưa có bài viết cụ thể. Anh(chị) nào có thì hãy san sẽ cùng mọi
người.)
Phân tích thong tin :”lãi suất sẽ tăng” sẽ tác động lên thị trường tài chíng
như thế nào?Tác động lên thị trường đi vay và cho vay như thế nào?
Cung và cầu cổ phiếu và trái phiếu như thế nào?
Gợi ý:
Lãi xuất danh nghĩa tăng làm cho lãi xuất thực tế giãm  đi vay có lợi
hơn cho vay…….
Đề 3:
Thông tin:
Lạm phát 
Giá dầu 
Giá vàng 
Bất động sản 
Đầu tư nước ngoài 
Và các chính sách lien quan đến đầu tw nha nước 
Lưu ý: đây là một số gợi ý.các bạn hãy phân tích việc những thông tin
này gây ra những tác động gì đến thị trường tài chính. Thông tin này làm
cho giá cả về chứng khoán,cổ phiếu sẽ tăng giảm như thế nào?
(4)Trắc nghiệm : (3 điểm )
1. Bộ đề thi hết môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
Phần I: Câu hỏi lựa chọn
1.
A
Mức độ thanh khoản của một tài sản được xác định bởi:
a) Chi phí thời gian để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.

b) Chi phí tài chính để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.
c) Khả năng tài sản có thể được bán một cách dễ dàng với giá thị trường.
d) Cả a) và b).
e) Có người sẵn sàng trả một số tiền để sở hữu tài sản đó.
TL: d) theo định nghĩa về “Liquidity”
2. Trong nền kinh tế hiện vật, một con gà có giá bằng 10 ổ bánh mỳ, một bình sữa có
giá bằng 5 ổ bánh mỳ. Giá của một bình sữa tính theo hàng hoá khác là:
a) 10 ổ bánh mỳ
b) 2 con gà
c) Nửa con gà
d) Không có ý nào đúng
TL: c)
3. Trong các tài sản sau đây: (1) Tiền mặt; (2) Cổ phiếu; (3) Máy giặt cũ; (4) Ngôi
nhà cấp 4. Trật tự xếp sắp theo mức độ thanh khoản giảm dần của các tài sản đó là:
a) 1-4-3-2
b) 4-3-1-2
c) 2-1-4-3
d) Không có câu nào trên đây đúng
TL: d)
4. Mức cung tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi tốt nhất là:
a) M1.
b) M2.
c) M3.
d) Vàng và ngoại tệ mạnh.
e) Không có phương án nào đúng.
TL: a) vì M1 là lượng tiền có tính thanh khoản cao nhất.
5. Mệnh đề nào không đúng trong các mệnh đề sau đây
a) Giá trị của tiền là lượng hàng hoá mà tiền có thể mua được
b) Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ
c) Lạm phát là tình trạng giá cả tăng lên

d) Nguyên nhân của lạm phát là do giá cả tăng lên
TL: d) cả 2 yếu tố cùng nói về 1 hiện tượng là lạm phát
6. Điều kiện để một hàng hoá được chấp nhận là tiền trong nền kinh tế gồm:
a) Thuận lợi trong việc sản xuất ra hàng loạt và dễ dàng trong việc xác định giá trị.
b) Được chấp nhận rộng rãi.
c) Có thể chia nhỏ và sử dụng lâu dài mà không bị hư hỏng.
d) Cả 3 phương án trên.
e) Không có phương án nào đúng.
TL: d) theo luận điểm của F. Minshkin (1996), Chương 2.
7. Mệnh đề nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của chế độ bản vị vàng?
a) Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.
b) Tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với số lượng không hạn chế.
c) Tiền giấy và tiền vàng cùng được lưu thông không hạn chế.
d) Cả 3 phương án trên đều đúng.
TL: d) Vì phương án b) là một mệnh đề đúng.
8. Trong thời kỳ chế độ bản vị vàng:
a) Chế độ tỷ giá cố định và xác định dựa trên cơ sở “ngang giá vàng”.
b) Thương mại giữa các nước được khuyến khích.
c) Ngân hàng Trung ương hoàn toàn có thể ấn định được lượng tiền cung ứng.
d) A) và b)
TL: d) vì phương án c) là sai: lượng tiền cung ứng phụ thuộc vào dự trữ vàng.
10. Chức năng nào của tiền tệ được các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm là
chức là quan trọng nhất?
a) Phương tiện trao đổi.
b) Phương tiện đo lường và biểu hiện giá trị.
c) Phương tiện lưu giữ giá trị.
d) Phương tiện thanh toán quốc tế.
e) Không phải các ý trên.
TL: a)
11. Tính thanh khoản (tính lỏng) của một loại tài sản được xác định bởi các yếu tố

dưới đây:
a) Chi phí thời gian để chuyển thành tài sản đó thành tiền mặt
b) Chi phí tài chính để chuyển tài sản đó thành tiền mặt
c) Khả năng tài sản có thể được bán với giá thị trường của nó
d) Cả a) và b)
e) Cả a) và c)
TL: d)
12. Việc chuyển từ loại tiền tệ có giá trị thực (Commodities money) sang tiền quy ước
(fiat money) được xem là một bớc phát triển trong lịch sử tiền tệ bởi vì:
A) Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ.
B) Tăng cường khả năng kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà
nước đối với các hoạt động kinh tế.
C) Chỉ như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng
hoá trong nền kinh tế.
D) Tiết kiệm được khối lượng vàng đáp ứng cho các mục đích sử dụng
khác.
TL: c) Vì MV=PY, giả sử P/V ít thay đổi, M sẽ phụ thuộc vào Y. Y không ngừng
tăng lên, khối lượng và trữ lượng Vàng trên thế giới sẽ không thể đáp ứng.

13. Giá cả trong nền kinh tế trao đổi bằng hiện vật (barter economy) được tính dựa trên
cơ sở:
A) Theo cung cầu hàng hoá.
B) Theo cung cầu hàng hoá và sự điều tiết của chính phủ.
C) Một cách ngẫu nhiên.
D) Theo giá cả của thị trường quốc tế.
TL: c) Vì trong nền kinh tế hiện vật, chưa có các yếu tố Cung, Cầu, sự điều tiết
của Chính phủ và ảnh hưởng của thị trường quốc tế đến sự hình thành giá cả.
14. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng có thể được phổ biến rộng rãi trong các nền kinh
tế hiện đại và Việt Nam bởi vì:
a) Thanh toán bằng thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán không dùng tiền

mặt đơn giản, thuận tiện, an toàn, với chi phí thấp nhất.
b) Các nước đó và Việt Nam có điều kiện đầu tư lớn.
c) Đây là hình thức phát triển nhất của thanh toán không dùng tiền mặt cho
đến ngày nay.
d) Hình thức này có thể làm cho bất kỳ đồng tiền nào cũng có thể coi là
tiền quốc tế (International money) và có thể được chi tiêu miễn thuế ở
nước ngoài với số lượng không hạn chế.
TL: c)
15. "Giấy bạc ngân hàng" thực chất là:
A) Một loại tín tệ.
B) Tiền được làm bằng giấy.
C) Tiền được ra đời thông qua hoạt động tín dụng và ghi trên hệ thống tài
khoản của ngân hàng.
D) Tiền gửi ban đầu và tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra.
TL: a)
Ch ương 2: Tài chính doanh nghiệp
16. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp là:
A) điều kiện tiền đề, đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển.
B) điều kiện để doanh nghiệp ra đời và chiến thắng trong cạnh tranh.
C) điều kiện để sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định
D) điều kiện để đầu tư và phát triển.
TL: a) Đã bao hàm đầy đủ các vai trò của vốn đối với DN.
17. Vốn lưu động của doanh nghiệp theo nguyên lý chung có thể được hiểu là:
A) Giá trị của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp đó.
B) Giá trị của tài sản lưu động và một số tài sản khác có thời gian luân
chuyển từ 5 đến 10 năm.
C) Giá trị của công cụ lao động và nguyên nhiên vật liệu có thời gian sử
dụng ngắn.
D) Giá trị của tài sản lưu động, bằng phát minh sáng chế và các loại chứng
khoán Nhà nước khác.

TL: a)
18. Vốn cố định theo nguyên lý chung có thể được hiểu là:
A) Giá trị của toàn bộ tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng và những khoản
đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
B) Giá trị của máy móc thiết bị, nhà xưởng, và đầu tư dài hạn của doanh
nghiệp.
C) Giá trị của tài sản cố định hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
D) Theo quy định cụ thể của từng nước trong mỗi thời kỳ.
TL:
19. Sự khác nhau căn bản của vốn lưu động và vốn cố định là:
A) Quy mô và đặc điểm luân chuyển.
B) Đặc điểm luân chuyển, vai trò và hình thức tồn tại.
C) Quy mô và hình thức tồn tại.
D) Đặc điểm luân chuyển, hình thức tồn tại, thời gian sử dụng.
E) Vai trò và đặc điểm luân chuyển.
TL: b) là phương án đầy đủ nhất.
20. Nguồn vốn quan trọng nhất đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và hiện đại hoá
các doanh nghiệp Việt Nam là:
A) Chủ doanh nghiệp bỏ thêm vốn vào sản xuất kinh doanh.
B) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
C) Tín dụng trung và dài hạn từ các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân
hàng thương mại Nhà nước.
D) Nguồn vốn sẵn có trong các tầng lớp dân cư.
E) Nguồn vốn từ nước ngoài: liên doanh, vay, nhận viện trợ.
TL: d)
21. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động
của một doanh nghiệp là:
A) Tìm ra các biện pháp quản lý, sử dụng để thực hiện khâu hao tài sản cố
định nhanh chóng nhất.
B) Tìm ra các biện pháp để quản lý và tăng nhanh vòng quay của vốn lưu

động.
C) Tìm ra các biện pháp để tiết kiệm vốn.
D) Tìm ra các biện pháp quản lý sử dụng hiệu quả nhất đối với mỗi loại.
E) Để bảo toàn vốn cố định và an toàn trong sử dụng vốn lưu động.
TL: d)
22. Vốn tín dụng ngân hàng có những vai trò đối với doanh nghiệp cụ thể là:
A) Bổ sung thêm vốn lưu động cho các doanh nghiệp theo thời vụ và củng
cố hạch toán kinh tế.
B) Tăng cường hiệu quả kinh tế và bổ sung nhu cầu về vốn trong quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
C) Bổ sung thêm vốn cố định cho các doanh nghiệp, nhất là các Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
D) Tăng cường hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cho các doanh
nghiệp.
TL: b)
Chương 3: Ngân sách Nhà nước
23. Những khoản mục thu thường xuyên trong cân đối Ngân sách Nhà nước bao gồm:
A) Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí.
B) Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí, phát hành trái phiếu chính phủ.
C) Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí , lợi tức cổ phần của Nhà nước.
D) Thuế, phí và lệ phí, từ các khoản viện trợ có hoàn lại.
E) Thuế, phí và lệ phí, bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.
F) Thuế, phí và lệ phí, từ vay nợ của nước ngoài.
TL: a)
24. Những khoản chi nào dưới đây của Ngân sách Nhà nước là chi cho đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội:
A) Chi dự trữ Nhà nước, chi chuyển nhượng đầu tư
B) Chi hỗ trợ vốn cho DNNN, và đầu tư vào hạ tầng cơ sở của nền kinh tế.
C) Chi chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
D) Chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

E) Chi trợ giá mặt hàng chính sách.
F) Chi giải quyết chế độ tiền lương khối hành chính sự nghiệp.
TL: b) c) và d)
1. 25. Các khoản thu nào dưới đây được coi là thu không thường xuyên của Ngân
sách Nhà nước Việt Nam?
A) Thuế thu nhập cá nhân và các khoản viện trợ không hoàn lại.
B) Thuế lạm phát, thuê thu nhập cá nhân và thu từ các đợt phát hành công
trái.
C) Thu từ sở hữu tài sản và kết dư ngân sách năm trước.
D) Viện trợ không hoàn lại và vay nợ nước ngoài.
E) Tất cả các phương án trên đều sai.
TL: e) Vì trong mỗi phương án a, b, c, d đều có ít nhất một khoản thu thường xuyên
hay không phải là thu của Ngân sách Nhà nước.
26. Khoản thu nào dưới đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu Ngân sách Nhà
nước ở Việt Nam:
A) Thuế
B) Phí
C) Lệ phí
D) Sở hữu tài sản: DNNN và các tài sản khác.
TL: a) Vì Thuế vẫn là nguồn thu chủ yếu, trong khi các DNNN và việc quản lý sử
dụng Tài sản của Nhà nước đều không hiệu quả.
27. Việc nghiên cứu những tác động tiêu cực của Thuế có tác dụng:
2. A) Để xây dựng kế hoạch cắt giảm thuế nhằm giảm thiểu gánh nặng thuế cho
các doanh nghiệp và công chúng.
B) Để xây dựng chính sách thuế tối ưu, đảm bảo doanh thu Thuế cho Ngân
sách Nhà nước.
C) Để kích thích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh
nặng thuế cho công chúng.
D) Để kích thích nhập khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh
nặng thuế cho công chúng.

TL: b) Vì chính sách thuế được coi là tối ưu tức là giảm thiểu những tác động tiêu cực
của Thuế đối với nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo doanh thu thế cao nhất.
28. ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế thông qua sự tác động tới:
a) Lãi suất thị trường.
b) Tổng tiết kiệm quốc gia.
c) Đầu tư và cán cân thương mại quốc tế.
d) Cả a, b, c.
TL: d)
29. Thuế được coi là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế bởi vì:
A) Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và là công cụ quản lý
và điều tiết vĩ mô nền KTQD.
B) Thuế là công cụ để kích thích nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
C) Chính sách Thuế là một trong những nội dung cơ bản của chính sách tài
chính quốc gia.
D) Việc quy định nghĩa vụ đóng góp về Thuế thường được phổ biến thành
Luật hay do Bộ Tài chính trực tiếp ban hành.
TL: a)
30. Trong các khoản chi sau, khoản chi nào là thuộc chi thường xuyên?
A) Chi dân số KHHGĐ. D) Chi trợ cấp NS cho Phường,
Xã.
B) Chi khoa học, công nghệ và môi trường. E) Chi giải quyết việc làm.
C) Chi bù giá hàng chính sách. F) Chi dự trữ vật tư của Nhà
nước.
TL: a)
31. Nguyên nhân thất thu Thuế ở Việt Nam bao gồm:
A) Do chính sách Thuế và những bất cập trong chi tiêu của Ngân sách Nhà
nước.
B) Do hạn chế về nhận thức của công chúng và một số quan chức.
C) Do những hạn chế của cán bộ Thuế.

D) Tất cả các nguyên nhân trên.
E) Không phải các nguyên nhân trên.
TL: d)
32. Chọn nguyên tắc cân đối NSNN đúng:
A) Thu NS – Chi NS > 0
B) Thu NS ( không bao gồm thu từ đi vay) – Chi NS thường xuyên > 0
C) Thu NSNN – Chi thường xuyên = Chi đầu t + trả nợ ( cả tín dụng NN)
D) Thu NS = Chi NS
TL: b)
33. Các giải pháp để tài trợ thâm hụt Ngân sách Nhà nước bao gồm:
A) Tăng thuế, tăng phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu Kho bạc.
B) Phát hành tiền, tăng thuế thu nhập cá nhân và phát hành trái phiếu Chính
phủ.
C) Tăng thuế, phát hành tiền và trái phiếu Chính phủ để vay tiền dân cư.
D) Tăng thuế, tăng phát hành tiền và vay nợ nước ngoài.
E) Không có giải pháp nào trên đây.
TL: c)
34. Trong các giải pháp nhằm khắc phục thâm hụt Ngân sách Nhà nước dưới đây, giải
pháp nào sẽ có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ?
A) Phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.
B) Vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín
phiếu Kho bạc.
C) Phát hành trái phiếu Quốc tế.
D) Phát hành và bán trái phiếu Chính phủ cho các Ngân hàng Thương mại.
TL: a) và d).
35. Giải pháp bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước có chi phí cơ hội thấp nhất là:
A) Chỉ cần phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.
B) Vay tiền của dân cư.
C) Chỉ cần tăng thuế, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp.
D) Chỉ cần tăng thuế, đặc biệt là thuế Xuất – Nhập khẩu.

TL: b)
36. Chính sách Tài khoá được hiểu là:
A) Chính sách Tiền tệ mở rộng theo quan điểm mới.
B) Chính sách Tài chính Quốc gia.
C) Là chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và tăng trưởng nền kinh tế
thông qua các công cụ Thu, Chi Ngân sách Nhà nước.
D) Là bộ phận cấu thành chính sách Tài chính Quốc gia, có các công cụ
Thu, Chi Ngân sách Nhà nước, và các công cụ điều tiết Cung và Cầu
tiền tệ.
TL: c)
Chương 5: Thị trường Tài chính
37. Đặc trưng nào khiến cho Thị trường Chứng khoán bị coi là có tính chất “may
rủi” giống với "sòng bạc"?
A) Rủi ro cao và tất cả người tham gia đều giầu lên một cách rất nhanh
chóng.
B) Tất cả mọi tính toán đều mang tính tương đối.
3. C) Rất nhộn nhịp và hấp dẫn, thích hợp với người ưa thích mạo hiểm và phải
có rất nhiều tiền.
D) Nếu có vốn lớn và bản lĩnh thì sẽ đảm bảo thắng lợi.
TL: b)
38. Thị trường chứng khoán trên thực tế chính là:
A) Sở giao dịch chứng khoán.
B) Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn trung và dài
hạn.
C) Tất cả những nơi mua và bán chứng khoán.
D) Tất cả những nơi mua và bán cổ phiếu và trái phiếu.
TL: c)
39. Thị trường vốn trên thực tế được hiểu là:
A) Thị trường mở.
B) Thị trường chứng khoán.

C) Thị trường tín dụng trung, dài hạn và thị trường chứng khoán.
D) Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn với thời hạn trên
một năm.
E) Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn với thời hạn trên
một năm giữa các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp và dân
cư.
TL: d)
40. Căn cứ được sử dụng để phân biệt thị trường vốn và thị trường tiền tệ là:
A) Thời hạn chuyển giao vốn và mức độ rủi ro.
B) Thời hạn, phương thức chuyển giao vốn và các chủ thể tham gia.
C) Công cụ tài chính được sử dụng và lãi suất.
D) Các chủ thể tham gia và lãi suất.
E) Thời hạn chuyển giao vốn.
TL: e) Chỉ cần căn cứ vào thời hạn chuyển giao vốn mà thôi.
41. Các công cụ tài chính nào dưới đây là chứng khoán:
A) Chứng chỉ tiền gửi (cds). D) Thương phiếu.
B) Kỳ phiếu Ngân hàng. E) Tín phiếu Kho bạc.
C) Cổ phiếu thông thường. F) Trái phiếu Chính phủ.
TL: d) Thương phiếu (Kỳ phiếu và Hối phiếu) là phương tiện thanh toán, có thể chiết
khấu, nhưng chưa đủ điều kiện (về thu nhập và giá cả) của chứng khoán.
42. Các chủ thể tham gia thị trường mở bao gồm:
A) Ngân hàng Trung Ương.
B) Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng và các ngân hàng thương
mại thành viên.
C) Hộ gia đình.
D) Doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức các Tổng công ty.
E) Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh với quy mô rất lớn.
TL: a) và b).
43. Nếu bạn cho rằng nền kinh tế sẽ suy sụp vào năm tới, thì bạn sẽ nắm giữ tài sản:
A) Cổ phiếu thông thường. D) Bất động sản.

B) Trái phiếu Chính phủ. E) Ngoại tệ mạnh.
C) Vàng SJC. F) Đồ điện tử và gỗ quý.
TL: c) và e)
44. Sắp xếp thứ tự theo mức độ an toàn của các công cụ tài chính sau:
A) Tín phiếu kho bạc d) Trái phiếu NH
B) Ngân phiếu e) Trái phiếu CP
C) Chứng chỉ tiền gửi f) Cổ phiếu
TL: b-a-e-c-d-f
45. Phiếu nợ chuyển đổi là:
A) Cổ phiếu thông thường.
B) Trái phiếu công ty.
C) Trái phiếu công ty có khả năng chuyển thành cổ phiếu thông thường.
D) Trái phiếu Chính phủ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu của bất cứ
công ty cổ phần nào.
E) Không phải các loại giấy tờ có giá trên.
TL: c)
46. Thị trường OTC:
A) Là thị trường vô hình, hoạt động diễn ra suốt ngày đêm và ở khắp mọi nơi.
B) Là Sở giao dịch thứ hai trong các nước có thị trường chứng khoán phát
triển.
C) Là thị trường giao dịch các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
D) Là thị trường tự doanh của các công ty chứng khoán thành viên.
E) Là thị trường bán buôn các loại chứng khoán.
TL: d)
47. Các công cụ tài chính bao gồm:
A) Các loại giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường tài chính.
B) Cổ phiếu ưu đãi và phiếu nợ chuyển đổi.
C) Thương phiếu và những bảo lãnh của ngân hàng (Bank’s Acceptances).
D) Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
TL: a)

48. Chứng khoán là:
A) Các giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường tài chính.
B) Cổ phiếu và trái phiếu các loại.
C) Các giấy tờ có giá, mang lại thu nhập, quyền tham gia sở hữu hoặc đòi nợ,
và được mua bán trên thị trường.
D) Tín phiếu Kho bạc và các loại thương phiếu.
TL: c) Theo NĐ 48/1998.
49. Chức năng cơ bản nhất của thị trường chứng khoán là:
A) Cung cấp thông tin và định giá các doanh nghiệp.
B) Chuyển giao vốn, biến tiết kiệm thành đầu tư.
C) Dự báo “sức khoẻ” của nền kinh tế, kênh dẫn truyền vốn quan trọng bậc
nhất của nền kinh tế thị trường.
D) Định giá doanh nghiệp, cung cấp thông tin, tạo khả năng giám sát của Nhà
nước.
TL: b). Các nội dung khác có thể là vai trò hoặc hoạt động của thị trường chứng
khoán.
50. Sự hình thành và tồn tại song song giữa hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị
trường chứng khoán là vì:
A) Hai “kênh” dẫn truyền vốn này sẽ cạnh tranh tích cực với nhau, và “kênh”
có hiệu quả hơn sẽ được tồn tại và phát triển.
B) Hai “kênh” này sẽ bổ sung cho nhau và do vậy đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu
về vốn đầu tư vì thoả mãn mọi đối tượng có đặc điểm về ưa chuộng rủi ro
của công chúng trong nền kinh tế.
C) Thị trường chứng khoán là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.
D) Các ngân hàng sẽ bị phá sản nếu không có hoạt động của thị trường chứng
khoán và ngược lại.
TL: b)
51. Chức năng duy nhất của thị trường tài chính là:
A) Chuyển giao vốn, biến tiết kiệm thành đầu tư.
B) Tổ chức các hoạt động tài chính.

C) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quảng bá hoạt động và sản phẩm.
D) Đáp ứng nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể khác nhau trong nền kinh
tế.
TL: a)
Chương 7: Những vấn đề cơ bản về Lãi suất
52. Những mệnh đề nào dưới đây được coi là đúng:
a) Các loại lãi suất thường thay đổi cùng chiều
b) Trên thị trường có nhiều loại lãi suất khác nhau
c) Lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn
d) Tất cả các câu trên đều đúng
TL: d) theo F. Minshkin (1996).
53. Một trái phiếu hiện tại đang được bán với giá cao hơn mệnh giá thì:
a) Lợi tức của trái phiếu cao hơn tỷ suất coupon
b) Lợi tức của trái phiếu bằng lãi suất coupon
c) Lợi tức của trái phiếu thấp hơn tỷ suất coupon
d) Không xác định được lợi tức của trái phiếu
TL: c) lợi tức tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu
54. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:
a) Tỷ suất coupon của trái phiếu thường là cố định trong suốt thời gian tồn tại
của trái phiếu.
b) Lợi tức do trái phiếu mang lại luôn cố định.
c) Tỷ suất coupon của trái phiếu bằng với mệnh giá trái phiếu.
d) Tấi cả các loại trái phiếu đều trả lãi.
TL: a)
55. Nếu một trái phiếu có tỷ suất coupon (trả hàng năm) là 5%, kỳ hạn 4 năm, mệnh
giá $1000, các trái phiếu tương tự đang được bán với mức lợi tức 8%, thị giá của
trái phiếu này là bao nhiêu?
a) $1000
b) $880,22
c) $900,64

d) $910,35
TL: b) là giá trị hiện tại của dòng tiền do trái phiếu mang lại được chiết khấu ở
8%
56. Một Tín phiếu Kho bạc kỳ hạn một năm mệnh giá $100 đang được bán trên thị
trường với tỷ suất lợi tức là 20%. Giá của tín phiếu đó được bán trên thị trường là
a) $80.55
b) $83.33
c) $90.00
d) $93.33
TL: b)
57. Chỉ ra mệnh đề không đúng trong các mệnh đề sau:
a) Rủi ro vỡ nợ càng cao thì lợi tức của trái phiếu càng cao
b) Trái phiếu được bán với giá cao hơn mệnh giá có chất lượng rất cao
c) Trái phiếu có tính thanh khoản càng kém thì lợi tức càng cao
d) Trái phiếu công ty có lợi tức cao hơn so với trái phiếu chính phủ
TL: b) không phản ánh chất lượng của trái phiếu
58. Yếu tố nào không được coi là nguồn cung ứng nguồn vốn cho vay
a) Tiết kiệm của hộ gia đình
b) Quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp
c) Thặng dư ngân sách của Chính phủ và địa phương
d) Các khoản đầu tư của doanh nghiệp
TL: b)
59. Theo lý thuyết về dự tính về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất thì:
a) Các nhà đầu tư không có sự khác biệt giữa việc nắm giữ các trái phiếu dài hạn
và ngắn hạn.
b) Lãi suất dài hạn phụ thuộc vào dự tính của nhà đầu tư về các lãi suất ngắn hạn
trong tương lai.
c) Sự ưa thích của các nhà đầu tư có tổ chức quyết định lãi suất dài hạn.
d) Môi trường ưu tiên và thị trường phân cách làm cho cấu trúc kỳ hạn trở thành
không có ý nghĩa.

TL: b)
60. Chọn các mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
a) Chứng khoán có độ thanh khoản càng cao thì lợi tức càng thấp.
b) Kỳ hạn chứng khoán càng dài thì lợi tức càng cao.
c) Các chứng khoán ngắn hạn có độ rủi ro về giá cao hơn các chứng khoán dài
hạn.
d) Các mệnh đề a) và b) là đúng.
TL: d)

×