Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Kinh nghiệm hay: Các biện pháp giáo dục con cái hiệu quả và những sai lầm cần tránh để con cái ngoan hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.34 KB, 78 trang )

Cách dạy con không
bao giờ cãi mẹ.
Chỉ cần một chút kiên nhẫn và khéo léo, các
mẹ sẽ dễ dàng dạy bé vâng lời qua kinh nghiệm
của mẹ bé Mầu.
Đã là mẹ trẻ con, chắc chắn các mẹ đã từng trải qua tình
huống trẻ bướng bỉnh và không nghe lời mẹ. Nếu mẹ không
ngăn chặn kịp thời, thói bướng bỉnh sẽ trở thành một tính
cách cố hữu mà mẹ sẽ khó lòng sửa được cho con sau này.
Biết được nguy cơ đó, tôi đã lên quyết tâm phải tập cho
Mầu, cô con gái 4 tuổi của mình biết vâng lời mẹ trước khi
quá muộn. Công trình dạy-con-vâng-lời của tôi không suôn
sẻ trong ngày một ngày hai, mà là quãng thời gian hàng
tháng trời để con quen dần. Trong khoảng thời gian đó, tôi
đã đúc kết được một vài kinh nghiệm mà tôi thấy khá hữu
hiệu muốn chia sẻ cùng các mẹ
1, Mẹ phải nhất quán với quyết định của mình
Khi dạy trẻ biết vâng lời mẹ, điều đầu tiên mẹ cần làm là
phải luôn kiên định và trước sau như một với câu nói của
mình. Nhà tôi ở trong ngõ ngay gần phố lớn, cứ mỗi buổi
chiều tối sau khi đi mẫu giáo về, Mầu thường chạy qua chơi
với mấy đứa trẻ hàng xóm. Có lần tôi mải nấu cơm trong nhà
không để ý, bọn trẻ kéo nhau ra ngoài đường chơi. May mà
chị hàng xóm phát hiện kịp và kéo cả lũ về nhà. Sau hôm đó,
tôi mới dặn con không được chơi ngoài đường vì rất nguy
hiểm.
Thông thường, tôi thấy các bé sẽ luôn thử thách lòng kiên
nhẫn của các mẹ bằng cách tảng lờ lời mẹ dặn, nếu mẹ
không nói gì thì bé sẽ dễ dàng làm trái ý mẹ ngay. Vì vậy mẹ
cần nhất quán với lời dặn của mình và không bao giờ nên
cho bé chơi ngoài đường kể cả khi mẹ đứng giám sát.


2, Mẹ phải luôn tỏ ra nhẹ nhàng
Bài liên quan:
Chiêu độc giúp con nhanh biết nhai cơm
Qui tắc nuôi con đáng phục của mẹ Nhật
Học mẹ khéo dạy con 18 tháng ngồi bô
Mẹo tránh "bão" sốt xuất huyết cho con
Các bé thường không có phản ứng tốt lắm trước sự giận dữ
của mẹ, Mầu cũng không là ngoại lệ. Vì vậy bất kì khi nào
có bé ở cạnh, mẹ luôn phải tỏ ra nhẹ nhàng, nhất là khi dạy
con. Mẹ hãy tỏ ra thấu hiểu cảm xúc của bé, nhưng đồng thời
nhấn mạnh việc nghe lời quan trọng như thế nào.
Bé Mầu nhà tôi được cả nhà chiều từ bé, nên bé đòi gì là
được nấy. Biết được điều này không tốt cho tính cách của
con, tôi đã tìm cách để bé bỏ thói quen này. Có hôm đi siêu
thị, bé nằng nặc đòi mua hộp kẹo sô cô la mà ở nhà bé đã có
rất nhiều. Tôi không đồng ý và nói với bé một cách nhẹ
nhàng rằng, mẹ không đồng ý cho con mua vì ở nhà đã có
rồi. Với lại ăn nhiều kẹo quá là con sẽ bị sâu răng đấy. Vì đã
nghe ở đâu đó bị sâu răng là phải đi bác sĩ, nên bé rất sợ và
thôi không đòi nữa. Như vậy thay vì quát mắng và từ chối
quyết liệt, tôi lựa chọn việc khuyên bảo nhẹ nhàng và đã
nhìn thấy được lợi ích không ngờ của phương pháp này.
3, Mẹ hãy lấy hành động của mình làm gương cho bé
Mẹ hãy làm gương cho bé (hình minh họa)

Theo nghiên cứu mới đây nhất, khi trẻ càng nhỏ, trẻ càng dễ
chịu sự ảnh hưởng bên ngoài và dễ tiếp thu và bắt chiếc hành
vi và thái độ của bố mẹ. Vì vậy, làm gương cho bé chính là
cách tốt nhất khiến bé nghe lời mẹ. Mẹ đừng nên để trẻ thấy
mình đang “lên giọng” và “ra uy” với con. Mẹ cũng đừng

nên bắt con không được làm gì, mà hãy làm trước cho con
học. Khi tôi mua một tấm thảm mới trải trước cửa nhà cho
đẹp, Mầu lấy làm lạ và thích thú đi cả giày nhảy lên thảm.
Thấy vậy tôi chỉ nhắc con bỏ giày ra rồi hãy đi lên thảm
không thì sẽ làm thảm bẩn và xấu đi. Hàng ngày mỗi khi đi
đâu về là tôi lại bỏ giày để lên giá cho Mầu thấy rồi mới đi
qua thảm vào nhà. Dần dần con cũng nhớ và không dẫm giày
lên thảm nữa, thậm chí có hôm bố quên con bị Mầu nhắc
nhở.
4, Mẹ nên giữ chắc quan điểm của mình
Một khi đã đặt ra quy tắc và muốn trẻ tuân theo, mẹ phải đưa
ra các hình thức phạt để sử dụng khi trẻ không vâng lời. Tôi
giải thích với Mầu rằng, nếu con không nghe lời, thì hậu quả
như thế này sẽ xảy ra. Mẹ đừng nên chiều con mà bỏ qua
cho bé, nếu bỏ qua một, hai lần, bé sẽ cho là việc không
vâng lời cũng chẳng có gì to tát
5, Khuyến khích trẻ khi có cơ hội
Một trong những cách giúp con vâng lời là mẹ nên khuyến
khích trẻ. Khi bé vâng lời mẹ và cư xử tốt, hãy nhắc lại hành
động tốt ấy của con và đừng quên kèm theo một lời khen.
Tôi luôn nói cho Mầu biết tôi tự hào về con thế nào khi con
làm gì đó đúng đắn và nghe lời mẹ. Các mẹ hãy nghĩ các bé
giống như các mầm cây non cần được mẹ chăm sóc và uốn
nắn mỗi ngày. Nếu mẹ làm đúng, cái cây ấy sẽ nở hoa và
phát triển theo đúng ý mẹ.
6, Giải thích cho con hiểu
Chắc các mẹ cũng đồng ý với tôi rằng các mẹ sẽ chẳng muốn
bị bắt phải làm việc gì nếu không được giải thích vì sao lại
phải làm như vậy. Mẹ đừng bao giờ nói với bé rằng “con
phải làm vì mẹ muốn thế”. Thay vào đó, hãy giải thích lý do

tại sao mẹ muốn bé làm như vậy. Bé sẽ cảm thấy việc nghe
lời mẹ dễ dàng hơn khi biết vì sao mẹ muốn mình vâng lời.
7, Mẹ hãy thưởng cho bé khi bé ngoan
Ai ai cũng sẽ làm tốt hơn nếu có phần thưởng, các bé cũng
như vậy. Một món đồ chơi, một buổi đi chơi cùng mẹ, một
đôi giày mới… mẹ tiếc gì khi bé là bé ngoan đúng không
nào? Mỗi khi Mầu nhớ ra lời mẹ dặn và không làm việc gì
đó, trong bữa cơm tối hôm đó, tôi đã khen ngợi và hứa cuối
tuần sẽ mua cho bé một quyển truyện mới. Bé tỏ ra rất thích
thú và cảm thấy thoải mái hơn với mỗi lời dặn của mẹ. Vậy
là cả hai mẹ con đều thoải mái và vui vẻ.
9 điều PHẢI dạy con trước khi quá muộn
Bỏ bảng cửu chương hay tiếng Tây tiếng Tàu xuống,
những bài học từ cuộc sống mới là điều mẹ cần dạy con.
Là một người mẹ, nghĩa là ta phải luôn biết cân bằng trong
mọi thứ. Giữa việc nuôi và việc dạy, không được trọng béo
tốt, khinh tập đi. Giữa việc dạy “lễ” và dạy “văn”, cũng
không được trọng văn toán, khinh lễ nghĩa. Tôi biết, rất
nhiều bà mẹ dạy con tập đọc từ tuổi lên hai, dạy con tiếng
anh từ thủa lên ba, dạy con cả bảng cửu chương ngay từ khi
bé chưa bước chân vào lớp 1. Mong muốn có con giỏi giang
hơn người, điều này không sai. Tuy nhiên, hãy tạm thời bỏ
qua chúng một bên, vì theo tôi, những bài học cuộc sống mới
là điều ta cần giải quyết ngay bây giờ. Hãy dạy con những
điều sau trước khi là quá muộn
1. Người lạ không phải ai cũng tốt
Bài học muôn thủa nhưng không bao giờ là thừa với trẻ con,
những cô bé cậu bé mà “ai cho kẹo là yêu”. Trẻ con ở mọi
lứa tuổi cần được dạy cách nhận thức được môi trường xung
quanh và hiểu rằng người lạ cần phải được tránh.Việc giảng

dạy cho trẻ về người lạ nguy hiểm nên bao gồm cảnh báo về
những người lạ yêu cầu bé giúp đỡ, xin tiền, nhờ dẫn đường
hoặc cho kẹo, bánh. Tôi thưởng thủ thỉ với con “Nếu có ai
cho Bi bánh mà mẹ không có ở đấy thì Bi có nhận không?”
hay “Nếu Bi bị lạc mẹ mà có người nhờ dắt Bi đi thì Bi có đi
cùng không hay đứng yên đợi mẹ?”. Những lúc đấy, con trai
tôi luôn trả lời dõng dạc “Con chỉ theo mẹ thôi”.
2. Biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”
Hai từ đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với trẻ.
Dạy bé biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” không chỉ là dạy con
cách cư xử thông thường. Chính từ những phép tắc lịch sự
này, trẻ sẽ phát triển thành sự kính trọng đối với người hơn
tuổi và sẽ giúp mẹ thiết lập cho bé một thái độ kỹ luật tốt khi
lớn lên. Trẻ biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” thường sau này
cũng sẽ là những đứa trẻ điềm đạm, biết suy trước nghĩ sau
trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống trong cuộc sống. Tôi luôn
dặn con, phải biết “cám ơn” khi một ai đó giúp đỡ mình, thể
hiện sự quan tâm, lòng tốt của họ với mình. Và từ “xin lỗi”,
nó không có nghĩa là con có lỗi. Nó có nghĩa là con tôn trọng
mỗi quan hệ của con với người đó.
3. Làm việc nhà và trách nhiệm
Cha mẹ đừng nghĩ trẻ chỉ cần ăn ngoan, ngủ kỹ, học giỏi đã
là đủ là tốt (ảnh minh họa)
Làm việc nhà là một vô cùng quan trọng trong việc giáo dục
trẻ nhỏ mà ngày này, vì quá yêu chiều con cái, các bậc cha
mẹ thường hiếm khi để trẻ phải đụng tay vào việc gì. Một
đứa bé 5 tuổi chưa biết tự lau nhà, lau bàn ghế, bọn bàn ăn
giúp mẹ, gấp quần áo giúp bố…thì không hề là một việc
đáng tự hào. Trẻ nhỏ học được nhiều thứ qua những việc nhà
vụn vặt như vậy. Làm việc nhà không chỉ giúp bé có thêm kỹ

năng sống, tránh thành những chú “gà công nghiệp” mà qua
đó, tôi còn dạy được con về trách nhiệm – một thứ vô hình
nhưng ai cũng cần phải có.
4. Khi bị bắt nạt phải làm thế nào?
Làm gì có bậc cha mẹ nào không xót xa khi nhìn thấy cô bé,
cậu bé đáng yêu của mình trở về nhà với vài vết bầm tím
trên tay hay giọt nước mắt còn chưa khô trên má vì bị bạn
giật mất đồ chơi, sách vở, bút thước. Bắt nạt bạn bè, dù là
trực tiếp (đánh đập, cấu xé ) hay gián tiếp (sỉ nhục, trêu đùa,
cô lập)… đều là hành vi không thể chấp nhận được. Tuy
nhiên ngày nay, nó lại dường như càng trở nên phổ biến
trong lứa tuổi học sinh 9x, 10x. Hành xử thế nào khi con bị
bắt nạt là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra.
Nhiều phụ huynh khuyên con “tẩn” lại cho bạn một trận,
thậm chí họ còn nóng lòng muốn ra mặt giùm con, song theo
tôi, cách làm này chưa thực sự hoàn hảo.
Tôi luôn chú ý tới biểu hiện của con khi đến trường và từ
nhà về. Tâm sự với con để giúp con ứng phó, biết cách cư xử
với những đứa bạn hay bắt nạt bé sao cho phù hợp với hoàn
cảnh.
5. Sự tự tin
Thế hệ tôi, thế hệ chúng ta đã nhút nhát, đã cúi đầu đủ rồi.
Bây giờ, điêu tôi muốn dạy con, chính là sự tự tin. Tôi luôn
đưa con đến những lớp học, những khu vui chơi, những nơi
có đông người và khuyến khích bé tự tin giao tiếp, tự tin phát
biểu suy nghĩ, ý kiến và tự tin vào chính bản thân mình. Một
trong những cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin ở trẻ, đó là
người mẹ phải cho con thấy được bản thân bé là người có
ích, có tài năng và khả năng.
6. Giá trị của đồng tiền

Không bao giờ là quá sớm để dạy con về chuyện tiền bạc –
những thứ sẽ tiếp xúc với trẻ ngay từ khi mới 3,4 tuổi. Thay
vì để con cầm tiền lì xì, cầm tiền của người lớn cho đi mua
bán lung tung và vô tư đòi hỏi suốt ngày. Tôi lên kế hoạch
dạy con biết giá trị của đồng tiền bằng cách chỉ cho con tiền
tiêu vặt khi bé lao động và tự kiếm ra được nó. Bé cũng cần
phải học cách tiết kiệm, cách chi tiêu sao cho hợp lý và biết
phân biệt giữa cái mình CẦN và cái mình MUỐN. Ngoài ra,
muốn trẻ hiểu rõ giá trị của đồng tiền, không gì thiết thực
hơn người lớn phải là tấm gương sáng cho con.
7. Tầm quan trọng của vận động và thể dục thể thao
Trẻ em ngày nay béo phì ngày càng nhiều. Điềm toán thì 10
mà điểm thể dục thì 1. Tôi biết rõ điều đó. Để tránh đi vào
“vết xe đổ” của những bậc phụ huynh đi trước, tôi luôn cố ý
rủ rê con mình bỏ bàn học, bỏ tivi đứng dậy để ra ngoài trời
và tham gia vận động, bất kể chỉ là đi bộ loanh quanh hay
tham gia hẳn một lớp học bơi. Vận động cũng sẽ giúp bé cao
lớn, thêm tự tin và nhanh nhẹn.
8. Không phán xét sự khác biệt
Phân biệt giàu nghèo, phân biệt giới tính, phân biệt vẻ bề
ngoài…đều là những thứ trẻ không bao giờ hiểu lý do vì sao
nhưng lại vô tình bị ảnh hưởng bởi những người lớn xấu xí.
Tôi luôn dạy con không bao giờ được phán xét người khác
chỉ vì họ không giống mình. Một bạn nhỏ ở lớp thích ngồi
học hơn chạy nhảy vào giờ ra chơi không phải là người “quái
dị”. Một cô bé lớp 1 nhưng 40kg cũng không phải là kẻ
“tham ăn” hay đáng xấu hổ. Mỗi người có một cá tính riêng,
sở thích riêng và con phải tôn trọng điều đó.
9. Được là chính mình là điều quan trọng
Có thể bé thích ca hát hơn thích học toán, thích làm cầu thù

bóng đá hơn là doanh nhân kiếm tiền …đó là sở thích thuần
túy tự nhiên của trẻ. Tôi không bao giờ gượng ép con phải
sống như những gì bố mẹ mong muốn. Bố mẹ cần dạy trẻ
hiểu được rằng sở thích, đam mê của bé chính là năng khiếu,
là điều khiến trẻ trở nên đặc biệt, khuyến khích trẻ để bé
được hoạt động, được nói lên bản thân và sáng tạo. Nhưng
trên hết, điều tôi muốn dạy nhất, đó là truyền cho con lòng
can đảm để theo đuổi những lựa chọn của riêng mình.
Chiêu dụ con mê
bài tập về nhà
7 mẹo tuyệt hay để con say mê làm bài
tập về nhà.
Bạn gái thân của em có cô bé Na năm nay học lớp 2 rất
ngoan ngoãn và tự giác học tập. Nhiều lần sang chơi với Na
em đều thấy cứ đúng 7 rưỡi sau giờ cơm là bé tự động ngồi
vào bàn và tập trung làm cho xong bài tập về nhà của ngày
hôm ấy và chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau. Dù trong lúc
tự học cũng có những lúc bé chạy nhảy lung tung và làm
nhiều việc ngoài lề nhưng kết quả cuối cùng vẫn là hoàn
thành xuất sắc “nhiệm vụ”.
Bản thân em mới lấy chồng và cũng đang rất mong có một
em bé đáng yêu và ngoan ngoãn học giỏi như cô bạn mình.
Do vậy, em luôn quan sát cách mẹ Na dạy bé. Cô bạn em
quả là có những bí quyết rất thú vị, đơn giản mà hiệu quả
đến không ngờ.
Góc học tập đầy hứng thú
Yếu tố tiên quyết trước tiên để bé vui vẻ và tự nguyện ngồi
vào bàn học chính là góc học tập của bé. Mẹ Na đã thiết lập
cho bé một không gian yên tĩnh, thoáng đãng và đầy đủ ánh
sáng, đảm bảo con ngồi học trong môi trường đạt tiêu chuẩn

về điều kiện sức khỏe. Bàn học hướng cửa sổ, gió thổi mát
rượi, đèn bàn đầy đủ ánh sáng và các công cụ dụng cụ học
tập được sắp xếp ngăn nắp trên mặt bàn, chưa kể một giá
sách nhỏ xinh theo màu sắc mà Na yêu thích được đóng
ngay phía trên bên trái bàn học. Ngoài ra mẹ Na còn cùng bé
“chế tạo" riêng một góc học tập đầy sự sáng tạo bằng những
bức tranh nghệ thuật vui nhộn đầy màu sắc theo sở thích của
bé, trong đó có thời gian biểu và thời khóa biểu học hàng
ngày để tạo niềm hứng thú đặc biệt mỗi lần Na ngồi vào bàn.
Sẵn sàng giúp đỡ con
Khi bé Na có những câu hỏi hay các bài tập khó, mẹ bé luôn
giúp đỡ con rất nhiệt tình. Nhiều mẹ thường hay mất kiên
nhẫn và rất dễ nổi cáu với trẻ khi giảng mãi mà bé không
hiểu bài. Điều này không bao giờ đem lại hiệu quả tốt. Trẻ
không những chán học, sợ mẹ mà còn có cảm giác tự ti về
bản thân.
Như mẹ bé Na, không bao giờ cô ấy tỏ ra cáu gắt và sốt ruột
khi con chưa hiểu kịp những gì mẹ dạy. Nếu con không hiểu,
ta hoàn toàn có thể bỏ qua, để hai mẹ con cùng thoải mái và
sẽ trao đổi lại về bài tập này vào một lúc khác.
Thêm vào đó, giúp đỡ con chứ không phải làm hộ con. Cô
bạn em cũng tuyệt đối không làm hộ Na hoàn toàn mà chỉ
đưa ra hướng dẫn, phương pháp để bé tự tìm thấy câu trả lời
của mình. Sau đó cô ấy kiểm tra kết quả của bé Na, và cho
dù Na có làm sai thì mẹ vẫn cứ khuyến khích và động viên
bé vì đó chính là sự tư duy và thành quả của chính bản thân
bé mà. Còn nếu bé làm tốt thì còn ngần ngại gì không dành
tặng con những lời khen ngợi đáng giá.
Thiết lập nguyên tắc bất di bất dịch
Một trong những bí quyết tối quan trọng trong quá trình dạy

con học của mẹ Na đó là cô ấy đã ngầm thiết lập một nguyên
tắc bất thành văn giữa Na và mẹ. Cô ấy đã chỉ cho Na hiểu
rõ rằng mỗi tối sau khi ăn cơm 30 phút bé sẽ phải tự giác
ngồi vào bàn học và chắc chắn phải làm bài trước khi xem
Tivi, đọc truyện, thậm chí là đi ngủ hay bất cứ một hoạt
động nào khác.
Để rèn được cho con hiểu nguyên tắc, mẹ Na đã kể cho em
nghe một kinh nghiệm quý báu mà hai mẹ con hau đùa
là một đêm "kinh hoàng“. Thời gian đầu mới đi học, chưa
một bé nào có thói quen học bài ở nhà hết. Ngày đó thương
con và chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn em dễ dàng thỏa hiệp
với con và không yêu cầu bé phải làm bài tập. Sau một thời
gian kết quả học hành yếu kém cộng với việc phải nghe rất
nhiều lời phàn nàn của giáo viên chủ nhiệm, cô ấy quyết tâm
"cải tạo“ con mình.
Tối đó cô bạn em để Na ăn uống xong xuôi, yêu cầu Na ngồi
vào học, nhưng cô bé phớt lờ lời của mẹ dặn, bé cứ xem tivi,
cứ chơi, cứ đọc truyện và đến khi buồn ngủ rũ mắt thì bị mẹ
ép ngồi vào bàn. Mẹ Na dù thương con,xót con nhưng vẫn
kiên quyết yêu cầu con làm cho xong bài tập hôm đó mới
được đi ngủ. Kết quả là đến tận gần 1 giờ sáng bé mới được
mẹ tha. Mẹ đưa bé đi ngủ không quên để lại lời răn đe "Từ
lần sau con sẽ phải học bài trước khi xem tivi, trước khi đọc
truyện và trước tất cả mọi hoạt động khác nếu không con sẽ
phải thức đến khi làm xong mới thôi“. Cương quyết và dứt
khoát, mẹ tắt đèn cho Na đi ngủ và câu nói của mẹ cùng sự
sợ hãi và mệt mỏi vì học bài đêm đã thấm vào tư tưởng Na
từ hôm ấy.
Để con say mê làm bài tập về nhà không khó (ảnh minh họa)
Thấu hiểu khả năng tập trung của con

Nghiêm khắc với chuyện làm bài tập về nhà của con là vậy
nhưng mẹ Na lại rất hiểu tâm lý của bé. Khả năng tập trung
của trẻ thường không cao nên chẳng bao giờ cô ấy bắt Na
phải học liền tù tì 1-2 tiếng cả. Cô ấy chia mỗi buổi học ở
nhà của bé thành 2-3 đợt, mỗi đợt kéo dài 15-20 phutvà giữa
mỗi đợt học bé hoàn toàn có thể nghỉ giải lao, uống nước,
chơi một số trò chơi yêu thích của bé trong thời gian ngắn,
trò chuyện với bố mẹ, đi lại vận động và rồi lại đầy đủ năng
lượng cho đợt học tiếp theo. Đây là một phương pháp tuyệt
vời để trẻ được kết hợp giữa học và chơi và luôn cho kết quả
hoàn toàn xứng đáng với công sức và thời gian học tập trẻ bỏ
ra.
Thường xuyên trao đổi với cô giáo chủ nhiệm
Đây là cách quan tâm bí mật đến Na của cô bạn em. Cô ấy
thường xuyên trao đổi,chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên của
Na để tìm hiểu về khả năng tập trung của bé tại trường cũng
như kết quả cố gắng của bé, để từ đó tìm ra biện pháp tốt
nhất giúp con mình học giỏi và đạt kết quả như mong đợi.
Cho trẻ tự chọn môn học yêu thích
Bé Na ngày nào cũng tự giác hào hứng làm bài tập về nhà vì
bé được tự chọn làm những bài dễ và môn học mà bé yêu
thích trước tiên.Sau đó mới đến những bài tập khó hơn cần
sự giúp đỡ của mẹ.Mặt khác để trẻ tự chọn môn học yêu
thíchcũng giúp bé sau này hình thành tính cách và thói quen
bé cũng sẽ biết mình muốn gì, môn nào mình giỏi để tập
trung và phát huy hết khả năng của mình.
Làm gương cho con
Và yếu tố cuối cùng quan trọng không kém chính là sự
gương mẫu của chính các bậc làm cha mẹ.Bé Na lúc nào
cũng thấy bố hoặc mẹ làm việc hay đọc sách một cách

nghiêm túc để từ đó chính bản thân bé dần hình thành thói
quen tự giác học tập. Trong lúc bé học bố mẹ không nói
chuyện quá to hay xem tivi vì bé sẽ cảm thấy ghen tị sao
mình phải học trong lúc người khác lại được ngồi chơi và
làm mất khả năng tập trung của bé.
Chỉ với một vài cách rất đơn giản thôi nhưng mẹ và bé sẽ
không còn phải đánh vật với nhau mỗi tối với chủ đề bài tập
về nhà đầy "nhức nhối nữa đâu.
13 phương pháp
chuẩn làm con
thông minh
Mẹo kích thích trí não này là những điều mẹ
nên biết nếu muốn nuôi con thông minh.
Thông thường ở trẻ sơ sinh, khi các bé đạt được một mốc
phát triển sớm hơn so với dự đoán thông thường của các
chuyên gia như: biết ‘theo’ trước 2 tháng, biết quay đầu khi
gọi trước 4 tháng, phát triển các kỹ năng cầm trước 5 tháng,
biết bập bẹ nói trước 8 tháng thì được các nhà khoa học xác
định là những trẻ thông minh. Nó cho thấy khả năng nhận
thức tốt, tiếp thu nhanh và sự phát triển vượt trội của não bộ.
Một số trẻ đạt được các mốc đó là do khi sinh ra đã tự nhiên
có não bộ phát triển hơn người. Tuy nhiên, đã phần những
đứa trẻ được như vậy bởi bố mẹ chúng đã có phương pháp
giáo dục sớm tích cực và kiên nhẫn.
Trẻ nhỏ có thể mới sinh ra chưa được thừa hưởng gen thông
minh di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ nào cũng muốn
con nếu không ngay bây giờ thì sau này cũng phải thông
minh học giỏi. Vậy làm cách nào để bé được phát triễn não
bộ sớm nhất có thể? Mẹ nên dành thời gian để sử dụng
những phương pháp sau:

1. Nói ra tất cả những gì mẹ thấy và làm với bé.
Khi ở nhà, mẹ có thể vừa thay bỉm, vừa quấy bột cho con và
vừa mô tả cho bé mình đang làm gì. Lúc ra đường, mẹ có thể
chỉ cho bé cái cây, con chim, đếm các xe hơi trên đường. Có
thể ban đầu, mẹ sẽ thấy việc mình đang làm khá vô ích vì trẻ
không có phản ứng gì. Tuy nhiên bé thực sự đang tiếp thu và
học dần qua những lời mẹ nói. Khả năng nhận thức của bé
với môi trường xung quanh và lời nói của mẹ sẽ được não bộ
ghi lại trong suốt quá trình và bé chắc chắn sẽ tiến bộ vượt
bậc trước khi mẹ kịp nhận ra.
2. Đọc sách cho bé ngay từ ngày đầu.
Mọi người thường cười khi thấy một bà mẹ đọc sách cho con
ngay từ tháng thứ 6, thứ 7? Vậy là mọi người sai. Ngay cả
khi trẻ chưa biết gì, chúng cũng đã biết được phần còn lại
của cuốn sách thì như thế nào. Bằng chứng là trẻ luôn lật lật
các trang sách về đến trang cuối cùng. Chúng cũng hiểu
được nhiều điều từ nội dung của những cuốn sách dựa trên
những gì mẹ đọc và giải thích cho chúng nghe hàng ngày.
Trẻ nhỏ vài tháng tuổi cũng đã có cuốn sách yêu thích của
mình. Trong một ngăn tủ đầy sách, chúng luôn có xu hướng
chỉ lôi ra và muốn mẹ đọc cho một quyển thích nhất.
3. Sử dụng các tấm thẻ học.
Khoa học đã chứng minh lợi ích có thật của việc dạy trẻ sơ
sinh bằng các tấm thẻ ghi nhớ (ảnh minh họa)
Mẹ có thể tự làm ra chúng. Chọn những mảnh bìa cứng, cắt
vuông vức tầm một quân bài. Vẽ một mặt là chữ cái hoặc số,
mặt còn lại là hình ảnh. Cho con chơi với những tấm thẻ này
hàng ngày thực sự có tác dụng ghi nhớ và kích thích não trẻ.
4. Luôn để con thấy những việc mẹ làm, và làm thật
chậm rãi.

Khi mẹ đánh răng, thay đồ, dọn dẹp nhà cửa…hãy để trẻ
quan sát và nếu có thể, nên cho bé thử làm cùng. Mặc dù như
vậy sẽ khiến mẹ bị chậm đi rất nhiều và tốn kha khá thời
gian. Tuy nhiên, trẻ sẽ học đơn giản hơn và nhanh hơn.
5. Tránh dùng Tivi, Ipad hay thậm chí cả những chương
trình dành cho thiếu nhi, phần mềm dành cho trẻ em…
để làm thay mẹ việc trông nom con.
Một số cha mẹ đôi khi quá mệt mỏi, bận rộn và quyết định
cho con ‘dính’ lấy cái Tivi để bản thân có thời gian nghỉ
ngơi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng. Xem nhiều tivi sẽ
khiến sẽ chậm nói, thụ động và không muốn chú ý gì tới
xung quanh
6. Dạy con cách lựa chọn và cho bé quyền lựa chọn.
Đơn giản là như thế này: Mẹ có thể cầm hai đồ vật với màu
sắc khác nhau, nói cho trẻ và hỏi xem con muốn màu nào.
Vàng hay xanh. Nếu bé cầm một món đồ. Hãy lấy lại và lặp
lại câu hỏi. Lâu dần, trẻ sẽ ghi nhớ được màu sắc cũng như
tính chất, tên gọi của món đồ
7. Để cho người khác bế em bé.
Đừng ‘kibo’ con mình. Miễn người đối diện đang sạch sẽ, có
thể tin tưởng được và biết bế em bé, hãy cho họ bế con mình
một lúc. Trẻ em không có bất kỳ khái niệm nào về việc liệu
một người nào đó béo hay gầy, họ xinh hay xấu, vui vẻ hay
buồn chán. Cho phép mọi người bế con bạn và bé sẽ tự tìm
hiểu về các đặc điểm của từng cá thể khác nhau. Làm quen
với đám đông cũng sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội.
8. Cho con soi gương.
Soi gương giúp kích thích khả năng nhận thức của não trẻ
(ảnh minh họa)
Cho phép bé được nhìn bản thân mình trong gương và tự

khám phá về hình dạng cơ thể mình. Có thể ban đầu, bé sẽ
không nhận ra người trong gương chính là mình. Tuy nhiên,
sau một thời gian tiếp xúc, não trẻ sẽ có sự ghi nhận và tự
động liên kết để hình thành khái niệm vầ chính mình trong
gương. Khi nào bé biết người trong gương chính là bé? Hãy
bôi một mẩu son lên mũi con rồi cho bé soi gương. Nếu bé
giờ tay sờ vào vết son trên mặt mình tức là bé đã biết. Nếu
bé giơ tay sờ vào vết son trên gương, mẹ có thể thử lại vào
một dịp khác.
9. Dạy con học thêm 1-2 ngôn ngữ mới.
Đừng nghĩ rằng trẻ nói tiếng Việt còn chưa sõi thì sao nói
được tiếng Tây tiếng Tàu. Thực tế, theo các nhà khoa học,
độ tuổi 3-5 tuổi là thời gian thích hợp để giới thiệu với bé
thêm một ngoại ngữ nữa. Học 2,3 thứ tiếng vào thời điểm
này không hề khiến trẻ bị nhầm lẫn như nhiều mẹ tưởng.
10. Để trẻ chạm vào mọi thứ.
Tất nhiên, có một số thứ quá nguy hiểm ta không thể cho con
chạm vào như lửa hay dao. Vậy nhưng, trừ bỏ những thứ đó,
cha mẹ đừng vội hốt hoảng hay ngăn cấm khi thấy con thò
tay bốc nắm cát ven đường, cầm nắm cơm, miếng thịt hay sờ
tay vào những thứ bụi bặm. Hãy để con được thoải mái cảm

×